Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

nhập môn kỹ thuật hh vật liệu silicat, thủy tinh lỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.49 KB, 15 trang )

Chương 1 : Tổng quan
1.1.Khái quát về hợp chất silicate
Silicate là muối của acid silicic. Silicate kim loại kiềm
được tạo nên khi nấu chảy thạch anh trong hydroxide hay
carbonate trong kim loại kiềm. Chúng trong suốt như thủy
tinh, không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước
nóng nên còn được gọi là thủy tinh tan. Dung dịch càng
nhớt thì nồng độ của thủy tinh càng cao. Dung dịch đậm
đặc của soodium silicate được gọi là thủy tinh lỏng. Nó
được dùng để tẩm vải và gỗ để cho những vật liệu này
không cháy, dùng làm hồ dán đồ thủy tinh, đồ sứ và dùng
để bảo quản trứng. ở trong dung dịch, silicate kim loại
kiềm bị thủy phân cho môi trường kiềm. Khi tác dụng với
acid, dù là acid rất yếu, chúng giải phóng dễ dàng acid
silicate dưới dạng kết tủa.
Silicate của các kim loại khác được tạo nên khi nấu
chảy thạch anh với oxide kim loại tương ứng. Chúng không
tan trong nước. Một số acid mạnh phân hủy giải phóng
acid silicic, còn các silicate khác chỉ chuyển sang dạng tan
đượckhi nấu chảy với carbonate kim loại kiềm.
Silicate thiên nhiên đứng hàng đầu trong các loại khoáng
vật, chúng có đến hàng trăm chất và chiếm phần lớn khối
lượng vỏ trái đất. Những khoáng vật silicate không có màu
đặc trưng. Nhiều khoáng vật ở dạng trong suốt, cứng, khó
nóng chảy và bề ngoài trông giống đá.

1.2.Phân loại hợp chất silicate
nghiên cứu cấu trúc tinh thể của các silicate thiên nhiên
và một số silicate nhân tạo bằng phương pháp nhiễu xạ tia
X, nhận thấy tất cả silicate đều được cấu tạo nên từ những
đơn vị cấu trúc chung là nhóm tứ diện đều SiO 44:



Hình 1- khung tứ diện SiO 44-


Qua những nguyên tử O chung, những nhóm tứ diện
đó liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng, mạch vòng,
lớp hoặc mạng lưới.
Dựa vào cấu trúc đó, người ta phân chia silicate
thành các nhóm orthosilicate, silicate mạch thẳng, silicate
mạch vòng, silicate lớp và silicate mạng lưới.
Orthosilicate chứa ion đơn SiO44-. Trong những silicate
này cation kim loại được phối trí bởi những nguyên liệu O
và tùy theo số phối trí của cation mà tạo nên những kiến
trúc khác nhau. Trong mạng lưới tinh thể phenakite
(Be2SiO4) và wilemite (Zn2SiO4), cation kim loại có số phối
trí 4. Trong những khoáng vật kiểu M2SiO4( ở đây là M là
Mg, Mn...) cation có số phối 6 và trong zircon (ZrSiO 4),
ziriconi có số phối trí 8. Tuy liên kết M-O có tính ion hơn
liên kết Si-O nhưng có một mức độ tính cộng hòa giá trị.
Bởi vậy những orthosilicate này không thể coi là hợp chất
ion M22+SiO44- .
Silicate mạch thẳng gồm có 2 loại: silicate mạch đơn
chứa anion (SIO32-)n và silicate mạch kép chứa anion
(Si4o116-)n.
Anion (SiO32-)n được tạo nên bởi các nhóm tứ diện SiO 4
liên kết với những nguyên tử O chung tạo thành mạch
thẳng:

Hình 2- Cấu trúc silicate chuỗi mạch đơn
Trong mạch đó trừ nhóm ở hai đầu mạch, mỗi nhóm

tứ diện SiO4 có hai nguyên tử O chung. Những mạch
(SiO32-)n liên kết với nhau bằng các cation kim loại.
Những metasilicate tổng hợp có cấu tạo tương tự
anion (SiO32-)n la anion disilicate Si2O76- ( hay còn gọi là
pyrosilicate )


Hình 3- Cấu tạo anion pyrosilicat
Bởi vậy những khoáng vật như thortveitite (Sc 2Si2O7)
và hemimorphit [Zn3Si2O7.Zn(OH)2] cũng thuộc nhóm
silicate mạch đơn.
Anion Si4O116- được tạo nên bởi sự liên kết giữa hai mạch
đơn.
Anion Si4O116- được tạo nên bởi sự liên kết giữa hai mạch
đơn qua những nguyên tử O chung:

Hình 4- Cấu tạo silicate chuỗi mạch kép
Như vậy trong mạch kép có một số nhóm tứ diện có
ba nguyên tử O chúng. Thuộc nhóm silicate mạch kép là
các
khoáng
vật
loại
amphibol
như
tromolitre
[CA2Mg2(Si4O11)2(OH)2], anthophyllite [Mg7(Si4O11)2(OH)2] và
amiang [Mg6(Si4O11)(OH)6.H2O]. Khác với pyroxen, trong
amphibol thường có các nhóm OH- nhưng kiến trúc của
amphibol tương tự kiến trúc của pyroxen, nghĩa là những

mạch kép cũng liên kết với nhau bằng cation kim loại.
Chính vì vậy trong pyroxen cũng như trong amphybol
thường có những cation kim loại khác nhau.
Liên kết trong các mạch (SiO 32-)n và (Si4O116-)n là rất
bền nhưng liên kết giữa các mạch đó với nhau lại tương
đối yếu nên những khoáng vật thuộc nhóm mạch thẳng dễ
tách ra theo hướng song song với mạch, nghĩa là chúng có
cấu tạo sợi.


Silicate mạch vòng chứa anion Si3O96- và Si6O1812-, được tạo
nên nhờ các tứ diện SiO4 liên kết với nhau qua nguyên tử
O chung tạo thành vòng kín:

Hình 5- cấu tạo silicate mạch vòng Si 3O96Khoáng
khoáng vật
mạch vòng.
Silicate
các nhóm tứ
thành lớp:

vật benitoit (BaTiSiO 9) chứa anion Si3O96- và
beryl (Be3Al2Si6O18) là thuộc nhóm silicate
lớp chứa anion (Si2O52-)n , được tạo nên nhờ
diện SiO4 liên kết với nhau theo hai chiều tạo

Hình 6- cấu trúc của silicate lớp


Trong lớp mỗi nhóm tứ diện SiO4 liên kết với ba nhóm

tứ diện xung quanh qua ba nguyên tử O chung.
Đá tan [ Mg3(Si2O5)2(OH)2], kaolinite [Al2Si2O5(OH)4] ,
mica [Kal2Si3O10(OH)2] thuộc nhóm silicat lớp. Trong đá tan
và kaolinite các lớp đều trung hòa về điện nên lớp này là
riêng rẽ đối với lớp kia. Các lớp dễ trượt lên nhau làm cho
những khoáng vật này mềm, dễ bóc lớp và khi sờ vào ta
thấy nhờn ở ngón tay.
Đá tan và kaolitine là những dilicate đơn vì chúng
được tạo nên hoàn toàn bởi các nhóm tứ diện SiO 4, còn
mica là alumosilicate (silicate kép) vì trong đó một phần
các nhóm tứ diện SiO4 được thay thế bằng nhóm tứ diện
AlO4. Nhôm có hóa trị thấp hơn silicon cho nên trong các
alumosilicate, ngoài nhôn và silocon còn có những cation
kim loại khác nữa, thường là cation kim loại kiềm và kiềm
thổ. Trong mica những lớp alumosilicate mang điện tích
âm, chúng liên kết nhau qua những cation K+ nằm giữa
các lớp. Lực tĩnh điện giữa các lớp tĩnh điện âm và cation
tích điện dương làm cho mica cứng hơn đá tan và
kaolinite. Tuy nhiên mica vẫn giữ kiến trúc lớp rõ rệt cho
nên dễ bóc thành những lớp rất mỏng. Trong thực tế người
ta thường dùng những mica trong suốt để làm cửa của các
lò đốt lò sây hay làm tấm cách điện trong các thiết bị máy
móc.
Silicate mạng lưới có kiến trúc tương tự như thạch
anh, mỗi một tứ diện SiO4 liên kết với bốn tứ diện bao
quanh đưa đến thành phần (SiO2)n , nhưng ở đây một số
nguyên tử Si được thay thế bằng nguyên tử Al tạo thành
alumosilicate với khung chung là [(Si, Al)O 2]. Khung này
tích điện âm nên cần có một số cation kim loại để trung
hòa điện tích. Khác với trường hợp mica, các cation kim

loại ở đây được phân bổ đều ở trong khung đó.
Thuộc nhóm alumosilicate mạng lưới là những
khoáng vật loại feldspar và các ultramarine. Fedspar là
những đá phún trào, chúng chiếm hơn một nửa khối lượng
vỏ trái đất. Những đại diện chính của khoáng vật loại
feldspar là: orthoclase (KalSi3O8), albite (NaAlSi3O8), trong
đó một phần tư số nhóm tứ diện SiO 4 được thay thế bằng
nhóm tứ diện AlO4 nên công thức được viết là (Na,K)[(AlO 2)
(SiO2)3] còn trong anorthite (CaAl2Si2O8), số nhóm tứ diện
AlO4 và SiO4 bằng nhau nên công thức của chúng có thể
viết lại là Ca[ơ(AlO2)2(SiO2)2(SiO2)2].


1.3. Ứng dụng của hợp chất silicate
Zeolite là alumosilicate mạng lưới có ứng dụng quan
trọng nhất đối với đối với thực tế. Có nhiều zeolite nhiên,
mọt số đã được tổng hợp nhân tạo và ngoài ra còn có
hàng chục zeolite tổng hợp không có trong thiên nhiên.
Chúng có công thức chung là Mx/n[(AlO2)x(SiO2)].zH2O, trong
đó n là điện tích của cation kim loại M n+ , thường là Na+, K+
hay Ca2+ và z là số nguyên tử kết tinh. Khác với feldspar,
zeolite có kiến trúc xốp hơn: Những nhóm tứ diện SiO 4 và
AlO4 được sắp xếp như thế nào để tạo nên những lỗ trống
tương đối rộng, trong đó không những có ion dương mà
còn có cả những phân tử H2O nữa. Khi nung zeolite đến
3500C ở trong chân không, hầu hết những phân tử H 2O đó
thoát ra mà không làm biến đổi cấu trúc tinh thể. Kết quả
là zeolite khan có khả năng hấp thụ và giữ lại những phần
tử có thể chui lọt qua các lỗ trống, nghĩa là có khả năng
hấp phụ chọn lọc. Như vậy zeolite có vai trò của một rây

phân tử. Ví dụ như zeolite với kích thước của lỗ là 3,5A có
thể hấp phụ H2, O2 và N2 nhưng thực tế không hấp phụ Ar
và CH4. Những năm gần đây người ta dùng rây phân tử để
làm khô một số khí và chất lỏng.
Gần đây, những hợp chất silicate của kim loại kiềm
thổ được nghiên cứu để làm bột màu vô cơ trong công
nghiệp. Đây là một ứng dụng rất nổi bật của hợp chất
silicate bởi vì bột màu tạo nên từ những hợp chất này có
nhiều tính năng ưu việt hơn so với các loại bột màu vô cơ
thông thường, như có tính lấp lánh và đặc biệt là có khả
năng phát quang trong bóng tối.


Hình 8- Bột màu phát quang

1.4.Lịch sử hình thành thủy tinh
Các loại thủy tinh có nguồn gốc tự nhiên, gọi là các
loại đá vỏ chai, đã được sử dụng từ thời đại đồ đá. Chúng
được tạo ra trong tự nhiên từ các dung nham núi lửa.
Người nguyên thủy dùng đá vỏ chai để làm các con dao
cực sắc. Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu
được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm 2000 TCN, khi đó
thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và
các mặt hàng khác. Trong thế kỷ 1 TCN kỹ thuật thổi thủy
tinh đã pát triển và nhugnwx thứ trước kia là hiếm có và
có giá trị đã trở thành bình thường. Trong thời kỳ đế chế La
Mã rất nhiều lọi hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là
các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá
cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất
nó. Thủy tinh ngày na nói chung có màu hơi ánh xanh lá

cây, sinh ra cùng bởi các tạp chất như vậy. Các đồ vật làm
từ thủy tinh từ thế kỷ 7 và thế kỷ 8 đã được tìm thấy trên
đảo torcello gần Venice. Các loại hình này là liên kết quan
trọng giữa thời La Mã và sự quan trọng sau này của thành
phố đó trong việc sản xuất thủy tinh. Khoảng năm 1000
sau CN, một đọt phá quan trọng trong kỹ thuật đã được
tạo ra ở Bắc Âu khi thỷ tinh soda được thay thế bằng thủy
tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn hơn: bồ tạt thu được từ
tro gỗ. Từ thời điểm này trở đi, thủy tinh ở khu vực phía
bắc châu Âu có sự sai khác rõ nét với thủy tinh ở khu vực
Địa Trung Hải, là khu vực mà sô đa vẫ được sử dụng chủ
yếu.
Thế kỷ 11 tại Đức, phương pháp mới chế tạo thủy
tinh tấm đã ra đời bằng các quả cầu để thổi, sau đó
chuyển nó sang thành các hình trụ tạo hình, cắt chúng khi
đang còn nóng và sau đó dát phẳng thành tấm. Kỹ thuật
này đã được hoàn thiện vào thế kỷ 13 ở Veenido.
Cho đến thế lỷ 12 thủy tinh đốm( thủy tinh với các
vết màu, thông thường là kim loại) đã không được sử dụng
rộng rãi nữa.


Trung tâm sản xuât sthuyr tinh từ thế kỷ 14 là
Veenido, ở đó người ta đã phát triển nhiều công nghệ mới
để sản xuất thủy tinh và trở thành trung tâm xuất khẩu có
lãi các đồ đựng thức ăn, gương và nhiều đồ xa xỉ khác. Sau
đó, một số thợ thủy tinh của Veenido đã chuyển sang các
khu vực khác như Bắc Âu và việc sản xuất thủy tinh đã trở
nên phổ biến hơn.
Công nghệ thủy tinh Crown đã được sử dụng cho đến

giữa những năm 1800. Trong công nghệ này ống thổi thủy
tinh có thể xoay tròn khoảng 9 pound( khối lượng) (4kg)
thủy tinh lỏng tại phần cuối của ống cho đến khi nó được
làm phẳng thành đĩa đường kính khoảng 5ft(1.5m).đĩa sau
đó được cắt thành tấm chữ nhật.

Thủy tinh của người Veenido là là cao giá giữa thế kỷ
10 và thế kỷ 14 bởi vì họ giữ được bí quyết. Khoảng năm
1688, công nghệ đúc thủy tinh đã được phát triển, dẫn tới
việc sử dụng nó như một vật liệu thông dụng. Sự phát
minh ra máy ép thủy tinh năm 1827 cho phép sẳn xuất
hàng loạt các đồ vật từ thủy tinh rẻ tiền hơn.

Thủy tinh nghệ thuật đôi khi được tạo ra bằng
phương pháp khắc axit hay bằng các chất ăn mòn khác.
( tạo ra hình cần thiết trên bề mặt thủy tinh). Thông


thường nó được tạo ra bởi các nghệ nhân sau khi thủy tinh
được thôi hay đúc. Trong những năm 1920 phương pháp
mới để khắc axit theo khuôn đã được phát kiến, theo đó
các tác phẩm nghệ thuật thủy tinh. Điều này làm giảm chi
phí sản xuất và kết hợp với việc sử dụng rộng rãi của các
loại thủy tinh màu đã tạo ra các sản phẩm thủy tinh rẻ
tiền trong những năm 1930, sau này được biết đến như là
thủy tinh thời kỳ suy thoái.

Chương 2: Tìm hiểu về thủy tinh lỏng
2.1.khái quát về thủy tinh lỏng








Tên tiếng Anh : Sodium silicate , Water glass.
Tên tiếng Việt : Natri silicát , nước thủy tinh, thủy tinh
chống thấm
Tên thường gọi : Thuỷ tinh lỏng , nước thuỷ tinh .
Công thức hoá học : Na2SiO3 , mNa2O. nSiO2.
Khối lượng phân tử : 284,22.
Ngoại quan :
 Là chất lỏng trong , sánh , không màu hoặc màu
vàng xanh .
 Có phản ứng Kiềm.
 Có độ nhớt rất lớn như keo .
 Nếu được bảo quản kín thì có thể để được lâu
dài nhưng dễ bị phân dã khi để ngoài không khí
độ phân dã càng lớn khi môđun silíc càng cao .
Mô đun silic (còn gọi là mô đun ) là đặc trưng
xác định độ tan và một số tính chất khác của




thuỷ tinh lỏng , được tính bằng tỉ số giữa m và n
trong công thức tổng quát : mNa2O. nSiO2
 Là một chất rất hoạt động hoá học có thể tác
dụng với nhiều chất ở dạng rắn , khí , lỏng

 Dễ bị các axít phân hủy ngay cả axít cácboníc
và tách ra kết tủa keo đông tụ axít silicsic.
Thành phần:
- Sodium silicate (Na2SiO3): 40-41%
- Nước (H2O): 59-60%

Thủy tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của sodium
silicate trong nước. Thủy tinh lỏng là một hóa chất được sử
dụng rất nhiều trong công nghiệp, đặc biệt là trong các
ngành công nghiệp giấy và bột giấy, công nghiệp chất tẩy,
công nghệ gốm sứ và cả trong lĩnh vực vật liệu
composite,. . .
Đặc trưng của thủy tinh lỏng là tỷ lệ SiO 2/NaO2 theo khối
lượng. Giá trị đặc trưng này thường được gọi là module. Tỷ
lệ SiO2/Na2O cũng có thể được thể hiện trên cơ sở phân tử.
Việc chuyển đổi giữa module và tỷ lệ phân tử có thể được
chuyển đổi bằng trọng lượng công thức phân tử tương
ứng. Trong trường hợp của sodium silicate, module đã
được nhân với hệ số chuyển đổi 1,032 để có được tỷ lệ
phân tử.


2.2 quy trình công nghệ sản xuất thủy tinh lỏng

Hình 9 – Sơ đồ công nghệ sản xuất thủy tinh lỏng

Giai đoạn 1: sản xuất thủy tinh tan
Cát được trộn đều với soda theo tỷ lệ để tạo thành hỗn
hợp phối liệu phản ứng như mong muốn. Sau đó hỗn hợp phối
liệu này được nung ở nhiệt độ 1000- 1200oC trong vài giờ. Sản

phẩm thu được là thủy tinh tan vô định hình ( thủy tinh vụn hay
còn gọi là cullet), nó được hòa tan vào nước để tạo ra các dạng
silicate khác nhau.
Phương trình phản ứng chung xảy ra trong quá trình nung:
Na2CO3 + nSiO2  Na2O.nSiO2 + CO2

Để biết được diễn biến tốc độ và điểm kết thúc quá trình
phản ứng thì người ta theo dõi lượng CO2 thoát ra, nhưng không


phân biệt được từng phản ứng riêng lẻ. Quá trình này cũng tạo
cho hỗn hợp nấu chảy nhiều bọt. Khi pha lỏng xuất hiện thì tốc
độ tạo silicate tăng do tăng bề mặt phản ứng. Do vậy cần cố
gắng tìm cách tạo tạo pha lỏng ở nhiệt độ thấp. Do đó có thể
thêm vào hỗn hợp phối liệu ban đầu một lượng chất khử bọt
thích hợp để tạo pha lỏng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc độ và
hiệu suất phản ứng này là kích thước hạt cát cho vào. Vì nhiệt
độ nóng chảy của cát là rất cao trên 1600 oC nên muốn cát chảy
lỏng ra thì phải tốn một nhiệt lượng rất lớn. Vì vậy để tiết kiệm
năng lượng ta sẽ cho phản ứng xảy ra khi cát vẫn còn ở trạng
thái rắn.Do đó tốc độ phản ứng và hiệu suất phản ứng sẽ phụ
thuộc rất lớn vào diện tích bề mặt riêng của cát nguyên liệu.
Cho nên, cát trước khi được cho vào ỗn hợp phối liệu với soda
để phản ứng thì phải được nghiền mịn đến kích cỡ thích hợp.
Thực tế thì nghiền càng mịn càng tốt nhưng nếu như nghiền
quá mịn thì sẽ tốn nhiều năng lượng cho qua trình nghiền mà
tốc độ phản ứng và hiệu suất phản ứng không tang thêm bao
nhiêu. Và hỗn hợp phối liệu ban đầu phải được trộn thật đều
vào nhau để tăng tối đa diện tích tiếp xúc bề mặt giữa cát và

soda.
Giai đoạn 2: hòa tan thủy tinh vụn
Sau khi nung thì chúng ta sẽ thu được thủy tinh vụn màu
trắng trong suốt hoặc có màu do lẫn tạp chất bằng nước và hơi
nước nóng ở áp suất 5atm ( nước nóng khoảng 151 oC). Sau khi
thủy tinh vụn tan hết thì tiến hành lắng và lọc để loại phần
không tan ra khỏi dung dịch thủy tinh lỏng.
Phần cặn không tan ở đây là cát chưa phản ứng hết. Do đó
lượng cặn không tan này có thể được dùng để tính hiệu suất
phản ứng.
Giai đoạn 3: thay đổi tỷ lệ SiO2/ Na2O
Thủy tinh lỏng thu được có thể được bán trực tiếp ra thị
trường nhưng nếu muốn thì người ta có thể thay đổi tỷ lệ
SiO2/Na2O nhỏ xuống để thích hợp với yêu cầu của thị trường.
Để thực hiện điều này thì người ta thêm vào thủy tinh lỏng có
mudule cao xút hoặc soda với lượng thích hợp để tăng hàm


lượng Na2O lên. Và kết quả là module của thủy tinh lỏng bị giảm
xuống.
Toàn bộ quy trình sản xuất thủy tinh lỏng có thể được tóm
gọn trong sơ đồ sau:

2.3. Ứng dụng của thủy tinh lỏng


Thủy tinh lỏng hay còn gọi là hợp chất Natri silicate
(Na2SiO3) sẽ là vật liệu m
ới trong tương lai thay thế
các vật liệu đang sử dụng hiện nay, được sử dụng rộng rãi

trong: ôtô, tàu hỏa, công trình kiến trúc hoặc ngay cả
trong nhà bếp của gia đình chúng ta.
Việc phủ một lớp thủy tinh lỏng lên một số vật dụng
sẽ làm cho độ bền của vật dụng tăng lên đáng kể, vừa tạo
ra nghệ thuật vì thủy tin trong suốt rất đẹp, đây được xem
là vật liệu quan trọng mới trên thế giới hiện nay.
Có thể ta chưa biết rằng, thủy tinh lỏng có thể sử
dụng chúng trên tất cả các bề mặt, hầu như là như vậy,
thủy tinh lỏng sẽ thay thế các chất tẩy rửa từ đó chúng ta
sẽ đỡ tốn chi phí nhân công và các loại hóa chất tẩy rửa
độc hại khác
Bạn đã từng biết qua công nghệ nano để bảo vệ bề
mặt của sơn thì thủy tinh lỏng cũng được ứng dụng như
thế, tuy nhiên việc ứng dụng của thủy tinh lỏng lại rộng
hơn do chúng sử dụng trên nhiều bề mặt khác nhau. Các
công ty nhà hàng khách sạn lớn trên thế giới đều ứng
dụng công nghệ này để giảm chi phí và các tác động môi
trương thông qua thủy tinh lỏng.
Việc khó khăn cho các công ty thực phẩm chính là
phải sử dụng chất tẩy mạnh để giữ thực phẩm khử khuẩn
vô trùng, điều này đã được một cty tại Đức phun một lớp
thủy tinh lỏng lên thực phẩm sau đó rửa bằng nước nóng
rất an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa.
Ngoài ra còn ứng dụng phun thủy tinh lỏng lên các
thiết bị cấy ghép, ống thông, vết khâu,…trong y tế cũng
đang được tiến hành thử nghiệm tại bệnh viện Lancashine,
các cửa hàng hambuger của Đức cũng đang tiến hành thử
nghiệm trên thực phẩm của họ.
Trong nông nghiệp thủy tinh lỏng cũng được ứng
dụng, các cây giống đuợc phủ một lớp thủy tinh lỏng sẽ

tránh được nấm mốc, mà không cần thêm bất kỳ loại hóa
chất chống nấm mốc nào, thủy tinh lỏng giúp cây tăng đề
kháng và không bị nấm mốc hoặc mối tấn công.


Thủy tinh lỏng có thành phần chính từ cát thạch anh,
một trong những thành phần chính của kính, hoàn toàn an
toàn với môi trường, vi khuẩn không thể phân chia trên bề
mặt của thủy tinh lỏng. Việc phun một lớp thủy tinh lỏng
lên bề mặt vật nó sẽ rất mỏng khoảng 100 nanomet, tức
là còn mỏng hơn 450 lần sợi tóc người và điều này thì
không thấy bằng mắt thường, lại dễ dàng lau rửa bằng
nước hoặc vải ướt mà không cần hóa chất, điều này là rất
tốt cho thực phẩm tránh được các hóa chất bảo quản, bề
mặt thủy tinh lỏng này chịu được các axit hay bazơ mạnh
nhiệt độ khoảng từ -40 độ C đến 450 độ C, chịu được ngay
cả tia UV tia cực tím.
Trong thương mại, sodium silicate là loại hóa chất
quan trọng nhất trong số các silicate kim loại kiềm. Chúng
là loại hóa chất được sử dụng với nhiều dạng, mức độ và
thành phần khác nhau. Sodium silicate được bán trên trên
thị trường không chỉ dưới dạng dung dịch à còn ở dạng bột
mịn và dạng hạt với số lượng lớn. Dạng rắn thì được sử
dụng từ dạng vô định hình tới dạng tinh thể và từ dạng
khan cho tới các loại ngậm nước.



×