Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Dạy học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 142 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình của tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Quốc Khánh

1


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Tứ Thành đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các tập thể và cá nhân đã quan tâm và tạo điều kiện
để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp đã và đang công tác tại các trường đại học, cơ sở giáo dục, thư viện và trung tâm học
liệu, đã ủng hộ, động viên, cộng tác và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận
án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Quốc Khánh

2


MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ............................................................................ 6
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ........................................................................ 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................... 9


MỞ ĐẦU
................................................................................................................ 10
1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 10
2 Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 11
3 Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 12
4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 12
5 Giả thuyết khoa học .......................................................................................................... 12
6 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 12
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................................... 12
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................ 12
6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ ...................................................................................... 13
7 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án .............................................................................. 13
7.1 Về mặt lý luận ............................................................................................................... 13
7.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................................ 13
8 Kết cấu luận án ................................................................................................................. 13
SƠ ĐỒ KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ................................. 14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN THEO TIẾP
CẬN TƯƠNG TÁC ............................................................................................................ 15
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................... 15
1.1.1 Vấn đề dạy-tự học trong giáo dục đại học .................................................................. 15
1.1.2. Tình hình nghiên cứu E-learning và dạy học trực tuyến ........................................... 16
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác .............................................................. 22
1.2 Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................... 24
1.2.1 Khái niệm sư phạm tương tác và phương pháp dạy học tương tác ............................ 24
1.2.2 Tự học ......................................................................................................................... 25
1.2.2 E-learning và dạy học trực tuyến ................................................................................ 26
1.2.3 Dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ................................................................ 27
1.3 Một số vấn đề chung về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác............................. 28
1.3.1 Đặc điểm của dạy học trực tuyến ............................................................................... 28
1.3.2 Yêu cầu của lớp học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ............................................. 28

1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của dạy học trực tuyến............................................................... 30
1.4 Thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác.................................................... 30
1.4.1 Một số nguyên tắc khi thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác. ............ 30
1.4.2 Sử dụng mô hình thiết kế ADDIE ............................................................................. 32
1.4.3 Cấu trúc tổng thể của một khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................... 34
3


1.4.4 Những nội dung cần thiết kế trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ....... 36
1.4.5 Mô hình thiết kế tổng thể khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ..................... 48
1.5 Tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ...................................................... 49
1.5.1 Phương pháp và kỹ năng dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........................ 49
1.5.2 Phương tiện dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ............................................ 50
1.5.3 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác.................................... 51
1.6 Thực trạng sử dụng E-learning trong dạy học trực tuyến ngành CNTT một số trường Đại
học
................................................................................................................................ 58
1.6.1 Mục đích ..................................................................................................................... 58
1.6.2 Đối tượng khảo sát...................................................................................................... 59
1.6.3 Phương pháp khảo sát ................................................................................................. 59
1.6.4 Nội dung khảo sát ....................................................................................................... 59
1.6.5 Kết quả và đánh giá .................................................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 71
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN HỌC
PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THEO TIẾP CẬN
TƯƠNG TÁC
................................................................................................................ 72
2.1 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin và nội dung học phần kiến trúc máy tính .......... 72
2.1.1 Đặc điểm ngành công nghệ thông tin ......................................................................... 72
2.1.2 Cấu trúc nội dung học phần kiến trúc máy tính .......................................................... 72

2.2 Xây dựng khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác ... 73
2.2.1 Thiết kế phần cơ sở dữ liệu cho khóa học .................................................................. 73
2.2.2 Xây dựng khóa học .................................................................................................... 83
2.3 Xây dựng các tiêu chí để tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo
tiếp cận tương tác có hiệu quả ............................................................................................. 99
2.3.1 Điều kiện, môi trường học tập .................................................................................... 99
2.3.2 Chuẩn hóa giảng viên trực tuyến ................................................................................ 99
2.3.3 Yêu cấu đối với sinh viên ......................................................................................... 102
2.4 Tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác. ..... 103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 116
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM – ĐÁNH GIÁ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN
HỌC PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC ..................... 117
3.1 Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá ............................................................................ 117
3.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 117
3.2.1 Mục đích, đối tượng, phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm ....................... 117
3.2.2 Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học ....................................................................... 118
3.2.3 Đánh giá kết quả TNSP ............................................................................................ 119
3.3 Phương pháp khảo sát trực tuyến ý kiến SV ............................................................... 126
3.3.1 Mục đích và đối tượng khảo sát ............................................................................... 126
3.3.2 Nội dung và phương pháp tiến hành......................................................................... 126
4


3.3.3 Kết quả đánh giá ....................................................................................................... 127
3.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................................. 131
3.4.1 Nội dung ................................................................................................................... 131
3.4.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................................. 131
3.4.3 Kết quả đánh giá theo phương pháp chuyên gia....................................................... 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 134
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................... 135

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 135
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................... 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 137
TIẾNG VIỆT ..................................................................................................................... 137
TIẾNG ANH ..................................................................................................................... 140
WEBSITE .......................................................................................................................... 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA LUẬN ÁN ............................. 142
PHỤ LỤC
.................................................................................................................. 1
PHỤ LỤC 1. Đánh giá thực trạng sử dụng CNTT&TT và ứng dụng E-learning trong dạy học
trực tuyến của GV ở Việt Nam .............................................................................................. 1
PHỤ LỤC 2. Bảng số liệu thống kê kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT&TT và ứng
dụng E-learning trong dạy học trực tuyến của GV ở Việt Nam ............................................ 5
PHỤ LỤC 3. Đánh giá thực trạng sử dụng CNTT&TT trong học tập trực tuyến của sinh viên
ngành CNTT
.................................................................................................................. 9
PHỤ LỤC 4. Bảng số liệu thống kê kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT&TT trong
học tập trực tuyến của SV ngành CNTT ............................................................................. 11
PHỤ LỤC 5. Phiếu lấy ý kiến chuyên gia ........................................................................... 14
PHỤ LỤC 6. Mẫu phiếu khảo sát trực tuyến ý kiến SV sau khi tham gia khóa học trực tuyến
học phần kiến trúc máy tính ................................................................................................ 16
PHỤ LỤC 7. Danh sách SV tham gia khảo sát trực tuyến .................................................. 20
PHỤ LỤC 8. Điểm đánh giá quá trình theo từng chủ đề của khóa học .............................. 22
PHỤ LỤC 9. Bảng điểm kết quả học tập ............................................................................ 35
PHỤ LỤC 10. Bảng giá trị tới hạn student.......................................................................... 39

5


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Viết tắt

Viết đầy đủ

ADL

Advanced Distributed Learning

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CNDH

Công nghệ dạy học

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

DHTT

Dạy học trực tuyến

ĐC


Đối chứng

E-learning

Electronic learning

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giảng viên

LMS

Learning Management System

LOM

Learning Object System

MTHT

Môi trường học tập

MTDH

Môi trường dạy học


OS

Operating System

PTDH

Phương tiện dạy học

PPDH

Phương pháp dạy học

QTDH

Quá trình dạy học

RAM

Random Access Memory

ROM

Read Only Memory

SCORM

Sharable Content Object Reference Model

SV


Sinh viên

TCP/IP

Transmission Control Protocol/ Internet Protocol

TN

Thực nghiệm

XML

eXtensible Markup Language

6


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1 Mô hình chức năng của hệ thống E-learning (nguồn: [20]) ................................ 19
Hình 1. 2 Các thành phần của hệ thống E-learning (nguồn: [21])....................................... 20
Hình 1. 3 Mô hình sư phạm tương tác (nguồn: [10]) .......................................................... 24
Hình 1. 4 Chu trình tự học của sinh viên (nguồn [6]) ......................................................... 26
Hình 1. 5 Tương tác trong dạy học trực tuyến .................................................................... 32
Hình 1. 6 Mô hình thiết kế ADDIE (nguồn: [70]) ............................................................... 33
Hình 1. 7 Các bước tiến hành phân tích .............................................................................. 33
Hình 1. 8 Câu hỏi cần xem xét khi phát triển tài liệu .......................................................... 34
Hình 1. 9 Cấu trúc tổng thể một khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................... 35
Hình 1. 10 Các hoạt động trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .................... 36
Hình 1. 11 Thiết kế nội dung khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác......................... 37
Hình 1. 12 Chia chủ đề trong khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........................ 38

Hình 1. 13 Phiếu đánh giá hoạt động nhóm ........................................................................ 41
Hình 1. 14 Các cách đánh giá trong tiến trình ..................................................................... 42
Hình 1. 15 Các dạng bài tập đánh giá tổng thể .................................................................... 43
Hình 1. 16 Công cụ GV dùng để đánh giá SV .................................................................... 44
Hình 1. 17 Công cụ đánh giá SV sử dụng để đánh giá SV khác ......................................... 45
Hình 1. 18 Mô hình thiết kế nội dung khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác ........... 48
Hình 1. 19 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác........................... 52
Hình 1. 20 Quy trình tổ chức dạy học một chủ đề............................................................... 54
Hình 1. 21 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong dạy học .............. 60
Hình 1. 22 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phần mềm dạy học ............................................. 60
Hình 1. 23 Biều đồ khả năng vận dụng E-learning trong dạy học ...................................... 61
Hình 1. 24 Biểu đồ nhận xét của GV về ưu điểm của dạy học trực tuyến .......................... 62
Hình 1. 25 Biểu đồ nhận xét của GV về nhược điểm của mô hình dạy học trực tuyến ...... 63
Hình 1. 26 Biểu đồ ý kiến của GV về việc tổ chức giảng dạy trực tuyến ........................... 64
Hình 1. 27 Biểu đồ hình thức dạy học sử dụng đối với học phần chuyên ngành CNTT .... 64
Hình 1. 28 Biểu đồ những nội dung thiết kế trong khóa học trực tuyến ............................. 65
Hình 1. 29 Biểu đồ phương pháp dạy học được sử dụng trong dạy học trực tuyến ............ 65
Hình 1. 30 Đánh giá của GV về tương tác giữa SV và nội dung học tập trong dạy học trực
tuyến .................................................................................................................................... 66
Hình 1. 31 Đánh giá của giảng viên về tương tác trong dạy học trực tuyến ....................... 66
Hình 1. 32 Biểu đồ kỹ năng sử dụng các phương tiện CNTT&TT trong học tập ............... 67
Hình 1. 33 Biểu đồ khả năng sử dụng các phương thức học tập trực tuyến ........................ 68
Hình 1. 34 Biểu đồ tương tác khi tham gia học tập trực tuyến ............................................ 68
Hình 1. 35 Biểu đồ các hình thức đánh giá trực tuyến đã tham gia..................................... 69
Hình 1. 36 Biểu đồ khả năng tự học trực tuyến ................................................................... 69
Hình 2. 1 Cấu trúc tổng thể khóa học trực tuyến hoc phần kiến trúc máy tính ................... 74
7


Hình 2. 2 Chủ đề khóa học kiến trúc máy tính .................................................................... 78

Hình 2. 3 Nội dung một chủ đề của khóa học ..................................................................... 78
Hình 2.4 Các phần mềm dùng để xây dựng khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác .. 84
Hình 2.5 Giao diện chức năng Learn của phần mềm IT Essentials Vitual Destop ............. 86
Hình 2.6 Giao diện chức năng Test của phần mềm IT Essentials Vitual Destop ................ 86
Hình 2.7 Giao diện chức năng Explore của phần mềm IT Essentials Vitual Destop .......... 87
Hình 2.8 Website khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính .................................. 88
Hình 2.9 Các hoạt động trước khi tham gia khóa học ......................................................... 89
Hình 2.10 Diễn đàn trước lạ sau quen ................................................................................. 90
Hình 2. 11 Câu hỏi trắc nghiệm thăm dò trước khóa học.................................................... 90
Hình 2.12 Chủ đề i của khóa học ........................................................................................ 91
Hình 2.13 Bài giảng điện tử chuẩn Scorm chủ đề i ............................................................. 92
Hình 2.14 Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng chủ đề i ......................................... 92
Hình 2.15 Bài tập cá nhân chủ đề i ...................................................................................... 93
Hình 2.16 Bài tập nhóm chủ đề i ......................................................................................... 93
Hình 2.17 Thảo luận trực tuyến chủ đề i ............................................................................. 94
Hình 2.18 Bài kiểm tra đánh giá hết chủ đề i ...................................................................... 94
Hình 2.19 Bài tập đúc kết chủ đề i ...................................................................................... 95
Hình 2.20 Phần mềm thực hành tương tác ảo IT Essentials Virtual Desktop ..................... 95
Hình 2.21 Quy ước các linh kiện sử dụng trong phần mềm IT Essentials Virtual Desktop 96
Hình 2.22 Câu hỏi trắc nghiệm đồ họa dạng ghép đôi ........................................................ 97
Hình 2.23 SV thao tác lắp ghép lần lượt CPU vào socket tương ứng ................................. 97
Hình 2.24 Câu hỏi trắc nghiệm đồ họa dạng lựa chọn ........................................................ 98
Hình 2.25 Kết quả làm bài trắc nghiệm đồ họa của SV ...................................................... 98
Hình 2.26 Tiêu chí chuẩn hóa GV trực tuyến.................................................................... 100
Hình 2. 27 Năng lực cần có của một GV trực tuyến ......................................................... 101
Hình 2. 28 Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận
tương tác ............................................................................................................................. 104
Hình 2. 29 Diễn đàn ý kiến phản hồi của SV tới GV ........................................................ 115
Hình 3. 1 Biểu đồ phân bố điểm quá trình học tập ............................................................ 121
Hình 3. 2 Biểu đồ phân bố điểm thi cuối kỳ ...................................................................... 122

Hình 3. 3 Đồ thị phân bố điểm thi cuối kỳ ........................................................................ 123
Hình 3. 4 Biểu đồ phân bố tần xuất điểm thi cuối kỳ ........................................................ 123
Hình 3. 5 Đồ thị phân bố tần xuất điểm thi cuối kỳ .......................................................... 124
Hình 3. 6 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về các vấn đề có liên quan................................. 127
Hình 3. 7 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề có sự suy nghĩ ý kiến ........................ 128
Hình 3. 8 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề tương tác ........................................... 128
Hình 3. 9 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của GV trong lớp học ........................ 129
Hình 3. 10 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vai trò của các SV trong lớp học ................ 129
Hình 3. 11 Tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về vấn đề sự giải thích. .................................... 130
Hình 3. 12 Tổng hợp tỉ lệ kết quả đánh giá của SV về lớp học trực tuyến ....................... 130
8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Điểm khác biệt của lớp học trực tuyến so với lớp học giáp mặt ........................ 28
Bảng 1. 2 Các hoạt động/dạng bài tập đánh giá khóa học trực tuyến ................................. 45
Bảng 1. 3 Các tiêu chí đánh giá hoạt động trong khóa học trực tuyến của SV ................... 46
Bảng 2. 1 Quy trình dạy và học trực truyến học phần Kiến trúc máy tính theo tiếp cận
tương tác ............................................................................................................................ 105
Bảng 2. 2 Quy trình tổ chức dạy học chủ đề 01 ................................................................ 108
Bảng 3. 1 Đánh giá tính tích cực tham gia học tập của SV ............................................... 119
Bảng 3.2 Thống kê kết quả điểm quá trình học tập ........................................................... 120
Bảng 3.3 Thống kê kết quả điểm thi cuối kỳ ..................................................................... 122
Bảng 3.4 Bảng phân bố tần xuất điểm thi cuối kỳ............................................................ 123
Bảng 3.5 Kết quả lấy ý kiến chuyên gia ............................................................................ 132

9


MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 tới giáo dục.
Sự phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên nền tảng Internet của cách mạng
công nghiệp 4.0 đang làm cho những kiến thức mà Đại học truyền thống đang dạy có thể
không còn hữu dụng trong tương lai. SV tốt nghiệp đại học truyền thống không thích ứng
với sự phát triển công nghệ 4.0, không đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp khiến
nhiều doanh nghiệp phải tự tổ chức đào tạo lại, thậm chí đào tạo mới. CMCN 4.0 với cốt lõi
là sự phát triển bậc cao của CNTT&TT đã hình thành mô hình đào tạo trực tuyến với những
ưu điểm nổi bật: Chương trình đào tạo luôn được cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức mới
cho học viên; Quá trình học đều được thực hiện trực tuyến linh hoạt ở mọi lúc (every time)
và mọi nơi (every where), GV và SV tương tác qua nhiều kênh, nhiều hình thức thông qua
lớp học trên mạng (lớp học ảo) mà không cần tới lớp học truyền thống. Dạy học trực tuyến
đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyên số. Bởi vậy thiết kế và tổ chức dạy
học các khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác một cách có hiệu quả đang là vấn đề cấp
thiết được đặt ra.
1.2. Định hướng ứng dụng CNTT&TT của Đảng và Nhà nước trong đổi mới GD&ĐT
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng
cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành GD giai đoạn 2008-2012 có nêu:
“CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới
quản lý GD, góp phần và nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng GD… Để đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong GD&ĐT… Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở
GD trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm… trong giai đoạn 20082010”. Trong đó, nội dung của nhiệm vụ 4 – Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng
dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học có yêu cầu “Triển
khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-learning). Tổ chức cho GV, giảng viên soạn bài
giảng điện tử e-learning trực tuyến, tổ chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong
việc lựa chọn cơ hội học tập cho NH.” [1]. Tiếp theo, trong Chiến lược Phát triển GD 2011
– 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ) đã khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT trong dạy và học, đến
năm 2015, 100% GV đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% GV giảng dạy nghề nghiệp
và phổ thông có khả năng ứng dụng CNTT &TT trong DH. Biên soạn và sử dụng giáo trình,

sách giáo khoa điện tử” [47].
Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ giáo dục và đào
tạo (2017) về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại
học, yêu cầu các trường Đại học “tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp
dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (Blended learning) và đào tạo thực
hành tại doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn
tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [2].
1.3 Đặc thù của ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ thông tin là ngành công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh và xâm
nhập ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Chu kỳ vòng đời sản
phẩm CNTT ngày càng rút ngắn, khối lượng thông tin và tri thức của ngành tăng theo hàm
10


mũ. Ví dụ: trong vòng vài tháng, trong công nghệ phần cứng của máy tính lại xuất hiện một
công nghệ mới, trong vòng vài năm thì Microsoft lại xuất ra một phiên bản hệ điều hành mới
với nhiều tính năng mới... Kiến thức mà SV ngành CNTT học được ở trường thì ngay sau
khi ra trường đã trở thành lạc hậu. Các kỹ sư, cử nhân CNTT luôn phải tự học tập, cập nhật
tri thức để bắt kịp với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành.
Với đặc thù của ngành CNTT đã phân tích thì yêu cầu đặt ra của thị trường lao động
ngành này trong thế kỷ 21 là lao động tri thức, lao động sáng tạo. Theo như PGS. Trần Khánh
Đức [51] Thị trường lao động này đòi hỏi SV: “có sự sáng tạo và thích ứng cao trong mọi
hoàn cảnh, có khả năng thích ứng với công việc mới, biết vận dụng những tư tưởng mới, biết
đặt ra những câu hỏi đúng, có kỹ năng làm việc theo nhóm, có năng lực tìm kiếm và sử dụng
thông tin, biết kết luận, biết phân tích và biết đánh giá”. Để đáp ứng được yêu cầu này thì
quá trình dạy học phải là dạy học sáng tạo, theo tác giả Trần Khánh Đức [50,52] đó là quá
trình dạy học: “Tập trung mục tiêu phát triển năng lực và tư duy sáng tạo của người học, đề
cao vấn đề dạy phương pháp học tập cho người học hơn là dạy nội dung học tập”. Vấn đề
đặt ra là phải dạy học ngành CNTT như thế nào để đáp ứng được yêu cầu trên. Theo tác giả
Nguyễn Thị Hương Giang [20] nếu tạo cho SV một thói quen, kỹ năng tự học tập nghiên

cứu trong môi trường học tập sử dụng máy tính và mạng (học tập trực tuyến) ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp họ phát triển được năng lực kỹ thuật của mình, phát
triển kỹ năng tự học, năng lực sáng tạo. Vậy vấn đề đặt ra là cần phải dạy học trực tuyến
ngành CNTT như thế nào để đáp ứng được đặc thù và yêu cầu thị trường lao động và nhu
cầu xã hội đa dạng, thường xuyên thay đổi.
1.4 Dạy học trực tuyến đã làm thay đổi bản chất của quá trình tương tác
Tương tác trong dạy học trực tuyến khác hoàn toàn với tương tác trong dạy học giáp
mặt. Trong dạy học trực tuyến không còn chỉ là tương tác trực tiếp giữa người dạy và người
học mà tương tác giữa người dạy và người học, người học với người học được thực hiện
thông qua máy tính và mạng Internet. Đặc biệt là sự tương tác giữa người học với nội dung
học tập (slide bài giảng, mô phỏng, phần mềm dạy học tương tác, trò chơi, thí nghiệm thực
hành ảo,…) để lĩnh hội kiến thức. Đã có những công trình nghiên cứu của Tác giả Trịnh Văn
Đích [53] về xây dựng các bài thực hành điện tử kiểu trò chơi kỹ thuật; tác giả Lê Huy Hoàng
[13] về xây dựng các bài thí nghiệm thực hành ảo môn kỹ thuật Công nghiệp hay như tác
giả Trần Huy Hoàng [54] về xây dựng các bài thí nghiệm cơ nhiệt trung học phổ thông trên
phần mềm máy tính. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: cách thức tương tác trong dạy học trực
tuyến có nâng cao hiệu quả dạy học hơn cách tương tác trong dạy học giáp mặt không? Hiệu
quả ở những khía cạnh nào? Giáo viên làm gì để tăng cường sự tương tác tích cực trong môi
trường trực tuyến? Đây là những câu hỏi còn bỏ ngỏ, chưa được trả lời thỏa đáng.
Từ những phân tích nêu trên và xuất phát từ nhu cầu thực tế cùng khả năng của bản thân,
đề tài nghiên cứu trong khuân khổ luận án được chọn là: “Dạy học trực tuyến ngành Công
nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác”. Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ phát
huy hiệu quả trong giảng dạy trực tuyến các học phần ngành Công nghệ thông tin, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến.

2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất nguyên tắc, mô hình thiết kế khóa học và quy trình
tổ chức dạy học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.


11


3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác.
- Khảo sát và đánh giá về thực trạng dạy học trực tuyến trong đào tạo ngành CNTT hiện
nay tại một số trường đại học.
- Thiết kế khóa học và tổ chức dạy học trực tuyến ngành CNTT theo tiếp cận tương tác,
vận dụng cụ thể với học phần kiến trúc máy tính.
- Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác học phần
Kiến trúc máy tính tại khoa CNTT trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, đánh giá kết quả
đạt được.

4 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ngành CNTT ở các trường đại học.
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình tổ chức dạy học trực tuyến ngành CNTT theo tiếp cận
tương tác ở các trường Đại học.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác trong
đào tạo ngành CNTT ở trình độ Đại học, Áp dụng thiết kế khóa học trực tuyến học phần
“Kiến trúc máy tính”. Khảo sát đánh giá thực trạng một số trường Đại học. Tổ chức thực
nghiệm sư phạm tại khoa CNTT – trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

5 Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các nguyên tắc, phương pháp thiết kế khóa học và quy trình tổ chức
dạy học trực tuyến ngành Công nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác phù hợp với thực tiễn
và các đặc điểm của quá trình đào tạo Công nghệ thông tin trình độ đại học thì sẽ nâng cao
chất lượng dạy học và phát triển kỹ năng học tập trực tuyến cho sinh viên.

6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các nguồn tài liệu
khoa học có liên quan đến lý luận và công nghệ dạy học hiện đại; tự học và phát triển năng
lực tự học; sư phạm tương tác; E-learning và dạy học trực tuyến, công nghệ thông tin, … có
liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề
tài như sau:
6.2.1 Phương pháp điều tra khảo sát
Sử dụng phiếu khảo sát làm công cụ để thu thập ý kiến của GV và SV về thực trạng việc
ứng dụng E-learning trong dạy học trực tuyến ngành CNTT ở các trường đại học.
Sử dụng phiếu khảo sát làm công cụ để thu thập ý kiến của SV đánh giá về chất lượng
của khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính sau khi đã tổ chức dạy học.

12


6.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của việc
sử dụng bản thiết kế khóa học và quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương
tác ở học phần kiến trúc máy tính cho SV ngành CNTT.
6.2.3 Phương pháp chuyên gia
Lập phiếu xin ý kiến nhận xét, đánh giá của các chuyên gia về tính khả thi và dự kiến
tính hiệu quả của bản thiết kế khóa học và quy trình tổ chức triển khai dạy học trực tuyến
chuyên ngành CNTT theo tiếp cận tương tác qua ví dụ vận dụng cụ thể với học phần kiến
trúc máy tính.
6.3 Nhóm các phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thu thập số liệu, thông tin, tư liệu, ... có liên
quan đến các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu của luận án. Áp dụng các kỹ thuật thống kê
như phân nhóm, chỉ số, tính phương sai, độ lệch tiêu chuẩn..., đồng thời xử lí số liệu thu
được bằng phần mềm MS Excel nhằm đảm bảo cho kết quả nghiên cứu có tính chính xác,

đủ độ tin cậy.

7 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án
7.1 Về mặt lý luận
Xây dựng khung lý thuyết về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác, góp phần phát
triển cơ sở lý luận về dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác, đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực hóa người học có sự hỗ trợ của CNTT&TT.
7.2 Về mặt thực tiễn
- Đề xuất nguyên tắc, phương pháp thiết kế khóa học và quy trình tổ chức dạy học trực
tuyến ngành CNTT theo tiếp cận tương tác.
- Vận dụng để thiết kế và tổ chức dạy học thành công khóa học trực tuyến học phần kiến
trúc máy tính ngành CNTT bậc đại học.

8 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận & thực tiễn dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác.
Chương 2. Thiết kế và tổ chức dạy học học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính ngành
công nghệ thông tin theo tiếp cận tương tác.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm - đánh giá khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy
tính theo tiếp cận tương tác.

13


SƠ ĐỒ KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN
Nhu cầu xã hội, chuyển hóa lớp học truyền thống lên mạng Internet thành lớp học
trực tuyến cho phù hợp với xu thế của dạy học hiện đại

E-learning và công nghệ dạy học hiện đại


Tự học và phát triển
năng lực tự học

Mô hình E-learning
(Dạy học trực tuyến)

Lý luận và công nghệ
dạy học tương tác

Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng E-learning trong dạy học trực tuyến theo
tiếp cận tương tác
Lý thuyết về
dạy học
tương tác,
dạy- tự học.

Đặc điểm của
E-learning và
dạy học trực
tuyến

Cơ sở khoa học
và công nghệ
dạy học trực
tuyến

Thực trạng
dạy học
trực tuyến
hiện nay


Mô hình dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác
Thiết kế khóa học trực tuyến ngành CNTT theo tiếp cận tương tác
Khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính theo tiếp cận tương tác
Thiết kế phần cơ sở dữ liệu cho khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy
tính
Xây dựng khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính
Xây dựng các tiêu chí và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy
tính
Thực nghiệm sư phạm

Khảo sát ý kiến SV
Tổng kết - đánh giá

Kết luận - khuyến nghị
14

Lấy ý kiến chuyên gia


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN & THỰC TIỄN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
THEO TIẾP CẬN TƯƠNG TÁC
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Vấn đề dạy-tự học trong giáo dục đại học
1.1.1.1 Ngoài nước
Tự học là vấn đề được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu từ xa xưa dưới các góc
độ khác nhau về các mặt:
Tác giả Xôcơrát [469-390 TCN) [7] đã đưa ra quan điểm: Giáo dục phải giúp con người
tự khẳng định mình. Ông cho rằng phải để người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi khám phá, người

dạy cần phải giúp cho người học tự khẳng định những điều đúng và tự phát hiện thấy những
sai xót của mình và tự sửa chữa những sai xót đó.
Tác giả Môngtenhơ (1533-1592) [4]: chủ trương giảng dạy bằng hoạt động, bằng quan
sát trực tiếp. Nội dung kiến thức phải để cho học sinh tự học từ trước.
Tác giả Iu.K.Babanxki[8] nghiên cứu tự học gắn liền với việc tìm ra các biện pháp tối
ưu hóa việc học. Ông cho rằng: Kết hợp sự điều khiển trực tiếp của GV với tính tự giác tích
cực quản lý việc học của SV thì dạy học chương trình hóa là rất phù hợp và có hiệu quả.
Để phát triển năng lực tự học của SV, N.A.Rubakin [17] đã nghiên cứu vai trò của bài
tập nhận thức trong tự học. Ông cho rằng nhiệm vụ của GV phải xây dựng được các bài tập
nghiên cứu, hình thành cho SV nhu cầu giải quyết các bài tập nghiên cứu là một trong những
biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học cho SV.
1.1.1.1 Trong nước
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm, các phương
pháp đổi mới dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho người học.
Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn [31] cho rằng: Tự học là hoạt động tích cực, chủ động tự
giác của người học có hoặc không có sự điều khiển của GV.
Tác giả Ngô Doãn Đãi [42] nhà trường là trung tâm học tập, là nơi SV học cách học.
Quá trình dạy học, sự phát triển đặc điểm cá nhân là điều quan trọng chủ yếu. Như vậy để
phát triển năng lực tự học thì người GV phải dạy cho SV cách học và tổ chức dạy học phân
hóa theo nhịp độ cá nhân.
Tác giả Phan Ngọc Liên [47] cho rằng phát huy tính tích cực trong học tập của SV chính
là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo - tự học, tự nghiên cứu. Để phát huy tính
tích cực của SV, người GV phải: Cung cấp những kiến thức cơ bản phù hợp với trình độ của
SV, hướng dẫn SV tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức khác nhau, hướng dẫn SV thảo luận,
trao đổi, đề xuất thắc mắc với GV và bạn học. Kết hợp lý thuyết với thực hành để củng cố,
làm phong phú kiến thức đã học, khuyến khích SV suy nghĩ, tìm tòi những điều chưa biết,
bổ sung những điều đã có.
Nhiều nghiên cứu gần đây hướng vào các kỹ thuật dạy- tự học trong đào tạo tín chỉ, điển
hình là các tác giả: Trần Khánh Đức [50]: Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại (phát
15



triển năng lực và tư duy sáng tạo); Nguyễn Thị Thanh Hồng [24]: Tổ chức tự học giáo dục
học cho SV đại học sư phạm qua E-learning; Nguyễn Văn Hiến [26]: Phát triển năng lực tự
học cho sinh viên sư phạm quan E-learning; Nguyễn Xuân Lạc [27]: Nhập môn lý luận và
công nghệ dạy học hiện đại.
Tóm lại, vấn đề tự học được nhiều tác giả ngoài nước và trong nước quan tâm nghiên
cứu dưới một số hình thức, góc độ khác nhau và đã có những cơ sở lý luận chung về tự học
và tổ chức hoạt động tự học. Nhưng vấn đề nghiên cứu về tự học và phát triển năng lực tự
học cho các học phần cụ thể thì còn ít ỏi, đặc biệt là tự học trong môi trường học tập trực
tuyến.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu E-learning và dạy học trực tuyến
1.1.2.1 Ngoài nước
Trong thời gian gần đây, E-learning đã phát triển mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới
như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Cùng với đó, việc ứng dụng mô hình giáo dục trực tuyến
cũng có nhiều bước tiến mạnh mẽ. Việc nghiên cứu E-learning tại những nước đang phát
triển đã được quan tâm nhiều hơn và các hội nghị, hội thảo về CNTT và giáo dục đều có đề
cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi trường giáo dục chính quy.
Hiện tại, E-learning được triển khai với quy mô sâu rộng tại nhiều quốc gia phát triển
với rất nhiều tính năng hỗ trợ cho người học. Đầu tiên phải nói đến tính linh hoạt trong việc
học và thanh toán chi phí học tập. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất khóa học, người học
có thể học theo thời gian biểu mình định ra mà không bị gò bó bởi thời gian và không gian
lớp học dù vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Chi phí học thấp tính theo tháng với mỗi môn
được thanh toán một cách nhanh chóng bằng các phương thức thanh toán điện tử khác nhau.
Điều này hoàn toàn phù hợp với những quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển như
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore,…
Ở Mỹ, đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp học lên mạng
Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại những nước này. Không chỉ là một phong trào tự
phát, tại nhiều bang ở Hoa Kỳ các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định trước khi được
công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học

trực tuyến.Theo lý giải của các nhà quản lý, đây là bước chuẩn bị nhằm trang bị cho học sinh
những kỹ năng cần thiết cho việc học tại các trường đại học sau này và thích ứng với môi
trường làm việc của thế kỷ 21.
Đối với Hàn Quốc, Chính phủ xem đây như một công cụ để giảm tải chi phí dạy kèm tại
các trung tâm luyện thi, qua đó góp phần bình đẳng trong giáo dục. Cùng với đó, kênh truyền
hình học đường được mở ra cùng với website cung cấp các bài giảng ôn thi đại học miễn
phí, thu hút một số lượng rất lớn học sinh tham gia. Một số GV giỏi ở Hàn Quốc cho rằng
E-learning mang lại cơ hội và sự công bằng hơn cho giáo dục bởi những học sinh nghèo có
thể tham gia vào khóa luyện thi của những thầy giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện
thi thông thường.
Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu đặt nền móng cho dạy học E-learning
như: Tác giả Rosenberg M.J. [69] có đề xuất khái niệm về E-learning như là QTDH sử dụng
CNTT và mạng viễn thông để phân phối các giải pháp nâng cao kiến thức và hiệu quả đào
tạo, được dựa trên ba tiêu chuẩn cơ bản sau:
+ E-learning cho phép cập nhật, lưu trữ hay phục hồi, phân phối và chia sẻ kiến thức
hoặc thông tin thông qua mạng máy tính. Một điều quan trọng là khả năng này nhanh chóng
16


trở thành nhu cầu tuyệt đối của E-learning. Khác với hình thức phân phối thông tin và kiến
thức sử dụng CD-ROM và DVD, E-learning thông qua kết nối mạng máy tính sẽ cho phép
phân phối và cập nhật thông tin được diễn ra tức thời.
+ E-learning được phân phối tới người sử dụng cuối cùng thông qua một máy tính sử
dụng công nghệ Internet chuẩn. Tiêu chuẩn này xuất phát từ sự thay đổi nhanh chóng của
máy tính. Việc sử dụng các công nghệ Internet chuẩn, chẳng hạn như giao thức TCP/IP và
các trình duyệt Web, cho phép tạo ra một hệ thống kết nối toàn cầu.
+ E-learning tập trung vào các giải pháp học tập dựa trên các mô hình đào tạo truyền
thống. Tiêu chuẩn này đáp ứng mục đích của E-learning là nâng cao hiệu quả đào tạo thông
qua quá trình phân phối kiến thức và thông tin.
Tác giả Naidu S. [67] đề cập đến việc sử dụng CNTT&TT vào trong quá trình dạy và

học. Một số lượng lớn các thuật ngữ khác cũng được sử dụng để mô tả loại hình dạy và học
này như: học tập trực tuyến, học tập ảo, học tập phân phối, học tập dựa trên web và mạng.
Về cơ bản, tất cả các thuật ngữ trên đều đề cập tới các tiến trình giáo dục sử dụng CNTT&TT
để cung cấp các hoạt động dạy học đồng bộ và không đồng bộ.
Gần đây một số công trình nghiên cứu điển hình về dạy học trực tuyến trên nền Elearning như: Allen I.E. and Seaman J. [62], Bra P.D., Smits D., Van der Sluijs K., Cristea
A.I., Foss J., Glahn C., and Steiner C.M. [63], Mallon D., Bersin J., Howard C., O’Leonard
K. [66], Pillay H., Irving K., & Tones M [68]. Các tác giả nghiên cứu về cách thức xây dựng
bài giảng trực tuyến theo kiểu tuyến tính; xây dựng hệ thống học tập trực tuyến để quản lý
bài giảng, quản lý hồ sơ học viên, tổ chức thi trắc nghiệm online; tổ chức các lớp học trực
tuyến trên nền E-learning. Đặc biệt là các luận án tiến sĩ của Sally J. Baldwin. [70] đã đưa
ra tường minh về thiết kế khóa học trực tuyến, tác giả đã nghiên cứu thành công việc tạo ra
các khóa học trực tuyến mà ở đó một vấn đề đã được giải quyết triệt để đó là “các bài học
được chuyển đến một trình duyệt web hoặc thiết bị di động, được truy cập dễ dàng bất cứ
lúc nào, bất cứ nơi đâu”.
Tuy nhiên các tác giả chưa thực sự quan tâm và giải quyết triệt để về phương pháp giảng
dạy trong môi trường trực tuyến: Làm thế nào để GV tương tác với SV, SV tương tác với
SV cũng như SV và GV tương tác với nội dung học tập có hiệu quả; tạo ra được một môi
trường học tập trực tuyến ảo mà ở đó SV luôn luôn được quan tâm, động viên và khích lệ
học tập như trong lớp học truyền thống. Đây cũng là vấn đề mà luận án nghiên cứu để giải
quyết.
1.1.2.2 Trong nước
Trên thực tế, việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới. Song ở
Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối
internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Sự hữu ích, tiện
lợi của E-learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những
quyết sách hợp lý.
Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN,
www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công
nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông, ... Điều này cho thấy tình
hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam, điển

hình như dự án phát triển E-learning ở đại học Bách khoa Hà Nội [41]. Nhiều hội thảo về
E-learning đã được tổ chức với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học quan tâm như:
Nguyễn Hồng Sơn “Đào tạo trực tuyến ở Việt Nam, thuận lợi và rào cản” [36], Trương Tiến
17


Tùng “Triển khai E-learning tại viện Đại học mở Hà Nội” [57], Lê Đức Long, Trần Văn
Hạo, Axel Hunger “Thiết kế dạy học và vấn đề gắn kết tính sư phạm trong việc xây dựng
nội dung học tập trực tuyến” [16]. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, E-learning ở
Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiến kịp các nước.
Sự phát triển của giáo dục trực tuyến cũng thể hiện phần nào ở cuộc thi Nhân tài Đất
Việt 2015, trong 19 sản phẩm vào chung kết thì có tới 6 sản phẩm thuộc về lĩnh vực Giáo
dục trực tuyến, giáo dục số (chiếm tới 31,5%).
Trước nhu cầu khá mạnh mẽ về dạy học E-learning tại Việt Nam, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về E-learning cũng như ứng dụng của E-learning trong dạy học trực tuyến. Sau
đây luận án hệ thống hóa các công trình đã công bố như sau:
Tình hình nghiên cứu về E-learning
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mô hình E-learning như: điểm mạnh và điểm yếu của
E-learning; các chuẩn của E-learning. Từ đó đã đưa ra được các biện pháp để xây dựng một
hệ thống E-learning như: bài giảng E-learning, hệ thống học tập trực tuyến E-learning theo
chuẩn, xây dựng bài kiểm tra đánh giá online, tổ chức dạy và học trên mô hình E- learning.
- Về đặc trưng của E-learning
Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hồng [19]
cũng như tác giả Nguyễn Văn Hiến [23] cho rằng E-learning có một số đặc trưng sau: Ứng
dụng các thành tựu công nghệ; Thời gian “mặt đối mặt” giữa GV - SV có thể giảm thiểu;
Tác động đến nhiều đối tượng, không giới hạn sĩ số; Không giới hạn không gian, thời gian;
Nguồn tài liệu đa dạng; Hỗ trợ liên tục của GV cho SV; Chi phí đào tạo thấp; Đòi hỏi trình
độ sử dụng công nghệ của người dùng (GV và SV).
- Về mô hình chức năng của E-learning
Theo như tác giả Nguyễn Văn Hồng [20], mô hình chức năng có thể cung cấp một cái

nhìn trực quan về các thành phần tạo nên nôi trường E-learning và những đối tượng thông
tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) – một tổ chức chuyên nghiên cứu và
khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới đã công bố
các tiêu chuẩn cho SCORM (SCORM được hiểu là một tập hợp các tiêu chuẩn và các mô
tả cho một chương trình e-learning dựa vào web) mô tả tổng quát chức năng của một hệ
thống E-learning bao gồm:
+ Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối
và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập.
+ Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người
dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội
dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình
tạo ra và phân phối nội dung học tập.

18


Hình 1. 1 Mô hình chức năng của hệ thống E-learning (nguồn: [20])

LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử
dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động
của SV từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự
tương tác.
Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả
năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau:
+ Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ
tiêu chuẩn XML.
+ Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với E-learning Thông tin
trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML.
- Về các thành phần cơ bản của hệ thống E-learning
Theo tác giả Lê Thanh Huy [14] các thành phần cơ bản của hệ thống E-learning như sơ

đồ tổng quát sau:

19


HẠ TẦNG THÔNG TIN
Giáo trình bài giảng học phần

ĐÀO TẠO
Ngân hàng, bài giảng

Khóa học e-learning

Chương
trình thi
trực tuyến

Cơ sở dữ
liệu chuyên
ngành

Đào tạo
trực
tuyến

Quy trình, cơ chế, chính sách, dịch vụ

Công nghệ giải pháp

CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tra cứu- Nghiên cứu

CHƯƠNG
TRÌNH
QUẢN LÍ
ĐÀO TẠO
VÀ QUẢN
TRỊ HỆ
THỐNG

Thư viện điện tử

Thư viện số

Chương trình quản lý thư viện
điện tử
Cơ sở dữ liệu tri thức
Cập nhật

HẠ TẦNG PHẦN MỀM
E-learning LMS

Các công cụ WTB/CTB

Nội dung

Website e-learning

HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG
Chỉ dẫn

Internet

Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo mật và xác thực
Mạng Backhome

Các mạng LAN

PSTN/ISDN

Thư điện tử
Hệ thống máy chủ

Hình 1. 2 Các thành phần của hệ thống E-learning (nguồn: [21])

+ Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (SV), thiết
bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông, …
+ Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, Authoring Tools (Aurthorware,
Toolbook, …)
+ Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các
khoá học, các chương trình đào tạo.
- Về lợi ích và hạn chế của E-learning
Theo như tác giả Nguyễn Thị Thanh Hồng [24], E-learning có một số lợi ích và hạn chế
sau:
Lợi ích của E-learning: E-learning đem dến một môi trường đào tạo năng động hơn với
chi phí thấp hơn; E-learning uyển chuyển, nhanh và thuận lợi; E-learing tiết kiệm thời gian,
tài nguyên và mang lại kết quả tin cậy; E-learning mang lại kiến thức cho bất kỳ ai cần đến.
Hạn chế của E-learning, có ba hạn chế sau: (1) Đối với người học việc tham gia học
tập dựa trên E-learning đòi hỏi người học phải có khả năng làm việc độc lập với ý thức tự
giác cao độ. Bên cạnh đó, cũng cần thể hiện khả năng hợp tác, chia sẻ qua mạng một cách
hiệu quả với GV và các thành viên khác. Người học cũng cần phải biết lập kế hoạch phù hợp

với bản thân, tự định hướng trong học tập, thực hiện tốt kế hoạch học tập đã đề ra. (2) Đối
với nội dung học tập: Trong nhiều trường hợp, không thể và không nên đưa ra các nội dung
quá trừu tượng, quá phức tạp. Đặc biệt là nội dung liên quan tới thí nghiệm, thực hành mà
công nghệ thông tin không thể hiện được hay thể hiện kém hiệu quả. Hệ thống E-Learning
20


cũng không thể thay thế được các hoạt động liên quan tới việc rèn luyện và hình thành kỹ
năng, đặc biệt là kỹ năng thao tác và vận động. (3) Đối với yếu tố công nghệ: Sự hạn chế về
kỹ năng công nghệ của người học sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả, chất lượng dạy học dựa
trên E-learning. Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin (mạng internet, băng thông, chi
phí…) cũng ảnh hưởng đảng kể tới tiến độ, chất lượng học tập.
- Về xây dựng và sử dụng bài giảng E-learning
Tác giả Trần Thanh Bình [59], Nguyễn Thị Thanh Hồng [24],], Nguyễn Minh Tân [30]
đã đưa ra được cách thức xây dựng và tổ chức bài giảng E-learning (slides, video, …) theo
cấu trúc chương trình hóa kiểu tuyến tính, theo cấu trúc của trương trình giảng dạy (Chương,
mục,..). Số hóa bài giảng theo chuẩn SCORM và upload lên hệ thống học tập trực tuyến. Bài
giảng này được sử dụng để cho SV tự học tập thông qua mạng internet đáp ứng được nhu
cầu học mọi lúc, học mọi nơi.
- Về xây dựng hệ thống học tập trực tuyến
Tác giả Trần Thanh Bình [59] , Nguyễn Văn Hồng [25], Lê Thanh Huy [14] đã đưa ra
mô hình hệ thống quản lý và tổ chức dạy học E-learning gồm: Quản lý bài giảng trực tuyến:
để GV upload bài giảng lên cho SV tự học; Diễn đàn trực tuyến: để SV và GV có thể trao
đổi online; Phòng họp trực tuyến: để tổ chức thảo luận online; Nộp bài trực tuyến: đế SV
nộp bài cho GV online.
- Về sử dụng E-learning trong dạy học
Hầu hết các tác giả sử dụng hệ thống này trong dạy học tích hợp giữa dạy giáp mặt và
trực tuyến. Sử dụng hệ thống E-learning để hỗ trợ dạy học trên lớp. Tác giả Trần Thanh Bình
[59] sử dụng hệ thống E-learning vào dạy học phần “Dao động cơ và sóng cơ” cho học sinh
lớp 12. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hồng [24] sử dụng E-learning để tổ chức tự học giáo dục

học cho SV đại học sư phạm. Tác giả Lê Thanh Huy [14] sử dụng hệ thống E-learning để hỗ
trợ dạy học môn “vật lý đại cương” cho SV đại học. Tác giả Nguyễn Minh Tân [30] sử dụng
hệ thống bài giảng điện tử “Các phương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” hỗ
trợ dạy học môn lý sinh y cho SV đại học.
- Về kiểm tra đánh giá trong E-learning
Trong các công trình nghiên cứu về E-learning, các tác giả chú trọng nghiên cứu xây
dựng một bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bộ câu hỏi này được sử dụng để kiểm tra đánh
giá online cho SV theo định kỳ. Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn chủ yếu dưới dạng Text
và loại hình trắc nghiệm là chọn đáp án đúng.
Tình hình dạy học trực tuyến
Cùng với sự phát triển của mạng internet băng thông rộng cùng với nhu cầu học tập của
thế kỷ 21 ở Việt Nam có rất nhiều website dạy học trực tuyến được hình thành. Có thể kể
tới các website dạy học trực tuyến chất lượng như: (1) Hocmai.vn, website trực tuyến lâu
đời với các thầy cô giáo trực tuyến lâu năm đã có kinh nghiệm lâu dài như thầy Lê Bá Trần
Phương, thầy Vũ Khắc Ngọc, ... Với mức giá học hợp lí, vừa phải cùng đội ngữ tư vấn
chuyên nghiệp, tận tình, đây là website dạy học cho học sinh muốn ôn thi đại học và trung
học phổ thông Quốc gia; (2) Choolbus.vn, đây là phương pháp học trực tuyến mới nhất hiện
nay khi mà người học có thể vừa học vừa giao lưu trực tuyến cùng nhau trong một thời gian
nhất định bằng việc trò chuyện qua wepcam. Đây là cách học vô cùng mới mẻ và hiện đại. Từ
đó giúp người học có thể trao đổi bài tập cũng như các thắc mắc của mình. Web có nhiều
học phần đa dạng và phong phú như toán, đồ họa và lập trình, ngoại ngữ, …;
21


(3)Viettelstudy.vn, website học tập chính thức của tập đoàn viễn thông Viettel, một tập đoàn
lớn và có thế mạnh trong cả nước. Viettelstudy.vn hiện có đa dạng các khóa học dành cho
tất cả các bạn học sinh, sinh viên từ đại học, cao đẳng đến lớp 1 và chuẩn bị bước vào lớp 1.
Đặc biệt, chương trình học tiếng anh miễn phí rất hữu ích sẽ phần nào giúp cho người học
cải thiện kỹ năng học tập của mình; (4) Edumall.vn, đây là “siêu thị” các khóa học trực tuyến
ngắn hạn lớn tại Việt Nam với hàng nghìn khóa học thuộc mọi lĩnh vực, đội ngũ giảng viên

chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và mạng lưới học viên rộng khắp cả nước; …
Tuy nhiên các khóa học trực tuyến này thực sự chưa chú trọng đến phương pháp tổ chức
dạy học trực tuyến, các khóa học vẫn chủ yếu sử dụng việc số hóa các bài giảng, đưa lên hệ
thống để cho học viên tự học; học viên sẽ tự kiểm tra đánh giá với các bài tập đã xây dựng
mà không giới hạn về thời gian học tập; thiếu các hoạt động mang tính tương tác với sự định
hướng của giảng viên để tích cực hóa người học và phát triển các kỹ năng: Kỹ năng lập kế
hoạch, kỹ năng nhóm, kỹ năng phân tích- tổng hợp, …
Đã có những công trình nghiên cứu về dạy học trực tuyến, điển hình như:
Theo tác giả Nguyễn Thị Hương Giang [19], Dạy học trực tuyến là hình thức dạy học
tích hợp các ứng dụng của CNTT&TT vào việc phân phối các bài học thông qua internet.
Ngày nay, mạng internet và các dịch vụ của nó đã bùng nổ và có sẵn trong mọi hoạt động xã
hội, trong đó có giáo dục. Do đó, hầu hết các lớp học đều có thể sử dụng internet và các
phương tiện điện tử ở một mức độ nhất định. Vì vậy, một lớp học sử dụng hình thức dạy học
trực tuyến hay không phụ thuộc vào ba tiêu chí cơ bản: Mức độ truyền tải kiến thức qua
internet (thông qua chiến lược/phương pháp sư phạm được thiết kế); Tỷ lệ học liệu điện tử
được sử dụng trong khóa học (học bằng phương tiện dạy học hiện đại); Mức độ linh động
về không-thời gian giữa thầy và trò (môi trường dạy học).
Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang [19] cũng đã làm rõ về công nghệ dạy học trực tuyến,
“Công nghệ dạy học trực tuyến là một hệ thống phương tiện dạy học trực tuyến, phương
pháp dạy học trực tuyến và kỹ năng dạy học trực tuyến, nhằm vận dụng những qui luật của
tâm lí học, giáo dục học,... tác động vào người học trực tuyến, tạo nên một nhân cách xác
định”.
Như vậy, quá trình dạy học trực tuyến theo tiếp cận công nghệ sẽ phải đảm bảo các
nguyên tắc thống nhất giữa: Tính khoa học và tính công nghệ, tính khả thi và tính hiệu quả,
tính tuân thủ nguyên tắc với tính độc lập sáng tạo. Những nguyên tắc này sẽ thiết lập các
mối quan hệ giữa ba thành phần phương tiện dạy học trực tuyến, phương pháp dạy học trực
tuyến và kỹ năng dạy học trực tuyến.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về dạy học tương tác
1.1.3.1 Ngoài nước
Dạy học tương tác trên thế giới từ xưa tới nay đã được nghiên cứu, đề cập ở các góc độ,

mức độ, điển hình như sau:
Sư phạm tương tác theo quan điểm của hai nhà sư phạm Jean Marc Dnommé, Madeleine
Roy người Canađa [9,10] đòi hỏi giáo viên cần phải có hiểu biết về hệ thần kinh của người
học, tính năng động của nó để phối hợp tốt hơn các liên hệ qua lại giữa người học, người
dạy và môi trường trong việc lĩnh hội kiến thức mới.
Trong công trình nghiên cứu của Diallo Sessoms [71] cho rằng dạy học tương tác là sự
kết hợp của việc dạy và học tương tác được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ. Trong triển
khai dạy học được kết hợp vận dụng lý thuyết kiến tạo kết hợp với việc sử dụng màn chiếu
22


tương tác và công cụ Web2.0. Việc kết hợp các công cụ tạo ra một môi trường tương tác,
cho phép người dạy có cơ hội để dạy trong một môi trường dạy học tương tác.
Môi trường học tập tương tác được đặc biệt quan tâm trong dạy học E-learning, dạy học
với đa phương tiện. Trong đó các môi trường E-Learming cũng như các phần mềm dạy học
được yêu cầu tạo điều kiện tương tác đa dạng giữa người học và môi trường dạy học. Hệ
thống bảng tương tác (interaktive Whiteboard), các phần mềm dạy học có chức năng tương
tác (như Moodle). Daniel Staemmler trong tài liệu “Các kiểu học tập và các chương trình
dạy học tương tác” đã phân tích các loại tương tác, khả năng áp dụng trong các môi trường
E-Learning, MTDH ảo [72].
1.1.3.2. Trong nước
Tác giả Phạm Quang Tiệp [45] đã làm rõ cơ sở của dạy học dựa vào tương tác trong giáo
dục hiện đại. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học tương tác trong đào tạo đại học.
Tác giả Nguyễn Cẩm Thanh [40] đã làm rõ được cơ sở khoa học của dạy học thực hành
kỹ thuật theo tiếp cận tương tác, xác định được vai trò của "tương tác" trong dạy học, khả
năng vận dụng và điều kiện thực hiện dạy học thực hành kỹ thuật theo tiếp cận tương tác.
Đề xuất được quy trình và biện pháp dạy học thực hành theo tiếp cận tương tác.
Tác giả Nguyễn Thành Vinh [40] đã đưa ra mô hình tổ chức dạy học theo quan điểm sư
phạm tương tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Lạc [28], Dạy học tương tác là dạy học theo tiếp cận khoa

học thần kinh về học và dạy, coi quá trình dạy học là quá trình tương tác đặc thù (tương tác
xoay quanh bộ máy học) giữa bộ ba tác nhân: người học, người dạy và môi trường. Trong
đó, người học là trung tâm, người dạy là người hướng dẫn, giúp đỡ và môi trường có ảnh
hưởng tất yếu. Với công nghệ dạy học tương tác, trong đó tương tác bằng máy tính và mạng
với người học là trung tâm ngày càng phổ biến.
Tác giả Trần Kim Tuyền [58] đã làm rõ công nghệ dạy học tương tác ảo đó là tương tác
giữa người dạy và người học, người học với người học qua mạng. Tương tác giữa người học,
người dạy với phần mềm dạy học tương tác thông minh.
Tác giả Trịnh Văn Đích [53] đưa ra quy trình dạy học thực hành điện tử thông qua trò
chơi kỹ thuật tương tác. Quá trình tiếp thu tri thức của người học được thông qua một trò
chơi điển tử trên máy tính.
Như vậy, ở đây có thể thấy dạy học tương tác đòi hỏi ở mức độ cao về sự tương tác đa
dạng, tính tích cực, chủ động và tự lực giải quyết vấn đề của người học. Tuy nhiên, người học
vẫn nhận được những định hướng, trợ giúp cần thiết về nội dung và phương pháp học tập từ
người dạy.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các công trình của một số tác giả có nội dung liên quan
tới luận án cho thấy một số điểm sau:
Đễ giữ chân người học trước máy tính vẫn chủ yếu dựa vào chất lượng của bài giảng
trực tuyến. Điều này sẽ rất khó khăn khi trang thiết bị và trình độ CNTT của GV sẽ ngăn cản
họ tạo ra những bài giảng có tính tương tác cao và có đủ môi trường và giao diện thân thiện
để thu hút người học trong một thời gian dài với nội dung học tập khó.
Tương tác trong học tập trực tuyến: Các tác giả chủ yếu chú trọng nghiên cứu và đưa ra
giải pháp nâng cao tính tương tác giữa SV với nội dung học tập, điều này phụ thuộc rất nhiều

23


vào công nghệ thiết kế bài giảng. Tương tác giữa SV với SV, SV với GV chưa được nghiên
cứu sâu và đưa ra giải pháp để phát huy được tính cộng đồng trong học tập trực tuyến.
Chưa đưa ra được phương pháp kiểm tra đánh giá trực tuyến có hiệu quả. Đặc biệt chưa

có biện pháp để chứng thực kết quả học tập của SV.
Tổ chức lớp học: Các lớp học tổ chức dưới dạng đào tạo đồng bộ hoặc không đồng bộ.
Học trong môi trường trực tuyến có sự hỗ trợ của GV. Tuy nhiên vai trò của GV chưa được
đề cao, tầm ảnh hưởng của GV lên kết quả học tập chưa nhiều.
Đặc biệt là chưa có biện pháp để tổ chức dạy học thực hành trực tuyến cũng như biện
pháp kiểm tra đánh giá thực hành.
Như vậy, E-learning và dạy học trực tuyến ở Việt Nam đã có những phát triển mạnh mẽ
cả trong công nghệ lẫn nghiên cứu khoa học, tạo ra một nhu cầu nghiên cứu lớn trong lĩnh
vực tiềm năng này. Nghiên cứu, đưa ra được một mô hình dạy học trực tuyến hiệu quả theo
tiếp cận tương tác đáp ứng được yêu cầu dạy học sáng tạo của thế kỷ 21[49,52] là vấn đề mà
luận án giải quyết, cụ thể như sau:
Phát triển khung lý luận dạy học trực tuyến theo lý thuyết dạy học tương tác
Xây dựng phương pháp và quy trình thiết kế khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác
Xây dựng quy trình tổ chức dạy học trực tuyến theo tiếp cận tương tác có hiệu quả: Dạy
học đồng bộ, dạy học không đồng bộ và kết hợp giữa dạy học đồng bộ và không đồng bộ.

1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm sư phạm tương tác và phương pháp dạy học tương tác
a) Sư phạm tương tác
Theo quan niệm của J.M. Denomme & Madeleine Roy (hai nhà sư phạm Pháp) [9,10].
Quan niệm dạy học tích cực hay không tích cực do mối quan hệ giữa 3 yếu tố: Người học Người dạy - Mội trường, điều kiện phương tiện dạy học (Theo tiếng Pháp gọi là quan niệm 3E: EEtudiant; E-Enseignant; E -Environnement). Trước hết nếu ta coi dạy học là một quá trình tương
tác thì tác nhân ở đây không phải là GV mà phải là người học tức là người học ở đây phải là chủ
thể nhận thức vì người học "Đi học" chứ không phải họ "Đi để được dạy". Với cách hiểu vai trò
vị trí của người học như vậy, người dạy được coi như người phục vụ người học và chức năng
chính của người dạy là giúp đỡ người học, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích.
Dạy học không thể tồn tại trong chân không, sự tương tác phải thông qua môi trường vật chất, xã
hội, văn hoá...cũng như điều kiện phương tiện dạy học và người ta coi chúng là tác nhân khách
quan của quá trình dạy học. Với quan niệm như trên phương pháp sư phạm ở đây được coi như
toàn bộ các can thiệp của người dạy với mục đích giúp người học thực hiện phương pháp học, tức
là giúp người học thực hiện quá trình chiếm lĩnh kiến thức hay kỹ năng và từ đó học cách tìm kiếm

và xử lí thông tin, tạo cho mình những năng lực tương ứng.
HS
PP
Đ/K, MT

GV

Hình 1. 3 Mô hình sư phạm tương tác (nguồn: [10])

(GV-giáo viên; HS- người học; Đ/K,MT- Điều kiện,môi trường; PP- phương pháp).
24


Góc nhìn của sư phạm tương tác lại coi mối quan hệ người học - người dạy và môi trường,
điều kiện là quyết định mà coi các yếu tố khác coi như đã được xác lập.
b) Phương pháp dạy học tương tác
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về phương pháp dạy học tương tác nhưng trong khuôn
khổ của luận án, phương pháp dạy học tương tác được hiểu theo quan điểm của GS. Nguyễn
Xuân Lạc [27], được định nghĩa như sau: “Phương pháp dạy học tương tác là phương pháp
vận dụng bộ ba nguyên lý và bộ ba ứng xử sư phạm tương tác với sự lựa chọn phương tiện
tương tác và hình thức tổ chức dạy học thích hợp sao cho quá trình dạy học về cơ bản là
quá trình học bằng làm của người học”.
Cụ thể của phương pháp này là: Dạy học với SV là trung tâm, là tác nhân chính của
hoạt động học; GV là người hướng dẫn và giúp đỡ, là người can dự chính bên cạnh SV; Môi
trường tác động tất yếu tới hoạt động dạy và học; Dạy học theo tiếp cận công nghệ, tích hợp
lý thuyết và thực hành, học bằng làm, ở đây thực hành và làm đều có thể là về thể chất, về
trí tuệ, thật hoặc ảo, tùy điều kiện cụ thể cho phép; Dạy học hướng nghiên cứu với mức độ
và hình thức tổ chức thích hợp với tiến trình dạy học cụ thể.
Cũng theo tác giả Nguyễn Xuân Lạc, hình thức tổ chức dạy học tương tác bao gồm:
Hình thức truyền thống quen thuộc như lên lớp lý thuyết, thực hành, hoặc tích hợp lý thuyết

với thực hành, tự học, học nhóm, xêmina,… chỉ khác ở chỗ do định hướng tương tác hiện
đại và điều kiện tương tác hiện đại dẫn đến: lấy người học là trung tâm, học bằng làm, cả
làm thực và làm ảo, vào mọi lúc, ở mọi chỗ với mọi mức độ nếu cần, với sự hướng dẫn và
giúp đỡ của người dạy, trong bối cảnh giáp mặt, qua mạng hoặc phối hợp giáp mặt với qua
mạng. Hình thức tương tác qua mạng còn được phân làm hai loại: đồng bộ (đồng thời hay
thời gian thực), trong đó các thành viên có thể tương tác đồng thời với nhau hoặc cùng với
một đối tượng thứ ba và không đồng bộ (không đồng thời) như E-learning.
1.2.2 Tự học
Theo Từ điển Giáo dục học –Nhà xuất bản từ điển Bách khoa 2001: “Tự học là quá trình
tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành...”
Như vậy, tự học là một bộ phận của hoạt động học, nó cũng được hình thành bởi những
thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động
dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính
tự giác và nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học
nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nội dung học tập nhất định.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hình thức tự học nhưng trong khuôn khổ của luận án
được hiểu theo quan điểm của tác giả Trần Khánh Đức [50] đó là, tự học có ba hình thức
chính: Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các
kiến thức trong đó; Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu,
e-book hoặc bằng các phương tiện thông tin, truyền thông khác; Tự học có hướng dẫn trực
tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn
giảng giải sau đó về nhà tự học.
Chu trình tự học của HS gồm 3 bước: (1) Tự nghiên cứu; (2) Tự thể hiện; (3) Tự kiểm
tra, tự điều chỉnh.

25


×