Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

SO SÁNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CHÍN GIỐNG SẮN TẠI XÃ MINH HƯNG, HUYỆN BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CHÍN
GIỐNG SẮN TẠI XÃ MINH HƯNG, HUYỆN BÙ
ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2011

Họ và tên sinh viên : BÙI TẤN HƯNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 7/2012


SO SÁNH SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CHÍN GIỐNG
SẮN TẠI XÃ MINH HƯNG, HUYỆN BÙ ĐĂNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2011

Tác giả

BÙI TẤN HƯNG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG KIM

Tháng 07 năm 2012


i


LỜI CẢM ƠN
Khoá luận tốt nghiệp là điều kiện để đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc
đời sinh viên tại giảng đường đại học, nó khẳng định sự nỗ lực và trưởng thành của
bản thân sau bốn năm rèn luyện và học tập chăm chỉ.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, động
viên, hướng dẫn tận tình từ gia đình, quý thầy cô cùng các bạn. Nhờ đó mà tôi đã hoàn
thành được luận văn như mong muốn, nay xin cho phép tôi được gửi lời cám ơn sâu
sắc và chân thành đến: Cha - Mẹ, gia đình và người thân. Con xin cảm ơn Cha - Mẹ đã
sinh thành và nuôi dưỡng con khôn lớn, gia đình luôn ở bên cạnh, quan tâm, lo lắng,
những lời động viên và niềm hy vọng của cha mẹ chính là nguồn động lực để con biết
vươn lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Thầy giáo TS. Hoàng Kim. Con xin gửi đến Thầy lòng tri ân sâu sắc nhất. Vì
trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp, Thầy đã tạo mọi điều kiện cũng như sự quan
tâm, tận tình chỉ bảo giúp con giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm luận
văn và hoàn thành luận văn này theo đúng định hướng đặt ra
Bộ môn Cây lương thực đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Quý thầy cô khoa Nông học trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh,
những người đã tận tình giảng dạy, cũng như ban giám hiệu trường Đại Học

Nông

Lâm TP Hồ Chí Minh và phòng đào tạo trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
phân hiệu tại Gia Lai, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập bốn năm qua và thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn đến tập thể lớp DH08NHGL, cảm ơn tất cả các bạn đã luôn thăm hỏi,
động viên và chia sẻ với tôi trong suốt thời gian gắn bó tại trường và lúc làm khóa luận

tốt nghiệp.
Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2012
Bùi Tấn Hưng

ii


TÓM TẮT
Bùi Tấn Hưng, 2012. “So sánh sinh trưởng và năng suất của chín giống sắn tại
xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2011”. Thầy hướng dẫn: TS.
Hoàng Kim, địa điểm và thời gian thực hiện tại Nhà máy Nhiên Liệu Sinh Học, xã
Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước từ tháng 5/ 2011 đến tháng 05 /2012.
Mục tiêu đề tài: Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của chín
giống sắn để tuyển chọn 2 – 3 giống sắn mới triển vọng, thích hợp cho vùng Tây
Nguyên.
Nội dung thí nghiệm: Khảo sát đặc trưng hình thái, đặc điểm sinh trưởng phát
triển, năng suất củ tươi, hàm lượng tinh bột và chỉ số thu hoạch của chín giống sắn,
phương pháp thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố, ba
lần nhắc lại. Số ô thí nghiệm: 27 ô; Diện tích ô thí nghiệm: 40 m2 = 10 m x 4 m; Tổng
diện tích các ô thí nghiệm: 1080 m2 (chưa kể hàng rào bảo vệ).
Kết Luận:
So sánh trong 9 giống sắn thí nghiệm thì 3 giống sắn được chọn là KM419,
KM397, KM140 đạt năng suất sắn lát tương ứng là: 13,3 tấn/ha, 17,3 tấn/ha, 19,4
tấn/ha, năng suất tinh bột tương ứng là 14,9 tấn/ha, 11,1 tấn/ha và 12,1 tấn/ha, năng
suất thực thu tương ứng là: 48,7 tấn/ha, 37,5 tấn/ha, 42,6 tấn/ha. So với giống đối
chứng KM94 đạt năng suất sắn lát 14,3 tấn/ha, năng suất tinh bột 9,1 tấn/ha và năng
suất thự thu:31,8 tấn/ha.
Giống sắn KM419 là con lai của tổ hợp lai BKA900 x (KM98-5 x KM98-5) do
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tuyển chọn ban đầu


. Giống sắn

ưu tú BKA900 nhập nội từ Braxil có ưu điểm năng suất củ tươi cao nhưng cây giống
không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn KM98 – 5 là giống tốt đã được
tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh cho phép mở rộng sản xuất từ năm 2002 và Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 (Trần Công Khanh và ctv,
2005). Giống sắn lai KM419 có đặc điểm: Thân xanh, thẳng, tán gọn, cây cao vừa
phải, nhặt mắt, không phân cành, lá già xanh đậm, dạng củ rất đẹp và đồng đều, thịt
củ màu trắng, năng suất củ tươi đạt 35,0 – 45,8 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột đạt 27,6 –
iii


29,4%, Năng suất bột : 10,6 – 14,4 tấn/ha. Năng suất sắn lát khô đạt 13,5 – 18,6
tấn/ha. Chỉ số thu hoạch: 61 -65 %. Thời gian thu hoạch: 8-10 tháng. Nhiễm nhẹ bệnh
cháy lá. Thời gian giữ bột ngắn hơn KM94. Giống KM419 hiện được khảo nghiệm
trên nhiều tỉnh và nhân giống tại Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Ninh Thuận,
Giống KM419 đang được ưa chuộng và nhân nhanh trong sản xuất.
Giống sắn KM140 là con lai của tổ hợp KM98-1 x KM36 do Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và giới thiệu. Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh (NLU), Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Trụng
tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới (CIAT) phối hợp chính nghiên cứu và phát triển.
Giống sắn KM 140 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống chính thức trên
cả nước. Công trình chọn tạo và phát triển giống sắn KM140 đoạt Giải Nhất Hội thi Sáng
tạo Kỹ thuật Toàn quốc lần thứ 10 (VIFOTEC) tháng 1 năm 2010. Giống sắn KM140 có
đặc điểm: Thân xanh, thẳng, ngọn xanh, cây cao vừa phải, không phân nhánh. Năng suất
củ tươi: 33,4 – 35,0 tấn/ha. Tỷ lệ chất khô: 34,8 – 40,2%. Hàm lượng tinh bột: 26,1 –
28,7%. Năng suất bột : 9,5 – 10,0 tấn/ha Năng suất sắn lát khô: 11,7 – 14,0 t ấn/ha. Chỉ số
thu hoạch: 58 – 65 %. Thời gian thu hoạch: 8 – 10 tháng. Nhiễm nhẹ bệnh cháy lá. Thời
gian giữ bột ngắn hơn KM94, giống KM140 hiện được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam.
Diện tích trồng năm 2011 ước trên 150.000 ha.

Giống sắn KM397 là con lai của tổ hợp lai KM108-9-1 x KM219 chính là tổ
hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu
sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chon tạo và khảo nghiệm năm 2003 (Hoàng Kim
và ctv 2009). Giống SM937-6 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống
năm 1995 (Trần Ngọc Quyền và ctv, 1995). Giống KM397 có đặc điểm: thân nâu tím,
thẳng, nhặt mắt, không phân nhánh; lá xanh thẫm, ngọn xanh, củ đồng đều, dạng củ
đẹp, thịt củ màu trắng, thích hợp xắt lát phơi khô và làm bột. Thời gian thu hoạch 8 –
10 tháng sau trồng, năng suất củ tươi 33,0 – 45,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,5 –
29,6%, tỷ lệ sắn lát khô 42,5 – 44,3%, năng suất tinh bột 9,2 – 13,5 tấn/ha, năng suất
sắn lát khô 13,8 – 17,6 tấn/ ha. chỉ số thu hoạch 60 – 63,0%. Giống sắn KM397 chịu
khô hạn tốt, rất ít nhiễm sâu bệnh, thời gian giữ bột tương đương KM94.
iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.......................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài .......................................................................................................2
1.3 Yêu cầu cần đạt ......................................................................................................2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2

Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3
2.1 Phân loại, nguồn gốc, lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của cây sắn ..................3
2.1.1 Phân loại, nguồn gốc và lịch sử phát triển ......................................................3
2.1.1.1 Phân loại (Scientific classification) ..........................................................3
2.1.1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển................................................................3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học.....................................................................................5
2.1.2.1 Đặc điểm rễ con và rễ củ ..........................................................................5
2.1.2.2 Đặc điểm thân ...........................................................................................5
2.1.2.3 Đặc điểm lá ...............................................................................................5
2.1.2.4 Đặc điểm hoa, quả và hạt .........................................................................5
2.1.2.5 Yêu cầu sinh thái ......................................................................................6
2.1.3 Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế .......................................................7
2.1.3 .1 Thành phần dinh dưỡng...........................................................................7
2.1.3.2 Giá trị kinh tế ............................................................................................8
v


2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam ...................................9
2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ..............................................................9
2.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam .............................................................12
2.3 Đặc điểm di truyền và phương pháp chọn tạo giống sắn.....................................17
2.3.1 Đặc điểm di truyền của cây sắn ....................................................................17
2.3.2 Phương pháp chọn tạo giống sắn ..................................................................18
2.3.3 Chọn tạo giống sắn tại Việt Nam ..................................................................19
2.4 Nguồn gen giống sắn hiện nay trên thế giới và Việt Nam...................................22
2.4.1 Nguồn gen giống sắn trên thế giới ................................................................22
2.4.2 Nguồn gen giống sắn ở Việt Nam .................................................................25
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................29
3.1 Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................29
3.2 Phương pháp thí nghiệm ......................................................................................29

3.2.1 Điều kiện thí nghiệm .....................................................................................29
3.2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện .............................................................29
3.2.1.2 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm .........................................30
3.2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm ..........................30
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................................31
3.2.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm ............................................................................31
3.2.2.2 Quy trình kỹ thuật canh tác áp dụng.......................................................32
3.2.2.3 Các đặc trưng về hình thái ......................................................................33
3.2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ........................................................33
3.2.2.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh ...............................................................34
3.2.2.6 Khả năng chống đổ ngã ..........................................................................34
3.2.2.7 Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất ............................35
3.2.2.8 Các chỉ tiêu phẩm chất ...........................................................................35
3.2.2.9 Phương pháp theo dõi .............................................................................35
3.2.3. Phương pháp xử lý thống kê ........................................................................35
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................36
4.1. Đặc trưng hình thái .............................................................................................36
vi


4.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.....................................................................37
4.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã ...............................................................38
4.4 Năng suất củ tươi .................................................................................................38
4.5 Hàm lượng tinh bột và năng suất bột của 9 giống sắn thí nghiệm ......................39
4.6 Năng suất sinh vật và chỉ số thu hoạch (HI) của 9 giống sắn thí nghiệm............40
4.7. Các chỉ tiêu phẩm chất của 9 giống sắn thí nghiệm ...........................................40
4.8 Một số đặc điểm chính của các giống sắn được tuyển chọn................................41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................42
5.1 Kết luận ................................................................................................................42
5.2 Đề nghị .................................................................................................................43

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................46

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIAT

Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới.

CTCRI

Viện nghiên cứu cây có củ toàn Ấn.
Foods Agriculture Organization of the United Nation

FAO

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp của liên hiệp
quốc.

FAO

Foods Agriculture Organization of the United Nation
Statistical Data - FAO dữ liệu thống kê.

GSCRI

Viện nghiên cứu cây trồng cạn Quảng Tây.


HCN

Axit cyanhydric.

HI

Chỉ số thu hoạch

IAS

Viện khoa học kỹ thật nông nghiệp Việt Nam

ICBN

Mạng lưới quốc tế công nghệ sinh học

IFPRI

Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới

KU

Trường Đại học Kasetsart, Thái Lan

NLU

Trường Đại học Nông Lâm TPHCM

PTNT


Phát triểu nông thôn

RCBD

Random Complete Block Dezign
Khối đầy đủ ngẫu nhiên

RFCRC

Trung tâm nghiên cứu cây trồng Rayong

SCATC

Cây trồng nhiệt đới nam Trung Quốc

TNAU

Trường Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu

TTDI

Viện nghiên cứu tinh bột sắn Thái Lan

VAFTN

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

VASI

Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam


VNCP

Chương trình sắn Viết Nam

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 2000 – 2010 ....... 9
Bảng 2.2 Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ
tăng hàng năm của sự tiêu thụ sản phẩm sắn, giai đoạn 1993 – 2020 ........................... 11
Bảng 2.2: Diện tích sắn Việt Nam (1000 ha) phân theo vùng từ năm 1995 – 2010. .... 13
Bảng 2.3: Diện tích sắn vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ(1000ha) từ năm 2000 2010. .............................................................................................................................. 14
Bảng 2.4: Các giống sắn triển vọng của Thái Lan ........................................................ 23
Bảng 2.5: Nguồn gốc và đặc tính của 12 giống sắn hiện trồng phổ biến ở Ấn Độ ...... 24
Bảng 2.6: Nguồn gốc và đặc tính chính của 10 giống sắn phổ biến ở Trung Quốc ..... 25
Bảng 2.7: Nguồn gốc và đặc tính chính của 8 giống sắn phổ biến ở Việt Nam ........... 26
Bảng 3.1: Lý lịch nguồn vật liệu chín giống sắn .......................................................... 29
Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm ............................................... 30
Bảng 3.3: Tình hình thời tiết, khí hậu tại khu đất thí nghiệm ....................................... 30
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái thân, lá của 9 giống sắn thí nghiệm .............................. 36
Bảng 4.2: Đặc điểm hình thái củ của 9 giống sắn thí nghiệm ...................................... 36
Bảng 4.3: Chiều cao cây của 9 giống sắn thí nghiệm ................................................... 37
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 9 giống sắn thí nghiệm .................... 37
Bảng 4.5: Khả năng chống chịu sâu bệnh, đổ ngã của 9 giống sắn thí nghiệm............ 38
Bảng 4.6: Năng suất củ tươi lý thuyết và thực thu của 9 giống sắn thí nghiệm ........... 38
Bảng 4.7: Hàm lượng tinh bột và năng suất bột của 9 giống sắn thí nghiệm ............... 39
Bảng 4.8: Năng suất sinh vật và chỉ số thu hoạch của 9 giống sắn thí nghiệm ............ 40

Bảng 4.9: Tỷ lệ sắn lát khô và năng suất sắn lát khô của 9 giống sắn thí nghiệm........ 40
Bảng 4.10: Một số đặc điểm chính của 9 giống sắn thí nghiệm ................................... 41

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sản xuất sắn ở các nước khác nhau trên thế giới năm 2008 ........................... 4
Hình 2.2 Sơ đồ chọn tạo giống ..................................................................................... 18
Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................................. 31
Hình 3.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm.............................................................................. 32

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1: So sánh diện tích trồng cây lương thực Việt Nam năm 2012 ..................... 13
Biểu đồ 2 : Diện tích sắn phân theo vùng từ năm 1995 - 2010 .................................... 14
Biểu đồ 3: Diện tích sắn Tây Nguyên và Đông Nam Bộ .............................................. 15

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong năm cây lương thực chính của thế
giới (ngô, lúa nước, lúa mì, sắn, khoai tây), là cây lương thực - thực phẩm chính của

nhiều nước châu Phi và làm thức ăn cho gia cầm, gia súc trên khắp toàn cầu. Sắn cũng
là nguyên liệu chính để chế biến tinh bột, cồn (bio-ethanol), rượu, tinh bột biến tính, xi
rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, chất hồ vải, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh
học (bioplastic). Sắn dễ trồng, chịu hạn giỏi, ít kén đất, ít sâu bệnh, có khả năng sinh
trưởng trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng mà những cây thực phẩm khác không
phát triển tốt được. Năm 2010 toàn thế giới có 105 nước trồng sắn với tổng diện tích
18,46 triệu ha, năng suất 12,44 tấn/ ha, sản lượng 229,54 triệu tấn (FAO,2012). Tổng
mức xuất khẩu sản phẩm sắn (gồm sắn lát khô, tinh bột sắn, sắn viên) những năm gần
đây đạt trên 6,0 triệu tấn, chủ yếu ở Thái Lan và Việt Nam.(Hoang Kim, 2011).
Sắn cũng là một trong bốn cây lương thực chính của Việt Nam (lúa, ngô, sắn và
khoai lang) với diện tích sắn thu hoạch năm 2010 là 496,2 nghìn ha, năng suất 17,18
tấn/ ha, sản lượng 8,52 triệu tấn. So với năm 2000, năng suất sắn chỉ đạt 8,4 tấn/ha,
sản lương 1,8 triệu tấn thì năng suất sắn năm 2010 đã tăng gấp đôi, sản lượng tăng gần
năm lần. Nước ta hiện có 6 nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học với công suất 550
triệu lít/ năm đang xây dựng trong đó có ba nhà máy đã đi vào hoạt động cùng với 66
nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất chế biến khoảng 800.000-1.200.000
tấn tinh bột sắn mỗi năm (Hoang Kim et al. 2011).
Việt Nam đã trở thành một nước điển hình tiên tiến của châu Á và thế giới
trong việc ứng dụng công nghệ chọn tạo và nhân giống sắn lai. Đạt được những thành
tựu trên là do chúng ta đã chọn tạo và phát triển các giống sắn tốt có năng suất củ tươi
và hàm lượng tinh bột cao, xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn bền
vững và thích hợp vùng sinh thái. Trong tương lai, sản xuất lương thực sẽ là
1


ngànhtrọng tâm và có thế mạnh, tầm nhìn đến năm 2020. Chính phủ Việt Nam chủ
trương đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô và coi trọng việc sản xuất sắn, khoai lang ở những
vùng, những vụ có điều kiện phát triển. Thị trường xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn
Việt Nam dự báo thuận lợi và có lợi thế cạnh tranh do có nhu cầu cao về chế biến
bioethanol, bột ngọt, thức ăn gia súc và những sản phẩm tinh bột biến tính. Vì vậy,

công tác tuyển chọn và phát triển các giống sắn tốt là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu đó và được sự đồng ý của Bộ môn Cây Lương thực- Rau
Hoa Quả và sự phân công của Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, Trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, với thầy hướng dẫn là TS. Hoàng Kim, tôi thực hiện đề
tài: “So sánh sinh trưởng và năng suất của chín giống sắn tại xã Minh Hưng, huyện Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước năm 2011”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất củ tươi và hàm lượng tinh
bột của chín giống sắn, để tuyển chọn 2 – 3 giống sắn tốt, triển vọng, có thân gọn,
năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột cao thích hợp cho vùng Bình Phước.
1.3 Yêu cầu cần đạt
Thực hiện nghiêm túc quy trình thí nghiệm, đánh giá khách quan theo đúng tiêu
chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giống sắn 10 TCN 299-1997 để đúc kết số liệu
nghiên cứu, nhằm chọn ra 2 - 3 giống sắn triển vọng một cách chính xác.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian thực tập ngắn nên tôi đã tham gia nhóm nghiên cứu khoa học và
thu thập được số liệu của vụ thí nghiệm này liên tục từ tháng 05/2011 đến tháng
01/2012.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Phân loại, nguồn gốc, lịch sử phát triển và giá trị kinh tế của cây sắn
2.1.1 Phân loại, nguồn gốc và lịch sử phát triển
2.1.1.1 Phân loại (Scientific classification)
Cây sắn có tên khoa học là: Manihot esculenta Crantz, tên tiếng anh là: cassava
và tên tiếng Việt gọi là cây sắn hoặc mì.
Giới (kingdom):


Plantae

Ngành (division):

Magnoliophyta

Lớp (class):

Magnoliopsida

Bộ (ordo):

Malpighiales

Họ (family):

Euphorbiaceae

Họ phụ (sabfamily):

Crotonoideae

Chi (genus):

Manihot

Loài (species):

M.Esculenta


2.1.1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và
được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn
được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Brasil thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có
nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965). Trung tâm
phân hóa phụ có thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam Mỹ. Bằng chứng
về nguồn gốc sắn trồng là những di tích khảo cổ ở Venezuela niên đại 2.700 năm trước
Công nguyên, di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước
Công nguyên, những lò nướng bánh sắn trong phức hệ Malabo ở phía
Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, những hạt tinh bột
trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước
Công nguyên (Rogers 1963, 1965).
3


Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16.
Tài liệu nói tới sắn ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, sắn
được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 (P.G. Rajendran et al, 1995) và Sri
Lanka đầu thế kỷ 18 (W.M.S.M Bandara và M Sikurajapathy, 1992). Sau đó, sắn được
trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ
19 (Fang Baiping 1992. U Thun Than 1992). Cây sắn được du nhập vào Việt
Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Hoàng Kim, 2011). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về
nơi trồng và năm trồng đầu tiên.
Trên thế giới sắn được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ 30OB - 30ON
(CIAT, 1993). Hiện nay, có trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trồng sắn,
tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.
Tại Việt Nam sắn được canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ
Bắc đến Nam. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây
Nguyên, vùng núi và trung du phía bắc, vùng ven biển nam Trung Bộ và vùng ven

biển bắc Trung Bộ.

Hình 2.1: Sản xuất sắn ở các nước khác nhau trên thế giới năm 2008
(Trích dẫn bởi Hoang Kim và ctv, 2011)
4


2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Đặc điểm rễ con và rễ củ
Rễ con: mọc từ mắt và mô sẹo của hom, lúc đầu rễ mọc dài theo hướng ngang
sau đó phát triển theo hướng xuyên xuống sâu. Đối với cây mọc từ hạt có một rễ cái
mọc theo hướng thẳng đứng và từ rễ cái sẽ mọc ra nhiều rễ con.
Rễ củ: được hình thành do sự phình to và tích lũy tinh bột của rễ con. Củ
thường phát triển theo hướng nằm ngang hoặc chếch xuyên sâu vào đất. Hình dạng củ
thường nhọn hai đầu, chiều dài biến động trung bình từ 40 – 50 cm. Đường kính củ
thay đổi trung bình từ 5 – 7 cm. Nhìn chung, kích thước cũng như trọng lượng củ thay
đổi theo giống, điều kiện canh tác và độ màu mỡ của đất (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).
2.1.2.2 Đặc điểm thân
Sắn thường có một thân đơn, mọc thẳng, thuộc loại thân gỗ cao trung bình từ 2
m đến 3 m, đường kính thân trung bình 2 – 6 cm, giữa thân có lõi trắng và xốp nên rất
yếu. Màu sắc thân tùy thuộc vào giống và từng giai đoạn phát triển của cây. Thân non
có màu xanh hoặc màu đỏ tía. Thân già màu sắc thay đổi thành màu vàng, vàng tro,
xám, trắng bạc hay xám lục. Trên thân có nhiều mắt sắp xếp xen kẽ nhau theo vị trí
của lá, nhìn bề ngoài thân khúc khuỷu, xù xì (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).
2.1.2.3 Đặc điểm lá
Lá đơn mọc xen kẽ trên thân. Phiến lá xẻ thùy, có 5 - 7 thùy, mặt trên lá xanh
thẫm, mặt dưới lá xanh nhạt có gân lá nổi rõ, cuống lá dài (có giống dài tới 30 – 40
cm), màu sắc cuống thay đổi: xanh, vàng, đỏ (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).
2.1.2.4 Đặc điểm hoa, quả và hạt
Hoa: Sắn là cây đơn tính đồng chu, thuộc loại hoa chùm có cuống dài, thường

mọc ở phía ngọn thân, số lượng hoa cái ít hơn hoa đực và thường nở trước hoa đực nên
cây thường thụ phấn chéo nhờ gió và côn trùng.
Quả: Thuộc loại quả nang tự khai, có màu nâu nhạt đến đỏ tía, có hình lục giác,
chia thành ba ngăn, mỗi ngăn có một hạt.
Hạt: Hạt hình trứng, tiết diện hơi giống hình tam giác, hạt có vân hoặc những
vết nâu đỏ trên nền màu kem hoặc xám nhạt (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).

5


2.1.2.5 Yêu cầu sinh thái
 Nhiệt độ
Sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung
bình thích hợp cho sinh trưởng phát triển là 23 - 25oC, dưới 10oC cây ngừng sinh
trưởng, nhiệt độ 40oC cây sinh trưởng rất chậm (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc,
2004).
 Ánh sáng
Theo trích dẫn của Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004) sắn là cây ưa sáng
nên yêu cầu dãi nắng nhiều mới sinh trưởng tốt và củ phát triển thuận lợi. Theo CIAT
(1973) nếu giảm 1/2 lượng chiếu sáng thì phần chất khô đi về rễ giảm 30%. Ngày ngắn
thuận tiện cho sự sinh trưởng phát triển của củ (Bolhuis,1966; Lowe và cộng sự, 1976;
Nair và cộng sự, 1968). Ngày dài thuận lợi cho sự phát triển cành lá và cản trở phát
triển của củ (Lowe và cộng sự, 1976).
 Nước
Sắn là cây chịu hạn nhưng vẫn cần một lượng nước thích hợp để cho năng suất
cao. Lượng mưa trung bình thích hợp cho sắn là 1.000 – 2.000 mm/năm. Thời kỳ đầu
mọc mầm và bén rễ yêu cầu về nước thấp nhưng cần được cung cấp đều. Thời kỳ phát
triển nhu cầu nước tăng lên ẩm độ đất 70 - 80% là thích hợp (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh
Thế Lộc, 2004). Thông thường canh tác sắn người ta không tưới nước, nhưng nếu
được tưới thích hợp thì sắn sẽ cho năng suất cao hơn.

 Đất đai
Sắn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như: bạc màu, đồi núi xói mòn, phù
sa mới, feralit, đất than bùn, pH đất thích hợp là 5,5 ngoài ra sắn có thể chịu được đất
chua pH = 4 hoặc kiềm pH = 7,5 (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).
 Nhu cầu dinh dưỡng
Cây sắn có nhu cầu dinh dưỡng cao. Để cho 1 tấn củ/ha, cây sắn lấy đi từ đất
4,9 kg K2O, 2,3 kg N và 1,1 kg P2O5. Ngoài các chất đa lượng, chúng cũng cần các
chất trung và vi lượng.
+ Đạm (N): Là nguyên tố cấu thành (protein) để cây phát triển thân, cành, lá
giúp cho sắn đạt năng suất cao. Giai đoạn ra cành, lá cây cần nhiều đạm nhất, thiếu
đạm cây sinh trưởng chậm, cây thấp, lá vàng, củ ít và lá nhỏ. Tuy nhiên, nếu cung cấp
6


đạm quá mức cây sinh trưởng tốt nhưng năng suất và hàm lượng tinh bột giảm. Dư
đạm cũng làm tăng hàm lượng axit trong củ.
+ Lân (P): Nhu cầu chất lân của cây sắn thấp hơn một số cây trồng khác do rễ
sắn có loài nấm mycorrhyze ở hệ rễ, phân giải lân trong đất giúp cho cây hút được dễ
dàng. Đất nghèo lân nếu cung cấp lân với lượng vừa phải sẽ làm tăng năng suất và
hàm lượng tinh bột trong củ.
+ Kali (K): So với đạm và lân, sắn có nhu cầu chất kali cao nhất. Kali giúp cây
tăng cường hấp thu và tổng hợp đạm, làm tăng năng suất và chất lượng củ. Thiếu kali
cây kém phát triển, lá già vàng và rìa lá gần đầu lá có màu nâu, nhưng bón thừa kali
làm hạn chế hấp thu magiê dẫn đến thiếu magiê trong lá làm giảm năng suất.
+ Canxi (Ca) và Mangê (Mg): Có vai trò quan trọng đối với sắn, đặc biệt khi
trồng trên đất chua, phèn. Trong trường hợp này, canxi được cung cấp với vai trò vừa
là chất dinh dưỡng, vừa trung hòa độ chua của đất, tạo ra pH đất thích hợp hơn cho sự
sinh trưởng của cây.
+ Lưu huỳnh (S): Cần thiết cho cây sắn tổng hợp các acid amin chứa lưu huỳnh.
Sự thiếu lưu huỳnh dễ xảy ra khi bón nhiều kali. Ngoài ra, sắn cũng cần các chất vi

lượng như sắt, đồng, kẽm, bo (Đinh Thế Lộc và ctv, 1997).
2.1.3 Thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế
2.1.3 .1 Thành phần dinh dưỡng
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38 – 40 %, tinh bột 16 – 32 %; chất protein, béo,
xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8 - 2,5 g, 0,2 - 0,3 g, 1,1 - 1,7 g, 0,6 - 0,9 g;
chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8 - 22,5 mg Ca, 22,5 25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid
amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứalưu huỳnh.
Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi
trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường +
tinh bột 24,2 %, protein 24 %, chất béo 6 %, xơ 11 %, chất khoáng 6,7 %,
xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn
có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố [HCN]
đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80 - 110 mg HCN/ 1kg lá tươi. Các giống sắn đắng
7


chứa 160-240 mg HCN/ 1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng
cần chú ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà
nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì
hàm lượng HCN còn lại không đáng kể.
2.1.3.2 Giá trị kinh tế
Sắn là cây trồng có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia
súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn được dùng để chế biến tinh bột, sắn lát khô, bột
sắn nghiền hoặc dùng để ăn tươi. Từ sắn củ tươi hoặc từ các sản phẩm sắn sơ chế tạo
thành hàng loạt các sản phẩm công nghiệp như bột ngọt, rượu cồn, mì ăn liền, gluco,
xiro, bánh kẹo, mạch nha, kỹ nghệ chất dính (hồ vải, dán gỗ), bún, miến, mì ống, mì
sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược
phẩm. Củ sắn cũng là nguồn nguyên liệu chính để làm thức ăn gia súc. Thân sắn dùng
để làm giống, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô, làm nấm, làm củi đun. Lá sắn non

dùng làm rau xanh giàu đạm. Lá sắn dùng trực tiếp để nuôi tằm, nuôi cá. Bột lá sắn
hoặc lá sắn ủ chua dùng để nuôi lợn, gà, trâu bò, dê,…
Ở Việt Nam sản xuất ethanol chủ yếu dựa vào sắn. Lý do vì : Sắn chế biến cồn
sinh học có hiệu suất thu hồi cồn cao, giá rất cạnh tranh so với các cây khác (6 kg sắn
củ tươi thành 2,5 kg sắn lát thành 2,2 kg bột sắn nghiền chế biến được 1lít cồn 99,5 %
ethanol). Giá sắn hiện nay khoảng 2.000 – 2.500 đ/kg, cho giá thành 1 lít cồn là 4.600
5.750 đ/lít, rẻ hơn nhiều so với giá xăng dầu.(Viện Chiến lược và Chính sách Công
nghiệp, 2009).
Việt Nam hiện đã có sáu nhà máy chế biến cồn đang được xây dựng tại Phú
Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước, Quảng Nam, Đăk Nông và Đồng Nai với tổng công
suất 550 triệu lít cồn/năm, sử dụng sắn lát làm nguyên liệu. Nhu cầu thị trường rất lớn
và giá cạnh tranh là cơ hội để phát triển sản xuất sắn (Hoàng Kim và ctv, 2012).
Việc chọn tạo những giống sắn có năng suất bột cao sẽ góp phần quan trọng
vào quá trình sản xuất tinh bột. Hiện nay trong sản xuất các giống sắn có hàm lượng
tinh bột dao động từ mức 20 – 30 %. Để có năng suất bột cao các giống sắn phải có
năng suất củ tươi cao và hàm lượng tinh bột cao. Trong sản xuất hiện nay các giống
sắn có năng suất củ tươi cao nhưng hàm lượng bột thấp và ngược lại. Nhu cầu chọn tạo
những giống sắn vừa có năng suất củ tươi cao vừa có hàm lượng bột cao là cần thiết.
8


2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Sản lượng sắn thế giới năm 2010 đạt 229,54 triệu tấn so với 2005 là 205,89
triệu tấn và 2000 là 176,53 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là
Nigeria (37.5 triệu tấn), kế đến là Indonesia (23.9 triệu tấn) và Thái Lan (22.0 triệu
tấn), Việt Nam với sản lượng sắn là 2.1 triệu tấn. Nước có năng suất sắn cao nhất hiện
nay là Ấn Độ (34.8 tấn/ha), Indonesia (20.2 tấn/ha) Thái Lan (18.8 tấn/ha), Việt Nam
(17.2 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12.4 tấn/ha (FAO, 2012).
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của thế giới từ năm 2000 – 2010

Năm

Năng suất (tấn/ha)

Diện tích (triệu ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2000

10,38

17,00

176,53

2001

10,69

17,04

182,23

2002

10,72

17,22


184,58

2003

10,79

17,72

191,13

2004

11,00

18,31

201,41

2005

11,18

18,42

205,89

2006

12,06


18,56

223,85

2007

12,28

18,42

226,30

2008

12,62

18,39

232,14

2009

12,51

18,76

234,55

2010


12,44

18,46

229,54
(Nguồn FAOSTAT, 18/7/2012)

Quan sát bảng trên, chúng ta nhận thấy sản xuất sắn của thế giới từ năm 2000 –
2010 đã tăng lên nhanh chóng, với diện tích năm 2000 đạt 17 triệu ha tăng lên 18,46
triệu ha năm 2010. Năng suất cũng tăng lên đáng kể, năm 2000 năng suất trung bình
đạt 10.4 tấn/ha, tăng lên 12.4 tấn/ha năm 2010. Do đó sản lượng sắn trên thế giới cũng
tăng lên đáng kể từ 176,53 triệu tấn năm 2000 lên 229,54 triệu tấn năm 2010. Theo dự
báo của tổ chức nông lương thế giới (FAO), năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt
275,10 triệu tấn; trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7
triệu tấn, các nước phát triển khoảng 0,40 triệu tấn.
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo đến năm
9


2020 ước đạt 168,6 triệu tấn. Hiện nay, châu Phi sản xuất 54 % sản lượng sắn thế giới.
Trong đó đứng đầu châu lục này là Nigeria với sản lượng đạt 37,5 triệu tấn, Ghana
13,50 triệu tấn năm 2010 (FAO, 2012).
Châu Á là một trong 3 vùng sắn quan trọng nhất trên thế giới chiếm 30 % sản
lượng sắn thế giới. Về diện tích năm 2010 là 3,89 triệu ha, năng suất đạt 19,22 tấn/ha
và sản lượng đạt 74,78 triệu tấn. Nhiều nơi ở châu Á, cây sắn giữ vai trò quan trọng
trong nền kinh tế như: Thái Lan, Indonexia, Việt Nam, Trung Quốc, Philippin…
Châu Mỹ là khu vực sản xuất sắn lớn thứ 3 trên thế giới. Trong đó, Brazil là
nước trồng nhiều nhất với 1773,30 nghìn ha chiếm khoảng 66 % diện tích trồng sắn
của châu lục này. Diện tích trồng sắn ở châu Mỹ tăng từ 2536,02 nghìn ha năm 2000
lên 2847,30 nghìn ha năm 2005 và sau đó giảm xuống còn 2678,23 nghìn ha vào năm

2010. Năng suất bình quân đạt 12,40 tấn/ha. Sản lượng sắn đạt khoảng 33,20 triệu tấn
năm 2010 (FAOSTAT, 2012).
Mức tiêu thụ sắn bình quân toàn thế giới khoảng 18 kg/người/năm. Sản lượng
sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85 % (lương thực 58 %, thức ăn
gia súc 28 %, chế biến công nghiệp 3 %, hao hụt 11 %), còn lại 15 % (gần 30 triệu tấn)
được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột (CIAT, 1993). Sắn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu lương thực ở châu Phi, bình quân khoảng 96 kg/người/năm.
Zaire là nước sử dụng sắn nhiếu nhất với 391 kg/người/năm (hoặc 1123 calori/ngày).
Nhu cầu sắn làm lương thực chủ yếu tại vùng Saharan châu Phi cả hai dạng củ tươi và
sản phẩm chế biến ước tính khoảng 115 triệu tấn, tăng hơn năm 2005 khoảng 1 triệu
tấn (Hoàng Kim, 2009)
Buôn bán sắn trên thế giới năm 2006 ước đạt 6,9 triệu tấn sản phẩm, tăng 11%
so với năm 2005 (6,2 triệu tấn), giảm 14,8% so với năm 2004 (8,1 triệu tấn). Trong đó
tinh bột sắn (starch) và bột sắn (flour) chiếm 3,5 triệu tấn, sắn lát (chips) và sắn viên
(pellets) 3,4 triệu tấn. (Hoàng Kim, 2008)

10


Bảng 2.2 Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ
tăng hàng năm của sự tiêu thụ sản phẩm sắn, giai đoạn 1993 – 2020
Sản

Tiêu thụ sắn tươi
(triệu tấn)

xuất
Vùng trồng sắn

sắn


Toàn thế giới

của sự tiêu thụ sản phẩm
Sắn 1993 – 2020

2020

Lương

(triệu

thực,

tấn)

Tốc độ tăng hàng năm (%)

Lương Thức

Thức
ăn

Tổng

thực,

ăn

Tổng


thực

Gia

cộng

thực

gia

cộng

phẩm

Súc

phẩm

súc

275,1

176,3

53,4

275,1

1,98


0,95

0,4

0,4

19,4

20,5

-0,5

0,01 -0,05

Các nước đang PT

274,7

175,9

33,9

254,6

1,99

1,62

3,61


Châu Phi

168,6

130,2

7,5

168,1

2,49

1,53

4,02

Châu Mỹ LaTinh

41,7

13,9

21,9

42,9

0,7

1,75


2,45

Châu Á

61,7

29,2

3,9

38,1

2,07

2,50

4,57

Đông Nam Á

48,2

19,5

0,9

24,4

0,97


0,89

1,86

Trung Quốc

6,5

2,8

3,0

6,4

0,17

1,61

1,78

Ấn Độ

7,0

6,9

0

7,3


0,93

0

0,93

Các nước đã PT

2,93

(Nguồn: Trần Công Khanh, Hoàng Kim và ctv, 2007 trích dẫn từ Scott et al, 2000)
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học
(bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và dùng trong công
nghiệp thực phẩm dược liệu. Địa điểm chính tại tỉnh Quảng Tây. Năm 2005, Trung
Quốc đã nhập khẩu 1,03 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,03 triệu tấn sắn lát, sắn viên.
Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 1,15 triệu tấn tinh bột, bột sắn và 3,40 triệu tấn
sắn lát và sắn viên.
Thái Lan chiếm trên 85 % lượng xuất khẩu sắn toàn cầu, kế đến là Indonesia và
Việt Nam. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40 % bột và tinh
bột sắn, 25 % là sắn lát và sắn viên (FAO, 2007).
Năm 2006 được coi là năm có giá sắn cao đối với cả bột, tinh bột và sắn lát.
11


Việc xuất khẩu sắn làm thức ăn gia súc sang các nước cộng đồng châu Âu hiện đã
giảm sút nhưng giá sắn năm 2006 vẫn được duy trì ở mức cao do có thị trường lớn tại
Trung Quốc và Nhật Bản (FAO, 2007).
Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), đã tính toán nhiều

mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020.
Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ
yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40
triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so
với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng
làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4
triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực,
thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98 % và 0,95 %. Châu Phi vẫn là khu
vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu
tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2 %, làm
thức ăn gia súc là 4,4 %. Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993-2020, ước tốc độ tiêu thụ
sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3 %, so với châu Phi là 2,44 % và châu Á là 0,84 0,96 %. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là
các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô
và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc
vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp
dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiến bộ (Hoàng Kim, 2011).
2.2.2 Sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa và ngô.
Năm 2010, cây sắn có diện tích thu hoạch 496,2 nghìn ha, năng suất 17,18 tấn/ha, sản
lượng 8,52 triệu tấn, so với cây lúa có diện tích 7513 nghìn ha, năng suất 5,32 tấn/ha,
sản lượng 39,99 triệu tấn, cây ngô có diện tích 1126,39 nghìn ha, năng suất 4,09
tấn/ha, sản lượng 4.61 triệu tấn (FAO, 2012).

12


Biểu đồ 1: So sánh diện tích trồng cây lương thực Việt Nam năm 2012
Sắn được trồng rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam quy mô trồng năm 2010 đạt
496,2 nghìn ha (bảng 2.2), nhiều nhất tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải
Nam Trung Bộ chiếm 73,79% tổng sản lượng sắn và 65,44 % tổng diện tích sắn của cả

nước.
Bảng 2.2: Diện tích sắn Việt Nam (1000 ha) phân theo vùng từ năm 1995 – 2010.
Vùng sinh thái

1995

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

10,9

9,9

8,5

8,4

8,8


7,9

7,5

7,3

80,4

82,1

89,4

93,7

96,5

94,0

83,8

133,0 140,3 151,2 168,3 157,2 155,0

Tây Nguyên

32,6

38,0

89,4


125,9 129,9 149,1 137,7 133,2

Đông Nam Bộ

49,3

16,1

98,8

100,9 102,9 111,4

10,2

7,7

6,4

Đồng bằng
Sông Hồng
TDMN phía Bắc
Vùng ven biển
Trung Bộ

ĐB Sông
Cửu Long
Tổng cộng

277,4 237,6 425,5


6,0

6,2

7,3

97,7

90,1

6,3

6,0

475,2 495,5 554,0 507,8 496,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012)
13

110,0 101,4 104,6


×