Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmuns), CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) VÀ CÁ CHÉP (Cyprinus carpio) ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG SÁN LÁ (Haplorchis pumilio)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CÁ TRA
(Pangasianodon hypophthalmuns),
CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus) VÀ
CÁ CHÉP (Cyprinus carpio) ĐỐI VỚI ẤU
TRÙNG SÁN LÁ (Haplorchis pumilio)

Sinh viên thực hiện

: PHAN THỊ BÍCH TUYỀN

Ngành

: Nuôi trồng Thủy sản

Chuyên ngành

: Ngư Y

Niên khóa

: 2008 – 2012

Tháng 7/2012


ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA CÁ TRA


( Pangasianodon hypophthalmus), CÁ RÔ PHI (Oreochromis niloticus)
VÀ CÁ CHÉP (Cyprinus carpio) ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG
SÁN LÁ (Haplorchis pumilio)

Tác giả

PHAN THỊ BÍCH TUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản, Chuyên ngành Ngư Y

Giáo viên hướng dẫn: TS. ĐINH THỊ THỦY
ThS. HỒ THỊ TRƯỜNG THY

Tháng 7/2012
i


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin kính chúc sức khỏe và gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. HCM,
Ban chủ nhiệm Khoa thủy sản nói chung và bộ môn Bệnh học Thủy sản nói
riêng, cùng toàn thể quí thầy cô trong và ngoài khoa Thủy Sản đã tận tâm giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm chuyên môn, những kỹ năng sống và
làm việc, cũng như hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám đốc Trung Tâm Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng
Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ – Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản II, các quí thầy cô và các anh chị quản lý phòng thí nghiệm thuộc Trung Tâm
Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu
Vực Nam Bộ đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em

trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Hồ Thị Trường Thy – Bộ môn bệnh học
thủy sản, trường đại học Nông Lâm TP. HCM và cô Đinh Thị Thủy - Viện Nghiên
Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, đã hướng dẫn em tận tình phương pháp thực hiện đề tài
và giúp đỡ chỉnh sửa đề cương, cũng như bài báo cáo bảo vệ khóa luận tốt nghiệp của
em.
Đặc biệt, xin gởi lòng biết ơn đến cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ và luôn kề vai,
sát cánh bên con trong suốt chặn đường còn ngồi trên ghế nhà trường.
Đồng thời, cũng gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị và bạn bè đã luôn quan
tâm, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, do kiến thức còn giới hạn, bước đầu làm quen với phương pháp
nghiên cứu khoa học nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
đón nhận những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn
chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá độ nhạy cảm của cá tra (P. hypophthalmus), cá rô phi (O.
niloticus ) và cá chép (C. carpio) đối với ấu trùng sán lá (H. pumilio)” được tiến hành
từ tháng 2/2012 đến 6/2012 tại phòng thí nghiệm thuộc Trung Tâm Quốc Gia Quan
Trắc CBMT và PNDBTS KVNB – Viện NCNT Thủy Sản II.
Nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ nhiễm của hậu ấu trùng (Haplorchis
cercariae) trên ốc (Melanoides tuberculatus) được thu trong các ao nuôi cá tra, cá rô
phi và cá chép và các bờ kênh dọc các ao nuôi thuộc hai tỉnh An Giang và Bến Tre; tỷ
lệ nhiễm cao nhất chiếm 16,84 % với ốc thu ở tỉnh Bến Tre và 6,16 % với ốc thu ở An
Giang.
Nghiên cứu cũng chứng minh được mối quan hệ trong vòng đời sống của sán
(Haplorchis cercariae), với ký chủ trung gian thứ nhất là ốc (M. tuberculatus), ký chủ

trung gian thứ hai là cá tra (P. hypophthalmus), hoặc cá rô phi (O. niloticus), hoặc cá
chép (C. carpio). Khi gây nhiễm 21000 sán (Haplorchis cercariae)/60 cá của mỗi loại,
sau 14, 21 và 30 ngày gây nhiễm, kết quả đã chỉ ra ấu trùng sán lá (H. pumilio) rất
nhạy cảm đối với cá tra (P. hypophthalmus), tiếp đến là cá chép (C. carpio) và sau
cùng là cá rô phi (O. niloticus). Thật vậy, kết quả của 2 đợt thí nghiệm ghi nhận tỷ lệ
nhiễm ấu trùng Haplorchis pumilio trên cá tra chiếm từ 50,0 % đến 75,0 %; tiếp đến là
cá chép có tỷ lệ nhiễm từ 35,0 % đến 60,0 % và sau cùng là cá rô phi có tỷ lệ nhiễm từ
20,0 % đến 35,0 %. Cường độ nhiễm ấu trùng này trên cá tra cũng có chỉ số cao hơn
(chiếm 32,5 - 37,0 ấu trùng/cá) so với cường độ nhiễm trên cá rô phi (chiếm 19,7 24,0 ấu trùng/cá) và cá chép (18,5 - 25,4 ấu trùng /cá). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
ghi nhận thời gian gây nhiễm không ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm
của sán Haplorchis pumilio trên ba nhóm cá trên.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình và đồ thị ....................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt Vấn Đề ....................................................................................................................... 1
1.2. Nội dung đề tài ................................................................................................................ 2
1.3. Mục tiêu ........................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) .......................................... 3

2.2 Đặc điểm sinh học cá rô phi (Oreochromis niloticus) .................................................... 5
2.3 Đặc điểm sinh học cá chép (Cyprinus carpio) ................................................................ 7
2.4 Sơ lược về ốc (Melanoides tuberculatus)........................................................................ 8
2.5 Sơ lược về ấu trùng (metacercaria) Haplorchis pumilio ................................................. 9
2.5.1 Phân loại ........................................................................................................................ 9
2.5.2 Hình thái ........................................................................................................................ 9
2.5.3 Chu kỳ phát triển của ấu trùng sán lá (Haplorchis pumilio) ........................................ 9
2.5.4 Tác hại của ấu trùng sán lá (Haplorchis pumilio) trên cá và người........................... 10
2.5.6 Tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá (Haplorchis pumilio) trên người........................... 10
2.5.7 Một số nghiên cứu và báo cáo tóm tắt trước đây về nhiễm ấu trùng sán lá
(Haplorchis pumilio) trên cá nuôi ........................................................................................ 11
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12
3.1 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................................... 12
3.2 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................................... 12
3.3 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................................ 12
3.3.1 Dụng cụ ....................................................................................................................... 12
iv


3.3.2 Hóa chất ....................................................................................................................... 13
3.4 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 13
3.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 13
3.5.1 Phương pháp thu mẫu ốc ............................................................................................ 13
3.5.2 Phương pháp kích thích ốc tiết dịch để thu hậu ấu trùng sán (Haplorchis cercariae)13
3.5.3 Phương pháp bố trí hệ thống thí nghiệm .................................................................... 14
3.5.3.1 Bố trí cá .............................................................................................................14
3.5.3.2 Bố trí gây nhiễm sán (giai đoạn hâụ ấu trùng Haplorchis cercariea) trên cá tra,
cá rô phi và cá chép .......................................................................................................15
3.5.4.Phương pháp chăm sóc và quản lý ............................................................................. 15
3.5.4.1 Thức ăn ..............................................................................................................15

3.5.4.2 Vệ sinh, thay nước .............................................................................................16
3.5.5 Phương pháp thu sán (giai đoạn ấu trùng Haplorchis metacercariae) ....................... 16
3.5.6 Phương pháp định danh sán (giai đoạn ấu trùng Haplorchis metacercariae) ............ 16
3.5.7 Phương pháp tính tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ấu trùng (Haplorchis
metacercariae) trên cá tra (P. hypophthalmus), cá rô phi (O. niloticus) và cá chép (C.
carpio)................................................................................................................................... 17
3.5.8 Phân tích và xử lý số liệu ............................................................................................ 17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................18
4.1. Tỷ lệ nhiễm (%) sán (hậu ấu trùng Haplorchis cercariae) trên ốc ............................... 18
M. tuberculata thu ở ĐBSCL............................................................................................... 18
4.2 Kết quả mô tả và định loại sán ( giai đoạn hậu ấu trùng Haplorchis cercariae) ........... 19
4.3 Kết quả gây nhiễm hậu ấu trùng (Haplorchis cercariae) trên cá tra (P. hypophthalmus),
cá rô phi (O. niloticus) và cá chép (C. carpio) .................................................................... 21
4.4 Kết quả xác định ấu trùng (Haplorchis metacercariae) từ ký chủ trung gian thứ hai (cá
tra (P. hypophthalmus), cá rô phi (O. niloticus) và cá chép ta (C. Carpio)) ...................... 25
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................29
5.1 Kết luận........................................................................................................................... 29
5.2 Đề nghị ........................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................31
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
P. hypophthalmus

: Pangasianodon hypophthalmus

O. niloticus


: Oreochromis niloticus

C. carpio

: Cyprinus carpio

M. tuberculata

: Melanoides Tuberculata

H. pumilio

: Haplorchis pumilio

SC

: Scales (vảy)

OS

: Oral suckers (giác bám miệng)

H

: Hooks (Gai)

KST

: Ký sinh trùng


ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

TTQG QUAN TRẮC

: Trung Tâm Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường

CBMT và PNDBTS

và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ -

KVNB – Viện NCNT

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.

Thủy Sản II

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tỷ lệ nhiễm (%) (hậu ấu trùng Haplorchis cercariae) trên ốc M.
Tuberculatus ..................................................................................................................18
Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái học và kích thước của sán (giai đoạn hậu ấu trùng
Haplorchis cercariae) .....................................................................................................20
Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm (%) ấu trùng Haplorchis metacercariae trên ba loài cá thí
nghiệm. ..........................................................................................................................21
Bảng 4.4: Thời gian gây nhiễm ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm (%) Haplorchis

metacercariae trên ba loài cá thí nghiệm. ......................................................................21
Bảng 4.5: Cường độ nhiễm trung bình ấu trùng Haplorchis metacercariae trên ba loài
cá thí nghiệm. ................................................................................................................23
Bảng 4.6 : Thời gian gây nhiễm ảnh hưởng đến cường độ nhiễm trung bình Haplorchis
metacercariae trên ba loài cá thí nghiệm .......................................................................23
Bảng 4.7. Đặc điểm hình thái học và kích thước của sán Haplorchis pumilio (ấu trùng
Haplorchis metacercariae còn trong nang) ....................................................................28

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng (Haplorchis metacercariae) theo ngày gây nhiễm ....22
Đồ thị 4.2. Cường độ nhiễm trung bình ấu trùng (Haplorchis metacercariae) .............24
Hình 2.1. Cá tra (P. hypophthalmus) sử dụng trong thí nghiệm .....................................3
Hình 2.2. Cá rô phi (O. niloticus) sử dụng trong thí nghiệm ..........................................5
Hình 2.3. Cá chép (C. carpio) sử dụng trong thí nghiệm ...............................................7
Hình 2.4 A,B. Ốc Melanoides tuberculatus sử dụng trong thí nghiệm ..........................8
Hình 2.5. Vòng đời của sán truyền qua cá ( ........................10
Hình 3.1. Ao cá tra thu ốc M. tuberculatus ở tỉnh Bến Tre ..........................................12
Hình 3.2. Máy đo pH dùng trong thí nghiệm ...............................................................13
Hình 3.3. Ốc (Melanoides tuberculata) được kích thích tiết dịch nhờn dưới ánh đèn .14
Hình 3.4. Bể bố trí thí nghiệm ......................................................................................15
Hình 3.5. A, B. Kính giải phẩu và tủ ủ dùng trong thí nghiệm ....................................16
Hình 4.1. Hậu ấu trùng Haplorchis cercariae ...............................................................19
Hình 4.2 A,B. Trứng (Haplorchis) thu từ cá sau khi gây nhiễm ..................................25
Hình 4.3. Ấu trùng (Haplorchis metacercaria) đã được bung vỏ từ trứng (Haplorchis)
.......................................................................................................................................25
Hình 4.4. A,B,C. Ấu trùng H. pumilio. (SC) vảy, (OS) giác bám miệng, (H) gai ......26
Hình 4.5. (trái). Hậu ấu trùng H. pumilio (thanh đo = 100 µm) (Skov et al., 2009) ....27

Hình 4.6. (phải). Ấu trùng đã bung vỏ Haplorchis pumilio, (thanh đo = 50 µm) (Skov
et al., 2009) ....................................................................................................................27

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Cá tra (P. hypophthalmus), cá rô phi (O. niloticus) và cá chép (C. carpio) là các
loài cá nuôi có giá trị kinh tế cao và là những đối tượng nuôi truyền thống ở vùng
ĐBSCL, với sản lượng nuôi trồng hàng năm không ngừng tăng lên như sản lượng thủy
sản nuôi của năm 2011 tại ĐBSCL đạt gần 2,2 triệu tấn tăng 252.000 tấn so với năm
2011. Do đó, nghề nuôi cá này không chỉ tạo thêm thu nhập mà chúng còn mang lại
cho con người một nguồn thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài
nước. Tuy nhiên với diện tích nuôi trồng thủy sản ngày càng mở rộng như hiện nay
làm cho dịch bệnh cũng xảy ra thường xuyên hơn, bệnh do vi khuẩn, vi rút và các bệnh
do ký sinh trùng trên các loài cá nuôi bởi do một phần trong ao nuôi cá thường xuất
hiện nhiều loài ốc và trong đó có loài ốc (M. tuberculatus) là một trong tám loài ốc
được xác nhận đóng vai trò vật chủ trung gian chứa ấu trùng sán lá gây bệnh cho cá, có
tỷ lệ nhiễm hậu ấu trùng cercariae cao nhất 13,28 % và là vật chủ nhiễm đa dạng nhóm
hậu ấu trùng cercariae (Bùi Thị Dung, 2006), vì vậy càng góp phần làm tăng tỷ lệ
nhiễm ấu trùng sán lá trên cá nuôi, ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi và chất lượng sản
phẩm của cá và đặc biệt có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng trên
người như thói quen ăn cá chưa được nấu chín như hiện nay và có thể lây nhiễm trên
người cao hơn khi mà việc sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ cá chưa được nấu
chín ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Theo báo cáo của Đinh Thị Thủy và Đoàn Văn Cường (2011), tỷ lệ nhiễm hậu
ấu trùng Haplorchis cercariae trên ốc (M. tuberculatus) thu ở ĐBSCL từ 5,10 % đến
6,09 % trong giai đoạn mùa mưa và từ 1,82 % đến 2,68 % trong giai đoạn mùa khô

(hai năm 2007 và 2008).
Do đó, việc tìm hiểu mức độ nhạy cảm của một số loài cá nuôi phổ biến như cá
tra, cá rô phi và cá chép ở khu vực ĐBSCL đối với ấu trùng sán lá (H. pumilio) là rất
1


cần thiết để từ đó có những biện pháp can thiệp đúng đắn nhằm nâng cao điều kiện
quản lý ao nuôi, giúp phòng tránh cá nuôi bị nhiễm hậu ấu trùng sán (H. pumilio) và
nguy cơ lây nhiễm ấu trùng sán lá (H. pumilio) từ cá sang người, góp phần đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng của sản phẩm thủy sản trong thời
gian tới cũng như phòng tránh bệnh sán lá gây bệnh cho người.
1.2. Nội dung đề tài
Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm của hậu ấu trùng Haplorchis cercariae
sau 14, 21 và 30 ngày gây nhiễm trên cá tra (P. hypophthalamus), cá rô phi (O.
niloticus) và cá chép (C. carpio).
1.3. Mục tiêu
Đánh giá và so sánh độ nhạy cảm của cá tra (P. hypophthalamus), cá rô phi (O.
niloticus) và cá chép (C. carpio) đối với hậu ấu trùng Haplorchis cercariae.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh học cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasidae
Giống: Pangasianodon
Loài: Pangasianodon hypophthalmus


Hình 2.1. Cá tra (P. hypophthalmus) sử dụng trong thí nghiệm
Cá tra là loài cá da trơn nước ngọt có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Cá phân bố
ở Đông Nam Á và chủ yếu ở lưu vực sông Mê Kông, có mặt ở cả bốn nước Lào, Việt
Nam, Campuchia và Thái Lan. Tại Thái Lan, cá tra còn phân bố ở sông Chao Praya. Ở
nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá tra giống
được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít
gặp trong tự nhiên ở địa phận Việt Nam do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê
Kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên.
3


Hình thái: Cá tra là loài cá da trơn, có đặc điểm là đầu rộng và dẹp bằng, mắt to,
thân dài, dẹp bên. Lưng có màu xám đen, bụng hơi bạc. Miệng rộng có răng sắc nhọn,
có 2 đôi râu, râu mép kéo dài, chưa chạm đến gốc vây ngực, râu cằm ngắn.Vây cá có
màu xám đen, vây lưng và vây ngực có gai cứng mang răng cưa ở mặt sau. Vây mỡ
nhỏ, vây hậu môn tương đối dài. Vây đuôi có phân thùy.
Môi trường sống của cá thường sống ở tầng giữa, khi nhỏ sống thành đàn, lớn
sống đơn độc. Cá thở được khí trời vào khoảng 12 ngày đến 14 ngày tuổi do có cơ
quan hô hấp phụ. Điều kiện chất lượng nước thích hợp cho sự phát triển và sinh sản
bình thường của cá tra là: nhiệt độ từ 220C đến 360C (tốt nhất ở 260C - 320C), về pH từ
6 đến 8 (tốt nhất là 6,5 – 7,5), còn hàm lượng DO từ 2 mg/l trở lên và cá tra chịu được
độ mặn cao nhất là 7 ppt.
Đặc điểm sinh trưởng : Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, còn nhỏ
cá tăng nhanh về chiều dài. Cá ương trong ao sau 2 tháng đã đạt chiều dài 10 – 12 cm
(14 – 15 g). Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng
chiều dài cơ thể. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ đạt tới 25 kg ở cá 10 năm tuổi.
Nuôi trong ao 1 năm cá đạt 1 – 1,5 kg/con, những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn,
có khi đạt tới 5 – 6 kg/năm tùy thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng
như loại thức ăn có hàm lượng đạm nhiều hay ít. Ðộ béo Fulton của cá tăng dần theo
trọng lượng và nhanh nhất ở những năm đầu, cá đực thường có độ béo cao hơn cá cái

và độ béo thường giảm đi khi vào mùa sinh sản. Trong điều kiện tự nhiên, cỡ cá trên
10 tuổi tăng trọng rất ít. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Ðã gặp cỡ cá
trong tự nhiên 18 kg hoặc có mẫu cá dài tới 1,8 m.
Về đặc điểm dinh dưỡng : Cá tra là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Cá 3 ngày
tuổi ăn phiêu sinh động vật và loài cá này thường ăn nhau ở giai đoạn từ 1ngày tuổi
đến 3 ngày tuổi mặc dù còn noãn hoàng, cho đến khi cá được 10 ngày đến 15 ngày
tuổi lúc này cá con bắt đầu ăn được cám gạo, bột cá, thức ăn viên.
Ðặc điểm sinh sản : Cá sinh sản ở vùng nước yên tĩnh (đẻ trứng dính vào cây cỏ
thủy sinh), tuổi thành thục của cá từ 3 đến 4 năm tuổi. Hệ số thành thục của cá tra khảo
sát được trong tự nhiên từ 1,76 – 12,94 (cá cái) và từ 0,83 – 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt
4


tự nhiên trên sông cỡ từ 8 – 11 kg. Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra cái có thể
đạt tới 19,5%.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5 – 6 dương lịch. Cá
tra không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể
nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng
năm) và cá tra có thời gian tái thành thục từ 2,5 tháng đến 3 tháng. Sức sinh sản thực tế
của cá là 150000 - 180000 trứng/kg (Ngô Văn Ngọc, 2009; Nguyễn Lê Mai Trâm,
2008).
2.2 Đặc điểm sinh học cá rô phi (Oreochromis niloticus)
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus

Hình 2.2. Cá rô phi (O. niloticus) sử dụng trong thí nghiệm
Cá rô phi là loài cá có kích cỡ thương phẩm lớn, ngày nay cá này không những
được nuôi ở châu Phi mà đã được phát tán và nuôi ở nhiều nước trên thế giới kể cả

Việt Nam, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

5


Hình thái: Toàn thân phủ vảy, ở phần lưng có màu xám nhạt, phần bụng có màu
trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7 – 9 vạch chạy từ phía lưng xuống bụng.
Các vạch đậm dọc theo vây đuôi từ phía lưng xuống bụng rất rõ.
Môi trường sống : Cá sống thành đàn, hoạt động ở tầng giữa và tầng đáy. Cá
phát triển tốt trong môi trường rộng rãi và thông thoáng. Đặc biệt khi hoảng sợ, cá hay
chúi mình xuống bùn đáy. Đây là loài cá chịu nóng tốt hơn chịu rét. Về điều kiện chất
lượng nước thích hợp cho sự phát triển và sinh sản bình thường của cá rô phi là: nhiệt
độ từ 220C - 360C (tốt nhất ở 280C - 320C), về pH từ 6 - 8 (tốt nhất từ 6,5 đến 7,5),
còn hàm lượng DO từ 3 mg/l trở lên và cá rô phi chịu được độ mặn 20 ppt (tối ưu là 15
ppt).
Đặc điểm sinh trưởng của loài cá này là cá đực lớn nhanh và lớn con hơn cá cái.
Tốc độ lớn của cá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả và kỹ thuật
chăm sóc. Khi nuôi thâm canh cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh hay nuôi
ghép. Giai đoạn cá hương, trong ao nuôi cá từ hương lên giống, cá có tốc độ tăng
trưởng khá nhanh từ 15 – 20 gam/tháng. Sau 5 tháng nuôi cá nặng khoảng 0,5 – 0,7
kg/con.
Đặc điểm dinh dưỡng : Khi cá 3 ngày tuổi cá tiêu hết noãn hoàng, biết ăn phiêu
sinh động vật, cám gạo..đến khi cá 15 ngày tuổi cá ăn phiêu sinh động vật, tảo, sinh
vật bám, trùn chỉ, ấu trùng muỗi lắc, mùn bã hữu cơ,.. Sau đó, cá nuôi được 1 tháng
tuổi cá rất thích ăn rau xanh như bèo, tấm. Cá lớn ăn tạp thiên về mùn bã hữu cơ, rất
thích ăn rau xanh. Đặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất hiệu quả thức ăn tinh như: cám
gạo, bột ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá...và các phụ phẩm nông nghiệp khác,
Ðặc điểm sinh sản : Cá 3 – 4 tháng tuổi có trọng lượng thông thường là 100 –
150 g/con (cái) bắt đầu thành thục sinh dục. Tuy vậy kích thước thành thục sinh dục
của cá phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ tuổi. Cá nuôi trong

mô hình thâm canh năng suất cao cá cái tham gia sinh sản lần đầu sinh sản khi trọng
lượng đạt trên 200g trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt đầu đẻ khi trọng
lượng cơ thể khoảng 100g. Khi đẻ cá đực làm tổ, cái ấp trứng trong miệng và thời gian
tái phát dục của cá là 1 – 1,5 tháng. Sức sinh sản thực tế của cá là 500 – 600 trứng/cỡ
cá 300g (Ngô Văn Ngọc, 2009; ).
6


2.3 Đặc điểm sinh học cá chép (Cyprinus carpio)
Bộ: : Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài Cyprinus carpio

Hình 2.3. Cá chép (C. carpio) sử dụng trong thí nghiệm
Cá chép là một đối tượng cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở Việt Nam , phân
bố khắp mọi nơi, trong các hệ thống nuôi như nuôi cá trong ao, trong ruộng lúa, trong
hồ chứa và nay còn được nuôi trong lồng, bè. Trên thế giới cá phân bố khắp các vùng
trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và Châu Úc.
Hình thái: Cá chép có hình dạng cơ thể hơi dẹp, bụng khá tròn. Chiều dài cơ thể
gấp 2,8 – 3,5 lần chiều cao và 3,4 – 4,3 lần chiều dài. Màu từ phía trược vây lưng hơi
xẫm. Cá có hai đôi râu miệng, vảy đường bên từ 33 đến 39 cái.
Môi trường sống : Cá chép thường sống ở tầng giữa và chủ yếu sống ở tầng
đáy, cá bơi lội thành đàn. Cá hay sục bùn tìm thức ăn nên làm nước đục, sạt lở bờ ao.
Cá có thể sống ở vùng nước rất cạn (20 cm) hoặc nơi nước rất sâu (100 m) và cá này
rất khó đánh bắt vì chúng có thể nhận biết âm thanh rất nhạy (CQ weber). Về điều kiện
chất lượng nước thích hợp cho sự phát triển và sinh sản bình thường của cá chép là:
7



nhiệt độ từ 180C đến 360C (tốt nhất ở 240C - 320C), về pH từ 6 - 8 (tốt nhất từ 6,5 đến
7,5), còn hàm lượng DO từ 3 mg/l trở lên và cá chép chịu được độ mặn cao nhất 7 ppt.
Đặc điểm sinh trưởng : Cá tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng
dần theo trọng lượng. Thông thường cá cái lớn nhanh hơn cá đực, tốc độ tăng trưởng
của cá chép là khác nhau khi nuôi ở các loại hình thủy vực và điều kiện nuôi dưỡng
khác nhau. Cá sống ở sông lớn nhanh hơn cá sống ở hồ chứa. Cá nuôi khoảng 1 năm
nặng 0,8 - 1 kg/con.
Đặc điểm dinh dưỡng : Cá 3 ngày tuổi tiêu hết noãn hoàng, ăn phiêu sinh động
vật, cá đến 10 ngày tuổi cá có sự chuyển đổi tính ăn rất đột ngột nên cá thường chết ở
giai đoạn này do thiếu thức ăn. Cá từ 1 tháng tuổi trở đi, ăn động vật đáy là chính, cám
gạo, hạt ngũ cốc và cá hay sục bùn đất bờ, đáy ao để tìm thức ăn.
Ðặc điểm sinh sản : Cá đẻ trứng dính vào rễ, cây cỏ thủy sinh. Tuổi thành thục
sinh dục của cá là khoảng 1 năm. Thời gian tái phát dục của cá nhanh, khoảng 2 – 2,5
tháng. Sức sinh sản thực tế của cá chép dao động từ 200.000 – 250.000 trứng/kg. Thời
gian phát triển phôi là 12 – 14 giờ ở nhiệt độ 280C – 310C (Ngô Văn Ngọc, 2009;
Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2001)
2.4 Sơ lược về ốc (Melanoides tuberculatus)
Họ: Thiaridae
Giống: Melanoides
Loài: Melanoides tuberculatus

Hình 2.4 A,B. Ốc Melanoides tuberculatus sử dụng trong thí nghiệm
8


Ốc phân bố khá phổ biến ở các vùng nuôi thuộc khu vực ĐBSCL, Việt Nam.
Chúng thường sống ở các rìa bờ sông, kênh gạch và trong cả các ao nuôi cá (nếu các
ao nuôi này không được quản lý kỹ). Đặc biệt, chúng xuất hiện nhiều trong các ao nuôi
cá tra (P. hypophthalmus) thuộc các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và Đồng Tháp
(Đinh Thị Thủy và Đoàn Văn Cường, 2011).

Môi trường sống : Ốc thường sống ở tầng đáy và nền đáy thích hợp cho ốc phát
triển là nền đáy bùn, nền đáy cát. Ốc phát triển tốt trong môi trường nước đứng và có
độ sâu 1,4 cm – 64 cm. Về điều kiện chất lượng nước thích hợp cho sự phát triển và
sinh sản bình thường của ốc là: nhiệt độ từ 180C - 320C (tốt nhất ở 230C - 270C), về
pH từ 5 – 6,9, còn hàm lượng DO từ 2,1 – 9,2 mg/l (Đồng Thị Thanh Dung, 2011)
Đây là loài ốc sống vùi vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn chủ yếu
của ốc là tảo và mùn bã hữu cơ ( />2.5 Sơ lược về ấu trùng (metacercaria) Haplorchis pumilio
2.5.1 Phân loại
Họ Galactosomidae Morosov, 1950
Phân họ Haplorchinae
Giống Haplorchis
Ấu trùng (metacercaria) Haplorchis pumilio Looss, 1899
2.5.2 Hình thái
Bào nang hình elip, kích thước 0,17 – 0,21 x 0,13 – 0,17 mm, giác bám giao
phối hình yên ngựa có 36 – 42 gai, chúng xếp thành 1 – 2 hàng bao xung quanh giác
bám giao phối, túi bài tiết hình chữ O và chiếm phần lớn phía sau cơ thể.
2.5.3 Chu kỳ phát triển của ấu trùng sán lá (Haplorchis pumilio)
Sán lá có nguồn gốc thủy sản có vòng đời phức tạp. Trùng trưởng thành phát
triển trong ký chủ cuối cùng là con người hay ký chủ lưu trữ như mèo, chó, lớn, và
chim ăn cá,…Sán lá trưởng thành thải ra trứng qua phân vào môi trường nước. Trứng
được ăn bởi các loài ốc hoặc khi nở rồi lây nhiễm cho ốc nước. Trong ốc, trứng phát
triển qua một số giai đoạn ấu trùng, đến khi phát triển thành cercariae, ấu trùng này
thoát ra khỏi ốc. Các cercariae phải nhanh chóng tìm gặp ký chủ tiếp theo là cá và xâm
nhập qua da để phát triển thành metacercariae, ấu trùng này có thể tồn tại một thời
9


gian nhất định. Nếu cá được ăn khi chưa nấu chín, metacercariae se phát triển thành
trùng trưởng thành.


Hình 2.5. Vòng đời của sán truyền qua cá ( />2.5.4 Tác hại của ấu trùng sán lá (Haplorchis pumilio) trên cá và người
Tác hại trực tiếp của loài ấu trùng sán lá này đối với người và động vật không
lớn nhưng khi sán ký sinh tạo các vết loét là cửa ngõ cho các tác nhân khác xâm nhập
vào cơ thể, gây rối loạn hấp thu và rối loạn tiêu hóa (Hùynh Hồng Quang, 2008).
Ấu trùng sán lá (H. pumilio) là loại sán gây ra bệnh truyền nhiễm lây giữa động
vật dưới nước (cá) và động vật trên cạn (Fish Born parasite diseases, FZB, 2008). Khi
cá nhiễm các loại ấu trùng sán lá này thường bị giảm chất lượng sản phẩm và giảm giá
trị hàng hóa, đặc biệt khi sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang thị trường khó tính
như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
2.5.6 Tình trạng nhiễm ấu trùng sán lá (Haplorchis pumilio) trên người
Theo Đỗ Trung Dũng (2005) tất cả 33 người (100 %) đều nhiễm sán lá ruột
Haplorchis pumilio (13,734 sán), 1,323 Haplorchis taichui được tìm thấy ở 23/33
(69,7 %) bệnh nhân.
Và theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và ctv (2008) sán lá ruột nhỏ đã được
phát hiện ở 18 tỉnh với tỷ lệ nhiễm khác nhau từ 0,3 % đến 64 %, còn sán lá ruột lớn
10


được phát hiện ở 17 tỉnh với tỷ lệ nhiễm dao động từ 0,5 % đến 3,8 %. Sán trưởng
thành ở trên cơ thể bệnh nhân ở 9 tỉnh (Quảng Ninh, Hà Tây, Nam Định, Yên Bái, Phú
Thọ, Thanh Hóa, Thái Bình, Hải Phòng và Thừa Thiên Huế) được xác nhận về mặt
hình thái thuộc các loài Haplorchis taichui, Haplorchis pumilio, Stellantchasmus
falcatus, Haplorchis yokogawai và Procerovum spp trong họ Heterophyidae và
Echinostoma spp trong họ Echinostomatidae.
2.5.7 Một số nghiên cứu và báo cáo tóm tắt trước đây về nhiễm ấu trùng sán lá
(Haplorchis pumilio) trên cá nuôi
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Hà và ctv (2008) tỷ lệ nhiễm metacercaria trên cá
bống bớp nuôi ao là 97,2 %, cá bống bớp thu ngoài tự nhiên 98,9 % trên tổng số 360
con cá bống bớp và tỷ lệ nhiễm trên cá song nuôi là 57,2 % , còn cá tự nhiên không
nhiễm trên tổng số 318 con cá song.

Kết quả của Phạm Cử Thiện và ctv (2008) đã chỉ ra rằng metacercariae FZT
không có trong cá trê lai nuôi đơn, tuy vậy lại rất phổ biến ở cá nuôi thuộc 3 hệ thống :
metacercariae sán lá thuộc họ Heterophyidae, Haplorchis pumilio, H. taichui,
Centrocestus formosanus và Stellantchasmus falcatus, với tỷ lệ nhiễm như sau: 1,7 %
ở cá tai tượng nuôi đơn, 6,6 % trong cá chép nuôi ghép, và 3,0 % trong nuôi hệ thống
vườn ao chuồng. H. pumilio là loài sán phổ biến nhất, chiếm trên 58,0 % metacercariae
phát hiện được trên cá.
Và nghiên cứu của Phan Thị Vân và ctv (năm 2006, 2007) đã phát hiện 5 loài
ký sinh trùng có nguồn gốc từ cá ký sinh trên cá nước ngọt, bao gồm: Clonorchis
sinensis, Haplorchis pumilio, Haplorchis taichui, Centrocestus formosanus,
Procerovum sp. Loài sán lá ruột Haplorhcis pumilio được tìm thấy nhiều trong nghiên
cứu này, trong khi đó ấu trùng sán lá gan Chlonochis sinesis tìm thấy với tỷ lệ rất thấp.
Bên cạnh đó nghiên cứu còn cho thấy nhóm cá trắm cỏ, cá mè trắng và cá mirigal là
nhóm cá có tỷ lệ nhiễm sán lá ruột cao nhất.

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian nghiên cứu
Tháng 2 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012
3.2 Địa điểm nghiên cứu
Ốc được thu ở ao nuôi cá tra, cá rô phi, cá chép và các bờ kênh dọc các ao nuôi
thuộc hai tỉnh Bến Tre và An Giang. Thí nghiệm được bố trí tại phòng thí nghiệm ướt
của TTQG Quan Trắc CBMT và PNDBTS KVNB – Viện NCNT Thủy Sản II.

Hình 3.1. Ao cá tra thu ốc M. tuberculatus ở tỉnh Bến Tre
3.3 Vật liệu nghiên cứu
3.3.1 Dụng cụ

Tủ ủ, kính giải phẩu, đĩa petri, pipette, đèn, kẹp gấp, bể thủy tinh, xô, ống
siphon, vợt, máy sục khí, máy bơm nước, cân điện tử, máy đo pH, găng tay và một số
dụng cụ cần thiết khác.

12


Hình 3.2. Máy đo pH dùng trong thí nghiệm
3.3.2 Hóa chất
Pepsin, acid HCl 10 %, dung dịch nước muối 9 ‰, formol 10 %, thuốc nhuộm
haematoxylin và keo dán glycerine jelly.
3.4 Đối tượng nghiên cứu
Ốc (M. tuberculata), cá tra (P. hypophthalmus), cá rô phi (O. niloticus) và cá
chép (C. carpio).
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp thu mẫu ốc
Ốc (M. tuberculata) được thu ở ao nuôi cá tra, cá rô phi, cá chép và các bờ kênh
thuộc hai tỉnh An Giang và Bến Tre. Thu mẫu vào buổi sáng, từ 7 – 11 giờ. Thu mẫu
ốc bằng vợt cầm tay cho thủy vực ao, ruộng ngập nước, kênh nhỏ, ven sông lớn. Thu
mẫu bằng vợt cào đáy trong thủy vực kênh lớn, ao, ruộng ngập nước sâu. Bắt ốc bằng
tay trong thủy vực ao nhỏ, ruộng kênh nhỏ, ven kênh sông, ruộng ngập nước sâu.
3.5.2 Phương pháp kích thích ốc tiết dịch để thu hậu ấu trùng sán (Haplorchis
cercariae)
Ốc sau khi thu cho vào các túi lưới khô và được chuyển về phòng thí nghiệm.
Ốc được đặt trong đĩa thủy tinh với một ít nước, được kích thích tiết dịch duới ánh
13


đèn. Sử dụng ống hút nhỏ dưới kính hiển vi giải phẩu để tách hậu ấu trùng từ trong
dịch nhớt của ốc.

Định danh sán dựa vào đặc điểm hình thái học theo khóa phân loại của Schell
(1985). Có hai cách giữ mẫu để định danh : (1) giữ sán sống, xem các đặc điểm qua
kính hiển vi soi nổi; (2) mẫu sán được cố định trong dung dịch formol, nhuộm với
thuốc nhuộm haematoxylin và dán qua lam bằng glycerine jelly, sau đó xem dưới kính
hiển vi quang học.

Hình 3.3. Ốc (Melanoides tuberculatus) được kích thích tiết dịch nhờn dưới ánh đèn
3.5.3 Phương pháp bố trí hệ thống thí nghiệm
3.5.3.1 Bố trí cá
Ba loài cá được cung cấp từ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt
Nam Bộ như là cá tra (P. hypophthalmus), cá rô phi (O. niloticus) và cá chép (C.
carpio), cả ba loài cá có chiều dài trung bình lần lượt là 12,34 cm; 5,18 cm; 5,93 cm và
đều được kiểm tra bằng đánh giá cảm quan là cá khỏe, bơi lội nhanh nhẹn. Sau đó
chuyển cá về bố trí nuôi ở các bể thủy tinh trong phòng thí nghiệm ướt từ 2 đến 3 tuần
đến khi thực hiện gây nhiễm. Cá được bố trí trong bể thủy tinh có kích thước 50 x 30
x 35 cm với mật độ 60 con/bể, lượng nước trong mỗi bể là 4 lít nước (nước sạch đã
khử chlorine).

14


Trước khi thực hiện thí nghiệm, với số lượng 20 con cá đại diện mỗi loại được
thu để phân tích ký sinh trùng và vi khuẩn, nhằm đảm bảo cá sử dụng trong thí nghiệm
là sạch bệnh.
Cá được chia thành 2 đợt thí nghiệm, thí nghiệm đợt 1 bắt đầu từ ngày
12/02/2012 đến ngày 13/03/2012 và thí nghiệm đợt 2 kéo dài từ ngày 07/04/2012 đến
ngày 08/05/2012. Sau đó, cá sẽ được kiểm tra sau 14, 21, 30 ngày gây nhiễm. Cá được
bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9 bể, trong đó có 3 bể được dùng cho cá tra, 3 bể
dùng cho cá rô phi và 3 bể dùng cho cá chép. Mỗi thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức lập lại 3 lần như nhau.


Hình 3.4. Bể bố trí thí nghiệm
3.5.3.2 Bố trí gây nhiễm sán (giai đoạn hâụ ấu trùng Haplorchis cercariea) trên
cá tra, cá rô phi và cá chép
Hậu ấu trùng Haplorchis cercariae (ký sinh trùng) được tách từ trong dịch nhớt
của ốc sau đó cho vào bể thủy tinh với liều gây nhiễm được sử dụng là 21000
Haplorchis cercariae/60 cá mỗi loại và cứ tiếp tục như vậy từ bể 1 cho đến bể thứ 9.
Sau 14, 21, 30 ngày thu lần lượt 20 cá/mỗi bể theo thời gian để kiểm tra ấu trùng sán
(Haplorchis metacercariae) bằng phương pháp tiêu cơ và xem dưới kính giải phẩu.
3.5.4.Phương pháp chăm sóc và quản lý
3.5.4.1 Thức ăn
Thức ăn được sử dụng trong thí nghiệm là thức ăn công nghiệp có đường kính
1cm.
15


Cho cá ăn 2 lần/ ngày vào lúc 9 giờ sáng và 4 giờ chiều với lượng thức ăn
khoảng 1 % trọng lượng thân.
3.5.4.2 Vệ sinh, thay nước
Hàng ngày tiến hành siphon đáy, vệ sinh bể cá, vớt thức ăn thừa và cá chết ra
khỏi bể nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước.
Tiến hành thay nước khoảng 2 lần/ngày. Nước được sử dụng là nước máy đã
được sục khí từ 3 – 4 ngày bay hết mùi chlorine.
3.5.5 Phương pháp thu sán (giai đoạn ấu trùng Haplorchis metacercariae)
Cá thu hoạch và được kiểm tra bằng phương pháp tiêu cơ (Buchmann, 2007)
như sau: đầu tiên cá đuợc cân, đo từng kích thước cá thể và ghi lại, tiếp theo nghiền cá
bằng cối chày sứ và cho dung dịch tiêu cơ pepsin 3 % (điều chỉnh pH = 2) vào cá đã
nghiền, tùy theo khối lượng mẫu mà sử dụng lượng pepsin phù hợp. Kế tiếp chuyển
dung dich nghiền vào cốc thủy tinh, trộn đều mẫu và đặt trong dung dịch tủ ấm với
nhiệt độ 370C trong thời gian 1 giờ đến 1 giờ 30 phút, sau khi ủ ấm dung dịch được lọc

qua lưới lọc 1x1mm và rửa với 0,86 % nước muối. Sau đó, để lắng cho đến khi các
bào nang nặng lắng chìm ở đáy dễ quan sát. Loại bỏ phần nổi một cách nhẹ nhàng và
giữ lại phần lắng, lặp lại 2 đến 3 lần cho đến khi chất lắng trở nên trong. Cuối cùng
cùng chuyển các bào nang ấu trùng vào đĩa petri rồi quan sát dưới kính giải phẩu và
đếm số lượng Haplorchis metacercariae của mỗi loài sán.

Hình 3.5. A, B. Kính giải phẩu và tủ ủ dùng trong thí nghiệm
3.5.6 Phương pháp định danh sán (giai đoạn ấu trùng Haplorchis metacercariae)
Có hai cách giữ để phân loại : (1) giữ sán sống, xem xét các đặc điểm qua kính
hiển vi soi nổi ; (2) mẫu sán được cố định trong dung dịch formol, nhuộm với thuốc
16


×