Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

giáo trình hệ thống trục khuỷu thanh truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 95 trang )

GIÁO TRÌNH

CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Bài 1: PhƯơng pháp sử dụng dụng cụ

12

1. Nhận biết và phân loại.

12

2. Phạm vị sử dụng.

12

3. Kỹ thuật sử dụng

21

Bài 2: Kỹ thuật làm Join (ron)

31

1. Phân loại vật liệu làm join.



31

2. Công dụng của từng loại vật liệu làm join.

31

3. Dụng cụ sử dụng cắt join.

31

4. Các phương pháp cắt join.

31

Bài 3: Sửa chữa nắp máy và đáy dầu (các te)

32

1. Nắp máy.

32

1.1 Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm.

32

1.2. Cấu tạo.

37


1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa

38

2. Đệm nắp máy.

40

2.1. Nhiệm vụ.

40

2.2. Cấu tạo.

40

3. Đáy dầu (các te).

40

3.1. Nhiệm vụ.

40

3.2. Cấu tạo.

40

3.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa


41

Bài 4: Sửa chữa thân máy

43

1. Thân máy.

43

1.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

43

1.2. Cấu tạo.

43

1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

44

2. Xy lanh

46

2.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

46


2.2. Cấu tạo.

47

2.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

48

Bài 5: Tháo lắp, nhận dạng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và

53

2


nhóm piston
1. Nhiệm vụ và sơ đồ cấu tạo chung.

53

2. Quy trình tháo, lắp.

53

Bài 6: Sửa chữa nhóm piston – thanh truyền

65

1. Piston.


65

1.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

65

1.2. Cấu tạo.

66

1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

69

2. Chốt piston.

71

2.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

71

3


2.2. Cấu tạo.

72


2.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

72

3. Xéc măng.

74

3.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

74

3.2. Cấu tạo.

75

3.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

78

4. Thanh truyền.

81

4.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

81

4.2. Cấu tạo.


81

4.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

84

Bài 7: Sửa chữa trục khuỷu – bánh đà

91

1. Trục khuỷu.

91

1.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

91

1.2. Cấu tạo.

92

1.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

93

2. Bánh đà.

96


2.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

96

2.2. Cấu tạo.

97

2.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

98

3. Bạc lót.

98

3.1. Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm việc.

98

3.2. Cấu tạo.

99

3.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa.

99

Tài liệu tham khảo


102

4


BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DỤNG CỤ
1. Nhận biết và phân loại.
Dụng cụ tháo lắp: Clê, Clê troòng, bộ khẩu, tay vặn, đầu nối các đăng, đầu nối dài,
đầu chuyển, mỏ lết, tay vặn lục giác, tô vít, tô vít đóng, búa, kiềm, kếm chết…
Dụng cụ đo: thước cặp, panme, đồng hồ so, căn lá, dây nhựa, cân lực…
2. Phạm vị sử dụng.
2.1. Dụng cụ tháo lắp
a. Clê miệng và clê troòng
Clê dùng để xiết hoặc nới lỏng bulông, clê gồm có các loại một đầu mỏ, hai
đầu mỏ một đầu mỏ và một đầu troòng , và những loại khác. Cở của clê được dập trên
clê và nó bằng kích thước của đầu giác bulông.

Hình 1.1.Clê miệng và troòng

Hình 1.2. Clê hai đầu tròong
0

0

Đầu troòng của loại clê này khép kín và nghiêng góc 45 , 15 ,... so với cán clê.
Loại clê đầu mở có thể bị trượt quanh đầu giác bulông và gây hư hỏng đầu giác nếu
xiết với lực lớn. Loại đầu tròng thì đảm bảo hơn đầu mở.
b. Bộ khẩu.
Khẩu được dùng để vặn ở vị trí hẹp, khó, để xiết hoặc tháo bulông làm bằng
những kim loại mềm. Nó được sử dụng kèm với tay vặn bản lề hoặc tay văn cóc và nó

giúp giảm đáng kể thời gian tháo hoặc lắp.

Hình 1.3. Khẩu (tuýp)


c. Tay văn trượt

Hình 1.4. Tay vặn trƯợt
Tay vặn được xỏ và trượt qua đầu nối khẩu .Do vây có thể chỉnh vị trí tay vặn
thích hợp.
d. Tay vặn đầu cóc
Tay văn truyền chuyển động cho khẩu theo một hướng và trượt khi trả lại.
Hướng truỵền chuyển động có thể thay đổi bằng cánh xoay vấu đảo chiều.

Hình 1.5. Tay vặn đầu cóc
e. Tay vặn bản lề.
Bản lề nằm ở đầu nối khẩu.

Hình 1.6. Tay vặn bản lề


g. Tay vặn nhanh.

Hình 1.7. Tay vặn nhanh
Với kết cấu khuỷu , tay vặn này thuân tiện cho việc xiết, tháo nhanh.
h. Đầu nối các đăng.

Hình 1.8. Đầu nối các đăng
Khi đầu nối các đăng nối khẩu với tay vặn, nó giúp việc thao tác tay vặn ở mọi
góc độ.

i. Tay nối dài.

Hình 1.9. Tay nối dài
Tay nối dài được nối giửa khẩu và tay vặn để thao tác với các bulông nằm sâu
bên trong.
k. Đầu chuyển .


Hình 1.10. Đầu chuyển
Để nối giửa tay vặn và khẩu có cở khác nhau.
l. Mỏ lết
Loại dụng cụ này có một bên mỏ cố định và một bên mỏ điều chỉnh được bằng
vít điều chỉnh để thay đổi độ rộng mỏ vặn. Cở của mỏ lết là độ mở lớn nhất có thể của
mỏ vặn. Bên mỏ cố định chịu được lực lớn hơn so với bên mỏ động. Khi dùng mỏ lết
phải điều chỉnh mỏ vặn vừa khít với đầu giác bulông và đặt lực tác dụng theo hướng
chỉ dẫn trên hình vẽ.

Hình 1.11. Mỏ lết
m. Tay vặn lục giác chìm .

Hình 1.12. Tay vặn lục giác chìm
Tay vặn lục giác chìm để vặn các loại vít cĩ đầu giác là lục giác chìm.
n. Tơ vít.


Hình 1.13. Tơ vít
Tơ vít dùng để tháo lắp các loai5 vít cĩ nhiều loại vài ngắn khác nhau. Loại ngắn
được sử dụng ở những nơi chật hẹp cĩ thể đặt nĩ vào lực xiết mạnh hơn. Đầu giác tơ vít
cũng cĩ các loại và cỡ khác nhau phù hợp với cở rảnh trên đầu giác của vít.
o. Tơ vít đóng


Hình 1.14. Tơ vít đóng
Được dùng để tháo các vít quá chặt hoặc bị rỉ sét .
p. Búa

Hình 1.15. Các loại búa
Búa có nhiều loại: Đầu tròn, đầu đồng, búa nhựa búa cao su, búa gỗ, búa thép ...
q. Kìm
Kìm dùng để uốn dây hoặc giữ các vật nhỏ.
Kìm đa năng
- Loại này dùng phổ biến nhất hiên nay. Dùng để mở cửa mỏ kim có thể diều chỉnh
được cho phù hợp với các cỡ khác nhau.


Hình 1.16. Kìm đa năng
Kìm mỏ nhọn

Hình 1.17. Kìm mỏ nhọn
- Loại này dùng để kẹt những vật nhở hay những dây mảnh.
- Không được dùng lực kẹp quá mạnh lên mỏ kìm, vì nó dễ gây hư hỏng và biến dạng
mỏ, do vậy làm mất tác dụng của kìm khi làm những việc tinh xảo.
Kìm điện
Dùng để cắt dây điện

Hình 1.18. Kìm điện
- Kìm thường

Hình 1.19. Kìm thƯờng
Dùng để cắt dây điện, kẹp hoặc, uốn
Độ mở của kìm rộng, cho phép kẹp các đai thít ống cõ lớn.

- Kìm phanh

Hình 1.20. Kìm phanh


Dùng để lắp đặt, tháo (các vòng phanh) phe cài
- Kìm chết

Hình 1.21. Kìm chết
Chỉ phải tác động mỗt lực nhỏ để bót cán kìm. Để kẹp vật bóp cán kìm về phía
thân kim, để nhả ra kéo cần nhả
Độ mở cửa kìm có thể điều chỉnh được băng 2 cách điều chỉnh vít ở cuối thân
2.2. Dụng cụ đo
Một số dụng cụ đo thông dụng
a. Thước cặp
- Cấu tạo

Hình 1.22. ThƯớc cặp
- Thước cặp có thể đo được: Đo chiều dài, đo đường kính trong, đo đường kính
ngoài, đo độ sâu.

Hình 1.23. Công dụng của thƯớc cặp
1. Đo chiều dài, 2. Đo đường kính trong, 3. Đo đường kính ngoài, 4. Đo độ sâu
b. Panme


Hình 1.24. Panme đo ngoài
Cấu tạo của panme gồm 1 mặt tĩnh và 1 mặt chuyển động. Hai mặt này
nằm cùng trên 1 đường tâm. Hai mặt này dùng để kẹp giữ vật, chi tiết cần đo.
Panme có tay vặn nối liền với ống xoay và trục chuyển động. Khi ta xoay tay

vặn thì kéo theo ống xoay sẽ xoay và chuyển động tịnh tiến trên ống trượt đồng
thời lúc này trục chuyển động cũng xoay và chuyển động tịnh tiến.
Panme thường ghi loại đơn vị là mm. Panme có 2 loại là panme đo trong
dùng để đo các đường kính trong các lỗ và panme đo ngoài dùng để đo đường
kính ngoài của các chi tiết. Panme dùng để đo các chi tiết cần có độ chính xác
cao tới 0,01 (mm). Nó thường được dùng để đo đường kính của chi tiết tròn (ví
dụ như đường kính piston, đường kính chốt piston, đường kính lỗ chốt piston).
c. Đồng hồ so

Hình 1.25. Đồng hồ so
1. Kim dài (0.01mm / một vạch), 2. Kim ngắn (1mm / một vạch)
3. Vành ngoài (Quay để đặt đồng hồ về điểm 0), 4. Đầu di động
5. Đầu đo
Ứng dụng: Chuyển động lên xuống của đầu đo được chuyển thành chuyển
động quay của kim chỉ ngắn và dài. Dùng để đo độ đảo hay độ cong của trục và
đo sự biến đổi bề mặt của mặt bích …
Các loại đầu đo:
- Loại dài: dùng để đo những chi tiết ở những nơi chật hẹp.


- Loại con lăn: dùng để đo những bề mặt lồi/lõm v.v.
- Loại bập bênh: dùng để đo những chi tiết mà dao động không thể chạm
trực tiếp vào (độ lệch theo hướng thẳng đứng của mặt bích lắp).
- Loại phẳng: dùng để đo vấu lồi…
- Độ chính xác của phép đo: 0.01mm.
d. Dây nhựa

Hình 1.26. Dây nhựa
Ứng dụng: được dùng để đo khe hở dầu của những vùng được bắt chặt
bằng các nắp, như cổ trục khuỷu và cổ biên.

Dây đo nhựa được làm bằng nhựa mềm, và có 3 màu, mỗi mầu cho biết
chiều dày khác nhau.
Dải đo khe hở: Xanh lá cây: 0.025~0.076 mm, Đỏ: 0.051 ~ 0.152mm, Xanh da
trời: 0.102~0.229 mm
e. Cân lực

Hình 1.27. Cần cân lực
Ứng dụng: Dùng để xiết bulông/đai ốc đến mômen tiêu chuẩn.
g. Thước lá
Ứng dụng: Dùng để đo khe hở hay rãnh xéc măng…

Hình 1.28. thƯớc lá


3. Kỹ thuật sử dụng
3.1. Dụng cụ tháo lắp
a. Clê
- Dùng clê vừa với cở của đầu giác bulông

Hình 1.29. Cách sử dụng clê
- Không được nối dài phần tay công của clê
- Không nên dùng búa gõ hoặc dùng chân đạp vào cán clê để xiết hoặc tháo

Hình 1.30. Sử dụng clê sai
* Khi dùng clê để xiết hoặc tháo thì phải ở tư thế kéo clê , chứ không nên đẩy.

Hình 1.31. Sử dụng clê đúng
b. Tơ vít đóng
- Dùng búa gõ mạnh vào cán tô vít đóng, mũi tô vít sẽ xoay nhanh và với lực tác dụng
mạnh.

- Xoay cán tô vít để chuyển đổi hướng quay của mũi tô vít.


Hình 1.32. Cách sử dụng tơ vít đóng
- Phải dùng mũi tô vít cùng cở với rảnh trên đầu giác của vít.
- Bôi trơn vít sẽ giúp vịêc tháo ra dễ dàng hơn.
c. Búa
Búa có nhiều loại: Đầu tròn, đầu đồng, búa nhựa búa cao su, búa gỗ, búa thép ...

Hình 1.33. Cách sử dụng búa
Phải đảm bảo đầu búa gắn chặt với cán nếu tay nắm đầu búa gần với tay năm thì
lực gõ búa sẽ yếu và khó gõ chính xác. Nắm chuôi cán búa và gõ vuông góc với vật.
d. Kiềm
- Kìm đa năng

Hình 1.34. Cách sử dụng kìm đa năng
Chi tiết hoặc dây mà dễ bị hư hại thì nên loát giẻ để kẹt.
- Kiềm mỏ nhọn


Hình 1.35. Cách sử dụng sai kìm mỏ nhọn
- Loại này dùng để kẹt những vật nhở hay những dây mảnh.
- Không được dùng lực kẹp quá mạnh lên mỏ kìm, vì nó dễ gây hư hỏng và biến dạng
mỏ, do vậy làm mất tác dụng của kìm khi làm những việc tinh xảo.
- Kìm điện
Không dùng loại kìm này dùng để cắt các loại dây to hoặc quá cứng, vì làm vậy
dễ gây hư hỏng lưỡi cắt.

Hình 1.35. Cách sử dụng sai kìm điện
- Kìm thường


Hình 1.36. Cách sử dụng kìm thƯờng
Khi cắt các vật lớn, thì phải cắt quanh vòng từ từ chứ không nên cố cắt đứt ngay
bằng một động tác.
-

Kìm phanh


Hình 1.37. Cách sử dụng kìm phanh
Dùng để lắp đặt, tháo (các vòng phanh) phe cài.
- Kìm chết

Hình 1.38. Cách sử dụng kìm chết
Độ mở cửa kìm có thể điều chỉnh được băng 2 cách điều chỉnh vít ở cuối thân
3.2. Một số dụng cụ đo thông dụng

* Những điểm cần kiểm tra trước khi đo:

Hình 1.39. Những lƯu ý trƯớc khi đo

1). Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo: Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn
đến sai số về giá trị đo. Bề mặt đo phải được làm sạch trước khi đo.


(2). Chọn dụng cụ đo thích hợp: Hãy chọn dụng cụ đo tương ứng với yêu cầu về
độ chính xác. Phản ví dụ: dùng thước kẹp để đo đường kính ngoài của píttông.
(3). Chỉnh điểm 0 (chuẩn gốc 0): Kiểm tra xem điểm 0 có ở đúng vị trí của nó
hay không. Điểm 0 là gốc cơ bản để đo đúng.
(4). Bảo dưỡng dụng cụ đo: Bảo dưỡng và hiệu chỉnh phải được thực hiện

thường xuyên. Không sử dụng nếu dụng cụ bị gẫy.
* Để đạt được giá trị đo chính xác cần tuân thủ

Hình 1.40. Những tuân thủ khi đo
* Những điểm cần tuân thủ khi đo:
- Đặt dụng cụ đo vào chi tiết được đo với một góc vuông. Đạt được góc
vuông bằng cách ép dụng cụ đo trong khi di chuyển nó so với chi tiết cần đo
(tham khảo hướng dẫn cụ thể cho từng dụng cụ đo để biết thêm chi tiết ).
- Sử dụng phạm vi đo thích hợp. Khi đo điện áp hay dòng điện, hãy bắt đầu
với phạm vi đo lớn, sau đó giảm dần uống. Giá trị đo phải được đọc ở đồng hồ
phù hợp với phạm vi đo.
- Khi đọc giá trị đo cần chắc chắn rằng mắt nhìn vuông góc với đồng hồ và
kim chỉ.
* Bảo quản dụng cụ do

Hình 1.41. Cách bảo quản dụng cụ


- Không để rơi hay gõ vào dụng cụ, nếu không dụng cụ sẽ sai lệch hay
hỏng do chấn động. Những dụng cụ này là những thiết bị chính xác và các chi
tiết bên trong dễ bị hỏng do va đập.
- Tránh sử dụng hay lưu kho ở nơi có nhiệt độ cao hay độ ẩm cao. Sai số
của giá trị đo có thể sinh ra do sử dụng ở nhiệt độ hay độ ẩm cao. Bản thân dụng
cụ có thể biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Lau sạch dụng cụ sau khi sử dụng và đặt nó vào vị trí ban đầu. Chỉ cất
dụng cụ đi sau khi nó đã được lau sạch dầu hay chất bẩn. Tất cả dụng cụ phải
được đưa trở về trạng thái ban đầu của nó và bất kỳ dụng cụ vào có hộp chuyên
dùng thì phải được đặt vào hộp. Dụng cụ đi phải được cất ở những nơi nhất
định. Nếu dụng cụ được cất giữ trong thời gian dài, cần phải bôi dầu chống gỉ và
tháo pin.

a. Thước cặp
* Cách sử dụng

Hình 1.42. Cách sử dụng thƯớc cặp

- b1: đóng hoàn toàn đầu đo trước khi đo, và kiểm tra rằng có đủ khe hở
giữa đầu đo có thể nhìn thấy ánh sáng.
- b2: khi đo, di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chính xác
giữa các đầu kẹp.
- b3: khi chi tiết đã được kẹp chính xác giữa các đầu kẹp, cố định thước trượt
bằng vít hãm để dễ đọc giá trị đo.
* Cách đọc giá trị

Hình 1.43. Cách sử dụng thƯớc cặp


b1: đọc giá trị đến 1.0 mm: đọc trên thang đo chính, vị trí bên trái của
điểm 0 trên thanh trượt. VD: như hình là 45 mm.
b2: đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước trượt trùng
với vạch trên thang đo chính. VD: như hình là 25.
b3: cách tính toán giá trị đo: lấy giá trị ở 1 + (giá trị ở 2 x độ chính xác
của thước thường được ghi trên thân). VD: độ chính xác của thước bạn cần đo là
0.02mmta có:45+25x0.02= 45.5mm
b. Panme

Hình 1.44. Panme đo ngoài

Khi ta xoay tay vặn thì kéo theo ống xoay sẽ xoay và chuyển động tịnh
tiến trên ống trượt đồng thời lúc này trục chuyển động cũng xoay và chuyển
động tịnh tiến.

* Cách sử dụng

Hình 1.45. Cách đọc panme
1. Ống trượt; 2. Ống xoay; 3. Du xích 1mm; 4. Đường chuẩn trên ống trượt;
5. Du xích 0.5mm
* Cách đọc giá trị đo được trên thước panme như sau:
- b1: đọc giá trị đo đến 0.5mm. Đọc giá trị lớn nhất mà có thể thấy được trên
thang đo của thân panme. VD: như hình là 55.5mm.
- b2: đọc giá trị đo từ 0.01mm đến 0.5mm. Đọc tại điểm mà thang đo trên ống
xoay và đường chuẩn trên thân panme trùng nhau. VD: như hình là 0.45mm
- b3: tính toán giá trị đo: lấy giá trị ở 1 cộng với giá trị ở 2: 55.5 + 0.45 =
55.95mm
c. Đồng hồ
so Đo:


Hình 1.46. Cách sử dụng đồng hồ so
1. Vít hãm; 2. Tay nối; 3. Đế từ
- Luôn sử dụng khi đã định vị trên đế từ. Điều chỉnh vị trí của đồng hồ so và vật
đo, và đặt đầu đo sao cho nó nằm ở điểm giữa của phạm vi chuyển động.
- Quay vật đo và đọc độ lệch của kim chỉ.
Đọc giá trị đo:
Đồng hồ so cho thấy chuyển động của 7 vạch. Độ lệch: 0.07mm.
Đo xi lanh

d. Dây
nhựa

Hình 1.47. Cách đo xilanh


Hình 1.48. Cách sử dụng dây nhựa


- Dây đo nhựa được làm bằng nhựa mềm, và có 3 màu, mỗi mầu cho biết chiều
dày khác nhau.
Dải đo khe hở: Xanh lá cây: 0.025~0.076 mm; Đỏ: 0.051 ~ 0.152mm; Xanh da
trời: 0.102~0.229 mm
Hướng dẫn:
(1) Lau sạch cổ biên và bạc.
(2) Cắt một đoạn dây đo nhựa có chiều rộng bằng với bạc.
(3) Đặt dây đo nhựa lên trên cổ biên như hình vẽ.
(4) Đặt nắp bạc lên trên cổ biên và xiết chặt nó với mômen xiết tiêu chuẩn.
Không xoay trục khuỷu.
(5) Tháo nắp bạc và dùng thước trên vỏ dây đo nhựa để xác định chiều dày của
dây đo nhựa đã bị ép lại. Đo chiều dày ở phần rộng nhất của dây đo.
e. Cân lực

Hình 1.49. Cách sử dụng can lực
Hướng dẫn
Xiết sơ bộ bằng dụng cụ khác có hiệu quả thao tác cao hơn trước khi xiết
bằng cân lực. Nếu sử dụng cân lực để xiết ngay từ đầu, hiệu quả công việc sẽ
kém hơn.
Loại đặt trước:
- Mômen cần xiết có thể đặt trước bằng cách xoay một núm. Khi bulông được
xiết dưới trạng thái này, có thể nghe thấy một tiếng “cách” cho biết đã đạt được
mômen tiêu chuẩn.
Loại lò xo lá
- Loại tiêu chuẩn: cân lực hoạt động bằng một thanh đàn hồi, nó được làm dưới
dạng một lò xo lá, thông qua đó giới hạn được lực cấp đến tay quay. Lực tác
dụng có thể đọc bằng kim và thang đo để cho phép đạt được mômen xiết tiêu

chuẩn.


- Loại nhỏ: giá trị tối đa vào khoảng 0.98N.m. Được sử dụng cho việc đo tải
trọng ban đầu (độ chặt).
f. Thước lá
Hướng dẫn
đo
Dùng để đo giá trị khe hở hay rãnh xéc măng...
- Nếu khe hở không thể đo được bằng một lá, hãy dùng 2 hay 3 lá. Kết hợp
các lá càng ít càng tốt.
Chú ý:
- Để tránh cong hay hỏng đầu thước, không ấn mạnh thước vào khe hở cần
đo.
- Trước khi cất thước đi, luôn lau sạch bề mặt và bôi dầu để chống rỉ.

Hình 1.50. Cách sử dụng thƯớc lá


BÀI 2: KỸ THUẬT LÀM JOIN (RON)
1. Phân loại vật liệu làm join.
Một số vật liệu lám Join thông dụng: die, amian, cát tông, thép, giấy dầu.
2. Công dụng của từng loại vật liệu làm join.
- Die: dùng để làm ron ở các mặt lắp ghép chống chảy nhớt như các te và thân động
cơ.
- Amian: dùng để làm ron ở các vị trí như: đường ống nạp, bơm nước, bộ chế hòa
khí và đường ống nạp.
- Thép: dùng làm ron ở các mặt lắp ghép chịu nhiệt như: đường ống xả…
- Giấy dầu: làm ron ở các mặt lắp ghép của bơm nhớt…
3. Dụng cụ sử dụng cắt join.

Một số dụng cụ làm ron thông dụng như: búa, kéo, bộ đột lỗ ron, tấm gỗ…
4. Các phƯơng pháp cắt join.
Bước 1: Lấy dấu bề mặt chi tiết cần làm ron (dùng viết, nhớt hoặc gõ trực tiếp).
Bước 2: Đột lỗ
Bước 3: Cắt các đường biên
Bước 4: kiểm tra lại


BÀI 3: SỬA CHỮA NẮP MÁY VÀ ĐÁY DẦU (CÁC TE)
1. Nắp máy
1.1 Nhiệm vụ, phân loại và điều kiện làm
1.1.1. Nhiệm vụ
Nắp cùng với xy lanh và đệm mặt máy tạo thành buồng đốt. Ngoài ra còn là nơi gá
đặt một số chi tiết của động cơ như: Bugi, vòi phun, cơ cấu phân phối khí, ...
1.1.2. Phân loại
a. Buồng đốt động cơ xăng:
* Buồng đốt hình bán cầu:

Hình 3.1. Buồng đốt kiểu bán cầu
Loại này cĩ đặc điểm là diện tích bề mặt nhỏ gọn. Trong buồng đốt cĩ bố trí một
xupap nạp và một xupap thải, hai xupap này bố trí về hai phía khác nhau. Trục cam
bố trí ở giữa nắp máy và dùng cị mổ để điều khiển sự đĩng mở của xupap. Sự bố trí
này rất thuận lợi cho việc nạp hỗn hợp khí và thải khí cháy ra ngồi.
* Buồng đốt kiểu hình nêm:
Loại này cũng cĩ đặc điểm là diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ. Buồng đốt mỗi
xylanh được bố trí một xupap nạp và một xupap thải, hai xupap này được bố trí
cùng một phía. Đối với loại này trục cam được bố trí ở thân máy hoặc nắp máy,
điều khiển sự đĩng mở của xupap qua trung gian của cị mổ.
Loại này có đặc điểm là diện tích bề mặt nhỏ gọn. Trong buồng đốt có bố trí một
xupap nạp và một xupap thải, hai xupap này bố trí về hai phía khác nhau. Trục cam

bố trí ở giữa nắp máy và dùng cò mổ để điều khiển sự đóng mở của xupap. Sự bố trí
này rất thuận lợi cho việc nạp hỗn hợp khí và thải khí cháy ra ngoài.
* Buồng đốt kiểu hình nêm:
Loại này cũng có đặc điểm là diện tích bề mặt tiếp xúc nhỏ. Buồng đốt mỗi
xylanh được bố trí một xupap nạp và một xupap thải, hai xupap này được bố trí
cùng một phía. Đối với loại này trục cam được bố trí ở thân máy hoặc nắp máy,
điều khiển sự đóng mở của xupap qua trung gian của cò mổ.


×