Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

môn nguyên lý kế toán kiểm kê tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.16 KB, 5 trang )

Nhóm 3
Thành viên nhóm:
1.Nguyễn Thị Hòa
2.Ưng Thị Thu Hoài
3.Nguyễn Hữu Khang
4.Trần Thị Loan
5.Nguyễn Diêu Bích Ngân
6.Nguyễn Lê Thảo Nguyên
7.Trần Thị Thùy Nhung

Chủ đề: Kiểm kê tài sản (Stock-Taking)
1.Khái niệm và phân loại kiểm kê tài sản (Definition and classification)
1.1 Khái niệm
Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhậc và đánh giá
chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để
kiểm tra đối chiếu với số liệu trong số kế toán.
Số liệu ghi trên sổ sách kế toán là căn cứ vào các chứng từ kế toán có tính
pháp lý chính xác đáng tin cậy. Nhưng giữa số liệu trên sổ sách và thực tế vẫn
có thể phát sinh chênh lệch do:
- Tại sản bị tác động của môi trường tự nhiên làm hư hỏng:
- Nhầm lẫn ghi chép về chủng loại, thiếu chính xác về số lượng khi xuất
nhập, thu, chi….
- Tính toán ghi chép về chủng loại có sai sót.
- Có hành vi tham ô, gian lận.
Do vậy, định kì phải kiểm kê để kiểm tra tình hình tài sản thực tế, đối chiếu
với sổ sách kế toán, phát hiện chênh lệch, tìm nguyên nhân, tìm nguyên nhân


xử lý, điều chỉnh số liệu ghi trên sổ sách kế toán cho phù hợp với tình hình
thực tế. Như vậy, kiểm kê là một công việc hết sức cần thiết nhằm:
- Ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí làm thất thoát tái sản:


- Đề cao trách nhiệm của người quản lí tài sản, ngăn ngừa vi phạm kỳ
luật tài chính:
- Giúp cho việc ghi chép, báo cáo số liệu đúng thực tế,
- Giúp cho lãnh đạo nắm được chính xác chất lượng, số lượng chủng loại
các tài sản hiện có, phát hiện tài sản ứ đọng để có biện pháp giải quyết
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Kiểm kê là một phương pháp của kế toán dùng để kiểm tra tại chỗ tình hình
hiện có của các loại tài sản, vật tư, tiền vốn…. để đối chiếu với số liệu ghi
trong số sách kế toán nhằm phát hiện chênh lệch và có biện pháp xử lý kịp
thời.
1.2

Phân loại
1.2.1 Phân loại theo phạm vi và đối tượng kiểm kê

-

Kiểm kê toàn bộ (full stock – taking): là kiểm kê toàn bộ các loại tài
sản trong đơn vị như tài sản cố định, vật tư, thành phẩm, vốn bằng tiền,
công nợ… Loại kiểm kê này được tiến hành mỗi năm ít nhất một lần
trước khi lập báo cáo kế toán năm.

Ví dụ 1: Kiểm kê vào thời điểm cuối năm trước khi lập BCTC, kiểm kê toàn
bộ tài sản, nguồn vốn
- Kiểm kê từng phần (Partial stock – taking): là kiểm kê từng loại tài
sản nhất định, phục vụ yêu cầu quản lí hay khi có nghiệp vụ quản lí bàn
giao tài sản ( thay thủ kho, thủ quỹ).
Ví dụ 2: kiểm kê kho, kiểm kê TSCĐ, kiểm kê quỹ…
1.2.2 Phân loại theo thời gian tiến hành (Conducting time –
based method)



- Kiểm kê định kì (periodic inventory checking): là kiểm kê theo thời
hian quy định, thường tiến hành cuối kì báo cáo, nhưng tùy đặc điểm
hoạt động và tùy theo từng loại tài sản mà định kì kiểm kê khác nhau.
Ví dụ 3: kiểm kê cuối năm trước khi lâp BCTC, kiểm kê kho cuối tháng,
kiểm kê quỹ cuối ngày.
- Kiểm kê đột xuất ( bất thường) ( Unusual stock – taking): là kiểm
kê ngoài quy định như trên, thường không quy định thời hạn trước.
Ví dụ 4: kiểm kê quỹ, kiểm kê kho.
2.Trình tự tiến hành kiểm kê tài sản (Steps of Stock-taking)
- Thành lập hội đồng kiểm kê (Establishment of Stock-taking): tiến
hành kiểm kê phải do Giám đốc doanh nghiệp chỉ định, trong đó phải
có sự tham gia của kế toán để giúp giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp
vụ kiểm kê

-

Trước khi tiến hành kiểm kê (Before stock-taking implemetation):
Thủ trưởng đơn vị phải thành lập ban kiểm kê, kế toán phải hoàn thành
việc ghi sổ tất cả mọi nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, tiến hành khóa sổ
đúng thời điểm kiểm kê. Nhân viên quản lý tài sản cần sắp xếp lại tài
sản theo từng loại, có trật tự ngăn nắp để kiểm kê được thuận tiện
nhanh chóng.

- Tiến hành kiểm kê (Stock-taking implementation):
 Kiểm kê hiện vật như hàng hóa, vật tư, thành phẩm, tài sản cố
định, tiền mặt và các chứng khoán có giá trị như tiền: nhân viên
kiểm kê tiến hành cân, đo, đong, đếm tại chỗ có sự chứng kiến
của người chịu trách nhiệm quản lý số hiện vật, tiền mặt chứng

khoán đó.
Riêng đối với kiểm kê hiện vật, cần tiến hành theo một trình tự
định trước để tránh kiểm kê trùng lặp hoặc thiếu sót.


Ngoài việc cân, đo, đong, đếm số lượng còn cần quan tâm đánh
giá chất lượng hiện vật, phát hiện những trường hợp tài sản, vật
tư hư hỏng, kém chất lượng, mất phẩm chất.
 Kiểm kê tiền gởi ngân hàng, tài sản trong thanh toán: nhân viên
kiểm kê đối chiếu số liệu của đơn vị mình với số liệu của ngân
hàng và của các đơn vị, có quan hệ thanh toán.
Đối chiếu trước hết là số dư (số còn lại ở thời điểm kiểm kê) ở sổ sách hai
bên. Nếu phát sinh chênh lệch thì phải đối chiếu từng khoản để tìm nguyên
nhân và điều chỉnh sửa sai cho khớp đúng số liệu ở hai bên.
 Kết quả kiểm kê được phản ánh trên xác nhận số dư hoặc Biên
bản đối chiếu hoặc biên bản kiểm kê, có chữ ký của nhân viên
kiểm kê và nhân viên quản lí tài sản và các bên liên quan (nếu
có).

-

Sau khi kiểm kê: Các biên bản, báo cáo trên được gửi cho phòng kế
toán để đối chiếu kết quả kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán, các
khoản chênh lệch giữa kết quả kiểm kê và số liệu trên sổ sách nếu có,
được báo cáo cho Hội đồng kiểm kê cân nhắc quyết định xử lý cụ thể

3.Vai trò của kế toán trong kiểm kê tài sản (The roles of accountant in
stock-taking)
Kế toán đóng vai trò quan trọng trong công tác kiểm kê. Vai trò của
kiểm kê được thể hiện như sau:

- Trước khi kiểm kê: kế toán phải căn cứ vào tình hình của đơn vị mà
xây dựng kế hoạch kiểm kê trình lãnh đạo: xây dựng thời gian kiểm kê,
phạm vi kiểm kê, thành phần ban kiểm kê, đồng thời phải khóa sổ kế
toán và hướng dẫn cho những người làm công tác kiểm kê về nghiệp
vụ.


- Trong khi kiểm kê: kế toán phải kiểm tra việc ghi chép trong kiểm kê,
tham gia tổng hợp số liệu kiểm kê, đối chiếu số liệu kiểm kê với số liệu
ghi trong sổ kế toán để phát hiện các khoản chênh lệch, thừa, thiếu.
- Sau khi kiểm kê: kế toán phải căn cứ vào kết quả kiểm kê và ý kiến
giải quyết khoản chênh lệch mà tiến hành điều chỉnh sổ kế toán cho
phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê.
Ví dụ 5: Ngày 30/12/N, công ty A tiến hành kiểm kê tài sản cố định ở
văn phòng công ty. Vai trò của kế toán trong quá trình kiểm kê được
thực hiện như sau:
- Trước khi kiểm kê: kế toán xây dựng kế hoạch kiểm kê trình lãnh đạo
về thời gian kiểm kê ( ngày 30/12/N), Hội đồng kiểm kê (gồm: Giám
đốc, Kế toán TSCĐ và đại diện các phòng ban). Kế toán đồng thời tiến
hành khóa sổ kế toán TSCĐ tại đơn vị.
- Trong khi kiểm kê: kế toán ghi chép chênh lệch phát sinh giữa số liệu
trên sổ kế toán với thực tế vào Biên bản kiểm kê. Cụ thể, hội đồng phát
hiện thiếu 2 chiếc Laptop tại Phòng nhân sự với nguyên giá
50.000.000đ/chiếc , đã khấu hao 10.000.000 đồng, Laptop sử dụng trong
3 năm
- Sau khi kiểm kê : Căn cứ vào Biên bản xử lý kết quả kiểm kê (Giám
đốc quyết định Phòng nhân sự bồi thường 80%, còn lại tính vào chi phí
khác), kế toán tiến hành điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán TSCĐ
như sau:
Nợ TK 214


10.000.000

Nợ TK 138

72.000.000

Nợ TK 811

18.000.000

Có TK 211

100.000.000



×