Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

LOGIC review + bộ đề CK cô như 1 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.8 KB, 6 trang )

REVIEW ĐỀ LOGIC CÔ NHƯ
I.

CẤU TRÚC VÀ HƯỚNG DẪN
Thường có 3 câu ở cả hai phần Logic và phương pháp nghiên cứu

- Phần Logic: Hay ra vào:
 Thu hẹp, mở rộng, phân chia khái niệm
 Phán đoán đẳng trị
 Tam đoạn luận
 Phép chuyển hóa, đảo ngược, …
- Phần nghiên cứu khoa học:
 Thường là câu xây dựng kế hoạch phỏng vấn để thu thập thông tin
cho đề tài ABC và đào sâu phần lập bảng hỏi.
 Hướng dẫn: Chú ý các ý chính sau:
o Phỏng vấn thuộc loại nào?
o Phỏng vấn đối tượng nào?
o Về vấn đề gì?
o Thời gian, địa điểm như thế nào?
o Các câu hỏi phỏng vấn là gì?
o Xử lý thông tin thu thập được như thế nào?

Trên đó là những phần thường ra, những phần khác vẫn được ra nên cần học
cả nhé. Chi tiết về phần phương pháp nghiên cứu xem ở file đề cô Hạnh.
Mọi người xem thử một số đề mẫu qua các năm dưới đây nhé.

Đầu tiên là phần câu hỏi riêng:
1.
2.
3.
4.



Phân tích điểm khác nhau trong việc ghi chép ở bậc đại học và trung học
Tại sao nói Nghiên cứu khoa học là hình thức đặc biệt của học tập
Tìm điểm khác biệt giữa phỏng vấn nhóm và phỏng vấn cá nhân
Vì sao nói học tập là hoạt động nhận thức đặc biệt
II.

MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO


ĐỀ 1
Câu 1. Cho phán đoán phức cơ bản sau: "Tình yêu có sức mạnh hơn thượng đế
vì tình nó làm hòa hợp 2 trái tim"
a) Hãy viết những phán đoán đẳng trị của phán đoán phức đã cho dưới dạng
công thức và ngôn ngữ.
b) Hãy viết phán đoán phủ định của phán đoán phức đã cho dưới dạng công
thức và ngôn ngữ.
c) Hãy chọn 1 trong 2 phán đoán đơn trong phán đoán phức đã cho để thực
hiện thao tác chuyển hóa và đảo ngữ.
Câu 2.Hãy phân tích những điểm khác nhau trong việc ghi chép ở bậc đại học
và ở bậc trung học
Câu 3.Hãy dùng 10 câu hỏi để làm bảng hỏi thu thập thông tin đề tài nghiên
cứu khoa học sau: "Giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua các môn lí luận
chính trị ở trường Đại học Ngoại thương"

ĐỀ 2
Câu 1. Cho hai phán đoán:
Ngôn ngữ là y phục của tư duy.
(1)
Khi tất cả đều nghĩ giống nhau, chẳng ai nghĩ nhiều cả. (2)

a. Phán đoán (1) có phải là một phép định nghĩa khái niệm đúng Logic
không? Vì sao?
b. Phát biểu những phán đoán có mối quan hệ với phán đoán (1) dựa trên
hình vuông logic và xác định giá trị logic của chúng.
c. Phát biểu những phán đoán đẳng trị với phán đoán (2) ở dạng công thức
và ngôn ngữ tự nhiên.
Câu 2. Tên của từng đề tài khoa học dưới đây có hợp lý không? Vì sao? Hãy sửa
lại cho đúng nếu tên đề tài chưa hợp lý?
(1) Sinh viên và cú sốc “hậu tốt nghiệp”
(2) Một vài trăn trở về căn bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay
Câu 3. Xây dựng kế hoạch phỏng vấn để thu thập thông tin cho đề tài “Đời
sống tinh thần của công nhân khu công nghiệp XYZ” với những nội dung sau:
những loại phỏng vấn được thực hiện, đối tượng được phỏng vấn, những câu
hỏi trọng tâm trong quá trình phỏng vấn.
ĐỀ 3


Câu 1. Cho 2 phán đoán sau:
(1) Iphone là thương hiệu điện thoại nổi tiếng
(2) Nếu thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì cũng không chu diên ở kết
luận.
a. Viết phán đoán phủ định với (1)
b. Viết phán đoán đẳng trị với (2)

Câu 2. “Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng đối với thiết bị công nghệ giai đoạn
hiện này”
a. Xây dựng kế hoạch phỏng vấn thông tin
b. Thiết kế phiếu khảo sát gồm 4 câu hỏi trọng tâm
ĐỀ 4
Câu 1. Cho hai khái niệm

(A)Người mua hàng
(B) Người bán hàng
a. Xây dựng phán đoán đơn cơ bản có giá trị logic chân thực và xét tính chu
diên của nó. (Vẽ hình)
b. Mở rộng khái niệm (A) 4 bậc
Câu 2. Cho tam đoạn luận đơn:
1. Nhà báo phải có đạo đức nghề nghiệp.
2. Doanh nhân không phải nhà báo.
3. Doanh nhân không có đạo đức nghề nghiệp.
Tam đoạn luận trên đúng hay sai, vì sao? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
Câu 3. Cho đề tài khoa học “Kỹ năng viết báo cáo thực tập của sinh viên khối
ngành kinh tế”
a. Xác định các yếu tố cơ bản của đề tài trên
b. Lập kế hoạch mô phỏng cho đề tài trên


ĐỀ 5

Câu 1. Cho 3 khái niệm: Giảng viên ĐHNT, Người lao động trí óc và Phụ nữ
a. Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm
b. Xây dựng luận 3 đoạn đơn từ các khái niệm trên
c. Xác định loại hình và phương thức của luận 3 đoạn vừa xây dựng
Câu 2. Làm phép chuyển hóa và phép đối lập vị từ của phán đoán: Không có
khái niệm chung nào là khái niệm đơn nhất.
Câu 3. Trình bày quan điểm cá nhân của anh (chị) về khác biệt của hoạt động
nghe giảng và ghi chép ở bậc phổ thông với hoạt động nghe giảng, ghi chép ở
bậc đại học
Câu 4. Xây dựng phiếu hỏi 16 câu về: Đánh giá nhu cầu mua sắm tại hệ thống
siêu thị điện máy ABCD.


ĐỀ 6
(Ngày 20/12/2016)

Câu 1. Cho 3 khái niệm sau: Các nước Đông Nam Á, các nước châu Á, các nước
đang phát triển.
a. Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm
b. Xây dựng luận 3 đoạn đơn từ các khái niệm trên
c. Phân chia khái niệm Các nước châu Á theo 2 cơ sở
Câu 2. Vì sao nói hoạt động NCKH là hình thức đặc biệt của học tập?
Câu 3. Xây dựng phiếu hỏi cho đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung
thành của nhân viên trong ngân hàng ABCXYZ"


ĐỀ 7
(21/12/2016)
Câu 1.
Cho 2 phán đoán sau:
(1) Rất ít sinh viên ĐHNT đại giải nghiên cứu khoa học cấp trường
(2) Sinh viên đạt giải nghiên cứu khoa học cấp trường là sinh viên có kỹ năng
nghiên cứu khoa học tốt
a. Lập tam đoạn luận đơn chỉ rõ kiểu, hình
b. Xác định tính chu diên và mô hình hóa đối với phán đoán (1)
c. Thực hiện thao tác chuyển hóa và đảo ngữ đối với phán đoán (1)
Câu 2. Tìm điểm khác biệt giữa phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm
theo quan điểm của anh (chị).

Câu 3. Lập đề cương cho đề tài NCKH: “Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
cho sinh viên Đại học Ngoại thương”

ĐỀ 8


Câu 1.

Cho tam đoạn luận sau:
Quá nhiều sinh viên bị điểm kém môn Logic
Quá nhiều sinh viên là đoàn viên
Vậy, quá nhiều đoàn viên bị điểm kém môn Logic.
a. Tam đoạn trên đúng hay sai? Vì sao?
b. Viết các phán đoán có mối quan hệ trên hình vuông logic với tiền đề
nhỏ và xác định giá trị của chúng.
c. Phân chia khái niệm đóng vai trò là vị từ P của tiền đề nhỏ theo 2 cơ
sở khác nhau.
Câu 2. Cho đề tài khoa học: “Phát triển du lịch các làng nghề truyền
thống tại Hà Nội”
a. Xây dựng đề cương khoa học cho đề tài trên
b. Viết lí do (tính cấp thiết) của đề tài (15 – 20 dòng)

ĐỀ 9


Câu 1. Cho 2 phán đoán sau:
(1) Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng.
(2) Có nhiều lễ hội quan trọng là lễ hội văn hoá.
a. Mô hình hoá quan hệ các khái niệm
b. Tính chu diên của các thuật ngữ
c. Xây dựng tam đoạn luận đơn đầy đủ từ 2 phán đoán trên và xác định
kiểu, hình của tam đoạn luận đó
Câu 2. Vì sao nói học tập là hoạt động nhận thức đặc biệt? Liên hệ vận
dụng quá trình học tập bậc đại học của sinh viên.
Câu 3. Lập đề cương nghiên cứu cho đề tài "Năng lực cạnh tranh của rau

an toàn khu vực Hà Nội".

ĐỀ 10

Câu 1. Cho phán đoán 1 sau: “Nhiều thanh niên là cầu thủ bóng đá
chuyên nghiệp”
a. Xác định tính chu diên và vẽ mô hình phán đoán 1
b. Hãy viết các phán đoán có mối quan hệ trong hình vuông Logic với
phán đoán 1 và xác định giá trị logic của chúng
c. Phân chia khái niệm thanh niên thành Đoàn viên, Sinh viên, Người trẻ
tuổi.
Phân chia này đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2. Cho phán đoán 2 sau: “Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp là người
có thể lực tốt”
a. Phân chia khái niệm người có thể lực tốt theo 2 cơ sở phân chia
b. Thực hiện phép đảo ngữ và đối lập chủ từ với phán đoán 2
c. Mô hình hóa quan hệ các khái niệm ở phán đoán 1 và 2
d. Lập 1 tam đoạn luận đơn từ 2 phán đoán trên và xác định kiểu, hình
Câu 3. Lập bảng giá trị logic để chứng minh công thức sau:
[(7a v b) ^ a]  b = 1



×