Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

CÁC NHÂN TỐ TƯƠNG QUAN VỚI BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) NUÔI AO THÂM CANH TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.82 KB, 57 trang )

Bộ Giáo Dục Đào Tạo
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÁC NHÂN TỐ TƯƠNG QUAN VỚI BỆNH GAN THẬN MỦ
TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS)
NUÔI AO THÂM CANH TẠI HUYỆN CHỢ MỚI,
TỈNH AN GIANG

Họ và tên sinh viên: LÊ THÀNH ĐĂNG
Ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 7/2012


CÁC NHÂN TỐ TƯƠNG QUAN VỚI BỆNH GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ
TRA (Pangasianodon hypophthalmus) NUÔI AO THÂM CANH TẠI
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

Tác giả

LÊ THÀNH ĐĂNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Nuôi trồng Thủy sản
chuyên ngành Ngư y

Giáo viên hướng dẫn
Ths. Hồ Thị Trường Thy


TS. Đinh Thị Thủy

Tháng 7 năm 2012

i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chúc sức khỏe và cảm ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ và
luôn kề vai, sát cánh bên con trong suốt chặn đường còn ngồi trên ghế nhà trường.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. HCM đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho sinh viên học tập, phấn đấu và rèn luyện tại trường.
Ban chủ nhiệm Khoa thủy sản, cùng toàn thể Quí thầy, cô trong và ngoài
Khoa đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng, những kinh nghiệm chuyên
môn, những kỹ năng sống và làm việc, cũng như hướng dẫn thực hiện đề tài
nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện.
Đặc biệt, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hồ Thị Trường Thy – Bộ môn bệnh học
thủy sản, trường đại học Nông Lâm TP. HCM và cô Đinh Thị Thủy – Viện Nghiên
Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, đã hướng dẫn em phương pháp thực hiện đề tài và giúp
đỡ chỉnh sửa đề cương, cũng như bài báo cáo bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của em.
Đồng thời, muốn gửi lời tri ân đến các anh chị và các bạn đã luôn chia sẽ, động
viên và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, do kiến còn giới hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu
khoa học nên không khỏi bị thiếu sót, mong Quí thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến
và kinh nghiệm để em ngày một hoàn thiện hơn.

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Các nhân tố tương quan với bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi ao thâm canh tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” được thực hiện
tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II từ tháng 10/2011 đến tháng 5/2012.
Kết quả phân tích mẫu, kết quả thống kê mô tả và thống kê tương quan ghi nhận:
100 % mẫu cá khỏe, bơi lợi nhanh nhẹn với kết quả phân tích vi khuẩn 79,1 %
mẫu âm tính. 100 % mẫu cá có biểu hiện lâm sàng như: cá yếu, bơi lờ đờ hoặc chết,
xuất huyết ngoài, khi mổ bên trong gan thận có đốm trắng và có mủ, kết quả phân tích
vi khuẩn ghi nhận 78,8 % có sự hiện diện của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và 21,2
% hiện diện đồng thời 2 loài vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophila.
Bệnh gan thận mủ xảy ra gần như quanh năm với tỷ lệ nhiễm bệnh bình quân
35,49 % (SD = 11,84). Cá bệnh, chết xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá
nuôi nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất thường ở giai đoạn đầu (2,5 tháng tuổi trở lại). Bệnh
thường bùng phát mạnh ở thời điểm giao mùa (giữa mùa khô – mùa mưa) và trong
mùa mưa (từ tháng 5 – 10).
Kết quả thống kê tương quan đã chứng minh tình trạng các ao xung quanh có
bệnh (P < 0,001; OR = 33,7), mật độ thả nuôi trên 45 con/m2 (P < 0,001; OR = 14,25)
và ở thời điểm mùa mưa (P < 0,01; OR = 2,63) có tương quan chặt chẽ với bệnh gan
thận mủ. Bên cạnh đó, còn xác định được các yếu tố tiềm năng với bệnh gan thận mủ
như: đo yếu tố môi trường (OR = 0,087), kiểm tra trọng lượng cá nuôi (OR = 0,081),
việc sử dụng chất bổ trợ (OR = 0,052), hiện tượng bất thường cá nuôi (OR = 0,043),
cải tạo ao trước khi thả nuôi (OR = 0,029).

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..................................................................................................................... i
Cảm tạ ......................................................................................................................... ii

Tóm tắt ........................................................................................................................ iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt .......................................................................................... vi
Danh sách các hình ..................................................................................................... vii
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề. ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu. ........................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu. .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu. ......................................................................... 3
2.2. Tình hình nuôi cá tra (catfish) trên thế giới và trong nước. ................................ 4
2.2.1. Trên thế giới. .................................................................................................... 4
2.2.2. Ở Việt Nam....................................................................................................... 5
2.3. Hiện trạng nghề nuôi cá tra tại An Giang. ........................................................... 7
2.4. Đặc điểm sinh học của cá tra. .............................................................................. 8
2.5. Tình hình nghiên cứu dịch tễ học trên cá tra ở Việt Nam. .................................. 9
2.6. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn ở các loài cá trên thế giới và cá tra Việt Nam ...... 9
2.6.1. Trên thế giới. .................................................................................................... 9
2.6.2. Ở Việt Nam. ...................................................................................................... 10
2.7. Bệnh gan thận mủ trên cá tra. .............................................................................. 10
2.7.1. Lịch sử nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ.......................... 10
2.7.2. Đặc điểm gây bệnh của Edwardsiella italuri trên cá tra. ................................. 11
2.7.3. Đường truyền lây .............................................................................................. 12
2.7.4. Biểu hiện bệnh .................................................................................................. 12
iv


2.7.5. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. ................... 13
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 15

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ...................................................................... 15
3.1.1. Thời gian thực hiện. .......................................................................................... 15
3.1.2. Địa điểm tiến hành............................................................................................ 15
3.2. Đối tượng nguyên cứu ........................................................................................ 15
3.3. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 15
3.3.1. Chọn vùng điều tra. .......................................................................................... 15
3.3.2. Thiết kế phiếu điều tra ...................................................................................... 16
3.3.3. Thu thập thông tin và lưu trữ dữ liệu................................................................ 16
3.3.4. Phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu phụ vụ phân tích cắt ngang. ................. 16
3.3.5. Phân tích dữ liệu. .............................................................................................. 17
3.3.5.1. Xác định biến bệnh. ....................................................................................... 17
3.3.5.2. Phân tích số liệu............................................................................................. 17
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 18
4.1. Kết quả phân tích mẫu. ........................................................................................ 18
4.2. Kết quả thống kê mô tả điều tra ban đầu và hàng tháng của các nông hộ tại huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang. ............................................................................................ 20
4.2.1. Thông tin chung về hiện trạng và điều kiện ao nuôi của các nông hộ. ............ 20
4.2.2. Thông tin về tình hình con giống ..................................................................... 22
4.2.3. Các thông tin về kỹ thuật quản lý ao nuôi của nông hộ. .................................. 23
4.2.4. Tình trạng sức khỏe cá nuôi. ............................................................................ 28
4.3. Kết quả phân tích thống kê tương quan. .............................................................. 31
4.3.1. Các yếu tố có mối tương quan với bệnh gan thận mủ. ..................................... 31
4.3.2. Các yếu tố tiềm năng với bệnh gan thận mủ. ................................................... 32
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 34
5.1. Kết luận................................................................................................................ 34
5.2. Đề nghị. ............................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 36
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 41
v



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BA : Blood Agar.
BHIA: Brain Heart Ifusion Agar.
BKC: Benzal Konium Chloride.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
DO: Oxygen Demand (lượng O2 hòa tan trong nước).
GDP: Gross Domestic Product (tổng sản phẩm Quốc nội).
NN & PTNT: Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn.
NTTS: Nuôi trồng thủy sản.

vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1. Bản đồ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. ............................................... 3
Hình 4.1 A, B. Mẫu cá thu có gan thận bị đốm trắng và có mủ ................................ 19
Hình 4.2. Kết quả test API 20E vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ............................... 19
Hình 4.3 A, B. Thu thập thông tin tại các ao nuôi của nông hộ (A), bảng ghi thông tin
về hiện trạng ao nuôi của nông hộ (B) ....................................................................... 21
Đồ thị 4.1. Đồ thị tỷ lệ % số nông hộ thay nước........................................................ 24
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ % nông hộ xử lý nước định kỳ bằng hóa chất ................................ 25
Đồ thị 4.3. Tỷ lệ % loại thức ăn được sử dụng .......................................................... 27
Đồ thị 4.4. Nhận định của người nuôi về nguyên nhân cá bệnh, chết (%). ............... 30

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản nuôi thu hoạch trong năm 2011. ................................ 7

Bảng 3.1: Các vùng nuôi cá tra được khảo sát. ......................................................... 16
Bảng 4.1. Kết quả phân tích, định danh vi khuẩn ...................................................... 18
Bảng 4.2. Thông tin về tình trạng ao nuôi của nông hộ ............................................. 20
Bảng 4.3. Thông tin về tình hình con giống thả nuôi ................................................ 22
Bảng 4.4. Thông tin về quản lý chất lượng nước và sử dụng hóa chất ...................... 23
Bảng 4.5. Thông tin về quản lý cho ăn và một số thông tin kỹ thuật khác ................ 26
Bảng 4.6. Thông tin về tình trạng sức khỏe cá nuôi trong các tháng điều tra ........... 28
Bảng 4.7. Thông tin về tình trạng sức khỏe cá nuôi theo mùa .................................. 28
Bảng 4.8. Các biến có mối tương quan với bệnh gan thận mủ ................................. 31
Bảng 4.9. Các biến là yếu tố tiềm năng với bệnh gan thận mủ ................................. 32

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Thị trường xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam hơn 40 quốc gia trên thế giới
(Phương, 2004), đứng đầu là liên minh Châu Âu chiếm 48 %, kế tiếp là Nga với 9,2 %
, các nước Châu Á là 7,9 % và Mỹ là 6,9 % tổng doanh thu xuất khẩu cá tra,
basa…Với lợi nhuận mang lại từ cá tra, basa cùng với thị trường xuất khẩu to lớn thì
việc mở rộng diện tích nuôi một cách tự phát và nuôi thâm canh cá tra với mật độ rất
cao trong khi trình độ quản lý, kiến thức về các biện pháp phòng ngừa và xử lý dịch
bệnh của các hộ nuôi cá tra còn nhiều hạn chế chưa thể đáp ứng kịp với nhịp độ phát
triển của thực trạng nuôi cá tra ở hiện tại; tình trạng người dân lạm dụng các loại
thuốc, hóa chất xử lý môi trường và các loại kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản để
điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đang có chiều hướng gia tăng đã, đang làm suy thoái
môi trường một cách đáng báo động và tạo ra nhiều dòng vi khuẩn kháng thuốc là
nguyên nhân chính gây ra các đợt dịch bệnh nhiễm khuẩn, gây thiệt hại nghiêm trọng
cho người nuôi cá tra ở các vùng nuôi trọng điểm như tỉnh An Giang, Đồng Tháp...,

đặc biệt là thiệt hại do bệnh gan thận mủ gây ra trên các mô hình nuôi cá tra ao thâm
canh trong những năm qua.
Mặc dù nghề nuôi cá tra ở An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung đang đứng
trước rất nhiều nguy cơ và thách thức nhưng các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung
nghiên cứu đơn thuần về tác nhân gây bệnh trên cá tra, basa; gần đây cũng có một số
nghiên cứu có quan tâm đến mùa vụ xuất hiện của một số bệnh trong quá trình nuôi,
song chưa có một nghiên cứu mang tính toàn diện về các nhân tố có mối tương quan
với mầm bệnh gây ra sự xuất hiện của các đợt dịch bệnh theo cách quản lý ao nuôi,
theo vùng nuôi, mô hình nuôi, tính mùa vụ và theo biến động của các điều kiện ngoại
cảnh..., để hướng đến mục tiêu phát triển nghề nuôi thâm canh cá tra ổn định và bền
vững.
1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Xác định các yếu tố nguy cơ với bệnh gan thận mủ trên cá tra nuôi ao thâm canh
tại các vùng nuôi thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2011.
1.3. Nội dung nghiên cứu.
Điều tra kỹ thuật nuôi, tình hình bệnh gan thận mủ và tình hình quản lý chăm sóc
cá nuôi ở các mô hình nuôi cá tra ao thâm canh của nông hộ tại huyện Chợ Mới, tỉnh
An Giang.
Xác định các yếu tố nguy cơ có mối tương quan với bệnh gan thận mủ thông qua
nghiên cứu phân tích cắt ngang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu.


Biểu đồ 2.1. Bản đồ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Huyện Chợ Mới (An Giang) được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm
Nao, có 2 cù lao là cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng. Chợ Mới giáp ranh với
TP. Long Xuyên, TP. Cao Lãnh, các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân (An
Giang), Thanh Bình, Lấp Vò (Đồng Tháp), có 18 xã thị trấn, trong đó có 13 xã thị trấn
có đất bãi bồi phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản bao gồm 08 xã cập sông Tiền
(Kiến An, Long Điền A, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, Mĩ An, thị trấn Chợ
Mới, thị trấn Mỹ Luông) và 05 xã cập sông Hậu (Nhơn Mỹ, Long Giang, Hòa Bình,
Hòa An, An Thạnh Trung). Những năm gần đây ngành nuôi thủy sản (chủ yếu là cá tra
xuất khẩu) huyện Chợ Mới có bước phát triển mạnh, đặc biệt trong năm 2006 phát
triển nhảy vọt (diện tích nuôi cá tra lên đến 192,3 ha), do nhu cầu xuất khẩu rất lớn, đã
góp phần tăng trưởng GDP của huyện một cách đáng kể. Ngoài diện tích nuôi cá tra
thương phẩm phát triển mạnh ở đất bãi bồi, nông dân còn tận dụng đất đào ao hầm để
sản xuất và nuôi cá giống như Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông, Kiến An, Long Điền A, Long
3


Điền B, Hòa An, An Thạnh Trung. Giá trị sản xuất bình quân nuôi cá tra đạt 928 triệu
đồng/ha ().
Để đi vào quản lý và khai thác tiềm năng, lợi thế đất cồn, đất bải bồi cho nuôi
trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững. Phòng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên Môi trường huyện tiến hành
khảo sát hiện trạng nuôi trồng và tiềm năng đất đai, nguồn nước để điều chỉnh quy
hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 trên địa bàn huyện. Qua điều tra tổng diện
tích đất bải bồi có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản trong toàn huyện 929,90
ha, trong đó xã cù lao Tấn Mỹ trên 230 ha, nhiều nhất huyện (đang nuôi 20 ha), xã
Nhơn Mỹ 146,90 ha (đang nuôi 68 ha), xã Long Giang 98,20 ha (đang nuôi 79
ha)...()
2.2. Tình hình nuôi cá tra (catfish) trên thế giới và trong nước.

2.2.1. Trên thế giới.
Cá da trơn được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam Mỹ.
Các loài chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ), pangasius spp
(cá

tra),

pangasius

hypophthalmus,

Silurus

asotus,

Leiocassi

longirostris,

Pelteobagrus fulvidraco, ... trong đó các loài pangasius, Ictalurus punctatus, Silurus
asotus được nuôi với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc
chiếm trên 99 % tổng sản lượng.
Mỹ: Năm 2005, tổng sản lượng đạt 376.850 tấn, đối tượng chính là loài có tên
khoa học Ictalurus punctatus (nguồn: FAO, 2007). Cá da trơn ở Mỹ được nuôi chủ
yếu ở 4 Bang là Alabama, Ankansas, Louisiana và Misissipi.
Trung Quốc: Nổi lên trở thành nhà xuất khẩu cá da trơn lớn nhất vào Mỹ (vượt
qua Việt Nam). Xuất phát từ thị trường mở rộng hơn và nhu cầu nội địa rất lớn nên sản
lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc tăng rất nhanh, đạt 478.004 tấn vào năm 2005,
tăng 100.000 tấn so với năm 2004 và tăng 160.000 tấn so năm 2003 (nguồn: FAO,
2007). Các đối tượng nuôi chính là Silurus asotus, Ictalurus punctatus, Pelteobagrus

fulvidraco.

4


Đông Nam Á: Cũng là khu vực sản xuất cá da trơn (chủ yếu là cá tra) quan trọng
của thế giới. Trong đó, nhiều nhất là Việt Nam, sau đó là Thái Lan , Inđônêxia,
Malaysia. Các nước khác sản xuất cá do trơn không đáng kể.
Thái Lan: Tổng sản lượng các loài cá da trơn ở Thái Lan tính đến năm 2005 là
130.784 tấn, trong đó loài pangasius (giống cá tra Việt Nam) đạt 16.473 tấn (nguồn:
FAO, 2007). Vùng nuôi chủ yếu tập trung ở 2 tỉnh Mụcdahản và Ubôn Rắtchathani
nằm ven sông Mê Kông, Đông Bắc Thái Lan.
Inđônêxia: Sản lượng cá da trơn ở Inđônêxia tăng khá nhanh trong giai đoạn 1999
- 2005, tốc độ tăng bình quân đạt 25 %/năm để từ 27.350 tấn năm 1999 tăng lên
102.090 tấn vào năm 2005. Loài được nuôi nhiều nhất có tên khoa học Clarias spp.
Sản lượng cá tra của Inđônêxia năm 2005 đạt 32.575 tấn, tăng 8.600 tấn so năm 2004
và chiếm 32% tổng sản lượng cá da trơn cả nước. Ngành thủy sản Inđônêxia đặt mục
tiêu 10,16 triệu tấn vào năm 2010, tăng hơn 2 triệu tấn so với năm 2007. Vốn đầu tư
ban đầu 333,5 triệu USD tập trung chủ yếu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ
của ngành (nguồn: FAO, 2007).
Nam Mỹ: Cũng có nhiều nước nuôi cá da trơn như Braxin, Costa Rica, Êcuador,
Chilê nhưng nhìn chung qui mô nuôi ở các nước này còn nhỏ so với nước ở khu vực
khác, đặc biệt là so với cá tra của Việt Nam . Vì vậy, khả năng phát triển trong tương
lai của họ sẽ khó cạnh tranh một khi Việt Nam vẫn giữ được lợi thế về giá và chất
lượng sản phẩm. Tính đến năm 2005, tổng sản lượng cá da trơn của Braxin đạt 1.909
tấn, tăng 9 % so với năm 2004, trong đó cũng chủ yếu là loài Ictalurus punctatus.
Cũng sản xuất loài cá này ở Costa Rica nhưng sản lượng chỉ đạt 169 tấn (nguồn: FAO,
2007).
2.2.2. Ở Việt Nam.
Nuôi cá tra ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước ở ĐBSCL, ban

đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại chỗ, các hình
thức nuôi chủ yếu là tận dụng ao, mương vườn và nguồn thức ăn có sẵn. Vào cuối thập
niên 90 của thế kỷ trước, tình hình nuôi cá tra đã có những bước tiến triển mạnh, các
doanh nghiệp chế biến Thủy sản đã tìm được thị trường xuất khẩu cá tra, các Viện
nghiên cứu đã thành công trong việc đưa qui trình sản xuất con giống và qui trình nuôi
5


thâm cá tra canh đạt năng suất cao, ngay sau đó đối tượng nuôi này được lan tỏa và
đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước.
Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cá tra
như: nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng
với các điều kiện môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỷ
lệ sống, tốc độ tăng trưởng...là những nghiên cứu làm nền tảng cơ sở cho nghề nuôi cá
tra phát triển mạnh và đạt được những thành tựu như ngày nay.
Bên cạnh đó, việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đã đáp ứng đủ nhu cầu
về con giống cho người nuôi, mở ra khả năng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho
xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Diện tích nuôi cá tra trong vùng liên tục được mở rộng ở hầu hết các tỉnh thành
của vùng ĐBSCL trong năm 2005. Vào năm 1997, cá tra mới chỉ được nuôi ở tỉnh
Tiền Giang và An Giang với diện tích 1.290 ha, đến năm 2002 đã phát triển ra 5 tỉnh
với diện tích 2.413,2 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 1997 –
2002 là 13, 34 %/năm (Nguồn: Phân viện quy hoạch Thủy sản phía nam).
Loại hình nuôi cá tra trong ao, đăng quầng (chủ yếu nuôi ao) phù hợp với những
ưu điểm về đặc tính sinh học của cá tra và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Với sự phát triển nuôi tự phát, thiếu qui hoạch nên diện tích liên tục tăng. Đến năm
2003, diện tích nuôi là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới 5.429,7 ha, tốc độ
tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003 – 2007 là 18,1 %/năm, diện tích nuôi cá tra năm
2007 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1997. Đến tháng 7/2008 đã triển khai nuôi cá tra
được 5.350,8 ha, gần bằng với diện tích nuôi năm 2007 (Nguồn: Phân viện quy hoạch

Thủy sản phía nam).
Năm 2007, Tp. Cần Thơ có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng là 1.569,9 ha
(chiếm 29 %), kế đến là tỉnh An Giang với diện tích nuôi là 1.393,8 ha (chiếm 25,7
%), tỉnh Đồng Tháp với diện tích 1.272 ha (chiếm 23,4 5). Tỷ lệ diện tích của 3 tỉnh
này chiếm khoảng 78 % diện tích nuôi cá tra toàn vùng. Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2003 – 2007 cao như: Sóc Trăng (74,98 %/năm), Đồng Tháp (32,
84 %/năm), Vĩnh Long 952,95 %/năm), Hậu Giang (58,43 %/năm), Cần Thơ (29,86
%/năm) (Nguồn: Cục nuôi trồng Thủy sản)
6


Theo số liệu thống kê từ các Sở NN & PTNT các tỉnh ĐBSCL có nuôi cá tra thâm
canh đến tháng 7/2008 thì TP. Cần Thơ có sản lượng cao nhất đạt 260.000 tấn (chiếm
31,2 % sản lượng toàn vùng), kế đến là tỉnh An Giang đạt 204.624 tấn (chiếm 24,5 %),
và tỉnh Đồng Tháp là 150.994 tấn (chiếm 18,1 %). Nhìn chung, sản lượng cá tra của 3
tỉnh này đóng góp đáng kể và chiếm 73,9 % so với tổng sản lượng; các tỉnh còn lại
như: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long chiếm tỷ
trọng 26,1 % so với toàn vùng (Nguồn: Phân viện quy hoạch Thủy sản phía nam).
2.3. Hiện trạng nghề nuôi cá tra tại An Giang.
Trong tổng diện tích nuôi cá ở An Giang là 1.160 ha, diện tích nuôi cá tra là 960
ha, bằng 96,1 % so cùng kỳ. Các huyện có diện tích nuôi cá tra tập trung nhiều là: Chợ
Mới 283 ha (chiếm 29,5 %), kế tiếp là Châu Phú gần 149 ha (chiếm 15,5 %) và Thoại
Sơn gần 120 ha (chiếm 12,5 %) (Nguồn: Cục thống kê An Giang, 2011).
Sản lượng thuỷ sản nuôi trong năm 2011 là 295.000 tấn, bằng 105,8 % (tăng
18.343 tấn) so cùng kỳ, trong đó cá tra, basa là 251.055 tấn (chiếm 85,0 % tổng số),
bằng 108,0 % (+19.984 tấn) (Cục thống kê An Giang, 2011). Sản lượng cá tra thu
hoạch trong năm tăng so cùng kỳ chủ yếu do diện tích nuôi cá tra nguyên liệu hiện nay
phần lớn đều thuộc các vùng nuôi của doanh nghiệp, có đầu mối tiêu thụ ổn định nên
họ mạnh dạn đầu tư thâm canh tăng năng suất (những hộ nuôi nhỏ lẻ bị thua lỗ trước
đây hầu như không còn khả năng tái sản xuất nên đã ngừng nuôi).

Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản nuôi thu hoạch trong năm 2011.
(Cục thống kê An Giang, 2011)
Năm

2010

2011

(%)

+(-)

Tổng sản lượng cá

276.942

292.471

105,61

15.529

Cá tra, basa

231.071

251.055

108,65


19.948

Cá khác

45.871

41.416

90,29

(4.450)

Tổng số các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá tra giống trong địa bàn tỉnh là 70 cơ sở,
trong đó số cơ sở sản xuất cá tra bột là 30 cơ sở.
Tổng đàn cá bố mẹ của 30 cơ sở sản xuất cá tra.
Tổng lượng đàn cá tra bố mẹ:

93.975 con.

Trong đó: Cá cái:

75.670 con.
7


Cá đực:

18.305 con.

Tổng lượng cá bố mẹ hậu bị :


66.000 con.

Tổng công suất sản xuất cá tra bột:

4.650 triệu con/năm.

Trái ngược với tình hình nuôi cá tra thịt, sản xuất cá giống nhất là giống cá tra
luôn được các tỉnh trong vùng tiêu thụ mạnh nên quy mô diện tích sản xuất tiếp tục
tăng mạnh so năm trước. Cụ thể, trong năm toàn tỉnh có 1.728 hộ sản xuất con giống
các loại với diện tích 634 ha, so cùng kỳ, số hộ không tăng song diện tích ương nuôi
tăng đến 32,8 % (+157 ha), trong đó 97 % diện tích là ương giống cá tra, tăng 170 ha
(tăng 41,0 %). Diện tích sản xuất con giống trong tỉnh tập trung nhiều ở 3 huyện: Tân
Châu 182 ha (chiếm 29 %), Châu Phú 133 ha (21 %) và Phú Tân 99 ha (16 %)… Với
quy mô trên trong năm các hộ đã sản xuất được 667 triệu con giống các loại, bằng
159,0 % (tăng 248 triệu con) so năm 2010, trong đó giống cá tra 480 triệu con (chiếm
72,0 %) tăng 78,0 % so năm trước (Cục thống kê An Giang, 2011).
2.4. Đặc điểm sinh học của cá tra.
Bộ: Siluriformes.
Họ: Pangasidae.
Giống: Pangasianodon.
Loài: Pangasianodon hypophthalmus.
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) là loài cá da trơn nước ngọt có giá trị
kinh tế cao, phân bố tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Mekong.
Tập tính sống: cá sống ở tầng giữa, khi nhỏ sống thành đàn, lớn sống đơn độc. Cá
thở được khí trời vào khoảng 12 đến 14 ngày tuổi do có cơ quan hô hấp phụ. Các điều
kiện chất lượng nước thích hợp cho sự phát triển và sinh sản bình thương của cá tra là:
nhiệt độ từ 22 0C đến 36 0C, pH từ 6 đến 8, hàm lượng DO từ 2 mg/L trở lên, chịu
được độ mặn cao nhất là 7 ppt.
Đặc điểm sinh trưởng: cá tra lớn tương đối nhanh, trong điều kiện nuôi sau 5

tháng cá tăng trưởng được khoảng 1 kg/con.
Tập tính ăn: cá 3 ngày tuổi ăn phiêu sinh động vật, thường ăn nhau ở giai đoạn 1
đến 3 ngày tuổi mặc dù còn noãn hoàng, khoảng 10 đến 15 ngày tuổi trở đi cá ăn được
cám gạo, bột cá, thức ăn viên dạng mảnh. Là loài cá ăn tạp thiên về động vật.
8


Đặc điểm sinh sản: cá sinh sản ở vùng nước yên tĩnh (đẻ trứng dính vào cây cỏ
thủy sinh), tuổi thành thục từ 3 đến 4 năm tuổi, thời gian tái thành thục 2,5 đến 3
tháng, sức sinh sản thực tế là 150000 đến 180000 trứng/kg (Ngô Văn Ngọc, 2010).
2.5. Tình hình nghiên cứu dịch tễ học trên cá tra ở Việt Nam.
Các chương trình nguyên cứu về quản lý dịch bệnh theo hướng dịch tễ học đối với
loài cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Việt Nam còn hạn chế và chưa được
công bố chính thức.
Trong năm 2010, chương trình nguyên cứu bệnh gan thận mủ trên cá tra theo
hướng nguyên cứu dịch tễ học đã được Viện nghiên cứu NTTS II thiết lập và thực hiện
với kết quả ghi nhận được bệnh gan thận mủ xảy ra ở tất cả các tháng trong năm nhất
là vào thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa và gần xuyên xuốt mùa mưa,
khả năng cá nhiễm bệnh gan thận mủ trong mùa mưa cao gấp 4,32 lần so với các mùa
còn lại trong năm, những ao nuôi có thay nước mỗi ngày một lần vào mùa mưa thì
nguy cơ cá bị gan thận mủ cao gấp 3,72 lần so với các ao nuôi có chế độ thay nước
khác, nguy cơ cá nhiễm bệnh khi thả nuôi ở mật độ lớn hơn 60 con/m2 cao gấp 1,32
lần so với mật độ nuôi thấp hơn, việc không dùng hóa chất xử lý và thuốc bổ trợ định
kỳ cũng là yếu tố gây bệnh gan thận mủ ở mức 1,08 lần, tình trạng ao xung quanh có
bệnh ở những tháng trước cũng là yếu tố tiềm năng có liên quan đến bệnh gan thận mủ
(Đinh Thị Thủy và ctv, 2011).
2.6. Tình hình bệnh nhiễm khuẩn ở các loài cá trên thế giới và cá tra Việt Nam.
2.6.1. Trên thế giới.
Các tác nhân gây bệnh hoại tử trên nội tạng ở cá nước ngọt và nước mặn có những
biểu hiện tương tự như ở cá tra được biết đến nay là vi khuẩn Photobacterium damsela

subspecies piscicida gây bệnh Pasteurellosis – một bệnh thường gặp ở cá trác Nhật
Bản, cá mú và cá tráp vùng trung đông và trên loài Morone spp ở Mỹ. Cá bệnh với các
triệu chứng: bơi lờ đờ trên mặt nước, da sậm màu hoặc sáng hơn bình thường, xuất
huyết đuôi và đầu, mang tái. Thận và lách sưng to và tái, đôi khi gan bị xuất huyết.
Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn mãn tính xuất hiện nhiều nốt trắng trên lách
(Intervet News letter, 2001).

9


Renibacterium salmoninarum là tác nhân gây bệnh thận trên cá hồi Oncorhynchus
mykiss. Ở cá bệnh, vùng bụng và nội tạng bị xuất huyết, có nhiều điểm hoại tử màu
trắng đục ở thận, gan và lách (Ferguson, 1990)
Edwardsiella tarda gây mủ trên thận cá chình Nhật Bản Anguilla japonica, loài
này cũng gây bệnh hoại tử cơ với những đốm hoại tử đường kính khoảng 3 – 5 mm
(Meyer và ctv, 1973) rất phổ biến trên cá nheo Mỹ (Ictalurus punctatus).
2.6.2. Ở Việt Nam.
Một số bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trên cá tra Việt Nam.
Bệnh xuất huyết: thường do một số vi khuẩn gây ra như Aeromonas hydrophila,
Aeromonas sobria, Pseudomonas sp, Edwardsiella tarda, Streptococcus sp (Crumlish
và ctv, 2002; Nguyễn Văn Hảo, 1996; Vũ Thị Tám, 1993) trên tất cả các loại cá nuôi
bè ở giai đoạn cá giống và cá thịt. Trên thân cá bệnh xuất hiện những điểm xuất huyết
nhỏ li ti, bệnh nặng các gốc vây xuất huyết, bụng cá trương to chứa đầy hơi, trong
xoang bụng chứa nhiều dịch màu hồng hoặc màu vàng, thành ruột xuất huyết.
Bệnh trắng da: do vi khuẩn Flexibacter colummaris gây ra. Cá bệnh tách đàn, kém
ăn hoặc bỏ ăn. Trên thân xuất hiện từng mảng trắng sau đó lan rộng toàn thân. Da từ
màu trắng xanh chuyển sang màu trắng và mất nhớt.
Bệnh đốm trắng mủ: được phát hiện đầu tiên vào năm 1999 tại Việt Nam, bệnh
xảy ra ở cá tra nuôi công nghiệp tại Cần Thơ và Đồng Tháp. Cá mắc bệnh nặng chết
nhanh trong khoảng từ 5 đến 7 ngày. Bệnh có tính chất lây lan trên diện rộng. Cá bệnh

gầy yếu, bụng to, xuất huyết ở các gốc vây, lờ đờ, bỏ ăn, xuất huyết điểm trên thân.
Giải phẩu bên trong thấy những điểm hoại tử màu trắng đục đường kính 0,5 – 2,5 mm
(có khi đến 3 mm) tập trung nhiều ở gan, thận và lách. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn
cá hương đến giai đoạn cá thịt và giảm dần sau 5 tháng tuổi (Trần Thị Minh Tâm và
ctv, 2003).
2.7. Bệnh gan thận mủ trên cá tra.
2.7.1. Lịch sử nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ.
Bệnh mủ ở gan thận trên cá tra xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm
1998 và trở thành bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với nghề nuôi cá da trơn xuất khẩu ở
ĐBSCL Việt Nam. Bệnh có thể gây chết tích lũy 10 – 90 % cá nuôi nếu không có biện
pháp can thiệp kịp thời khi bệnh xảy ra. Đã có một số công trình nghiên cứu xác định
10


tác nhân gây ra bệnh này, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các cơ quan này lại chưa
có sự thống nhất. Ferguson H.W et, al 2001 thông báo là Bacillus sp, sau đó năm 2002
tác nhân được đính chính lại là Edwardsiella ictaluri (Crumlish M et, al 2002). Năm
2002, ở Indonesia nhóm nghiên cứu của Kei Yuasa et, al cũng lần đầu tiên chứng minh
Edwardsiella ictaluri là tác nhân gây bệnh đốm trắng nội tạng ở cá tra. Kết quả nghiên
cứu có sự không thống nhất về sau này khi Trần Thị Minh Tâm và ctv, 2003 cho rằng
tác nhân gây bệnh hoại tử nội tạng ở cá tra ở ĐBSCL là hai loài vi khuẩn Hafnia alvei
và Pleisiomonas shigelloides. Khác hoàn toàn với các kết quả nghiên cứu trước khi Lý
Thị Thanh Loan và ctv 2007 thông báo tác nhân là Clostridium sp trực khuẩn gram
(+), kỵ khí bắt buộc trong khi các tác nhân được thông báo trước đây đều là trực khuẩn
gram (-)
Trong những năm gần đây, Thu và ctv. (2007) đã nghiên cứu và xác định vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri là tác nhân chính của bệnh gan thận mủ trên các mẫu cá tra thu ở
vùng ĐBSCL. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri được xác định là tác nhân gây bệnh
nhiễm trùng xuất huyết trên cá nheo Châu Mỹ (Keskin và ctv., 2004).
2.7.2. Đặc điểm gây bệnh của Edwardsiella italuri trên cá tra.

Thời điểm xuất hiện bệnh: bệnh thường bộc phát vào thời điểm vụ nuôi ở các
tháng có nhiệt độ thấp trong năm như: tháng 7- 8 và tháng 11-12 dương lịch, ngoài ra
bệnh còn xuất hiện vào những tháng khác trong năm khi chất lượng nước trong môi
trường ao nuôi xấu, nuôi với mật độ dày và biến động thời tiết xảy ra đột ngột... Tuy
nhiên, ở những tháng này thì tỷ lệ cá tra nuôi chết do Edwardsiella ictaluri gây ra là
không cao thường cá chết là do bệnh ghép với Aeromonas hydrophyla.
Nhiệt độ nước thích hợp để cho loài vi khuẩn này phát triển và gây bệnh bệnh
trong khoảng 20 0C đến 28 0C, lớn hơn 30 0C tỷ lệ cá chết do bệnh giảm dần và ở 37
C khả năng gây bệnh rất thấp.

0

Edwardsiella ictaluri có khả năng sống trong bùn đến 95 ngày, tuy nhiên trong
môi trường nước tự nhiên thường tồn tại trong thời gian ngắn, ít có khả năng tăng sinh
nếu không có ký chủ. Loài vi khuẩn này ký sinh trong gan, thận, não (màng não) của
cá tra nhiễm bệnh và thậm chí vẫn còn tồn tại sau khi cá đã khỏi bệnh vài tháng. Cá da
trơn Mỹ sau khi khỏi bệnh có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh trong màng não sẽ là
nguyên nhân làm lây lan mầm bệnh. Bên cạnh đó nhiều yếu tố như: vi khuẩn được bày
11


thải ra từ phân cá và xác cá bệnh chết, chim, thú, việc dùng chung dụng cụ (lưới,
vợt...), xả thải trực tiếp nước ao nuôi ra môi trường ngoài... cũng là nguyên nhân phát
tán mầm bệnh.
Bệnh gan thận mủ xảy ra trên mọi các mô hình nuôi (nuôi ao đất, lồng bè..., đặc
biệt lưu ý ở các mô hình nuôi với mật độ cao) và mọi cỡ cá (đặc biệt ở cỡ cá 0,2 - 300
g). Tỷ lệ chết có thể lên đến 100 % sau 5 ngày phát bệnh đối với cá giống, chết 30 - 50
% đối với cá nuôi thương phẩm (tỷ lệ chết giảm dần theo cỡ cá) (Nguyễn Hữu Thịnh,
2010).
2.7.3. Đường truyền lây

E. ictaluri có thể lây cho cá qua nhiều con đường khác nhau.
Vi khuẩn trong nước có thể sâm nhập vào cơ thể cá thông qua đường mũi đến dây
thần kinh khứu giác rồi đến màng não (Miyazaki và Plumb, 1985; Shotts và ctv, 1986;
Morrision và Plumb, 1994). Sự nhiễm trùng bắt đầu và lan rộng từ màng não đến họp
sọ và vùng da trên sọ tạo thành một lỗ lõm đầu (Plumb, 1994). Vi khuẩn này tấn công
vào mũi làm giảm chức năng niên mạc mũi ở lớp màng nhầy, khi quan sát dưới kính
hiển vi nhận thấy có sự xuất hiện E. ictaluri trên bề mặt màng nhầy và trong biểu mô.
E. ictaluri cũng có thể sâm nhập qua đường tiêu hóa. Đầu tiên vi khuẩn qua
đường miệng đến ruột, gan, thận và cơ trong vòng 2 tuần gây nhiễm làm ruột trương
to, đầy hơi (Fracis – Floyd và ctv, 1987). Vi khuẩn từ đường tiêu hóa sâm nhập qua
niên mạc ruột vào máu gây nhiễm trùng máu (Shotts và ctv, 1986).
E. ictaluri cũng sâm nhập qua mang. Thí nghiệm chứng minh trong suốt quá trình
ngâm, vi khuẩn phát triển thành tập đoàn trên biểu bì mang với số lượng lớn. Sau đó
sâm nhập vào cơ thể cá qua biểu mô che phủ mang (Nusbaum và Plumb, 1996).
Tóm lại, vi khuẩn E.ictaluri có thể sâm nhập từ môi trường nước vào cơ thể cá
qua mũi, mang, miệng bằng đường thức ăn gây bệnh cho cá.
2.7.4. Biểu hiện bệnh
Biểu hiện bên ngoài không đặc trưng cho bệnh do có nhiều biểu hiện giống như
các bệnh khác, một số triệu chứng như: cá bệnh bơi xoay vòng, treo lơ lửng cơ thể trên
mặt nước (biểu hiện bệnh đặc trưng ở cá da trơn Mỹ), cá bỏ ăn sau khi nhiễm bệnh,
xuất huyết quanh hậu môn, miệng, bụng, gốc vây, cá bị lồi mắt, mang nhạt màu, tích
dịch dưới da vùng sọ (phủ đầu).
12


Biểu hiện bên trong quan trọng và đặc trưng cho bệnh hơn như: có nhiều mảng
trắng hoại tử trên gan, thận, lách; bệnh nặng sẽ phát triển thành mủ. Thận, lách là nơi
sản xuất ra bạch cầu nên sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh sớm nhất.
2.7.5. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
Do sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi thâm canh cá tra, ba sa ở Đồng Bằng

Sông Cửu Long nên các nghiên cứu về dịch bệnh và các biện pháp quản lý chưa thể
đáp ứng kịp thời. Trong những năm qua, hầu hết người nuôi cá tra đối phó với dịch
bệnh theo kinh nghiệm qua quan sát dấu hiệu bệnh lý hoặc dựa theo tỉ lệ cá chết hàng
ngày. Thuốc và hóa chất được người nuôi sử dụng để phòng và trị bệnh cho cá tra nuôi
thường được sử dụng mà không biết rõ tác nhân gây bệnh, không đúng theo sự hướng
dẫn của nhà sản xuất hoặc không có sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Kết hợp nhiều
loại thuốc kháng sinh để trị bệnh cũng khá phổ biến trong nuôi cá tra. Người nuôi cá
chưa có nhận thức tốt về sự độc hại của thuốc đối với người và môi trường. Việc sử
dụng kháng sinh không đúng qui định và lặp đi, lặp lại trong thời gian dài đã dẫn đến
hiện tượng kháng kháng sinh trong các loài vi khuẩn gây bệnh trên cá (Aoki, 1988;
Sarter và ctv., 2007; Dung và ctv., 2009 . Bên cạnh sự kháng thuốc thì vấn đề ô nhiễm
môi trường do dư lượng thuốc và hóa chất đã tác động tiêu cực đến môi trường, hệ
sinh thái của khu vực, vấn đề tồn dư thuốc và hóa chất trong sản phẩm thủy sản còn
gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và điều này gây nhiều trở ngại cho việc
xuất khẩu cá tra gần đây.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tác động của việc sử dụng kháng sinh trong môi
trường nuôi thủy sản sẽ tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh (Hansen
và ctv., 1993; DePaola và ctv., 1995). Ở Việt Nam, hiện tượng kháng thuốc đã được
một số tác giả ghi nhận trên vi khuẩn gây bệnh cũng như vi khuẩn trong môi trường
nuôi cá, tôm (Dung và ctv.,1997; Van, 2005; Phuong và ctv., 2005 và Le và ctv., 2005,
Sarter và ctv., 2007). Riêng đối với vi khuẩn E. ictaluri, tác nhân gây ra bệnh nhiễm
trùng máu trên cá nheo (ictalurus punctatus) và bệnh gan thận mủ trên cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) gây thiệt hại lớn cho người nuôi do tăng tỉ lệ hao hụt
và chi phí cho việc điều trị (Hawke, 1979, Crumlish và ctv.,2002).
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã được thực hiện để đánh giá khả năng
kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nguy hiểm này. Từ năm 1986, Waltman và
13


Shotts đã kiểm tra sự kháng thuốc trên 118 chủng vi khuẩn E. ictaluri phân lập trên cá

nheo bênh ở Mỹ với 37 loại kháng sinh. Kết quả cho thấy phần lớn vi khuẩn này nhạy
với các thuốc thí nghiệm nhưng hơn 90 % lại kháng với colistin và sulfamids. Đến
năm 1993, Reger và ctv., cũng đã xác định các chủng E. ictaluri phân lập trên cá Nheo
còn nhạy với enrofloxacin, gentamycin và doxycycline. Gần đây, Dung và ctv., (2008)
xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 64 chủng vi khuẩn E.ictaluri gây bệnh
gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) cho thấy vi khuẩn đã có hiện
tượng kháng thuốc đáp ứng với kháng sinh streptomycin, oxytetracycline và
trimethoprim. Đặc biệt có 73 % tổng số chủng đa kháng với ít nhất 3 loại kháng sinh
và vi khuẩn này đã bắt đầu có hiện tượng kháng với nhóm quinolone như: flumequin,
oxolinic acid và enrofloxacin. Hiện tượng đa kháng thuốc kháng sinh đang là mối lo
không chỉ của người nuôi mà còn đối với các nhà quản lý sức khỏe cộng đồng bởi nó
không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe
con người, nhất là các kháng sinh đã bị cấm.

14


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
3.1.1. Thời gian thực hiện.
Tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ tháng 10 – 12/2011. Đồng thời, tiếp nhận
một phần số liệu đã được điều tra (từ tháng 2 – 9/2011) do Viện nghiên cứu NTTS II
cung cấp.
Thời gian nhập số liệu, phân tích và xử lý số liệu: từ tháng 1 – 5/2012.
3.1.2. Địa điểm tiến hành.
Điều tra các ao nuôi tại các vùng nuôi cá tra trọng điểm thuộc huyện Chợ Mới,
tỉnh An Giang.
Nhập, lưu trữ, phân tích, xử lý số liệu và phân tích, định danh vi khuẩn tại Trung
Tâm Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh thuộc Viện nghiên

cứu NTTS II.
3.2. Đối tượng nguyên cứu
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
3.3.1. Chọn vùng điều tra.
Thông tin được điều tra từ các vùng nuôi cá tra thâm canh trọng điểm được chọn ở
bảy xã thuộc huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gồm : X. Hòa An, X. Kiến An, X. Hòa
Bình, X. Mỹ Hiệp, X. Nhơn Mỹ, X. Long Giang, X. Bình Phước Xuân.

15


Bảng 3.1: Vùng nuôi cá tra được khảo sát.
Địa Điểm

Vùng
Nuôi



Huyện/TP

Vùng 1

X. Hòa An và X. Kiến An

H. Chợ Mới

Vùng 2


X. Hòa Bình và X. Mỹ Hiệp

H. Chợ Mới

Vùng 3

X. Nhơn Mỹ và X. Long Giang

H. Chợ Mới

Vùng 4

X. Bình Phước Xuân

H. Chợ Mới

3.3.2. Thiết kế phiếu điều tra.
Điều tra theo mẫu phiếu được thiết kế với nội dung thông tin cần khai thác gồm:
thông tin chung về nông hộ, tình hình thả giống, quản lý ao nuôi và tình trạng sức
khỏe của cá trong từng tháng… (Phụ lục 1).
3.3.3. Thu thập thông tin và lưu trữ dữ liệu.
Thông tin được thu thập định kỳ một tháng/lần theo mẫu phiếu điều tra đã được
thiết kế sẵn với 16 hộ cho mỗi đợt tiến hành điều tra (4 hộ/vùng nuôi), để phục vụ
phân tích thống kê mô tả và phân tích theo hướng nghiên cứu cắt ngang.
Thông tin được nhập và lưu trữ bằng phần mềm: MS – Excel.
3.3.4. Phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu phục vụ nghiên cứu cắt ngang.
Thu mẫu cá ở các ao có cá bệnh và ao cá khỏe tại thời điểm điều tra. Thu mẫu nội
quan: gan, thận, lách của cá để phân tích, định danh vi khuẩn (mẫu cá thu phải còn
sống hoặc hấp hối).
Mỗi vùng điều tra 8 ao, trong đó có 4 ao được chọn ngẫu nhiên từ nhóm nông hộ

có ao cá bệnh và 4 ao được chọn ngẫu nhiên từ nhóm nông hộ có ao cá khỏe. Mẫu cá
thu từ 2 ao được chọn ngẫu nhiên trong 4 ao từ nhóm nông hộ có ao cá khỏe; cá thu
được chọn có biểu hiện bệnh lý rõ ràng từ 2 ao trong 4 ao của nhóm nông hộ có cá
bệnh; thu 3 – 5 cá/ao.
Phân lập vi khuẩn: sử dụng các môi trường nuôi cấy vi khuẩn như: BA (Blood
agar), BHIA (Brain Heart Ifusion Agar).
Định danh vi khuẩn: sử dụng bộ test kit API 20E (John G.Holt và ctv, 1994).

16


×