Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU GIỐNG KHỔ QUA (Momordica charantia L.) TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA SÁU GIỐNG KHỔ QUA (Momordica charantia L.)
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI THÀNH PHỐ
PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: BÙI THỊ NGỌC THANH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 07 năm 2012


i

SO SÁNH SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA SÁU GIỐNG KHỔ QUA (Momordica charania L)
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI THÀNH PHỐ
PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Tác giả

BÙI THỊ NGỌC THANH

Khóa luận được đệ trình để đấp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học



Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM HỮU NGUYÊN

Tháng 07 năm 2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn ông ba, cha mẹ đã nuôi dưỡng, dạy bảo và tạo mọi điều kiện tốt
nhất để con học tập; cảm ơn anh chị em trong gia đình đã giúp đỡ và động viên rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiên đề tài.
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tai
phân hiệu Gia lai và toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm
cho em suốt thời gian học tập.
Xin gửi lòng biêt ơn đến thầy Phạm Hữu Nguyên đã tận tình hướng dẫn trong
suốt quá trình làm đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành cảm ơn các bạn trong lớp NH08NHGL đã động viên và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian học tập.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Ngọc Thanh


iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “So sánh sự sinh trưởng phát triển và năng suất của sáu giống
khổ qua (Momordica charantia L.) trồng vụ Xuân Hè 2012 tại thành phố Pleiku tỉnh
Gia lai” đã được tiến hành từ tháng 03/2012 – 06/2012. Thí nghiệm đã được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design – RCBD), đơn yếu
tố với 3 lần lặp lại, gồm 6 nghiệm thức là 6 giống: TN1 66, Diamond VN 400, Diago
26, Jupiter 25, Đại địa, OP (Đ/c).
Kết quả thu được:
Về sinh trưởng: Giống Jupiter 25 là giống sinh trưởng tốt nhất với chiều cao cây
trung bình đạt cao nhất là 396,0 cm, số lá trung bình là 51,3 lá, số cành cấp I cao hơn
so với giống đối chứng.
Về phát dục: Giống Diago 26 có thời gian phát dục khá sớm (29 NSG), có thời
gian kết thúc thu hoạch muộn nhất (87) NSG, Giống Đại địa có thời gian phát dục
muộn (32 NSG) nhưng có thời gian kết thúc thu hoạch sớm nhất (81) NSG.
Về sâu bệnh: Giống có tỉ lệ bệnh nhiều nhất là giống TN 166, giống Diago 26 và
giống OP là giống có tỉ lệ bệnh thấp nhất.
Về năng suất: Giống Diago 26 có năng suất thực tế cao nhất (46,95 tấn/ha) cao
hơn giống đối chứng OP (51,84 tấn/ha) và năng suất thương phẩm cao nhất (43,11
tấn/ha) vẫn cao hơn so với giống đối chứng OP (41,93 tấn/ha).
Về phẩm chất: Trong những giống làm thí nghiệm thì 4 giống VN 400, Diago 26,
Jupiter 25, OP có phẩm chất tốt, hình thức và màu sắc đẹp.
Tóm lại, qua thực hiện thí nghiệm với sáu giống khổ qua cho thấy Diago 26 là
giống có triển vọng nhất: Cây sinh trưởng tốt, phát dục khá sớm, cho năng suất cao,
phẩm chất tốt.


iv

MỤC LỤC
.............................................................................................................................. Trang
TRANG TỰA ............................................................................................................... i

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT.....................................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu .................................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
Chương 2 TỔNG QUAN............................................................................................. 3
2.1. Tổng quan về cây Khổ qua ..................................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của cây khổ qua ............................................... 3
2.1.2 Đặc điểm sinh học của cây khổ qua ..................................................................... 4
2.1.3 Nhu cầu sinh thái của cây khổ qua ....................................................................... 4
2.2 Sâu bệnh hại trên khổ qua ....................................................................................... 5
2.2.1 Sâu hại .................................................................................................................. 5
2.2.2 Bệnh hại ................................................................................................................ 7
2.3 Tình hình nghiên cứu nước ngoài và trong nước .................................................... 8
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................ 8
2.3.2 Nghiên cứu trong nước ......................................................................................... 9
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................ 16
3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm .......................................................... 16
3.2 Vật liệu thí nghiệm ................................................................................................ 16
3.3 Phương pháp thí nghiệm........................................................................................ 17
3.4 Điều kiện chung trong thời gian thí nghiệm .......................................................... 18


v


3.4.1 Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................................. 18
3.4.2 Đặc điểm về đất đai ............................................................................................ 19
3.5 Quy trình kỹ thuật canh tác khổ qua ...................................................................... 19
3.5.1 Chuẩn bị đất ........................................................................................................ 19
3.5.2 Xử lý hạt giống ................................................................................................... 20
3.5.3 Mật độ trồng ....................................................................................................... 20
3.5.4 Cắm cọc giăng lưới............................................................................................. 20
3.5.5 Chăm sóc ............................................................................................................ 20
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................................... 21
3.7 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 24
4.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng......................................................................................... 24
4.1.1 Ngày nảy mầm .................................................................................................... 24
4.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ........................................... 25
4.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ............................................... 29
4.1.4 Động thái ra lá trên thân chính của các giống khổ qua ...................................... 31
4.1.5 Tốc độ ra lá trên thân chính của các giống khổ qua ........................................... 35
4.1.6 Khả năng phân cành của các giống khổ qua ...................................................... 37
4.1.7 Tốc độ phân cành của các giống khổ qua ........................................................... 39
4.2 Các chỉ tiêu phát dục của giống ............................................................................. 41
4.2.1 Thời gian phát dục .............................................................................................. 41
4.2.2 Tỷ lệ đậu trái của sáu giống làm thí nghiệm ...................................................... 43
4.3 Tình hình sâu bệnh của các giống khổ qua ........................................................... 44
4.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................ 47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 55
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 55
5.2 Đề nghị .................................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 56
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 58



vi

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt/ký hiệu
Đ/c
NSLT
NSTT
NSTP
NSG
NT
TP.HCM
TB
TGBQ
TLTB
VN 400

Viết đầy đủ/ý nghĩa
Đối chứng
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực tế
Năng suất thương phẩm
Ngày sau gieo
Nghiệm thức
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung bình
Thời gian bảo quản
Trọng lượng trung bình
Diamond VN 400



vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng ..................................................................................................................... Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau quả của một số nước trên thế giới năm
2010 ............................................................................................................................... 9
Bảng 2.2: Kết quả so sánh một số giống khổ qua của một số tác giả Động thái ra lá
trên thân chính (lá/cây) ................................................................................................ 12
Bảng 3.1: Danh sách các giống trong thí nghiệm ....................................................... 16
Bảng 3.2: Tình hình thời tiết ở thành phố Pleiku trong thời gian làm thí nghiệm ..... 18
Bảng 3.3: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu làm thí nghiệm...................................... 19
Bảng 4.1: Thời gian nẩy mần, tỉ lệ cây mọc và ngày xuất hiện lá thật ....................... 24
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây) của sáu giống khổ qua thí
nghiêm ......................................................................................................................... 26
Bảng 4.3: Động thái ra lá trên thân chính (lá/cây) ..................................................... 32
Bảng 4.4: Động thái phân cành cấp I trên thanh chính (cành/ cây) ............................ 38
Bảng 4.5: Thời gian phát dục của các giống khổ qua lam thí nghiệm........................ 41
Bảng 4.6: Tỷ lệ đậu trái của sáu giống làm thí nghiệm .............................................. 43
Bảng 4.7: Tỷ lệ sâu bệnh hại của các giống (%) ........................................................ 45
Bảng 4.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của sáu giống khổ
qua ............................................................................................................................... 48
Bảng 4.9: Năng suất và tỷ lệ (%) khổ qua đèo của sáu giống khổ qua ...................... 49
Bảng 4.10: Đặc điểm sinh trưởng của trái giữa các giống thí nghiệm ...................... 51
Bảng 7.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ 5 ngày) ......................................... 86
Bảng 7.2: Tốc độ ra lá trên thân chính (lá/ 5 ngày) ................................................... 87
Bảng 7.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .............................................................. 88



viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình ..................................................................................................................... Trang
Hình 4.1: Toàn khu thí nghiệm ở giai đoạn 25NSG ................................................... 25
Hình 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/5 ngày) .......................................... 29
Hình 4.3: Toàn khu thí nghiệm ở giai đoạn 40NSG ................................................... 34
Hình 4.4: Tốc độ ra lá trên thân chính (lá/5 ngày) ..................................................... 35
Hình 4.5: Tốc độ phân cành của các giống (cành/5 ngày) ......................................... 40
Hình 4.6: Sâu xanh hai vạch trắng (Diaphania indica) ............................................. 46
Hình 4.7: Ruồi đuc trái (Bactrocera cucurbitae) ....................................................... 46
Hình 4.8: Bệnh Sương mai (Pseudoperonospora) ..................................................... 47
Hình 4.9: Trái bị biến dị của giống TN 166 ............................................................... 50
Hình4.10: Đặc điểm trái của sáu giống khổ qua thí nghiệm ...................................... 53
Hình 4.11: Giống khổ qua TN166 .............................................................................. 53
Hình 4.12: Giống khổ qua VN 400............................................................................. 53
Hình 4.13: Giống khổ qua Diago 26........................................................................... 54
Hình 4.14: Giống khổ qua Jupiter 25 ......................................................................... 54
Hình 4.15: Giống khổ qua Đại địa .............................................................................. 54
Hình 4.16: Giống khổ qua OP (Đ/c) ........................................................................... 54
Hình 7.1: Đặc điểm của giống khổ qua TN166 .......................................................... 82
Hình 7.2: Đặc điểm của giống khổ qua VN 400 ........................................................ 82
Hình 7.3: Đặc điểm của giống khổ qua Diago 26 ...................................................... 83
Hình 7.4: Đặc điểm của giống khổ qua Jupiter 25 ..................................................... 83
Hình 7.5: Đặc điểm của giống khổ qua Đại địa ......................................................... 83
Hình 7.6: Đặc điểm của giống khổ qua OP ................................................................ 83
Hình 7.7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây .......................................................... 84
Hình 7.8: Động thái ra lá trên thân chính ................................................................... 84
Hình 7.9: Động thái phân cành cấp I .......................................................................... 85
Hình 7.10: Năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thương phẩm (NSTP) ............ 85



1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Khổ qua (Momordica charania) thuộc họ bầu bí là cây trồng khá phổ biến ở
Việt Nam, có giá trị cao về mặt dinh dưỡng cũng như về kinh tế: Khổ qua không
những chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau mà còn được dùng như một loại
thảo dược chữa nhiều bệnh cho con người: giải nhiệt, cảm, ho, giảm đường huyết và
có tính kháng khuẩn mạnh nhờ tinh chất Momordicin (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).
Ngày nay, sự phát triển của đất nước cùng với trình độ dân trí đươc năng cao thì
nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi, không những ăn no mà phải ăn ngon, đầy
đủ dinh dưỡng. Mặt khác, Việt Nam là một nước diện tích nhỏ lại đông dân, dân số
không ngừng gia tăng thì nhu cầu lương thực và thực phẩm càng được quan tâm. Đặc
biệt, khổ qua còn được biết đến với vai trò là cây thuốc chữa bệnh, được sản xuất công
nghiệp dưới dạng sấy khô gọi là trà khổ qua: Trà khổ qua hiện nay được xuất khẩu
sang một số nước châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Philippin, Hồng Kông, Nhật
Bản,…Và đang còn tiềm năng lớn mở rộng thị trường ra các nước khác. Với những
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm khổ qua trong nước và xuất khẩu tăng cao thì việc gia tăng
năng suất, chất lượng khổ qua là vấn đề quan trọng. Hiện nay, nhờ vào kỹ thuật lai tạo
của các công ty, các trung tâm nghiên cứu đã tạo ra nhiều giống khổ qua năng suất cao
phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi rộng. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương có điều
kiện ngoại cảnh khác nhau vì vậy việc thử nghiệm các loại giống ở các địa phương để
chọn ra các giống thích hợp nhất là điều cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên đề tài “So sánh sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất của sáu giống khổ qua (Momordica charania L.) trồng vụ Xuân Hè 2012 tại
thành phố Pleiku, tỉnh Gia lai” đã được thực hiện.



2

1.2 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 6 giống khổ qua làm
thí nghiệm để tuyển chọn giống khổ qua có năng suất cao, chất lượng tốt, ít sâu bệnh,
phù hợp với điều kiện tại địa phương.
1.3 Yêu cầu
Bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất,
tình hình sâu bệnh của 6 giống khổ qua làm thí nghiệm.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện với sáu giống khổ qua trong 1 một vụ Xuân Hè từ tháng
03/2012 – 06/2012, trồng tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.


3

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về cây Khổ qua
2.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của cây khổ qua
-

Tên khoa học: Momordica charantia L.

-

Giới: Plantae

-


Ngành: Magnoliophyta

-

Lớp: Magnoliopsita

-

Bộ: Cucurbitales

-

Họ: Cucurbitaceae

-

Chi: Momordica

-

Loài: Charantia

Khổ qua có danh pháp khoa học là Momordica charantia là một dây leo mọc ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có quả ăn được,
thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả, có tên tiếng Anh là Bitter gourd.
Khổ qua có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ và Nam Trung Quốc (Vũ Văn Liết và Vũ
Đình Hòa, 2006).
Khổ qua là một loại rau lấy quả, ngoài công dụng là một loại rau dùng trong bữa
ăn, khổ qua còn được dùng như một vị thuốc chưa bệnh theo Đông y khổ qua có tình

hàn, giúp giải nhiệt, trị bệnh tiểu đường, làm mát gan, mát thận. Hiện nay, khổ qua còn
được sấy khô, các bộ phận khác còn làm thuốc trị bệnh ngoài da, mỹ phẩm chăm sóc
sắc đẹp (Vũ Văn Liết và Vũ Đình Hòa, 2006).
Khổ qua là một loại rau ăn quả chứa nhiều chất dinh dưỡng như protit, glucid,
cellulose, chất khoáng, Ca, P, Fe và rất nhiều Vitamin: B1, B2 và cung cấp một lượng
lớn năng lượng 19 kcal/100 g.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g quả gồm có 84 % phần ăn được; 93,8 %
nước; 0,9 % protein; 0,1 % chất béo; 0,2 % carbohydrate; 0,04 mg vitamin A, 0,05 mg


4

vitamin B1; 0,03 mg vitamin B2, 50 mg vitamin C, 0,4 mg Niacin; 22 mg canxi, 260
mg kali, 16 mg magie, 0,9 mg sắt (Thái Hà và Đặng Mai, 2011).
2.1.2 Đặc điểm sinh học của cây khổ qua
- Rễ: Có rễ cọc, gồm nhiều rễ nhỏ phát triển mạnh, lan rộng và chủ yếu tập
trung ở tầng đất mặt sâu 30 cm. Khổ qua có khả năng ra rễ bất định ở các đốt.
- Thân: Thuộc nhóm thân thảo, có 5 cạnh, ngọn có lông, dài 4 - 5 m, có khả
năng phân cành mạnh đến cành cấp 4 – 5, có nhiều tua cuốn để leo bám.
- Lá mọc so le, xẻ 3 - 9 thùy mép có răng cưa, mặt dưới lá có màu nhạt hơn mặt
trên, trên gân lá có lông hút để bốc thoát hơi nước.
- Hoa đơn tính đồng chu. Hoa đực nhỏ và cuống ngắn mọc ở nách cuống lá, có
màu vàng, có 5 – 6 cánh hoa. Hoa cái có cuống dài bầu noãn hạ phát triển rất nhanh
trước và sau khi hoa thụ phấn, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng.
- Quả có hình thuôn dài, phía đầu nhọn, có gai xung quanh qua với nhiều hình
dạng . Màu sắc cũng rất khác nhau từ trắng đến xanh nhạt và xanh đậm tùy giống, khi
chín chuyển sang màu vàng đỏ, quả có vị đắng.
- Hạt: Quả chứa từ 20 – 30 hạt và có thể nhiều hơn tùy giống, hạt màu trắng,
hình bầu dục nhỏ và dẹp, quanh hạt có màng màu đỏ máu như màng gấc, vỏ hạt tương
đối dày và cứng (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009).

2.1.3 Nhu cầu sinh thái của cây khổ qua
Khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên trồng được quanh năm trong
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới với điều kiện khí hậu:
- Nhiệt độ: Khổ qua thuộc nhóm cây ưa nhiệt, hạt có thể nẩy mầm ở nhiệt độ
120C – 130C. Nhiệt độ cho cây sinh trưởng, phát triển là 250C – 300C. Nhiêt độ trên
350C và dưới 150C làm cây sinh trưởng chậm, ít ra hoa và kéo dài nhiệt độ từ 350C –
400C thì cây sẽ chết. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây, nhiệt độ càng thấp thì
thời gian ra hoa kéo dài.
- Ẩm độ: Độ ẩm đất thích hợp cho cây phát triển là 70 % – 80 %, độ ẩm không
khí 80 % – 90 %. Cây khổ qua chịu hạn kém, thiếu nước cây không những sinh trưởng
kém mà còn tích lũy nhiều chất đắng trong quả. Thời kỳ ra quả cần lượng nước nhiều.


5

- Ánh sáng: Khổ qua là cây ngày ngắn ưa ánh sáng, cây sinh trưởng phát triển
tốt nếu có thời gian chiếu sáng từ 10 – 12 giờ/ngày, thiếu ánh sáng cây mềm yếu và
hoa rụng.
- Dinh dưỡng: Cây khổ qua cần đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng
đạm (N), lân (P), kali (K). Chất đạm và lân giúp cây tăng trưởng thân lá, nhiều quả và
quả lớn. Chất kali giúp cây cứng cáp, tăng sức chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra cây còn
cần các chất trung lượng và vi lượng giúp cây sinh trưởng phát triển cân đối (Nguyễn
Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009).
- Đất: Đất thích hợp cho khổ qua sinh trưởng, phát triển tốt trên đất phù sa, đất
thịt nhẹ hay đất cát pha. Độ pH thích hợp 5,5 – 6,5.
2.2 Sâu bệnh hại trên khổ qua
2.2.1 Sâu hại
- Dòi đục trái (Bactrocera cucurbitae): Ruồi có kích thước và hình dạng giống
ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên họ Bầu bí. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà,
đục thành đường hầm ngoằn ngoèo bên trong trái làm thối trái, rụng trái. Phòng trừ

bằng cách thường xuyên thăm đồng, thu dọn các quả bị sâu và đem tiêu hủy, cày phơi
đất vụ sau hoặc cho nước ngập ruộng vài ngày để diệt nhộng. Phun ngừa ruồi bằng các
thuốc như: Sofri – Protein, Sherpa, Fastac, Sherzol, Polytrin… Nếu ruồi ở mật độ cao
có thể dùng bẫy dấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, đặt rải rác 6 -10
m một bẫy. Cũng có thể dùng giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 2 - 3
ngày (Nguyễn Mạnh chinh và Phạm Anh Cường, 2009).
- Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica): Bướm hoạt động để trứng vào ban đêm,
sâu non dài 8 – 10 mm, màu xanh lá cây nhạt, sống ở đọt và nách dưới lá non, nhả tơ
cuốn lá non lại ở trong đó cắn đọt và lá khi có trái non sâu gặm vỏ trái làm trái sần sùi.
Sâu phát sinh gây hại từ khi cây khổ qua còn nhỏ đến khi ra trái, nhiều nhất khi cây ra
hoa và có trái non. Phòng trừ bằng cách bắt giết bằng tay, dùng thuốc Đầu trâu
Bucilus, Sherpa, Vertimec, Vibasu, Padan, phun thuốc trừ sâu sinh học Reasgant 3.6
EC (Nguyễn Mạnh chinh và Phạm Anh Cường, 2009).
- Ruồi đục Lá (Liriomyza trifolii): Ruồi trưởng thành rất nhỏ, dài 1,5 – 2,0 mm.
Ruồi non gọi là con dòi, màu vàng nhạt, thân dẹp, dài khoảng 2 mm. Con dòi đục dưới


6

lớp biểu bì lá ăn chất xanh tạo thành những đường ngoằn ngoèo màu trắng (nên còn
gọi là sâu vẽ bùa). Một lá có nhiều dòi phá hại làm lá bị cháy khô, cây sinh trưởng
phát triển kém, cây còn nhỏ có thể chết. Ruồi đục lá gây hại từ lúc cây còn nhỏ đến ra
hoa. Phòng trừ bằng cách ngắt bỏ các lá bị bệnh, phun thuốc Sherzol, Trigard,
Polytrin, Vibasu, Padan... (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2009).
- Bọ xít mướp (Aspongopus fuscus): Bọ trưởng thành hình lục giác, dài 17 – 18
mm, rộng 9 – 10 mm, màu nâu sẫm. Trứng hình trụ nằm ngang, xếp liền nhau thành
một hàng dài 10 – 20 trứng, màu xanh xám đến nâu nhạt. Bọ non có hình dạng giống
trưởng thành, màu nâu đỏ. Bọ hoạt động vào ban ngày. Cả bọ trưởng thành và bọ non
đều chít hút nhựa trên cuống lá, nụ, trái non, thân non của cây làm lá bị vàng, trái rụng
sớm , nhỏ hoặc méo mó. Bọ ở mật độ cao ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây,

giảm năng suất và chất lượng trái. Phòng trừ bằng cách dùng tay đập, giết bọ xít bám
trên cây, phun thuốc trừ khi mới xuất hiện bằng các thuốc trừ sâu thông thường. (Phạm
Văn Biên và ctv, 2003).
Bọ trĩ (Thrips palmi): Bọ trĩ cong gọi là Bù lạch. Bọ trưởng thành và bọ non
đều rất nhỏ, dài khoảng 1 mm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cả bọ trưởng thành
và bọ non đều sống tập trung ở mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ
trứng trong mô mặt dưới lá. Bọ trĩ hút nhựa làm đọt non và lá non xoăn lại, có nhiều
đốm nhỏ màu nâu nhạt. Mật độ bọ cao làm cây cằn cỗi, đọt chùm lại, lá vàng và khô,
hoa rụng, trái ít và nhỏ. Bọ trĩ cũng là mô giới truyền bệnh virus cho cây. Phòng trừ
bằng cách chăm sóc đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt, khi bọ phát sinh phun thuốc:
Sherpa, Karate, Confidor, Admire,…nên luân phiên thây đổi thuốc giữa các lần phun
(Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
Nhện đỏ (Tetranychus urticae): Nhện trưởng thành rất nhỏ, hình bầu dục, dài
khoảng 0,5 mm, màu đỏ hồng, có 8 chân, di chuyển nhanh. Trứng rất nhỏ, hình bầu
dục, màu đỏ sẫm. Nhện con giống trưởng thành, màu hồng có 6 chân. Nhện con và
trưởng thành sống tập trung mặt dưới lá, chích hút nhựa tạo thành các vết màu nâu
vàng nhạt dọc hai bên gân lá. Mật độ nhện cao có thể làm lá vàng, khô và rụng, cây
sinh trưởng kém. Nhện còn chít hút vỏ trái non làm nhỏ trái. Nhện phát triển trong
điều kiện thời tiết nóng và khô, gây hại năng khi cây khổ qua đã lớn, ra hoa, có quả.
Phòng trừ bằng cách chăm sóc đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt. Khi nhện gây hại không


7

để ruộng khô hạn và dùng các loại thuốc như: Comite, Nisorun, Ortus, Sirbon,
Danitol... (Phạm Văn Biên và ctv, 2003).
2.2.2 Bệnh hại
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2009), cây khổ qua thường
xuyên xuất hiện một số bênh hại sau:
- Bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis), còn gọi là bệnh mốc sương,

bệnh đốm vàng: Bệnh chủ yếu trên lá, mặt trên lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau
chuyển samg màu vàng nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có
hình góc cạnh rất rõ. Bên dưới vết bệnh có lớp nấm lúc đầu màu trắng sau chuyển sang
màu vàng tím. Bệnh xuất hiện trước ở các lá già phía dưới sau lan dần lên các lá trên.
Trên một lá có thể có nhiều vết bệnh chi chít. Bênh nặng làm lá vàng, cây phát triển
chậm, trái nhỏ kém chất lượng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao.
Phòng trừ bằng cách trồng với mật độ vừa phải, không bón nhiều đạm, ngắt bỏ các lá
già phía gốc và các lá bị bệnh. Khi bệnh phát sinh dùng thuốc Mexyl – MZ, Dithan M
– 45, Ridomil, Alpine, Topsin – M.
- Bệnh héo vàng (Fusarium oxysporium): Khi cây còn nhỏ bị héo như cây mất
nước, chết khô từ đọt, nhổ lên thấy gốc bị thối đen, cổ rễ không teo tóp lại như bệnh
chết rạp cây con do nấm Rhizoctonia. Trên cây lớn, khi mới bị bệnh có hiện tượng
sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở lên, cây bi héo từng nhánh bị nặng
cả cây héo và chết. Phòng trừ bằng cách phun thuốc gốc đồng vào hốc của cây khi
gieo trồng. Khi cây mới biểu hiện bệnh rắc vôi và phun thuốc gốc đồng rồi vun gốc có
thể phục hồi, nhổ bỏ tiêu hủy khi cây bị bệnh nặng.
- Bệnh héo xanh (Pseudomonas solanacearum), còn goi là bệnh héo vi khuẩn:
Triệu chứng điển hình là cây đang sinh trưởng bình thường thì đột ngột bị héo trong
khi các lá vẫn còn xanh. Hiện tượng héo xảy ra ban ngày khi trời nắng, ban đêm cây
xanh lại, sau 2 – 3 ngày như vậy cây không hồi phục được nữa và chết, đó là do vi
khuẩn xâm nhập phát triển làm tắc mạch dẫn nước trong cây. Sự phát triển nhanh của
vi khuẩn làm cây bị héo nhanh trong khi lá chưa kịp héo vàng. Cắt ngang thân cây
bệnh thấy mạch dẫn bị nâu đen, ấn mạnh vào chỗ gần mặt cắt sẽ bị tiết ra chất dịch vi
khuẩn trắng đục. Vi khuẩn có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh trên sáu tháng, trong
đất trên một năm, là nguồn lan truyền gây bệnh cho vụ sau. Vi khuẩn xâm nhập vào


8

cây qua rễ. Biện pháp phòng trừ: Cày lật phơi ải và bón vôi, luân canh cây trồng khác

họ, tốt nhất là với lúa nước. Không trồng cây ngay sau khi mưa, đất còn quá ẩm,
không để ruộng đọng nước. Nhổ bỏ tiêu hủy cây bị bệnh. Phun ngừa sớm các loại
thuốc như: Kasugamycin, Streptomycin.
- Bệnh khảm (do vius): Cây bị bệnh đọt non xoăn lại, lá nhạt màu và lốm đốm
vàng loang lổ, các đốt thân cũng co ngắn làm toàn cây thấp bé, phát triển chậm, quả
nhỏ, ít và biến dạng. Nếu bị nặng cây có thể không chết nhưng không có quả. Bệnh lan
truyền do bọ trĩ và rệp. Phòng trừ bằng cách vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại trong
ruộng và xung quanh phòng bọ trĩ, rệp, nhổ tiêu hủy cây bị bệnh nặng. Phun bổ sung
phân bón lá có vi lượng và các chất tăng đề kháng cho cây như: Chitosan (các thuốc
Olicide, Alyrice, Sea & See) acid Salicylic (thuốc Exin, Sông Lam), phun 2 – 3 lần
cách nhau 5 – 7 ngày.
2.3 Tình hình nghiên cứu nước ngoài và trong nước
2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài
- Khổ qua có nhiễm sắc thể 2n = 24. Khổ qua có nhiều tên gọi khác nhau tùy
từng địa phương và từng quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam, Miền Bắc gọi là mướp
đắng, Miền Nam gọi là khổ qua. Anh quốc gọi khổ qua là: Bitter gourd, Bitter
cucumber, Ballsam; Pháp: Paraca; Inđônexia: Paria, Pare, Perialaut, Perialaut, Periok;
Philippin: Ampolaya, Peria, Palia; Lào: Laix, Saix; Thái Lan: Mama, đông bắc Thái
Lan gọi là: Phkha, miền bắc gọi là Maka.
* Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Bảng 2.2: Thể hiện tình hình sản xuất các loại rau quả tươi nói chung của một
số nước trên thế giới.
Trung Quốc là nước có diện tích trồng rau lớn nhất (8.467.570 ha), nước có
diện tích rau nhỏ nhất là nước Malaysia với 25.100 ha.
Nhìn chung Việt Nam là nước có diện tích trồng rau lớn (524.937 ha) chỉ thua
diện tích trồng rau của Trung Quốc và Ấn Độ.
Về năng suất rau thì Hàn Quốc là nước đạt năng suất cao nhất (407.553 tấn/ha).
Năng suất rau trung bình toàn thế gới là 138.665 tấn/ha. Việt Nam đạt năng suất rau
thấp (120.269 tấn/ha), chỉ cao hơn so với Thái Lan. Trung Quốc có diện tích rau lớn



9

nên cũng đạt sản lượng cao nhất (132.885.800 tấn). So với các nước, Việt Nam có sản
lượng rau khá cao (6.313.390 tấn), chỉ thua hai nước Trung Quốc và Ấn Độ.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng rau quả của một số nước trên thế giới năm
2010
Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Trung Quốc

8.467.570

156.935

132.885.800

Ấn Độ

2.585.100

134.467

34.761.000


Nhật Bản

116.100

225.616

2.619.400

Malaysia

25.100

125.578

315.200

Hàn Quốc

66.200

407.553

2.698.000

Thái Lan

128.185

85.615


1.097.450

Việt Nam

524.937

120.269

6.313.390

Châu Mỹ

541.615

121.573

6.584.566

Châu Phi

2.747.521

61.388

16.866.458

14.109.022

145.530


205.328.880

Châu Âu

641.960

167.980

10.783.670

Thế giới

18.073.088

138.665

240.114.694

Châu Á

(Nguồn: FAO, 2012)
Xét vế sản xuất rau ở các châu lục: Châu Á có diện tích rau lớn nhất với
14.109.022 ha. Các châu Âu có diện tích trồng rau nhỏ (343.373 ha), năng suất rau của
châu Âu đạt 183.535 tấn/ha, trong khi đó châu Á chỉ đạt năng suất 145.530 tấn/ha.
Châu Phi trồng rau đạt năng suất thấp 61.388 tấn/ha.
Châu Á có diện tích trồng rau lớn nên cũng đạt sản lượng trồng rau lớn
(205.328.880 tấn). Châu Phi có diện tích trồng rau lớn hơn châu Âu và châu Mỹ nhưng
lại cho năng suất rất thấp (61.388 tấn/ha).
Năm 2010, toàn thế gới có 18.073.088 ha đất trồng rau, đạt năng suất trung bình là

138.665 tấn/ha và sản lượng 240.114.694 tấn.
2.3.2 Nghiên cứu trong nước
- Hiện nay khổ qua được trồng khá phổ biến trên nhiều vùng đất khác nhau trên
cả nước, chủng loại cũng rất phong phú.
- Các giống địa phương như:


10

Giống TH – 12: Do Công ty Giống cây trồng Miền Nam chọn lọc từ giống khổ
qua mỡ địa phương. Giống cho trái sớm, bắt đầu thu quả 40 ngày sau gieo, quả dài 18
– 20 cm, thon hai đầu, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nổi rõ, thịt trái dày, ít
đắng. Năng suất 20 – 25 tấn/ha, phẩm chất thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Giống trái nhỏ: Do Công ty Giống Cây Trồng Thành Phố chọn lọc từ giống
địa phương. Giống cho quả rất sớm, bắt đầu thu hoạch 35 ngày sau gieo, quả dài 15 –
16 cm, thon hai đầu, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nổi rõ, thịt quả dày, tí đắng.
Năng suất 15 – 20 tấn/ha, phẩm chất thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Giống khổ qua Xiêm: Trái to, dài 30 – 40 cm, vỏ xanh trung bình, gai to, ít
đắng, năng suất 25 – 30 tấn/ha.
Giống khổ qua rô: Trái nhỏ, dài 12 – 15 cm, hai đầu nhọn, vỏ xanh trung bình,
gai nhỏ, vị đắng nhiều, sai trái nhưng năng suất thấp hơn khổ qua xiêm. Thích hợp chế
biến, sấy khô làm trà.
Các giống lai F1 như:
Theo nghiên cứu của công ty liên doanh hạt giống Đông Tây, đã lai tạo ra
nhiều giống mới triển vọng như giống 277, 269, 241, 242, 254,… hầu hết các giống
đạt năng suất khá cao từ 40 – 60 tấn/ha.
Công ty Trang Nông: Lại tạo được các giống như May 285, TN 27… Cho
năng suất từ 30 – 40 tấn/ha.
Giống Polo 192 và May 185 (nguồn gốc Thái Lan): Là giống lai F1 do công ty
Trang Nông phân phối có sức sinh trưởng mạnh, trái dài, suôn đẹp, đầu đuôi trái hơi

nhọn, gai nở to xanh bóng, thịt dày, độ đắng trung bình. Chiều dài trái 24 - 25 cm và
trọng lượng 150 - 170 g (Polo 192), dài 20 cm và nặng 120 - 140 g (May 185), năng
suất 20 – 25 tấn/ha, trồng quanh năm.
Giống khổ qua lai F1 số 242: Do công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây
phân phối, cây sinh trưởng tốt ở mọi thời vụ, kháng bệnh đốm lá (Cercospora). Thời
gian bắt đầu thu hoạch trái 38 - 40 ngày sau khi gieo và kéo dài 1,5 - 2 tháng. Năng
suất 3 - 4,5 kg/cây. Chiều dài trái 19 - 22cm, màu xanh mỡ, rất bóng, gai lớn thẳng.
Giống 054 (nguồn gốc Thái Lan): Do công ty Chia Tai phân phối, cây sinh
trưởng mạnh, cho trái sớm, trái dài 24 – 27 cm, xanh trung bình, gai dọc liền và nỗi rõ,


11

thịt dày, ít đắng. Giống thích nghi với vùng sâu vùng xa hơn vùng chuyên canh gần
thành phố, năng suất 20 – 25 tấn/ha.
Giống HV (041): Do công ty TNHH TM – SX Hạt Giống H & V phân phối,
cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, trồng được quanh năm. Trái tròn dài 18 – 22
cm, trái thuôn đẹp, hai đầu trái hơi nhọn, da xanh bóng, gai nở thịt dày.
Giống 242 (East West): Do công ty Liên doanh hạt giống Đông Tây phân
phối, cây sinh trưởng tốt ở mọi thời vụ, kháng bệnh đốm lá, chiều dài trái 19 – 22 cm,
màu xanh sáng, rất bóng, gai lớn thẳng Thời gian bắt đầu thu hoạch trái 38 - 40 ngày
sau khi gieo và kéo dài 1,5 - 2 tháng. Năng suất 3 - 4,5 kg/cây.
Giống SAO SỐ 1, SAO SỐ 2, SAO SỐ 3: Công ty Sao Cao Nguyên lai tạo ra,
ba giống khổ qua này có đặc tính cơ bản như: Cây sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh
tốt, thích nghi rộng, dễ đậu quả, phân nhánh ngang nhiều, trồng được quanh năm. Thu
trái 35 - 38 ngày sau khi gieo, thời gian thu hoạch kéo dài 1 - 2 tháng. Trái dài 20 - 22
cm, gai nở, màu xanh trung bình, thịt trái dày, cứng, chịu vận chuyển xa và bảo quản
lâu, năng suất trung bình 30 - 35 tấn/ha.
* Các kết quả nghiên cứu về giống khổ qua trong nước:
Thị trường giống khổ qua ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do điều

kiện khí hậu và thị hiếu mỗi nơi khác nhau nên đòi hỏi phải tiến hành khảo sát để chọn
ra những giống phù hợp với mỗi địa phương. Nhiều thí nghiệm so sánh giống khổ qua
đã tiến hành và cho kết quả:
- Kết quả so sanh 6 giống khổ qua của Lê Thị Hạnh Thu được thực hiện từ
tháng 03/2010 – 06/2010 tại huyện Đăkpơ, tỉnh Gia Lai, đã chọn được 4 giống triển
vọng có năng suất cao là giống Hoàng Thái Tử 424 (Công ty An Phú Nông), giống
277 (Công ty liên doanh hạt giống Đông Tây), giống Bảo Châu 86 (Công ty An Phú
Nông), giống TN 166 (Công ty TNHH & TM Trang Nông) với năng suất lần lược là:
47,08 tấn/ha; 45,87 tấn/ha; 38,63 tấn/ha; 39,43 tấn/ha.
- Vào năm 2010 Võ Hoàng Thu Trinh đã tiến hành thí nghiệm so sánh 10 giống
trên vùng đất Xuân Lộc – Đồng Nai có kết quả: giống 21 (Công ty THHH Việt Nông)
có năng suất 33,9 tấn/ha, giống 44 (Công ty THHH Việt Nông) có năng suất 32,7
tấn/ha, giống 49 (Công ty THHH Việt Nông) có năng suất 31,0 tấn/ha, giống 72 (Công
ty THHH Việt Nông) có năng suất 29,6 tấn/ha.


TN166

HMT 241

HMT 242

BC 86

SG 4.1

Diago 26

An 33


VP 179

Jupiter 25

TN 73

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Gống

1

Stt


24

28

25

24

25

26

23 – 26

24 - 28

24 - 26

24 – 29

Ngày ra
hoa cái
(NSG)

26

31

29


28

29

29 - 30

26 - 30

25 - 31

26 - 30

28 – 31

Ngày ra
trái
(NSG)

39
40
43
33

70,8
70,0
77,4

38

35 – 37


40 - 37

34 - 43

33 - 39

38 – 40

Ngày bắt
đầu thu
hoạch
(NSG)

76,10

67,10

72,50 - 73,6

70,50 - 81,4

70,60 - 76,7

62,50 - 72,6

73,30 - 76,1

Tỉ lệ đậu
trái (%)


Bảng 2.2: Kết quả so sánh một số giống khổ qua của một số tác giả

63

83

72

69

74

74 – 75

66 - 76

67 - 79

67 - 74

72 – 79

Ngày kết
thúc thu
hoạch
(NSG)

43,33


38,90

27,44

41,75

29,33

34,05 - 43,2

39,15 - 42,60

30,95 - 56,44

40,24 - 41,85

33,33 - 38,99

NSLT
(tấn/ha)

29,62

33,65

24,69

37,99

24,24


28,59 - 39, 23

30,20 - 34,06

28,52 - 38,04

29,05 - 38,30

27,32 - 34,31

NSTT
(tấn/ha)

12


13

Kết quả so sánh khổ qua của Trần Hồng Chánh được thực hiện từ tháng
10/2004 – 1/2005 tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, đã chọn ra được bốn
giống triển vọng có năng suất cao là giống TN 73 (Công ty Trang Nông), giống HMT
27, giống HMT 241 (Công ty liên doanh hạt giống Đồng Tây), giống SG 4.1 (Công ty
giống cây trồng thành phố) với năng suất lần lượt là: 29,62 tấn/ha; 29,57 tấn/ha; 29,05
tấn/ha và 28,59 tấn/ha.
Trên những địa điểm khác nhau có những điều kiện ngoại cảnh khác nhau thì
mỗi giống khổ qua cho năng suất khác nhau. Do đó trên mỗi địa điểm khác nhau nên
tiến hành để thực hiện các thí nghiệm để tìm ra giống khổ qua phù hợp cho năng suất
cao. Bảng 2.2 ở trên là kết quả so sánh giống khổ qua ở một số nơi tại Việt Nam năm
2000 – 2011.

Bảng 2.2 cho thấy: Cùng một giống khổ qua được trồng trên nhiều vùng đất,
vùng địa lý khác nhau thì cho năng suất khác nhau, cụ thể:
Đối với giống TN166 kết quả so sánh của Đoàn Khánh Thu (Bình Dương),
Nguyễ Trung Dũng (Lâm Đồng) và Lê Thị Hạnh Thu (Giai Lai) có số hoa biến động
số ngày ra hoa biến động từ 24 – 29 NSG, ngày ra trái là 28 – 31 NSG, ngày bắt đầu
thu hoạch từ 38 – 40 NSG, ngày kết thúc thu hoạch là 72 – 79 NSG. Có năng suất lý
thuyết và năng suất thực tế biến thiên trong khoảng 33,33 – 38,99 tấn/ha và 27,32 34,31 tấn/ha. Tỉ lệ đậu trái của giống TN 166 biến động trong khoảng 73,3 – 76,3 %,
cao nhất là ở Gia Lai (76,3%), thấp nhất là ở Bình Dương (73,3%).
Theo kết quả so sánh của Trần Hồng Chánh trồng trong vụ đông xuân tại huyện
Dương Minh Châu (2005), tỉnh Tây Ninh và Phạm Toàn Thắng thực hiện tại huyện
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước (2007) đối với giống HMT 241 có ngày ra hoa dao động
từ 24 – 26 NSG. Ngày ra trái biến thiên 29 – 30 NSG, tỷ lệ đậu trái biến thiên từ 62,5 –
7326 %. Ngày bắt đầu thu hoạch từ 37 – 39 NSG, ngày kết thúc thu hoạch là 67 – 74
NSG. Có năng suất lý thuyết và năng suất thực tế dao động trong khoảng 40,24 - 41,85
tấn/ha và 29,05 - 38,3 tấn/ha
Đối với giống HMT 242 có ngày ra hoa biến thiên từ 24 - 28 NSG, ngày ra trái
dao động trong khoảng 25 – 31 NSG, tỉ lệ đậu trái dao động ít 70,6 – 76,7 % và số
ngày bắt đầu thu hoạch biến thiên từ 34 – 43 NSG, ngày kết thúc là 67 – 79 NSG.


14

Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế dao động lớn từ 30,95 – 56,44 tấn/ha và 28,52
– 38,04 tấn/ha.
Theo kết quả so sánh của Lê Thị Hạnh Thu trồng tại Đăkpơ, tỉnh Gia Lai,
Nguyễn Tấn Nghị thực hiện tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đối với giống BC 86
có ngày ra hoa biến thiên từ 23 – 26 NSG, ngày ra trái dao động từ 26 – 30 NSG, tỉ lệ
đậu trái biến thiên trong khoảng 70,5 – 81,4 %, ngày bắt đầu thu hoạch là 37 – 40 NSG
và ngày kết thúc từ 66 – 76 NSG. Có năng suất lý thuyết và năng suất thực tế dao động
trong khoảng 39,15 – 42,6 tấn/ha và 30,2 – 34,06 tấn/ha.

Kết quả so sánh của Trần Hồng Chánh (Tây Ninh) và Phạm Toàn Thắng (Bình
Phước) đối với giống SG 4.1có ngày ra hoa giống nhau 26 NSG, ngày ra trái cũng dao
động ít từ 29 – 30 NSG, tỉ lệ đậu trái biến thiên trong khoảng 72,5 – 73,6 %, ngày bắt
đầu thu hoạch là 35 – 37 NSG và ngày kết thúc từ 74 – 75 NSG. Có năng suất lý
thuyết và năng suất thực tế dao động trong khoảng 34,05 - 43,2 tấn/ha và 28,59 – 39,
23 tấn/ha.
Theo thí nghiệm của Nguyễn Tấn Nghị tại quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ
năm 2011 đối với giống Diago 26 có ngày ra hoa là 25 NSG, ngày ra trái là 29 NSG,
ngày bắt đầu thu hoạch là 38 NSG, ngày kết thúc thu hoạch là 74 NSG. Năng suất lý
thuyết và năng suất thực tế lần lượt là 29,33 tấn/ha và 24,24 tấn/ha. Tỉ lệ đậu trái đạt
67,1 %. Đối với giống VP 79 có ngày ra hoa là 25 NSG, ngày ra trái là 29 NSG, ngày
bắt đầu thu hoạch là 40 NSG, ngày kết thúc thu hoạch là 72 NSG. Năng suất lý thuyết
và năng suất thưc tế lần lượt là 27,44 và 24,69 tấn/ha.
Theo thí nghiệm của Đoàn Khánh Thu năm huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Phước
năm 2010 đối với giống AN 33 có ngày ra hoa là 24 NSG, ngày ra trái 28 NSG, tỉ lệ
đậu trái 76,1 % và số ngày bắt đầu thu hoạch là 39 NSG, ngày kết thúc là 69 NSG.
Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế lần lượt là 41,75 và 37,99 tấn/ha.
Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Trung Dũng trồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh
Lâm Đồng đối với giống Jupiter 25 có ngày ra hoa là 28 NSG, ngày ra trái là 31 NSG,
ngày bắt đầu thu hoạch là 43 NSG, ngày kết thúc thu hoạch là 83 NSG. Năng suất lý
thuyết và năng suất thưc tế lần lượt là 38,9 và 33,65 tấn/ha. Tỉ lệ đậu trái đạt 70 %.
Kết quả của Trần Hồng Chánh tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đối
với giống TN 73 có ngày ra hoa là 24 NSG, ngày ra trái là 26 NSG, ngày bắt đầu thu


15

hoạch là 33 NSG, ngày kết thúc thu hoạch là 63 NSG. Năng suất lý thuyết và năng
suất thưc tế lần lượt là 43,33 và 29,62 tấn/ha. Tỉ lệ đậu trái cao đạt 77,4 %.
Tóm lại, qua những thí nghiệm so sánh giống khổ qua cho thấy mỗi vùng có

một loại giống thích hợp cho năng suất khác nhau.
Hiện nay, tại thành phố Pleiku, người dân đang sử dụng OP, vì cây sinh trưởng
mạnh, chống chịu tốt, trồng được quanh năm, bắt đầu cho thu hoạch 40 – 45 ngày sau
gieo. Trái thuôn dài, thời gian bảo quản được lâu. Rất thích hợp cho bảo quản và vận
chuyển xa. Tuy nhiên, tại địa phương chỉ sử dụng một giống khổ qua chủ lực là cơ cấu
không bền vững nên việc nghiên cứu so sánh các giống khổ qua mới để bổ sung vào
cơ cấu giống là điều cần thiết để tạo ra cơ cấu ổn định cho sản xuất.


16

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm
- Địa điểm tiến hành thí nghiệm: Được thực hiện tại xã Diên Phú, thành phố
Pleiku, tỉnh Gia lai.
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm đã được thực hiện từ ngày
27/02/2012 – 04/06/2012. Ngày gieo: 07/03 2012, ngày bắt đầu thu hoạch 23/04/2012
và ngày kết thúc thu hoạch: 04/06/2012
3.2 Vật liệu thí nghiệm
- Dụng cụ: lưới, cuốc, le, ống tưới, thước đo, giấy bút, máy ảnh.
- Giống thí nghiệm: Gồm sáu giống khổ qua, để tiện cho việc theo dõi các
giống được ký hiệu theo thứ tự (xem bảng 3.1).
Bảng 3.1: Danh sách các giống trong thí nghiệm
STT Tên giống

Ký hiệu Nguồn gốc

1


TN 116

NT1

Công ty TNHH TM Trang Nông

2

Diamond VN 400

NT2

Công ty Chia Tai

3

Diago 26

NT3

Công ty Cổ phần phát triển và đầu tư Nhiệt Đới

4

Jupiter 25

NT4

Công ty Cổ phần phát triển và đầu tư Nhiệt Đới


5

Đại Địa

NT5

Công ty TNHH TM Đại Địa

6

OP (Đ/C)

NT6

Công ty TNHH – TM – DV Mầm Xanh

- Đặc điểm của các giống khổ qua làm thí nghiệm:
+ Khổ qua lai F1 TN 116: Cây sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, nhất là bệnh
vàng lá, trồng được quanh năm. Thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, trái
màu xanh bóng thuôn dài, thịt dày không bị nứt trái vào mùa mưa, năng suất 45 – 60
tấn/ha (Công ty TNHH TM Trang Nông, 2012).


×