Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015 (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.61 KB, 200 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ VÂN

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ VÂN

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 9 22 90 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Vũ Quang Hiển


HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Những số liệu nêu trong luận án là trung thực và có xuất sứ rõ ràng. Các
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Vân


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨULIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................7
1.2. Đánh giá chung các công trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài và
những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu........................................................24
Chƣơng 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ
NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 .......................................................................................... 27
2.1. Bối cảnh lịch sử và các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh

Bắc Giang .................................................................................................................27
2.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................................................43
Chƣơng 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH BẮC GIANG TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 .......................................................................................... 72
3.1. Những yêu cầu mới trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................72
3.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế .........................................................................78
Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................... 112
4.1. Nhận xét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang ....112
4.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra ...........................................................136
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 152
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 167


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH

Công nghiệp hóa

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GRDP

Tổng sản phẩm của địa phương (Gros domestic product in area)

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KTTT

Kinh tế tập thể

KTTN

Kinh tế tư nhân

UBND


Ủy ban nhân dân

USD

Đô la Mỹ


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Trang

iểu đ 2 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực

52

tế phân theo 3 khu vực kinh tế (%)
Biểu đ 2 2: Cơ cấu thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm tỉnh

61

Bắc Giang (1997 - 2005)
Bảng 2 1 Cơ cấu công nghiệp phân bố trên địa bàn tỉnh thái nguyên
năm 2005
iểu đ 3 1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá thực
tế phân theo ngành kinh tế 2006 – 2015
iểu đ 3 2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá thực

63

91


103

tế phân theo loại hình kinh tế
Biểu đ 3.3: Tỷ trọng vốn đầu tư trên địa bàn 2006 - 2015

104


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh, kinh tế là một trong
các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Để thực hiện được mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH, cần thiết phải xây dựng được một cơ cấu
kinh tế hợp lý, bởi đó chính là trụ cột của nền kinh tế quốc dân, có tác động trực
tiếp tới phát triển kinh tế. Đặc trưng cho cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là
cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế Các đặc trưng này có mối
quan hệ mật thiết với nhau Cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế sẽ được hình
thành và phát triển trên phạm vi vùng lãnh thổ và phạm vi cả nước. Và việc tổ chức,
phân bố sản xuất trên các vùng lãnh thổ hợp lý lại có ý nghĩa quan trọng đối với
phát triển các ngành và thành phần kinh tế.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH là con đường tất yếu phát triển kinh tế, sớm đưa Việt Nam thoát
ra khỏi tình trạng kém phát triển để trở thành quốc gia văn minh, hiện đại. Từ Đại
hội Đảng lần thứ VI đến nay, sự nghiệp đổi mới đất nước đã trải qua hơn 30 năm,
có ảnh hưởngvô cùng to lớn tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội đất
nước, tạo ra sự chuyển biến cho tất cả các thành phố lớn và địa phương trong cả
nước. Song, từ quá trình phát triển và bối cảnh hội nhập đang đặt ra nhiều vấn đề
quan trọng đối với chuyển dịch CCKT, mà vấn đề lớn nhất, đ ng thời cấp bách nhất
hiện nay là tái cấu trúc nền kinh tế.

Bức tranh kinh tế đất nước thời kỳ đổi mới được tạo dựng bởi sắc thái của các
ngành, các địa phương Sự chuyển dịch CCKT của mỗi ngành, mỗi địa phương dù
có điểm chung là tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng, song dấu ấn không như nhau cả về
mô hình, tốc độ, thậm chí cả lộ trình, và đương nhiên mức độ thành công cũng như
không thành công cũng rất khác nhau.
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, được tái lập tỉnh năm 1997
(tách ra từ tỉnh Hà Bắc). Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Bắc Giang đã huy
động mọi ngu n lực, nỗ lực phấn đấu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch
CCKT theo hướng CNH, HĐH, phát triển bền vững Quá trình đó đã đạt được
những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, mang lại giá trị kinh
tế ngày càng gia tăng, tạo ra những chuyển biến tích cực về mọi mặt.
1


Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nhất là từ điểm xuất phát của một tỉnh với
nền kinh tế thuần nông, một bộ phận người lao động vẫn còn mang nặng tập quán
sản xuất kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp, không muốn thay đổi cung cách làm ăn,
chỉ dựa vào khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, công
nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
tỉnh. Qua khảo sát và nghiên cứu thực tế ở Bắc Giang cho thấy, việc triển khai các
hoạt động chuyển dịch CCKT ở một số địa bàn còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được
tốc độ chuyển dịch CCKT mạnh, hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao Điều đó cho thấy,
yêu cầu về chuyển dịch CCKT là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh
tế và nguyện vọng của nhân dân trong tỉnh.
Quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh Bắc Giang đã xuất hiện những vấn đề
cần phân tích, giải đáp và làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vấn
đề về nhận thức và hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh hiện
nay. Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài “Quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh
Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015” để nghiên cứu nhằm tổng kết vấn đề này từ
góc độ lịch sử ở Bắc Giang, nhận diện được những thành công, đặc điểm, ý nghĩa

và những điểm hạn chế, khó khăn cùng các nguyên nhân của nó, để từ đó có thể
cung cấp cứ liệu lịch sử cho việc hoạch định những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch
CCKT ở địa phương trong thời gian tiếp theo.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích:
- Từ góc độ lịch sử Việt Nam, luận án này nhằm làm sáng tỏ quá trình chuyển
dịch CCKT ở Bắc Giang qua những bước khác nhau từ năm 1997 đến năm 2015;
- Làm rõ những thành tựu, hạn chế, những tác động của quá trình đó đến tình
hình kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng ở địa phương;
-

ước đầu rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ quá trình thực hiện chuyển

dịch CCKT của địa phương
2.2. Nhiệm vụ:
- Sưu tầm, xử lý và đánh giá tổng quan các tài liệu có liên quan đến quá trình
chuyển dịch CCKT của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang,
g m: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình chuyển dịch CCKT trước năm

2


1997, những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ
tỉnh Bắc Giang
- Phân tích quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang theo hai khoảng
thời gian để làm rõ bước phát triển trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT của
địa phương: Từ năm 1997 đến năm 2005 là quá trình bước đầu thực hiện chuyển
dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang sau ngày tái lập tỉnh; từ năm 2006 đến năm 2015 là
quá trình đẩy mạnh chuyển dịch CCKT với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn

- Đánh giá những thành quả và hạn chế của quá trình chuyển dịch CCKT của
tỉnh, chỉ ra những đặc điểm, ý nghĩa và tác động của quá trình đó đối với kính tế xã hội của địa phương
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự chuyển dịch CCKT của tỉnh Bắc Giang trên
các mặt: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian:
Mốc bắt đầu từ năm 1997 là năm tái lập tỉnh Bắc Giang, trên cơ sở chia tách
tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
Mốc kết thúc là năm 2015 Mốc thời gian này chỉ có ý nghĩa tương đối, vì đây
là mốc gần với thời điểm xác định đề tài nghiên cứu, chứ không phải là thời điểm
kết thúc sự chuyển dịch CCKT.
Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng đề cập đến tình hình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trước năm 1997, như một yếu tố tạo thuận lợi hoặc khó
khăn cho sự chuyển dịch CCKT thời gian sau. Mặt khác trong khi nghiên cứu, đề tài
cũng cập nhật những tư liệu sau năm 2015 để có thêm cơ sở nhận xét và kết luận.
- Về không gian:
Đề tài nghiên cứu về tỉnh Bắc Giang, bao g m thành phố Bắc Giang trực
thuộc tỉnh, 9 huyện trên địa bàn của tỉnh, bao g m: Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên,
Yên Dũng, Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn, Lục Nam, Sơn Động Tuy nhiên, để
có thêm cơ sở khoa học để rút ra những đánh giá, nhận xét khách quan, đề tài cũng
so sánh với cả nước, các tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc và một
một số tỉnh lân cận như ắc Ninh, Vĩnh Phúc để thấy được sự chuyển dịch CCKT
của Bắc Giang trong bức tranh chung của CCKT vùng và trên cả nước.

3


- Về nội dung:
Đề tài nghiên cứu chuyển dịch về cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu

vùng kinh tế cùng những vấn đề có liên quan như cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động…
trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể
được dịch chuyển đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả
nước. Sự phân bố lãnh thổ một cách hợp lý sẽ là tiền đề để phát triển các ngành và
các thành phần kinh tế.
* Nguồn tài liệu:
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển, kinh tế và
chuyển dịch CCKT.
- Các tài liệu đang được lưu giữ ở địa phương, bao g m các văn bản (nghị
quyết, chỉ thị, quyết định…), các chương trình, kế hoạch, các báo cáo của Ban Chấp
hành Đảng bộ, an Thường vụ, Hội đ ng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh,
các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, các sở và ban, ngành trong tỉnh Bắc Giang.
- Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, g m các sách chuyên
khảo, tham khảo, các đề tài, bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành,
các luận văn, luận án đã bảo vệ.
- Tài liệu chưa thành văn, chủ yếu là ngu n tài liệu khai thác qua những người
đã tham gia hoặc chứng kiến sự thực thi và biến đổi của CCKT ở tỉnh Bắc Giang.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luận sử học; phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng H Chí Minh,
quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm tái hiện một cách
khách quan, khoa học các sự kiện có liên quan đến quá trình chuyển dịch CCKT của
tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015, để từ đó khái quát, rút ra những kết luận về thành
công và hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT ở tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, điều tra thực địa dựa trên số liệu
và những thông tin qua khảo sát thực tế để đánh giá kết quả chuyển dịch CCKT của
tỉnh Bắc Giang qua từng giai đoạn.


4


5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống những yếu tố chi phối sự chuyển dịch CCKTở tỉnh
Bắc Giang, g m đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; tình hình chuyển dịch
CCKT trước năm 1997, những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước và Đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Những yếu tố này phản ánh những tiềm năng và
thế mạnh, thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức của địa phương trong quá
trình chuyển dịch CCKT, đ ng thời có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hiệu quả
của quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.
- Trình bày và phục dựng lại sựchuyển dịch CCKT từ năm 1997 đến năm
2015, gắn với những kết quả cụ thể của mỗi giai đoạn,bao g m chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tếvà cơ cấu vùng kinh tế để nhận diện những
bước đi của quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT của tỉnh trong quá
trình đẩy mạnh CNH, HĐH thời kỳ đổi mới.
- Phân tích sự phát triển trong sự chuyển dịch CCKT qua hai khoảng thời gian
1997-2005 và 2006-2015; từ đó góp phần tổng kết thực tiễn, rút ra những nhận xét
về những thành tựu, hạn chế và những tác động của quá trình chuyển dịch CCKT ở
tỉnh Bắc Giang.
- Cung cấp cho đọc giả, những nhà nghiên cứu khoa học ngu n tư liệu khách
quan, phong phú về quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh Bắc Giang từ năm 1997
đến năm 2015
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về quá trình chuyển dịch CCKT tỉnh
Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2015 Từ đó nêu lên những đặc điểm, ý nghĩa của
quá trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT của tỉnh trong những năm

tiếp theo
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các sở, ban, ngành khi
nghiên cứu và hoạch định các chính sách cho tỉnh có liên quan đến đổi mới mô
hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế của tỉnh.
- Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để viết lịch sử địa phương, làm tài liệu
giảng dạy lịch sử địa phương
5


7. Cơ cấu của luận án
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các phần Mở đầu, Kết
luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Giang từ năm 1997 đến năm 2005
Chương 3:Chuyển dịch cơ cấu kinh tếở tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến năm 2015
Chương 4: Một số nhận xét và vấn đề đặt ra

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình khoa học nghiên cứu chung về kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Do vị trí, vai trò quan trọng của việc phát triển kinh tế trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề chuyển dịch CCKT đã thu hút sự

quan tâm đặc biệt của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, các tổ chức và các nhà khoa
học tập trung nghiên cứu, thảo luận tìm các giải pháp tối ưu thúc đẩy chuyển dịch
CCKT theo hướng CNH, HĐH, làm biến đổi nhanh chóng nền kinh tế của đất nước.
Khi nghiên cứu về chuyển dịch CCKT, chúng ta cần thiết phải làm rõ một số khái
niệm sau đây:
Cơ cấu kinh tế: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Cơ cấu kinh tế "là tổng
thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành"[53, tr 610] CCKT mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, sự tăng trưởng
của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế. CCKT là hệ thống động, các yếu tố trong
CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, giai đoạn sau
phát triển cao hơn giai đoạn trước.
Chuyển dịch CCKT "là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ tình trạng lạc hậu,
mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, từng bước chuyên môn hóa hợp lý, trang bị kỹ
thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra năng suất lao động cao, hiệu quả kinh
tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế bao g m việc cải tiến cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ và cơ
cấu các thành phần kinh tế" [53, tr.610]
Nghiên cứu về kinh tế và chuyển dịch CCKT nói chung, đến nay đã có nhiều
công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau được đề cập. Nhiều công trình đã
được công bố trên sách, báo, tạp chí với nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu
về kinh tế và chuyển dịch CCKT ở Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau. Tập trung

7


vào nhiệm vụ nghiên cứu chính của đề tài, tác giả luận án đã tìm hiểu, nghiên cứu
các công trình viết về kinh tế và chuyển dịch CCKT ở Việt Nam trong những năm
đổi mới, không chỉ có những nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, mà còn

cung cấp cho tác giả tư duy và phương pháp nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu về các thành phần kinh tế, cuốn sách “Đổi mới và phát triển các
thành phần kinh tế” do Đỗ Hoài Nam chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, năm 1993) nêu lên thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các thành phần kinh
tế bước vào thời kỳ đổi mới đất nước Trên cơ sở phân tích các thành phần kinh tế,
cuốn sách xác định lại vai trò của từng thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc
dân và khẳng định sự cần thiết phải đổi mới các thành phần kinh tế nhà nước, tập
thể, phát triển các thành phần KTTN, kinh tế hộ gia đình trong bối cảnh đất nước
bước vào thời kỳ đổi mới và thực hiện CNH, HĐH Cuốn sách cung cấp những lý
luận cơ bản về đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế của Việt Nam, là cơ sở
để tác giả nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của các thành phần kinh tế
trong CCKT Việt Nam từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đến nay.
Cuốn sách“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế quốc dân” do GS TS Ngô Đình Giao chủ biên (Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1994) đã phân tích quan điểm và đánh giá thực trạng CCKT ở
Việt Nam. Từ đó, các tác giả đã chỉ ra phương hướng và biện pháp chuyển dịch
CCKT theo hướng công nghiệp hóa ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Bằng
việc chỉ ra sự chuyển dịch CCKT của từng ngành, cuốn sách giúp tác giả luận án
hiểu rõ hơn về vị trí, đặc điểm cũng như phương hướng, biện pháp chuyển dịch
CCKT của các ngành đó qua các giai đoạn làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
quá trình chuyển dịch CCKT ở địa phương
Nghiên cứu về kinh tế Việt Nam thời kỳ này, các tác giả cũng rất quan tâm
đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, vấn đề
nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cuốn sách “Đổi mới và hoàn
thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn” của PGS TS Lê Đình
Thắng chủ biên (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1995) nêu lên tầm quan trọng
và cơ sở khoa học của việc hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp nông
thôn Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày chính sách về CCKT nông nghiệp, nông thôn,


8


trong đó nêu lên vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với việc chuyển dịch
CCKT nông nghiệp, nông thôn.
Trong cuốn sách“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành
trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” do Đỗ Hoài Nam chủ biên (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1996), các tác giả đã luận giải một số vấn đề lý thuyết cơ bản và kinh
nghiệm thế giới về chuyển dịch CCKT ngành, phân tích thực trạng cơ cấu của nền
kinh tế Việt Nam. Từ đó, công trình ngiên cứu đã đi đến định dạng cơ cấu ngành và
chỉ ra những tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá
trình phát triển kinh tế, đó là định hướng phát triển kỹ thuật, công nghệ hiện đại,
hướng xuất khẩu, định hướng sử dụng lợi thế so sánh chủ yếu hiện có của đất nước.
Nghiên cứu về CCKT, các tác giả cũng có những nghiên cứu tương đối cụ thể,
chi tiết về các yếu tố có ảnh hưởng tới sự chuyển dịch của CCKT. Cuốn sách“Các
nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp
hóa ở Việt Nam” do Bùi Tất Thắng chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 1997) đã nghiên cứu cung cấp những cơ sở lý luận khi phân tích những yếu tố
tác động đến quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở trên phạm vi
cả nước và ở từng địa phương, các động thái chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong một số mô hình công nghiệp hóa (mô hình CNH kiểu “cổ điển”, theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu), các yếu tố kinh tế
quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịch CCKT trong quá trình CNH, các lợi thế so
sánh và tác động của các ngu n lực đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong quá trình CNH ở Việt Nam. Từ đó, các tác giả chỉ ra định hướng chuyển dịch
CCKT ngành trên cơ sở tác động của lợi thế so sánh các ngu n lực ở Việt Nam.
Cuốn sách“Phát triển các thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở
nước ta hiện nay” do GS TS Vũ Đình

ách và GS TS Ngô Đình Giao đ ng chủ


biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997). Cuốn sách đã làm rõ vai trò,
vị trí, thực trạng và xu hướng vận động của mỗi thành phần kinh tế trong hệ thống
kinh tế quốc dân Trên cơ sở nghiên cứu các thành phần kinh tế trên phạm vi cả
nước, tác giả cuốn sách đã đề xuất những giải pháp thúc đẩy các thành phần kinh tế
và các tổ chức kinh doanh tiếp tục phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nghiên cứu về CCKT ở các vùng lãnh thổ, có cuốn “Xác định cơ cấu kinh tế
lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm ở Viêt Nam” do PGS TS Ngô Doãn
Vịnh chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998) đã phân tích một
9


cách có hệ thống về tiền đề lý luận và quan điểm chủ đạo xây dựng cơ cấu lãnh thổ
theo hướng phát triển có trọng điểm ở Việt Nam. Công trình nghiên cứu đã trình
bày khái quát về các vùng kinh tế và nêu lên thực trạng CCKT lãnh thổ và một số
định hướng cơ cấu lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm.
Cuốn sách “Đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước: Lý luận, chính
sách và giải pháp” do GS TS Vũ Đình Bách chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thành phần kinh tế nhà
nước, những quan niệm về thành phần kinh tế nhà nước, về quá trình hình thành,
phát triển và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Các tác giả đã phân tích,
đánh giá thực trạng về quá trình cải tiến quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam; đ ng thời đưa ra các chính sách và giải pháp
đổi mới, tăng cường thành phần kinh tế nhà nước - hệ thống DNNN ở Việt Nam
trên con đường xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nghiên cứu về các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế nhà nước
gắn với quá trình sắp xếp, đổi mới các DNNN có cuốn sách: “Đổi mới tổ chức và
quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa” do GS TS Nguyễn Văn Thường chủ biên (Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà
Nội, 2001) đã đề cập đến các nội dung đổi mới tổ chức và quản lý các doanh nghiệp

nông nghiệp nhà nước nói chung, được minh chứng cụ thể ở địa bàn tỉnh Daklak nói
riêng. Do vậy, cuốn sách có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu về
các thành phần kinh tế và sự chuyển dịch CCKT thành phần trên phạm vi cả nước
cũng như các địa phương
Trong quá trình nghiên cứu về kinh tế nói chung và CCKT của Việt Nam nói
riêng, các nhà nghiên cứu đã có những công trình nghiên cứu công phu về lịch sử
kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới Đặc biệt là các công trình nghiên cứu lịch
sử kinh tế Việt Nam trong 30 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ để làm tư liệu, căn cứ nghiên cứu, so sánh, rút ra những bài học kinh
nghiệm về quá trình phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ
đổi mới Trong đó có cuốn sách Lịchsử kinh tế Việt Nam 1945 - 1975 của tác giả
Đặng Phong, g m 2 tập, Tập I: 1945 - 1954, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2002 và tập II: 1955 - 1975, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày về tình hình kinh tế của Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghiên cứu về sự phát triển kinh tế vùng kháng
10


chiến và về kinh tế và đời sống vùng Pháp chiếm Công trình nghiên đã tái hiện lại
toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh cách mạng trường kỳ của dân
tộc, rõ nét nhất là bức tranh kinh tế miền Bắc trong giai đoạn 1955 – 1975và kinh
tế, đời sống vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát trong giai đoạn 1955 - 1975.
Cuốn sáchNông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới 1986 – 2002 của Nguyễn
Sinh Cúc (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002) là cuốn sách tham khảo có ý
nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận một cách tương đối toàn diện lịch sử phát
triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến năm
2002. Công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng các vấn đề về nông nghiệp,
nông thôn; những thành tựu, khó khăn, t n tại trong quá trình phát triển. Từ đó, tác
giả cuốn sách đưa ra những định hướng và kiến nghị, giải pháp nhằm đưa nông
nghiệp, nông thôn phát triển trong những năm tiếp theo.

Cũng nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, cuốn sáchGóp phần
phát triển bền vững nông thôn Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân Thảo (Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) bàn về những vấn đề mang tính chiến lược
của nông nghiệp, nông thôn, những vấn đề về sử dụng đất đai, quy hoạch các vùng
kinh tế, việc làm ở nông thôn. Từ đó, tác giả đi đến phân tích, luận giải và đề xuất ý
kiến cho một số vấn đề như: sản xuất lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế trên
địa bàn nông thôn, vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn… Cuốn sách đã đề cập
tới những vấn đề lớn ở tầm chiến lược đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn,
chuyển dịch CCKT nông nghiệp.
Sự chuyển biến nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm đầu
thế kỷ XXI là đề tài được nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, cuốn
sách“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, do TS.
Nguyễn Trần Quế làm chủ biên (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004) trên
cơ sở sử dụng những số liệu phong phú có ngu n gốc tin cậy từ tổng cục Thống kê,
các sách, báo, tạp chí, kết hợp với sự luận giải khoa học đã cung cấp một bức tranh
tổng quát về chuyển dịch CCKT của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI,
trong đó có có chuyển dịch CCKT nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế Đặc biệt, công trình
đã đi sâu vào việc chỉ ra thực trạng và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở
từng ngành, từng thành phần và từng vùng kinh tế trên cả nước Công trình đã giúp

11


cho tác giả luận án có căn cứ khoa học để so sánh, đánh giá kết quả sự chuyển dịch
CCKT của tỉnh Bắc Giang với cả nước.
ước vào thời kỳ đổi mới, vấn đề kinh tế được xác định là nhiệm vụ quan
trọng trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và được nhiều các nhà nghiên
cứu quan tâm, tổng kết, đánh giá về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam từ
sau năm 1986 Cuốn sách“Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) - thành

tựu và những vấn đề đặt ra” do Đặng Thị Loan chủ biên (Nhà xuất bảnĐại học
Kinh tế quốc dân, 2006) đã trình bày một cách tổng quan về 20 năm đổi mới kinh tế
ở Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá một số vấn đề kinh tế chủ yếu của
Việt Nam giai đoạn này như: Sự hình thành và phát triển các loại thị trường, đổi
mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, phát triển KTTN, hội nhập kinh tế quốc
tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài… tác giả đã nêu lên một số bài học kinh
nghiệmcủa quá trình đổi mới kinh tế trong những năm đầu đổi mới. Thành công của
cuốn sách là đã nêu lên phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới kinh tế Việt
Nam trong những năm tiếp theo làm cơ sở cho việc nghiên cứu, hoạch định các
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn sau.
Bàn về cơ cấu ngành kinh tế, năm 2006, tác giả Bùi Tất Thắng (chủ biên) cho
ra đời cuốn sách“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” (Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội). Cuốn sách được biên soạn chủ yếu dựa trên kết quả
nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước KX 02-05 :“Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (nằm trong Chương trình
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX- 02: “Công nghiệp hóa , hiện đại hóa theo
định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi”) Trong cuốn sách này, các tác
giả đã đi sâu phân tích các điểm trọng yếu về chuyển dịch CCKT ngành, bao g m:
Tổng quan một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ
CNH, những tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch CCKT, những kinh nghiệm và bài
học rút ra từ chuyển dịch CCKT trong một số mô hình CNH và quá trình thay đổi
nhận thức trong cách tiếp cận về CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT ngành thể hiện
trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ. Từ đó, các tác giả đã đánh giá quá
trình chuyển dịch CCKT ngành ở Việt Nam trong thời kỳ thực hiện đường lối đổi
mới, so sánh với các nhóm NIES trong khu vực Đông Á, đ ng thời phân tích và
đánh giá những tác động, ảnh hưởng của những yếu tố mới trên thế giới và các nước
đối với chuyển dịch CCKT Việt Nam… ên cạnh đó, cuốn sách đã luận giải cơ sở
12



của cách tiếp cận vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tình hình mới,
phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn gắn liền với bối cảnh mới về kinh tế
quốc tế và trong nước liên quan trực tiếp tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong quá trình CNH. Cuốn sách cũng đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, một vấn đề cơ bản nhất trong chuyển dịch CCKT
nói chung.
Bàn về các thành phần kinh tế, có cuốn sách chuyên khảo “Sở hữu tập thể và
kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam” của TS. Chử Văn Lâm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006). Cuốn sách đã khái quát một số nghiên cứu về sở hữu tập thể trên thế giới và
trong nước, nêu lên mức độ của vấn đề sở hữu tập thể và tầm quan trọng của KTTT
trong nền kinh tế thị trường ở các nước chuyển đổi Trên cơ sở đó, cuốn sách chỉ ra
những quan điểm nhìn nhận về mô hình HTX ở Việt Nam trong tương lai là một tất
yếu khách quan. Qua việc nghiên cứu sự phát triển của mô hình hợp tác trên thế giới
và thực tiễn phát triển HTX của Việt Nam, tác giả đã kiến nghị một số giải pháp vĩ
mô thúc đẩy phát triển hơn nữa mô hình kinh tế tập thể trong điều kiện hội nhập của
nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Cũng nghiên cứu về sự vận động của các thành phần kinh tế, các nhà nghiên
cứu đã đặc biệt quan tâm tới thành phần kinh tế tư nhân từ khi thành phần kinh tế
này được khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cuốn sách chuyên khảo “Sở hữu tư nhân và kinh tế tư
nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do
GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006) nghiên cứu về sở hữu tư nhân và KTTN Đây là khu vực kinh tế nhạy cảm
trong nền kinh tế thị trường, có tiềm lực lớn trong việc nâng cao năng lực nội sinh
của đất nước, thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Xuất pháp từ thực tiễn vận động
của KTTN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tác giả đã chứng minh tính tất yếu
khách quan và sự phát triển lâu dài của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt
Nam, khẳng định KTTN là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất một số

chính sách và giải pháp mang tính chiến lược về KTTN trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

13


Bên cạnh việc nghiên cứu về các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các
nhà nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm tới các vùng kinh tế ở Việt Nam. Cuốn sách
chuyên khảo “Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH” do TS.Nguyễn
Xuân Thu, TS. Nguyễn Văn Phú đ ng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
2006) đã trình bày tổng quan về vùng, phân vùng kinh tế. Các tác giả tập trung phân
tích các lợi thế so sánh của các kiểu loại vùng, rút ra những nhận định quan trọng về
tính đa dạng và phân dị của các điều kiện, yếu tố phát triển vùng, mức độ và khả
năng khai thác ngu n lực của các vùng lãnh thổ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp
thúc đẩy phát triển các vùng trong quá trình thực hiện rút ngắn tiến trình CNH,
HĐH đất nước. Thành công chính của cuốn sách là bước đầu phân tích và luận giải
về sự phát triển kinh tế vùng trong CCKT chung của cả nước, bao g m nhận định
về việc khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của các vùng, xu hướng phát triển của các
vùng… Tuy nhiên, công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại trình bày một cách khái
quát về sự phát triển của các vùng trên quy mô cả nước, mà chưa đi sâu nghiên cứu
từng vùng cụ thể. Cuốn sách giúp cho tác giả luận án có thêm cơ sở khoa học
nghiên cứu về chuyển dịch CCKT vùng, lãnh thổ của tỉnh Bắc Giang.
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20 năm đổi mới và phát triển”
của tác giả Đặng Kim Sơn (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) đã tái
hiện lại bức tranh nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới, nêu bật sự
chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc chuyển dịch cơ cấu
trong nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp đã được
tiến hành mạnh mẽ, đem lại giá trị sản xuất cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới nền kinh
tế. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận định: Quá trình chuyển dịch CCKT nông nghiệp,
nông thôn diễn ra còn chậm so với yêu cầu đặt ra và chưa tương xứng với tiềm năng

của đất nước Cơ bản nông thôn nước ta vẫn mang tính thuần nông. Nông nghiệp
vẫn là ngu n việc làm và thu nhập chính của cư dân nông thôn Đ ng thời công
trình nghiên cứu cũng đề cập tới những thách thức và một số vấn đề đặt ra đối với
phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong tương lai
Tiếp tục nghiên cứu về các vùng kinh tế, năm 2007, cuốn sách“Kinh tế vùng
Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn”được xuất bản do TS. Lê Thu Hoa chủ biên
(Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, 2007) là một cuốn sách chuyên khảo đề
cập một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế vùng và vận dụng trong nghiên cứu thực
tiễn phát triển vùng ở Việt Nam. Nội dung của cuốn sách đề cập tới nội dung của
14


Luận án đủ ở file: Luận án full






×