Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG tại CHI NHÁNH NHNO PTNT ÔNG ÍCH KHIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.7 KB, 52 trang )

PHẦN I
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
I. Khái quát về ngân hàng thương mại.
1. Khái niệm Ngân hàng thương mại :
Theo luật tổ chức tín dụng (có hiệu lực từ 01/10/1998) :
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Trong đó:
-Tổ chức tín dụng: là tổ chức mà đối tượng kinh doanh của nó là vốn và tiền
tệ.
-Hoạt động của ngân hàng bao gồm: nhân tiền gửi, cho vay và thanh toán
trung gian.
2. Chức năng của Ngân hàng thương mại là :
2.1. Tổ chức trung gian tài chính :
Tại một thời điểm luôn có tình trạng thừa vốn, thiếu vốn, với chức năng này
Ngân hàng thương mại sẽ đứng ra tập trung tiền tệ chưa sử dụng của tất cả các
chủ thể trong nền kinh tế để cung cấp cho các chủ thể trong nền kinh tế để cung
cấp cho các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn tạm thời. Hay nói cách khác Ngân
hàng thương mại là đi vay để cho vay, đây là chức năng hết sức quan trọng của
Ngân hàng thương mại trong việc tăng trưởng kinh tế.
2.2. Thủ quỹ của khách hàng :
Với sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại thì đại bộ phận các
khoản chi trả hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp, thậm chí đại bộ phận các
khoản chi trả được chuyển giao cho Ngân hàng thực hiện. Điều này có ý nghĩa
rất lớn trong lưu thông hàng hóa, tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt, hạn chế
vốn bị ứ đọng trong lưu thông tiền tệ một cách nhanh chóng.
2.3. Chức năng tạo tiền :
Chức năng này được thể hiện thông qua việc khách hàng sử dụng giấy
chứng nhận tiền gửi, tiền phiếu để chi trả các khoản nợ. Vì thế tiền giấy được



chuyển đổi ra vàng được ngân hàng đưa vào lưu thông qua nghiệp vụ tín dụng
thay thế tiền vàng hoặc bạc.
Việc tạo ra bút tệ thay thế cho tiền mặt là sáng kiến quan trọng thứ hai của
lịch sử hoạt động Ngân hàng. Chính nhờ phương thức tạo tiền này mà Ngân hàng
đã trở thành trung tâm của đời sống kinh tế hiện đại.
3. Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại.
Như ta đã biết, một Ngân hàng chỉ tồn tại trên cơ sở các nghiệp vụ của nó.
Dưới đây là 3 nghiệp vụ cơ bản đó là: Nghiệp vụ tài sản Nợ, nghiệp vụ tài sản Có
và nghiệp vụ Trung gian.
3.1. Nghiệp vụ tài sản Nợ:
Là nghiệp vụ nhằm phát sinh nguồn vốn huy động cho Ngân hàng, nguồn
nay bao gồm vốn tự có của Ngân hàng và nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
Nghiệp vụ tài sản Nợ của Ngân hàng chủ yếu thực hiện qua huy động bằng các
loại tiền gửi, đi vay, phát hành chứng khoán.
a. Vốn tự có:
Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu là nguồn đầu tư ban đầu. Đây là
nguồn vốn chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng có nhiều chức năng
nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Ngân hàng như : Chức năng bảo vệ, chức năng
hoạt động và chức năng điều chỉnh.
Vốn tự có bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, chưa chia, các quỹ
pháp định, các khỏan nợ dài hạn do nhà nước qui định.
b. Vốn huy động:
Vốn huy động là phương tiện tài chính tiền tệ của những chủ thể khác nhau
mà Ngân hàng huy động được và đang sử dụng một cách hợp pháp Ngân hàng có
thể có hoặc không có quyền sử dụng vốn huy động.
Vốn huy động từ các nguồn sau :
* Huy động tiền gửi :
Đây là hình thức huy động thường xuyên, nguồn huy động ảnh hưởng đến
qui mô kinh doanh của Ngân hàng. Nó bao gồm các dạng sau :



- Tiền gửi không kỳ hạn : Đây là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra
sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng,
bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi có kỳ hạn : Là khoản tiền có sự thỏa thuận thời gian rút tiền giữa
Ngân hàng và khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm : Là khoản tiền để dành cho mỗi cá nhân được gửi vào
Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất theo định kỳ. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm : tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
* Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
Đây là dạng huy động không thường xuyên, nhu cầu huy động dựa trên cơ
cấu vốn và mục đích huy động thường được xác định trước. Việc huy động phải
tính toán kỷ lưỡng để đảm bảo lượng vốn cần thiết và hiệu quả nhất.
* Đi vay :
Đây là hình thức vay trên thị trường liên ngân hàng mục đích chủ yếu là
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng cho ngân hàng trong trường hợp cấp thiết
tạo điều kiện cho ngân hàng tăng khả năng sinh lợi.
c. Vốn khác :
Ngoài các loại nguồn vốn trên thì Ngân hàng thương mại còn có nguồn vốn
trong thanh toán vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý và vốn ủy thác của các tổ chức
các nhân trong và ngoài nước ủy thác cho ngân hàng cho vay tài trợ những đối
tượng chỉ định với những điều kiện qui định sẵn.
3.2. Nghiệp vụ tài sản Có :
Là nghiệp vị phản ánh khả năng sử dụng nguồn vốn đó với mục đích sinh
lời.
a. Nghiệp vụ ngân quỹ.
Đây là nghiệp vụ mà đối tượng là tài sản ngân quỹ có tính thanh khoản cao
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của
ngân hàng, tài sản này bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng Nhà

nước, tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.


b. Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hình thức thông dụng nhất của các định chế tài chính nói chung
và các ngân hàng thương mại nói riêng. Hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng
lớn của tài sản của ngân hàng thương mại. Vì vậy tiền lãi thu được từ nghiệp vụ
cho vay cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Cho vay bao gồm việc
cho vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay ứng trước, cho vay
khấu chi…
c. Nghiệp vụ đầu tư.
Các ngân hàng có thể sử dụng vốn tự có của mình để hùn vốn liên doanh,
mua cổ phần, đầu tư công ty con, đầu tư kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh bất
động sản và đầu tư khác.
3.3. Các nghiệp vụ trung gian.
Đây là hoạt động với tư cách ngân hàng là người quản lý tài sản của khách
hàng theo sự ủy nhiệm của khách hàng để thực hiện những lệnh về chuyển tiền
thu hộ, chi hộ…Tùy theo quy mô của từng ngân hàng mà số lượng các nghiệp vụ
trung gian cũng phong phú và đa dạng theo.
II. Những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
1. Khái niệm.
Tín dụng tiêu dùng là loại tín dụng hổ trợ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân,
giúp người tiêu dùng sử dụng được hàng hóa dịch vụ đời sống cần thiết trước khi
họ có khả năng tích lũy để chi trả.
2. Đặc điểm.
- Quy mô vốn vay nhỏ nhưng số lượng vốn vay lại nhiều, do đó việc thẩm
định và theo dõi từng vốn vay gặp nhiều khó khăn.
- Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với cho vay trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh. Vì vậy lãi xuất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi
suất cho vay kinh doanh.

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh
tế.


- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít co giãn với lãi suất.
Thông thường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi xuất
mà họ phải chịu.
- Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tới
nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.
- Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao.
- Nguồn trả nợ của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá
trình làm việc, kỷ năng và kinh nghiệm đối với công việc của những người này.
- Tư cách khách hàng là yếu tố khó xác định song lại rất quan trọng, quyết
định sự hoàn trả chủ khoản vay.
3. Sự cần thiết của cho vay tiêu dùng.
- Đối với nền kịnh tế: cho vay tiêu dùng sẽ kích thích nền sản xuất phát
triển nếu chính phủ có chính sách liên quan đến việc tài trợ nhu cầu tiêu dùng
thích hợp, thì cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc kích cầu, tạo
điều kiện tăng trưởng kinh tế. Ngược lại cho vay tiêu dùng không đúng mục đích
sẽ sụt giảm tiết kiệm trong dân cư.
- Đối với Ngân hàng: cho vay tiêu dùng góp phần đa dạng hóa họat động tín
dụng phân tán rủi ro và tăng thêm thu nhập. Ngoài ra cho vay tiêu dùng các Ngân
hàng có điều kiện thiết lập nhiều mối quan hệ mật thiết với các cá nhân, doanh
nghiệp, tạo điều kiện mở rộng thị phần phát triển dịch vụ Ngân hàng và khả năng
huy động vốn từ dân cư.
- Đối với người tiêu dùng: Nhờ vay vốn ở Ngân hàng mà họ được hưởng
các tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền, góp phần nâng cao mức sống, tạo động lực,
tích cực lao động. Đặc biệt trong trường hợp các cá nhân có nhu cầu chi tiêu có
tính cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế.
4. Phân lọai cho vay tiêu dùng:

4.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng tiêu dùng ngắn hạn: là khoản vay với thời hạn dưới 12 tháng.
Lọai cho vay này áp dụng lãi suất ngắn hạn.
- Tín dụng tiêu dùng trung hạn: Thời hạn vay từ 1 đến 5 năm.
- Tín dụng tiêu dùng dài hạn: Thời hạn vay từ 5 đến 10 năm.


4.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay.
- Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải
tạo nhà ở của các cá nhân và hộ gia đình.
- Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những chi phí mua sắm các chuyển
động sản phục vụ đời sống như ô tô, vật dụng gia đình ….
- Các khoản cho vay nhằm tài trợ cho những mục đích khác, như chi phí
học hành, giải trí và du lịch …
4.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay :
- Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng tài sản : cũng giống như nghiệp vụ cho
vay khác cho vay tiêu dùng cũng đòi hỏi có tài sản đảm bảo nhằm tánh rủi ro cho
ngân hàng. Tuy nhiên việc đảm bảo bằng tài sản trong cho vay tiêu dùng thường
áp dụng với những món vay lớn, không thể bảo đảm bằng tín chấp hay bằng
lương và thường áp dụng cho đối tượng không phải là cán bộ hưởng lương.
- Cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản : là hình thức cho vay tiêu
dùng được thực hiện không cần tài sản để đảm bảo cho khoản vay, Ngân hàng chỉ
dựa vào uy tín, mối quan hệ của người đi vay với Ngân hàng …Hình thức cho
vay này thường đưọc ngân hàng áp dụng cho vay đối với cán bộ công nhân viên
chức nhà nước hoặc cán bộ công nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp làm
ăn hiệu quả.
4.4. Phân loại theo mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người đi vay.
- Tín dụng tiêu dùng gián tiếp : Được thực hiện bằng cách các nhà sản xuất
hay nhà cung ứng bán hàng hóa cho khách hàng và Ngân hàng sẽ thanh toán thay
người mua hàng. Đây là hình thức phối hợp giữa Ngân hàng và cá tổ chức bán lẻ

hàng hóa. Sau đó định kỳ Ngân hàng sẽ thực hiện thu Nợ từng người vay.
- Tín dụng tiêu dùng trực tiếp : Là việc Ngân hàng thực hiện phát vay trực
tiếp cho người đi vay một số tiền mặt nhất định nhằm mục đích tiêu dùng. Định
kỳ người đi vay phải trả một số tiền theo qui định của Ngân hàng.
4.5. Căn cứ vào hình thức hoàn trả, cho vay tiêu dùng.
- Cho vay tiêu dùng trả góp : Là hình thức cho vay tiêu dùng, trong đó
người đi vay trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng nhiều lần theo những kỳ hạn nhất
định trong thời hạn vay. Phương thức này thường được áp dụng cho các khoản


vay có giá trị lớn, mà thu nhập định kỳ của người vay không thể thanh toán hết
một lần số nợ vay.
- Cho vay trả một lần : Là khoản cho vay mà người vay thanh toán khoản
vay một lần cho Ngân hàng (gốc và lãi) vào thời điểm đáo hạn hợp đồng theo
thỏa thuận của hai bên. Thông thường đây là khoản vay nhỏ, thời hạn ngắn.
4.6. Căn cứ vào đối tượng đi vay.
- Cho vay tiêu dùng đối tượng là cán bộ công nhân viên Nhà nước.
- Cho vay tiêu dùng đối tượng là cán bộ công nhân viên doanh nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng đối tượng là cán bộ hưu trí.
- Cho vay tiêu dùng đối tượng là hộ gia đình, các cá thể khác.
5. Nguyên tắc và điều kiện vay vốn đối với cho vay tiêu dùng.
5.1. Nguyên tắc vay vốn:
Khách hàng vay vốn tiêu dùng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích trong hợp đồng đã thỏa thuận.
- Hoàn trả nợ gối và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng.
5.2. Điều kiện vay vốn:
Ngân hàng sẽ xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các
điều kiện sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng đảm bảo tài chính trả nợ trong thời hạn cam kết. Vốn tự có
tham gia ít nhất là 20% trong tổng nhu cầu vốn xin vay.
- Cung cấp những tài liệu chứng minh nguồn thu nhập là hợp pháp.
- Có dự án đầu tư, có phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Có hộ khẩu trường trú hoặc làm việc tại đơn vị đặt trụ sở trên cùng địa bàn
họat động của tổ chức tín dụng cho vay.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ
và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


PHẦN II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI
NHÁNH NHNO & PTNT ÔNG ÍCH KHIÊM
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
I. Khái quát về Chi nhánh NHNO & PTNT Ông ích khiêm thành phố Đà
Nẵng.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNO & PTNT
Ông ích khiêm thành phố Đà Nẵng.
- Chi nhánh NHNO & PTNT Ông ích khiêm thành phố Đà Nẵng được
thành lập vào năm 1989 với tên gọi bấy giờ là NHNO tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng, nhằm thực hiện cơ chế mới chuyển từ Ngân hàng một cấp sang Ngân hàng
hai cấp để tách bạch chức năng quản lý và chức năng kinh doanh.
- Năm 1991 theo quyết định số 66/NH-QĐ, ngày 21/4/1991của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước thành lập thêm sở giao dịch III - NHN O Việt Nam đóng tại
Đà Nẵng làm nhiệm vụ điều hòa vốn cho 11 tỉnh khu vực miền Trung và Tây
Nguyên. Lúc này trên địa bàn có hai chi nhánh trực thuộc NHNO Việt Nam.
- Chi nhánh NHNO tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng với nhiệm vụ kinh doanh

tiền tệ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
- Sở giao dịch III - NHNO Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ kiểm tra
việc chấp hành các chủ trương, chính sách của NHNN và NHNO Việt Nam
thuộc 11 tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.
Tại quyết định số 267/QĐ-HĐQT, ngày 19/10/1992 của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã xác nhận chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng vào Sở giao dịch III - Ngân hàng Nông
nghiêp Việt Nam tại Đà Nẵng; như vậy Sở giao dịch III - Ngân hàng Nông
nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng vừa có nhiệm vụ quản lý, điều hòa vốn cho khu
vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, vừa thực hiện kinh doanh Ngân hàng
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
Năm 1997, tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng được chia cắt thành hai đơn vị hành
chính trực thuộc Trung ương đó là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phạm


vi hoạt động của Sở giao dịch III Ngân hàng Nông nghiệp bị thu hẹp lại trong
phạm vi thành phố Đà Nẵng.
Năm 1998, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành lập thêm chi nhánh
NHNO & PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng và chi nhánh NHNO & PTNT Ông ích
khiêm thành phố Đà Nẵng.
Năm 2000, quyết định 424/HĐQT-TCHC ngày 26/10/2000 của Chủ tịch
Hội đồng Quản trị NHNO & PTNT Việt Nam về việc : hợp nhất Sở giao dịch III
NHNO Việt Nam tại Đà Nẵng và chi nhánh NHNO & PTNT Ông ích khiêm
thành phố Đà Nẵng thành chi nhánh NHNO & PTNT thành phố Đà Nẵng và mở
chi nhánh NHNO & PTNT quận Hải Châu trực thuộc chi nhánh NHNO & PTNT
thành phố Đà Nẵng.
Hiện nay chi nhánh NHNO & PTNT Ông ích khiêm thành phố Đà Nẵng
đóng trụ sở tại 23 Phan Đình Phùng, thành phố Đà Nẵng có 06 chi nhánh ngân
hàng quận huyện trực thuộc (gọi là chi nhánh cấp II loại 4) đó là Hải Châu,
Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hòa Vang và chi nhánh cấp

II loại 5 đó là : chi nhánh chợ Mới, chi nhánh Ông Ích Khiêm, chi nhánh Đống
Đa, chi nhánh chợ Cồn, chi nhánh Chi Lăng, chi nhánh An Đồn, chi nhánh Tân
Chính.
2. Chức năng và nhiệm vụ.
2.1. Chức năng :
Chi nhánh NHNO & PTNT Đà Nẵng là một doanh nghiệp Nhà nước đóng
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, dịch vụ
ngân hàng với các chức năng sau :
- Trực tiếp kinh doanh theo phân cấp của NHNO & PTNT Việt Nam.
- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra kiểm toán nội bộ theo ủy quyền
của Tổng giám đốc NHNO & PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao thác theo lệnh của tổng giám đốc
NHNO & PTNT Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ :
- Huy động vốn : Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ
hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành trái phiếu, kì phiếu …


- Cho vay ngn hn, trung hn v di hn bng ng Vit Nam v ngoi t
i vi cỏc t chc kinh t, i vi cỏ nhõn v h gia ỡnh thuc mi thnh phn
kinh t - kinh doanh ngoi hi : huy ng cho vay mua bỏn ngoi t.
- Kinh doanh dch v: chuyn tin in t, thu chi h tin
- Cõn i iu hũa vn i vi cỏc chi nhỏnh NHNO & PTNT trc thuc
trờn a bn.
- Thc hin hoch toỏn kinh doanh v phõn phi thu nhp theo quy h ca
NHNO & PTNT Vit Nam.
- Thc hin cụng tỏc t chc cỏn b, o to, thi ua, khen thng theo
phõn cp y quyn ca NHNO & PTNT Vit Nam.
- Thc hin cỏc nhim v khỏc do Tng giỏm c NHNO & PTNT Vit
Nam giao.

- Thc hin cỏc ngha v i vi Nh nc.
3. C cu t chc.
3.1. S b mỏy t chc.
Giaùm
õọỳc
PG

Nguọử
n vọỳn
vaỡ
kóỳ
hoaỷc
h

Thọng
tin
õióỷn
toaùn

PG

Kóỳ
toaùn
ngỏn

quyợ

Tọứ
chổù
c

haỡnh
chờn
h

PG

Kióứm
tra
kióứm
toaùn
nọỹi
bọỹ

Caùc Ngỏn haỡng cồ
sồớ
Caùc phoỡng giao dởch

Chỳ thớch
quan h trc tuyn

Tờn
duỷng

dỏn
doanh

Tờn
duỷn
g


Kinh

doanh
õọỳi
ngoaỷi

DVỷ vaỡ
chm
soùc
khaùch
haỡng


quan hệ chức năng
3.2. Chức năng các phòng ban.
- Ban giám đốc gồm 4 nười; một Giám đốc và 3 Phó giám đốc:
+ Giám đốc phụ trách chung, đồng thời phụ trách chuyên đề tổ chứuc cán
bộ và kiểm tra kế toán nội bộ.
+ Một phó giám đốc phụ trách kế toán và hành chính.
+ Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
+ Các phòng ban tại chi nhánh.
+ Phòng kế toán ngân quỹ: Có nhiệm vụ chuyên sâu các hoạt động hoạch
toán kinh doanh và thu chi tiền mặt, gồm cá bộ phận: hoạch toán kinh doanh,
thanh toán tiền hàng, thu chi quản lý an toàn kho quỹ.
+ Phòng tín dụng dân doanh: thực hiện các hoạt động tín dụng đối với hộ
sản xuất, các đối tượng dân cư.
+ Các ngân hàng cơ sở, các phòng giao dịch: có chức năng huy động cho
vay và các dịch vụ khác được giao nhiệm vụ huy động theo sự ủy quyền của
Giám đốc chi nhánh NHNO & PTNT thành phố Đà Nẵng dưới các hình thức như
tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, trái phiếu… đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các

hộ sản xuất kinh doanh đúng theo điều lệ, chế độ của các ngành và theo luật định
+ Phòng tín dụng doanh nghiệp: Thực hiện các họat động tín dụng đối với
các doanh nghiệp
+ Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện các họat động thanh toán mua
bán hoặc vay ngoại tệ.
+ Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động
trong nội bộ Ngân hàng.
+ Phòng thông tin điện tóan: Xây dựng các công trình điện toán nhằm phục
vụ cho công tác kinh doanh, báo cáo thống kê của ngành.
+ Phòng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: tư vấn thông tin và hướng dẫn
dịch vụ cho khách hàng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ thông tin về công tác đào tạo, bố
trí cán bộ phục vụ hậu cần trong kinh doanh.


+ Phòng kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, chiến lược
kinh doanh, tham mưu Ban giám đốc thực hiện các đề án kinh doanh.
4. Kết quả tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua.
* Công tác huy động.
Kết quả huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua được thể hiện qua
bảng số liệu sau :
4.1.Công tác huy động vốn :
Để thấy được công tác huy động vốn của Ngân hàng trong hai năm vừa qua
ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1 : Tình hình huy động vốn chung.
Đvt : Tỷ đồng
Năm 2016
Chỉ tiêu

Năm 2017


Số tiền

TT(%)

Số tiền

TT(%)

1.Tiền gửi tổ chức kinh tế

4.130

19.6

4.750

2. Tiền gửi kho bạc

2.600

12.4

3. Tiền gửi tổ chức tín dụng

2.050

4. Tiền g?i của dân cư
5. Huy động khác
Tổng


So sánh
Mức
Tỉ
lệ(%)

16.75

độ
620

2.340

8.25

-260

-10

9.7

1.750

6.2

-300

-15

12.050


57.3

19.290

68.00

7.230

60

200

1.0

230

0.8

30

15

21.030

15

7.320
100 28.350
100

65
Như chúng ta đã biết ,nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, nó quyết định đến qui mô hoạt động của Ngân
hàng. Nguồn vốn mà Ngân hàng cho vay chủ yếu lấy từ nguồn huy động tiền gửi.
Chính vì thế, Ngân hang muốn tăng qui mô cho vay thì phải tăng nguồn vốn huy
động. Theo bảng 1 ta thấy:
Nguồn vốn huy động đến cuối năm 2017 đạt 2835 tỷ đồng ,tỉ lệ tăng 65%
so với năm trước. Trong đó :
-Tiền gửi dân cư năm 2017 đạt 1929 tỉ đồng tăng 723 tỉ so với năm trước, tỉ
lệ tăng 60% chiếm tỉ trọng 68.0% trong tổng nguồn vốn. Như vậy với số liệu này
cho thấy trong hai năm qua tiền gửi của dân cư đều chiếm tỉ trọng lớn (năm 2016
là 57.3%, năm 2017 là 68.0%) trong tổng nguồn huy động và tăng khá nhanh (tỉ
lệ tăng 60% là nhanh nhất )so với các nguồn huy động khác. Nguyên nhân là do
trong năm 2017 chi nhánh đã phát triển thêm nhiều điểm giao dịch nên đã nâng


được thị phần vốn lên 68% tăng 10,4% so với năm 2016. một phần ttrong năm
Ngân hàng đã triển khai được một số thông tin về việc chỉnh trang đổi mới đô
thị ,đã theo sát chủ trương qui hoạch phát triển của thành phố như việc giải
toả...Từ đó thu hút được nhiều nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư.
-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế :đạt 475 tỉ đồng, tăng 62 tỉ đồng so với
năm trước,tỉ lệ tăng 15%. Điều này do hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng rất sôi động, hay có sự gia tăng về số
lượng các doanh nghiệp trong tình hình phát triển chung của đất nước. Do đó
nhu cầu tiền gửi thanh toán tiền hàng. Đó cũng là lí do lý giải tại saop có sự gia
tăng này. Tuy nhiên để thu hút nguồn vốn này một cách hiệu quả Ngân hàng cần
phải tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt để tạo điều kiện thuận
lợi trong kinh doanh cho các doanh nghiệp như: việc thanh toán tiền hàng,
chuyển tiền...
-Tiền gửi kho bạc: đạt 234 tỉ đồng, giảm 26 tỉ đồng so với năm trước, tỉ lệ

giảm 10%.
-Tiền gửi của các tổ chức tín dụng :năm 2017 đạt 175 tỉ đồng, giảm 30 tỉ
đồng so với năm trước, tỉ lệ giảm 15%.
Như vậy, năm 2017 nguồn vốn huy động tư các tổ chức kinh tế và từ dân cư
tăng ,điều này Ngân hàng đã mở rộng thị phần, khách hàng gửi tiền gia tăng về
số lượng,qui mô huy động vốn ở hầu hết các chi nhánh cơ sở tăng. Tuy nhiên tiền
gửi kho bạc lại giảm đi, đây là điều bất lợi cho Ngân hàng vì nguồn tiền gửi của
kho bạc là nguồn vốn rẻ, ít tốn chi phí để huy động và khối lượng lớn và ổn định
nhất ttrong các loai tiền gửi.
4.2 Hoạt động tín dụng :
Bảng 2 : Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng :
Đvt :triệu đồng
So sánh
Mức độ
Tỉ lệ(%)
1.Doanh số cho vay
40.902.510 57.754.340 16.851.830
41,2
2.Doanh số thu nợ
33.731.410 48.505.770 14.774.360
43,8
3.Dư nợ BQ
2.058.900 1.582.580
-476.320
-23,13
4.Nợ quá hạn BQ
4.820
2.900
-2.020
-41,9

5.Tỉ lệ nợ quá hạn(%)
2,340
1,830
-0,5
-21,70
Đi đôi với công tác huy động vốn đó là nghiệp vụ tín dụng, ý nghĩa của hoạt
Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

động tín dụng xuất phát từ định nghĩa Ngân hàng thương mạ là một trung gian tài
chính. Tín dụng là một hoạt động cơ bản nhất của Ngân hàng cung như các tổ


chức tín dụng với hai mặt hoạt động đó là: tập trung huy động mọi nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn này để cho các tổ chức
kinh tế các doanh nghiệp ,các cá nhan doanh nghiệp vay nhằm đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh. Như vậy , hoạt động tín dụng cho thấy sự thành công của
một Ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào kế hoạch tín dụng và kết quả thực hiện
của nó. Để đánh giá rõ hơn tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
Thành phố Đà Nẵng chúng ta xem bảng 2 như trên:
Thông qua bảng số liệu ta thấy:
-Doanh số cho vay (DSCV): Là tổng số tiền mà Ngân hàng đã cho vay
trong thời gian nhất định.
-Doanh số thu nợ (DSTN): là tổng số tiền mà Ngân hàng cho vay đã được
hoàn trả trong một thời gian nào đó.
-Dư nơ BQü :chính là số tiền còn lại sau khi lấy số tiền cho vay trừ đi số
tiền mà khách hàng đã hoàn trả cho Ngân hàng.

-Nợ quá hạn BQ:là khoản nợ không được hoàn trả đúng thời hạn đã ghi
trong hợp đồng tín dụng.
-Tỉ lệ nợ quá hạn :là tỉ lệ giữa nợ quá hạn BQ và dư nợ BQ cho vay.
Xem xét bảng số liệu ta thấy:
Doanh số cho vay cuối năm 2017 đạt 5.775434 triệu đồng,tăng 1685183, tỉ lệ
tăng 41,2% so với năm trước. Đây là mức tăng tương đối cao, nó phản ánh hoạt
động cho vay của Ngân hàng trong năm 2017 tiến triển tốt, thị trường đầu tư của
Ngân hàng được mở rộng. Đồng thời do tốc độ tăng ttrưởng của nền kinh tế xã
hội, đặc biệt là tốc độ đô thị hoá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng , điều đó làm
cho nhu cầ vốn đầu tư cũng tăng theo, công tác tín dụng tại chi nhánh đã có
những bước phát triển đáng kể, trong năm 2017 doanh số thu nợ cũng tăng cao
đạt 4.850.577 triệu đồng tăng 1.477.436 triệu đồng , tỉ lệ tăng 43,8%.
Cùng với tốc độ tăng của hai chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì
chỉ tiêu dư nợ cũng tăng theo đến cuối năm 2017 mức Dư nợ BQlà :158.258
triệu đồng so với năm trước ,giảm 988.867 triệu đồng, tỉ lệ giảm -23,13%. Điều
này là hiển nhiên bởi vì dư nợ BQ giảm cùng với doanh số chovay. Tuy nhiên dư
nợ BQ giảm cũng kéo theo sự sụt giảm của nợ quá hạn BQ, nợ quá hạn BQ năm


2017 là:290 triệu đồng, giảm 202 triệu đồng,tỉ lệ giảm 41,9%, tỉ lệ giảm khá
nhanh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng phải chiu rủi ro cao hơn
gần gấp đôi.
Mặc dù chỉ tiêu nợ quá hạn BQ giảm mạnh nhưng về số tương đối được
đánh giá qua chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn thì ít thấy sự biến đổi lớn. Tỉ lệ giảm tỉ lệ
nợ quá hạn 21,70% , đây là tỉ lệ giảm có thể chấp nhận được nếu so với tỉ lệ giảm
của các chỉ tiêu khác ttrong các chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay của Ngân
hàng. Qua đó cũng cho thấy nợ quá hạn luôn được Ngân hàng quan tâm.
Như vậy, qua tình hình trên ta có thể nhân thấy hoạt động tín dụng của chi
nhánh NHN0&PTNT Thành phố Đà Nẵng trong năm 2017 đã có sự tăng trưởng
đáng kể , góp phần vào tăng trưởng kinh doanh chung của toàn chi nhánh.



4.3 Kết quả kinh doanh :
Bảng 3 : Kết quả kinh doanh của Ngân hàng :
Đvt : Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2016
Năm 2017
So sánh
Số
Chênh
TT(%) Số tiền
TT
TT(%)
tiền
lệch
1. Thu nhập
1.690
100
2.500
100
810
47,9
Trong đó : Thu nhập từ TD
1.580
93,5
2.380
95,2
800

50,63
2. Chi phí
1.500
100
2.250
100
750
50,0
-chi phí HĐ
1.130
75,06
1.660
73,84
540
47,56
-chi phí khác
370
24,94
590
26,16
220
57,34
3. Lợi nhuận
190
11,2
250
10
60
31,58
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng qua hai

năm đều tiến triển tốt thể hiện hoạt động trong hai năm của Ngân hàng có lãi,
trong năm 2017, tổng thu nhập của Ngân hàng đã đạt 250 tỉ đồng, tăng 81 tỉ đồng
so với năm ttrước,tỉ lệ tăng 47,9%. Nhưng chi phí còn ở mức cao chiếm tỉ trọng
khá cao là:90% trong tổng thu nhập và còn tăng mạnh. Tuy nhiên điều này không
thể là không tốt vi hai năm qua Ngân hàng đã đầu tư vốn cho các điểm giao dịch
mới như:An Đồn, Thanh Khê...,triển khai hình thức huy động mới để huy động
khách hàng như dự án thẻ ATM được triển khai hồi tháng 10 năm 2016, đầu tư
triển khai các dự án mới như:dự án WB do Ngân hàng thế giới WB tài trợ. Mặc
dù vậy nhưng lợi nhuận vẫn ở mức cao trong năm 2017 là 25 tỉ đồng tăng hơn so
với năm trước là 6 tỉ đồng, tỉ lệ tăng 31,58% so với năm 2016.
Có được kết quả như vậy là do Ngân hàng biết đa dạng hoá các hoạt
động, đặc biệt khai thác hiệu quả các dịch vụ... cũng như không ngừng mở
rộng thị phần , quản lí nguồn vốn, đổi mới công nghệ.

II. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng trong cho vay nói chung.
Bảng 4 : Tình hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói
chung.


DVT:triệu đồng
Năm 2016
Chỉ tiêu

Số tiền

TT(%)

1. Doanh số cho vay
Trong đó : CVTD
2. Doanh số thu Nợ.

Trong đó : CVTD
3. Dư Nợ cuối năm
Trong đó : CVTD

40.902.510
2.944.980
37.371.410
2.491.410
26.160.500
1.412.660

100
7,2
100
7,386
1.00
5,4

4. Nợ QH cuối năm

239.880

100

Năm 2017
TT(
Số tiền
%)
57.754.340 100
3.927.290

6,8
48.505.770 100
3.443.090
7,1
36.049.170 100
1.009.370
2,8
383.800

100

So sánh
Số tiền

TT(%)

16.851.830
982.310
14.774.360
952.500
9.888.670
-2.520

33,3
2,8
38,2
59,6
37,8
28,5


143.920

59,7

Trong đó :CVTD
1.200
0,5
580
0,15
-620
-51,7
5.Tỉ lệ nợ quá hạn
0,920
1,060
0,140
Trong đó:CVTD
0,120
0,10
-0,020
Qua bảng 4 ta có thể thấy qui mô cho vay tiêu dùng năm sau tăng hơn năm
trước 98.231 triệu đồng, tỉ lệ tăng 2,8%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động
cho vay tiêu dùng đang có chiều hướng tốt. Tuy nhiên tỉ trọng cho vay tiêu dùng
trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng còn thấp. Năm 2016 tỉ trọng cho
vay là 7,2% sang năm 2017 tỉ trong này giảm xuống còn 6,8%. Nguyên nhân làm
cho tỉ trọng cho vay tiêu dùng giảm xuống đó là do:
- Đối tượng vay vốn của Ngân hàng bị hạn chế: chỉ giới hạn trong khu vực
kinh tế quốc doanh, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu nhập của người lao
động cao, khá ổn định. Song, với đặc điểm của người Miền trung thì việc vay để
tiêu dùng thường ít phổ biến, họ chỉ vay để tiêu dùng trong trường hợp rất cần
thiết như mua phương tiện đi lại để thuận lợi hơn trong công việc, hoăc những

nhu cầu quá cấp bách ma chưa có nguồn đáp ứng được. Trong khi đó phương
châm của Ngân hàng là hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy đối tượng cho vay
của Ngân hàng còn bó hẹp.
-Mặc khác các món vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ, đặc biệt là đối với
đối tượng là cán bộ công chức. Vì vậy tuy số lượng khách hàng là đối tượng này
nhiều nhưng doanh số cho vay vẫn chiếm tỉ lệ thấp.
Tương ứng với doanh số cho vay ,doanh số thu nợ cũng tăng lên. Năm 2017
doanh số thu nợ đạt 344.309 triệu đồng,tăng 95.250triệu đồng so với năm 2016
,tỉ lệ tăng 38,2%,và tỉ trọng trong cho vay chung cũng thay đổi năm2016 là


7,386% và năm 2017 giảm xuống 7,1%. So với tỉ trọng này trong chỉ tiêu doanh
số cho vay thì nó lớn hơn gần xấp xỉ 2,2%. Như vậy cho thấy hoạt động cho vay
tiêu dùng có chất lượng khá hơn các hoạt động cho vay chung của Ngân hàng.
Có kết quả đó là nhờ có sự tổ chức tốt trong công việc quản lí nợ của cán bộ tín
dụng bên bộ phậ tín dụng dân doanh. Mặt khác nhờ sự giúp đỡ của cán bộ ở các
cơ quan ban ngành về việc hối thúc thu hồi nợ đối với những khách hàng trả nợ
vay trễ hạn.
Ngược lại với hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ, Dư nợ cho
vay tiêu dùng trong năm giảm mạnh : tính đến 31/12 năm2017 Dư nợ cho vay
tiêu dùng 100937 triệu đồng,giảm 252 triệu đồng, tỉ lệ giảm -28%, sự sụt giảm đó
cũng làm giảm tỉ trọng Dư nợ cho vay tiêu dùng trong Dư nợ của hoạt động cho
vay chung (từ 5,4% xuống còn 2,8%). Đây là vấn đề Ngân hàng cần phải xem lại
vì Dư nợ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,
một khi Dư nợ cho vay tiêu dùng giảm sẽ làm cho lợi nhuận hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng giảm theo. Tuy nhiên việc giảm Dư nợ một phần chịu tác
động của Ngân hàng nhằm kiềm chế Dư nợ đảm bảo cân đối dư nợ trung-dài hạn
ở tỉ lệ cho phép. Mặt khác với chủ trương hạn chế nợ xấu trong cho vay tiêu dùng
nên Ngân hàng đã thực hiện cho vay co chon lựa, không chạy theo thành tích như
thời gian trước.

Việc giảm dư nợ cho vay phải kể đến sự sụt giảm của nợ qúa hạn. Tính đến
31/12 năm 2017 nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 58 triệu đồng, giảm 62 triệu
đồng so với cùng thời điểm năm 2016,tỉ lệ giảm 51,7%. Trong khi đó Dư nợ quá
hạn cho vay chung lại tăng cao. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng giảm do tình hình
thu nợ tốt. Ngoài ra, Ngân hàng còn phối hợp với các cơ quan chức năng trong
việc thu nợ như toà án, ban lãnh đạo đơn vị nơi cán bộ công nhân viên ở đơn vị
đó vay tiêu dùng. Với tình hình Dư nợ quá hạn cho vay tiêu dùng như trên đã góp
phần đáng kể vào nâng cao chất lượng hoạt động của mãng tín dụng tiêu dùng.
Tuy nhiên đây mới là con số mang tính thời điểm.
Tỉ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng năm 2017 là 0,1%; năm 2016 là
0,12%, tỉ lệ nợ quá hạn giảm cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã
được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân làm cho nợ


quá hạn giảm là do trong năm Ngân hàng đã trích lập và xử lí rủi ro, điều này cho
thấy nếu như không trích lập và xử lí rủi ro thì nợ qúa hạn sẽ cao. Tuy nợ quá hạn
cho vay tiêu dùng còn thấp nhưng đây là vấn đề cần quan tâm chỉ đạo nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.
Vậy qua phân tích tình hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay nói
chung chúng ta thấy hoạt động cho vay tiêu dùng đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh
doanh của mình, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh tín dụng. Nó đã góp phần
vào sự phát triển chung của Ngâ hàng. Tuy nhiên nhăm bảo đảm xho hoạt động
tín dụng mang lại hiệu quả thì buộc ngân hàng phải giữ mức dư nợ hợp lí. Điều
này là một trong những cản trở để Ngân hàng nâng cao mức tăng trưởng tín dụng
của Ngân hàng.
III. Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng :
1. Qui trình cho vay tiêu dùng.
- Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng có trách nhiệm
đối chiếu danh mục hồ sơ theo qui định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng
hồ sơ, báo cáo tổ trưởng tín dụng hoặc trưởng phòng tín dụng.

- Trưởng phòng hoặc tổ trưởng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các
điều kiện vay vốn.
- Sau khi thẩm định thực tế, cán bộtín dụng báo cáo thẩm định và trình lên
trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng. Trưởng phòng tín dụng có trách
nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại hồ sơ
và báo cáo thẩm định nếu cần thiết, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm
định và trình lên giám đốc quyết định.
- Gíam đốc chi nhánh NHNO nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái
thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho
vay giao cho phòng tín dụng.
+ Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết
bằng văn bảng.
+ Nếu cho vay thì NHNO nơi cho cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng bảo hiểm tiền vay (đối với trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài
sản)


+ Khoản cho vay vượt quyền phán quyết thì thực hiện theo qui định hiện
hành của NHNO Việt Nam.
+ Hồ sơ vay được Giám đốc ký ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán
thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân
cho khách hàng.
+ Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng tín hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay.
2. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng.
2.1. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn.
Cho vay tiêu dùng với thể loại cho vay với hình thức chủ yếu bằng tiền
lương hay thu nhập hàng tháng của người lao động nên thời hạn vay có ảnh
hưởng đến việc chi trả các món nợ vay. Tùy thuộc vào thu nhập hàng tháng của
người lao động cao hay thấp mà họ quyết định thời hạn vay dài hay ngắn nhằm
bảo đảm được rằng sau trích thu nhập để trả nợ vay Ngân hàng mỗi tháng, người

lao động vẫn còn một khoản tiền đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày. Chính
vì thế thời hạn vay là vấn đề mà hai bên người đi vay và ngân hàng phải quan
tâm. Đối với NHNO & PTNT to Đà Nẵng thì cho vay tiêu dùng được chia ra làm
hai thời hạn : ngắn hạn và trung, dài hạn. Trên thực tế các món vay thường là
ngắn hạn và trung hạn một phần nhỏ các món vay nằm ở dài hạn (thường là các
món vay có giá trị lớn và có tài sản thế chấp).
Ta có thể xem xét hoạt động cho vay tiêu dùng theo thời hạn qua bảng sau :


Bảng 5: Tình hình cho vay tiêu dùng theo thời hạn vay.
Đvt : (triệu đồng)
Chỉ tiêu
1. Doanh
số cho vay
Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
2. Doanh
số thu Nợ
Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
3. Dư Nợ
bình quân
Ngắn hạn
Trung, dài
hạn
4. Nợ quá
hạn BQ
Ngắn hạn

Trung, dài
hạn
5. Tỷ lệ Nợ
QH (%)
Ngắn hạn
Trung,dài

Năm 2016
Số tiền
TT(%)

Năm 2017
Số tiền
TT

So sánh
Số tiền
TT(%)

2.944.980

100

3.927.290

100

982.310

33,35


677.420

23

812.950

20,7

135.530

20,0

2.267.560

77,0

3.114.340

79,3

846.780

37,3

2.491.410

100

3.443.090


100

951.680

38,2

314.910

12,64

364.970

10,6

500.600

15,9

2.176.500

87,36

3.078.120

89,4

901.620

41,42


2.058.900

100

1.582.580

100

-476.320

-23,13

617.670

30,0

3.545.000

22,4

-263.170

-42,6

1.441.230

70,0

1.228.080


77,6

-2.131.500

-14,79

4.820

1.000

2.900

100

-2020

-41,9

1.050

21,80

5.700

19,5

-480

-45,7


3.770

78,2

2.330

81,5

-1440

-38,2

0,20

0,180

-0,0200

0,170

0,160

-0,010

0,260
0,190
-0,070
hạn
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỉ


trọng khá cao, đến hơn 70% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng và có gia tăng
tỉ trọng tổng qui mô cho vay sau hai năm. Nếu năm 2016 nó chiếm 70% thì năm
2017 nó tăng lên 77,6% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng. Trong năm 2017,
sự gia tăng của doanh số cho vay chủ yếu nằm trong các khoản vay trung dài hạn,
tăng 84.678 triệu đồng, tỉ lệ tăng 37,3% và doanh số cho vay đạt được 396.112
triệu đồng. Như vậy ta có thể thấy trong năm 2017 có sự chuyển hướng vay ngắn


hạn sang vay trung và dài hạn. Có tình hình trên là do trong năm 2017 nhu cầu
vay tăng trong khi đó thu nhập còn ở mức vừa phải nên họ chọn vay với thời hạn
dài để chủ động hơn cho việc trả nợ một phần đáp ứng được nhu cầu chi tiêu
hằng ngày. Mặt khác, một khi nền kinh tế phát triển người dân lại có nhu cầu vay
những khoản tiền lớnđể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Nhưng trong
thời gian ngắn họ không đủ khả năng để huy động, việc huy động đủ số tiền cần
thiết cần phải có thời gian. Ngoài ra khách hàng có xu hướng vau với thời gian
dài để chia nhỏ món nợ vay trả theo định kỳ để tránh áp lực về nợ nần thay vì trả
một lần vào cuối thời hạn vay trong vay ngắn hạn. Đối với Ngân hàng cho vau
trung, dài hạn sẽ thu được nợ gốc và lãi định kỳ do đó tăng được số vòng quay
của đồng vốn. Tuy nhiên, tăng cho vay trung, dài hạn đối với Ngân hàng cũng
đồng nghĩa với gia tăng rủi ro vì thời hạn cho vay càng dài rủi ro càng cao.
Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng khá, tỉ lệ tăng
38,2% tương đương với 95.168 triệu đồng. Trong đó doanh số thu nợ trung, dài
hạn tăng 90.162 triệu đồng và doanh số thu nợ ngắn hạn tăng 5.006 triệu đồng.
Nhìn chung cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn Thành Phố Đà Nẵng thì cho vay trung dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất,
do đó tỉ trọng về doanh số thu nợ chiếm tỉ trọng cao cũng là điều dễ hiểu. Năm
2017, doanh số thu nợ ngắn hạn, trung dài hạn đều tăng thể hiện công tác thu nợ
tiến triển theo chiều hướng khả quan. Tuy nhiên, nếu so với doanh số cho vay ta
thấy có sự chênh lệch lớn về tỉ trọng, nếu như tỉ trọng doanh số cho vay ngắn

hạn chiếm từ 20,7% đến 23% thì trong doanh số thu nợ con số này chỉ có tư
10,6% đến 12,4% ,còn đối với thời hạn vay trung dài hạn thì ngược lại. Điều này
cho thấy cho vay với thời hạn dài thì việc thu hồi nợ sẽ đạt kết quả tốt hơn do
việc thu nợ gốc và lãi theo kỳ hạn. Còn đối với cho vay theo thời hạn ngắn
thưòng thì việc thanh toán nợ gốc và lãi một lần vào cuối thời hạn nên để có
khoản thu này thì phải cần thời gian dài hơn.
Như phân tích ở trên cho thấy, doanh số cho vay đối với các món vay ngắn
hạn giảm trong khi đó doanh số cho vay đối với v\các món vay trung đài hạn lại
tăng lên. Vì thế tỉ trọng về dư nợ bình quân theo thời hạn vay qua các năm cũng
thay đổi theo. Cụ thể dư nợ bình quân trong năm 2017 trong cho vay ngắn hạn


chiếm 22,4% nhưng trong năm 2017 chiếm 30%. Trong khi dư nợ bình quân
trong cho vay trung, dài hạn năm 2017 chiếm 77,6% cao hơn năm 2017, chỉ
chiếm 70%. Mặc dù cùng với sự sụt giảm chung của dư nợ bình quân cho vay
tiêu dung nhưng ta vẫn thấy qui mô dư nợ bình quân của cho vay trung, dài hạn
vẫn có mưc giảm chậm hơn mức giảm dư nợ bình quân cho vay tiêu dùng, điều
này khẳng định cho vay ttrung dài hạn vẫn chiếm ưu thế trong cho vay tiêu dùng.
Đóng góp vào sự gia tăng doanh số thu nợ, trong hai năm qua nợ quá hạn
đã giảm xuống rỏ rệt ở các thời hạn vay. Trong năm2017, cho vay ngắn hạn có
nợ quá hạn bình quân là 57 triệu đồng chiếm 19,5% trong tổng nợ quá hạn bình
quân cho vay tiêu dùng, nó giảm mạnh so với năm 2016 , giảm 48 triệu đồng, tỉ
lệ giảm là 47,7%. Đồng thời cho vay trung, dài hạn nợ quá hạn bình quân cũng
giảm từ 377 triệu đồng năm 2016 xuống còn 233 triệu đồng năm 2017. có được
kết quả như trên là do sự chỉ đạo nhiệt tình của BGĐ Ngân hàng N0&PTNT
Thành phố Đà Nẵng cũng như sự nỗ lực hết mình của các CBTD, thường xuyên
rà soát các món vay, đôn đốc nhăc nợ khách hàng nên nợ quá hạn đã giảm mạnh.
Tuy nhiên không vì tỉ lệ nợ quá hạn giảm mà mà chủ quan, thực tế cho vay tiêu
dung tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, dư nợ tiêu dùng không có tài sản đảm bảo chiếm tỉ
lệ cao trong tổng dư nợ, thời gian vay vốn lâu, có nhiều biến động nên đẻ thu hồi

được nợ nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó ý thức trách nhiệm trả nợ của
người vay cũng rất quan trọng.
Mặc dù chỉ tiêu nợ quá hạn bình quân cho thấy tình hình nợ quá hạn của
Ngân hàng trong thời gian qua nhưng nó chỉ là số tuyệt đối. Vì vậy, để đánh giá
đúng hơn về dư nợ quá hạn cũng như chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng
ở các thời hạn thì ta cần phải xem xét chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn. Năm 2016,tỉ lệ nợ
quá hạn bình quân ngắn hạn là :0,17%; trung, dài hạn là:0.26%; đến năm 2017
thì con số này lần lượt là: 0,16% và 0,19%. Với số liệu đó thì không có gì bàn cải
cả vì cho vay với thời hạn dài thì rủi ro càng cao do đó dẫn đến tỉ lệ nợ quá hạn
lớn. Tuy nhiên, việc tỉ lệ nợ quá hạn trong cho vay trung, dài hạn lớn một phần
do nợ quá hạn của những năm trước để lại và chủ yếu nằm ở đối tượng vay là cán
bộ công nhân viên.


Như vậy qua việc phân tích cho vay tiêu dung theo thời hạn yêu cầu đặt ra
cho Ngân hàng định hướng thay đổi tỉ trọng trong cho vay theo thời hạn theo
hướng tăng tỉ trọng cho vay trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay dài hạn
ngày càng tăng của công chúng. Tuy nhiên khó khăn cho Ngân hàng khi thực
hiện vì nguồn vốn mà Ngân hàng huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn mà Ngân
hàng chỉ có thể cho vay trung, dài hạn trong cân đối nhằm đảm bảo cân đối vốn
trung dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà việc khắc phục rủi ro đó trong nghiệp vụ
cho vay tiêu dùng còn nhiều trở ngại.
2.2. Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn
vay.
Đối với người đi vay, mục đích sử dụng tiền vay đã được đã được xác định
từ trước khi có ý định vay và mục đích đó bị chi phối bởi nhu cầu tiêu dùng khả
năng trả nợ. Còn đối với Ngân hàng việc xác định mục đích sử dụng vốn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi nơi vay để tránh gặp phải rủi ro
trong cho vay; tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại hình cho vay mà xác định mục
đích vay vốn của khách hàng có vai trò khác nhau. Đối với hoạt động cho vay

tiêu dùng thì việc xác định mục đích biến động như thế nào để từ đó bố trí nguồn
vốn cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Ta có thể xem xét tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn
của Ngân hàng thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Bảng thể hiên tình hình vho vay tiêu dùng theo mục đích sử
dụng vốn.
Chỉ tiêu
1. Doanh số cho vay.

Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2016
Năm 2017
So sánh
Số tiền
TT(%) Số tiền
TT
Số tiền TT(%)
2.944.980
100 3.927.290
100
982.310
33,35


Mua đất, xây nhà.
2.388.370
81,10 3.495.280
89,0 1.106.910
46,35

Mua xe
495.050
16,81
392.720
10,0 -102.320
-20,67
Mua vật dụng gia
47.110
1,60
31.420
0,8
-15.690
-33,3
đình
Mục đích khác.
14.130
0,48
7.850
0,2
-6.270
-44,4
2. Doanh số thu Nợ.
2.491.440
100 3.443.090
100
951.680
38,2
Mua đất, xây nhà.
2.008.040
8,06 2.761.350

80,2
753.310
37,5
Mua xe
421.530
1,70
516.460
9,0
94.930
22,52
Mua vật dụng gia
40.850
1,64
48.200
1,4
7.350
18,0
đình
Mục đích khác.
20.090
0,84
27.540
0,8
7.450
37,1
3. Dự Nợ bình quân.
2.058.900
100 1.582.580
100 -476.320
-23,13

Mua đất, xây nhà.
16.936.500
82,26 1.297.710
82,0 -395.930
-23,37
Mua xe
302.040
14,67
226.300
14,3
-75.730
-25,07
Mua vật dụng gia
38.290
1,86
37.980
2,4
-300
-0,8
đình
Mục đích khác.
24.910
1,21
20.570
1,3
-4.330
-17,4
4. Nợ quá hạn BQ
4.820
100

2.900
100
-2.020
-41,9
Mua đất, xây nhà.
3.810
79,08
2.290 79,02
-1.510
-39,85
Mua xe
850
17,73
520
18
-320
-38,58
Mua vật dụng gia
80
1,70
50
1,68
-30
-37,5
đình
Mục đích khác.
7,180
1,49
40
1,3

-3,40
-0,47
5.Tlệ NQH(%)
0,200
0,180
-0,020
Mua đất, xây nhà.
0,220
0,170
-0,050
Mua xe
0,280
0,220
-0,060
Mua vật dụng gia
0,20
0,130
-0,070
đình
Mục đích khác.
0,280
0,190
-0,090
Qua bảng số liệu tình hình cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn ta
thấy rất rỏ tỷ trọng về vay vốn cho mục đích mua nhà, mua đất, làm nhà sửa nhà;
mua xe chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể cho vay tiêu dùng. Điều đó có thể thấy
nhu cầu về nhà ở, chỉnh trang, tu sửa nhà, mua phương tiện đi lại là nhu cầu
thường xuyên và cần thiết trong tiêu dùng của người dân. Còn vay để mua vật
dụng gia đình (mua ti vi, tủ lạnh, máy vi tính...) và vay vì mục đích khác(như nộp
học phí...) thường có nhu cầu vốn nhỏ.

Vấn đề tiếp theo mà ta nhận thấy từ bảng số liệu là năm 2016 sang
năm2017 có sự thay đổi nhu cầu vay vốn ở từng mục đích vay. Số khách hàng có
nhu cầu vay mua phương tiện đi lại (như mua xe máy...) giảm từ 16,81% xuống


×