Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ

Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ MINH THƠ
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

PHAN THỊ MINH THƠ

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn:


TS. VÕ TẤN ĐẠI
PGS. TS TRẦN THỊ DÂN

Tháng 08/2012

i



XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: PHAN THỊ MINH THƠ
Tên luận văn: “Khảo sát một số yếu tố liên quan đến đẻ khó trên chó”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa .
Ngày 1 tháng 8 năm 2012

ii


LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy: Võ Tấn Đại
Cô : Trần Thị Dân
Cô : Nguyễn Vũ Thuỵ Hồng Loan
Bác Sĩ: Lê Phạm Bảo Châu
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, truyền đạt lại kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm
vô cùng quý giá và giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Quý thầy cô Khoa Chăn Nuôi Thú Y.
Đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt những
năm học qua.
Cô chú, anh chị bác sĩ thú y làm việc tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều
Trị Chi Cục Thú Y Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em thực
tập và hoàn thành luận văn này.
Tất cả những người bạn đã bên cạnh, động viên, chia sẽ, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua.
Phan Thị Minh Thơ

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số yếu tố liên quan đến đẻ khó trên chó” được
tiến hành tại Trạm Chẩn Đoán – Xét Nghiệm và Điều Trị Chi cục Thú Y TP. Hồ Chí
Minh từ tháng 12/2011 đến 4/2012. Mục tiêu của đề tài là đánh giá những bất thường
về dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh X quang, siêu âm và hàm lượng các chất progesterone,
canxi liên quan đến đẻ khó trên chó.
Trong số 405 chó đến khám thai tại Trạm, phát hiện có 70 chó có dấu hiệu đẻ
khó can thiệp bằng phẫu thuật, chiếm tỷ lệ 17,28%, 17 chó đẻ theo yêu cầu (4,2%).
Giống chó có tầm vóc nhỏ như Chihuahua trong độ tuổi ≤ 2 năm, ở lứa đẻ thứ nhất có
tỷ lệ đẻ khó cao nhất.
Biểu hiện lâm sàng thường xuất hiện của chó đẻ khó chó mẹ đã đẻ con ở nhà và
không thấy đẻ con tiếp theo chiếm tỷ lệ cao nhất 22,85%. Chó mẹ ra dịch xanh đen hôi
thối (14,28%), chó mẹ chảy nước ối lâu nhưng chưa đẻ (11,4%), bọc ối đã lồi ra đến cổ
tử cung (10%), chó mẹ rặn liên tục nhưng thai không ra (10%), chó mẹ xuất huyết âm
đạo (8,54%).
Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó được ghi nhận trong quá trình khảo sát gồm

thai to (25,71%), thai chết, thối rữa (22,85%), tư thế thai bất thường (18,57%), tử cung
bị xoắn, vỡ, dính (7,1%), cổ tử cung không nở (10,3%), chó mẹ mệt, không rặn đẻ
(7,1%), đẻ non (7,1%), thai bị kẹt lại ở khung xương chậu (4,2%), thai yếu (4,2%).
Những bất thường quan sát được trong quá trình phẫu thuật gồm viêm dính tử
cung (7,69%), tử cung có mủ (6,15%), tử cung bị vỡ (3,07%). Tai biến sau phẫu thuật
gồm có đứt chỉ đường may da cơ (7,69%), nhiễm trùng vết thương (7,69%) và con mẹ
chết (1,54%).
Nồng độ progesterone và canxi huyết thanh trung bình của nhóm chó đẻ khó
được ghi nhận lần lượt 2,498 ± 0,361 ng/ml và 2,2167 ± 0,293 mmol/L.

 

 

iv 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ......................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ................................................................................. ii
Cảm tạ ............................................................................................................................. iii
Tóm tắt ............................................................................................................................ iv
Mục lục............................................................................................................................ vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Danh sách các hình.......................................................................................................... xi
Danh sách các biểu đồ ..................................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1

1.2 Mục đích.................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái .............................................................................. 3
2.1.1 Buồng trứng............................................................................................................ 3
2.1.2 Ống dẫn trứng......................................................................................................... 4
2.1.3 Tử cung .................................................................................................................. 4
2.1.4 Âm đạo ................................................................................................................... 5
2.1.5 Âm hộ ..................................................................................................................... 5
2.1.6 Cấu tạo của xương chậu ......................................................................................... 6
2.2 Sự sinh đẻ .................................................................................................................. 7
2.2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản chó cái ................................................................. 7

vi


2.2.2 Các kích thích tố liên quan đến sự sinh đẻ ............................................................. 7
2.2.3 Những giai đoạn của quá trình đẻ .......................................................................... 8
2.3 Đẻ khó ....................................................................................................................... 11
2.3.1 Chó đẻ khó ............................................................................................................. 11
2.3.1.1 Định nghĩa ........................................................................................................... 11
2.3.1.2 Các nguyên nhân gây đẻ khó .............................................................................. 11
2.4 Phương pháp chẨn đoán phát hiỆn thai.................................................................... 14
2.5 Những biện pháp can thiệp đối với chó đẻ khó ........................................................ 15
2.5.1 Can thiệp bằng tay .................................................................................................. 15
2.5.2 Sử dụng thuốc......................................................................................................... 15
2.5.3 Phẫu thuật ............................................................................................................... 15
2.6 Lượt duyệt các công trình nghiên cứu liên quan ....................................................... 16
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 19
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 19

3.1.1 Thời gian ................................................................................................................ 19
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................................. 19
3.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................... 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 19
3.4 Phương tiện nghiên cứu ............................................................................................ 19
3.4.1 Dụng cụ khám ........................................................................................................ 19
3.4.2 Dụng cụ giải phẫu .................................................................................................. 19
3.4.3 Trang thiết bị chẩn đoán......................................................................................... 20
3.4.4 Dược phẩm ............................................................................................................. 20
3.5 Phương pháp thực hiện.............................................................................................. 21
3.5.1 Tại phòng khám .................................................................................................... 21
3.5.1.1 Tìm hiểu bệnh sử ................................................................................................. 21
3.5.1.2 Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................................ 21

vii


3.5.2 Tại phòng siêu âm .................................................................................................. 21
3.5.3 X quang .................................................................................................................. 23
3.5.4 Phân tích máu ........................................................................................................ 23
3.6 Các trường hợp can thiệp .......................................................................................... 24
3.6.1 Can thiệp bằng tay ................................................................................................. 24
3.6.2 Can thiệp bằng phẫu thuật ...................................................................................... 25
3.7 Các chỉ tiêu khảo sát ................................................................................................. 29
3.8 Phương pháp xử lý thống kê ..................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 37
4.1 Khảo sát tỷ lệ chó đẻ khó .......................................................................................... 31
4.1.1 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó ................................................................................. 31
4.1.2 Các trường hợp chó đẻ khó cần can thiệp lấy thai ................................................. 32
4.1.4 Tỷ lệ chó đẻ khó theo độ tuổi ................................................................................. 34

4.1.5 Tỷ lệ chó đẻ khó theo lứa đẻ .................................................................................. 35
4.2 Triệu chứng lâm sàng trên nhóm chó đẻ khó ............................................................ 36
4.3 Nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ......................................................................... 38
4.4 Hàm lượng progesterone huyết thanh ....................................................................... 43
4.5 Hàm lượng canxi huyết thanh ................................................................................... 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 49
5.1 Kết luận ..................................................................................................................... 49
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 51
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 55

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

 

FSH

:

Follicle-stimulating hormone

LH

:

Luteinizing hormone


PGF2α

:

Prostaglandin F2α

ACTH

:

Adrenocorticotropic hormone

IV(intravenous)

:

Tiêm tĩnh mạch

SC (subcutaneous)

:

Tiêm dưới da

 

iv 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 2.2 Tác động của kích thích tố khi sinh ......................................................... 10
Biểu đồ 4.1 Tần suất chó đẻ khó và chó đẻ theo yêu cầu ............................................ 38
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ chó đẻ khó theo giống .................................................................... 32
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ chó đẻ khó theo độ tuổi .................................................................. 34
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ chó đẻ khó theo lứa đẻ ................................................................... 35

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản chó cái ........................................................... 8
Bảng 4.1 Phân bố các trường hợp chó đẻ khó cần can thiệp lấy thai ........................... 32
Bảng 4.2 Tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng bất thường trên chó đẻ khó............... 36
Bảng 4.3 Tỷ lệ nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ..................................................... 38
Bảng 4.4 Hàm lượng progesterone trên chó đẻ khó...................................................... 43
Bảng 4.5 Các trường hợp chó đẻ khó có hàm lượng progesterone < 1 ng/ml .............. 44
Bảng 4.6 Các trường hợp chó đẻ khó có hàm lượng progesterone ≥ 1 ng/ml .............. 44
Bảng 4.7 Hàm lượng progesterone trung bình trên chó đẻ khó .................................... 45
Bảng 4.8 Hàm lượng canxi trung bình trên chó đẻ khó ................................................ 45
Bảng 4.9 Tỷ lệ bất thường trong phẫu thuật trên nhóm chó đẻ khó can thiệp bằng
phẫu thuật ...................................................................................................................... 46
Bảng 4.10 Tỷ lệ tai biến sau phẫu thuật trên nhóm chó đẻ khó can thiệp bằng
phẫu thuật ...................................................................................................................... 48

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái ..................................................................... 5
Hình 2.2 Cấu tạo khung xương chậu chó ........................................................................ 6
Hình 3.1 Dụng cụ phẫu thuật ........................................................................................ 20
Hình 3.2 Siêu âm chó .................................................................................................... 22
Hình 3.3 Đo đường kính lưỡng đỉnh thai 59 ngày ........................................................ 22
Hình 3.4 Cách đo khung xương chậu ............................................................................ 23
Hình 3.5 Lấy máu tĩnh mạch chó mẹ ............................................................................ 23
Hình 3.6 Xoa bóp xoang bụng giúp đẩy thai về phía sau ............................................. 24
Hình 3.7 Kéo thai bằng tay hay bằng kẹp không mấu .................................................. 24
Hình 3.8 Tạo một lớp thủng trên thân tử cung gần ngã ba ........................................... 26
Hình 3.9 Kẹp chặt thành tử cung vào thành bụng để tránh dịch ối tràn vào gây
nhiễm trùng xoang bụng................................................................................................ 26
Hình 3.10 Đưa ngón tay vào tử cung dò tìm đầu, chân, đuôi chó con .......................... 27
Hình 3.11 Dùng tay bóp 2 bên bụng giúp đẩy đầu thai lên .......................................... 27
Hình 3.12 Đầu thai chui ra khỏi bụng mẹ ..................................................................... 27
Hình 3.13 Dùng tay kéo chân chó con ra khỏi bụng mẹ ............................................... 28
Hình 3.14 Kẹp và cắt rốn chó con ................................................................................. 28
Hình 3.15 Kéo phần nhau còn sót lại ra ngoài .............................................................. 28
Hình 3.16 Tử cung đã được may xong.......................................................................... 29
Hình 4.1 Bọc ối lồi ra ở âm đạo .................................................................................... 37
Hình 4.2 Chân chó con lồi ra ở âm đạo......................................................................... 37
Hình 4.3 Sản dịch xanh đen .......................................................................................... 37
Hình 4.4 Xuất huyết âm đạo ở chó mẹ.......................................................................... 37
Hình 4.5 Tạo lỗ thủng trên tử cung dẫn lưu bớt nước ối ở thai chết lưu ...................... 39
Hình 4.6 Tử cung được mở rộng để lấy thai chết lưu ................................................... 39

xi



Hình 4.7 Thai chết bị phân hủy khi chó mẹ được chích thuốc ngừa thai ..................... 39
Hình 4.8 Thai chết, thối rữa .......................................................................................... 40
Hình 4.9 Chó con mới sinh bị dị tật ở 2 chân sau ......................................................... 40
Hình 4.10 Chó con mới sinh với tim thai nằm ngoài xoang bụng ................................ 40
Hình 4.11 Não chó con Chihuahua mới sinh bị úng thủy ............................................. 40
Hình 4.12 Quái thai ....................................................................................................... 40
Hình 4.13 Thai chết non ................................................................................................ 40
Hình 4.14 Thai chết sình hơi ......................................................................................... 41
Hình 4.15 Tử cung chứa thai chết ................................................................................. 41
Hình 4.16 Não úng thủy ................................................................................................ 41
Hình 4.17 Thai chết trong xoang bụng ......................................................................... 41
Hình 4.18 Thai chết lưu ................................................................................................ 41
Hình 4.19 Thai chết 55 ngày ......................................................................................... 41
Hình 4.20 Thai nằm cong .............................................................................................. 42
Hình 4.21 Thai nằm ngang ............................................................................................ 42
Hình 4.22 Song thai (2 thai chen nhau cùng ra)............................................................ 42
Hình 4.16 Tử cung bị loét, sung huyết .......................................................................... 47
Hình 4.17 Tử cung có mủ ............................................................................................. 47
Hình 4.18 Nhiễm trùng vết thương không có mủ ......................................................... 48
Hình 4.19 Nhiễm trùng vết thương có mủ .................................................................... 48
Hình 4.20 Cắt lọc mô hoại tử trước khi may lại ........................................................... 48

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chó là thú nuôi thông thường tại các gia đình Việt Nam. Ngày nay với cuộc
sống kinh tế ngày càng khá giả, mối quan tâm đến sự nuôi dưỡng của thú cưng trong

nhà ngày càng được chú trọng nhất là đối với những thú nuôi có giá trị lớn. Do vậy, khi
chú chó cưng mang thai và mong muốn có một quá trình sinh nở bình thường cũng là
mối lo lắng của chủ nhân. Tuy nhiên, đẻ khó là một vấn đề thường gặp ở chó. Theo
nhiều tác giả cho thấy tình trạng đẻ khó ở chó chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là ở nhóm chó
ngoại (94,1%), nhóm chó có tầm vóc nhỏ như Chihuahua (55,8%) (Huỳnh Thị Bích
Ngọc, 2008). Chó cái trên 6 năm tuổi mang thai có nguy cơ dễ bị mắc các rối loạn sinh
sản và thai chết non tăng đáng kể so với chó mang thai có tuổi nhỏ hơn và nguyên nhân
cũng được liệt kê khá nhiều như do mẹ, do con, bất thường tử cung hoặc khung chậu.
(Adrea Munich, 2009)
Progesterone là một trong những kích thích tố liên quan đến quá trình sinh đẻ.
Trước khi sinh, hàm lượng progesterone trong máu sụt giảm để không còn tác dụng ức
chế co thắt cơ tử cung. Theo nghiên cứu của Annika (2009) nồng độ progesterone vào
thời điểm sinh của nhóm chó đẻ khó cao hơn so với nhóm chó đẻ bình thường và nồng
độ chất này tập trung cao ở những nhóm chó không co bóp tử cung. Do đó mức
progesterone huyết thanh có thể liên quan đến tình trạng đẻ khó.
Canxi là chất khoáng thiết yếu có vai trò quan trọng trong rất nhiều hoạt động
nội và ngoại bào trong đó có việc tham gia kiểm soát sự co thắt tử cung trong trường
hợp thú trong giai đoạn sinh đẻ. Theo nghiên cứu của Annika (2009), ở những chó cái
tử cung không co thắt nồng độ canxi trong máu thấp bất thường.

 
 


Nhằm tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố có thể có liên quan đến tình trạng
đẻ khó ở chó, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi - Thú y, Trạm Chẩn Đoán –Xét
Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP.Hồ Chí Minh và dưới sự hướng dẫn của TS. Võ
Tấn Đại, PGS. TS Trần Thị Dân, BSTY Lê Phạm Bảo Châu, đề tài “Khảo sát một số
yếu tố liên quan đến tình trạng đẻ khó trên chó” được thực hiện nhằm chẩn đoán chính
xác nguyên nhân cũng như giúp can thiệp xử trí kịp thời.

1.2 Mục đích
Tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố có thể có liên quan đến tình trạng đẻ
khó ở chó dựa vào chẩn đoán lâm sàng và một số chẩn đoán phi lâm sàng như siêu âm,
X quang, cùng với việc xét nghiệm hàm lượng progesterone và canxi trong máu.
1.3 Yêu cầu
Khảo sát tần suất giống chó, lứa tuổi, lứa đẻ ở nhóm chó đẻ khó.
Theo dõi những triệu chứng lâm sàng tiền sản trên nhóm chó đẻ khó.
Đánh giá kết quả siêu âm, X quang, hàm lượng progesterone và canxi trong máu
để xác định những bất thường ở chó đẻ khó.
Đánh giá hiệu quả điều trị ở nhóm chó đẻ khó.


 
 


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
2.1.1 Buồng trứng
Là nơi sản xuất trứng, tổng hợp và phân tiết hormone sinh dục cái. Buồng trứng
có dạng hình bầu dục hay hình tròn, nằm trong túi buồng trứng, hai bên trong xoang
bụng và phía sau thận. Mỗi buồng trứng được đính bởi dây riêng vào tử cung và treo
vào cân mạc ngang của bụng. Buồng trứng phải thường nằm về phía trước hơn buồng
trứng trái và nằm ở khoảng đốt sống thắt lưng số 3 - 4, buồng trứng bên trái nằm ở đốt
sống thắt lưng số 4 - 5. Phần lớn buồng trứng được lớp màng bụng bao phủ, ở mặt
trong, nơi mạch máu và thần kinh đi vào gọi là tể noãn.
Mô liên kết tạo nên gian sườn của buồng trứng. Xen kẽ với hệ thống mô liên kết
này có nhiều nang noãn chứa noãn ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Các noãn
còn non được bao quanh bởi một nang dày, gồm nhiều lớp tế bào. Noãn chín hay noãn

trưởng thành có kích thước lớn, lớp bao bên ngoài mỏng dần do các lớp tế bào tiêu biến
đi và có chứa một lượng dịch nhất dịch. Các nang noãn chín gọi là nang Graaf và trồi
lên bề mặt của noãn sào, có thể thấy được bằng mắt thường. Khi nang Graaf vỡ, sẽ
phóng thích noãn gọi là sự rụng trứng. Khi nang noãn vỡ, xoang của nang sẽ động máu
gọi là hồng thể. Sau đó, lớp tế bào của nang phát triển và tích nhiều mô mỡ gọi là thể
vàng hay hoàng thể. Nếu có sự thu thai, thể vàng sẽ phát triển rất lớn và tồn tại lâu, nếu
không có sự thụ thai, thể vàng sẽ teo dần và cuối cùng tạo thành một vết sẹo gọi là
bạch thể (Phan Quang Bá, 2003).


 
 


2.1.2 Ống dẫn trứng
Cấu tạo gồm 3 phần: loa kèn là nơi nhận trứng chín rụng, thân ống dẫn trứng là
nơi diễn ra quá trình thụ tinh ở 1/3 trên ống dẫn trứng, phần eo có đường kính rất nhỏ
với chức năng vận chuyển trứng đã được thụ tinh ở 1/3 trên ống dẫn trứng.
Vai trò cơ bản của ống dẫn trứng là vận chuyển noãn và tinh trùng đến nơi thụ
tinh trong ống dẫn trứng, tiết các chất để nuôi dưỡng noãn, duy trì sự sống và hoàn
thiện khả năng thụ tinh của tinh trùng, tiết các chất nuôi dưỡng phôi trong vài ngày
trước khi phôi đi vào tử cung (Nguyễn Văn Thành, 2000).
2.1.3 Tử cung
Là 1 ống cơ rỗng, nằm phần lớn trong xoang bụng, phần sau trong xoang chậu
chia làm 3 phần:
Sừng tử cung gồm 2 sừng nối với 2 ống dẫn trứng phía trước. Các sừng nằm
hoàn toàn trong xoang bụng, vị trí và hình dáng thay đổi tuỳ theo loài. Các sừng nhỏ ở
phía trước và rộng dần về phía sau.
Thân tử cung nằm 1 phần trong xoang bụng, 1 phần trong xoang chậu, đường
kính lớn hơn sừng tử cung nhưng ngắn hơn. Thân là nơi tiếp nhận hai sừng, mặt trên

tiếp giáp với trực tràng, mặt dưới tiếp giáp với bàng quang.
Cổ tử cung là phần hẹp ở phía sau, có thành rất dày, phía sau cổ tử cung nối với
âm đạo.
Từ ngoài vô trong, tử cung cấu tạo gồm 3 lớp: lớp áo trơn liên tục với dây rộng
tử cung; lớp cơ trơn gồm cơ dọc ở ngoài mỏng và cơ vòng ở trong dày hơn, giữa 2 lớp
cơ có 1 lớp mô liên kết chứa rất nhiều mạch máu, lớp áo cơ dày nhất ở cổ tử cung; lớp
niêm mạc có màu hồng, với nhiều tế bào tiết dịch nhầy.
Sự cố định tử cung bởi hai màng treo tử cung hay màng rộng ở hai bên, liên kết
tử cung với thành trên của xoang bụng và xoang chậu. Trên dây rộng này, có chứa rất
nhiều mạch máu, thần kinh. Dây tròn xuất phát ở cạnh dưới sừng tử cung, đến nối với
đáy thành bụng chỗ vòng bẹn sâu của kênh bẹn (Phan Quang Bá, 2003).

 
 


2.1.4 Âm đạo
Âm đạo nằm nối tiếp phía sau của cổ tử cung, là một ống cơ, tiết diện có thể dãn
nở rất lớn. Phía trên âm đạo tiếp xúc với trực tràng, phía dưới với bàng quang và ống
thoát tiểu. Âm đạo có cấu tạo gồm 3 lớp: áo trơn ở bên ngoài, gồm phần lớn là mô liên
kết đàn hồi, phía trước được phần sau màng bụng bao phủ; áo cơ gồm lớp cơ dọc ở
ngoài và cơ vòng ở trong; trong cùng là lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp dọc, nhờ đó âm
đạo có thể tăng đường kính rất lớn.
2.1.5 Âm hộ
Là cửa sau của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Cửa mở của ống âm hộ
có hình bầu dục, hai bên là 2 môi. Mép dưới của âm hộ có một thể tròn nằm trong một
xoang nhỏ, đó chính là âm vật hay dấu vết của dương vật trên thú đực (Phan Quang Bá,
2003).

Hình 2.1: Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái

(Nguồn dẫn liệu: />5 
 
 


2.1.6 Cấu tạo của xương chậu
Xương chậu bao gồm xương hông, xương tọa và xương mu. Các xương này
dính với nhau bằng các khớp bất động tạo thành xương chậu. Hai bên của xương chậu
khớp với nhau bởi khớp tọa mu hay còn gọi là khớp hàn xương bồn. Đây là khớp bán
động chuyển động theo dạng dang - khép. Nhờ vậy mà đường kính xoang chậu có thể
tăng lên, rất quan trọng trong sự sinh đẻ chó cái. Các biến dạng về khung xương chậu
đều ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của chó cái (Nguyễn Thùy Thanh Thanh, 2011).

Hình 2.2: Cấu tạo khung xương chậu chó
(Nguồn dẫn liệu:
/>

 
 


2.2 SỰ SINH ĐẺ
2.2.1 Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản chó cái
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản chó cái
STT Chỉ tiêu

Bình quân

Biến động


1

Tuổi thành thục của chó cái

10 tháng

7 – 13 tháng (1)

2

Tuổi trưởng thành

1 năm

7 – 13 tháng (2)

3

Thời gian động dục

8 ngày

6 – 10 ngày (1)

4

Khoảng cách giữa 2 kỳ động dục

6 – 8 tháng


59 – 66 ngày (1)

5

Số con trong 1 lứa
+ Giống nhỏ vóc

3 – 4 con

1 – 5 con (1)

+ Giống vóc trung bình

6 – 7 con

2 – 10 con (1)

+ Giống lớn vóc

7 – 8 con

3 – 15 con (1)

6

Thời gian cho sữa

6 tuần

5 – 8 tuần (1)


7

Tuổi dứt sữa

8 – 9 tuần

5 – 8 tuần (2)

8

Mùa phối giống

Tháng 1, 2

5 – 8 tuần (1)

9

Tuổi thọ

13 – 17 năm

Tới 34 năm (2)

(1) Theo Spira (1988)
(2) Theo Smith and Mangkoevidjojo (1987), trích dẫn bởi Lê Văn Thọ (1995)
2.2.2 Các kích thích tố liên quan đến sự sinh đẻ
Estrogen được tiết ra từ nang noãn, tinh hoàn, tuyến thượng thận, kích thích
tổng hợp protein và phát triển noãn, làm thay đổi hành vị của thú cái, tạo điều kiện

thuận lợi cho sự phát triển nang noãn để thụ tinh trong tử cung, kích thích phát triển
tuyến vú, khởi động co thắt cơ trơn tử cung và góp phần chuẩn bị sinh đẻ.
Progesterone được tiết ra từ thể vàng, nhau, tuyến thượng thận tạo điều kiện
thuận lợi trong tử cung cho phôi phát triển, giúp tăng tiết và ngăn ngừa co thắt cơ trơn
tử cung, ngoài ra còn góp phần cho tăng trưởng và biệt hoá mô tuyến vú để chuẩn bị

 
 


cho việc tạo sữa (Trần Thị Dân, 2006). Thay đổi tỷ lệ estrogen: progesterone ở nhau
thai được xem là một yếu tố quan trọng cảm ứng sự sinh đẻ. Trên chó tỷ lệ này tăng
chủ yếu do giảm progesterone, điều này liên quan đến sự tổng hợp prostaglandin (Dẫn
liệu của Nguyễn Thùy Thanh Thanh, 2011).
Relaxin tiết ra từ nhau và thể vàng trong suốt thai kỳ, cùng với progesterone
ngăn ngừa co thắt tử cung, làm lỏng lẻo mô liên kết ở cổ tử cung và các dây gân ở vùng
xương chậu để mở rộng đường sinh dục trước khi sinh (phối hợp với prostaglandin)
(Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang, 2006).
Prostaglandin cùng với oxytocin gây co tế bào cơ trơn tử cung để đẩy thai ra
ngoài, gây thoái biến thể vàng nếu thú không mang thai.
Oxytocin được cho là quan trọng trong việc gây cảm ứng sự sinh đẻ và được sử
dụng để hỗ trợ sinh đẻ. Oxytocin ở mức tương đối thấp trong suốt giai đoạn cuối của
thai kỳ và giai đoạn đầu của sự sinh đẻ, hàm lượng oxytocin trong máu tăng dần khi
đầu thai lồi ra âm hộ cũng như khi nhau thai được trục xuất, điều này cũng phụ thuộc
chủ yếu vào sự suy giảm progesterone và sự tăng estrogen. Vì thế oxytocin chỉ đóng
một vai trò nhỏ trong sự khởi đầu của sự co bóp tử cung (Noakes và ctv, 2001).
2.2.3 Những giai đoạn của quá trình đẻ
Theo dẫn liệu từ Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006) tiến trình sinh
đẻ bắt đầu từ việc tiết cortisol từ thai. Người ta giả thiết rằng việc thiếu chỗ trong tử
cung và nhu cầu biến dưỡng cao của thai là yếu tố gây tiết cortisol (yếu tố stress) làm

thay đổi hàm lượng cortisol trong máu thai ảnh hưởng sự tạo kích thích tố của nhau.
Cortisol kích thích sản xuất prostaglandin từ nhau. PGF2α đi vào dịch mô của tử
cung và kích thích co cơ tử cung (tác động như cận tiết tố), và đến thể vàng để gây
thoái biến thể vàng. Cortisol kích thích tổng hợp enzyme của nhau để chuyển
progesterone thành estrogen. Giảm progesterone và tăng estrogen làm co thắt cơ tử
cung.
 Dấu hiệu chó sắp sinh

 
 


Gần đến ngày sinh chó mẹ sẽ cào ổ, bồn chồn, bỏ ăn hoặc ăn ít đi. Sau đó thì
thấy dịch tiết chảy ra ở âm hộ. Thân nhiệt chó mẹ có thể giảm xuống dưới 37oC.
 Sinh đẻ
Giai đoạn dãn: tử cung co bóp nên tăng áp lực lên dịch ối và cổ tử cung dãn
rộng. Dịch ối được phóng thích. Thú không yên, đứng lên ngồi xuống. Thú tơ có thời
gian dãn dài hơn thú đã đẻ nhiều lứa. Giai đoạn này khoảng 2-12 giờ ở chó.
Giai đoạn trục bào thai: co thắt cơ tử cung do tác dụng của oxytocin đẩy thai đến
âm đạo. Khi ấy, sự co thắt tử cung được hỗ trợ bởi co thắt cơ thành bụng. Trong giai
đoạn cuối của trục thai, cuống rốn có thể bị ép giữa thai và thành âm đạo nên giảm
cung cấp oxy cho thai, và có thể gây chết thai trong vài trường hợp.
Giai đoạn trục nhau: tử cung tiết PGF2α cùng với oxytocin gây co thắt cơ tử
cung để đẩy nhau ra. Thông thường, nhau được bài xuất trong một khoảng thời gian
ngắn sau sinh. Tuy nhiên, nhau có thể đi kèm theo thú con hoặc trong vài trường hợp
lại được tống ra trước bào thai.


 
 



Sơ đồ 2.2: Tác động của kích thích tố khi sinh (Trần Thị Dân, 2006)
10 
 
 


2.3 Đẻ khó
2.3.1 Chó đẻ khó
2.3.1.1 Định nghĩa
Theo Sille (1983) khi quá trình đẻ bị kéo dài thì gọi là đẻ khó. Theo Darve và
Forberg (1994) đẻ khó trên chó có thể là do sự tắc nghẽn hoặc do tử cung co bóp yếu,
chó mẹ không đủ co bóp để tống thai ra ngoài. Đẻ khó thường xảy ra với con chó đầu
trong lứa đẻ (trích dẫn bởi Lê Ngọc Thuỷ Tiên, 2006).
Các dấu hiệu của sự đẻ khó:
Thú đẻ khó có các dấu hiệu như giảm nhiệt độ trực tràng (37,7oC) mà không
sinh trong vòng 24 giờ.
Bụng co thắt mạng từ 1 – 2 giờ mà chó con không được sinh ra.
Thú đã sinh con đầu tiên nhưng 1 – 2 giờ sau không sinh con kế tiếp.
Thời gian nghỉ trong khi chuyển dạ vượt quá 4 – 6 giờ.
Chó cái đau dữ dội (kêu la, liếm, hoặc cắn âm hộ) mà không sinh được, dịch tiết
âm đạo đen, hoặc dịch nhầy có máu trước khi sinh con đầu tiên và mang thai kéo dài
(Aiello, 1998).
2.3.1.2 Các nguyên nhân gây đẻ khó
(1) Do thú mẹ
Tử cung bị xoắn, vỡ, dính do sự di động của bào thai, sức rặn và sự lăn trở đau
đớn của thú mẹ do đẻ khó hay do độ căng dãn quá mức của các dây chằng. Nhất là
trường hợp do cổ tử cung mở chậm hơn so với các cơn rặn đẩy thai ra làm cho tử cung
bị liệt. Bệnh thường thấy trên thú đẻ nhiều lần hơn là thú đẻ lần một (Nguyễn Văn

Thành, 2000).
Cổ tử cung mở chậm: khoảng vài giờ sau khi trên thú cái có những biểu hiện
của sự sinh đẻ thì cổ tử cung sẽ dãn nở để chuẩn bị sinh con. Khi triệu chứng sinh đẻ
đã trải qua các cơn rặn mãnh liệt, nhưng cổ tử cung chưa mở hay mở chưa đúng kích

11 
 
 


×