Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CAO CHIẾT THÔ SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis) ĐẾN SỰ TĂNG SINH CỦA TẾ BÀO GỐC THẦN KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CAO CHIẾT THÔ SÂM NGỌC
LINH (Panax vietnamensis) ĐẾN SỰ TĂNG SINH
CỦA TẾ BÀO GỐC THẦN KINH

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: PHAN THỊ NGỌC YÊN

Niên khóa

: 2008 - 2012

Tháng 07/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CAO CHIẾT THÔ SÂM NGỌC
LINH (Panax vietnamensis) ĐẾN SỰ TĂNG SINH
CỦA TẾ BÀO GỐC THẦN KINH

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

ThS. PHẠM VĂN PHÚC

PHAN THỊ NGỌC YÊN

Tháng 07/2012


LỜI CẢM ƠN
Con xin cảm ơn ba mẹ đã cho con cuộc sống quý giá này. Hạnh phúc vì ba mẹ
luôn hiểu con và là chỗ dựa vững chắc cho con vững bước trên con đường đã chọn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý
Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho em.
Với tất cả lòng kính trọng, em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Kim Ngọc,
thầy Phạm Văn Phúc đã hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện để em
có thể hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn anh Vương Gia Tuệ, chị Hồng Nhung đã giúp đỡ,
quan tâm và động viên em trong suốt quá trình làm khóa luận. Anh chị đã tận tình
hướng dẫn cho em các vấn đề chuyên môn và cho em biết nhiều điều về cuộc sống.
Xin cảm ơn tập thể các bạn
tại phòng thí nghiệm, các bạn Tuấn,


H

SH, cám ơn các bạn sinh viên cùng thực tập
ng, Long, Triết. Các bạn đã cùng chia s và

động viên tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Cám ơn cuộc sống đã mang đến cho
tôi những người bạn, chúc các bạn luôn vững bước trên con đường của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012
Phan Thị Ngọc ên


TÓM TẮT
Các bệnh thoái hóa thần kinh là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi.
Trong đó, bệnh Parkinson và Alzheimer hầu như được chú ý nhiều nhất. Cho đến đầu
thế kỉ 2 , các nhà khoa học cho rằng sự tổn thương trong não không thể chữa trị vì cho
rằng hệ thần kinh trung ương không thể tạo ra tế bào thần kinh mới. Gần đây, nhiều
nghiên cứu phát đã chứng minh rằng có sự hiện diện ổ tế bào gốc bên trong não trưởng
thành. Các tế bào gốc này có khả năng biệt hóa thành các tế bào thần kinh và có thể
thay thế các tế bào bị mất trong não.

o đó, cấy ghép tế bào hay kích hoạt tế bào gốc

nội sinh tăng sinh và biệt hóa là những hướng nghiên cứu đầy tiềm năng trong việc
điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh. Hiện nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử
dụng tế bào gốc thần kinh trong trong thử nghiệm sàng lọc các sản phẩm hóa học và
thiên nhiên cảm ứng sự tăng sinh và biệt hóa của tế bào. Phương pháp này giúp xác
định các phân tử nhỏ có vai trò thúc đẩy sự phát sinh thần kinh, từ đó tìm ra các loại
thuốc mới điều trị các bệnh suy thoái thần kinh ở người.
Trong nghiên cứu này, tế bào gốc thần kinh được phân lập từ thai chuột nhắt
trắng (Mus musculus var. Albino) 14 ngày. Các tế bào này được nuôi trong môi trường

không huyết thanh có bổ sung EGF, FGF–2, B27, N2, heparin, insulin và transferrin.
Tế bào ứng viên được chứng minh là có khả năng tự làm mới, khả năng biệt hóa thành
astrocyte và biểu hiện marker nestin của tế bào gốc thần kinh. Tiếp theo, tế bào gốc
thần kinh được khảo sát với cao chiết thô sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) ở các
nồng độ cao chiết khác nhau là10 µg/ml, 5
nồng độ 1

µg/ml, 1

µg/ml. Kết quả cho thấy ở

µg/ml tỷ lệ tăng kích thước của neurosphere là cao nhất. Tế bào chết đối

với nồng độ dược liệu cao hơn do hàm lượng dung môi methanol cao gây độc tế bào.

i


SUMMARY
Nervous system and neurodegenerative diseases are still among the most
mysteries in physiology and pathology. Before the late 1900s, the central nervous
system was strongly considered to be undividable. But later, this point of view have
changed due to a series of papers about the neurogenesis in aldult brain. Many
evidences showed that there was a small population of stem cells in brain that would
self-renew and recover the cell loss in brain. Since first described by Weiss and
Reynolds in 1992, neural stem cells have gradually attracted many researchers from
all over the world. Many reports have demonstrated existence of neural stem and
progenitor cells’ niches in subventricular zone and subgranular zone in adult brains.
Fetal brains are another promising source of neural stem cells. Stem cells from fetus
are more proliferative and easier to propagate than those from adult brains. Therefore,

isolation and cultivation of neural stem cells are not only important to understand cell
fates and characteristics of NSCs but also to provide potential materials in futher
experiments in cell therapy and screening drugs.
Vietnam is a tropical nation, remarkably characterized by a diverse popularity
of herbs. Many substances from them have been proven to good for health. They have
been widely and safely used as herbal medicines among the population. It is believed
that Panax vietnamensis has better ingredients than Korean and Chinese ginseng.
Therefore, it would promote proliferation of neural cell better than Korean and
Chinese ginsengs in other results described before.
This research is carried out to evaluate the effect of raw extract from Panax
vietnamensis on proliferation of neural stem cells. Firstly, we isolate and cultivate
neural stem cells from 14 – day mouse fetus as floating neurospheres in serum – free
medium. The serum – free medium with mitogens, N2 and B27 supplements are
appropriate for NSCs culture. Under these conditions, only NSCs and highly
undifferentiated progenitors can proliferate, whereas committed precursors and
terminally differentiated cells are gradually eliminated from the culture. To
characterize candidate cells, we assessed pluripotency and cell marker via sphere –
formation assay, differentiation assay and immunocytochemistry. Effect of different
ii


concentrations of Panax vietnamensis raw extract is evaluated through increasing of
cell number.
Result shows that NSCs can be cultured as floating neurospheres in serum –
free medium. These spheres can give rise to secondary, tertiary spheres during
cultivation and can be maintained in an undifferentiated and homogeneous state in
culture for over 2 months. Candidate cells were shown to be nestin – positive, able to
generate new spheres and differentiate into astrocytes. Effect of Panax vietnamensis
on proliferation of neural stem cells is promising. Concentration of 1


µg/ml and 500

µg/ml raw extract give the higher effect than the control and their effects on NSC
proliferation are the same. Meanwhile, 1000 µg/ml concentration leads to cell
degeneration due to high amount of solvent in raw extract.
Keyword: neural stem cell, neurosphere, culture, Panax vietnamensis,
proliferation.

iii


MỤC LỤC
Tóm tắt ......................................................................................................................... i
Mục lục ...................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt..........................................................................................vii
Danh sách các bảng và biểu đồ .................................................................................viii
anh sách các hình .................................................................................................... ix
Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.1.

êu cầu của đề tài ............................................................................................... 2

1.2. Nội dung thực hiện .............................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1. Tế bào gốc ........................................................................................................... 3
2.1.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 3
2.1.2. Phân loại ........................................................................................................... 3
2.1.3. Ứng dụng tế bào gốc ......................................................................................... 4
2.1.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam ................................ 5

2.2. Tế bào gốc thần kinh ........................................................................................... 6
2.2.1. Định nghĩa ........................................................................................................ 6
2.2.2. Các vị trí thu nhận tế bào gốc thần kinh............................................................. 6
2.2.3. Sự phát sinh thần kinh (neurogenesis) ............................................................... 7
2.2.4. Các nguồn thu nhận tế bào gốc thần kinh ........................................................ 10
2.2.5 Ứng dụng tế bào gốc thần kinh ........................................................................ 11
2.3. Nuôi cấy tế bào gốc thần kinh ........................................................................... 14
2.3.1. Nuôi cấy neurosphere....................................................................................... 15
2.3.2. Nuôi cấy lớp đơn............................................................................................. 16
2.3.3. Nuôi cấy neurosphere cải tiến ......................................................................... 16
2.4. Marker tế bào gốc thần kinh và các tế bào thần kinh trưởng thành ..................... 17
2.4.2. Các marker tế bào gốc thần kinh ..................................................................... 17
2.4.2. Các marker cho tế bào tiền thân thần kinh ....................................................... 18
2.4.3. Marker cho tế bào neuron ................................................................................ 18
iv


2.4.4. Marker cho tế bào astrocyte............................................................................. 19
2.4.5. Marker cho tế bào oligodendrocyte ................................................................. 19
2.5. Giới thiệu về sâm Ngọc Linh ............................................................................. 20
2.5.1. Giới thiệu chung về sâm Ngọc Linh ................................................................ 20
2.5.2. Giá trị dược liệu của sâm Ngọc Linh ............................................................... 21
2.6. Các phương pháp đánh giá khả năng tăng sinh của NSC ................................... 22
2.6.1. Phương pháp đếm tế bào tự động .................................................................... 22
2.6.2. Phương pháp flow cytometery ......................................................................... 22
2.6.3. Phương pháp khử muối tetrazolium ................................................................. 23
2.6.4. Phương pháp khảo sát khả năng tăng sinh tế bào qua sự thay đổi kích thước
đường kính của neurosphere ...................................................................................... 23
2.6.5. Phương pháp dựa theo công nghệ đo điện trở tế bào........................................ 24
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 25

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................................... 25
3.2. Vật liệu ............................................................................................................. 25
3.2.1. Mẫu vật ........................................................................................................... 25
3.2.2. Dụng cụ .......................................................................................................... 25
3.2.3. Thiết bị............................................................................................................ 26
3.2.4. Hóa chất .......................................................................................................... 27
3.3. Qui trình thí nghiệm .......................................................................................... 30
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31
3.4.1. Nội dung 1: Phân lập, nuôi cấy tế bào gốc thần kinh từ não thai chuột nhắt
trắng 14 ngày thai bằng phương pháp nuôi cấy neurosphere cải tiến .......................... 31
Hình 3.4 Thao tác thu nhận tế bào từ não chuột. ........................................................ 32
3.4.2. Nội dung 2: Chứng minh tế bào ứng viên là tế bào gốc thần kinh .................... 33
3.4.3. Nội dung 3: Phương pháp flow cytometry xác định thành phần tế bào gốc
thần kinh trong quần thể tế bào ứng viên.................................................................... 36
3.4.4. Nội dung 4: Khảo sát tác động kích thích tăng sinh của cao chiết thô
sâm Ngọc Linh 7 năm tuổi lên tế bào gốc thần kinh ................................................... 36
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 37
4.1. Kết quả phân lập, nuôi cấy tế bào gốc thần kinh từ não thai chuột nhắt trắng 14
ngày thai .................................................................................................................... 38
v


4.1.1. Kết quả nuôi cấy tế bào trong môi trường chuyên biệt tế bào gốc thần kinh .... 38
4.1.2. Kết quả cấy chuyền tế bào ............................................................................... 42
4.2. Kết quả chứng minh tế bào ứng viên là tế bào gốc thần kinh ............................. 42
4.2.1. Kết quả đánh giá khả năng tự làm mới của tế bào ứng viên ............................. 42
4.2.2. Kết quả đánh giá sự biểu hiện marker chuyên biệt của tế bào gốc thần kinh
trên tế bào ứng viên ................................................................................................... 43
4.2.3. Kết quả đánh giá khả năng biệt hóa của tế bào ứng viên thành astrocyte ......... 44
4.3. Kết quả flow cytometry ..................................................................................... 46

4.4. Kết quả tác động kích thích tăng sinh của cao chiết thô sâm Ngọc Linh
đến tế bào gốc thần kinh ............................................................................................ 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 49
5.1. Kết luận............................................................................................................. 49
5.2. Đề nghị ............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 50
Phụ lục

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BSA

Bovine serum albumin

CNS

Central nervous system

ctv

Cộng tác viên

DMEM

ulbecco’s Modified Essential Medium

EGF


Epidermal Growth Factor

ES

Embryonic stem cell

FBS

Fetal bovine serum

FGF

Fibroblast Growth Factor

FITC

Fluorescein isothiocyanate

GABA

Gamma aminobutyric acid

GFAP

Gial fibrillary acidic protein

iPS

Induced Pluripotent stem


NSC

Neural stem cell

PBS

Phosphate buffer saline

SC

Stem Cell

SGZ

Subgranular zone

SVZ

Subventricular zone

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Một số dược chất tự nhiên tác động lên sự tăng sinh và biệt hóa
của tế bào gốc thần kinh.............................................................................................13
Bảng 2.2 Một số hợp chất hóa học tác động lên sự tăng sinh và biệt hóa
của tế bào gốc thần kinh.............................................................................................13
Sơ đồ 3.1 Qui trình phân lập, thu nhận và khảo sát tác động của cao chiết thô
sâm Ngọc Linh đến sự tăng sinh của tế bào gốc thần kinh..........................................30

Bảng 4.1 Độ gia tăng đường kính (%) của neurosphere trong môi trường
nuôi cấy không bổ sung cao chiết sau 4 ngày .............................................................47
Bảng 4.2 Độ gia tăng đường kính của neurosphere trong môi trường
nuôi cấy ở các nồng độ cao chiết khác nhau ...............................................................47
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ tăng số lượng tế bào của neurosphere ở các nồng độ
cao chiết khác nhau ....................................................................................................48

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Tiềm năng biệt hóa của NSC .....................................................................6
Hình 2.2 Các vị trí thu nhận NSC ở động vật có vú ...................................................7
Hình 2.3 Các vị trí diễn ra sự phát sinh thần kinh ở chuột và trên người ....................8
Hình 2.4 Sự phát sinh thần kinh ở vùng SVZ và hành khứu giác ...............................9
Hình 2.5 Sự phát sinh thần kinh ở hồi hải mã trưởng thành .......................................10
Hình 2.6 Qui trình chung nuôi cấy và tăng sinh NSC trong điều kiện
không huyết thanh .....................................................................................................16
Hình 2.7 Sâm Ngọc Linh ...........................................................................................20
Hình 2.8 Công thức hóa học của majonoside – R2 ....................................................21
Hình 2.9 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xCELLigence. .....................................24
Hình 3.1 Mẫu vật nghiên cứu ....................................................................................25
Hình 3.2 Một số dụng cụ được sử dụng trong đề tài ..................................................26
Hình 3.3 Một số thiết bị được sử dụng trong đề tài ....................................................27
Hình 3.4 Thao tác thu nhận tế bào từ não chuột .........................................................32
Hình 4.1 Sphere hình thành trong môi trường không bổ sung N2 và B27 ..................39
Hình 4.2 Tế bào được thu nhận từ não thai chuột lớn hơn 14 ngày ............................40
Hình 4.3 Tế bào sau khi thu nhận và sau 24 giờ nuôi cấy ..........................................41
Hình 4.4 Sự tăng sinh của NSC được thu nhận từ não chuột .....................................41
Hình 4.5 Sphere bám xuống bề mặt đáy bình Roux và trải thành tế bào đơn .............42

Hình 4.6 Sphere sau cấy chuyền ................................................................................42
Hình 4.7 Sphere hình thành sau 3 ngày nuôi cấy trên đĩa 96 giếng ............................43
Hình 4.8 Sphere được nhuộm với nestin và Hoechst 33342 .......................................44
Hình 4.9 Tế bào phát triển dưới dạng tế bào đơn và được nhuộm hóa miễn dịch .......44
Hình 4.10 Tế bào đơn sau khi chuyển sang môi trường biệt hóa astrocyte .................45
Hình 4.11 Tế bào astrocyte biệt hóa được nhuộm với GFAP và Hoechst 33342 ........45
Hình 4.12 Mức độ biệt hóa của các lớp tế bào trong neurosphere ..............................46
Hình 4.13 Kết quả phân tích flow cytometry neurosphere. ........................................46

ix


Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), các bệnh thoái hóa hệ thần kinh chiếm đến
6,3% bệnh tật trên thế giới, ảnh hưởng đến 92 triệu người vào năm 2

5 và dự đoán

tăng lên 1 3 triệu vào năm 2 3 (xấp xỉ tăng 12%). Rối loạn thần kinh xuất hiện ở một
tỷ lệ lớn dân số khi tuổi cao.

ù là bệnh tiến triển chậm nhưng đến nay chưa có thuốc

ngăn chặn hay điều trị có hiệu quả. Một ví dụ điển hình là bệnh Parkinson, một bệnh
thoái hóa của hệ thần kinh trung ương thường gặp ở người lớn tuổi, làm rối loạn vận
động, có thể gây tàn phế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Theo WHO (2006), tỷ lệ mới
mắc bệnh Parkinson mỗi năm từ 4,5 đến 19 trên 1

dân. Bệnh gây ra gánh nặng cho


bệnh nhân, gia đình và xã hội. Bệnh Parkinson khá thường gặp tại Việt Nam nhưng chưa
được quan tâm chuẩn đoán và điều trị đúng mức. Một căn bệnh rối loạn thần kinh cần
quan tâm khác là bệnh Alzheimer. Bệnh này thường gây rối loạn trí nhớ và hoạt động
ở người lớn tuổi do sự mất dần neuron trong não. WHO ước tính rằng số người mắc
bệnh Alzheimer trên toàn thế giới năm 2 15 là ,441% và ,556% vào năm 2 3 .
Nhóm bệnh về rối loạn thần kinh gây ra gánh nặng cho xã hội rất lớn, do đó cần có các
nghiên cứu xác định phương pháp trị liệu có hiệu quả.
Vài thập kỉ trước, các nhà khoa học cho rằng việc thay thế các tế bào hư tổn
trong hệ thần kinh trung ương là không thể vì hệ thần kinh trung ương không thể tạo ra
tế bào thần kinh mới. Tới cuối thế kỉ 2 , khái niệm này hoàn toàn thay đổi vì một loạt
các báo cáo về sự phát sinh thần kinh (neurogenesis) ở não trưởng thành và sau sinh
(Altman và

as, 1965). Sự phát hiện tế bào gốc thần kinh (Neural stem cell_NSC) đã

mở ra nhiều khả năng mới cho việc phục hồi hệ thần kinh. Đây là nguồn tế bào tiềm
năng thay thế cho các tế bào thần kinh đã bị mất hay bất thường trong hệ thần kinh
trung ương. Hiện nay, hai cách tiếp cận của điều trị bằng tế bào gốc là cấy ghép tế bào
gốc hay tế bào thần kinh và kích hoạt tế bào gốc nội sinh tăng sinh và biệt hóa.
Việt Nam là quốc gia có nguồn dược liệu phong phú với hơn 3.

cây thuốc

và vị thuốc ở các địa phương trong cả nước (Viện ược liệu – Bộ Y tế, 2006). Những
cây thuốc này đã được sử dụng từ lâu nên có tính an toàn cao. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu sàng lọc các dược liệu thiên nhiên nhằm kích thích kích sự tăng trưởng và biệt hóa
1



tế bào gốc thần kinh hiện nay vẫn còn hạn chế trong nước và trên thế giới. Đặc biệt,
sâm Ngọc Linh là loài đặc hữu với nhiều hoạt chất quan trọng và là vị thuốc quí đã
được sử dụng trong dân gian với nhiều tác dụng khác nhau.
Vì vậy trong phạm vi đề tài này, tôi tiến hành khảo sát tác động của cao chiết
thô sâm Ngọc Linh lên sự tăng sinh của tế bào gốc thần kinh ở các nồng độ dược liệu
khác nhau. Từ đó có thể nghiên cứu mô hình bệnh, sàng lọc dược chất và tìm ra hướng
để chữa trị các bệnh về thoái hóa thần kinh trong bối cảnh đa số các loại thuốc dùng
trên thị trường hiện nay chưa hiệu quả và có thể gây ra phản ứng phụ. Đề tài sẽ là tiền
đề cho các nghiên cứu ở Việt Nam đối với các bệnh về thần kinh mà hiện nay vẫn
chưa được quan tâm đúng mức.
1.1. Yêu cầu của đề tài
Phân lập, nuôi cấy NSC từ thai chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino), tạo
nguồn tế bào làm mô hình sàng lọc dược liệu.
Đánh giá tác động của cao chiết thô sâm Ngọc Linh đến sự tăng sinh của NSC.
Xác định nồng độ thích hợp cho sự tăng sinh của NSC.
1.2. Nội dung thực hiện
Phân lập, nuôi cấy NSC từ não thai chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino)
14 ngày bằng phương pháp nuôi cấy huyền phù.
Đánh giá tác động của dược liệu lên sự tăng sinh của tế bào gốc thần kinh ở các
nồng độ khác nhau bằng phương phương pháp khảo sát sự thay đổi kích thước của
neurosphere trong các khoảng thời gian khác nhau.

2


Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tế bào gốc
2.1.1. Định nghĩa
Tế bào gốc (Stem Cell_SC) là tế bào không (hoặc chưa) chuyên hóa trong mô
sống, chúng có khả năng trở thành các tế bào chuyên hóa với các chức phận sinh lí.

Trong điều kiện in vivo hoặc in vitro, mỗi tế bào gốc có thể tự làm mới với các tính
năng riêng biệt. Chẳng hạn, các tế bào gốc tủy xương hoàn toàn chưa được chuyên
hóa, chúng có thể biệt hóa thành các tế bào máu chuyên hóa như tế bào bạch cầu, tế
bào hồng cầu và những kiểu tế bào mới chuyên biệt như khả năng sản xuất kháng thể,
vận chuyển các chất khí mà trước đó tế bào gốc không có. o đó, một kiểu tế bào xuất
thân từ một tế bào khác thì tế bào khác đó c ng có thể được gọi là “tế bào gốc”.
Tế bào gốc có 2 đặc tính quan trọng phân biệt với các loại tế bào khác. Thứ
nhất, tế bào gốc là những tế bào không chuyên hóa, có khả năng tự làm mới trong một
thời gian dài nhờ quá trình phân chia tế bào. Thứ hai, tế bào gốc làm phát sinh những
tế bào chuyên biệt với chức phận sinh lí hay sự biệt hóa. Sự tồn tại của SC sau khi sinh
được minh chứng bởi sự phát triển của mô, quá trình duy trì và biệt hóa của tế bào. Vị
trí cho thấy rõ nhất là hệ thống tạo máu và hệ thần kinh trung ương. Ở hệ thống tạo
máu, nhiều tế bào máu được tạo ra trong quá trình sống (Weiner, 2008).
2.1.2. Phân loại
Tế bào gốc có thể được phân loại dựa vào tính mềm d o hoặc tính đa năng của
chúng trong quá trình phát triển, gồm tế bào gốc toàn năng, tế bào gốc vạn năng, tế
bào gốc đa năng, tế bào gốc đơn năng. Nhiều tác giả có các cách phân loại khác nhau,
hiện tạo tế bào gốc được đề nghị chia thành 5 nhóm chính.
Tế bào gốc phôi thu nhận từ phôi giai đoạn tiền làm tổ. Tế bào gốc phôi có các
đặc tính tự làm mới, khả năng tạo dòng, khả năng tăng sinh in vitro vô hạn và đa tiềm
năng biệt hóa. Tế bào gốc nh nhi được thu nhận từ nhiều nguồn như nhau thai, mô
cuống rốn, máu cuống rốn. Tế bào gốc trưởng thành được thu nhận từ cơ thể trưởng
thành. Tế bào gốc trưởng thành là tế bào có khả năng tự làm mới và tạo ra tế bào biệt
hóa của một dòng tế bào đặc biệt có khả năng khôi phục mô hoặc cơ quan. Tế bào gốc

3


vạn năng cảm ứng là tế bào có tiềm năng như là các tế bào gốc phôi. Tế bào gốc ung
thư được coi là nguồn gốc khối u và chỉ có trong khối u.


2.1.3. Ứng dụng tế bào gốc
2.1.3.1 Liệu pháp tế bào gốc
Liệu pháp tế bào gốc được xem là một cách chữa trị tiềm năng cho các căn
bệnh khó chữa trước đây. Mục đích của liệu pháp này là đẩy mạnh sự thay thế tế bào
tại các cơ quan tổn thương ngoài khả năng tự sửa chữa của cơ thể. Thông qua liệu
pháp tế bào gốc, nhiều căn bệnh nan y đang được điều trị có hiệu quả. Một số thành
công đáng chú ý là liệu pháp tái tạo giác mạc, sản phẩm tế bào gốc c ng đã sẵn sàng
được thương mại hóa cho mục đích thay thế da và sụn. Đã có những tiến bộ mới trong
việc sử dụng tế bào gốc thay thế đảo tụy, sự thương mại hóa của liệu pháp máu cuống
rốn và tiềm năng thu nhận số lượng lớn các tế bào từ nguồn phôi, thai và cơ thể trưởng
thành. Năm 2

4, một bệnh nhân thiếu máu ác tính ở Ấn Độ được chữa trị bằng liệu

pháp tế bào gốc và trở về cuộc sống bình thường.
2.1.3.2 Công nghệ mô và cấy ghép cơ quan
Hiện tại, những mô được tạo ra bằng cách sử dụng tế bào gốc có một phạm vi
đa dạng từ các bề mặt biểu bì (da, giác mạc và các màng nhầy), đến các mô xương.
Hai ứng dụng dễ thấy nhất trong công nghệ mô là tái tạo da có liên quan đến sự hình
thành cấu trúc của các phiến hai chiều, thứ hai là sự hình thành xương, liên quan đến
quá trình tái cấu trúc của các cấu trúc bên trong dạng ba chiều.
2.1.3.3 Liệu pháp gen
Hai khiếm khuyết lớn của liệu pháp gen là các rủi ro do hệ thống mang gen có
thể xảy ra và sự đáp ứng thải loại miễn dịch. Liệu pháp gen có thể được phát huy bằng
cách sử dụng tế bào gốc biến đổi di truyền như một vector mang gen chuyển. Trong
khi đó, tế bào gốc được phân lập từ chính cơ thể bệnh nhân, được sửa chữa những
khiếm khuyết di truyền, nuôi cấy tăng sinh ex vivo rồi cấy ghép trở lại bệnh nhân sẽ
tạo ra những tế bào bình thường in vivo. Sự biến đổi di truyền tế bào gốc được ứng
dụng để sửa chữa hoặc bù đắp cho các khiếm khuyết di truyền.

2.1.3.4 Kiểm nghiệm hóa chất
Các tế bào được sử dụng cho phát hiện thuốc, hay độc chất thường được thu
nhận từ các mô non, từ khối u lành tính, hay những tế bào biến đổi di truyền. Nhưng
những tế bào động vật có vú non vẫn bị giới hạn về thời gian sống khi nuôi cấy nên
4


ảnh hưởng đến ứng dụng trong các kỹ thuật sàng lọc. Các tế bào gốc có khả năng tự
làm mới tiếp tục tồn tại ở trạng thái không biệt hóa và tạo ra những tế bào chuyên hóa
của cơ thể như tim, gan, mạch máu, tụy.

o đó, tế bào gốc là công cụ quan trọng cho

sự phát triển các hệ thống mô hình in vitro thử nghiệm thuốc và hóa chất. Ngoài ra,
tế bào gốc còn có tiềm năng dự đoán trước độc tính trong cơ thể người. Các tế bào gốc
trưởng thành thu nhận từ các nguồn khác nhau có thể có tiềm năng tạo ra các mô hình
thử nghiệm thích hợp cho độc tính lên tim, gan, bộ gen và trong sinh sản. Ngoài ra các
tế bào thu nhận từ phôi c ng có tiềm năng lớn trong thử nghiệm độc tính.
2.1.4. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng SC đã được tiến hành từ những năm
1990. Việt Nam đã thành công trong việc ứng dụng SC để điều trị các loại bệnh về
máu, xương khớp, bệnh tim, bệnh lý giác mạc, sinh tinh sản xuất tinh trùng điều trị vô
sinh nam, tạo da từ tế bào gốc màng dây rốn. Ngoài ra các nhà khoa học đã phân lập
được SC từ tủy xương, máu ngoại vi, máu dây rốn, từ màng ối, màng dây rốn, từ gan,
niêm mạc miệng, vùng rìa giác mạc, da, mô sinh dục, biệt lập được SC từ cơ tim, tế
bào thần kinh, tế bào da, xương, sụn, mỡ.
Tháng 7/1995, Trung tâm Truyền máu – Huyết học Tp. Hồ Chí Minh (nay là
Bệnh viện Truyền máu – Huyết học) tiến hành ca ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi
điều trị bệnh nhân bị bạch cầu cấp dòng tủy đầu tiên thành công. Năm 1996, Viện
Bỏng Quốc gia, Học viện Quân y đã thành công trong việc cấy ghép tế bào sừng, tiếp

thu và ứng dụng kĩ thuật nuôi cấy nguyên bào sợi ở người. Vào 19/9/2
Toại và

7, Trần Công

iệp Hữu Thắng tiến hành ca ghép tế bào gốc giác mạc đầu tiên thành công.

Tế bào gốc thu nhận từ niêm mạc xoang miệng bệnh nhân được kiểm tra, thao tác,
nhân sinh khối và được cấy ghép trở lại cho bệnh nhân. Đầu năm 2

9, nhóm nghiên

cứu của Lê Năm và Đinh Văn Hân (Viện Bỏng Quốc Gia) đã mang đến tin vui lớn khi
nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc trong cơ chế tái tạo da điều
trị cho bệnh nhân có vết loét khó lành. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiến
hành ghép tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh từ năm 2

6 cho đến tháng 3/2 12 đã ghép

được 44 ca với tỷ lệ thành công trên 7 % (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương,
2012). Năm 2008, các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí
Minh đã thành công trong việc nuôi cấy tế bào mầm tinh trùng của chuột thành tinh
trùng, mở ra triển vọng điều trị vô sinh ở nam giới. Thành lập các ngân hàng tế bào
5


gốc có khả năng thu thập, xử lí và bảo quản dài hạn các SC từ máu dây rốn là Bệnh
viện Truyền máu, huyết học Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng tế bào gốc MekoStem, bệnh
viện Nhi Trung ương. Lưu trữ tế bào gốc phục vụ điều trị các bệnh cần ghép tế bào
gốc như suy tủy, ung thư máu và nhiều bệnh lý ác tính về máu. Việc triển khai ghép tế

bào gốc từ tủy xương và máu ngoại vi để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu
vẫn được triển khai đều đặn và thường qui tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Tp.
Hồ Chí Minh và Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Việc thiết lập cơ sở hạ
tầng và đào tạo nguồn nhân lực tại nhiều cơ sở y tế trong nước đang từng bước được
thực hiện để sớm triển khai ứng dụng tế bào gốc vào điều trị.
2.2. Tế bào gốc thần kinh
2.2.1. Định nghĩa
Tế bào gốc thần kinh (Neural Stem Cells_NSCs) là các tế bào gốc có khả năng
tự làm mới và tạo ra nhiều kiểu tế bào của hệ thần kinh trung ương (Temple, 2001).
NSC được thu nhận từ hệ thần kinh phôi, thai và cơ thể trưởng thành. Chức
năng của NSC là tạo ra SC và tế bào tiền thân. NSC của hệ thần kinh trung ương có
thể tạo ra neuron c ng như tế bào thần kinh đệm là tế bào hình sao (astrocyte) hay tế
bào ít nhánh (oligodendrocyte).

òng tế bào này của hệ thần kinh trung ương có chức

năng và tương tác tế bào chuyên biệt, di chuyển đến vị trí đặc biệt trên não (Weiner,
2008). Tế bào gốc tồn tại số lượng nhỏ trong não trưởng thành và biệt hóa thành
neuron ở vị trí đặc biệt với tốc độ chậm (Ray J. và Gage F.H., 2 11).

Hình 2.1 Tiềm năng biệt hóa của NSC (www.sigmaaldrich.com)
2.2.2. Các vị trí thu nhận tế bào gốc thần kinh
Mặc dù nhiều tế bào trong hệ thống thần kinh động vật có vú được sinh ra trong
giai đoạn phôi thai và mới sinh, tế bào thần kinh mới liên tục được bổ sung vào những
6


vùng của não trưởng thành (Altman và

as, 1965). Trong não của động vật có vú


trưởng thành, NSC (hay các tế bào giống NSC) tham gia quá trình phát triển hệ thần
kinh dưới các điều kiện sinh lí, tại một số vị trí đặc biệt là vùng SVZ (subventricular
zone) của não thất bên, vùng SGZ (subgranular zone) của vùng hồi hải mã và hành
khứu giác. Vùng SVZ có tốc độ tạo tế bào thần kinh cao nhất, đây là vị trí NSC được
phân lập đầu tiên bởi Weiss và Reynolds vào năm 1992.
Ngoài ra, NSC còn được tìm thấy ở nếp nhăn vỏ não, mấu khứu giác, vùng chất
xám, vùng chất đen và tủy sống. NSC hiện diện từ giai đoạn phôi thai và được duy trì
suốt đời suốt cuộc đời. Phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, chu kì nguyên phân của các
NSC có thể từ 7 – 10 giờ trong thai, đến 18 giờ trong thời kì thai muộn và vài ngày
trong cơ thể trưởng thành (Weiner, 2008).

Hình 2.2 Các vị trí thu nhận NSC ở động vật có vú (Temple, 2001).
2.2.3. Sự phát sinh thần kinh (neurogenesis)
2.2.3.1 Định nghĩa
Sự phát sinh thần kinh là quá trình phân chia, di cư và biệt hóa tế bào thần kinh.
Quá trình này xuất hiện ở 2 khu vực của não là SVZ và SGZ. Đây là những nơi tế bào
gốc đầu tiên khu trú và tăng sinh trước khi di cư và biệt hóa (Gage và Praag, 2002).

7


Hình 2.3 Các vị trí diễn ra sự phát sinh thần kinh ở chuột và vị trí tương ứng trên
người (Crews và Nixon, 2 3).
Năm 1965, Altman chỉ ra rằng não trưởng thành tồn tại những tế bào phân chia
và biệt hóa thành tế bào có kiểu hình giống với neuron. Đến năm 1969, sự phát sinh
thần kinh ở hành khứu giác chuột trưởng thành được mô tả và xuất bản vào 1977. Tuy
nhiên, các nghiên cứu thời gian này hầu hết đều không được chú ý. Năm 19 3,
Nottebohm và cộng tác viên cho thấy sự phát sinh thần kinh mạnh ở chim yến cái
trưởng thành trong suốt mùa sinh sản xuân. Năm 1993, người ta phát hiện quá trình

tăng sinh tế bào diễn ra ở vùng SVZ chuột trưởng thành tạo ra tế bào thần kinh mới
trong hành khứu giác (Luskin và ctv, 1993).
2.2.3.2 Cơ chế của sự phát sinh thần kinh
Khả năng tự làm mới của NSC bằng cách phân chia đối xứng và bất đối xứng.
Sự tăng sinh, biệt hóa và kiểu phân chia của tế bào liên quan mật thiết đến đặc tính
biểu mô, phân cực tế bào và chu trình tế bào. Trong quá trình phát triển, tế bào biểu
mô thần kinh được xem là tế bào gốc đầu tiên phân chia tăng sinh đối xứng. Sự phân
chia tiếp theo là phân chia bất đối xứng và tự làm mới (Götz và Huttner, 2005).
Trong não trước của động vật có vú, NSC trưởng thành dường như ở trong
trạng thái bất hoạt hay “im lặng”, quần thể phụ các tế bào biểu hiện GFAP (tế bào biểu
mô và astrocyte) (tế bào kiểu B) định vị trong SVZ tạo ra các tế bào thần kinh mới di
cư vào hành khứu giác. Các tế bào kiểu B (NSC) phân chia bất đối xứng tạo ra các tế
bào khuếch đại chuyển (transit – amplify ing cell _ TAC, tế bào kiểu C) dương tính
với DLx – 2, sau đó tạo ra các nguyên bào thần kinh (neuroblast) (tế bào kiểu A) để di
cư vào các khu vực cần thiết. Ngoài các tế bào kiểu B thì tế bào kiểu C không có khả
8


năng tự làm mới mạnh, nhưng có hoạt tính nguyên phân cao, và có khả năng hình
thành neurosphere ( oetsch và ctv, 1999). Đây là mô hình chung trên chuột và một số
khác biệt trên động vật linh trưởng và trên người (Quiñones – Hinojosa và ctv, 2006).
SVZ là vùng có sự tăng sinh tế bào mạnh nhất ở não trưởng thành ở chuột, khỉ
và người (khoảng 30000 tế bào được tạo ra mỗi ngày). Tế bào tiền thân thần kinh tại
SVZ tạo nguyên bào thần kinh di cư vào hành khứu giác qua dòng di cư và biệt hóa
thành tiền neuron (Bovetti và ctv, 2007).
Sự phát sinh thần kinh ở vùng hồi hải mã trưởng thành là một quá trình phức
tạp bắt đầu bằng sự tăng sinh của tế bào tiền thân thần kinh định vị tại vùng SGZ. Phần
lớn các tế bào tiền thân thần kinh được chuyên hóa để trở thành tế bào hạt răng cưa,
biệt hóa và di cư đến lớp tế bào hạt bên trong trong vòng một tuần sau sinh ( eng và
ctv, 2009). Tại vùng răng cưa, neuron mới được sinh ra tại SGZ và di cư, biệt hóa vào

lớp tế bào hạt, phát sinh sợi nhánh vào lớp phân tử và sợi trục vào lớp tế bào hình chóp
CA3 thông qua đường truyền sợi và tạo sự kết nối với các neuron có sẵn (McDonald
và Wojtowicz, 2 5).

Hình 2.4 Sự phát sinh thần kinh ở vùng SVZ và hành khứu
giác (Abrous và ctv, 2005).

9


Hình 2.5 Sự phát sinh thần kinh ở vùng hồi hải mã (Abrous và ctv, 2005).
2.2.4. Các nguồn thu nhận tế bào gốc thần kinh
2.2.4.1 Phôi giai đoạn phát triển sớm
Lớp tế bào sinh khối bên trong (inner cell mass_ICM) của phôi nang
(blastocyst) giai đoạn sớm chứa tế bào gốc phôi (Embryonic stem cell_ ES). Đây là
nguồn tế bào gốc vạn năng có thể tạo được cơ thể mới bao gồm NSC. Tuy nhiên
nguồn tế bào gốc từ phôi thai rất hạn chế và gây tranh cãi về vấn đề đạo lí sinh học.
2.2.4.2 Tế bào gốc thần kinh thai
Hệ thần kinh trung ương bắt đầu là những tế bào biểu mô thần kinh - hình thức
nguyên sơ nhất của NSC. Trong vỏ não, tế bào thần kinh biểu mô chuyển thành tế bào
đệm tỏa tia để từ đó thành tế bào tiền thân thần kinh, neuron, astrocyte và
oligodendrocyte. Trong nhiều vùng của CNS đang phát triển như tủy sống và thể vân
tế bào đệm tỏa tia không nổi trội, tế bào tiền thân xuất phát từ quần thể NSC đa tiềm
năng không có tính tỏa tia. Rất khó để tăng sinh NSC từ mô não trưởng thành (Mattis
và ctv, 2010). Có thể thu nhận nguồn mô này từ thai bỏ, tuy nhiên nguồn này không
nhiều và liên quan đến vấn đề đạo lí sinh học và luật pháp ở một số quốc gia.
2.2.4.3 Tế bào gốc thần kinh trưởng thành
NSC định vị tại nhiều vị trí trong não người và chuột trưởng thành như vùng
SVZ, SGZ.


o đó, NSC có thể được thu nhận từ các vị trí này. Tuy nhiên, việc thu

nhận NSC từ mô sinh thiết của não người rất khó (Mattis và ctv, 2010).
10


2.2.4.4 Tế bào gốc nhân tạo
Tế bào trưởng thành đã biệt hóa có tính đơn tiềm năng tạo ra chỉ một loại tế bào
giống chúng. Fibroblast được thu nhận dễ dàng từ sinh thiết da hay tế bào trưởng thành
từ các nguồn khác, có thể biến đổi thành tế bào vạn năng cảm ứng (Induced
Pluripotent stem _ iPS) bởi sự biểu hiện của một số gen như nhân tố dịch mã Oct4 và
Sox2 (Mattis và ctv, 2010).
2.2.5 Ứng dụng tế bào gốc thần kinh

2.2.5.1 Liệu pháp tế bào điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh
Tế bào gốc và tế bào tiền thân thần kinh cho thấy tiềm năng lớn trong điều trị
các rối loạn thần kinh. Tế bào gốc dưới các điều kiện kiểm soát có thể là nguồn tế bào
cho liệu pháp tế bào điều trị các bệnh thần kinh. Có hai cách cách tiếp cận của điều trị
bằng tế bào gốc là ghép các tế bào gốc hay tế bào thần kinh và kích hoạt tế bào nội
sinh tăng sinh và biệt hóa. Một số bệnh rối loạn thần kinh có thể điều trị bằng liệu
pháp tế bào gốc thần kinh.
Bệnh Parkinson khởi phát từ sự chết các tế bào thần kinh trong vùng chất đen
của não, bắt đầu với tình trạng run nhẹ chân, tay, khó duy chuyển. Những neuron này
truyền thông tin nhờ các axon dài với một vùng khác gọi là thể vân, chứa các vùng phụ
nhân đuôi và nhân vỏ hến. Những neuron này từ vùng chất đen của não đến thể vân
nhằm giải phóng một chất dẫn truyền thần kinh là dopamine vào neuron mục tiêu
trong thể vân. Vai trò chính của dopamine là điều hòa các dây thần kinh kiểm soát sự
vận động của cơ thể. Khi các tế bào này chết, dopamine tiết ra ít hơn dẫn đến sự di
chuyển khó hơn. Chưa có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân Parkinson,
chiến lược điều trị chủ yếu dựa trên triệu chứng và gia tăng lượng dopamine trong

đường truyền nigrostriatal. Neuron tiết dopamine từ tế bào ES có thể được dùng để
thay thế tế bào bị mất. Mặc dù điều trị trên mô hình động vật có hiệu quả nhưng các
thử nghiệm trên người sử dụng mô từ thai có thể gây ra tác dụng phụ. Cần nghiên cứu
nhiều hơn nữa để tiến tới điều trị ở người (Temple, 2001).
Đối với bệnh Huntington, sự mất neuron kiềm hãm sự tiết GABA trong vỏ não
dẫn tới sự mất kiểm soát vận động ở bệnh nhân Huntington. Trong quá trình tiến triển
bệnh, các vùng khác nhau của não thoái hóa và bệnh nhân chịu những ảnh hưởng về
nhận thức trầm trọng. Liệu pháp thay thế hoặc bảo vệ neuron tiết GABA sử dụng tế
bào từ NSC có thể làm chậm quá trình bệnh, nhưng những vị trí thoái hóa tăng lên
11


nhanh chóng nên rất khó để xác định. Chuyển NSC tới các vị trí ở thể vân và vỏ não là
hướng tiếp cận khả thi (Mattis và ctv, 2010).
SC phục hồi vị trí tổn thương, cung cấp cơ chất cho sự phát triển của axon trong
tổn thương tủy sống. Một qui trình được công nhận bởi Cục quản lý thực phẩm và
thuốc của Hoa Kỳ (Food and Drug Administration _ FDA) sử dụng NSC từ tế bào ES
để tạo ra oligodendrocyte mới trong tủy sống bị tổn thương. Tuy nhiên, các nghiên cứu
sử dụng tế bào tiền thân hay tế bào gốc bất tử vẫn còn ở giai đoạn đầu. NSC và tế bào
gốc bất tử có thể di chuyển qua CNS và phục hồi vị trí thiếu máu cục bộ trong điều trị
đột quỵ. Sự thoái hóa oligodendrocyte dẫn tới axon bị mất màng myelin và gây ra
nhiều triệu chứng về thần kinh một cách từ từ đối với bệnh xơ cứng rải rác (Multiple
sclerosis_MS). MS là một chứng rối loạn não bộ và tủy sống với chức năng thần kinh
bị giảm sút kết hợp với việc hình thành sẹo trên lớp phủ ngoài của các tế bào thần kinh
dẫn đến việc làm chậm hoặc tắc đường truyền xung nhịp thần kinh ở vùng đó. Tế bào
thần kinh ít nhánh có đặc tính tốt hơn dòng tế bào thần kinh, tế bào tiền thân ít nhánh
biệt hóa. Vấn đề chính trong liệu pháp chữa trị là cách kích hoạt sự di chuyển của các
tế bào này tới các vị trí khác nhau nơi mất myelin (Temple, 2001).
2.2.5.2 Xây dựng mô hình sàng lọc thuốc
Có nhiều nghiên cứu mới về khả năng não có thể tự sửa chữa chính nó với các

liệu pháp hỗ trợ. Trong não có các nhân tố được sản xuất và sử dụng trong quá trình
phát triển và trưởng thành. Chúng làm giảm thiểu hư hại của não và hoạt hóa các tế
bào gốc còn sót lại trong não. Người ta kích thích não bằng các yếu tố đưa vào để làm
sản sinh các tế bào neuron mới từ các tế bào gốc còn sót lại trong quá trình phát triển
của não (Phan Kim Ngọc, 2009). Việc sử dụng SC như là mô hình phát triển thuốc và
đánh giá độc tính đã được nghiên cứu trên thế giới. NSC được ứng dụng trong sàng lọc
các sản phẩm hóa học và thiên nhiên cảm ứng sự biệt hóa của tế bào thần kinh và tế
bào thần kinh đệm. Kỹ thuật sàng lọc độc tính giúp các nhà nghiên cứu xác định các
phân tử nhỏ có vai trò thúc đẩy sự phát sinh thần kinh, tìm ra các loại thuốc mới chữa
trị các bệnh rối loạn thần kinh ở người. Đây là hướng nghiên cứu tiềm năng trong điều
trị các bệnh về thoái hóa thần kinh bằng thuốc.

12


Bảng 2.1 Một số dược chất tự nhiên tác động lên sự tăng sinh và biệt hóa của tế bào
gốc thần kinh (Kim và Jin, 2012)
Tên dược liệu

Nguồn thu nhận

Garcinol

Cây

bứa

Tác động

Garcinia Thúc đẩy NSC tăng sinh và sự phát


indica
Ginsenoside Rg5

Casticin

sinh thần kinh

Sâm Tam thất Panax Thúc đẩy sự phát sinh thần kinh, giảm
notogingseng

quá trình tạo u não ác tính

Corton betulaster

Tăng sự phát sinh thần kinh, giảm sự
chết tế bào thần kinh

Nghệ Ấn Độ

Curcumin

Tăng sự phát sinh thần kinh, giảm sự
chết tế bào thần kinh và kích hoạt tế
bào thần kinh đệm

Dịch

chiết Hoa


sen

Nelumbo Tăng sự phát sinh thần kinh

Nelumbo nucifera nucifera
zhizome
Bảng 2.2 Một số hợp chất hóa học tác động lên sự tăng sinh và biệt hóa của tế bào gốc
thần kinh (Kim và Jin, 2012)
Tên
Cấu trúc hóa học
Tác động
Retinoic acid
Tăng sự phát sinh thần kinh

Sodium butyrate

Tăng sự phát sinh thần kinh và sự tăng
sinh của NSC

Amitriptyline

Gia tăng NSC ở vùng hồi răng cưa

Fluoxetine

Tăng sự phát sinh thần kinh

Sertraline

Tăng sự phát sinh thần kinh, giảm tổn

thương tế bào

Carbamazepine

Tăng sự phát sinh thần kinh

13


×