Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

THỬ NGHIỆM VẬN CHUYỂN CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN
------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM VẬN CHUYỂN CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GÂY MÊ

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH HIẾU
HỒ THỊ NHƯ KHÁNH
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


THỬ NGHIỆM VẬN CHUYỂN CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GÂY MÊ

Tác giả

NGUYỄN MINH HIẾU
HỒ THỊ NHƯ KHÁNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ Sư Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN VĂN TƯ



Tháng 08 năm 2012

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, cùng tất cả quý thầy cô trong khoa đã tạo
điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành đề tài này;
- Ban Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ
Chúng tôi xin cảm ơn quý thầy cô cùng tất cả cán bộ công chức Trường Đại học
Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, chúng tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tư, người trực tiếp hướng
dẫn, cung cấp tài liệu và những kinh nghiệm quý báu cho chúng tôi trong thời gian
thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp. Thầy đã cho chúng tôi những định hướng và
động viên kịp thời trong suốt thời gian qua.
Chúng tôi xin cảm ơn anh Trần Hữu Phúc, anh Phạm Đăng Khoa và anh Lao
Thanh Tùng, đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong thời gian thực tập và làm khóa luận
tốt nghiệp.
Chúng con xin cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng con nên
người. Ba mẹ luôn là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao trên mọi nẻo đường, tạo cho
chúng con sức mạnh và niềm tin trong mọi công việc.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn bè của chúng tôi, những người đã
cùng chúng tôi sống những tháng ngày tại trường, động viên, giúp đỡ nhau trong học
tập và sinh hoạt.
Do có những hạn chế về thời gian nên khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để

khóa luận hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm vận chuyển cá bằng phương pháp gây mê” được tiến hành
tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ, từ ngày 15/03/2012 đến
ngày 06/06/2012, với hóa chất gây mê là Aquanes và Ethylene glycol monophenyl
ether (EGPE) nhằm nâng cao giá trị vận chuyển cá rô phi.
Sau khi tiến hành một số thử nghiệm chúng tôi đã đạt được một số kết quả như
sau:
+ Giá trị LC50 – 24 giờ của Aquanes đối với cá rô phi cỡ 30 – 50 g là 196,52 ppm
và cá rô phi cỡ 50 – 70 g là 158,77 ppm.
+ Nồng độ EGPE tối thiểu gây chết hoàn toàn cá thí nghiệm trong 24 giờ là
280 ppm.
+ Phương pháp vận chuyển có nước:
-

Đối với Aquanes: nồng độ tối ưu sử dụng trong vận chuyển là 150 ppm với
thời gian vận chuyển tối đa là 36 giờ.

-

Đối với EGPE: nồng độ tối ưu sử dụng trong vận chuyển là 100 ppm với
thời gian vận chuyển tối đa là 36 giờ.

+ Phương pháp vận chuyển không có nước:
-


Không nên sốc nhiệt với nhiệt độ thấp trước khi vận chuyển.

-

Biện pháp chèn nắp mang cho cá rô phi là có hiệu quả trong việc nâng cao
tỷ lệ sống từ 10 – 20%.

-

Nhiệt độ vận chuyển tối ưu là 20 – 250C.

-

Nồng độ gây mê thích hợp:
 Đối với Aquanes là 500 ppm, thời gian gây mê là 5 phút, tỷ lệ sống đạt
100% sau 6 giờ, 93,33% sau 8 giờ và 53,33% sau 10 giờ.
 Đối với EGPE là 400 ppm, thời gian gây mê là 5 phút, tỷ lệ sống đạt
100% sau 6 giờ, 93,33% sau 8 giờ và 60% sau 10 giờ.

iii


Với kết quả đạt được, chúng tôi hy vọng phương pháp vận chuyển cá bằng
phương pháp vận chuyển kín có gây mê mà chúng tôi đề xuất sẽ được áp dụng trong
thực tế, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất.

iv


MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ

xii

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Đối tượng thí nghiệm

3

2.1.1 Nguồn gốc và phân bố

3

2.1.2 Tình hình nuôi cá rô phi của thế giới

4

2.1.3 Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam

5

2.2 Các phương pháp vận chuyển cá trong nước

6


2.2.1 Vận chuyển cá bằng phương tiện thô sơ

6

2.2.1.1 Phương pháp dùng thúng sơn

6

2.2.1.2 Vận chuyển bằng thùng đèo xe

6

2.2.1.3 Phương pháp vận chuyển cá bằng thuyền thông thủy

6

2.2.1.4 Phương pháp vận chuyển bằng ô tô quây bạt

6

2.2.2 Phương pháp vận chuyển cá bằng túi PE hay PVC có bơm ôxy

7

2.2.2.1 Chuẩn bị cá

7

2.2.2.2 Đóng cá vào túi


7

2.2.2.3 Bơm ôxy và buộc túi

7

2.2.2.4 Kiểm tra túi cá sau khi đóng

8
v


2.2.2.5 Xếp túi cá lên phương tiện vận chuyển

8

2.3 Phương pháp vận chuyển không cần nước

8

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cá trong quá trình vận chuyển và biện pháp xử lý

9

2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển

9

2.4.1.1 Nhiệt độ


9

2.4.1.2 Khí cacbonic

10

2.4.1.3 Khí amoniac

10

2.4.1.4 pH của nước

11

2.4.1.5 Độ tiêu hao ôxy

11

2.4.1.6 Chất lượng cá vận chuyển

12

2.4.1.7 Sây sát và mất nhớt

12

2.4.1.8 Khối lượng cá vận chuyển

12


2.4.2 Biện pháp xử lý một số yếu tố ảnh hưởng

12

2.4.2.1 Giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển

12

2.4.2.2 Giảm sự phân giải NH3 và CO2 trong nước chứa cá

13

2.4.2.3 Giảm sự cọ sát gây thương vong hoặc làm chết cá khi vận chuyển

13

2.3.2.4 Áp suất ôxy trong túi chứa cá

13

2.4.2.5 Chất lượng cá khi vận chuyển

14

2.3.2.6 Sử dụng phương pháp gây mê để vận chuyển

14

2.5 Phương Pháp Gây Mê Trong Thủy Sản


14

2.5.1 Quá trình gây mê

14

2.5.1.1 Các giai đoạn của quá trình gây mê

14

2.5.1.2 Cơ chế gây mê

15

2.5.2 Quá trình hồi phục

16

2.6 Các phương pháp gây mê và áp dụng

16

2.6.1 Phương pháp hóa học

16

2.6.2 Phương pháp vật lý

17


2.6.3 Phương pháp gây mê bằng dòng điện (electro-anaesthesia)

17

2.7 Hóa chất gây mê

17

2.7.1 Aquanes

18

2.7.2 Ethylene glycol monophenyl ether (EGPE)

20

vi


2.8 Vận chuyển cá bằng cách gây mê

21

2.8.1 Công tác chuẩn bị

22

2.8.2 Sử dụng chất gây mê phù hợp cho vận chuyển


22

2.8.3 Kỹ thuật gây mê

22

2.8.4 Ưu điểm của việc sử dụng hóa chất trong gây mê

23

2.8.5 Nhược điểm của việc sử dụng hóa chất trong gây mê

23

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1 Thời gian và địa điểm

25

3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu

25

3.2.1 Đối tượng

25


3.2.2 Hóa chất

25

3.3 Quá Trình Thực Hiện Dự Kiến

26

3.4 Bố Trí Thí Nghiệm

28

Phần 1 VẬN CHUYỂN CÓ NƯỚC

29

3.4.1 Thí nghiệm 1: Xác định giá trị LC50-24 giờ của Aquanes và nồng độ gây độc của
EGPE

29

3.4.1.1 Xác định giá trị LC50-24 giờ của Aquanes

29

3.4.1.2 Nồng độ gây độc của EGPE

29

3.4.2 Thí nghiệm 2: Vận chuyển cá trong nước có pha thuốc gây mê


30

Phần 2 VẬN CHUYỂN KHÔNG CÓ NƯỚC

31

3.4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của việc sốc nhiệt lên tỷ lệ sống của cá vận
chuyển không nước

31

3.4.3.1 Xác định nhiệt độ sốc nhiệt thích hợp

31

3.4.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của việc sốc nhiệt đến tỷ lệ sống của cá trong vận chuyển
không nước

32

3.4.4 Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ gây mê (Aquanes và EGPE) thích hợp trong
vận chuyển không nước

32

3.4.4.1 Đối với Aquanes

32


3.4.4.2 Đối với EGPE

33

3.4.5 Thí nghiệm 5: Xác định nhiệt độ thích hợp trong vận chuyển không nước

33

vii


3.4.6 Thí nghiệm 6: Khảo sát hiệu quả của phương pháp chèn nắp mang đối với tỷ
sống của cá trong vận chuyển không nước

34

3.4.7 Thí nghiệm 7: Xác định thời gian vận chuyển thích hợp trong vận chuyển không
nước

35

3.5 Xử lý thống kê

35

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

Phần 1 VẬN CHUYỂN CÓ NƯỚC


37

4.1.1 Xác định giá trị LC50 – 24 giờ của Aquanes

37

4.1.1.1 Đối với cỡ cá 30 – 50 g

37

4.1.1.2 Đối với cỡ cá 50 – 70 g

39

4.1.2 Xác định nồng độ gây độc của EGPE

41

4.2 Thí nghiệm 2: Vận chuyển cá trong nước có pha thuốc gây mê (Aquanes và
EGPE)

41

4.2.1 Đối với Aquanes

41

4.2.2 Đối với EGPE


43

Phần 2 VẬN CHUYỂN KHÔNG CÓ NƯỚC

45

4.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của việc sốc nhiệt lên TLS của cá trong vận
chuyển không nước

45

4.3.1 Thử nghiệm khảo sát nhiệt độ thích hợp cho sốc nhiệt

45

4.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của việc sốc nhiệt lên TLS của cá trong vận chuyển không
nước

46

4.4 Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ gây mê (Aquanes và EGPE) thích hợp trong vận
chuyển không nước

48

4.4.1 Đối với Aquanes

48

4.4.2 Đối với EGPE


49

4.5 Thí nghiệm 5: Xác định nhiệt độ thích hợp trong vận chuyển không nước

51

4.6 Thí nghiệm 6: Khảo sát hiệu quả của phương pháp chèn nắp mang đối với tỷ sống
của cá trong vận chuyển không nước

53

4.6.1 Đối với Aquanes

53

4.6.2 Đối với EGPE

54

viii


4.7 Thí nghiệm 7: Xác định thời gian vận chuyển thích hợp trong vận chuyển không
nước

56

4.7.1 Đối với Aquanes


56

4.7.2 Đối với EGPE

57

4.8 So sánh hiệu quả của 2 phương pháp vận chuyển có nước và vận chuyển không có
nước

59

4.9 So sánh hiệu quả gây mê của Aquanes và EGPE

61

4.10 Quy trình đề nghị phương pháp vận chuyển chất gây mê Aquanes

61

4.10.1 Nguồn cá vận chuyển

61

4.10.2 Gây mê

62

4.10.3 Đóng bao – bơm ôxy

64


4.10.4 Đóng thùng vận chuyển

64

4.10.5 Hồi phục

65

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

66

5.1 Kết Luận

66

5.2 Đề Nghị

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

ĐC

Đối chứng

DO

Dissolved oxygen (ôxy hòa tan)

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông)

FDA

Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thực phẩm và dược

phẩm)
GRAS

Generally Recognized As Safe (Được công nhận tổng quát là an toàn)

HSVC

Hiệu suất vận chuyển

KLC

Khối lượng cá


KLN

Khối lượng nước

KLVC

Khối lượng vận chuyển

LC

Lethal concentration (nồng độ gây chết)

NT

Nghiệm thức

PE

Polyethylene

PVC

Polyvinylchlor

SD

Standard deviation (độ lệch chuẩn)

TB


Trung bình

TL

Trọng lượng

TLHP

Tỷ lệ hồi phục

TLS

Tỷ lệ sống

TN

Thí nghiệm

UNEP

United Nations Environment Programme (Chương trình môi trường Liên

hợp quốc)

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH


Trang

Hình 2.1: Cá rô phi đỏ

3

Hình 2.2: Cơ chế gây mê trên cá.

16

Hình 2.3: Sản phẩm Aquanes của Công ty Virbac

18

Hình 2.4: Công thức hóa học các thành phần chính của dầu đinh hương

19

Hình 2.5: Sản phẩm Ethylene glycol monophenyl ether của Công ty Merck KGaA

20

Hình 2.6: Công thức hóa học của EGPE

20

Hình 4.1. Gây mê cá

62


Hình 4.2: Dùng bông gòn chèn nắp mang cho cá

63

Hình 4.3: Cá được xếp lên khay nhựa

63

Hình 4.4: Cá được đóng thùng

64

Hình 4.5: Cá được đưa trở lại nước để nuôi hồi phục

65

xi


DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng cá rô phi nuôi của 6 nhà sản xuất lớn nhất

5

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa nhiệt độ và ôxy hòa tan.


9

Bảng 2.3: Các giai đoạn của quá trình gây mê (áp dụng trong nuôi trồng thủy
sản)

15

Bảng 2.4: Các giai đoạn của quá trình hồi phục

16

Bảng 4.1: Tỷ lệ chết (%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo nồng độ Aquanes sau
24 giờ

38

Bảng 4.2: Tỷ lệ chết (%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo nồng độ Aquanes sau
24 giờ

39

Bảng 4.3: Tỷ lệ chết (%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo nồng độ EGPE sau 24
giờ

41

Bảng 4.4: TLS – TB (%) sau 36 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo các nồng độ Aquanes

42


Bảng 4.5: TLS – TB (%) sau 36 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo các nồng độ EGPE

43

Bảng 4.6: Thời gian mất thăng bằng và hồi phục trung bình (giây) của cá rô phi
cỡ 50 – 70 g theo các khoảng nhiệt độ

45

Bảng 4.7: TLS – TB (%) sau 8 giờ của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo phương pháp
sốc nhiệt và không sốc nhiệt

47

Bảng 4.8: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các nồng độ Aquanes

48

Bảng 4.9: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các nồng độ EGPE
xii

49


Bảng 4.10: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các khoảng nhiệt độ vận chuyển


51

Bảng 4.11: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo phương pháp chèn nắp mang với hóa
chất gây mê là Aquanes

53

Bảng 4.12: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo phương pháp chèn nắp mang với hóa
chất gây mê là EGPE

54

Bảng 4.13: TLS – TB sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB (%)
của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo thời gian vận chuyển với chất gây mê là
Aquanes

56

Bảng 4.14: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo thời gian vận chuyển với chất gây
mê là EGPE

57

Bảng 4.15: So sánh hiệu quả của 2 phương pháp vận chuyển có nước và vận
chuyển không có nước


60

Bảng 4.16: So sánh hiệu quả gây mê của Aquanes và EGPE

61

ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Tỷ lệ chết (%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo các nồng độ Aquanes
sau 24 giờ.

38

Đồ thị 4.2: Tỷ lệ chết (%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các nồng độ Aquanes
sau 24 giờ.

40

Đồ thị 4.3: TLS – TB (%) sau 36 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo các nồng độ Aquanes

42

Đồ thị 4.4: TLS – TB (%) sau 36 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 30 – 50 g theo các nồng độ EGPE

44

Đồ thị 4.5: Thời gian mất thăng bằng và hồi phục (giây) của cá theo các khoảng
nhiệt độ


46
xiii


Đồ thị 4.6: TLS – TB (%) sau 8 giờ của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo phương pháp
sốc nhiệt và không sốc nhiệt

47

Đồ thị 4.7: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các nồng độ Aquanes

48

Đồ thị 4.8: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các nồng độ EGPE

50

Đồ thị 4.9: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo các khoảng nhiệt độ vận chuyển

52

Đồ thị 4.10: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo phương pháp chèn nắp mang với hóa
chất gây mê là Aquanes

53


Đồ thị 4.11: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo phương pháp chèn nắp mang với hóa
chất gây mê là EGPE

55

Đồ thị 4.12: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo thời gian vận chuyển với chất gây mê là
Aquanes

56

Đồ thị 4.13: TLS – TB (%) sau 8 giờ, TLHP – TB (%) sau 24 giờ và HSVC – TB
(%) của cá rô phi cỡ 50 – 70 g theo thời gian vận chuyển với chất gây mê là
EGPE

58

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến cá trong quá trình vận chuyển.

9

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quá trình thực hiện vận chuyển cá dự kiến

26

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm


28

xiv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trên bán đảo Trung Ấn, được thiên phú cho nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển thủy sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km, vùng đặc quyền kinh tế
hơn 1 triệu km2, diện tích mặt nước lớn của các đầm, phá, ao, hồ; đặc biệt là lưu vực
các hệ thống sông lớn như: sông Hồng ở đồng bằng Bắc bộ và sông Mêkông ở đồng
bằng Nam bộ.
Cho đến nay, sau khi trải qua nhiều thăng trầm, ngành thủy sản nước ta đã thu
được những thành tựu đáng kể: thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế
đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân
18%/năm. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng thủy sản
đã có mặt ở khoảng 150 thị trường trên thế giới, chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và
0,3%

tổng

kim

ngạch

của

toàn


thế

giới

( Năm 2011, sản lượng thủy sản ước
tính



5432,9

nghìn

tấn,

xuất

khẩu

thủy

sản

đạt

6,1

tỷ


USD

( />ryId=10000520&articleId=10047956).
Hiện nay, các mặt hàng cá sống chủ yếu tiêu thụ trong nước, tiêu thụ nước
ngoài còn hạn chế do nhiều nguyên nhân như chi phí vận chuyển cao, hiệu quả vận
chuyển thấp... Ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp vận
chuyển cá sống khác nhau, chủ yếu là sử dụng thuyền, ghe đục và các phương tiện thô
1


sơ khác. Nhưng phạm vi áp dụng các phương pháp vận chuyển này chỉ giới hạn ở
những vùng sông nước với thời gian vận chuyển ngắn, tỉ lệ bị sây sát và tử vong cao
và chi phí vận chuyển cao nên chưa đáp ứng được yêu cầu các nhà sản xuất.
Những phương pháp vận chuyển thông thường dễ gây stress, ảnh hưởng đến tỷ
lệ sống của cá sau khi vận chuyển. Bên cạnh đó, các phương pháp vận chuyển truyền
thống thường cần một lượng nước nhất định để đảm bảo sự sống cho cá nên chi phí
vận chuyển luôn ở mức cao, làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng lên, giảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩm. Vấn đề đặt ra là làm sao để tăng tỉ lệ sống của cá khi vận
chuyển và làm cho giá thành sản phẩm phải ở mức thấp để tăng khả năng cạnh tranh.
Trước yêu cầu thực tế đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Thử Nghiệm Vận Chuyển Cá Bằng Phương Pháp Gây Mê”
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá khả năng và xây dựng các thông số kỹ thuật trong vận chuyển cá rô
phi bằng phương pháp gây mê.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đối tượng thí nghiệm
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố

Hình 2.1: Cá rô phi đỏ
Trong nhóm cá rô phi (Tilapias), giống Oreochromis phân bố rộng rãi ở Châu
Phi và thường xuyên xuất hiện ở các ao hồ. Ở Châu Á, cá được nuôi phổ biến tại nhiều
nước như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Việt Nam.
Cá rô phi đỏ (red tilapia) là các dạng đột biến của những loài cá thuộc giống
Oreochromis. Rô phi đỏ thường có cha là dạng đột biến lặn màu đỏ của loài O.
mossambicus còn mẹ thì cùng giống nhưng có thể thuộc loài khác (Nguyễn Tường
Anh, 2003).
3


Rô phi đỏ lần đầu tiên được sản xuất ở Đài Loan vào cuối năm 1960 là đột biến
của con lai giữa cá cái O. mossambicus và cá đực O. niloticus, được gọi là cá rô phi đỏ
Đài Loan. Tương tự các dòng sau đó được phát triển ở Florida vào những năm 1970
được lai tạo giữa cá cái O. zazibar và cá đực O. mossambicus. Rô phi đỏ từ Mỹ là con
lai của O. aureus và O. niloticus; ngoài ra còn rô phi đỏ dòng Philippines (Nguyễn
Tường Anh, 2003).
2.1.2 Tình hình nuôi cá rô phi của thế giới
Theo thống kê của FAO, tổng sản lượng cá rô phi trên thế giới
đang tiếp tục tăng một cách ngoạn mục, trong đó sản lượng nuôi chiếm 70%. Trong
giai đoạn 5 năm từ 2003 – 2007, sản lượng cá nuôi tăng đến 60%, từ 1,58 triệu tấn lên
2,51 triệu tấn. Theo báo cáo sơ bộ của FAO, sản lượng cá rô phi nuôi năm 2009 đã
vượt quá 3 triệu tấn (Tạp chí thương mại thủy sản, số 130, 2010).
Nhà sản xuất cá rô phi lớn nhất thế giới là Trung Quốc, chiếm đến 45% tổng
sản lượng toàn cầu. Các nhà sản xuất lớn khác đáng chú ý có Ai Cập, Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Brazil, Đài Loan, Honduras, Columbia, Ecuador,... Trong sản

lượng cá rô phi nuôi, loài rô phi vằn O. niloticus chiếm đến 85% (Tạp chí thương mại
thủy sản, số 130, 2010).
Sản lượng cá rô phi khai thác tự nhiên năm 2007 đạt 769.900 tấn, tăng khá
mạnh so với 689.700 tấn vào năm 2003.

4


Bảng 2.1: Sản lượng cá rô phi nuôi của 6 nhà sản xuất lớn nhất
Năm

Trung Quốc

Ai Cập

2003

696.891

199.557

123.748

2004

775.142

199.038

2005


844.728

2006
2007

Indonesia Philippines

Tổng SL

Thái Lan

Brazil

129.996

98.376

64.857

1.577.283

139.651

145.869

160.407

69.078


1.778.937

217.019

189.570

163.004

203.911

67.851

1.980.450

959.334

258.925

218.934

202.040

205.582

71.253

2.219.132

1.134.080


265.862

248.305

241.183

190.258

95.091

2.505.467

thế giới

(Tạp chí thương mại thủy sản, số 130, 2010)
2.1.3 Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam
Cá rô phi nuôi ở Việt Nam chủ yếu là các loài như: rô phi đen (O.
mossambicus), rô phi vằn (O. niloticus), rô phi xanh (O. aureus), rô phi đỏ (điêu
hồng). Các địa phương nuôi nhiều và thành công loài cá này như Hải Dương và Quảng
Ninh, nuôi cá rô phi đạt năng suất từ 10 – 12 tấn/ha/vụ. Tại Nam bộ và ĐBSCL – vùng
nuôi cá tra, basa và nhiều giống cá nước ngọt khác, thì việc nuôi cá rô phi đỏ hiện nay
ở các vùng này cũng đang phát triển nhanh và có triển vọng (theo
thuysanvietnam.com.vn, 2012).
Trong chiến lược phát triển của thủy sản Việt Nam thì bên cạnh mặt hàng xuất
khẩu chủ lực là tôm và cá tra thì cá rô phi được coi là một thế mạnh cần tập trung phát
triển phục vụ xuất khẩu.
Năm 2003, Việt Nam sản xuất được khoảng 30.000 tấn cá rô phi và một nửa
trong số đó xuất khẩu mang về 24 triệu USD. Phấn đấu đến năm 2015 cá rô phi sẽ trở
thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực với giá trị đạt từ 200 – 300 triệu USD (theo
thuysanvietnam.com.vn, 2012).


5


2.2 Các phương pháp vận chuyển cá trong nước
2.2.1 Vận chuyển cá bằng phương tiện thô sơ
2.2.1.1 Phương pháp dùng thúng sơn
Phương pháp vận chuyển cá bằng thúng sơn, chủ yếu dùng để vận chuyển cá
bột, cá hương, cá giống. Cá thịt cỡ dưới 1 kg/con cũng vận chuyển được nhưng số
lượng cá chuyên chở ít và không đi xa được. Thông thường người ta dùng để vận
chuyển từ ao này qua ao khác trong phạm vi trại. Tỉ lệ sống đạt 70 – 90% trong vòng 5
– 6 giờ (Phạm Văn Trang, 2000).
Ưu điểm: trang thiết bị vận chuyển đơn giản, thích hợp với khối lượng vận
chuyển ít và di chuyển trong phạm vi gần.
Nhược điểm: năng suất vận chuyển thấp, không vận chuyển đi xa được và gây
vất vả cho người vận chuyển.
2.2.1.2 Vận chuyển bằng thùng đèo xe
Thông thường vận chuyển từ 6 – 8 giờ, tỉ lệ cá sống đạt khoảng 80%.
Ưu điểm: vận chuyển nhanh hơn so với phương pháp thúng sơn.
Nhược điểm: mặt thoáng của thùng hẹp và sóng ngang có hạn chế, vận chuyển
trong thời gian ngắn và khối lượng vận chuyển ít.
2.2.1.3 Phương pháp vận chuyển cá bằng thuyền thông thủy
Phương pháp này áp dụng để vận chuyển cá giống và cá thịt. Tốc độ thuyền vận
chuyển không quá 5 km/giờ. Vận chuyển qua 5 ngày đêm cá sống khoảng 80%.
Ưu điểm: vận chuyển với khối lượng lớn, có thể vận chuyển đi xa.
Nhược điểm: chỉ áp dụng cho cho những nơi gần sông ngòi. Việc bốc dỡ khó
khăn hơn, tốn nhiều thời gian hơn.
2.2.1.4 Phương pháp vận chuyển bằng ô tô quây bạt
Vận chuyển từ 5 – 6 giờ phải thay nước từ 1/2 – 1/3 nước trong bạt, vận chuyển
xa sau 15 – 20 giờ phải thay toàn bộ nước. Tỉ lệ sống đạt từ 80 – 90%.

Ưu điểm: phương pháp này chở được nhiều cá và nhanh hơn các phương pháp
trên, trang thiết bị đơn giản.

6


Nhược điểm: thao tác còn gây vất vả cho người vận chuyển, dễ gây stress cho
cá trong quá trình vận chuyển.
2.2.2 Phương pháp vận chuyển cá bằng túi PE hay PVC có bơm ôxy
Vận chuyển cá bằng túi PE hay PVC có bơm ôxy là phương pháp vận chuyển
tiên tiến, được nhiều cơ sở nuôi cá ở nước ta và trên thế giới đang áp dụng rộng rãi.
2.2.2.1 Chuẩn bị cá
Trước khi vận chuyển nên ngừng cho cá ăn một ngày, tập trung cá vào bể chứa
hay ao chứa để tiện đánh bắt loại bỏ những cá không đạt tiêu chuẩn vận chuyển (dị
hình, sây sát, bệnh tật). Chất lượng cá càng khỏe tỷ lệ sống càng cao.
Tránh không được nhốt cá nhiều ngày trong bể xi măng dễ làm cá bị sây sát.
Trước khi vận chuyển, chuyển cá vào bể nước sạch lưu thông 1 – 2 giờ để rửa sạch
bùn bám ở mang và da cá.
2.2.2.2 Đóng cá vào túi
Túi chở cá làm bằng PE hoặc PVC độ dày nguyên liệu 0,15 – 0,18 mm không
màu hoặc màu trắng trong. Túi có dạng ống, giải phẳng túi có hình chữ nhật. Khi vận
chuyển cá con dùng túi có chiều dài từ 1 – 1,2 m, rộng 0,35 – 0,45 m, vận chuyển cá
lớn dùng túi dài từ 1,4 – 1,6 m, rộng 0,50 – 0,60 m. Kích thước túi tùy thuộc vào loài
cá, cỡ cá khi vận chuyển (Phạm Văn Trang, 2000).
Nguồn nước đóng túi đảm bảo trong sạch. Tùy theo thời gian vận chuyển mà
định tỉ lệ nước và khí trong túi. Thời gian vận chuyển không quá 8 giờ cho nước chiếm
4/5 túi (túi thể tích 30 lít cho 24 lít nước). Thời gian vận chuyển không quá 50 giờ cho
nước chiếm 2/3 túi (túi thể tích 30 lít cho 20 lít nước).
2.2.2.3 Bơm ôxy và buộc túi
Cho cá vào xong dựng đứng túi cá, dùng hai tay vuốt hết không khí trong túi,

lấy dây cao su buộc gập đầu túi lại. Đặt nằm túi và bơm ôxy, túi cá buộc xong phải
bơm ôxy ngay. Trường hợp vận chuyển gần không cần tiếp ôxy thì chuẩn bị túi không
cần buộc vòi túi mà buộc gập luôn. Khi vận chuyển xa, sau khi cho nước và cá vào,
dùng ống tiếp ôxy cắm vào túi, dùng tay vuốt hết không khí trong túi, một tay nắm
miệng túi và ống dẫn để bơm ôxy. Khi túi căng đạt tiêu chuẩn thì một tay rút ống dẫn
ôxy ra và buộc gập đầu túi lại.
7


2.2.2.4 Kiểm tra túi cá sau khi đóng
Trước khi xếp cá lên xe phải kiểm tra túi. Những túi bị rò rỉ hoặc bị thủng một
lớp trong đều phải đóng lại. Túi cá đạt tiêu chuẩn vận chuyển, gõ tay vào túi hầu hết cá
trong túi có phản ứng rõ rệt.
2.2.2.5 Xếp túi cá lên phương tiện vận chuyển
Đặt túi cá theo hướng nằm ngang, không xếp túi chồng đè lên nhau. Khi xếp
nên quay vòi túi ra phía ngoài và dành chỗ để tiện thao tác. Túi cá cỡ lớn, nên di
chuyển bằng cáng. Thao tác chuyển túi đều phải nhẹ nhàng, khẩn trương.
Tùy theo quy mô vận chuyển cá có thể dùng một trong các phương tiện sau:
- Ô tô chở cá: gồm các loại ô tô vận tải, xe con có mui. Trên thùng xe nên thiết
kế khung hoặc giàn ván để xếp được nhiều túi, đồng thời phải lót vật mềm: bao tải,
bạt, xốp để bảo vệ túi cá không bị rách thủng. Thời gian vận chuyển từ 15 – 17 giờ, đạt
tỷ lệ cá sống bình quân 90%.
- Tàu hỏa chở cá: có thể dùng một toa hay nhiều toa để xếp túi cá. Trong toa
cũng nên làm giàn ván hoặc khung để xếp được nhiều túi cá.
- Máy bay chở cá: nên đóng cá vào trong thùng xốp để vận chuyển. Vận chuyển
bằng máy bay có nhiều ưu điểm: nhanh không bị xóc, trên đường bay có nhiệt độ thấp
nên sau khi vận chuyển cá khỏe mạnh, mau phục hồi, tỉ lệ sống cao từ 80 – 90%. Vận
chuyển bằng máy bay cần chú ý ảnh hưởng của áp suất. Dùng túi PE thì máy bay nên
bay ở độ cao không quá 3000 mét, khi dùng PVC thì không quá 4000 mét. Không
được bơm túi quá căng và phải dùng 2 lớp túi khi vận chuyển.


2.3 Phương pháp vận chuyển không cần nước
Bonifacio Comandante, nhà sinh học người Philippine, đã sáng tạo ra phương
pháp vận chuyển không cần nước với chất gây mê Buhi Blend. Phương pháp vận
chuyển bao gồm các bước:
- Giữ cho cá đói trong vòng 24 giờ để làm sạch dạ dày cá.
- Đưa cá vào bể ở nhiệt độ 40C trong vòng vài phút, sau đó nâng dần nhiệt độ
lên 18 – 200C.
8


- Trong điều kiện cá thích nghi và không gây stress, tiến hành cho dung dịch
Buhi Blend vào thùng chứa để cá ngập trong vòng 4 phút.
- Cá sau khi bị làm cho mê sẽ được vào túi nhựa bơm đầy ôxy và vận chuyển
không nước ở nhiệt độ 18 – 250C.
Với phương pháp này Comandante đã áp dụng vận chuyển trên cá mú và cá rô
phi, cá hồi phục tốt sau 8 giờ vận chuyển ( />Hiện nay nhiều nước đang nghiên cứu và thực hiện các phương pháp mới để
vận chuyển cá như:
- Dùng chất hóa học, dùng dòng điện để gây mê cá.
- Tăng nồng độ muối trong nước, dùng thuốc kháng sinh, dùng chất nhựa xốp,
dùng sản phẩm tươi sống để làm sạch nước vận chuyển cá.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cá trong quá trình vận chuyển và biện pháp xử lý
2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển
Nhiệt độ

Khí cacbonic

Khí amoniac

Khối lượng

cá vận
chuyển

Quá trình vận
chuyển

pH của nước

Sây sát mất
nhớt

Chất lượng


Độ tiêu hao
ôxy

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến cá trong quá trình vận chuyển.
2.4.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ chứa cá là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến độ hòa tan ôxy
trong nước, đến nhu cầu ôxy của cá, cụ thể là quá trình trao đổi chất của cá:
Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa nhiệt độ và ôxy hòa tan.
Nhiệt độ (0C)

0

Ôxy hòa tan (mg/L)

10,20 9,00


5

10

15

20

25

30

7,80

7,00

6,30

5,40

5,20

9


Ở các nước ôn đới thuộc Châu Âu thông thường nhiệt độ áp dụng cho quá trình
vận chuyển như sau: đối với cá vùng nước lạnh từ 6 – 80C và từ 10 – 120C đối với cá
vùng nước ấm (Pecha và ctv., 1983).
Đối với nước ta, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thì sự chênh lệch nhiệt
độ giữa các mùa là không cao lắm, nên nhiệt độ nước vận chuyển thường nằm trong

khoảng từ 18 – 280C, nhiệt độ lý tưởng nhất là từ 20 – 250C.
2.4.1.2 Khí cacbonic
Trong quá trình trao đổi chất của cá, khí CO2 được sinh ra liên tục, nồng độ
trong dụng cụ vận chuyển tăng lên rất nhanh; nếu không có đường thoát ra ngoài sẽ
ảnh hưởng xấu đến đời sống của cá trong quá trình vận chuyển.
CO2 là sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi chất, là một chất dễ hòa tan trong
nước, trong dịch mô và tế bào (thấm qua màng tế bào), nó tồn tại dưới nhiều dạng:
CO2, H2CO3, HCO3- và CO32 -.
CO2 làm cản trở quá trình trao đổi ôxy của hồng cầu, Hemoglobin (Hb) kết hợp
với O2 rất khó, làm tăng ngưỡng O2 của cá.
Làm cho CO2 thải ra ngoài rất khó khăn: nếu áp suất CO2 trong nước lớn hơn
áp suất CO2 trong máu thì CO2 không thoát ra được, cá trúng độc chết.
Hb + O2 ↔ HbO2 (hô hấp bình thường).
2Hb + CO2 = 2HbCO (gây chết cá).
Sức chịu đựng CO2 phụ thuộc theo tập tính của từng loài. Trong một loài còn
phụ thuộc vào kích thước của cá, cá càng lớn sức chịu đựng CO2 càng khỏe.
2.4.1.3 Khí amoniac
Quá trình phân giải vật chất hữu cơ trong nước chứa cá sinh ra khí NH3 và tồn
tại trong nước dưới dạng NH3 + H2O → NH4OH có ảnh hưởng xấu tới đời sống của
cá. Hàm lượng NH3 cao hay thấp còn phụ thuộc vào tình trạng cá (no, đói) chất lượng
nước vận chuyển (bẩn, sạch), lượng vi khuẩn phân giải chất hữu cơ (nhiều, ít) và nhiệt
độ của nước (cao, thấp).
Hàm lượng NH3 trong nước tăng lên là do quá trình trao đổi chất của protein và
hoạt động phân giải của vi khuẩn. Để giảm lượng NH3 trong nước cần phải làm giảm
10


×