Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BỨC THƯ xxxxxxxxxxxxxxxxx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.04 KB, 5 trang )

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Dưới đây là nội dung bức thư Tổng thống Lincoln gửi cho thầy giáo của con trai:
"Kính gửi thầy,
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều
chân thật
Tuy nhiên, xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con
người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm.
Tôi biết bài học này sẽ mất nhiều thời gian nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng, một đồng đô la kiếm được
do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 USD nhặt được trên hè phố...
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay
bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về
sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: Đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những
bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó
hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin
tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc
những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những
giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất. Tuy nhiên, cháu không bao giờ
cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những
gì cháu cho là đúng…
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi


luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi ấy cháu sẽ luôn có niềm
tin tuyệt đối vào nhân loại.
Thưa thầy, tôi biết đây là một yêu cầu quá lớn. Tuy nhiên, xin thầy cố gắng hết sức mình. Nếu được như vậy thì con
trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn".

(Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lincoln gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình)
1, Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0,5 điểm)
2, Nêu nội dung của văn bản? (1 điểm)
3, Xác định hai biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn 1? (1 điểm)
4, Xác định phương thức biểu đạt chính? (0,5 điểm)


Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraha Linhcon viết
“Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”.Anh/chị có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi đó? Hãy trình
bày quan điểm bản thân bằng đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)
Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi
người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn
hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi
trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết
hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu
phổ biến trong xã hội.
Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người
khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng
ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn
ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln
không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả
mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ
bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành
công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong

truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy
được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại
phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ
MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân
để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột
những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm
chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử.
Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên
quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn
khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là
tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện
hữu của “đố kỵ”.

Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
.... "Có nơi nào như Đất Nước chúng ta
Viết bằng máu cả ngàn chương sử đỏ
Khi giặc đến vạn người con quyết tử
Cho một lần Tổ Quốc được sinh ra"
(Tổ quốc ở Trường Sa- Nguyễn Việt Chiến)
Từ tứ thơ "Thêm một lần Tổ Quốc được sinh ra", anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự
vĩ đại của Nhân Dân (viết khoảng 15 đến 20 dòng)


Câu 2 (5 điểm): Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân để làm
nổi bật tấm lòng của người mẹ nghèo thương con.
------------------------------------ HẾT -------------------------------------------• Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
• Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh……………………………………… Số báo danh…………….....
ĐÁP ÁN:

Phần I: ĐỌC HIỂU
1, Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. (0.5 điểm)
2, Nêu nội dung của văn bản: Mong người thầy hãy dạy cho con: cần có lòng tự trọng, biết tránh
xa những cạm bẫy, có thể bán sức lực nhưng không bán trái tim, biết thử thách trong cuộc sống
để trưởng thành. (1 điểm)
3, Xác định 2 biện pháp tu từ chủ yếu:
- Liệt kê: biết mỉm cười, biết chế giễu, biết cẩn trọng… (0.5 điểm)
- Lặp cấu trúc cú pháp: “Xin hãy dạy cho cháu…” (0.5 điểm)
4, Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. (0.5 điểm)
Phần II: LÀM VĂN
CÂU 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Bài làm có thể hướng tới một số ý chính sau đây:
- Giải thích tứ thơ "Thêm một lần Tổ Quốc được sinh ra" làm xuất phát điểm cho vấn đề nghị
luận. Đó là quá trình nhân dân ta từ đời này sang đời khác, kiên cường, bền bỉ, lao động xây
dựng đất nước, chiến đấu bảo vệ đất nước, giúp cho đất nước được bình yên trước mọi cuộc
xâm lăng. NHÂN DÂN chính là những người đã làm cho đất nước được hùng cường, phồn
thịnh sau mỗi gian nan, thử thách, ngày càng phát triển "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" ( Hồ Chí
Minh). (1 điểm)
- Luận về vai trò của nhân dân trong nhiệm vụ lớn lao của lịch sử dựng nước và giữ nước. Lưu ý
gắn vai trò vĩ đại của nhân dân với đất nước trong những tình huống gian nan của lịch sử dựng
nước và giữ nước để thấy: trong mỗi thử thách cam go của lịch sử đất nước, nhân dân luôn là
lực lượng lớn lao, đông đảo nhất, mạnh mẽ kiên cường nhất, giữ yên bờ cõi, phát triển hưng
thịnh, để mỗi năm tháng của đất nước là mỗi lần "Tổ Quốc được sinh ra". (1 điểm)
CÂU 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I. MỞ BÀI: Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”. Từ đó dẫn dắt về
nhân vật bà cụ Tứ. (0.5 điểm)
II. THÂN BÀI:
1. Sự ngạc nhiên đến sững sờ (0.5 điểm)
Tình huống đặc biệt làm cho bà cụ Tứ ngạc nhiên, ây là việc con trai mình lấy vợ. Bà cụ ngạc
nhiên vì con mình nghèo, xấu xí, dân ngụ cư lại đang thời buổi đói khát, nuôi thân chẳng xong.

Tràng còn dám lấy vợ, rước thêm miệng ăn. Khi bà cụ đi làm về muộn, thấy người đàn bà ngồi
ở đầu giường con mình rất ngạc nhiên, càng ngạc nhiên hơn khi được người đàn bà chào bằng u.
Bà ngạc nhiên đến mức không còn tin được vào mắt và tai mình: “Bà lão hấp háy cặp mắt cho


đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lẫn nữa,
vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay sang nhìn con tỏ ý không hiểu”.
2. Vừa mừng vừa tủi (1 điểm)
- Khi đã vỡ lẽ, đã hiểu ra con mình “nhặt” được vợ, bà “cúi đầu nín lặng”. Bà liên tưởng đến
bao cơ sự “oái ăm” “ai oán” “xót thương” cho số kiếp của đứa con mình. Bà liên tưởng đến
người chồng quá cố, đến đứa con gái đã qua đời, lòng bà trĩu nặng tủi buồn, xót xa. Bà cụ xót xa
thương dâu, thương con, tủi phận mình: “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ
chảy xuống ròng ròng”.
- Bà cụ Tứ mừng cho con từ nay yên bề gia thất, bà tủi thân làm mẹ không lo nổi vợ cho con.
Giờ đây giữa lúc người chết đói “như ngả rạ" lại có người theo con trai bà về làm vợ. Cái tủi,
cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn. Biết lấy gì để cúng tổ tiên, đế trình
làng khi con đã có vợ. Bà cụ Tứ khóc vì mừng con có vợ, khóc vì thương con dâu không biết
làm sao vượt qua nổi khó khăn này. Bao nhiêu tình yêu thương chân thành tha thiết của người
mẹ thể hiện trong những lời nói giản dị và mộc mạc.
3. Nỗi lo (0.5 điểm)
Bà cụ Tứ lo lắng thực sự cho con trai, con dâu, lo cho cái gia đình nghèo túng của bà giữa lúc
đói kém này liệu có nuôi nổi nhau. tương lai rồi sẽ ra sao... Bà chấp nhận cái “hạnh phúc” oái
oăm éo le của gia đình. Ngẫm cái phận nghèo bà tự nhủ: “Có gặp bước khó khăn, đói khổ này
người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được..”. Bà chỉ biết khuyên con,
khuyên dâu thương yêu nhau, ăn ở hoà thuận với nhau để cùng vượt qua cơn khốn khó. Đó là
nỗi lo, tình thương của người mẹ từng trải, hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với mình. Trong
sự lo lắng, tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin.
4. Niềm tin (1 điểm)
- Trong cái mừng, cái tủi, cái lo, người đọc vẫn thấy được niềm vui của cụ. Một niềm vui tội
nghiệp không sao cất cánh lên được, cứ bị cái buồn, cái lo níu kéo xuống. Nhưng bà cụ Tứ cố

vui và gắng làm cho con trai và con dâu vui
+ Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai: “Rồi ra may mà ông giời cho khá…ai giàu ba họ ai khó
ba đời. Có ra thì con cái chúng mày về sau.” Bà cụ “nói toàn: chuyện vui, toàn chuyện sung
sướng sau này".
+ Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa. Bà cụ giẫy cỏ cho sạch vườn. “Cái mặt
bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa”.
+ Vui trong bữa cơm sáng, bữa cơm đầu liên có con dâu đó là một bữa ăn với món cháo loãng
và món “chè khoán” đắng chát - một bữa ăn ngày đói rất thảm hại nhưng bà cụ cố tạo ra niềm
vui để động viên an ủi con trai, con dâu.
- Mặc dù cuộc sống khắc nghiệt, ngặt nghèo đến tàn bạo đã đày đoạ mẹ con bà nhưng bà vẫn cố
tạo không khí hoà thuận ấm cúng trong gia đình và kể chuyện làm ăn, nuôi gà... tươi cười đon
đả múc cho con dâu bát cháo cám.
5. Đánh giá chung: (0.5 điểm)
Nhân vật bà cụ Tứ mang nét đạo lí truyền thống: Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ, với “cái
mặt bủng beo, u tối” bà vẫn nung nấu một ý chí sống mãnh liệt. Bà là hiện thân của những
người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hiểu biết: hết lòng thương yêu con, yêu thương những cảnh
đời tội nghịêp, oái oăm. Bà nung nấu một khát vọng về cuộc sống gia đình hạnh phúc.


- Đặc sắc nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ; Khắc họa nhân vật tinh tế
với những diễn biến nội tâm phức tạp; Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với cuộc sống, mang
đậm phương ngữ miền Bắc… (0.5 điểm)
III. KẾT BÀI: Qua nhân vật bà cụ Tứ, với những diễn biến tâm trạng phức tạp - dưới ngòi bút
nhân đạo của Kim Lân - nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động của “Vợ nhặt” đã động chạm đến
nơi sâu thẳm nhất của lòng người, bắt độc giả phải khóc, phải cười, phải sống cùng nhân vật của
mình. (0.5 điểm)
-----------------------------BÀI CŨ HƠN
KẾ HOẠCH DẠY ÔN THI NGỮ VĂN 2016 15/04/2016, 22:01
DẠY HỌC NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 15/04/2016, 21:58
DANH SÁCH GIÁO VIÊN TỔ NGỮ VĂN 15/04/2016, 21:11

GIỚI THIỆU VỀ TỔ NGỮ VĂN 15/04/2016, 21:09
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2017-2018
THÔNG BÁO TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2016 – 2017
Thí Sinh được đăng ký tối đa 2 ngành/trường
Sơ tuyển trường quân sự: Thí sinh phải làm 2 loại hồ sơ
LỊCH HỌC - LỊCH THI
LỊCH KIỂM TRA ĐỊNH KỲ TUẦN 22
LỊCH KIỂM TRA TUẦN 17
KẾ HOẠCH KIỂM TRA TUẦN 13
KẾ HOẠCH KIỂM TRA TUẦN 12
LỊCH KIỂM TRA TUẦN 11
TIN HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2017-2018
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2017-2018
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN KHÓA VI, NHIỆM KÌ 2017-2022
THÁNG THANH NIÊN, HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG FESTIVAL CAFE BUÔN MA
THUỘT
LỄ TỔNG KẾT – LỄ TRI ÂN VÀ TRƯỞNG THÀNH NIÊN KHÓA 2013-2016
TIN GIÁO DỤC
ĐỀ MINH HỌA THI THPT QG NĂM 2018
Danh Sách Giáo Viên Coi Kiểm Tra Tập Trung Tuần 33 - Ngày 22/04/2016
Danh Sách Giáo Viên Coi Kiểm Tra Tập Trung Tuần 33 - Ngày 20/04/2016
Danh Sách Giáo Viên Coi Kiểm Tra Tập Trung Tuần 33 - Ngày 21/04/2016
KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2016



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×