Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.7 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
1. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong lợi ích chiến lược của Trung
Quốc............................…………………………………………………………………………………….2
1.1. Tổng quan tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương t ừ sau năm
1991 ………………………………………………………………………………..2
1.2. Những nhân tố tác động đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở
châu Á – Thái Bình Dương............................................................................................3
2. Một số lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương.....................................................................................................................................5
2.1. Lợi ích chiến lược về kinh tế của Trung Quốc ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.............................................................................................................5
2.2. Lợi ích chiến lược về chính trị của Trung Quốc ở khu vực châu Á –
Thái Bình Dương.............................................................................................................9
3. Kiến nghị chính sách của Việt Nam ứng phó với lợi ích chiến lược c ủa
Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương................................................................13
3.1. Kiến nghị chính sách về kinh tế của Việt Nam đối với Trung Quốc
13
3.2. Kiến nghị chính sách về chính trị của Việt Nam đối với Trung Quốc
14
KẾT LUẬN...........................................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................18

0


LỜI MỞ ĐẦU
Châu Á – Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn gồm nhi ều n ền kinh t ế m ới
nổi cũng như các nền kinh tế lớn mạnh nhất thế gi ới. Khu v ực này đang phát
triển rất năng động song cũng hàm chứa nhiều mâu thu ẫn gi ữa các n ước. Đ ặc
biệt hơn, khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng ki ến s ự tr ỗi d ậy của m ột
cường quốc trong đầu thế kỷ XXI, đó là Trung Quốc. Với dân s ố hơn 1,3 tỷ và GDP


đứng hàng thứ hai thế giới, Trung Quốc đang từng bước chuy ển mình và theo đó là
mở rộng lợi ích chiến lược của họ. Việc mở rộng lợi chi ến lược trong châu Á –
Thái Bình Dương sẽ gặp phải những trở ngại gì? Nhân tố nào tác đ ộng đ ến l ợi ích
chiến lược của Trung Quốc trong khu vực? Đâu là lợi ích chi ến lược của Trung
Quốc ở đây? Tác động của nó đến Việt Nam như thế nào? Đó là nh ững câu h ỏi mà
đề tài nghiên cứu. Vì lý do này, tác giả xin được nghiên cứu đề tài: “L ợi ích chi ến
lược của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợi ích chiến lược của Trung Qu ốc trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Đề tài giới hạn không gian trong khu v ực châu Á –
Thái Bình Dương. Khái niệm châu Á – Thái Bình Dương được hiểu theo nghĩa rộng,
bao gồm các quốc gia khu vực Đông Bắc Á (cả vùng Vi ễn Đông n ước Nga), Đông
Nam Á, châu Úc, một số nước Nam Á trên tiểu lục địa Ấn Độ (nh ư Ấn Đ ộ, Pakistan,
Bangladesh, Bhutan, Nepal, Srilanka), và một số nước châu Mỹ (Canada, Mỹ,
Mexico, Peru, Chile). Thời gian mà đề tài nghiên cứu là trong giai đo ạn t ừ sau năm
1991 đến năm 2014. Đề tài dùng phương pháp nghiên cứu l ịch s ử đ ể xem xét tính
lịch sử của vấn đề nghiên cứu và phương pháp logic để tìm hi ểu bản ch ất của v ấn
đề, mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu với các đối tượng khác. Đề tài s ử d ụng
một số công trình của các tác giả Viện nghiên cứu Trung Qu ốc, Vi ện nghiên c ứu
Đông Bắc Á và các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như tạp chí nghiên c ứu Đông
Bắc Á, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí nghiên cứu châu Mỹ, tạp chí Quan
hệ quốc tế…
1


2


1. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong lợi ích chiến lược của Trung
Quốc
1.1.


Tổng quan tình hình khu vực châu Á – Thái Bình D ương t ừ sau

năm 1991
Từ khi trật tự hai cực Yalta chấm dứt, tình hình khu vực châu Á – Thái Bình
Dương đã thay đổi nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực đều xem tiêu chí
phồn thịnh về kinh tế là một phần rất quan trọng để đánh giá sức mạnh tổng hợp
quốc gia. Chính sách ngoại giao của các nước cũng thay đ ổi. Liên Xô đã tan ra nên
Mỹ ra sức cổ xúy một trật tự thế giới đơn cực và có thể nói trong th ập niên cu ối
cùng của thế kỷ XX, Mỹ gần đạt được mục đích xác lập trật tự đơn cực do Mỹ lãnh
đạo1. Bước sang thế kỷ XXI, một loạt những vấn đề nóng bỏng xảy ra trên th ế
giới như vụ khủng bố ngày 11/9/2001, cuộc chiến chống khủng bố, khủng hoảng
hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh … đã ch ứng t ỏ dù là
siêu cường nhưng Mỹ vẫn cần hợp tác với các nước đ ể gi ải quy ết chúng. Trong
bối cảnh đó, cục diện đa cực bắt đầu xuất hiện khi nhóm nước BRICS (Brasil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), EU, Nhật Bản, tham gia mạnh mẽ vào quan h ệ qu ốc
tế và hợp tác với các nước để giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu. Cục di ện châu Á –
Thái Bình Dương thay đổi lớn với sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ - hai qu ốc
gia có dân số đông nhất thế giới. Nhật Bản đang từng bước thực hiện mục tiêu trở
thành cường quốc không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị. Nước Nga dần quan
tâm và tìm lại lợi ích chiến lược của họ ở nơi đây. Còn Mỹ, v ới chính sách “xoay
trục” về châu Á năm 2011 đã can dự ngày càng sâu hơn vào tình hình khu v ực,
nhất là ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á thông qua nhiều kênh và tận dụng m ối quan
hệ với các đồng minh của mình mà kiềm chế Trung Quốc.
Cùng với xu thế của thế giới là lấy phát tri ển kinh tế làm tr ọng tâm, các n ước
trong khu vực đang chạy đua kinh tế với nhau. Xu hướng chung của khu vực từ sau
năm 1991 là hòa bình, ổn định và cùng phát tri ển nhưng nhiều v ấn đ ề ph ức tạp
vẫn đang tồn tại, đe dọa xu thế này trong thời gian ti ếp theo. Các nhóm v ấn đ ề
chính là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, vấn đề quan h ệ hai b ờ eo bi ển Đài Loan,
1 Phạm Thái Quốc (2013), Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: tác động và đối sách của các nước Đông Á, Nxb.

Khoa học xã hội, tr. 23.

3


vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, xung đột sắc tộc, tôn giáo và tranh ch ấp
nguồn tài nguyên, năng lượng. Ở Đông Bắc Á, ba vấn đề đầu tiên tr ở nên n ổi tr ội
bởi nó chứa đựng những mâu thuẫn phức tạp giữa các nước chủ chốt trong khu
vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Tri ều Tiêu, Hàn Qu ốc,
Mỹ, Nga và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc cũng có tham v ọng xâm chi ếm
vùng biển Đông chiến lược. Tranh chấp chủ quyền trên bi ển Đông mở rộng thành
tranh chấp quốc tế, lôi cuốn tất cả các nước có lợi ích liên quan ở bi ển Đông (các
nước Đông Bắc Á, Nga, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu). Những mâu thu ẫn này
trong tương lai hoàn toàn có thể bùng phát thành xung đột, th ậm chí đ ụng đ ộ vũ
trang, chiến tranh, đe dọa nền hòa bình của khu vực châu Á Thái Bình D ương.
Thời gian này cũng chứng kiến nhiều hoạt động thúc đẩy sự hợp tác giữa các
nước trong khu vực như các tổ chức khu vực: ASEAN, APEC (Asia-Pacific Economic
Cooperation - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương), SCO (Shanghai
Cooperation Organisation – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải), SAARC (South Asian
Association for Regional Cooperation - Tổ chức Hợp tác khu v ực Nam Á), ARF
(ASEAN Regional Forum – Diễn đàn khu vực ASEAN),.. Ngoài ra, các FTA (Free
Trade Agreement – Hiệp định thương mại tự do) cũng đang thúc đẩy liên kết kinh
tế, làm các nước gắn bó chặt chẽ với nhau, góp phần duy trì s ự phát tri ển và ổn
định của khu vực.
Như vậy, có thể thấy trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương v ừa t ồn tại xu
thế gây bất ổn vừa tồn tại xu thế ổn định hóa khu vực. Hai xu th ế này hi ện di ện
trong tất cả các mặt quan hệ quốc tế của các nước. Trung Qu ốc v ới vai trò là m ột
nước lớn đang trỗi dậy cũng chịu tác động của hai xu thế trên.
1.2.


Những nhân tố tác động đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc

ở châu Á – Thái Bình Dương
Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc là phản ánh của sự ảnh hưởng các nhân
tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh. Nhân tố nội sinh g ồm nhu c ầu v ề tài nguyên,
năng lượng của nền kinh tế (1); chủ nghĩa dân tộc tr ỗi dậy (2) và mâu thu ẫn
trong xã hội Trung Quốc (3). Thứ nhất, từ năm 1978 đến nay, nền kinh tế của
4


Trung Quốc lớn rất nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 9%/năm và ngày
càng tiêu thụ nhiều tài nguyên, năng lượng. Bắc Kinh hiểu rõ nhu cầu to l ớn này
của kinh tế đất và nếu không duy trì, mở rộng nguồn cung ứng tài nguyên đ ầy đ ủ
thì giấc mơ “phục hưng Trung Hoa” không thể thành hiện thực. Thứ hai, quá trình
trỗi dậy của một nước có bề dày nghìn năm lịch sử sau hàng thế kỷ bị ngoại bang
ức hiếp đã tác động đến ý thức của người dân Trung Quốc về chiều sâu ngu ồn c ội
của quốc gia và sự cần thiết phải bảo vệ lợi ích quốc gia trong b ối c ảnh toàn c ầu
hóa. Đây là nguyên nhân phát sinh chủ nghĩa dân tộc hi ện đại Trung Qu ốc 2. Chủ
nghĩa dân tộc này đã bổ sung thêm vào ý thức hệ xã h ội Trung Qu ốc ngày nay. Nó
đòi hỏi Trung Quốc phải vươn lên, gạt bỏ mọi chướng ngại trên con đường trở lại
vị thế hùng mạnh trong thiên hạ. Thứ ba, nội bộ Trung Quốc có nhiều vấn đề như
khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, đô thị - nông thôn ngày càng chênh l ệch
nhau về mức sống, Đông – Tây phát tri ển không đồng đều và v ấn nạn tham
nhũng, chúng đang gây ra biến động xã hội. Hoạt đ ộng ly khai ở Tây Tạng, Tân
Cương và sự bất mãn đối với chính quyền Bắc Kinh của người dân Hồng Kông, t ất
cả là chỉ dấu cho chính quyền Bắc Kinh thấy họ đang ph ải đối m ặt v ới vô vàn khó
khă và nguy cơ đổ vỡ xã hội to lớn. Nếu Trung Qu ốc mu ốn vươn ra th ế gi ới thì
phải đoàn kết nội bộ, hóa giải những chướng ngại này.
Về nhân tố ngoại sinh, có mối quan hệ Trung – Mỹ ở khu vực (1); quan h ệ
Trung – Nhật ở Đông Bắc Á (2); các điểm nóng tiềm tàng (vấn đề hạt nhân trên

bán đảo Triều Tiên; quan hệ hai bờ eo bi ển Đài Loan; tranh ch ấp ch ủ quy ền bi ển
đảo với Nhật Bản và ở biển Đông) (3), chúng ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược
Trung Quốc trong khu vực. Trên thực tế, quan hệ đối ngoại quan tr ọng nh ất c ủa
Trung Quốc là quan hệ Trung – Mỹ. Mỹ nhận thức một Trung Qu ốc đang tr ỗi d ậy
và đang tìm cách kéo Trung Quốc vào quỹ đạo của mình đ ể chi ph ối, song Mỹ cũng
hiểu Trung Quốc không muốn trật tự này và do đó áp dụng nhi ều sách l ược đ ể
kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc muốn phát triển cần có chính sách phù h ợp đ ối
với quan hệ Trung – Mỹ. Các điểm nóng ti ềm tàng kể trên ảnh h ướng l ớn đ ến an
ninh chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vì th ế Trung Qu ốc c ần tính toán
2 Quách Quang Hồng (2014),”Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và tác động của nó đối với quan hệ Trung –
Nhật”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8 (156), tr. 73 – 74.

5


hợp lý để không gia nhiệt cho chúng. Riêng mối quan h ệ Trung – Nh ật trong th ế
kỷ XXI là quan hệ giữa hai cường quốc với nhau. Trong l ịch sử ch ưa từng có
trường hợp cả Trung và Nhật đều cường thịnh, vì thế mâu thuẫn giữa hai nước về
lợi ích ngày càng lớn và Bắc Kinh vừa phải quan tâm đ ến quan h ệ kinh t ế quan
trọng Trung – Nhật, vừa đối phó với chủ nghĩa dân tộc dâng cao ở cả hai nước.
2.

Một số lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở khu vực châu Á – Thái

Bình Dương
2.1.
Lợi ích chiến lược về kinh tế của Trung Quốc ở khu vực châu Á
– Thái Bình Dương
Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng vào nền kinh tế chung của khu v ực châu Á
– Thái Bình Dương và toàn cầu khiến Trung Quốc gắn bó ngày càng chặt chẽ v ới

các nước khác trong khu vực. Vốn chiếm giữ lợi thế về ngu ồn nhân l ực (73% dân
số Trung Quốc nằm trong độ tuổi 15 – 64 3) nên Trung Quốc là thị trường nội địa
lớn nhất thế giới, thu hút dòng vốn đầu tư của các tập đoàn tư b ản l ớn nh ất trên
toàn cầu. Mặt khác các công ty Trung Quốc ngày càng thâm nh ập sâu h ơn vào th ị
trường khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Thương mại ba bên Trung – Nhật –
Hàn tăng hơn 4 lần từ 130 tỷ USD, tương đương khoảng 20% tổng kim ngạch
thương mại của ba nước năm 1999, lên 690 tỷ USD tức chiếm 35% tổng kim
ngạch thương mại ba nước năm 20114. Trung Quốc đã thay thế Mỹ và EU trong vai
trò đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Mỹ, Úc và
Đức trong tỷ trọng kim ngạch thương mại của Trung Quốc lần lượt là 7,8%, 5% và
4%5. Nước này cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Triều Tiên (73%), Mông Cổ (37,5% kim ngạch thương mại) và Vi ệt Nam
(25,8%)6. Đối với ASEAN, Trung Quốc là đối tác thương mại l ớn nhất v ới giá tr ị
thương mại là 443,6 tỷ USD và đây là bạn hàng l ớn thứ ba của Trung Qu ốc 7. Ở

3 CIA World Factbook (2014), Age structure, www.cia.gov
4 Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Chiến lược, chính sách của các quốc gia và vùng lãnh
thổ ở Đông Bắc Á về một số vấn đề nổi bật của khu vực (giai đoạn 2011 – 2020), Nxb. Khoa học xã hội, tr.
14.
5 CIA World Factbook (2014), Imports- Partners, www.cia.gov
6 Như trên
7 />
6


phía nam xích đạo, Úc là bạn hàng lớn thứ bảy của Trung Qu ốc v ới giá tr ị th ương
mại song phương lên đến 136,37 tỷ USD trong năm 20138.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tham gia các di ễn đàn l ớn trong khu v ực nh ư APEC,
mô hình ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), SCO, ARF, … Vai trò và
vị trí của Trung Quốc ngày càng tăng trong những diễn đàn đa ph ương này. Chúng

là một kênh quan trọng để Trung Quốc truyền tải và góp ph ần th ực hi ện các m ục
tiêu chiến lược mà họ đề ra.
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế l ớn trong khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương cho thấy các nước đều nỗ lực để gia tăng quan hệ th ương m ại v ới
nhau nhằm mục tiêu phát triển kinh tế của mình, điều này góp phần hình thành
xu thế hợp tác và cùng phát triển trong quan hệ kinh tế ở khu vực. Không m ột
quốc gia nào muốn đứng ngoài lề tuyến phát triển chung này k ể cả qu ốc gia khép
kín nhất là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Tương h ợp về kinh tế t ất y ếu
dẫn đến hợp tác về chính trị vì vậy các nước đều phải tính toán đến l ợi ích nh ững
nước khác (nhất là các đối tác thương mại lớn nhất) trong khi thi ết kế mô hình
chiến lược quốc gia và thực hiện nó. Dĩ nhiên sự hợp tác chính tr ị này th ường
mang tính chất thỏa hiệp do nó còn phải cân nhắc các mâu thu ẫn trong l ịch s ử
giữa một số nước và trong tranh chấp lợi ích quốc gia gi ữa các nước. Đ ối v ới
Trung Quốc, quốc gia này cũng tự xác định mục tiêu trong mấy thập niên t ới là l ấy
phát triển kinh tế làm trọng tâm. Mục tiêu cơ bản và lâu dài của Trung Qu ốc trong
hội nhập khu vực và toàn cầu là trở thành một quốc gia hùng mạnh, hiện đ ại,
thống nhất các vùng lãnh thổ, có chỗ đứng ngang hàng v ới các cường qu ốc khác,
được tham gia quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến kinh tế, chính
trị, quân sự, văn hóa của thế giới 9. Muốn đạt được mục tiêu này đòi hỏi Trung
Quốc phải giải quyết tốt quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế trong đó t ập trung
đầu tư phát triển khoa học công nghệ và khắc phục sự mất cân đối gi ữa khu v ực
nông thôn với thành thị trong quá trình phát triển. Trung Qu ốc không th ể tự mình
tạo ra công nghệ mới nên họ phải giao lưu, hợp tác với các cường qu ốc tư b ản
8 CIA World Factbook (2014), Imports- Partners, www.cia.gov
9 Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Sđd, tr. 206.

7


khác để học tập công nghệ của họ đồng thời tiếp tục mở rộng cánh cửa đón

luồng tư bản từ các nước phát tri ển rót vào thị trường Trung Qu ốc đ ể gi ải quy ết
công ăn việc làm cho hàng trăm tri ệu lao động nước này và ti ếp t ục duy trì v ị th ế
“công xưởng” của thế giới đương đại.
Sự hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với các nước khu vực châu Á – Thái Bình
Dương còn là tiền đề để các công ty Trung Quốc thâm nhập thị trường rộng l ớn
này. Tuy nhiên mối quan hệ giữa tư bản (tư nhân và nhà nước) Trung Qu ốc v ới t ư
bản và chính phủ các nước trong khu vực cũng tồn tại nhi ều mâu thuẫn, nh ất là
cạnh tranh tìm kiếm nguyên nhiên liệu và chiếm lĩnh các phân khúc th ị tr ường.
Giữa Trung Quốc với các nước thường xuyên tranh cãi về vấn đề bán phá giá,
hảng giả, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc đổ sang khu vực ASEAN và các
nước v.v.. Mỗi bên đều muốn làm lợi nhất cho mình bằng nhi ều biện pháp nh ư
dựng lên hạn ngạch nhập khẩu và hàng rào kỹ thuật nên chính quy ền Trung Qu ốc
trong hợp tác kinh tế với các nước đang và sẽ tiếp tục bảo hộ doanh nghi ệp n ội
địa, bảo vệ thị trường nội địa và giúp đỡ doanh nghiệp Trung Quốc thâm nh ập sâu
hơn thị trường khu vực.
Từ năm 1978 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng không ngừng. Quy
mô GDP từ 216,462 tỷ USD đã lên đến 9 185 tỷ USD năm 2013 10, đứng hàng thứ
hai thế giới (chi sau Mỹ). Tốc độ phát triển của Trung Qu ốc luôn trên 7%/năm
(trừ năm 1990 – 1991 do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của khối Xã hội chủ nghĩa Đông
Âu và Liên Xô). Tuy nhiên sự tăng trưởng liên tục với tốc đ ộ cao c ủa Trung Qu ốc b ị
nhiều nhà nghiên cứu chỉ trích rằng nó có thể tạo nên bong bóng tăng tr ưởng và
gây ra các vấn đề môi trường. Trung Quốc nhận định hai thập niên đầu th ế k ỷ XXI
là cơ hội vàng của họ trong sự nghiệp phát tri ển đất nước nên quốc gia này tập
trung mọi nỗ lực để gia tăng quy mô GDP, GDP/người cũng nh ư các ch ỉ tiêu th ể
hiện sức mạnh cứng của mình. Điều này khiến nhu cầu về năng lượng cung ứng
cho nền kinh tế háu đói của Trung Quốc trở nên cấp bách hơn bao gi ờ hết.

10 National Bureau of Statistic of China (2014), China’s Economy Showed Good Momentum of Steady
Growth in the Year of 2013, www.stats.gov.cn.


8


Hiện Trung Quốc đang là nhà sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất thế gi ới 11. Than
cung cấp 65% nhu cầu năng lượng của nước này năm 2013 12 và quan trọng hơn,
đến năm 2011 khi thế giới sản xuất khoảng 8,1 tỷ tấn than đá thì riêng Trung
Quốc đã dùng hết 3,8 tỷ tấn than 13! Nhu cầu về than lớn đến vậy khiến môi
trường Trung Quốc đang bị ô nhiễm nghiêm tr ọng và bu ộc chính quy ền B ắc Kinh
phải tìm các nguồn năng lượng khác thay thế khi sản lượng than đá sẽ c ạn ki ệt
dần trong tương lai và yêu cầu cấp bách cải thiện môi trường của Trung Qu ốc.
Trước năm 1985, Trung Quốc là nước xuất khẩu dầu lửa lớn nhất vùng Đông Á,
sang năm 1993, nước này bắt đầu phải nhập khẩu dầu thô và đến quý tư năm
2013, khối lượng dầu Trung Quốc nhập cảng mỗi ngày là hơn 6,2 tri ệu thùng d ầu
và trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế gi ới, chỉ sau Mỹ (6,6
triệu thùng dầu/ngày)14. Yêu cầu đảm bảo về năng lượng mà nhất là dầu mỏ thôi
thúc chính quyền Bắc Kinh phải tìm cách duy trì lượng cung ứng ngu ồn nhiên li ệu
ngày càng khan hiếm này và tìm thêm đối tác đ ể mở rộng ngu ồn cung d ầu. Gói d ự
án về khí đốt trị giá khoảng 400 tỷ USD giữa Trung Qu ốc và Nga trong năm 2014
là minh chứng rõ nét nhất cho thấy nền kinh tế Trung Qu ốc khao khát năng l ượng
đến thế nào. Đến năm 2018, nếu hai bên hoàn thành đường ống d ẫn khí đ ầu tiên
trong dự án thì mỗi năm Nga sẽ bán cho Trung Qu ốc kho ảng 30 t ỷ m 3 khí đốt và
nâng công suất tối đa lên khoảng 100 tỷ m 3 khí/năm khi toàn bộ các đường ống
hoàn thành15. Hiện tại, Bắc Kinh dựa vào hai con đường đ ể nhập khẩu dầu thô:
nhập khẩu bằng đường biển (chiếm hơn 70%) và hệ thống đường ống dẫn dầu ở
phía Bắc, phía Tây Trung Quốc. Hai đối tác chính xuất khẩu dầu thô vào Trung
Quốc là các nước Trung Đông và châu Phi với các tàu ch ở d ầu xuyên Ấn Đ ộ D ương
rồi băng qua eo Malacca và vào bi ển Đông. Hệ thống ống dẫn dầu khí của Trung
Quốc ở phía Tây chủ yếu liên kết với những mỏ dầu khí ở Kazakhstan, Kyrgyzstan
11 David Zweig, Bi Jianhai (2005), “China global hunt for energy”, Foreign Affairs, p.25.
12 Greenpeace (4/2014), The end of China coal boom, www.greenpeace.org, p.3

13 U.S Energy Information Administration (1/2013), China comsumes nearly as muchs as the rest of world
combined, www.eia.gov/todayinenergy/detail.cfm?id=9751
14 U.S Energy Information Administration (1/2014), Brief Analysis of China’s energy comsumtion in 2013,
www.eia.gov/countries/cab.cfm?fips=CH
15 Gazprom (10/2014), Intergovennmental Agreement for Russian gas supply to China to be ready soon,
www.gazprom.com

9


và Turkmenistan song nước Nga cũng đang tranh chấp v ề ngu ồn cung năng l ượng
tại không gian hậu Soviet này và cơ sở hạ tầng mi ền Tây của Trung Qu ốc ch ưa
đáp ứng đầy đủ nhu cầu vận tải dầu khí bằng đường ống, do đó trong tương lai,
Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc nguồn dầu đến từ đường biển 16.
Vì năng lượng là nguồn sống còn của nền kinh tế nên Trung Qu ốc ngày càng
hướng vào quyền sở hữu và kiểm soát nguồn cung dầu lửa ở nước ngoài, trong đó
tập trung ở khu vực Trung Đông và châu Phi. Đ ồng th ời h ọ còn ph ải đ ảm b ảo s ự
an toàn tuyệt đối cho các đoàn tàu chở dầu trong hải trình từ Ấn Đ ộ D ương đ ến
bờ biển Đông Nam Trung Quốc, nhất là khi ti ến vào bi ển Đông. Nhu c ầu cao v ề
năng lượng thúc đẩy Bắc Kinh tìm kiếm giải pháp hữu hiệu th ỏa mãn c ơn đói này,
vì thế cộng đồng quốc tế không lạ lùng gì khi Bắc Kinh thi ết l ập “chu ỗi ng ọc trai”
kéo dài từ nam Trung Quốc xuyên qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ Dương đến
vùng vịnh Ả Rập, xa hơn nữa là châu Phi 17 và những hành động ngày càng cứng
rắn để bảo vệ tuyến đường vận chuyển dầu qua biển Đông cũng như muốn s ở
hữu các mỏ dầu dồi dào (theo Trung Quốc) ở nơi này. Rõ ràng, l ợi ích chi ến l ược
về kinh tế của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương còn là nhu c ầu v ề năng
lượng bởi nơi đây là địa bàn quan trọng nhất cung ứng năng lượng cho Trung
Quốc. Năng lượng đã đi vào bài toán chiến lược của Bắc Kinh trong hai th ập niên
đầu thế kỷ XXI và chắc chắn sẽ còn tồn tại trong thời gian dài nữa.
2.2.


Lợi ích chiến lược về chính trị của Trung Quốc ở khu v ực châu Á –
Thái Bình Dương

Từ sau Chiến tranh lạnh, tình hình chính trị của khu vực châu Á – Thái Bình
Dương có sự thay đổi lớn. Liên Xô tan rã đã để l ại cho khu v ực m ột kho ảng tr ống
quyền lực mà tất cả các cường quốc đều nhanh chóng chiếm l ấy. Nước Mỹ sau
Chiến tranh lạnh đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình song thực lực siêu
cường bị suy yếu đã không cho phép họ tri ển khai tr ật tự th ế gi ới đ ơn c ực mà h ọ

16 David Zweig, Bi Jianhai (2005), Tlđd, p.29.
17 Trần Nam Tiến (2012), “Chiến lược “chuỗi ngọc trai” và mục tiêu trở thành cường quốc biển của
Trung Quốc trong thế kỷ XXI”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1(125), tr.64.

10


muốn. Các cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhanh chóng thay
đổi chính sách đối ngoại của mình để thích nghi với tình hình mới.
Đối với Trung Quốc, sự trỗi dậy của nước này vừa là động lực thúc đ ẩy h ợp tác
kinh tế của khu vực vừa tạo nên tâm lý e ngại cho c ộng đ ồng b ởi nh ững tuyên b ố
về “phát triển hòa bình” của Bắc Kinh thường không đi liền v ới hành đ ộng th ực t ế
và sự bùng nổ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong th ời gian g ần đây mang
trong mình nhiều vấn đề phức tạp đối với cả Trung Quốc và các nước khu v ực,
nhất là với những nước có tranh chấp lợi ích chủ quyền hay chi ến tranh trong l ịch
sử với Trung Quốc18.
Từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, mối quan hệ tay ba Mỹ - Xô – Trung ch ấm d ứt
và thay vào đó là quan hệ tay đôi Mỹ - Trung. Trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung
Quốc, Washington đã có nhiều tuyên bố về sự chuyển hướng tr ọng tâm chi ến
lược sang châu Á – Thái Bình Dương với chiến lược tái cân bằng lực lượng quân sự

ở khu vực, can dự sâu hơn vào lĩnh vực kinh tế (qua các quỹ đ ầu tư, h ợp tác th ể
chế đa phương mà gần đây nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership - TPP). Trên các ph ương ti ện thông tin đ ại chúng, chính
quyền Mỹ thường tuyên bố muốn Trung Quốc là một “thành viên có trách nhi ệm”
trong hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu 19 nhưng thực tế họ vẫn xem Trung
Quốc là đối thủ tiềm tàng của mình và đang thực hiện chi ến lược vừa h ợp tác, v ừa
kiềm chế Trung Quốc. Trong bối cảnh xoay trục chi ến lược về châu Á, Mỹ cũng
tiến hành củng cố quan hệ với các đồng minh ở châu Á như Nh ật B ản, Hàn Qu ốc,
Thái Lan, Philippines, Úc và xem đây là đi ểm tựa cho chi ến l ược giúp Mỹ duy trì
ảnh hưởng ở khu vực20. Mỹ sẽ đưa khoảng 65% lực lượng hải quân và không quân
bố trí trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng th ời, Mỹ đã có ba vòng cung
có thể ngăn cản Trung Quốc tiến ra bi ển Thái Bình Dương: Vòng cung đ ầu tiên là
Nhật Bản – Hàn Quốc - Đài Loan – Thái Lan – Singapore; vòng cung thứ hai xa h ơn,
18 Quách Quang Hồng (2014), Tlđd, tr.74.
19 Trần Khánh (2014), “Xu hướng và bản chất của quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ sau Chiến tranh lạnh”, tạp
chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(96), tr. 109.
20 Vũ Thị Mai (2014), “Chiến lược an ninh của Mỹ và Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương và ảnh
hưởng của nó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(159), tr. 1112.

11


gồm Nhật Bản – đảo Guam – Philippines – Úc; vòng cung cuối cùng nằm gi ữa Thái
Bình Dương gồm các căn cứ ở Alaska – quần đảo Hawaii – quần đ ảo Samoa. Vi ễn
cảnh bị bao vây, ngăn đường ra biển lớn đã tác động mạnh đến Trung Qu ốc. N ước
này phải tìm cách để phá thế bị Mỹ kiềm chế song phá thế nào và th ời đi ểm nào
thích hợp là vấn đề nan giải bởi xét về tổng th ể, quốc lực Trung Qu ốc v ẫn thua xa
so với Mỹ nhưng trong tương lai, Trung Quốc muốn phát tri ển nh ất đ ịnh ph ải
hướng ra biển Thái Bình Dương. Một vấn đề khác không kém phần quan tr ọng đó
là Mỹ và Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn nhất của nhau. Hai n ền kinh t ế này

chiếm tới 1/3 GDP toàn cầu. Mỹ đã trở thành đối tác thương mại l ớn nh ất của
Trung Quốc và Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ hai của Mỹ v ới kim ng ạch th ương
mại song phương lên đến 536 tỷ USD (2012). Thị trường Mỹ chi ếm ¼ tổng giá tr ị
xuất khẩu của Trung Quốc và Mỹ nợ Trung Quốc đến 1160 tỷ USD (khoảng 8% n ợ
quốc gia Mỹ)21. Như vậy, mối quan hệ Mỹ - Trung hiện nay vừa đấu tranh, vừa h ợp
tác vì lợi ích kinh tế mà hai bên đem đến cho nhau là rất l ớn. M ối quan h ệ kình
địch về chính trị - an ninh nếu không xử lý kịp thời có th ể ảnh hưởng xấu đến
quan hệ kinh tế giữa hai bên. Mỹ còn là người đối thoại chính v ới Trung Qu ốc
trong các vấn đề nóng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (vấn đề Đài Loan, vấn
đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và các vấn đề tranh ch ấp chủ quy ền). Nh ững
nhà hoạch định lợi ích chiến lược quốc gia của Trung Quốc phải tính toán đến y ếu
tố Mỹ và xem đây là yếu tố then chốt trong lợi ích của Trung Qu ốc: có th ể gia tăng
mà cũng có thể cản trở, phá hủy lợi ích của Trung Quốc trong khu vực.
Mỹ còn là đối tượng can dự chính trong ba vấn đề điểm nóng của khu v ực Đông
Á: vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo bi ển Đài Loan và
vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Trong ba vấn đề này, then ch ốt nh ất là
vấn đề quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan vì chính sách “m ột Trung Qu ốc” c ủa B ắc
Kinh rất cứng rắn, trong khi đó Mỹ lại muốn dùng Đài Loan làm m ột căn cứ đ ể
khuếch tán các phong trào dân chủ, nhân quyền vào đại lục cũng nh ư ngăn ch ặn
tầm ảnh hưởng đang lan rộng ra khu vực của Trung Quốc. Nước này cần tìm tòi
mô hình thống nhất Đài Loan nhưng họ cần tới nhiều y ếu tố như trình đ ộ phát
21 Trần Khánh (2014), Tlđd, tr. 115 – 116.

12


triển của Trung Quốc, tình hình nội bộ Trung Qu ốc, quan h ệ gi ữa Trung Qu ốc v ới
Mỹ và một số nước lớn khác trong khu vực và tình hình nội bộ Đài Loan 22.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh ở
Đông Bắc Trung Quốc. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Tri ều Tiên “cung c ấp” cho

Trung Quốc sự che chắn chiến lược đối với toàn bộ khu vực Hoa Bắc (gồm cả thủ
đô Bắc Kinh) và là vùng đệm ngăn cách Trung Qu ốc ti ếp xúc tr ực ti ếp v ới Mỹ. V ới
những căng thẳng trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo này, n ếu không gi ải quy ết
khéo léo, một khi xung đột ở Triều Tiên bùng nổ thì miền Đông Bắc Trung Quốc sẽ
bất ổn, hoặc nếu kịch bản một nước Triều Tiên thống nhất ngả về phía Mỹ thành
hiện thực thì sức mạnh của Mỹ sẽ hiện diện ngay cổ của Trung Qu ốc và áp l ực lên
Bắc Kinh sẽ rất lớn. Bắc Kinh còn muốn lợi dụng Bình Nhưỡng như một lá bài
mặc cả với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ quan điểm chi ến lược, trong khi luôn đòi
hỏi các nước phải tuân thủ nguyên tắc “một nước Trung Quốc”, Bắc Kinh vẫn
muốn thấy một bán đảo Triều Tiên chia cắt nhưng ổn định23.
Riêng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, vì Trung Quốc có l ợi ích l ớn
về chiến lược và kinh tế (như đã trình bày ở 2.1) nên h ọ không th ể nhân nh ượng
các quốc gia khác trong trường hợp này. Biển Đông đang là khu vực l ợi ích chi ến
lược cốt lõi của Trung Quốc. Biển Đông đang và sẽ là bàn c ờ cho các bên “cân não”
với nhau cũng như cân sức mạnh mà lên tiếng, thực hi ện những hành đ ộng từ
mềm dẻo đến khá cứng rắn (như vụ giàn khoan HD 981 của Trung Qu ốc mùa hè
năm 2014 vừa rồi) để hỗ trợ tiếng nói. Riêng trong tranh ch ấp ch ủ quy ền bi ển
đảo với Nhật Bản, Trung Quốc xem đảo Đi ếu Ngư/Senkaku có v ị trí chi ến l ược vì
nó có thể khống chế nhiều cảng khẩu quan trọng cùng với đường hàng không ở
bắc Đài Loan, nếu đặt trạm rada có th ể phủ khắp Phúc Châu, Ôn Châu, Ninh Ba 24.
Cộng với tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao trong n ước, ch ắc ch ắn B ắc
Kinh quyết không thể nhượng bộ Nhật Bản trong vấn đề chủ quyền quần đảo
này.
22 Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Sđd, tr. 215.
23 Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Sđd, tr. 213.
24 Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Sđd, tr. 216.

13



Tình hình nội bộ Trung Quốc trong thời gian qua luôn có nhi ều di ễn bi ến ph ức
tạp, phản ánh mâu thuẫn dân tộc (giữa Hán tộc với các tộc khác), mâu thu ẫn giai
cấp và phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Vấn đề ly khai ở Tây Tạng, Tân C ương, N ội
Mông đang làm đau đầu cơ quan an ninh Trung Qu ốc. Vậy khi B ắc Kinh tìm ki ếm
lợi ích chiến lược ở châu Á – Thái Bình Dương, họ cũng cần nhớ đến thực lực qu ốc
nội thế nào và sự ổn định của nó, để có đối sách phù hợp. N ếu như chính quy ền
không xoa dịu được những mâu thuẫn xã hội hiện tồn trong đất nước thì chúng
rất có thể là ngòi lửa châm vào làm biến động xã h ội, làm phá s ản gi ấc m ơ “ph ục
hưng Trung Hoa” của Trung Quốc.

14


3. Kiến nghị chính sách của Việt Nam ứng phó với lợi ích chi ến l ược c ủa
Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương
Do các mối liên hệ quan trọng và phức tạp giữa hai n ước, nên chính sách đ ối
ngoại của Trung Quốc xây dựng trên nền tảng nhận thức l ợi ích chi ến l ược c ủa
nước này tại châu Á – Thái Bình Dương gian sắp tới chắc ch ắn sẽ ảnh h ưởng đ ến
Việt Nam. Rõ ràng lợi ích quốc gia của hai nước không gi ống nhau nên tác gi ả ki ến
nghị một số chính sách của Việt Nam về kinh tế và chính trị đ ể ứng phó v ới b ối
cảnh Trung Quốc triển khai các bước đi thực hiện mục tiêu chi ến lược của h ọ
trong khu vực.
3.1.

Kiến nghị chính sách về kinh tế của Việt Nam đối với Trung
Quốc

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát tri ển r ất nhanh từ
thập niên 1990 đến nay. Kim ngạch thương mại Việt – Trung từ hơn 30 tri ệu USD
năm 1991 tăng lên hơn 50 tỷ USD năm 201325. Đồng thời, nhập khẩu từ Trung

Quốc chiếm 28,7% tổng giá trị nhập khẩu của nước ta trong năm 2013 26. Cán cân
thương mại giữa ta với Trung Quốc ngày càng mất cân đ ối do Việt Nam nh ập siêu
quá lớn. Nếu như năm 2000, ta còn xuất siêu sang Trung Qu ốc 135,3 tri ệu USD thì
đến năm 2012 ước tính đã nhạp siêu gần 12 tỷ USD27. Rất nhiều mặt hàng nhập
từ Trung Quốc có chất lượng kém, làm điêu đứng ngành công nghiệp và nông
nghiệp Việt Nam cũng như gây hại cho sức khỏe người Việt Nam. Chi ến l ược c ủa
Trung Quốc trong thời gian tiếp theo là cố gắng tận dụng cơ hội đ ể phát tri ển
kinh tế, hoàn thành mục tiêu xã hội tiểu khang của h ọ vào năm 2021. Nh ư v ậy h ọ
chắc chắn sẽ mở rộng quan hệ kinh tế với Việt Nam và ASEAN cũng nh ư lôi kéo
Việt Nam và ASEAN theo mô hình phát tri ển của Trung Qu ốc. Vi ệt Nam c ần nh ận
thức thấu đáo về hậu quả mô hình tăng trưởng nhanh bằng mọi giá của Trung
25 Thanh Thủy (2014), “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam-Trung Quốc”, Báo Điện tử
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, />17/4/2014.
26 Nguyễn Lê (2014), “Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam”, thời báo Nhịp sống
kinh tế Việt Nam và thế giới, vneconomy.vn, 28/9/2014
27 Phạm Thái Quốc (2013), Sđd, tr. 310.

15


Quốc nhằm tránh tạo ra vấn đề về ô nhiễm môi trường trầm trọng và phân hóa
xã hội sâu sắc. Chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc thực sự đang bi ến
Việt Nam thành một vòng phân công thứ cấp (hạng 2) trong hình thành cấu trúc
nền kinh tế mới của nước này28. Sự phân công này có nghĩa là nước ta cung ứng
nguyên liệu thô và sản phẩm chế biến thô cho Trung Quốc, sau đó h ọ gia công
hoàn chỉnh và tuồn lại vào nước ta với lợi nhuận cao. Đ ồng th ời h ọ còn đ ưa các
dây chuyền công nghệ lạc hậu để lấy vốn tái đầu tư cho công nghệ mới và kìm
hãm sự phát triển của công nghiệp nước ta. Việt Nam cần thoát kh ỏi th ế phụ
thuộc này. Để tận dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, chúng ta c ần đ ẩy
mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu nhằm cải thi ện cán cân th ương m ại v ới

Trung Quốc; Tăng cường đổi mới công nghệ, giảm giá thành, tăng năng su ất lao
động, nâng cao tính cạnh tranh của hàng Việt Nam so v ới hàng Trung Qu ốc trên
thị trường trong nước và quốc tế; quan tâm đổi mới cơ cấu đầu tư, chuy ển hướng
đầu tư sang các thị trường ngoài Trung Quốc và thu hút v ốn FDI công ngh ệ cao
của nước ngoài, giảm vốn FDI của Trung Quốc; thực hi ện nghiêm nh ặt các chính
sách để triệt để xóa bỏ hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng từ Trung Qu ốc nh ập
vào Việt Nam. Tin rằng với những hành động này, quan h ệ kinh t ế Vi ệt – Trung
mới trở nên cân bằng và nước ta mới thực sự hưởng lợi từ sự trỗi dậy kinh tế của
Trung Quốc.
3.2.

Kiến nghị chính sách về chính trị của Việt Nam đối với Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng và quan hệ mật thiết về địa lý là
không thể thay đổi. Giữa ta với Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa,
lịch sử, chính trị. Sống bên cạnh một nước lớn có sức mạnh vượt tr ội so v ới Vi ệt
Nam, chúng ta cần có sách lược khôn ngoan để chung sống hòa bình, gi ữ v ững đ ộc
lập tự chủ và phát triern đất nước. Hiện nay, tr ở ngại chủ y ếu của quan h ệ chính
trị Việt – Trung là vấn đề Trung Quốc xâm phạm chủ quy ền Vi ệt Nam tại Hoàng
Sa và Trường Sa. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc sự khó khăn, yếu th ế (v ề s ức
mạnh tổng hợp) của Việt Nam trong cuộc đương đầu với Trung Quốc đ ể bảo vệ
chủ quyền đất nước giai đoạn này. Việt Nam vừa đấu tranh bảo vệ chủ quy ền
28 Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Sđd, tr. 288.

16


bằng các biện pháp mang tính kiềm chế, vừa bảo đảm hòa bình ổn đ ịnh đ ể phát
triển sức mạnh tổng hợp của đất nước, đây là chính sách h ợp lý của n ước ta trong
thời gian qua và trong tương lai. Trong bối cảnh Trung Quốc lăm le mở r ộng ảnh

hưởng ra biển Đông nhằm biến nơi đây thành “ao nhà” của h ọ, Việt Nam c ần ti ếp
tục chính sách quốc tế hóa giai quyết tranh chấp trên bi ển Đông đ ể các c ường
quốc cùng kiềm chế lẫn nhau, tránh trường hợp một mình Vi ệt Nam ph ải đương
đầu với Trung Quốc. Về đối nội, Việt Nam cần tăng tốc ti ến trình đ ổi m ới v ề
chính trị, hóa giải những mâu thuẫn nội bộ đang làm yếu sức mạnh dân t ộc nh ư
tham nhũng, lợi ích nhóm, mất dân chủ cũng như tránh các bi ểu hi ện của ch ủ
nghĩa dân tộc cực đoan có thể làm tổn hại đại cục hòa bình của n ước ta 29.
Trong quan hệ với các nước ASEAN, Trung Quốc đang tìm cách phân hóa kh ối
do các thành viên trong khối có lợi ích khác nhau v ới Trung Qu ốc. Mỹ cũng đang
can dự vào khối ASEAN. Quan hệ Trung – Mỹ s ắp tới sẽ tác đ ộng đ ến tình hình
khối ASEAN. Việt Nam cần hết sức cố gắng đóng góp vào quá trình thi ết l ập và
hoạt động của tổ chức khu vực này để tránh tình trạng phân hóa ASEAN, v ốn r ất
bất lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ lợi ích quốc gia nước ta trong b ối c ảnh
Trung Quốc trỗi dậy. Đối với quan hệ Việt – Mỹ, sự xoay trục chiến lược về châu Á
của Mỹ về khách quan, tạo thuận lợi để duy trì hòa bình, ổn đ ịnh khu v ực, h ạn
chế nguy cơ khuếch trương thế lực của Trung Quốc. Mỹ còn là ngu ồn cung c ấp
vốn, khoa học công nghệ và quân sự tiên ti ến. Quan hệ tốt v ới Mỹ giúp n ước ta
đạt được vị thế cân bằng chiến lược với Trung Quốc. Song nước Mỹ ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương có nhiều lợi ích khác nhau và h ọ r ất th ực dụng, s ẵn
sàng hy sinh những lợi ích nhỏ để đạt lợi ích lớn. Việt Nam cần nhận thức rõ đi ều
này và phải kiên định lập trường trong đường lối đối ngoại, vừa h ợp tác hữu ngh ị
với Mỹ những cũng phải hợp tác hữu nghị với Trung Quốc, ti ếp tục nguyên t ắc ba
không: Không cho nước ngoài lập căn cứ quân sự, không thành l ập liên minh quân
sự, không liên minh với một nước chống lại nước thứ ba. Chỉ có xử lý đúng đắn
những tác động của quan hệ Trung – Mỹ mới bảo vệ được l ợi ích qu ốc gia c ủa
Việt Nam trong khu vực.
29 Lê Văn Mỹ (2013), Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam,
Nxb. Từ điển bách khoa, tr. 211.

17



18


KẾT LUẬN
Trung Quốc ngày nay là một nước lớn đang trỗi dậy, họ có tham v ọng rất l ớn và
cũng đang tích trữ nhiều nguồn lực để thực hiện tham vọng đó. Trong bối cảnh
thế giới hậu Chiến tranh lạnh, lợi ích chiến lược l ớn nhất c ủa Trung Qu ốc ở châu
Á – Thái Bình Dương là đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định đ ể Trung Qu ốc
phát triển. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc phải đối phó với hai thách th ức l ớn
nhất: nguồn cung ứng tài nguyên cho sự phát triển kinh tế và chiến lược ki ềm chế
Trung Quốc của Mỹ. Dẫu không ai tuyên bố nhưng dư luận quốc tế đều th ấy rõ
rằng Trung Quốc đang cạnh tranh nguồn cung cấp năng lượng (chủ y ếu là dầu
thô) với các nước khác trong khu vực. Những tranh chấp ở biển Đông là nằm trong
tính toán chiến lược của Bắc Kinh vì khu vực này ảnh h ưởng s ống còn đ ến ngu ồn
dầu thô Trung Quốc nhập cảng. Về phần mình, Mỹ lo ngại một Trung Qu ốc tr ỗi
dậy đang đe dọa vị thế của Washington trong khu vực, do đó h ọ đang “xoay tr ục”
về châu Á để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Quan hệ Trung – Mỹ trong
mấy thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI sẽ là quan hệ chủ đạo trong khu v ực châu
Á – Thái Bình Dương, giữa một cường quốc đang lên và một siêu cường.
Ngoài hai vấn đề này, Trung Quốc còn quan tâm những l ợi ích chi ến l ược khác ở
riêng khu vực Đông Bắc Á: quan hệ hai bờ eo bi ển Đài Loan; v ị th ế “lá ch ắn an
ninh” của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đ ối với Trung Qu ốc ở Đông B ắc
Á; lợi ích về kinh tế với Nhật Bản và sự cạnh tranh về chính tr ị - quân sự.
Trong bối cảnh Trung Quốc đã xác định những lợi ích chi ến l ược của h ọ nh ư
thế, mặc dù quan hệ Việt – Trung vẫn là quan hệ đối tác h ợp tác chi ến l ược toàn
diện, Việt Nam cần có đối sách phù hợp, tránh bị lôi cu ốn vào quỹ đ ạo ph ụ thu ộc
Trung Quốc. Về kinh tế, nước ta cần tăng năng suất lao động và thu hút v ốn FDI từ
các nước có công nghệ cao, giảm nhập siêu nhằm cân bằng thương mại v ới Trung

Quốc, không để bj lệ thuộc kinh tế dẫn đến phụ thuộc chính tr ị cũng như không
để hàng hóa kém chất lượng của Trung Quốc tràn vào Việt Nam, ảnh h ưởng xấu
đến sức khỏe nòi giống dân tộc. Về chính trị - an ninh, Việt Nam nên cân bằng mối
quan hệ với Trung Quốc và Mỹ - hai nhân t ố ch ủ đ ạo trong khu v ực châu Á – Thái
19


Bình Dương sắp tới. Nước ta nên tránh chính sách “nhất biên đảo” trong đ ối
ngoại. Ta cũng nên chủ động quốc tế hóa giải quyết tranh chấp bi ển Đông, chấp
nhận để cộng đồng quốc tế can dự lợi ích một phần trong khu vực đ ể ki ềm ch ế
sự bành tướng của Trung Quốc.
Trên tất cả, thiết nghĩ phương án tối ưu đấy là Việt Nam cần n ỗ lực chấn h ưng
đất nước, tăng tốc phát triển kinh tế và đổi mới chính trị nhằm tạo s ức m ạnh
tổng hợp để tự giải quyết các vấn đề của mình.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách:
4. Đinh Xuân Lý (2003), Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực châu Á – Thái
Bình Dương theo đường lối đổi mới của đảng, Nxb. Chính trị quốc gia.
5. Học viện ngoại giao (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb. Chính trị
quốc gia.
6. Hồ An Cương (2003), Trung Quốc: những chiến lược lớn, Nxb. Thông tấn.
7. Hoàng Văn Châu (2014), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP
và vấn đề tham gia của Việt Nam, Đại học Bách khoa.
8. Khoa Quan hệ quốc tế - trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2006), Cục diện châu Á – Thái Bình
Dương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.

9. Lê Văn Mỹ (2013), Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình tr ỗi dậy và
những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa.
10.Nguyễn Thị Thu Phương (2013), Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung
Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam , Nxb. Từ điển bách khoa.
11.Nguyễn Trường (2013), Quan hệ quốc tế trong kỷ nguyên châu Á – Thái
Bình Dương: tuyển tập địa – kinh tế - chính trị, Nxb. Tri thức.
12.Nguyễn Văn Căn (chủ biên) (2009), Chiến lược hưng biên phú dân của
Trung Quốc, Nxb. Từ điển bách khoa.
13.Nguyễn Xuân Sơn (2005), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn trong hai
thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb. Khoa học xã hội.
14.Nguyễn Xuân Thắng, Trần Quang Minh (2013), Chiến lược, chính sách của
các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về một số v ấn đ ề n ổi b ật c ủa
khu vực (giai đoạn 2011 – 2020), Nxb. Khoa học xã hội.
15.Phạm Thái Quốc (2013), Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: tác động và đối
sách của các nước Đông Á, Nxb. Khoa học xã hội.
16.Phùng Thị Huê (2011), Hong Kong 10 năm trở về Trung Quốc: th ực trạng
và triển vọng, Nxb.Từ điển bách khoa.
17.Sở Thụ Long (2013), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc ,
Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật.
18.Vũ Dương Huân (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, Nxb. Chính trị quốc gia.
19.Vụ hợp tác kinh tế địa phương (2003), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á –
Thái Bình Dương (APEC), Nxb. Chính trị quốc gia.
21


- Tạp chí:
1. Đỗ Minh Cao (2012), “Những nhân tố bên ngoài làm gia tăng sức mạnh
mềm Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (128).
2. Đỗ Minh Cao (2012), “Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và ảnh

hưởng của nó đến an ninh thế giới”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc , số 2
(126)
3. Đỗ Minh Cao (2012), “Ý nghĩa địa chính trị của biển Đông”, ”, tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (130).
4. Dương Minh Tuấn (2014), “Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương: quan điểm và đối sách của Trung Quốc”, tạp chí Nghiên cứu Đông
Bắc Á, số 4 (158).
5. Lê Lêna (2011), “Hài hòa quyền lực tại châu Á”, tạp chí Nghiên cứu Đông
Bắc Á, số 2 (120).
6. Lê Văn Sang (2014), “Cục diện địa chính trị Đông Á trong bối cảnh Mỹ
xoay trục chiến lược về châu Á – Thái Bình Dương”, tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 2 (156).
7. Nguyễn Nhâm (2014), “Biển Đông: Điều ẩn sâu trong chiến l ược của
Trung Quốc, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9 (157).
8. Nguyễn Nhâm (2014), “Hải quân Trung Quốc: dưới góc nhìn của gi ới
nghiên cứu phương Tây”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12 (136).
9. Quách Quang Hồng (2014),”Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và tác động của
nó đối với quan hệ Trung – Nhật”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8
(156).
10.Trần Khánh (2014), “Xu hướng và bản chất của quan hệ Mỹ - Trung th ời
kỳ sau Chiến tranh lạnh”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(96).
11.Trần Nam Tiến (2012), “Chiến lược “chuỗi ngọc trai” và mục tiêu tr ở
thành cường quốc biển của Trung Quốc trong thế kỷ XXI”, tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 1(125).
12.Trịnh Vĩnh Niên (2013), “Mỹ “trở lại châu Á” và sự thay đổi của trật tự
châu Á”, ”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 (139).
13.Vladimir Kolotov (2012), “Vòng cung bất ổn Đông Á – nhân t ố chính trong
hệ thống an ninh khu vực”, ”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8 (132).
14.Vũ Thị Mai (2014), “Chiến lược an ninh của Mỹ và Trung Qu ốc ở châu Á –
Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó tới an ninh khu vực Đông Bắc Á

hiện nay”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (159).
22


15.Zhigniew Brezinski (2013), “Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc: Phân tích
lịch sử và chính trị tình hình địa chính trị hiện tại trong khu v ực”, tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 9 (145).
- Website:
1. CIA World Factbook (2014), Age structure, www.cia.gov
2. David Zweig, Bi Jianhai (2005), “China global hunt for energy”, Foreign
Affairs, p.25
3. Gazprom (10/2014), Intergovennmental Agreement for Russian gas supply
to China to be ready soon, www.gazprom.com
4. Greenpeace (4/2014), The end of China coal boom, www.greenpeace.org,
p.3
5. />6. National Bureau of Statistic of China (2014), China’s Economy Showed Good
Momentum of Steady Growth in the Year of 2013, www.stats.gov.cn.
7. Nguyễn Lê (2014), “Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại l ớn nhất
của Việt Nam”, thời báo Nhịp sống kinh tế Việt Nam và thế giới ,
vneconomy.vn, 28/9/2014
8. Thanh Thủy (2014), “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại Vi ệt NamTrung Quốc”, Báo Điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Vi ệt
Nam, 17/4/2014.
9. U.S Energy Information Administration (1/2013), China comsumes nearly
as

muchs

as

the


rest

of

world

combined,

www.eia.gov/todayinenergy/detail.cfm?id=9751
10.

U.S Energy Information Administration (1/2014), Brief Analysis of China’s
energy comsumtion in 2013, www.eia.gov/countries/cab.cfm?fips=CH

23



×