Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận môi trường con người biến đổi khí hậu, nguyên nhân và cách khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................. 2
I. Biến đổi khí hậu là gì ................................................................................3
II. Biểu hiện ............................................................................................... 3
1.Hiện tượng hiệu ứng nhà kính .............................................................. 3
2. Hiện tượng mưa axit ............................................................................ 4
3.Hiện tượng sương mù quang hóa ..........................................................5
4.Hiện tượng thủng tầng ozon ..................................................................6
5.Hiện tượng xâm nhập mặn ....................................................................8
6.Hiện tượng hạn hán................................................................................9
7.Hiện tượng lũ lụt...................................................................................10
8.Hiện tượng sa mạc hóa..........................................................................10
III . Thực trạng và hậu quả.......................................................................11
1: Các hệ sinh thái bị phá hủy..................................................................11
2: Mất đa dạng sinh học............................................................................12
3: Chiến tranh và xung đột........................................................................13
4: Các tác hại đến kinh tế..........................................................................14
5: Dịch bệnh..............................................................................................14
6: Hạn hán.................................................................................................15
7: Bão lụt...................................................................................................15
8: Những đợt nắng nóng gay gắt...............................................................16
9: Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ..............................................17
10: Mực nước biển đang dâng lên.............................................................18
IV . Giải pháp.............................................................................................19
1.Hạn chế phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu........19
2.Phát triển khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn.................................19
3.Thay đổi nhận thức của người dân, trồng và bảo vệ rừng......................21
4.Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.......................................22
V. Trách nhiệm của thanh niên trong việc ứng phó với Biến đổi khí hậu..25
1



Kết luận.........................................................................................................26

2


Lời mở đầu
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu
đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn cầu.
Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm
như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại
lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên
hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu.
Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều
các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó
lường, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh. Những
nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nguyên nhân của biến đổi khí hậu chính là các
hoạt động của con người tác động lên hệ thống khí hậu làm cho khí hậu biến đổi. Vì
vậy con người cần phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những biến đổi
đó bằng chính những hoạt động phùhợp của con người..

3


I.

Biến đổi khí hậu là gì ?

"Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên

và nhân tạo".
“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến
đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến
thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản
lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi
của con người”.(Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu).
 Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo
ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế
sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính
chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà
kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động
công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí,
dầu tự nhiên và khai thác than.
N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm
phụ của quá trình sản xuất HCFC-22.
4


PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
( Nguồn:sgs.vnu.edu)
II. Biểu hiện
1.Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức
xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt

đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho
không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái
đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có
lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C, nhưng
nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C, có nghĩa là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái
đất nóng lên 38 độ C.
Ngoài CO2 ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng
quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với
tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức,
CO2 đáng lẽ được rừng cây hấp thu lại không được hấp thu, nên lượng CO2 ngày
càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong 200
năm qua nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5
độ C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5 độ C;
trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.

Rõ ràng, chính các loại khí nhà kính do con người phát thải ra, bằng hiệu ứng nhà
kính, nhiệt độ Quả Đất đã gia tăng đến mức khí hậu toàn cầu biển đổi ngày càng ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống loài người. Với đà gia tăng đó, mức độ nguy hiểm sẽ đến
5


lúc đe dọa mạng sống hàng trăm triệu người, nếu không nói đến sự tồn vong của nhân
loại.
2. Hiện tượng mưa axit
Mưa axit, còn được biết tới như sự lắng đọng axit, được tạo ra bởi lượng khí thải
SO2 và NO từ các nhà máy điện, ô tô và các trung tâm công nghiệp. Mưa axit cũng
có thể bắt nguồn từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét khi mà khí SO2 và NOx kết hợp
với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit dưới 2 dạng : khô như khí gas và ướt
như mưa axit, tuyết, sương mù.


Các nhà khoa học thể hiện tính acit của mưa bằng thang đo độ PH. Mưa axit có nồng
độ pH dưới 5.6 ; thông thường dao động trong khoảng từ 4.3 đến 5.0
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ
vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao
suy yếu hoặc chết hoàn toàn. làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong
6


đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém
phát triển
- Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm
giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình
xây dựng, di tích lịch sử
- Đối với con người, mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như với các loại thực
vật hay sinh vật, nhưng các loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về hen
suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim
3.Hiện tượng sương mù quang hóa
Sương mù quang hóa là một dạng ô nhiễm không khí sinh ra khi ánh sáng mặt trời
tác dụng lên khí thải động cơ xe máy, khí thải công nghiệp… để hình thành nên
những vật chất như ozone, aldehit và peroxyacetylnitrate (PAN).
Sương mù quang hóa xảy ra ở tầng đối lưu của khí quyển – nơi tập trung phần lớn
các chất khí gây ô nhiễm : NOx, các hợp chất VOCs (Volatile Organic Compounds)


Sương mù quang hóa làm giảm tầm nhìn, gây nên những tác động có hại đối với
sức khỏe của con người, gây hại cho cây trồng và làm hao mòn nhiều loại vật liệu.
7


4.Hiện tượng thủng tầng ozon

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ
lạnh trên thế giới.
Tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn
khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas").
Freon là tên gọi chung của những hợp chất CFC(cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,
…. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc
thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm
nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, các
loại sơn, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Đây là
những hóa chất thiết yếu và trong quá trình sản xuất và sử dụng chúng không tránh
khỏi thất thoát một lượng lớn hoá chất dạng freon bốc hơi bay lên khí quyển.
Đến giữa thập kỷ 90, thêm một “thủ phạm tích cực” nữa được phát hiện chính là
chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx,CO2… Những chất thải loại này vẫn
bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozon.

8


Tên lửa thải ra khí clo trên tầng bình lưu. Tại đây clo phản ứng với oxy và tạo ra clo oxit- một chất
phá hủy ozon.

Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng ozon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng
freon, các hoá chất, khí thải công nghiệp gây nên, chúng không tự có trong thiên
nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon,
đe doạ sức khoẻ của chính mình và của toàn bộ sinh vật sống trên hành tinh này
Thủng tầng ozon, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái Đất. Con
người và động thực vật phải gánh chịu những hậu quả nặng nề
5.Hiện tượng xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 40/00 xâm nhập
sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước
ngọt

Thiếu nước cho sản suất và nuôi trồng thủy sản

9


Theo đánh giá của ADB, đến năm 2070, dòng chảy vào tháng cao điểm của sông
Mekong dự báo tăng 41% ở đầu nguồn và 19% ở vùng đồng bằng. Còn vào các tháng
mùa khô, dòng chảy giảm khoảng 24% ở thượng nguồn và 29% ở vùng Đồng Bằng.
Dòng chảy mùa kiệt ở lưu vực sông Hồng giảm 19%; mực nước lũ có thể đạt cao
trình +13,24 xấp xỉ cao trình đỉnh đê hiện nay +13,40 (Báo cáo Viện Quy hoạch Thuỷ
lợi). Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều
trở nên khắc nghiệt hơn.
Do chế độ mưa thay đổi cùng với qúa trình đô thị hoá và công nghiệp hoá dẫn đến
nhu cầu tiêu nước gia tăng đột biến, nhiều hệ thống thuỷ lợi không đáp ứng được yêu
cầu tiêu, yêu cầu cấp nước.
Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, nguồn nước sạch sẽ trở nên khan hiếm, có
khoảng 8,4 triệu người Việt Nam thiếu nước ngọt vào năm 2050.
6.Hiện tượng hạn hán
Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất
thời thiếu hụt.
Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây
là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong
khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình
trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.

10



Hạn hán kéo dài thiệt hại hoa màu khiến người nông dân khốn đốn

7.Hiện tượng lũ lụt
Như chúng ta đã biết, lụt lột sẽ xảy ra khi một lượng nước lớn bất thường tích tụ
lại ở một khu vực. Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng này, và cũng có rất nhiều
thứ có thể xảy ra khi xuất hiện lụt lội.

8.Hiện tượng sa mạc hóa
Sa mạc hóa hay hoang mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô
cằn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khí hậu. Khuynh hướng sa mạc hóa
11


gần đây đã tăng nhanh trên toàn thế giới phần vì áp lực dân số và nhu cầu trồng trọt
và chăn nuôi.
Thực tế, hàng năm, ở nước ta có hàng trăm héc-ta đất đai màu mỡ bị biến thành
hoang hóa, rồi thành sa mạc bỏ hoang, gây lên những xáo trộn nghiêm trọng trong
đời sống xã hội và môi trường sinh thái. Tình trạng này thường diễn ra ở khu vực
miền Trung và đặc biệt mạnh mẽ là ở khu vực tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trong
vài chục năm trở lại đây.

Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là nét đa dạng sinh thái bị suy giảm và năng suất đất đai
cũng kém đi.

III .

Thực trạng và hậu quả


Trái đất nóng lên là hậu quả của một quá trình tích lũy lâu dài của khí nhà kính,
chủ yếu là CO2 và metan. Những khí này khi được thải vào bầu khí quyển sẽ "nhốt”
hơi nóng của ánh mặt trời bên trong bầu khí quyển, vì vậy làm cho nhiệt độ trái đất
tăng lên.
hi nói đến hiện tượng trái đất nóng lên, ta không nói đến việc nhiệt độ mùa hè
năm nay nóng hơn năm ngoái, mà ta nói về biến đổi khí hậu, những thay đổi lớn làm
ảnh hưởng đến môi trường sống, bầu khí quyển và khí hậu nói chung. Biến đổi khí
hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái đất và tác động trực tiếp đời sống
hàng ngày của con người.
1: Các hệ sinh thái bị phá hủy
Tại Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững (Rio+20), Chương trình Phát
triển LHQ (UNDP) đã công bố nghiên cứu “Những quan sát trực tiếp về biến đổi khí
hậu và sự bền vững của hệ sinh thái lớn”, cảnh báo các hiểm họa từ biến đổi khí hậu
đối với môi trường sống của sinh vật, là nguyên nhân làm cho hệ sinh thái đang ngày
càng bị mất cân bằng.
12


Sự mất cân bằng sinh thái tác động nghiêm trọng đến trái đất. Hệ sinh thái biển sẽ
bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan
trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do
nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có
thể cả các hoá chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra.
Các thay đổi diễn ra trong các hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã
hội, đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái. Biến
đổi khí hậu, với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở
đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là
những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp
với số lượng cá thể ít, cũng vi thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động thực vật,
làm biến mất các nguồn gen quí hiếm, bệnh dịch mới có thể phát sinh.

Theo Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
(IPCC) năm 2004 đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ trái đất thay
đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các hệ sinh thái. Nhiều dấu hiệu đã cho thấy tác động
của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày một sâu, rộng đến các hệ sinh thái. Vùng
phân bố của các loài đó thay đổi: Nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển
dịch lên phía Bắc và lên các vùng cao hơn; nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều
loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản
sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chết
trắng ngày càng nhiều.
Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh
vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và
xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều
vào thiên nhiên.
Nhiệt độ trái đất tăng, hay mực nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng đến sự sống
của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sự biến đổi khí hậu là sự tích hợp của
nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra cùng một lúc,
tác động lên sinh vật như: thiếu thức ăn, ô nhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn
định, bị suy thoái...

13


San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu đến
các hệ sinh thái.

2: Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ
tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát
này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển

ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực
để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây
chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực. Con người cũng
không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển đang
dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ và động vật bị mất đi
cũng đồng nghĩa với việc nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của chúng ta cũng
mất đi.
Nước biển dâng cao đe dọa đa dạng sinh học Thái Bình Dương. Mực nước biển được dự
đoán tăng cao tại Thái Bình Dương trong tương lai sẽ gây ra những tổn thất nặng
nề đối với môi trường sinh thái và đe dọa nghiêm trọng sự sinh tồn của rất nhiều loài
động vật.
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Áo và Mỹ được đăng tải trên Tạp
chí “Sinh học Biến đổi toàn cầu” (Global Change Biology) số ra ngày 9/4.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Thú y Vienna (Áo) và
trường Đại học Yale (Mỹ) được tiến hành dựa trên mô hình tính toán mức tăng mực
nước biển tại khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Kết quả cho thấy vào cuối
thế kỷ này, nước biển sẽ tăng thêm khoảng 1m và đến năm 2500 sẽ tăng thêm 5,5m.
14


Các nhà khoa học cũng đồng thời khảo sát hơn 12.000 hòn đảo và 3.000 loài động vật
có xương sống tại khu vực này.
Theo tính toán, nếu nước biển tăng thêm 1m thì sẽ có 1% diện tích đất hiện nay tại
khu vực trên bị xâm thực, đồng nghĩa với 14,7% các đảo nhỏ chính sẽ bị nhấn chìm
hoàn toàn, đe dọa sự sống của nhiều loài sinh vật tại đây.
Tương tự, nếu nước biển tăng thêm tới 5,5m vào năm 2500 như dự đoán thì diện tích
đất bị xâm thực sẽ lên khoảng 9,3%, đe dọa nghiêm trọng tới hầu hết các loài động
vật, gồm các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, và cả những cư dân trên các
hòn đảo.(Nguồn: ThienNhien.net)
3: Chiến tranh và xung đột

Lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất đai dần biến mất nhưng dân số
cứ tiếp tục tăng; đây là những yếu tố gây xung đột và chiến tranh giữa các nước và
vùng lãnh thổ.
Do nhiệt độ trái đất nóng lên và biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đã dần làm
cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một cuộc xung đột điển hình do biến đổi
khí hậu là ở Darfur. Xung đột ở đây nổ ra trong thời gian một đợt hạn hán kéo dài,
suốt 20 năm vùng này chỉ có một lượng mưa nhỏ giọt và thậm chí nhiều năm không
có mưa, làm nhiệt độ vì thế càng tăng cao.
Theo phân tích của các chuyên gia, các quốc gia thường xuyên bị khan hiếm nước
và mùa màng thất bát thường rất bất ổn về an ninh.

Xung đột ở Darfur (Sudan) xảy ra một phần là do các căng thẳng của biến đổi khí hậu.

4: Các tác hại đến kinh tế
Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt
độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra,
15


để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ.
Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.
Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu
cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc
lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm
và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn
dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới. Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo thiệt hại hàng năm do biến đổi khí hậu có thể
lên đến 1,5-4,8% kinh tế toàn cầu vào cuối thế kỷ này.
Biến đổi khí hậu có thể gây khó khăn cho ngành dầu mỏ – vốn đóng vai trò quan
trọng đối với Nigera với sản lượng đạt 1,95 triệu thùng/ngày.Ví dụ, 5 tháng lũ lụt năm

2012 đã gây tổn thất khoảng 500.000 thùng/ngày, theo công ty tư vấn rủi ro toàn cầu
Maplecroft. Vùng đồng bằng Nigeria giàu dầu mỏ chịu tác động đặc biệt lớn từ biến
đổi khí hậu do mực nước biển tăng lên sẽ khiế một số giếng dầu biến mất. Bên cạnh
đó, lượng mưa luôn thay đổi cũng ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực của nước
này. Nguồn: ThienNhien.net)
5: Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật
truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy
hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới.
Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều
nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng
xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi
khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

16


6: Hạn hán
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi
khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn
nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của
nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một
lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt hạn
hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục kéo
dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến 250
triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản lượng
nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%.
7: Bão lụt

Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho
các cơn bão. Những cơn bão khốc liệt đang ngày một nhiều hơn. Trong vòng chỉ 30
năm qua, số lượng những cơn giông bão cấp độ mạnh đã tăng gần gấp đôi gây ra
những thiệt hại ngoài sức tưởng tượng của con người. Ngày 8/8/2015,sau khi đổ bộ
vào Đài Loan, siêu bão Soudelor đã tàn phá nhiều nơi gây nên cảnh hoang tàn và
khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, 4 người mất tích, 185 người bị thương. Hàng triệu
người phải sơ tán, nhiều nơi ngập sâu trong biển nước, thiệt hại về kinh tế lên đến 1 tỉ
USD do cơn bão gây ra (Nguồn:Docbao.vn).
Đổ bộ vào Mexico ngày 23/10/1015, Bão Patricia là cơn bão mạnh thứ hai trong
lịch sử và mạnh nhất ở Tây bán cầu từng ghi nhận được.Đồng thời, Patricia còn trở
thành cơn bão mạnh nhất lịch sử ở Đông bắc Thái Bình Dương, vượt qua Bão Linda
năm 1997 với sức gió 215 mph (345 km/h) đồng thời vượt qua bão Allen năm 1980
và bão Wilma năm 2005 ở Bắc Đại Tây Dương trở thành xoáy thuận nhiệt đới mạnh
17


nhất từng được ghi nhận ở Tây bán cầu về sức gió và áp suất Cơn bão đã gây thiệt hại
nghiêm trọng làm chết 8 người thiệt hại 407,4 triệu USD.(nguồn: Wikipedia).
Philippines dẫn đầu danh sách của Ngân hàng Thế giới (WB) về các nước chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu khi đất nước với 7.000 hòn đảo này phải
hứng chịu những cơn bão cường độ rất mạnh ngày càng nhiều hơn.
5 năm qua, Philippines đã hứng chịu nhiều cơn siêu bão, gây thiệt hại nặng nề cả
người và của. Một số cơn bão thậm chí đã đổ bộ vào nhưng vùng từ trước đến này
chưa hề chịu ảnh hưởng của bão như Mindanao. Tháng 11/2013, siêu bão Haiyan đã
tràn qua vùng miền trung Philippines cướp đi mạng sống của hơn 6.000 người và gây
thiệt hại ước tính 12,9 tỷ USD. Vị trí địa lý của Haiti khiến nước này dễ bị tổn thương
trước những cơn động đất và bão tố và nước này đã gánh chịu nhiều đợt thiên tai, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinhtế.
(Nguồn:ThienNhien.net)
Haiti vẫn đang phải khắc phục hậu quả của trận động đất năm 2010 làm chết khoảng

220.000 người và gây thiệt hại 8 tỷ USD, theo ước tính của Liên hợp quốc.

8: Những đợt nắng nóng gay gắt
Trong khi một số nơi trên thế giới chìm ngập trong lũ lụt triền miên thì một số nơi
khác lại hứng chịu những đợt hạn hán khốc liệt kéo dài. Hạn hán làm cạn kiệt nguồn
nước sinh hoạt và tưới tiêu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp của
nhiều nước. Hậu quả là sản lượng và nguồn cung cấp lương thực bị đe dọa, một
lượng lớn dân số trên trái đất đang và sẽ chịu cảnh đói khát.
Hiện tại, các vùng như Ấn Độ, Pakistan, và Châu Phi đang hứng chịu những đợt
hạn hán, lượng mưa ở các khu vực này ngày càng thấp, và tình trạng này còn tiếp tục
kéo dài trong vài thập kỷ tới. Theo ước tính, đến năm 2020, sẽ có khoảng 75 triệu đến
250 triệu người dân châu Phi thiếu nguồn nước sinh hoạt và canh tác, dẫn đến sản
18


lượng nông nghiệp của lục địa này sẽ giảm khoảng 50%. Năm 2015 được ghi nhận là
năm có nhiệt độ trung bình cao nhất trong lịch sử nhân loại. Năm 2015 này là năm
thứ 4 của nạn hạn hán kỷ lục tại California. Theo các nhà khoa học thời tiết thì đây
có thể là năm hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1200 năm. Các cánh đồng khô cằn và nứt
nẻ, các cánh rừng khô sẽ dễ bắt lửa và cháy rừng, các giếng nước không còn một giọt
nước, gay thiệt hại nặng cho nông nghiệp
Các đợt nắng nóng khủng khiếp đang diễn ra thường xuyên hơn gấp khoảng 4 lần
so với trước đây, và dự đoán trong vòng 40 năm tới, mức độ thường xuyên của chúng
sẽ gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của các đợt nóng này là nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây
ra, và tất nhiên là đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.

9: Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên.
Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và

làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo
băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo
quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước
biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của
Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất. Cuba sẽ mất gần
10.000 nhà ở do nước biển dâng Cơ quan Môi trường Quốc gia Cuba (ANMA) cảnh báo
nước này đứng trước nguy cơ mất khoảng 2.700km2 đất bờ biển và gần 10.000 nhà ở
trong thời gian từ nay cho tới năm 2050 do mực nước biển dâng, mặc dù chính phủ
đã triển khai chương trình giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
19


Giám đốc ANMA Tomas Escobar cho biết trong những năm qua hiện tượng biến
đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ tới Cuba, đặc biệt là mực nước biển không ngừng
dâng cao, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, năng suất đất nông nghiệp, làm cho những
khu vực định cư sát bờ biển có nguy cơ dễ bị hủy hoại hơn, đồng thời làm giảm thiểu
diện tích rừng và đất trồng trọt, cũng như chất lượng nước ngọt.(Nguồn:
ThienNhien.net)
10: Mực nước biển đang dâng lên
Nhiệt độ ngày càng cao trên trái đất khiến mực nước biển đang dần dâng lên.
Nhiệt độ tăng làm các sông băng, biển băng hay lục địa băng trên trái đất tan chảy và
làm tăng lượng nước đổ vào các biển và đại dương.

Các bờ biển đang biến mất. Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác trên thế
giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày càng cao.

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát, đo đạc và nhận thấy rằng băng ở đảo
băng Greenland đã mất đi một số lượng lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các đảo
quốc hay các quốc gia nằm ven biển. Theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước

biển sẽ dâng thêm ít nhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của
Indonesia, và nhiều thành phố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất.

IV .

Giải pháp

1.Hạn chế phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu
20


Biến đổi khí hậu đã và đang tác động mạnh mẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con
người và nền kinh tế toàn cầu. Trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên thì không một
quốc gia châu lục nào có thể đứng ngoài cuộc. Hơn lúc nào hết, cần phải có những
tiếng nói chung trong việc nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính, nguyên nhân chính gây
biến đổi khí hậu
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc (COP21)
hôm 30/11 khai mạc tại Paris, quy tụ lãnh đạo của 147 quốc gia.
Theo CNN, có khoảng 40.000 đại biểu từ 195 quốc gia với mục tiêu đạt được thỏa
thuận có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên để hạn chế khí thải nhà kính, làm chậm quá
trình biến đổi khí hậu, ngăn ngừa toàn cầu nóng lên thêm 2 độ C - ngưỡng sẽ gây ra
ngập lụt toàn cầu theo khuyến cáo của các nhà khoa học. Nhiệt độ trung bình ngày
nay là 15 độ C,thảo luận theo những chủ đề cụ thể như tốc độ phù hợp để giảm lượng
phát thải carbon giữa các nước khác nhau có tính đến quy mô nền kinh tế và trình độ
phát triển của các nước đó, các biện pháp chuyển giao công nghệ để phát triển năng
lượng tái tạo, những giải pháp tài chính, sự tham gia của các doanh nghiệp thông qua
việc sử dụng năng lượng sạch và đầu tư vào công nghệ
CVF, diễn đàn những nước dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, trong đó có đại
diện từ các nước châu Á như Philippines, Bangladesh hay từ châu Mỹ như Costa
Rica, đề nghị hạn chế mức tăng nhiệt độ chỉ 1,5 độ C.

Tham gia diễn đàn, ngoài lãnh đạo các nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới là
Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ, còn có sự tham gia của tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập
Microsoft. Ông đã vận động lãnh đạo các nước khởi động chương trình nghiên cứu
và phát triển năng lượng sạch trị giá nhiều tỷ USD. Theo đó, Mỹ và 18 quốc gia khác,
đã cam kết tăng gấp đôi ngân quỹ dành cho nghiên cứu năng lượng sạch, lên tổng
cộng 20 tỷ USD trong 5 năm. Sau nhiều lần thất bại, COP 21 đã đạt được thỏa thuận
thể hiện quyết tâm chung tay khắc phục biến đổi khí hậu.
2.Phát triển khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn.
Việc đầu tư phát triển khoa học công nghệ không những làm tăng năng suất lao
động, giảm nhân công, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần giảm thiểu
phát thải khí nhà kính. Việc hợp tác nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ,
chuyển giao công nghệ giữa các nước cần được chú trọng đầu tư hơn nữa. Isarel là
một điển hình. Nằm giữa khu vực Trung Đông khô cằn, Israel có diện tích hơn
22.000km2, trong đó 60% diện tích là sa mạc và thường xuyên đối mặt với nguy cơ
hạn hán.
Bất chấp những thực tế khắc nghiệt này, Israel hiện là quốc gia có nền nông nghiệp
phát triển hàng đầu, không những đáp ứng đủ cho 95% nhu cầu trong nước mà còn
xuất khẩu sang các thị trường khác. Để đạt được thành quả đó, Israel đã có chiến lược
21


đúng đắn nhằm bảo tồn nguồn nước, tái chế, phát triển công nghệ và quản lý nguồn
nước cũng như nâng cao nhận thức của người dân.
Israel giờ đây không những có đủ nguồn cung nước, mà thậm chí có tiềm năng
chia sẻ tài nguyên nước với các quốc gia láng giềng.
Đây là một cuộc cách mạng ấn tượng bởi chỉ cách đây vài năm, quốc gia nằm tại
một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới này phải đối mặt với tình trạng khan
hiếm nước nghiêm trọng.
Israel đã làm gì để tạo nên bước đột phá quan trọng nhằm thoát khỏi cuộc khủng
hoảng nước ?

Ngay từ khi lập quốc năm 1948, Israel đã lên kế hoạch, dự báo và xây dựng hạ
tầng, chính sách, nghiên cứu công nghệ để chống hạn.
Mật độ dân cư đông đúc hàng đầu thế giới tập trung chủ yếu ở các vùng đô thị và
khu vực duyên hải tạo áp lực rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách.Israel đã
đương đầu với những thách thức về nguồn nước thông qua ba biện pháp: thiết lập các
cơ sở lớn để khử muối trong nước biển, khuyến khích người dân tiết kiệm nước và
đầu tư vào việc kết nối dân cư với các nhà máy xử lý nước thải cũng như cải thiện
khả năng xử lý nước thải.
Israel đã phát triển một hệ thống tái chế, tinh lọc, tích trữ và chuyển nước thải đã
qua xử lý nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp.
Nước thải từ các hộ gia đình ở các khu đô thị được xử lý tại các nhà máy, rồi đưa
vào tưới cho các cánh đồng kế bên, thậm chí trên cả những vùng đất sa mạc không hề
có giọt mưa nào.
Nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi. Israel không dùng nước sạch cho tưới tiêu
trong nông nghiệp nữa mà dùng nước tái chế từ nước thải từ các khu dân cư. Hiện
Israel tái chế tới gần 90% lượng nước thải, trong đó khoảng 75% nguồn nước này
(khoảng 400 triệu m3 nước tái chế mỗi năm) được dùng để tưới cho cây trồng, đáp
ứng một nửa tổng lượng nước dùng cho nông nghiệp.
Bên cạnh giải pháp chống hạn nói trên, Israel cũng phát triển nhiều công nghệ tiên
tiến nhằm tiết kiệm và tăng tối đa hiệu quả sử dụng nước cho nông nghiệp, trong đó
được biết đến nhiều nhất là phương pháp tưới nhỏ giọt.
Theo các chuyên gia, phương pháp tưới tràn làm lãng phí khoảng một nửa lượng
nước do bay hơi, trong khi tưới nhỏ giọt đạt hiệu quả tới 90-95% lượng nước và tăng
sản lượng vụ mùa.

22


Tại Israel hiện có tới 75% cánh đồng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và 25% còn lại
được tưới phun mưa.

3.Thay đổi nhận thức của người dân, trồng và bảo vệ rừng
Biến đổi khí hậu là thách thức của toàn cầu, không một quốc gia, châu lục nào có
thể đứng ngoài. Việc thay đổi nhận thức người dân trong bảo vệ môi trường, khắc
phục và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu vô cùng quan trọng. Giảm thiểu khí
thải từ việc đốt nguyên liệu, ngăn chặn chặt phá rừng bừa bãi, xả rác thải ra môi
trường. Việc quản lý và đảm bảo an ninh nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả năng lượng phải được thực hiện một cách toàn diện, khuyến khích
trồng và bảo vệ rừng.
4.Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.
Thế kỷ 21 với chiến lược phát triển bền vững trên toàn cầu, giảm phát thải khí nhà
kính, đặc biệt là thời kỳ phát triển “kinh tế xanh”, “năng lượng xanh” đã bắt đầu
chứng kiến những công nghệ mới để sản xuất điện, nhiên liệu "sạch hơn", trong đó có
sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo vô tận trong tự nhiên hay luôn phát sinh
cùng đời sống con người. Đó là những công nghệ sản xuất điện từ nguồn năng lượng
tái tạo có sẵn trong tự nhiên như: mặt trời, gió, sinh khối, sóng biển, thủy triều, địa
nhiệt và nhiệt biển.Theo thống kê của Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) thì năm
2004, tổng công suất của các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) trên toàn thế giới là
160 GW (không kể thủy điện lớn), chiếm 4% tổng công suất các nhà máy điện trên
toàn cầu, tương đương 1/5 tổng công suất các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới,
trong đó các nước đang phát triển chiếm 44%, tức là 70 GW. Công nghệ sử dụng
NLTT phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay là điện mặt trời đấu nối vào lưới điện
quốc gia, có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 60%, thứ hai là điện gió 28%.
Năng lượng tái tạo - là dạng năng lượng mà nguồn nhiên liệu của nó liên tục được
tái sinh từ những quá trình tự nhiên. Mặt trời là một nguồn cung cấp sức nóng, ánh
sáng, gió…, gần như vô tận cho trái đất chúng ta. Hơi ấm từ lòng đất, nước chảy trên
bề mặt quả địa cầu…, tất cả là một nguồn nhiên liệu vô cùng tận đang chờ con người
sử dụng thích hợp để phục vụ cho đời sống về lâu dài. Hiện tại thế giới đang tiêu thụ
chủ yếu từ than, dầu khí, hạt nhân, NLTT chỉ chiếm 12%. Cơ cấu các nguồn năng
lượng sẽ gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo cho đến năm 2050. Các nguồn NLTT
chủ yếu là:

*Năng lượng Mặt trời (Solar Power)
Cho đến gần đây, sức nóng mặt trời được chú trọng trong việc ứng dụng vào việc
chuyển hóa sang nhiệt năng, điện năng phục vụ nhu cầu của cuộc sống. Sức nóng của
ánh nắng mặt trời được tập trung lại bằng những thiết bị đặc biệt để đun nóng nước
sử dụng trong gia đình hay tạo ra hơi nước để sản xuất điện. Đây là nguồn năng
23


lượng vô cùng tận và gần như hoàn toàn miễn phí cũng như không sản sinh ra chất
thải hủy hoại môi trường.Đứng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ,
sản xuất và ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời là các quốc gia như
Mỹ, Nhật Bản, Đức, một số nước thuộc khốiEU,Israel và Trung Quốc.
*Năng lượng gió (Wind power)
Sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển tạo ra gió;
nên đây cũng là một nguồn năng lượng vô cùng tận. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi vốn
đầu tư khá cao và lệ thuộc vào tự nhiên. Hiện nhiều quốc gia như Đức, Trung Quốc,
Hà Lan, Tây Ban Nha.. đang đi đầu trong lĩnh vực này. Những nghiên cứu ứng dụng
tổng hợp và công nghệ điện gió nối lưới điện chính cũng như dự trữ năng lượng gió
dưới một dạng khác đang được tiến hành nhiều nơi, kể cả Việt Nam.
Phổ biến và có hiệu quả nhất hiện nay trên thế giới là sử dụng năng lượng gió để phát
điện. Theo thống kê, tổng công suất điện gió được lắp đặt trên toàn cầu năm 2007 là
94.100 MW, đến tháng 3/2008 đạt con số kỷ lục là 100.000 MW.
Trung Quốc nổi lên là nước sớm ban hành luật NLTT, tạo ra động lực để phát triển
mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió. Tổng công suất điện gió
tính đến năm 2007 là 6.050 MW, vượt chỉ tiêu năm 2010 là 5.000 MW. Nhờ luật
NLTT có hiệu lực từ tháng 1 năm 2006 mà công suất điện gió lắp mới năm 2007 tăng
vọt, đạt mức 3.450 MW, tăng 156% so với năm 2006.
Theo đánh giá của Hiệp hội năng lượng gió thế giới, thì năng lượng gió sẽ trở thành
nguồn năng lượng có thị trường toàn cầu và nhanh chóng trở thành các nguồn năng
lượng chính ở nhiều nước trên thế giới.

*Năng lượng Thủy triều (Tidal Power):
Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay cánh quạt chạy
máy phát điện. Đây cũng là một dạng năng lượng có nguồn nhiên liệu vô tận và miễn
phí, lại không đòi hỏi sự bảo trì cao. Khác với mô hình năng lượng mặt trời và năng
lượng gió, năng lượng thủy triều khá ổn định vì thủy triều trong ngày có thể được dự
báo chính xác.
Nhược điểm của loại năng lượng này là đòi hỏi một lượng đầu tư lớn cho thiết bị
và xây dựng và đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên của một diện tích rất rộng.
Ngoài ra mô hình này chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn trong ngày khi có thủy
triều lên xuống và cũng rất ít nơi trên thế giới có địa hình thuận lợi để xây dựng
nguồn năng lượng này một cách hiệu quả.
Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy thủy triều đầu tiên trên thế giới có
quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, sản xuất 640 triệu kWh hàng năm, cung
24


cấp 90% điện cho vùng Brithany của Pháp. Cho đến nay, nhà máy đã vận hành trên
40 năm và là một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất trên thế giới.
Tại Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW từ năm 1984, sản xuất 30 triệu kW
điện hàng năm. Trung Quốc bắt đầu quan tâm sử dụng năng lượng thủy triều từ năm
1958, đã xây dựng 40 trạm thủy triều mini (tổng công suất 12 kW). Từ năm 1980,
Trung Quốc đã đầu tư xây dựng 02 nhà máy có công suất 3,2 MW và 1,3 MW nhưng
không thành công.
Hiện nay Trung Quốc có 07 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công
suất 11 MW.
Anh là một quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi nhất trên thế giới về sử dụng năng
lượng thủy triều, một số bờ biển có biên độ thủy triều lớn (5,2 đến 7m) rất thuận lợi
trong khai thác nguồn năng lượng này.
Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một nhà
máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010. Dự

kiến điện năng sản xuất hàng năm đạt 550 GWh. Năm 2007, thành phố Incheon tuyên
bố sẽ xây dựng tại Ganghwa một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới,
với 32 tổ máy, sẽ đưa vào vận hành năm 2015 (đập nối liền 4 đảo).
*Thủy điện (Hydro Power)
Nhiều người vẫn cho rằng đây là một dạng năng lượng cổ điển vì nó xuất hiện
cùng với con người hàng ngàn năm qua và được ứng dụng rộng rãi cho việc cung cấp
điện tiêu dùng bên cạnh các loại hình năng lượng nhiên liệu chuyển hóa hoàn toàn.
Đầu tư cho loại hình năng lượng này cũng khá tốn kém nhưng nhiên liệu của nó sử
dụng gần như vô tận và ít đòi hỏi bảo trì. Loại hình này cũng không tạo ra chất thải
hủy hoại môi trường. Điện năng được sinh ra từ mô hình này có tính ổn định cao và
có khả năng tăng và giảm lượng điện tức thì nên được ứng dụng rộng rãi trên thế giới
cũng như chiếm một phần quan trọng nhất trong lưới điện Việt Nam ở thời điểm hiện
tại.
Tuy nhiên như đã nói trên, nhược điểm của loại mô hình năng lượng này là đầu tư
ban đầu khá cao. Đồng thời việc xây đập ngăn nước thay đổi rất lớn đền môi trường
sinh thái của thượng nguồn và hạ nguồn. Loại mô hình này thường mang theo một số
tác dụng phụ như điều tiết nước và chống lũ nhưng chính bản thân nó cũng tiềm ẩn
những ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều tiết nước và gây lũ không cần thiết nếu
không được thiết kế hợp lý. Ngoài ra, sự thiếu hụt điện năng trên toàn cầu đã đẩy
mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện trong những năm qua khiến nguồn nước có
thể sử dụng bắt đầu trở nên khan hiếm. Nếu không có những biện pháp thích hợp để
cải thiện thì những ưu điểm của mô hình này sẽ trở thành những tác nhân gây ảnh
hưởng
xấu
đến

hội.
25



×