Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌM HIỂU QUY TRÌNH TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

SVTH
:
MSSV
:
LỚP
:
KHÓA
:
CHUYÊN NGÀNH :

ĐINH THỊ NGỌC HIỆP
08124032
DH08TB
2008 - 2012
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

- Tp.Hồ Chí Minh, ngày

tháng 7 năm 2012 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN KINH TẾ ĐẤT VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

ĐINH THỊ NGỌC HIỆP

“TÌM HIỂU QUY TRÌNH TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”

GVHD: TH.S BÙI VĂN HẢI
(Khoa: QLĐĐ & BĐS _ Trường: ĐH Nông lâm TP.HCM)
Ký tên: ………………………………………………….…

- Tháng 7 năm 2012 -


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1
2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 3
I.1.1 Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý ...................................................................................................... 6
I.1.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 7
I.1.4 Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang ...... 9
I.2 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện.....................................15
I.2.1 Nội dung ...........................................................................................................15

I.2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................15
I.2.3 Các bước thực hiện ...........................................................................................16
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................17
II.1 Đánh giá tiềm năng và lợi thế của tỉnh Tiền Giang trong lĩnh vực thu hút đầu tư .17
II.1.1 Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................17
II.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................18
II.2 Thực trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất phục vụ đầu tư trên địa bàn Tiền
Giang .............................................................................................................................23
II.2.1 Thực trạng sử dụng đất ....................................................................................23
II.2.2 Nhu cầu sử dụng đất của tỉnh Tiền Giang .......................................................26
II.3 Quy trình tạo quỹ đất ..............................................................................................27
II.3.1 Quy trình tìm đất đầu tư dự án khi chưa có quỹ đất ........................................27
II.3.2 Quy trình tạo quỹ đất cho dự án của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư
xây dựng hạ tầng Tiền Giang ....................................................................................28
II.4 Dự án Khu tái định cư đại học Tiền Giang của Trung tâm Phát triển quỹ đất và
Đầu tư xây dựng hạ tầng Tiền Giang ............................................................................37
II.4.1 Giới thiệu tổng quan ........................................................................................37
II.4.2 Tiến độ thực hiện .............................................................................................40
II.5 Những mặt tồn tại trong việc tạo và sử dụng quỹ đất tại địa phương.....................47
II.5.1 Quá trình tạo quỹ đất .......................................................................................47
II.5.2 Việc sử dụng quỹ đất .......................................................................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................49


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Danh mục

Trang

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh

Tiền Giang ......................................................................................................................... 10
Sơ đồ 2: Qui trình nhà đầu tư chuẩn bị mặt bằng khi không có quỹ đất ........................... 27
Sơ đồ 3: Qui trình tạo quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ
tầng tỉnh Tiền Giang .......................................................................................................... 29
Sơ đồ 4: Qui trình tạo quỹ đất Dự án Khu TĐC trường Đại học Tiền Giang của Trung
tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang ................................ 41
Bảng 1: Diện tích đất Trung tâm quản lý giai đoạn 2006-2011 ........................................ 13
Bảng 2: Kết quả hoạt động dự án của Trung tâm đến hết năm 2011 ................................ 14
Bảng 3: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng quỹ đất ngoài dự án của Trung tâm ......... 14
Bảng 4: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006-2011 .................................. 23
Bảng 5: Tình hình đăng ký thuê đất của tổ chức kinh tế tại tỉnh Tiền Giang năm 20062011 .................................................................................................................................. 24
Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến
năm 2011 ........................................................................................................................... 25
Bảng 7: Bảng giá bồi thường đất nông nghiệp đối với hộ trong vùng quy hoạch Dự án
Khu TĐC trường Đại học Tiền Giang ............................................................................... 43
Bảng 8: Bảng giá bồi thường, hỗ trợ đối với hộ trong vùng quy hoạch Dự án Khu TĐC
trường Đại học Tiền Giang ................................................................................................ 44
Bảng 9: Bảng tính giá nền TĐC của Dự án Khu TĐC trường Đại học Tiền Giang ......... 46

 
 


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tất các lĩnh vực.
Hàng loạt các dự án khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, dự án bố trí lại đô

thị đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội được đưa ra. Khi một dự án được duyệt đi
vào giai đoạn thực hiện thì vấn đề đầu tiên là mặt bằng dự án. Các dự án khi triển khai
đều phải bắt đầu từ khâu giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân vùng qui
hoạch dự án. Các việc này thường rất mất thời gian và có rất nhiều vấn đề phát sinh,
gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người bị thu hồi đất cũng như làm
chậm kế hoạch của nhà đầu tư. Trong khi đó hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư luôn
chịu sự tác động của các yếu tố lãi suất ngân hàng, giá vật tư, tiền công lao động,
nguyên liệu, cơ hội thị trường.Vì vậy không ít nhà đầu tư không thực hiện được kế
hoạch dự án khi đợi chờ giải phóng mặt bằng. Thời gian chuẩn bị mặt bằng kéo dài
dẫn đến dự án treo hay giá thành sản phẩm cao gây khó khăn trong việc thanh khoản
vốn, sản phẩm và công việc quản lý giá bất động sản của Nhà nước. Nhưng thực tế này
lại thường gặp ở nhiều địa phương vì rất thiếu quỹ đất sẵn sàng phục vụ các nhà đầu tư
khi có nhu cầu.
Tiền Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế xã hội, là một
trong những vựa lúa, vựa trái cây lớn của cả nước, là một trong các tỉnh trong vùng
kinh tế trọng điểm phía nam, lại ở vị trí cầu nối giao thương vùng kinh tế Đông Nam
bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội đến năm 2020, Tiền Giang sẽ phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, cơ cấu
kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Chính sách phát triển tỉnh là lựa chọn
danh mục thu hút đầu tư tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của tỉnh trên cơ sở quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội và quỹ đất đã được phê duyệt. Do đó, việc tạo
quỹ đất để đáp ứng nhu cầu đầu tư đang là nhu cầu rất bức thiết để tăng tốc phát triển
kinh tế xã hội tỉnh. Bước đầu có thể tạo nguồn quỹ đất bằng cách lập dự án, tạo quỹ
đất sạch giao cho nhà đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất ở một số
tuyến đường cụ thể, sau đó nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các khu
đất đã có quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư. Ngoài ra
cần tính đến nguồn quỹ đất thu hồi từ các dự án đầu tư khu dân cư không triển khai
theo đúng quy định pháp luật; thu hồi do dôi dư, sử dụng không đúng mục đích hoặc
lấn chiếm của các cá nhân, tổ chức đưa vào quỹ đất phục vụ các dự án phát triển kinh
tế xã hội trên địa bàn tỉnh.

Từ thực trạng nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu quy trình tạo
quỹ đất phục vụ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” nhằm nêu rõ chức năng,
tầm quan trọng cũng như các phương pháp, quy trình tạo lập, quản lý, khai thác hiệu
quả quỹ đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền
Giang (sau đây gọi là Trung tâm).
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hiểu được các bước tạo quỹ đất.

Trang 1


- Nắm được các hình thức giao quỹ đất cho nhà đầu tư nhằm phát triển hạ tầng xã
hội, hạ tầng kỹ thuật và phục vụ sản xuất tối ưu hóa nguồn lực.
- Đề xuất biện pháp phát huy tác dụng của quỹ đất trong thu hút đầu tư trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang.
2. Đối tượng nghiên cứu
Các bước thu hồi, bồi thường, xây dựng hạ tầng tạo quỹ đất phục vụ các nhà
đầu tư có nhu cầu sử dụng đất triển khai dự án trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mà Trung
tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng Tiền Giang thực hiện.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 05/4/2012 đến 25/7/2012.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2006 đến hết năm 2011.
- Phạm vi không gian: quỹ đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây
dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang tạo ra và được giao quản lý từ khi Trung tâm thành lập
đến năm 2011.
4. Ý nghĩa của đề tài
Tìm hiểu quy trình tạo quỹ đất của Trung tâm phát triển quỹ đất và Đầu tư xây
dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang để thấy được những vấn đề còn tồn tại trong việc chuẩn
bị mặt bằng cho dự án đầu tư, từ đó đề xuất những biện pháp và chính sách phù hợp
nhất về phát triển quỹ đất nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Tiền Giang.



Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
Trong nội dung bài báo cáo, các thuật ngữ chuyên ngành được hiểu như sau:
1. Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định
hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Có hai hình thức giao đất là giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có
thu tiền sử dụng đất
2. Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng
cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Hộ gia đình cá nhân, tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất hàng năm.
Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất thu
tiền hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê.
3. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định
là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó.
4. Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do được
người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình
thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn
bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới.
5. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng
đất hoặc thu lại đất đã giao cho cá nhân, tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn

quản lý theo quy định của Luật Đất đai 2003.
6. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người bị thu hồi đất.
7. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc xét đến các khoản hỗ trợ khi Nhà nước
thu hồi đất bao gồm:
- Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở;
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc
làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp;
- Hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được
công nhận là đất ở;
- Hỗ trợ khác (các hộ hưởng các chế độ chính sách xã hội)
8. Tái định cư được hiểu là việc con người tạo dựng một cuộc sống mới ở một nơi
ở mới sau khi đã di dời khỏi nơi cư trú cũ sau khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử
dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định 69 của Chính phủ mà
phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở khác thì được bố trí tái định cư bằng một
trong các hình thức: nhà ở tái định cư, đất tái định cư, tiền hỗ trợ tái định cư.
Trang 3


9. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự
án đầu tư do nhà đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án đầu tư; trường
hợp dự án đầu tư không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc
không phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì UBND cấp huyện nơi có đất có trách
nhiệm xem xét, chấp thuận về phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng giúp nhà đầu tư lập phương án
tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
10. Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và
trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động
đất đai giữa hai lần kiểm kê.
Kiểm kê áp giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc tổng hợp, kiểm tra

thông tin về họ và tên, địa chỉ người bị thu hồi đất, vị trí, nguồn gốc đất bị thu hồi; số
lượng, khối lượng, cấp loại, cây trái, hoa màu và các công trình khác có trên đất bị thu
hồi để làm cơ sở tính toán giá trị bồi thường hỗ trợ cho người bị thu hồi đất theo đơn
giá UBND tỉnh thành phố ban hành.
11. Giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi là giá đất) là số tiền tính trên một đơn vị
diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử
dụng đất
Khoản 23, Điều 4, Luật Đất đai 2003: giá đất là số tiền tính trên một đơn vị
diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc hình thành trong giao dịch quyền sử dụng
đất.
Các loại giá đất:
- Giá thị trường: giá hình thành thông qua các hoạt động của thị trường, bao gồm:
giá do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; và giá hình
thành theo thoả thuận của các bên trong các giao dịch quyền sử dụng đất (khoản 1, 2
Điều 55 Luật Đất đai 2003).
- Giá đất do Nhà nước quy định: có hai loại
+ Khung giá đất: do Chính phủ quy định. Đây là cơ sở để UBND cấp tỉnh ban
hành bảng giá đất hàng năm áp dụng trong địa phương mình.
+ Bảng giá đất: do UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm, căn cứ vào khung giá và
điều kiện thực tế của địa phương. Loại giá này áp dụng trực tiếp trong thực tế để xác
định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất (trừ nghĩa vụ tài chính và trường hợp
đấu giá quyền sử dụng đất không áp dụng giá đất) và dùng để tính tiền bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất, tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật
đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước.
12. Qui hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng
đất đai có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã
hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy
hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hiện những việc sử dụng đất
đai đó phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong tương lai. Một kỳ quy hoạch sử dụng đất là mười năm, được chia thành hai

kỳ kế hoạch: kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, các chỉ
tiêu sử dụng đất được xác định trong phương án quy hoạch sử dụng đất được phân chia
cho hai kỳ kế hoạch.


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

13. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất là bản đồ được lập tại thời điểm đầu kỳ quy
hoạch thể hiện sự phân bố các loại đất tại thời điểm cuối kỳ quy hoạch.
14. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất tại
một thời điểm xác định, được lập theo đơn vị hành chính.
15. Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di
dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất
nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình
mới. Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu thành lập Hội đồng giải
phóng mặt bằng triển khai qui hoạch thu hồi bồi thường hỗ trợ xong, tạo được quỹ đất
trống đủ điều kiện pháp lý để bàn giao đất cho chủ đầu tư.
16. Quỹ đất sạch là đất đã được thu hồi sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng
do Trung tâm phát triển quỹ đất quản lý, có thể đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật hoặc
chưa được đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trung tâm phát triển quỹ đất sẽ giao cho nhà đầu tư
thông qua các hình thức: giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử
dụng đất, cho thuê, đấu giá quyền sử dụng đất.
17. Đấu giá quyền sử dụng đất là việc lựa chọn các tổ chức hộ gia đình cá nhân có
năng lực để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo phương thức đấu
giá công khai theo nguyên tắc trình tự thủ tục quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐCP ngày 04-3-2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Người tham gia đấu giá là các tổ chức hộ gia đình cá nhân trong nước, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo
quy định của pháp luật Việt Nam. Riêng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được

tham gia đấu giá để thuê đất theo quy định của pháp luật và theo quy định của UBND
tỉnh.
18. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư để
thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật Đấu thầu trên cơ sở
bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thực chất của
công tác đấu thầu của Việt Nam là hoạt động chi tiêu, sử dụng vốn nhà nước và vì vậy
tuy gọi là Luật Đấu thầu song cần hiểu theo nghĩa ước lệ với bản chất là hoạt động
mua sắm công hay mua sắm Chính phủ. Hoạt động này bao gồm 7 hình thức lựa chọn
nhà thầu để thực hiện các gói thầu, trong đó thuật ngữ đấu thầu nếu hiểu theo nghĩa
gốc là cuộc đấu giá có sự tham gia của các nhà thầu để dành được hợp đồng thông qua
cạnh tranh.
Trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả
đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.
19. Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
20. Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các
hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Trang 5


21. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
22. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu
hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Bộ Luật Dân sự năm 2005.

Luật Đất đai năm 2003.
Luật Đầu tư năm 2005.
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29-11-2005 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai năm 2003.
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12-2004 của Chính phủ về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gọi tắt là Nghi định 197 của Chính
phủ).
Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13-8-2009 của Chính phủ quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất giá đất thu hồi đất bồi thường hỗ trợ tái định cư (gọi tắt là Nghị
định 69 của Chính phủ).
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04-3-2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài
sản.
Nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 06-3-1998 của Chính phủ về quản lý tài sản
Nhà nước.
Thông tư số 09/2011/TT-BTNMT ngày 31-3-2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà
nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01-10-2009 của Bộ tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết về bồi thường hỗ trợ tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi giao
đất và cho thuê đất (gọi tắt là Thông tư 14 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Thông tư số 57/2020/TT-BTC ngày 16-4-2010 của Bộ Tài chính quy định việc
lập dự toán sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV ngày 31-12-2004 hướng dẫn về chức
năng nhiệm vụ quyền hạn của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức Phát
triển quỹ đất.
Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 23-3-2006 của UBND tỉnh Tiền Giang về

việc thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền
Giang.
Quyết định số 5136/QĐ-UBND ngày 30-12-2009 của UBND tỉnh về việc kiện
toàn Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang.
Quyết định số 5942/QĐ-UBND ngày 05-10-2007 của UBND tỉnh về việc giao
đất thực hiện qui hoạch xây dựng Trường Đại học Tiền Giang.


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 03-4-2008 của UBND tỉnh về việc duyệt
qui hoạch chi tiết xây dựng trường Đại học Tiền Giang.
Quyết định số 3493/QĐ-UBND ngày 28-9-2007 của UBND tỉnh Tiền Giang về
việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư
Trường Đại học Tiền Giang.
Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày 22-7-2008 của UBND tỉnh về việc phê
duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu tái định cư trường
Đại học Tiền Giang.
Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 09-01-2008 của UBND tỉnh Tiền
Giang quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trái hoa màu khi nhà nước thu hồi
đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát
triển kinh tế.
Quyết định số 37/2009/QĐ-UBND ngày 31-12-2009 của UBND tỉnh về việc
ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2010.
Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 06-7-2010 của UBND tỉnh Tiền Giang
về việc ban hành đơn giá xây dựng nhà ở, vật kiến trúc thông dụng trên địa bàn Tiền
Giang.
I.1.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu

Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách thành
phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng
Bắc, nằm trong tọa độ 105050’ – 106045’ độ kinh Đông và 10035’ - 10012’ độ vĩ Bắc,
nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài
120km.
Tiền Giang có: Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An, phía Tây giáp Đồng
Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp biển Đông. Năm 2010
Tiền Giang được Chính phủ quy hoạch là một trong tám tỉnh kinh tế trọng điểm phía
Nam.
Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.481,77 km2, chiếm khoảng 6% diện tích
Đồng bằng sông Cửu Long, 8,1% diện tích vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 0,7%
diện tích cả nước.
Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (8 huyện, 01 thành phố, 01 thị
xã) và 172 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II.
Dân số trung bình năm 2011 là 1.682.601 người, mật độ dân số 671 người/km2,
chiếm khoảng 9,8% dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11,4% dân số vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam và 1,9% dân số cả nước. Tình hình dân số trong các năm qua
ổn định, tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 9,6‰. Dân số nam của tỉnh chiếm 49,2%
(828.230 người), nữ chiếm 50,8% (854.371 người); thành thị chiếm 14,7% (247.896
người), nông thôn chiếm 85,3% (1.434.705 người).
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, 53% diện tích toàn tỉnh là đất
phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền. Khí hậu Tiền Giang chia làm 2 mùa rõ rệt:

Trang 7


mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt
độ trung bình hàng năm khoảng 270C. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.467mm.
Khoáng sản Tiền Giang có mỏ đất sét vùng Tân Lập thuộc huyện Tân Phước
với trữ lượng hơn 6 triệu m3, chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp,

đồ gốm xuất khẩu, và trên 1 triệu m3 than bùn có thể làm phân vi sinh hữu cơ, trữ
lượng cát dọc sông Tiền phục vụ cho san lắp mặt bằng, tài nguyên nước khoáng, nước
nóng khá lớn.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2011 ước tính đạt 15.137 tỷ đồng (giá
so sánh năm 1994) tăng 10,5% so với năm 2010, đạt chỉ tiêu kế hoạch, khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,2%, khu
vực dịch vụ tăng 12,2%. GDP theo giá thực tế đạt 46.689 tỷ đồng, thu nhập bình
quân/người/năm đạt 27,7 triệu đồng.
Sản phẩm nông lâm ngư nghiệp gồm cây lương thực đạt sản lượng trên
1.349.425 tấn, khóm sản lượng gần 100.000 tấn, dừa trên 79.000 tấn, cây ăn quả trên
800.000 tấn (không tính cây khóm). Tiền Giang có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất
so với các địa phương trong cả nước với nhiều giống cây có giá trị xuất khẩu như: xoài
cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo, nhãn xuồng
cơm vàng, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò. Sản lượng từ nuôi và khai thác thủy sản
năm 2011 đạt 214.374 tấn, trong đó khai thác đạt 80.903 tấn. Năm 2011 giá trị sản
xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đạt trên 10.143,8 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu
đạt 740 triệu USD, nhập khẩu 304,6 triệu USD.
Vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2011 thực hiện được 14.892,7 tỷ
đồng, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 14% so năm 2010. Bao gồm vốn khu vực Nhà nước
2.352,9 tỷ đồng, tăng 17,2%, khu vực ngoài Nhà nước 10.730 tỷ đồng, tăng 2,3%, khu
vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1.809,8 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần.Tuy vậy,
vốn đầu tư chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của tỉnh nên còn nhiều dự án đã
được quy hoạch nhưng thiếu vốn, đang mời gọi đầu tư.
Theo Quyết định số 3999/QĐ-UBND của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển
thương mại đến năm 2020 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12 12,5%/năm thời kỳ 2011 - 2020 (trong đó, dịch vụ tăng 13-13,5%/năm), riêng giai
đoạn 2011 - 2015, GDP tăng bình quân khoảng 11 - 12%/năm, khu vực dịch vụ tăng
12,5 - 13,3%. Đến năm 2020, tỷ trọng dịch vụ đạt 35,9 - 36,8% trong GDP. Giá trị
tăng thêm của ngành thương mại tăng bình quân 13,9%/năm trong giai đoạn 2011 2015, đạt 2.222 tỷ đồng vào năm 2015, giai đoạn 2016-2020 là 13,3%/năm, đạt 4.148
tỷ đồng vào năm 2020. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất từ 16,5 - 19%/năm
giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng xã hội giai đoạn 2011-2015 đạt 20 - 21%/năm, giai đoạn 2016 2010 đạt 17 - 18%/năm. Gia tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa đảm bảo nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng trong nước, đến năm 2020 có 35% - 40% hàng hóa lưu chuyển qua
các loại hình thương mại hiện đại. Do vậy, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành
thương mại của tỉnh đến năm 2020 là rất lớn.
Ngành du lịch tỉnh Tiền Giang khá phát triển. Hàng năm, lượng du khách đến
hàng năm đều tăng, riêng năm 2011 lượng khách đến Tiền Giang đạt 978,9 ngàn lượt
người. Thế mạnh của du lịch Tiền Giang chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử
và sinh thái như: di tích văn hóa Óc Eo, Gò Thành từ thế kỷ I đến thế kỷ VI sau công


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

nguyên), di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều
lăng mộ, đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh
Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ…. Các điểm du lịch sinh thái mới được tôn tạo
như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái
Đồng Tháp Mười, biển Tân Thành...
Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được hiện đại hóa, triển khai đồng loạt trong
toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Điện lưới quốc
gia đến toàn bộ trung tâm các xã, phường, thị trấn. Lượng nước sạch cung cấp cho sản
xuất và sinh hoạt ở các khu đô thị và nhiều vùng nông thôn đạt 55.000m3/ngày đêm.
Có 4 tuyến quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60) chạy
ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh –
Trung Lương, cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền nối liền Tiền Giang với Bến Tre, và
tương lai là cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ nối liền Tiền Giang với Long An và
thành phố Hố Chí Minh.
I.1.4 Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang


1. Mục đích thành lập
Tỉnh Tiền Giang là một trong các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Cửu Long đã
được Thủ tướng Chính phủ qui hoạch đưa vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tốc
độ đô thị hóa của tỉnh ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là thành phố Mỹ Tho đã được
Thủ tướng chính phủ công nhận đô thị loại II. Việc quản lý quỹ đất công của tỉnh trong
thời gian qua chưa được chặt chẽ, sử dụng còn lãng phí, sai mục đích và chưa đáp ứng
yêu cầu cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa của tỉnh.
Việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư
lớn của tỉnh thường kéo dài chậm trễ, nhiều tổ chức địa phương thực hiện chưa đồng
bộ, chưa khuyến khích được các nhà đầu tư trong ngoài tỉnh và nước ngoài.
Các tổ chức cá nhân có nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế nhất là đối với các tổ
chức cá nhân đầu tư có vốn nước ngoài hiện nay đều phải thực hiện theo qui trình tự
tìm địa điểm, tham khảo qui hoạch, thoả thuận bồi thường cho người đang sử dụng đất,
lập thủ thủ tục xin thuê đất. Phương thức này đang làm chậm qui trình đầu tư do nhà
đầu tư phải thông qua nhiều khâu môi giới trung gian thiếu sự can thiệp hiện hữu của
Nhà nước và tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.
Nhu cầu để xây dựng hoặc đấu giá xây dựng các công trình hạ tầng phúc lợi
công cộng, nhà ở cho người có thu nhập thấp, bố trí tái định cư cho các đối tượng bị
giải tỏa khi Nhà nước thực hiện các dự án chỉnh trang đô thị đang rất cần nhưng quỹ
đất phục vụ cho mục đích chưa có.
Vì vậy, việc thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng
là yêu cầu cần thiết cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang. Việc
thành lập đơn vị mới vừa có chức năng phát triển quỹ đất vừa có chức năng đầu tư xây
dựng hạ tầng sẽ tạo thuận lợi cho việc lãnh đạo và điều hành của UBND tỉnh. Đồng
thời, Trung tâm giúp cho tỉnh chủ động tạo ra quỹ đất làm động lực cho đầu tư phát
triển, làm tăng giá trị và hiệu quả sử dụng đất góp phần nâng cao năng lực quản lý thị
Trang 9



trường bất động sản theo định hướng qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh. Đồng thời, việc quản lý xây dựng, định hướng các dự án đúng với quy hoạch
được duyệt sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan quản lý của tỉnh và địa
phương.
2. Cơ cấu tổ chức
Ban Giám đốc

Phòng Phát triển
quỹ đất

Phòng Tổ chức
Hành chính – Tài vụ

Phòng Kế hoạch –
Kỹ thuật

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây
dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang
Phòng Tổ chức Hành chính - Tài vụ
Tham mưu giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý viên chức người lao
động và tài chính tài sản trung tâm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an
ninh nhằm bảo vệ cơ quan an toàn về an ninh trật tự
Tham mưu giúp giám đốc thực hiện nhiệm vụ pháp chế hành chính quản trị
của trung tâm.
Thực hiện thu chi lệ phí và các khoản thu khác.
Phòng Phát triển quỹ đất
Lập hồ sơ thủ tục trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện việc
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án được giao làm chủ đầu tư và để giải
phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh đối với trường hợp sau khi

có quy hoạch kế hoạch được xét duyệt mà chưa có công trình dự án cụ thể.
Tham mưu giúp Ban giám đốc quản lý và khai thác quỹ đất Nhà nước thu
hồi, đề xuất phương án sử dụng cho quỹ đất đang quản lý.
Lập hồ sơ thủ tục trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực có quy hoạch phải thu hồi đất mà người sử
dụng có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước có quyết định thu hồi.
Bàn giao đất đang quản lý cho người được giao đất, cho thuê đất theo quyết
định của UBND tỉnh.
Lập kế hoạch đề án sử dụng quỹ đất được giao quản lý làm quỹ đất dự trữ
để điều tiết các nhu cầu về đất đai theo quyết định của UBND tỉnh phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
Tham mưu đề xuất các vấn đề thuộc về cơ chế chính sách nhằm thực hiện
nhiệm vụ của Trung tâm liên quan đến công tác phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng
hạ tầng.


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

Lập kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt
bằng, tái định cư.
Đề xuất tìm kiếm dự án đầu tư, triển khai các dự án đầu tư.
Theo dõi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Lập kế hoạch, đề án, chính sách xúc tiến trong việc giới thiệu địa điểm đầu
tư vận động đầu tư vào quỹ đất được giao quản lý.
Theo dõi quy trình đầu tư xây dựng đối với các dự án được giao làm chủ
đầu tư.
Thực hiện chế độ báo cáo theo qui định hiện hành về tình hình các dự án

được giao cho UBND tỉnh và các ngành có liên quan.
Lập chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện từng dự án sau khi được cơ
quan có thẩm quyền chấp nhận chủ trương đầu tư. Bao gồm từ khâu chuẩn bị đầu tư
thực hiện và kết thúc đầu tư theo quy định về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản hiện
hành bao gồm: lập trình thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, lập trình thẩm định và
phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán tổng dự toán, lập trình thẩm định và phê
duyệt kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu và trình phê duyệt kết quả đấu thầu.
Triển khai thi công, giám sát thi công của từng dự án theo thiết kế kỹ thuật
được phê duyệt.
Xử lý và tham gia cùng nhà thầu thi công tư vấn thiết kế các cơ quan liên
quan, xử lý những vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
Lập hồ sơ thanh, quyết toán khối lượng và chi phí đầu tư xây dựng công
trình.
Theo dõi bảo hành công trình
Giám sát xây dựng theo quy hoạch trong khu vực các dự án.
3. Vị trí, chức năng của Trung tâm
Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang do
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo
Quyết định số 1214/QĐ-UBND ngày 23-3-2006 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc
thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang và
Quyết định số 5136/QĐ-UBND ngày 30-12-2009 của UBND tỉnh về việc kiện toàn
Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang.
Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang là
đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm toàn bộ các chi phí hoạt động thường xuyên, có tư
cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại
Kho Bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định.
Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang có
chức năng tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,
tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất, tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng, tổ chức phát triển các khu tái định cư và thực hiện một số hoạt động dịch vụ để

phục vụ lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Trang 11


4. Nhiệm vụ của Trung tâm
- Tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất.
- Tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
- Tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa,
thể dục thể thao, môi trường và các nhu cầu khác của địa phương, ổn định thị trường
bất động sản.
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng
nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất thu hồi theo quy
định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 của Luật Đất đai đối với
đất thuộc khu vực đô thị và khu vực có quy hoạch phát triển đô thị.
- Chủ trì hoặc phối hợp với Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức
thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
- Tổ chức phát triển các khu tái định cư.
- Tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên quỹ đất đã được giao
quản lý để đấu giá.
- Cung cấp thông tin về giá đất, quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp


5. Kết quả hoạt động của Trung tâm từ khi thành lập đến năm 2011
Bảng 1: Diện tích đất Trung tâm quản lý giai đoạn 2006-2011
Stt

Vị trí khu đất

Đất đường Huyện
Toại
2 Khu đất Tỉnh ủy
Đất Lương Hòa
3
Lạc
4 Đất Thị đội
1

Diện tích (m2)
2006

2007

2008

9.627,1

9.627,1

2009

2010


2011

94,6
288,4
133,1

5 Đất Thành đội
Đất Sở Nông
6
nghiệp
Đất cạnh Hội
7
đồng nhân dân
Đồng sen Phương
8
Nam
9 Đất 202 Bình Đức
Đất 105 Trưng
10
Trắc
11 Đất Cầu đường
Khu đường Hùng
12
Vương
Khu TĐC trường
13
Đại học
Khu Tư pháp Mỹ
14
Tho

Đất Nhà nước
giao quản lý
Đất dự án

3.717,3

3.717,3

183.086,3 226.072,7 296.182,0 271.938,5 132.852,3 132.852,3

Tổng diện tích

290.659,8 342.275,6 409.686,4 375.815,8 241.670,5 242.447,0

481,6
1.018,8

1.018,8

617,6

617,6

102.858,5 102.858,5 102.858,5 102.858,5 102.858,5 102.858,5
5.342,1

5.342,1
770,5

18.742,9


18.742,9

18.742,9

183.086,3 183.086,3 183.086,3 183.086,3
70.109,3
24.243,5

70.109,3

62.753,3

62.753,3

70.099,3

70.099,3

24.243,5

107.573,5 116.202,9 113.504,4 103.877,3 108.818,2 109.588,7

(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang)
Từ khi thành lập đến hết năm 2011, Trung tâm được giao bồi thường, giải
phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng 3 dự án, quản lý nhiều diện tích đất, nhà ở khác
tổng diện tích hơn 42ha, thu tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách Nhà nước trên 272 tỷ
đồng, bố trí TĐC cho 369 hộ gia đình bị thu hồi đất với điều kiện khu TĐC hạ tầng
hoàn chỉnh. Trong đó năm 2008, Trung tâm đã giúp Nhà nước quản lý tốt nguồn tài
nguyên đất với tổng diện tích hơn 40 ha.


Trang 13


Bảng 2: Kết quả hoạt động dự án của Trung tâm đến hết năm 2011
Stt

Phân loại diện tích dự án

1

Diện tích đã bàn giao người sử dụng khác

15,9471

ha

Diện tích xây dựng khu TĐC

11,0436

ha

369

hộ

3,2491

ha


1,0087

ha

29,9848

ha

2
3

Số lượng

- Trong đó số hộ được bố trí TĐC
Diện tích xây dựng KCHT đấu giá
- Trong đó diện tích đã đấu giá thành

4

Tổng diện tích

5

Tổng giá trị thu từ đấu giá nộp NSNN

Đơn vị tính

234.623.679.307


đồng

(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang)
 

Bảng 3: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng quỹ đất ngoài dự án của Trung

 

tâm
Đối
tượng

Diện tích (m2)
Khách hàng

1.Cá nhân Huỳnh Công Tạo

2.Công ty

Đất ở

Nhà ở

94,61

330,1

Giá
(triệu

đồng)

Hình thức
giao đất

1.470 Đấu giá

Nguyễn Thị Phi Nga

133.1

140 Bán thẳng

Nguyễn Trí Dũng

194,4

2.916 Bán thẳng

Nguyễn Trí Dũng

97,2

1.488 Đấu giá

3717,3

42.861 Đấu giá

Cty TNHH Xăng dầu Hồng Đức

Cty CP VTNN Tiền Giang

481,6

505,3

3.326 Bán thẳng

Cty CPTM SG Công thương

288,4

380,5

6.645 Đấu giá

Ngân hàng CPTM Ngoại
thương Việt Nam

Bán thẳng
1257,7

Báo Nhân dân

401,2

Giao không
thu tiền sử
dụng đất


Thị đội thị xã Gò Công

9627,1

Giao không
thu tiền sử
dụng đất

3.Tổ chức

20.575

(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang)
Trung tâm đã giúp Nhà nước quản lý tốt đất công và đã được người sử dụng
tìm đến khi có nhu cầu sử dụng quỹ đất.


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

6. Định hướng phát triển quỹ đất trong giai đoạn tới
Tiếp tục thi công và quản lý tốt các dự án đang triển khai.
Xây dựng hoàn chỉnh đề cương quản lý công trình UBND tỉnh xem xét phê
duyệt, trên cơ sở đó đề xuất UBND tỉnh giao đơn vị thực hiện các nhiệm vụ có liên
quan tìm thêm việc làm, thu nhập cho đơn vị.
Nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành (như phần mềm
bồi thường giải phóng mặt bằng) vào các công việc chuyên môn để rút ngắn thời gian
và tăng hiệu quả xử lý công việc.
Phối hợp chặt chẽ với các hội đồng bồi thường của mỗi dự án đẩy nhanh tiến độ

dự án.
Tiếp nhận và quản lý tốt quỹ đất công được UBND tỉnh giao.
Tiếp tục phối hợp với các sở ban ngành liên quan định giá và tổ chức bán đấu
giá nhà đất được giao quản lý để tạo nguồn thu cho ngân sách.
Đề xuất UBND tỉnh trong việc tiếp nhận và lập phương thức bán đấu giá đối
với các trụ sở của các sở ngành đã có quy hoạch di dời về khu làm việc các sở ngành
theo lộ trình do Sở Xây dựng cung cấp.
Tiếp tục bán đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án Đường Hùng Vương nối dài
để tạo nguồn thu cho ngân sách và tái đầu tư cho các dự án mới.
Thực hiện và hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết đối với các dự án được
giao đảm bảo tiến độ để đủ điều kiện kêu gọi đầu tư.
Tiếp tục nghiên cứu và đề xuất UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư các dự án mới
(như khu Tư pháp Cai Lậy, Khu kho 302) nhằm tạo quỹ đất phục vụ nhu cầu bố trí tái
định cư cho các dự án phát triển hạ tầng tỉnh phục vụ các nhu cầu về phát triển nhà ở
xã hội nhà ở công vụ nhà ở thương mại nhà ở cho người thu nhập thấp. Điều tra, thống
kê thu hồi và khai thác quỹ đất tập trung, giúp tỉnh chủ động tạo ra quỹ đất, tạo vốn, là
động lực cho đầu tư phát triển làm tăng giá trị và hiệu quả sử dụng, đồng thời là công
cụ giúp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, nhu cầu sử dụng đất để đầu
tư trên địa bàn tỉnh.
Triển khai dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
I.2 Nội dung, phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện
I.2.1 Nội dung
- Quy trình tạo quỹ đất.
- Dự án Khu tái định cư đại học Tiền Giang của Trung tâm Phát triển quỹ đất và
Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang.
- Kết quả hoạt động của trung tâm và những mặt còn tồn tại trong quá trình tạo
quỹ đất và sử dụng quỹ đất tại địa phương.
I.2.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu văn bản luật và văn bản pháp lý của Trung tâm phát triển quỹ đất

và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang.
Trang 15


Nghiên cứu sách, báo, luận văn của các khóa trước có liên quan đến vấn đề quỹ
đất.
- Phương pháp chuyên gia:
Tiếp thu những chỉ dẫn của giáo viên trong quá trình định hướng nghiên cứu và
hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
Tham khảo ý kiến của những cán bộ chuyên môn của Trung tâm nơi thực tập.
- Phương pháp phân tích:
Phân tích những tài liệu đã nghiên cứu, những tình huống thực tế trong quá
trình thực hiện tạo quỹ đất tại địa phương đưa ra những kết luận về vấn đề nghiên cứu
phù hợp pháp lý và thực tiễn địa phương.
- Phương pháp lý thuyết: ứng dụng các lý thuyết bài giảng, đưa ra lý thuyết trước
sau đó dẫn minh họa thực tế chứng minh.
- Phương pháp so sánh: so sánh quy trình tổng quát tạo quỹ đất và cụ thể khi nó
được đưa vào từng dự án, từ đó rút ra những hạn chế cần khắc phục.
- Phương pháp sơ đồ, bản đồ: tổng quát các bước tạo quỹ đất thành sơ đồ quy
trình, cập nhật các bản đồ của quỹ đất dự án khu TĐC trường Đại học Tiền Giang.
I.2.3 Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định đối tượng nghiên cứu và lập đề cương chi tiết.
Bước 2: Thu nhập tài liệu về công tác BT-GPMB-TĐC trên các văn bản pháp
lý.
Bước 3: Tìm hiểu và thu thập thông tin về công tác tạo quỹ đất cho các dự án
của Trung tâm Phát triển quỹ đất và Đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh Tiền Giang.
Bước 4: Từ các thông tin và số liệu thu thập được tiến hành phân tích từ đó rút
ra những vấn đề còn tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả
của quy trình tạo quỹ đất.



Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 Đánh giá tiềm năng và lợi thế của tỉnh Tiền Giang trong lĩnh vực thu hút đầu

II.1.1 Điều kiện tự nhiên
Tiền Giang nằm trên trục quốc lộ huyết mạch của các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, là cầu nối giữa các tỉnh miền Tây Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh. Vừa là
cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia vừa có mạng lưới giao
thông đường bộ khá hoàn chỉnh, đặc biệt là tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí
Minh-Trung Lương vừa mới đưa vào vận hành là những điều kiện quan trọng để rút
ngắn thời gian, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Tiền Giang đi thành phố Hồ Chí
Minh và các địa phương khác trong khu vực.
Tiền Giang có lợi thế là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
đồng thời lại là tỉnh “cửa ngõ” của vùng nguyên liệu, nông sản, thực phẩm nhiều nhất
của đất nước - vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua mạng lưới giao thông thủy
- bộ thuận lợi, Tiền Giang là địa bàn tập kết, trung chuyển lương thực, thực phẩm,
nguyên liệu nông nghiệp cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ.
Ngược lại, Tiền Giang cũng là cầu nối cung ứng hàng triệu tấn vật tư, sản phẩm công
nghiệp, hàng công nghiệp tiêu dùng của vùng kinh tế Đông Nam bộ cho các tỉnh miền
Tây. Với vị trí rất quan trọng của một địa bàn trung chuyển, với năng lực sản xuất và
nhu cầu tiêu dùng rất cao, Tiền Giang xứng đáng được các nhà đầu tư quan tâm với
mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả đầu tư.
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa ổn định quanh
năm thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng
ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu,

tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển.
Tỉnh Tiền Giang có diện tích không lớn, trải dài từ Tây sang Đông dọc theo tả
ngạn sông Tiền nhưng lịch sử kiến tạo địa chất khác nhau, địa hình khác nhau, chế độ
khí hậu - thủy văn khác nhau đã tạo nên nhiều loại đất phong phú và đa dạng, hình
thành các vùng đặc trưng nông sản:
- Nhóm đất phù sa: phân bố tập trung tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu
Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây; diện tích
123.949 ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là loại đất phù sa ngọt, thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp; đã được sử dụng hết diện tích; hình thành nên những
vùng lúa cao sản, vườn cây ăn trái, rau màu trù phú.
- Nhóm đất mặn: phân bố ở các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây và một
phần huyện Chợ Gạo; diện tích 34.143 ha, chiếm 14,6% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đây là loại đất màu mỡ, bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên, nếu được rửa
mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây
trồng tương đối đa dạng. Tỉnh đã được Trung ương đầu tư kinh phí thực hiện dự án
Trang 17


“Ngọt hoá Gò Công”. Dự án mở ra thời cơ cho người dân vùng ven biển chuyển đổi cơ
cấu sản xuất, phát triển kinh tế. Thời gian đầu, dự án đã phát huy hiệu quả rõ nét: nước
mặn được khống chế, đất đai vùng ngọt hóa dần dần được cải thiện, sản xuất 3
vụ/năm, năng suất lúa hơn 6 tấn /ha.
- Nhóm đất phèn: phân bố tập trung ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, thuộc khu
vực phía Bắc của 3 huyện: Cái Bè, Cai Lậy và Tân Phước; diện tích 45.298 ha, chiếm
19,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Hiện nay, đất phèn tầng sâu hầu hết đã được đưa
vào khai thác sử dụng, đất phèn tầng nông còn để hoang rất nhiều. Hai loại cây chính
được trồng trên đất phèn là tràm và cỏ bàng. Tỉnh cũng đã tiến hành trồng dứa và mía
cho kết quả khả quan.
- Nhóm đất cát: phân bố rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công
Tây và tập trung nhiều nhất ở Gò Công Đông; diện tích 7.152 ha, chiếm 3,1% diện tích

tự nhiên của tỉnh, chủ yếu là đất cát giồng. Đất cát giồng có địa hình cao, độ phì không
cao. Đất cát giồng được khai thác sớm triệt để. Các giồng cát giữ được nước ngọt cho
mùa khô, địa hình lại cao nên thường là những tụ điểm quần cư đông đúc. Hiện nay
phần lớn các giồng cát ở Gò Công Đông, Gò Công Tây bị lấp hoàn toàn dưới lớp phù
sa, chủ yếu làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Với lợi thế miệt vườn, cảnh quan sông nước hữu tình, đất đai cây trái trù phú,
vừa có sông vừa có biển lại không ở quá xa thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang là
một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh nhất ở các tỉnh Đồng
bằng Sông Cửu Long. Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của nền
văn minh sông nước Nam bộ có khả năng thu hút du khách theo hướng du lịch sinh
thái, du lịch lịch sử - văn hoá và lễ hội dân gian.
Với điều kiện tự nhiên như trên, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế - xã hội
với các tỉnh trong vùng và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phát triển kinh tế đa
dạng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Tự nhiên của tỉnh Tiền Giang là một nguồn nội lực
quan trọng cho sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, nó cũng mang lại nhiều thách thức
cho tỉnh như việc hình thành đê biển chống sự xâm nhập từ biển vào, hoàn thiện hạ
tầng cơ sở đáp ứng điều kiện đầu tư, việc cạnh tranh, thu hút chất xám, thu hút vốn đầu
tư nước ngoài và phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại du lịch.
II.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Với dân số hơn 1,73 triệu người, đa số là dân số trẻ, Tiền Giang có một nguồn
lao động rất lớn, số người trong độ tuổi lao động chiếm 74% so với tổng số dân. Trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền Giang là tỉnh dân cư có trình độ học vấn bình
quân cao nhất. Do vậy, lao động của Tiền Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu
nhanh, kỹ năng lao động tốt. UBND tỉnh đang chú trọng phát triển nguồn nhân lực có
tay nghề kỹ thuật cao. Ngoài các cơ sở dạy nghề của Nhà nước tại địa phương, tỉnh
còn liên kết các cơ sở đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với các cơ sở đào
tạo của tỉnh nhằm mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ
thuật của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong tương lai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2011 đạt 10,5% , khu vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản tăng 5,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,2%, khu vực
dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2010. Trong điều kiện ảnh hưởng lạm phát tăng, sản
xuất kinh doanh khó khăn, triều cường dâng cao hơn mọi năm gây lũ lụt ở các huyện


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

phía Tây, ngập úng ở các huyện phía Đông, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tỉnh vẫn
đạt được mức tăng trưởng cao cho thấy tỉnh Tiền Giang đã có các giải pháp đúng đắn
trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Sản xuất công nghiệp Tiền Giang thời gian qua có bước chuyển biến tích cực,
có sự đột phá về tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp; bình quân giá trị sản
xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 tăng 28,7%/năm và đạt giá trị 10.143,8 tỷ đồng
(giá cố định năm 1994) vào năm 2011, góp phần đưa khu vực II chiếm 27,1% trong cơ
cấu GDP toàn tỉnh vào năm 2011. Tính đến cuối năm 2011, Tiền Giang có trên 7.500
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc ngành công nghiệp, thu hút trên 53.300 lao động
thường xuyên và hàng chục ngàn lao động thời vụ.
Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại không ngừng được đầu tư, đến nay toàn
tỉnh Tiền Giang hiện có 172 chợ và các chợ chuyên doanh, chợ đầu mối. Bên cạnh đó,
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều loại hình kinh doanh hiện đại, văn minh
đã và đang được hình thành, các siêu thị đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một
diện mạo mới cho thương mại bán lẻ, góp phần nâng cao văn minh thương mại, đáp
ứng được nhu cầu mua sắm của khách hàng là tầng lớp trung lưu… Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang có: 3 hệ thống siêu thị (Co.opmart - Mỹ Tho, Siêu thị Titan - Cai
Lậy, Siêu thị Nhà sách Thành Nghĩa), 4 Trung tâm thương mại (Trung tâm thương mại
Mỹ Tho, Trung tâm thương mại Cái Bè, Trung tâm nông sản Phú Cường, Trung tâm
thương mại Cai Lậy).
Với hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đang từng bước được đầu tư, nâng

cấp, thương mại Tiền Giang trong thời gian qua phát triển khá ổn định. Năm 2011 tổng
mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội thực hiện 27.492 tỷ đồng,
tăng 27,9% so với năm 2010; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 740 triệu USD, tăng
29,7% so với năm 2010.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển trong thời kỳ 2006 - 2020 khoảng 422 nghìn
tỷ đồng (khoảng 20 - 22 tỷ USD), chiếm khoảng 43,4%/GDP. Nguồn vốn đầu tư dự
kiến từ ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương, vốn tín dụng đầu tư, vốn tích lũy
đầu tư của dân cư và của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư.
Với vị trí địa lý thuận lợi và môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện,
Tiền Giang đã và đang được nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và thực hiện đầu tư. Theo thống
kê đầu năm 2012 của Cục đầu tư nước ngoài trực thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam,
tỉnh Tiền Giang đang có khả năng thu hút mạnh với các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh
đứng thứ ba về chỉ số đầu tư nước ngoài trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long,
tính đến cuối năm 2011 tỉnh có 42 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn hơn 839 triệu
USD. Đó là tiền đề tốt đẩy nhanh phát triển kinh tế trong giai đoạn tới.
Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, tỉnh đã có hệ thống các giải pháp huy động vốn
tích cực, trong đó phát huy nội lực là chủ yếu. Tỉnh tạo môi trường đầu tư thuận lợi để
có các điều kiện tốt nhất thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển; đa
dạng hóa các hình thức huy động vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh công tác xúc
tiến đầu tư thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ưu tiên huy động và sử dụng
nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng công nghiệp.
Trang 19


Tỉnh đã có nhiều cải cách về thủ tục hành chính, quy trình giải quyết các yêu
cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư với mục tiêu trách nhiệm, công khai, minh bạch. Tất
cả các cơ quan, chính quyền các cấp đều hoạt động theo cơ chế “một cửa”, phục vụ
nhanh chóng, đầy đủ, hiệu quả các yêu cầu của khách hàng.
Với tình hình kinh tế khá phát triển và nguồn tài nguyên phong phú đa dạng,
Tiền Giang có nhiều lợi thế để mở rộng, phát triển thêm các khu công nghiệp, khu đô

thị mới, phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng cùng các dịch vụ nhiều
chương trình, danh mục trên nhiều lĩnh vực nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư.
Ngày 29 -01- 2010, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư
năm 2010 mời gọi của tỉnh 117 dự án trọng điểm, với tổng vốn hơn 192 tỷ đồng. Như
vậy tỉnh Tiền Giang đang mở rộng cửa chào đón các nhà đầu tư. Môi trường đầu tư,
kinh doanh của tỉnh Tiền Giang đã không ngừng được cải thiện, được cộng đồng
doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn đánh giá cao. Theo bảng công bố chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
vừa công bố, tỉnh Tiền Giang giữ vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (tăng 12
thứ hạng so với năm 2008), và vươn lên đứng thứ 3 tại vùng Đồng bằng sông Cửu
Long.
Theo chủ trương thành lập các khu công nghiệp của Chính phủ, đến năm 2011,
tỉnh có 4 KCN và 9 CCN, hàng năm giải quyết việc làm cho hơn 22.000 lao động.
Thực trạng các khu- cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh:
- KCN Mỹ Tho: được Thủ tướng chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định
782/TTg ngày 20-9-1997 với tổng diện tích là 79,14 ha và bắt đầu đi vào hoạt động từ
năm 1998. Đến cuối năm 2002, KCN này đã kín chỗ với tất cả 24 dự án đầu tư. Năm
2008, Ban quản lý KCN Mỹ Tho xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, gồm hệ
thống thu gom và xử lý nước thải tập trung công suất 3.500m³/ngày, tổng vốn đầu tư là
28 tỷ VNĐ.
- KCN Tân Hương (huyện Châu Thành): có diện tích 197 ha, tổng vốn đầu tư
của dự án là 581 tỷ đồng do Công ty TNHH Nhựt Thành Tân làm chủ đầu tư. Dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được triển khai tháng 10-2006. Hiện có 22
dự án đầu tư mới, trong đó có 14 dự án đang đi vào hoạt động, các dự án khác đang
triển khai xây dựng.
- KCN tàu thủy Soài Rạp (huyện Gò Công Đông): quy mô 500 ha, do Tổng
Công ty công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) làm chủ đầu tư. Ủy Ban Nhân dân tỉnh Tiền
Giang giao đất từ tháng 04-2007. Sau hơn 3 năm quy hoạch, đến tháng 06-2010, KCN
vẫn đang bị bỏ hoang, trong khi đó, chủ đầu tư là Vinashin đã phải tái cơ cấu theo lệnh
của Thủ tướng Chính phủ vì làm ăn thua lỗ.

- KCN Long Giang ở huyện Tân Phước do Công ty TNHH ngành mỏ Qian
Sheng Tứ Xuyên và Công ty TNHH Cổ phần thuộc da Xie Li tỉnh Triết Giang Trung
Quốc làm chủ đầu tư ,quy mô 285 ha. KCN Long Giang đã có tổng số dự án là 11,
trong đó 03 dự án đi vào hoạt động, 06 dự án đang triển khai xây dựng, 02 dự án đang
chờ ý kiến UBND tỉnh giao tiếp giai đoạn 2 cho KCN Long Giang và Ban Quản lý các
KCN Tiền Giang mới cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 02 dự án này.
- CCN Trung An: Cụm công nghiệp được UBND tỉnh Tiền Giang cho phép
thành lập năm 2002, với diện tích 17,6 ha nhằm đáp ứng nhu cầu thuê đất của các nhà
đầu tư khi giải tỏa bồi thường của KCN Mỹ Tho chậm không đáp ứng được đất cho


Chuyên ngành Quản lý Thị trường bất động sản

Đinh Thị Ngọc Hiệp

nhà đầu tư thuê. Năm 2006, toàn bộ diện tích CCN này đã được lắp đầy, hầu hết các
dự án đều có quy mô tương đối.
- CCN Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho): CCN này có diện tích gần 24 ha,
trong đó đất dành cho các nhà đầu tư thuê làm ăn có diện tích gần 19 ha, còn lại là đất
hạ tầng giao thông, sân bãi và đất trồng cây xanh tạo cảnh quan khu vực, vốn đầu tư hạ
tầng khoảng 77,7 tỷ VNĐ. CCN Tân Mỹ Chánh là một trong những CCN có tiến độ
thu hút đầu tư tương đối nhanh. Hiện đã thu hút 18 dự án đầu tư (có 8 doanh nghiệp
đã hoạt động), tổng diện tích thực hiện khoảng 16 ha.
- CCN An Thạnh (huyện Cái Bè) có 32/34 dự án đã đi vào hoạt động.
- CCN Song Thuận (huyện Châu Thành) có 15 dự án, lấp đầy 92% diện tích.
- CCN Bình Ninh có qui mô 14,6 ha, hiện đã có DNTN Đổng Kim Long đầu tư
xây dựng Dự án Nhà máy đóng tàu có diện tích 1,76 ha.
- CCN Long Trung có qui mô 50 ha, Công ty cổ phần Đồ uống và thực phẩm
Mekong đang khảo sát lập dự án đầu tư.
- CCN Tam Hiệp (huyện Châu Thành): tổng diện tích 160 ha tại xã Tam Hiệp,

huyện Châu Thành do Công ty TNHH Nhựt Thành Tân (chủ đầu tư KCN Tân Hương)
làm chủ đầu tư, dự án được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây là CCN được xây dựng có quy mô
tương đối lớn, cơ sở hạ tầng hiện đại, bố trí các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường.
- CCN Thanh Hòa có qui mô 75 ha (giai đoạn I là 50 ha) tại xã Thanh Hòa (Cai
Lậy), với tổng vốn đầu tư dự kiến là trên 515 tỷ đồng đã được UBND tỉnh cho chủ
trương giao Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng CCN Thanh Hòa nghiên cứu lập dự
án đầu tư xây dựng và thực hiện các thủ tục trình UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư
(hiện đã có 26 nhà đầu tư thứ cấp là các cổ đông của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây
dựng CCN Thanh Hòa đăng ký sử dụng đất công nghiệp, với tổng diện tích sử dụng là
35 ha).
- CCN Thạnh Tân quy mô 50 ha tại xã Thạnh Tân (Tân Phước) có vốn đầu tư
dự kiến là 150 tỷ đồng, công ty cổ phần Vina G8 đang làm chủ đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng CCN này và đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang bảo đảm thực hiện đầy đủ và ổn định lâu dài
những chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư của Chính phủ quy định. Khi có những thay
đổi về chính sách ưu đãi, nhà đầu tư được lựa chọn mức ưu đãi có lợi nhất. Ngoài ra,
đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách
hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
+ Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được hỗ
trợ:
- Được Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất
theo giá đất của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành áp dụng vào thời điểm giao đất, cho
thuê đất.
- Trường hợp nhà đầu tư tự bỏ vốn để thực hiện bồi thường, di dời, giải tỏa, hỗ
trợ tái định cư và đầu tư công trình hạ tầng trong khu, cụm công nghiệp sẽ được Ủy
Trang 21



×