Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Trả lời câu hỏi ôn tập Mỹ Phẩm Dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 75 trang )

ThuyDuong – 13PP111

ÔN TẬP MỸ PHẨM
1.

Định nghĩa mỹ phẩm theo châu Âu
Mỹ phẩm là bất kỳ chất hoặc hỗn hợp dự định tiếp xúc bộ phận bên ngoài cơ
thể con người (biểu bì, hệ thống tóc, móng tay móng chân, môi và bên ngoài cơ
quan sinh dục) hoặc với răng và niêm mạc khoang miệng với mục tiêu duy nhất
và chủ yếu để làm sạch, làm thơm, làm thay đổi diện mạo, bảo vệ, giũ chúng
trong điều kiện tốt hoặc sửa chữa mùi cơ thể

2.

Các sản phẩm được xem là mỹ phẩm gồm
1. Dầu gội em bé (baby shampoos)
2. Lotions trẻ em, dầu, phấn và kem (Baby lotions, Oils, Powders and Creams)
3. Viên nang tắm (bath capsules)
4. Dầu tắm, viên, muối (bath oils, tablets and salts)
5. Bọt tắm (bubble baths)
6. Kẻ chân mày (eyeliner)
7. Bút chì kẻ viền mắt (eyebrow pencil)
8. Màu mắt (eye olor)
9. Tẩy trang vùng mắt (eye makeup remover)
10.Mascara
11.Che dấu khuyết điểm (concealers)
12.Phấn nền (Foundation)
13.Son môi (Lip color)
14.Màu gò má (Cheek color)
15.Phấn thoa mặt (Face powder)
16.Colognes, Perfumes, and Fragrance Mists


17.Dusting powders or body powders
18.Dưỡng tóc (Hair conditioners)
19.Keo xịt tóc (Hair sprays)
20.Làm thẳng tóc và duỗi tóc (Hair Straighteners and Relaxers)
21.Uốn tóc (Permanent Waves)
22.Tonics and Dressings
23.Nhuộm tóc và tạo màu cho tóc (Hair Dyes and Colors)
24.Sắc màu tóc, dầu xả và dầu gội đầu (Shampoos and Rinses)
25.Tẩy tóc (Hair Bleaches)
26.Sản phẩm làm móng (Nail Polish, Enamel and Removers)
1 / 75


ThuyDuong – 13PP111

27.Dầu, kem và lotion cho biểu bì
28.Sản phẩm làm móng tay và móng chân (Manicure and Pedicure Products)
29.Sản phẩm làm móng nhân tạo mở rộng (Extension artificial nail extension
products)
30.Kem đánh răng (Toothpastes)
31.Nước súc miệng và hơi thơm mát (Mouthwashes and Breath Fresheners)
32.Xà bông ( Soap)
33.Chất chống ra mồ hôi và khử mùi (Antiperspirants and Deodorants)
34.Douches (Thụt rửa)
35.Feminine Deodorants (Chất khử mùi nữ)
36.Lotions sau khi cạo râu (Aftershave Lotions)
37.Lotion trước khi cạo râu (Preshave Lotions)
38.Kem cạo râu (Shaving creams)
39.Xà phòng cạo râu (Shaving Soap)
40.Creams and Lotions toàn thân và tay (Body and Hand Creams and Lotions)

41.Chất tẩy rửa (Cleansers)
42.Cream/Lotion cho mặt và cổ (Face and Neck Creams/Lotions)
43.Thuốc bột và xịt ở chân (Foot Powders and Sprays)
44.Sản phẩm làm ẩm (Moisturizers)
45.Sản phẩm gel, cream, lỏng chống nắng (Sunblock and Sunscreens gels, creams
and liquids)
46.Tanners Sunless (rám nắng)
3.

Các sản phẩm không được xem là mỹ phẩm
Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước
hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch oxy già, cồn sát trùng
70°, cồn 90°, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông
mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm
chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp bộ phận sinh dục
trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù chữa
viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc mi, sản phẩm
loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn
ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn,
sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương,...

2 / 75


ThuyDuong – 13PP111

4.

Kể tên các phụ lục có trong Hiệp định về mỹ phẩm châu Âu năm 2009, và số chất
được nêu trong phụ lục

 Phụ lục I: Danh mục gồm 20 nhóm sản phẩm  An toàn sản phẩm
 Phụ lục II: Danh mục các chất bị cấm: 1328 chất và nhóm chất
 Phụ lục III: Danh mục các chất có giới hạn về hàm lượng, nồng độ và điều kiện
sử dụng: 256 chất
 Phụ lục IV: Danh mục các chất màu được phép sử dụng: 153 chất
 Phụ lục VI: Danh mục các chất bảo quản: 57 chất
 Phụ lục VII: Danh mục các chất lọc tia UV: 28 chất

5.

Nội dung phụ lục 1, Hiệp định về mỹ phẩm châu Âu năm 2009
Danh mục 20 nhóm sản phẩm mỹ phẩm:
1. Các loại kem, nhũ tương, loại kem, gel và các loại dầu cho da (tay, mặt,
chân,v.v...)
2. Mặt nạ (trừ lột sản phẩm)
3. Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
4. Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh
5. Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi
6. Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh
7. Sản phẩm tẩy lông
8. Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội
9. Sản phẩm khử mùi và chống mùi
10. Sản phẩm chăm sóc tóc
 Nhuộm và tẩy màu tóc
 Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
 Các sản phẩm định dạng tóc
 Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)
 Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu)
 Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
11. Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa,...)

12. Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
13. Sản phẩm dùng cho môi
14. Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
15. Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân
16. Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài
17. Sản phẩm chống nắng
3 / 75


ThuyDuong – 13PP111

18. Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng
19. Sản phẩm làm trắng da
20. Sản phẩm chống nhăn da
6.

Ý nghĩa khác biệt của “Rinse off product”, “Leave on product”
 “Rinse-off product” (“Sản phẩm nhanh rửa sạch”) nghĩa là 1 sản phẩm mỹ
phẩm dự định sẽ được gỡ bỏ sau khi sử dụng trên da, tóc hoặc các màng nhầy.
 “Leave-on product” (“Sản phẩm giữ lại trên da lâu”) nghĩa là một sản phẩm
mỹ phẩm dự định để tiếp xúc lâu với da, tóc hoặc các màng nhầy.

7.

Tên khoa học 4 dược liệu tiêu biểu nằm trong danh mục cấm dùng trong mỹ phẩm.
 Aconitum napellus L.
 Adonis vernalis L.
 Claviceps purpurea Tul.
 Conium maculatum L.


8.

Ghi nhớ hoạt chất tiêu biểu cấm dùng trong mỹ phẩm: Epinephrine, Aconitin,
Nalorphine, Brucine, Metformin, Isosorbide dinitrate, Emetine, Warfarin,
Arecoline, Oestrogens, Oleandrin, Haloperidol, Paramethasone.. tra cứu tác dụng
của chúng. Từ đó, giải thích lý do bị cấm dùng
Hoạt chất

Đặc điểm - Tác dụng - Lý do bị cấm dùng

Epinephrine

 Cấp cứu sốc phản vệ, suy tim, ngừng tim, tai biến mạch máu não
 Kích thích giao cảm: tăng tần số & lực co bóp cơ tim, giãn phế
quản, làm giảm tiết insulin  tăng đường huyết, ...

Aconitin

 Là một alkaloid cực độc có nguồn gốc từ các loài ô đầu
 Là một chất độc thần kinh: gây kích thích, nôn mửa, chóng mặt,
tê liệt, tử vong (liều cao)
 Nó được sử dụng tạo ra các mô hình loạn nhịp tim

Nalorphine

 Là một chất đối vận đồng vận opioid với antagonist opioid và các
thuốc giảm đau.
 Tác dụng phụ như rối loạn, lo lắng, nhầm lẫn, và ảo giác
 Có tính gây nghiện


Brucine

 Là một alkaloid trong cây Mã tiền
 Tác dụng giảm đau, chống viêm, chống ung thư
 Có thể gây co giật hệ thống TKTW, liệt hô hấp
4 / 75


ThuyDuong – 13PP111

Metformin

Isosorbide
dinitrate

Emetine

Warfarin

Arecoline
Oestrogens
Oleandrin

Haloperidol

Paramethasone

9.

 Là một thuốc chống đái tháo đường nhóm biguanid.


 Là thuốc giãn mạch, phòng và điều trị cơn đau thắt ngực, suy tim
xung huyết
 Là thuốc độc bảng B
 Tác dụng giãn mạch  da bừng đỏ, thị lực yếu (tăng nhãn áp),
đau đầu (tăng áp lực hộp sọ), hạ huyết áp thế đứng, chóng mặt
 Là alkaloid trong cây Ipeca
 Là thuốc diệt amip
 Nhiều độc tính và tích tụ trong cơ thể gây độc tính ở tim, thận,
hệ thần kinh
 Thuốc chống đông máu, kháng Vitamin K
 Gây xuất huyết
 Thuốc độc bảng B
 Một alkaloid chủ yếu của hạt areca
 Gây độc thần kinh thông qua tăng cường oxy hóa căng thẳng và
đàn áp của hệ thống bảo vệ chống oxy hóa
 là hoocmon giới tính nữ dùng làm thuốc tránh thai
 Là một glycoside tim tìm thấy trong cây trúc đào, rất độc
 Được sử dụng cho cả hai mục đích tự tử và điều trị như trong
điều trị suy tim
 là thuốc an thần, và tác dụng chống nôn rất mạnh.
 Còn có tác dụng lên hệ ngoại tháp  triệu chứng ngoại tháp, hội
chứng Parkinson...
 Paramethasone là một glucocorticoid fluorinated có đặc tính
chống viêm và ức chế miễn dịch


Tại sao Mỹ xem kem chống nắng là thuốc ko kê đơn, chứ ko phải là cosmetic như
châu Âu.
Vì kem chống nắng đi ngược với định nghĩa mỹ phẩm là không thấm qua da,

nhưng có nhiều chất, như UV Fileter lại thấm, nên Mỹ xếp kem chống nắng là
OTC (thuốc không kê đơn.

10. Tra cứu tìm hiểu các thông tin liên quan đến hydrogen peroxid được nêu trong nội
dung học.
 Các dạng: Hydrogen peroxide (H2O2), và các hợp chất khác hoặc hỗn hợp mà
giải phóng ra hydrogen peroxide, bao gồm carbamide peroxide và zinc (kẽm)
peroxide
5 / 75


ThuyDuong – 13PP111

 Trong sản phẩm chăm sóc tóc, 12% H2O2 (40 thể tích), hiện diện hoặc được
giải phóng. H2O2 có thể được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc tóc
như thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc, dưỡng tóc, dầu gội và dầu xả.
 Trong sản phẩm chăm sóc da, 4% H2O2, hiện diện hoặc được giải phóng
 H2O2 cũng được sử dụng trong các sản phẩm làm trắng răng.
 H2O2 là một chất khử trùng ở nồng độ 2,5 - 3%.
 H2O2 được thêm vào mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như một
tác nhân kháng khuẩn và là một chất oxi hóa. Chức năng của tác nhân kháng
khuẩn là để tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển, sinh sản của vi sinh vật. Tác
nhân oxy hóa được sử dụng để tạo thành thuốc nhuộm, và oxy hóa các vết
bẩn trên răng để làm trắng răng.
11. Giải thích tại sao quinine và muối của nó trong dầu gội dầu chiếm 0,5% , so với hair
lotion chỉ được dùng 0,2%
Khi gội đầu, thời gian gội đầu rất ngắn (~ 2-3 phút), còn hair lotion thời gian dùng
kéo dài nên ảnh hưởng đến tóc và da đầu, vì thế hàm lượng quinine và muối của
nó trong hair lotion chỉ được dùng ở 0,2%
12. Tại sao Musk xylene và Musk keton không dùng cho sản phẩm chăm sóc miệng.

Hai chất này là sản phẩm từ Xạ hương hay tổng hợp?
 Vì Musk xylene có khả năng gây ung thư và tích lũy sinh học (có hại cho môi
trường).
 Hai chất này là Xạ hương tổng hợp
13. Khác nhau giữa Straight color và Lake color
 Straight color: màu gốc
 Lake color: màu biến đổi không tan trong nước
14. Màu có chữ E đứng trước con số, thí dụ : E 110, E 123 hiểu là màu đó dùng cho:
thực phẩm, mỹ phẩm hay thuốc. Hay tất cả đều được.
Tất cả đều được.
15. Mục đích chính của chất bảo quản là gì ?
Chất bảo quản là chất duy nhất và chủ yếu ngăn sự phát triển của vi sinh vật
trong mỹ phẩm
6 / 75


ThuyDuong – 13PP111

16. Các dạng muối và ester trong chất bảo quản là:...
 Muối: Muối của các cation Na, K, Ca, Mg, NH4 và ethanolamine; muối của các
anion Cl, Br, SO 4, acetate
 Ester: ester của methyl, ethyl, propyl, isopropyl, butyl, isobutyl, phenyl.
17. Phải dán nhãn với các cảnh báo 'chứa formaldehyde‘ khi nồng độ formaldehyde
trong thành phẩm vượt quá ..0,05.... %.
18. Tìm hiểu cho rõ sự khác nhau giũa: chất lọc tia UV trong kem chống nắng và chất
lọc tia UV dùng bảo vệ sản phẩm mỹ phẩm chống lại sự hư hỏng do tia UV. Sàng
lọc trong danh mục tìm các chất đáp ứng từng mục tiêu.
 Chất lọc tia UV trong kem chống nắng nhằm lọc tia UV để bảo vệ da khỏi tác
hại nhất định của các tia. Vd: PABA, Camphor benzalkonium methosulfate,
Homosalate, Oxybenzone, Ensulizole, Ecamsule, Avobenzone, Benzylidene camphor

sulfonic acid, Octocrylene, Polyacrylamide methyl, Benzylidene Camphor,
Octinoxate, PEG-25 PABA, Isoamyl p-Methoxycinnamate, Ethylhexyl Triazone,
Drometrizole Trisiloxane, Diethylhexyl Butamido Triazone, Enzacamene, 3Benzylidene Camphor, 2-Ethylhexyl salicylate, Ethylhexyl Dimethyl PABA,
Benzophenone-4, Benzophenone-5 (dạng muối Na của Benzophenol 4), Bisoctrizole,
Disodium Phenyl Dibenzimidazole Tetrasulfonate, Bis-Ethylhexyloxyphenol
Methoxyphenyl Triazine, Polysilicone-15, Diethylamino hydroxybenzoyl hexyl
benzoate (DHHB), Titanium dioxide...

 Chất lọc tia UV khác được sử dụng trong các mỹ phẩm chỉ duy nhất cho mục
đích bảo vệ sản phẩm chống lại các tia UV, vd: Benzylidene camphor sulfonic
acid, Octinoxate, PEG-25 PABA, Isoamyl p-Methoxycinnamate, Benzophenone-4,
Benzophenone-5 (dạng muối Na của Benzophenol 4), Polysilicone-15, Diethylamino
hydroxybenzoyl hexyl benzoate (DHHB), Titanium dioxide

19. Ý nghĩa chữ CI, chữ FDC, chữ DC và chữ E là gì? . Đọc chữ FDC ngầm hiểu có thể
dùng cho sản phẩm nào?
 CI (Color Index): chỉ số màu
 FDC (Food Drug Cosmetic)  dùng cho thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm
 DC (Drug Cosmetic)  dùng cho thực phẩm, mỹ phẩm
 E: Chất màu có đứng trước mẫu tự E tuân theo hướng dẫn EEC 1962 về thực
phẩm và các vấn đề về màu phải thực hiện đầy đủ yêu cầu tinh khiết chỉ định ở
hướng dẫn này
7 / 75


ThuyDuong – 13PP111

20. Mỹ phẩm có hạn dùng ko? Có nên dùng chung mỹ phẩm thoa lên da, mắt, môi cho
nhiều người ko?
Mỹ phẩm có hạn dùng. Không nên dùng chung mỹ phẩm thoa lên da, mắt, môi

cho nhiều người
21. Kể tên 10 nước trong khối ASEAN
1. Brunei Darussalam
2. Vương quốc Campuchia
3. Cộng hoà Indonesia
4. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
5. Malaysia
6. Liên bang Myanmar
7. Cộng hoà Phillipines
8. Cộng hoà Singapore
9. Vương quốc Thái Lan
10.Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
22. Kể ra tiêu đề 7 nội dung của Hiệp đinh mỹ phẩm ASEAN
1. Định nghĩa về mỹ phẩm của ASEAN và Danh mục minh hoạ theo loại mỹ phẩm
2. Danh mục thành phần mỹ phẩm ASEAN và Sổ tay ASEAN về các thành phần
mỹ phẩm
3. Những quy định ASEAN về ghi nhãn mỹ phẩm
4. Hướng dẫn ASEAN về công bố tính năng của mỹ phẩm
5. Quy định ASEAN về đăng ký Mỹ Phẩm
6. Quy định ASEAN về xuất nhập khẩu Mỹ phẩm
7. Hướng dẫn ASEAN về Thực Hành Tốt Sản Xuất Mỹ phẩm.
23. Giải thích thuật ngữ: sản phẩm mỹ phẩm, tên mỹ phẩm, độ ổn định của sản phẩm,
bao bì thương phẩm, bao bì trực tiếp, bao bì ngoài, nhãn gốc, nhãn phụ.
 Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với
những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay,
móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với
mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều
chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.
8 / 75



ThuyDuong – 13PP111

 Tên mỹ phẩm là tên được đặt cho một sản phẩm mỹ phẩm, có thể là tên mới
tự đặt cùng với thương hiệu hoặc tên của nhà sản xuất. Các ký tự cấu thành
tên sản phẩm phải là các ký tự có gốc chữ cái Latin.
 Độ ổn định của sản phẩm là khả năng ổn định của sản phẩm khi được bảo
quản trong điều kiện thích hợp vẫn duy trì được những tính năng ban đầu của
nó, đặc biệt là vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về tính an toàn.
 Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm là bao bì chứa đựng mỹ phẩm và lưu thông
cùng với mỹ phẩm. Bao bì thương phẩm của mỹ phẩm gồm hai loại: Bao bì
trực tiếp và bao bì ngoài.
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với
hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa.
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng
hoá có bao bì trực tiếp.
 Nhãn gốc là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì thương phẩm của mỹ
phẩm.
 Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc
của mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung
bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của Thông tư này mà nhãn gốc của mỹ
phẩm còn thiếu.
24. Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS có ý nghĩa gì?
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS - Certificate of Free Sale) là giấy chứng
nhận do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất
khẩu mỹ phẩm ghi trong CFS để chứng nhận rằng mỹ phẩm đó được sản xuất và
được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
25. Các dạng mỹ phẩm nêu trong Phụ lục số 01-MP theo Thông tư 06/2011/TT-BYT.
Yêu cầu học song ngữ tiếng Anh và tiếng Việt nội dung nêu ở phụ lục này.
 Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân, ….)

Creams, emulsions, lotions, gels and oils for skin (hands, face, feet, etc.)
 Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hoá học)
Face masks (with the exception of chemical peeling products)
 Chất phủ màu (lỏng, nhão, bột)
Tinted bases (liquids, pastes, powders)
9 / 75


ThuyDuong – 13PP111

 Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,…
Make-up powders, after-bath powder, hygienic powders, etc.
 Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,…
Toilet soaps, deodorant soaps, etc
 Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,….
Perfumes, toilet waters and eau de Cologne
 Sản phẩm tẩy lông
Depilatories
 Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,…)
Bath or shower preparations (salts, foams, oils. gels, etc.)
 Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
Deodorants and anti-perspirants
 Sản phẩm chăm sóc tóc
Hair care products
 Nhuộm và tẩy màu tóc
Hair tints and bleaches
 Uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
Products for waving, straightening and fixing,
 Các sản phẩm định dạng tóc
Setting products,

 Sản phẩm làm sạch (sữa, bột, dầu gội)
Cleansing products (lotions, powders, shampoos),
 Sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc (sữa, kem, dầu),
Conditioning products (lotions, creams, oils),
 Các sản phẩm tạo kiểu tóc (sữa, keo xịt tóc, sáp)
Hairdressing products (lotions, lacquers, brilliantines)
 Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng, sữa,...)
Shaving product (creams, foams, lotions, etc.)
 Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
Products for making-up and removing make-up from the face and the eyes
 Sản phẩm dùng cho môi
Products intended for application to the lips
 Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
Products for care of the teeth and the mouth
 Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, móng chân
10 / 75


ThuyDuong – 13PP111








Products for nail care and make-up
Sản phẩm dùng để vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài
Products for external intimate hygiene

Sản phẩm chống nắng
Sunbathing products
Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng
Products for tanning without sun
Sản phẩm làm trắng da
Skin whitening products
Sản phẩm chống nhăn da
Anti-wrinkle products
Sản phẩm khác (đề nghị ghi rõ)
Others (please specify)

26. Phụ lục số 02-MP theo Thông tư 06/2011/TT-BYT, có những nội dung dùng thuật
ngữ tiếng Anh. Nên nắm vững các thuật ngữ tiếng Anh? Dị
ệt ( Lý do
phải học: Bộ y tế phổ biến đang sử lý công việc bằng song ngữ với các Cty nước
ngoài).
1. Tên nhãn hàng và tên sản phẩm. Name of brand and product
2. Dạng sản phẩm. Product types
3. Mục đích sử dụng. Intended use
4. Dạng trình bày. Product presentation(s)
5. Thông tin về nhà sản xuất/đóng gói. Particulars of the manufacturer(s)/ Assembler(s)
6. Thông tin về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Particulars of company
7. Thông tin về người đại diện theo pháp luật cho công ty. Particulars of the person
representing the local company
8. Thành phần đầy đủ và danh pháp. Full ingredient listing and nomenclature
8.1. Tên thành phần phải được ghi bằng danh pháp quốc tế (International
Nomenclature of Cosmetic Ingredients - INCI) quy định trong các ấn phẩm mới
nhất, như:
 Từ điển thành phần mỹ phẩm quốc tế (International Cosmetic Ingredient

Dictionary),
 Dược điển Anh (British Pharmacopoeia),
 Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia),
 Dữ liệu tóm tắt về hoá học (Chemical Abstract Services),
11 / 75


ThuyDuong – 13PP111

 Tiêu chuẩn Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese Standard
Cosmetic Ingredient),
 Ấn phẩm của Nhật Bản về thành phần nguyên liệu mỹ phẩm (Japanese
Cosmetic Ingredients Codex).
8.2. Các thành phần sau đây không được coi là thành phần của sản phẩm (The
following are not regarded as ingredients):
 Tạp chất trong nguyên liệu được sử dụng (Impurities in the raw materials used)
 Các nguyên liệu được sử dụng vì mục đích kỹ thuật nhưng không có mặt trong
sản phẩm thành phẩm. Subsidiary technical materials used in the preparation
but not present in the final product;
 Các hoá chất được sử dụng với một số lượng cần thiết được kiểm soát chặt
chẽ như dung môi hoặc chất giữ mùi hoặc các thành phần tạo mùi. Các thành
phần nước hoa và chất tạo hương và các nguyên liệu của chúng có thể viết
dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance). Materials used in strictly
necessary quantities as solvents, or as carriers for perfume and aromatic
compositions.
 Nồng độ của các thành phần phải được công bố nếu như đó là các thành phần
nằm trong danh mục hạn chế sử dụng được xác định trong các phụ lục của
Hướng dẫn về mỹ phẩm ASEAN. The percentage of ingredients must be
declared if they are substances with restrictions for use as specified in the
annexes of the ASEAN Cosmetic Directive.

 Đối với sản phẩm chứa một nhóm các màu hoặc các sản phẩm trong cùng một
bao gói, công bố thành phần đầy đủ theo dạng sau:
For a range of colours/shades or products in a single kit, complete the Product
Ingredient. List in the following format:
 Danh sách thành phần của dạng cơ bản
List ingredients in the Base Formulation
 “Có thể chứa” và danh sách các màu
‘May contain’ and list each colour/shade
 Với dạng phối hợp các sản phẩm khác nhau trong cùng một đóng gói, liệt
kê mỗi sản phẩm và công thức tương ứng cho từng sản phẩm. Có thể mở
rộng mẫu công bố nếu cần thêm khoảng trống để điền thông tin.
For combination products in a kit, list each product and its corresponding
formulation individually. You can extend the form when more space is
needed.
12 / 75


ThuyDuong – 13PP111

27. Sản phẩm ko được xem là Mỹ phẩm theo Bộ Y tế VN.
 Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu,
dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 70 o, cồn 90o,
 Sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả,
dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống
ngáy,
 Gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục
trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề,
chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc
tóc/mọc lông mi,
 Sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm

giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông,
 Sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo,
giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương, …
28. Sổ tay ASEAN về thành phần mỹ phẩm có nội dung gì?
Một quốc gia thành viên có thể cho phép sử dụng trong lãnh thổ của mình các chất
khác không được ghi trong danh mục các chất cho phép, cho một số sản phẩm mỹ
phẩm cụ thể có quy định rõ trong giấy phép lưu hành ở quốc gia của mình, với
những điều kiện Giấy phép chỉ có thời hạn tối đa là 3 năm; Trước khi hết thời hạn
3 năm quốc gia thành viên có thể trình lên Hội đồng Mỹ phẩm ASEAN (ASEAN
Cosmetic Committee – ACC) đề nghị bổ sung vào danh mục những chất được phép.
29. Nội dung những quy định ASEAN về ghi nhãn mỹ phẩm
 Những chi tiết sau sẽ phải nêu trên bao bì ngoài của sản phẩm mỹ phẩm hoặc nếu
không có bao bì ngoài thì nêu trên bao bì trực tiếp của sản phẩm mỹ phẩm.
 Tên sản phẩm mỹ phẩm và chức năng của nó, trừ phi đã được thể hiện rõ ở
hình thức trình bày của sản phẩm;
 Những hướng dẫn sử dụng cho sản phẩm mỹ phẩm, trừ phi đã được thể hiện
rõ ở tên gọi hoặc hình thức trình bày sản phẩm;
 Thành phần đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp trong ấn phẩm
mới nhất của các tài liệu tham khảo chuẩn. Các thành phần thực vật và chiết
xuất từ thực vật phải ghi cả tên giống và loài. Tên giống thực vật có thể viết tắt;
 Tuy nhiên, những yếu tố sau không được coi là thành phần của sản phẩm:
 Tạp chất có trong nguyên liệu sử dụng;
13 / 75


ThuyDuong – 13PP111








 Các nguyên liệu phụ gia kỹ thuật dùng trong pha chế nhưng không có trong sản
phẩm cuối cùng;
 Nguyên vật liệu dùng với lượng tối thiểu cần thiết ví dụ như dung môi hoặc chất
dẫn trong nước hoa và các thành phần làm thơm.
Dung lượng tính theo cân nặng hoặc thể tích, sử dụng đơn vị đo lường theo hệ mét
hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh
Ngày sản xuất và ngày hết hạn của sản phẩm, sử dụng thuật ngữ rõ ràng (tháng/năm)
Những thận trọng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng, đặc biệt là những thận trọng được
liệt kê trong cột "Những điều kiện sử dụng và cảnh báo cần phải in trên nhãn trong
phần Phụ lục.....", phải được ghi trên nhãn cùng những thông tin cảnh báo đặc biệt
khác của sản phẩm mỹ phẩm.
Các nước thành viên có thể ra quy định cụ thể tuỳ theo nhu cầu trong nước, ví dụ
như tuyên bố về thành phần có nguồn gốc từ động vật. Trong trường hợp này:
 Cần phải có một tuyên bố (dưới hình thức bất kỳ) trên nhãn sản phẩm nêu rõ
là có chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.
 Đối với các thành phần có nguồn gốc từ bò hoặc lợn, cần nêu chính xác tên
động vật.
 Những thành phần có từ nhau thai người phải được tuyên bố cụ thể trên nhãn
sản phẩm.

30. Cách ghi thành phần công thức có trong sản phẩm mỹ phẩm:
 Thành phần có trong công thức sản phẩm phải được ghi đầy đủ theo thứ tự
hàm lượng giảm dần. Các thành phần nước hoa, chất tạo hương và các nguyên
liệu của chúng có thể viết dưới dạng “hương liệu” (perfume, fragrance,
flavour, aroma).
 Những thành phần với hàm lượng nhỏ hơn 1% có thể liệt kê theo bất kỳ thứ
tự nào sau các thành phần có hàm lượng lớn hơn 1%. Các chất màu có thể

được ghi theo bất cứ thứ tự nào sau các thành phần khác theo chỉ dẫn màu
(CI) hoặc theo tên như trong Phụ lục IV (Annex IV) của Hiệp định mỹ phẩm
ASEAN.
 Những sản phẩm mỹ phẩm dùng để trang điểm, dưới dạng các màu khác nhau
có thể liệt kê tất cả các chất màu trong mục “có thể chứa” hoặc “+/-”.
 Nêu đầy đủ tỷ lệ phần trăm của các thành phần có quy định về giới hạn nồng
độ, hàm lượng tại các Phụ lục (Annexes) của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN. Giữa
hàng đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu bằng dấu phẩy (“,”).
14 / 75


ThuyDuong – 13PP111

31. Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số
03-MP theo Thông tư 06/2011/TT-BYT)
 Thành phần cấu tạo sản phẩm mỹ phẩm
Sản phẩm chỉ chứa những thành phần tuân thủ theo các Phụ lục của Hiệp định
mỹ phẩm ASEAN và không chứa bất cứ thành phần nào nằm trong Phụ lục các
chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm với điều kiện đi kèm của Hiệp định mỹ phẩm
ASEAN.
 Vị trí sử dụng của sản phẩm mỹ phẩm
Mỹ phẩm chỉ tiếp xúc bên ngoài với những phần khác nhau của cơ thể (biểu
bì, hệ thống tóc, móng, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc với răng và các
màng nhầy của khoang miệng.
Sản phẩm dùng để uống, tiêm, hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể
ví dụ như màng nhầy của đường mũi hoặc bộ phận sinh dục trong không được
xem là mỹ phẩm.
 Công dụng chính của sản phẩm mỹ phẩm
Mỹ phẩm được sử dụng cho những phần cho phép của cơ thể với mục đích
duy nhất hoặc mục đích chính là làm sạch, làm thơm hoặc thay đổi vẻ bề ngoài

hoặc điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ, giữ gìn chúng trong điều kiện tốt.
 Cách thể hiện của sản phẩm mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm không được thể hiện như một sản phẩm để chữa bệnh
hoặc phòng bệnh cho người.
 Những ảnh hưởng sinh lý học của sản phẩm
Tất cả các sản phẩm có ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể đều có ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất. Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh
hưởng/ hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy
trì hiệu quả.
32. Các câu giới thiệu tính năng sản phẩm không được chấp nhận
Loại sản phẩm

Chăm sóc tóc

Câu giới thiệu tính năng sản phẩm không được chấp nhận






Loại bỏ gàu vĩnh viễn
Phục hồi tế bào tóc / nang tóc
Làm dày sợi tóc
Chống rụng tóc
Kích thích mọc tóc
15 / 75


ThuyDuong – 13PP111


 Ngăn ngừa/ dừng sự phát triển của lông
 Đề cập đến việc nuôi dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát
Sản phẩm dùng cho móng
triển móng
Sản phẩm làm rụng lông

Sản phẩm chăm sóc da

 Ngăn chặn, làm giảm hoặc làm đảo ngược những thay đổi
sinh lý và sự thoái hoá do tuổi tác
 Xoá sẹo
 Tác dụng tê
 Trị mụn, chữa khỏi, làm lành mụn
 Chữa viêm da
 Giảm kích thước cơ thể
 Săn chắc cơ thể/ săn chắc ngực
 Giảm/ kiểm soát sự sưng tấy phù nề
 Loại bỏ/ giảm mỡ/ giảm béo
 Diệt nấm - Diệt virus
 Giảm dị ứng

 Chữa trị hay phòng chống các bệnh áp-xe răng, song nướu,
viêm lợi, loét miệng, nha chu, chảy mủ quanh răng, viêm
Sản phẩm vệ sinh và
vòm miệng, răng bị xô lệch, bệnh về nhiễm trùng răng
chăm sóc răng miệng
miệng,...
 Làm trắng lại các vết ố do Tetracyline
Sản phẩm ngăn mùi


Dừng quá trình ra mồ hôi

Nước hoa/ Chất thơm

 Tăng cường cảm xúc
 Hấp dẫn giới tính

Những tính năng có thể được làm giảm nhẹ đi và mang tính mỹ phẩm hơn.
Ví dụ: đối với tính năng “loại bỏ hoàn toàn dầu cho da” có thể điều chỉnh làm nhẹ hơn
như sau:
• Giúp loại bỏ dầu cho da
• Giảm bóng cho da dầu
• Phù hợp đối với loại da dầu
• Làm cho da bạn cảm thấy bớt dầu

16 / 75


ThuyDuong – 13PP111

33. Nội dung Giới hạn kim loại nặng và Giới hạn vi sinh vật theo Phụ lục số 06-MP theo
Thông tư 06/2011/TT-BYT)
 Giới hạn kim loại nặng (ACM THA 05 Testing Method):
Chỉ tiêu

Giới hạn
Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 1 phần
Thuỷ ngân
triệu (1 ppm)

Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 5 phần
Arsen
triệu (5 ppm)
Nồng độ tối đa cho phép có trong sản phẩm mỹ phẩm là 20 phần
Chì
triệu (20 ppm)
 Giới hạn vi sinh vật (ACM THA 06 Testing Method):

Chỉ tiêu

Tổng số vi sinh vật đếm
được
P. aeruginosa
S. aureus
C. albicans

Giới hạn
Sản phẩm dành cho trẻ em
dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp
xúc với vùng mắt hoặc niêm
mạc
=<500 cfu/g
Không được có trong 0,1g
hoặc 0,1 ml mẫu thử
Không được có trong 0,1g
hoặc 0,1 ml mẫu thử
Không được có trong 0,1g
hoặc 0,1 ml mẫu thử

Sản phẩm khác


=<1000 cfu/g
Không được có trong 0,1g
hoặc 0,1ml mẫu thử
Không được có trong 0,1g
hoặc 0,1ml mẫu thử
Không được có trong 0,1g
hoặc 0,1ml mẫu thử

34. Nội dung Phụ lục số 08-MP theo Thông tư 06/2011/TT-BYT vể Kiểm tra hậu mãi.
1. Xây dựng chiến lược kiểm tra hậu mãi: căn cứ vào một số yếu tố sau:
a) Dạng sản phẩm: Việc lấy mẫu mỹ phẩm kiểm tra hậu mãi cần tập trung vào một
số nhóm sản phẩm sau:





Sản phẩm làm trắng da.
Phấn rôm (bột Talc) hoặc các sản phẩm có chứa khoáng chất.
Sản phẩm dùng cho mắt, môi.
Sản phẩm nhuộm tóc, đặc biệt là các sản phẩm xuất xứ từ các nước vẫn cho
phép sử dụng một số chất nhuộm nằm trong danh mục các chất cấm sử dụng
trong mỹ phẩm
 Sản phẩm dành cho trẻ em hoặc phụ nữ có thai.

17 / 75


ThuyDuong – 13PP111


b) Thành phần: Chú ý nguyên liệu có thể chứa tạp chất gây độc: kim loại nặng,
amiăng.
2. Khi đánh giá mẫu sản phẩm mỹ phẩm, cần chú ý 1 số chỉ tiêu, thành phần như:
 Sản phẩm làm trắng da: Thủy ngân, hydroquinone, hóc môn (dịch chiết nhau
thai).
 Phấn rôm: Kim loại nặng, Asbestos (Amiang- sợi silicat), giới hạn vi sinh;
 Sản phẩm trang điểm mắt: Kim loại nặng, giới hạn vi sinh;
 Sản phẩm dùng cho môi: Chất màu cấm sử dụng;
 Sản phẩm nhuộm tóc: Thành phần chất tạo màu cấm sử dụng;
 Các nguyên liệu từ cây cỏ: Dư lượng chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật.
 Một số nguyên liệu có nguy cơ có thể chứa một số tạp chất không được phép
ví dụ như TEA độ tinh khiết phải trên 99% (hàm lượng tối đa DEA là 0,5%)
hoặc các tạp chất có thể có tương tác với các thành phần khác như tác nhân
nitro hoá (các Nitrit trong nước).
35. Tên các tài liệu, dược điển được sử dụng để kiểm nghiệm/ đánh giá chất lượng
mỹ phẩm,
1. International Cosmetic Ingredient Dictionary
2. British Pharmacopoeia
3. United States Pharmacopoeia
4. Chemical Abstract Services
5. Japanese Standard Cosmetic Ingredients
6. Japanese Cosmetic Ingredient Codex
36. CGMP, Ext : có ý nghĩa viết tắt chữ gì?
 CGMP = Cosmetic Good Manufacturing Practice: Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm
 Ext:
37. Phụ lục số 08-MP theo Thông tư 06/2011/TT-BYT
(Câu 34)
38. Tên các chất được dư luận nêu đến là nguy hại cho sức khỏe. (Lưu ý phân biệt: dư
luận cảnh báo, không chắc là đã bị FDA và Châu Âu cấm dùng)

1. Parabens
2. Mineral oil
18 / 75


ThuyDuong – 13PP111

3. Fragrance tổng hợp
4. Sodium Laureth Sulfate (SLS) , Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES), Anhydrous
Sodium Lauryl Sulfate, Irium,
5. Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol
6. DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/ TEA(Triethanolamine)
7. Phenoxyethanol
8. Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP)
9. Avobenzone, Benzophenone, PABA
10.Triclosan
11.Dimethylol Dimethyl Hydantoin/ Ure Imidazolidinyl
12.Dioxin
13.Benzoyl Peroxide
14.Quaternium-15
39. Tên 6 chất màu ASEAN công bố cấm dùng. Chọn đúng công thức phân tử của 6 chất
đó.
Metanil yellow (MY)

Pigment red 53 (PR)

Rhodamin B (RB)

Pigment orange 5 (PO)


Crystal violet (CV)

19 / 75


ThuyDuong – 13PP111

Sudan

40. Tên 13 chất màu khác bị châu Âu cấm từ 31.12.2009. Trong đó có chất có tên HC
Blue No 11. HC là chữ viết tắt của : Hair Colorants , Health consumser, hay chữ gì
khác???
1. HC Blue No
8. HC Blue No 2
2. HC Violet No 2
9. HC Red No 10 and HC Red No 11
3. HC Blue No 12
10.Basic Blue 26 (CI44045)
4. HC Yellow No 10
11.Acid Red 33 (CI 17200)
5. HC Orange No 2
12.Ponceau SX (CI14700
6. HC Violet No 1
13.Basic Violet 14 (CI 42510)
7. HC Red No 13
HC là chữ viết tắt của: Hair Colorants

41. Trong 30 chất mùi bị cấm dùng trong mỹ phẩm, có Verbena oil, có từ cây Lippia
citriodora Kunth. Em tự tham khảo/ tra cứu tài liệu lý do bị cấm dùng.
Do chất này có thể gây độc nhẹ và nhạy cảm với da

42. Kể tên 26 chất thơm bị giới hạn về hàm lượng, nồng độ và điều kiện sử dụng.
Lượng dùng tối đa cho Rinse off product và Leave on product. Dùng thiết bị gì để
định lượng.
 26 chất
1. Amyl Cinnamal
2. Benzyl Alcohol
3. Cinnamyl alcohol
20 / 75


ThuyDuong – 13PP111

4. Citral
5. Eugenol
6. Hydroxy-citronellal
7. Isoeugenol
8. Amylcin-namyl alcohol
9. Benzyl salicylate
10.Cinnamal
11.Coumarin
12.Geraniol
13.Hydroxymethylpentylcyclohexenecarboxaldehyde
14.Anisyl alcohol
15.Benzyl cinnamate
16.Farnesol
17.Butylphenyl Methylpropional = 2-(4-tert-butylbenzyl) Propionaldehyde
18.Linalool
19.Benzyl Benzoat
20.Citronellol
21.Hexyl cinnam-aldehyde = Hexyl Cinnamal

22.d-Limonene
23.Methyl 2-Octynoate = Methyl heptin carbonate
24.Alpha-Isomethyl Ionone
25.Oak Moss extract (Evernia prunastri extract)
26.Treemoss extract (Evernia furfuracea extract)
 Lượng dùng tối đa cho: leave-on products (sản phẩm giữ lại trên da lâu) là
0.001% (10 mg/kg); và rinse-off products (sản phẩm nhanh rửa sạch) là 0.01%
(100 mg/kg)
 Dụng cụ định lượng:
43. Tính toán nếu lấy mẫu 10 gam sản phẩm đem định lượng, thì con số lý thuyết có
thể phát hiện là bao nhiêu mg chất thơm.
 Nếu là sản phẩm giữ lại trên da lâu (leave-on products) 0.001% (10 mg/kg)
 trong 10g mẫu sản phẩm có 0,1 mg chất thơm /10 g
 Nếu là sản phẩm nhanh rửa sạch (rinse-off products) 0.01% (100 mg/kg)
 trong 10g mẫu sản phẩm có 1 mg chất thơm / 10g)

21 / 75


ThuyDuong – 13PP111

44. Ứng dụng và độc tính của Hydroquinon
 Ứng dụng: là chất chống oxy hoá làm trắng da do cơ chế ức chế tổng hợp sắc tố
da melamin làm cho da đỡ bị sạm, nếu dùng dài ngày da bị mỏng.
 Độc tính: Khi sử dụng kem hoặc gel làm trắng da có chứa Hydroquinon đều có
thể nguy hiểm do các biến chứng nó gây ra . Một số biểu hiện gây dị ứng khi dùng
các chế phẩm có chứa hydroquinon là gây kích ứng da, nhạy cảm, làm tăng sắc
tố, dùng lâu ngày chất này gây ra bệnh bạch cầu. Thêm vào đó đã có một số
nghiên cứu đã chỉ ra Hydroquinon làm biến đổi gel ở động vật
45. Ứng dụng và độc tính của Tretinoin

 Tác dụng: là dẫn chất của vitamin A dùng để điều trị trứng cá và tàn nhang do
tiếp xúc nhiều với ánh nắng, làm giảm nhăn da. Nó được đưa vào trong kem
thuốc để chỉ định điều trị các bệnh trên.
 Độc tính: Khi dùng tretinoin dài ngày có thể gây viêm tại chỗ, nhói nhẹ hoặc
nóng, hay xảy ra khô da, có vảy và đỏ da, làm tăng nhạy cảm với ánh sáng và có
thể dẫn đến nguy cơ cháy nắng. Tretinoin là một trong những chất bị cấm sử
dụng trong mỹ phẩm
46. Chọn đúng công thức 4 glucocorticoid được nêu trong slide, cấm dùng trong mỹ
phẩm
Cortisone

Dexamethasone

22 / 75


ThuyDuong – 13PP111

Hydrocortisone

Prednisolone

47. Tác dụng và độc tính của glucocorticoid
 Tác dụng: Glucocorticoid là nhóm thuốc có gốc steroid hay được sử dụng vì đặc
tính chống viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Do có tác dụng chống
viêm, làm nhẵn bóng da, giảm ngứa nên dễ bị lợi dụng trộn trái phép vào các
kem bôi da mỹ phẩm.
 Độc tính: Các chất thuộc nhóm glucocorticoid là những chất bị cấm sử dụng trong
mỹ phẩm (số 300 trang 312, annex II, Hiệp định hệ thống hòa hợp ASEAN trong
quản lý mỹ phẩm) vì nhóm chất này có nhiều tác dụng phụ khi dùng tại chỗ: teo

da, xơ cứng bì, viêm da ửng đỏ, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn và
virus, chậm liền sẹo, đục thuỷ tinh thể hoặc tăng nhãn áp.
48. LOD và LOQ của glucocorticoid nêu trong slide
 LOD (giới hạn phát hiện)
 LOQ (giới hạn định lượng)
Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của các chất Glucocorticoid
Tên chất

LOD (mg/ml)

LOQ (mg/ml)

Hydrocortison acetat

0,02

0,07

Triamcinolon acetonid

0,04

0,13

Betamethason

0,05

0,15


Dexamethason

0,05

0,16

-

-

Betamethason-17-valerat

23 / 75


ThuyDuong – 13PP111

49. Công dụng của Selenium disulphide, Aluminium zirconium chloride hydroxide
complexe, Strontium hydroxide
 Selenium disulphide: Dầu gội trị gàu – 1% - tránh tiếp xúc với mắt hoặc vùng da
tổn thương
 Aluminium zirconium chloride hydroxide complexe: Chất chống đổ mồ hôi –
20% - Không dùng ở dạng phun mù
 Strontium hydroxide: Điều chỉnh pH cho thuốc làm rụng lông – 3,5% - pH <12,7
50. Độc tính của Asen. Giải thích lý do: nước mắm của Việt Nam, chứa Asen nhưng
không gây độc.
 Độc tính: arsen nguyên tố và các hợp chất của arsen như là các chất gây ung thư.
Ung thư da là độc tính phổ biến nhất của Arsen. Dùng nước sinh hoạt bị nhiễm
arsen gây ra những tổn thương cho da.
 Arsen hữu cơ trong nước mắm không gây hại tới sức khỏe. Vì hợp chất arsen

trong sinh vật biển chủ yếu ở dạng asen hữu cơ arsenobetaine. Khi tồn tại ở dạng
hợp chất, arsen liên kết với carbon tạo thành arsen hữu cơ, còn arsen không liên
kết với carbon thuộc loại arsen vô cơ
51. Giải thích/ nêu được nguyên nhân chính gây ra độc tính của chì đối với sự sống.
Chì trong cơ thể xúc tác cho gốc tự do nguy hại O-2 (anion superoxyd), OH (gốc
hydroxyl), và H2O2 (hydroxyperoxyd). Các gốc này phân hủy màng tế bào do quá
trình POL (Peroxydlipid), làm hư hại các phân tử sinh học (enzym, hormon,
protein) và vật liệu di truyền (ADN). Có thể nói đây là nguyên nhân chính gây ra
độc tính của chì đối với sự sống.
52. Độc tính của Thủy ngân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dù xâm nhập vào cơ thể qua đường nào thì thủy ngân
cũng qua máu và tích lũy nhiều nhất ở thận. Hầu hết các dạng thủy ngân sau khi
xâm nhập vào các tổ chức đều tích lũy dưới dạng ion Hg2+. Thủy ngân (II) không
qua được màng sinh học nhưng do có ái lực mạnh với nguyên tử S nên nó dễ dàng
kết hợp với các axid amin chứa S của protein (Hemoglobin, Albumin). Đặc biệt nó
làm bất hoạt các Enzym có chứa nhóm thiol cần thiết cho cơ thể.

24 / 75


ThuyDuong – 13PP111

53. Nắm rõ các thông tin đa chiều về Parabens.
 Ngày 18/9/2014, Ủy ban mỹ phẩm cộng đồng Châu Âu nghi ngờ chất paraben có
thể gây ung thư vú cho người sử dụng, nên đã đưa ra qui định 05 dẫn chất của
paraben (Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và
Pentylparaben) vào danh mục các chất không dùng trong mỹ phẩm.
 Công văn số: 6577/QLD-MP ngày 13/ 04/ 2015 của Cục Quản lý dược, V/v cập
nhật quy định về các chất dùng trong mỹ phẩm: đã hạn chế dùng Paraben.
 Tuy nhiên, Hội đồng khoa học Châu Âu sau đó lại tuyên bố, đến thời điểm hiện

tại không có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định các dẫn chất paraben trên
không an toàn nếu dùng với nồng độ giới hạn cho phép.
 Tại Việt Nam, trong thông cáo báo chí mới nhất ngày 21/5/2015 của Cục Quản
Lý Dược Phẩm- Bộ Y Tế có nêu rõ:
 Cho đến nay Cộng đồng Châu Âu và ASEAN chưa nhận được bằng chứng nào về
việc các sản phẩm có chứa 05 dẫn chất Paraben: isopropylparaben,
isobutylparaben, phenylparaben, benzylparaben và pentylparaben với hàm
lượng quy định không an toàn cho người sử dụng.
 Chính vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường tại Cộng
đồng Châu Âu cũng như tại các nước thành viên ASEAN và Việt Nam cho đến khi
áp dụng lộ trình mới.
54. Dư luận nói Propylene Glycol (PG) là chất độc. FDA và các cơ quan của Mỹ đánh
giá thế nào?
 FDA phân loại propylene glycol là GRAS, "công nhận là an toàn", có thể chấp nhận
để sử dụng trong hương liệu, thuốc và mỹ phẩm, và như là một phụ gia thực
phẩm trực tiếp.
 Bộ Y tế và Dịch vụ con người (DHHS), Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư
(IARC), và và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã không phân loại propylene
glycol gây ung thư. Các nghiên cứu trên động vật đã không thể hiện hóa chất này
là chất gây ung thư.

55. Các chất Avobenzone, Benzophenone, PABA dùng chống nắng. Tại sao lại gây độc?
Tác hại: là nguồn sản sinh ra các gốc tự do, người ta tin rằng chúng gây ra ung thư
hoặc phá hoại DNA di truyền.

25 / 75


×