Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐẬU BẮP (Abelmoschus esculentus.L) TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐẬU BẮP (Abelmoschus esculentus.L)
TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Sinhviênthựchiện: ĐÀO THỊ SỚM
Ngành: Nônghọc
Niênkhoá: 2008 – 2012

Tp. HồChí Minh, Tháng 09/2012


i

ẢNH HƯỞNG CỦA 5 MỨC PHÂN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT CỦA CÂY ĐẬU BẮP (Abelmoschus esculentus L.)
TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Tác giả

ĐÀO THỊ SỚM

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
Ngành Nông học

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:


ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
Cha Mẹ và gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ về tinh thần, vật chất và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho con.
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, phân hiệu
Đại Học Nông Lâm Tại Gia Lai, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể quý
Thầy Cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Ths. Nguyễn Thị Thanh
Hương, Bộ môn Nông Hóa – Thổ Nhưỡng, Khoa Nông Học Trường Đại Học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Các bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên tôi suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2012

ĐÀO THỊ SỚM


iii

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của 5 mức phân đạm đến sinh trưởng và năng

suất của cây đậu bắp (Abelmoschus esculentu L.) tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai” thí
nghiệm đã được tiến hành từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2012 tại huyện Đức Cơ, tỉnh
Gia Lai.
Nội dung nghiên cứu:
Khảo sát 5 mức phân N khác nhau trên cây đậu bắp nhằm tìm ra mức phân đạm
phù hợp nhất cho trồng cây đậu bắp đạt được năng suất cao.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố
gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại.
NTA: phân nền + 40 kg N
NTB: phân nền + 60 kg N
NTC (Đ/C): phân nền + 80 kg N
NTD: phân nền + 100 kg N
NTE: phân nền + 120 kg N
Phân nền: phân hữu cơ vi sinh + vôi + lân + kali
Kết quả thu được:
Trong quá trình trồng cây đậu bắp, cây sinh trưởng và phát triển tốt được thể
hiện ở từng giai đoạn.
Các nghiệm thức thí nghiệm, nghiệm thức E đạt được chiều cao cây cao nhất
(58,4 cm), thấp nhất là nghiệm thức A (45,13 cm).
Các nghiệm thức đều có số lá tăng dần, trong đó số lá đạt cao nhất ở nghiệm
thức E (11,93 lá/cây), thấp nhất là nghiệm thức A (9,51 lá/cây).
Số trái đạt cao nhất ở nghiệm thức E (15,4 trái), thấp nhất là nghiệm thức A
(12,1 trái)
Các nghiệm thức tiến hành thí nghiệm đều bị sâu bệnh gây hại nhưng không
đáng kể.
Nghiệm thức E đạt năng suất cao nhất (7,89 tấn/ha), thấp nhất là nghiệm thức A
(5,53 tấn/ha).
Hiệu quả kinh tế của nghiệm thức E với 120 kg N đạt mức cao nhất (70.483
đồng/1NT), thấp nhất là nghiệm thức A với 40 kg N (27.103 đồng/1NT).



iv

Đối với giống đậu bắp cao sản trắng NP – 12 khuyến cáo sử dụng mức đạm 120
kg trong sản xuất. Về mặt kinh tế, nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư có thể thu hồi
được đồng vốn nhanh.


v

MỤC LỤC
Tiêu đề

trang

Trang tựa ..........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................x
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ...................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Phạm vi đề tài ............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1 Tình hình sản xuất trong nước và nước ngoài ...........................................................3
2.1.1 Tình hình sản xuất trong nước ................................................................................3

2.1.2 Tình hình sản xuất nước ngoài ...............................................................................4
2.2 Giới thiệu về rau an toàn ...........................................................................................5
2.2.1 Khái niệm rau an toàn.............................................................................................5
2.2.2 Điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn ...............................................................5
2.3 Vai trò của phân bón đối với cây đậu bắp .................................................................6
2.4 Giới thiệu vài nét về phân đạm urê............................................................................7
2.4.1 Định nghĩa phân đạm urê .......................................................................................7
2.4.2 Đặc điểm của phân urê ...........................................................................................8
2.4.3 Phân đạm và hiệu quả sử dụng ...............................................................................9
2.5 Giới thiệu sơ lược về cây đậu bắp ...........................................................................10
2.5.1 Phân loại thực vật cây đậu bắp .............................................................................10
2.5.2 Nguồn gốc.............................................................................................................10
2.5.3 Đặc điểm thực vật học ..........................................................................................11
2.5.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ......................................................................11


vi

2.6 Giá trị của dinh dưỡng và dược liệu cây đậu bắp ....................................................12
2.6.1 Giá trị dinh dưỡng ................................................................................................12
2.6.2 Giá trị dược liệu ....................................................................................................12
2.7 Đặc điểm nông học của cây đậu bắp ......................................................................13
2.7.1 Nhiệt độ ................................................................................................................13
2.7.2 Nước .....................................................................................................................13
2.7.3 Đất ........................................................................................................................13
2.7.4 Dinh dưỡng ...........................................................................................................13
2.8 Kỹ thuật trồng .........................................................................................................13
2.8.1 Cách trồng và chăm sóc .......................................................................................13
2.8.2 Phòng trừ sâu bệnh hại ........................................................................................14
2.9 Kỹ thuật bón phân ..................................................................................................14

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................16
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm............................................................................16
3.2 Điều kiện thời tiết các tháng thí nghiệm ................................................................16
3. 3 Lý hóa tính của đất thí nghiệm ..............................................................................17
3.4 Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................................17
3.4.1 Giống ....................................................................................................................17
3.4.2 Phân bón ...............................................................................................................18
3.4.3 một số vật dụng khác ............................................................................................18
3.5 Phương pháp thí nghiệm.........................................................................................18
3.5.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................18
3.5.2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm .......................................................................19
3.5.3 Quy mô thí nghiệm ...............................................................................................19
3.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...........................................................................20
3.6.1 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................................20
3.6.2 Phương pháp theo dõi ..........................................................................................20
3.7 Tình hình sâu bệnh hại ............................................................................................21
3.8 Năng suất .................................................................................................................21
3.9 Hiệu quả kinh tế......................................................................................................22
3.10 Phương pháp tính toán xử lý .................................................................................22


vii

3.11 Các bước tiến hành chăm sóc ................................................................................22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................24
4.1 Giai đoạn nẩy mầm của hạt và ngày xuất hiện lá thật ở các nghiệm thức ..............24
4.2 Ảnh hưởng các mức phân N đến động thái tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ
tăng trưởng chiều cao. ...................................................................................................24
4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ....................................................................24
4.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức .....................................26

4.1.4 Động thái ra lá trên thân chính của cây qua các nghiệm thức ..............................28
4.1.5 Tốc độ ra lá của các nghiệm thức .........................................................................29
4.2 Số cành cấp 1, cành cấp 2 trên cây ..........................................................................31
4.3 Các chỉ tiêu về phát dục của các nghiệm thức.........................................................32
4.3.1 Thời gian phát dục của các nghiệm thức ..............................................................32
4.3.2 Tỷ lệ đậu quả của các nghiệm thức ......................................................................33
4.4 Tình hình sâu bệnh của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm .....................34
4.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..........................................................35
4.6 Phẩm chất quả.........................................................................................................37
4.7 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................41
5.1 kết luận ....................................................................................................................41
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42
PHỤ LỤC ......................................................................................................................43
Phụ lục 1: Một số hình ảnh cây đậu bắp thí nghiệm .....................................................43
Phụ lục 2: Bảng số liệu, anova và phân hạng ................................................................48


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt/ký hiệu

Viết đầy đủ/ý nghĩa

Anova

: Phân tích phương sai (Analysis of Variance)


BVTV

: Bảo vệ thực vật

CV

: Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Đ/C

: Đối chứng

FAO

: Food and Agriculture Organization.

Ha

: Hectare.

LLL

: Lần lặp lại

NSG

: Ngày sau gieo

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

N

: Đạm nguyên chất.

NT

: Nghiệm thức

TB

: Trung bình

TP

: Thành phố

TN

: Thí nghiệm


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Danh sách các bảng

trang

Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu tự nhiên các tháng thí nghiệm ..........................................16
Bảng 3.2 Tính chất lý hóa đất thí nghiệm .....................................................................17
Bảng 4.1 Thời gian nảy mầm của hạt và ngày xuất hiện lá thật ...................................24
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
(cm) ................................................................................................................................25
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân đạm đến động thái ra lá trên thân chính của cây (lá/
cây) ................................................................................................................................28
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến sự phân cành ..................................31
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến thời gian phát dục ...........................32
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các mức phân đạm tỷ lệ đậu quả ..........................................33
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến các yếu tố câu thành năng suất .......35
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến chiều dài và đường kính trái ..........37
Bảng 4.9 Chi phí đầu tư sản xuất (chưa tính phân đạm) ...............................................38
Bảng 4.10 Chi phí đầu tư phân đạm trong thí nghiệm ..................................................38
Bảng 4.11 Lượng toán hiệu quả kinh tế .......................................................................39
Danh sách các đồ thị

trang

Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
(cm/7 ngày) ....................................................................................................................27
Đồ thị 4.2 Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến tốc độ ra lá (lá/ 7 ngày) .................30
Biểu đồ 4.1Ảnh hưởng của các mức phân đạm đến năng suất thực thu và năng suất lý
thuyết .............................................................................................................................36



x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Tên hình

trang

Hình 1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ................................................................................42
Hình 2: Xử lý hạt giống đậu bắp ...................................................................................42
Hình 3: Giai đoạn ươm bầu ...........................................................................................43
Hình 4: Đo chỉ tiêu, bón phân và chăm sóc...................................................................43
Hình 5: Đo đường kính trái ...........................................................................................44
Hình 6: Sâu đục trái trên cây đậu bắp............................................................................44
Hình 7: Rầy mềm gấy hại trên cây đậu bắp ..................................................................45
Hình 8: Bệnh xanh lùn ...................................................................................................45
Hình 9: Bệnh lở cổ rễ ....................................................................................................46
Hình 10: Giai đoạn ra hoa kết trái .................................................................................46


1

Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây, có danh pháp khoa học là Abelmoschus
esculentus. L. Được biết đến như một loại “thức ăn cực nhanh”, “ thức ăn đa năng” và
rất thông dụng trong các món nướng, món canh chua, món lẩu. Đặc biệt trong các bếp
ăn của người nghèo, người ăn chay, người già… thường xuyên dùng đến. Đậu bắp
được mọi người xem như là một món ăn vừa ngon, bổ và rẻ tiền.
Cây đậu bắp là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ có giá trị trong y học rất lớn như

cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Hiện nay tình hình sản xuất đậu bắp ở nước
ta nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng vẫn chưa được chú trọng phát triển và đầu tư
hợp lý. Đa số người dân trồng với diện tích nhỏ để ăn trong gia đình, một số ít đem
bán ở những chợ gần nhà. Vì vậy, việc thúc đẩy nghiên cứu và phát triển cây đậu bắp
cần được chú trọng nhiều hơn, để cây đậu bắp không chỉ tiêu thụ trong nội địa mà còn
có khả năng vươn ra thị trường các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, để đạt được năng suất và lợi nhuận tối ưu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của
thị trường, luôn là vấn đề được các nhà vườn và các nhà nghiên cứu quan tâm được đặt
lên vị trí hàng đầu. Trong đó, việc chăm sóc, bón phân được xem là yếu tố quan trọng
quyết định đến năng suất và phẩm chất của cây trồng. Hiện nay, trên thị trường có rất
nhiều loại phân nói chung và phân đạm nói riêng luôn là lựa chọn hàng đầu của nông
dân Việt, vì dễ sử dụng, đem lại năng suất cao nếu sử dụng đúng cách, đúng liều
lượng. Việc tìm ra lượng phân đạm phù hợp cho giống cây trồng đạt năng suất cao và
đúng với từng vùng là điều cần nghiên cứu.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của 5 mức phân đạm ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất trên cây đậu bắp
(Abelmoschus esculentus. L) trồng tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”


2

1.2 Mục đích
Khảo nghiệm trên 5 mức phân đạm để tìm ra mức phân N phù hợp đem lại năng
suất, hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với vùng đất Gia Lai.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi, đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu bắp dưới
tác dụng của 5 mức phân đạm khác nhau.
Tính toán hiệu quả kinh tế của đậu bắp trong quá trình làm thí nghiệm.
1.4 Phạm vi đề tài
Thời gian thực hiện khóa luận ngắn nên nghiên cứu chỉ giới hạn trong 5 mức

phân đạm ở vụ xuân hè và trên đối tượng cây đậu bắp.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình sản xuất trong nước và nước ngoài
2.1.1 Tình hình sản xuất trong nước
Ở nước ta, cây đậu bắp được biết đến như một loại rau quan trọng và được
trồng nhiều trên vùng miền khác nhau. Tuy nhiên đậu bắp được trồng với diện tích nhỏ
nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hiện nay đậu bắp được trồng phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL như Tiền Giang, Sóc
Trăng, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai,
Bà Rịa Vũng Tàu, và một số huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh như Củ Chi.
Một số tỉnh trồng đậu bắp với diện tích nhỏ để phục vụ trong gia đình là chính,
một số ít tiêu thụ tại các vùng lân cận.
Tính đến năm 2005, tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8
nghìn ha, sản lượng 9640,3 nghìn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 nghìn ha
(tốc độ tăng bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 nghìn tấn (tốc độ tăng bình
quân 7,55%/năm).
Vùng sản xuất rau lớn nhất là Đồng bằng Sông Hồng (chiếm 24,9% diện tích và
29,6% sản lượng rau cả nước), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 25,9% diện
tích và 28,3% sản lượng rau cả nước).
Nhiều vùng rau an toàn đã được hình thành đem lại thu nhập cao và an toàn
cho người sử dụng đang được nhiều địa phương chú trọng đầu tư xây dựng mới và mở
rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng (Đà Lạt)…
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả, trong những năm gần đây những
loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là
cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau....phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng,

trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao.


4

2.1.2 Tình hình sản xuất nước ngoài
Hiện nay trên thế giới có nhiều chủng rau được gieo trồng, diện tích trồng ngày
càng được gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân. Năm 1961 - 1965 tổng
lượng rau trên thế giới là 200.234 tấn, nhưng từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt
293.657 tấn và từ năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn, đến năm 1996 đã lên 565.523 tấn.
Như vậy chúng ta thấy sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó chứng tỏ
nhu cầu rau của con người ngày càng tăng.
Theo thống kê của FAO, diện tích trồng rau năm 2003 là 50.023.341 ha nhưng
đến năm 2007 đã mở rộng lên tới 52,444.660 ha, tăng so với năm 2003 là 2.421.328
ha, bình quân mỗi năm tăng 484.266 ha. Như vậy, diện tích trồng rau trên thế giới hiện
đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân chuyển một phần diện tích trồng cây
ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau.
Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo từ nay cho đến năm
2010 hàng năm tăng bình quân 3,6 %, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản lượng chỉ
khoảng 2,8 %, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu
thụ. Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thế giới tăng 1,8 %
mỗi năm. Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau cao đó là Pháp, Đức,
Canada khoảng 155.000 tấn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bỉ, Hồng Công, Singapo khoảng
120.000 tấn mỗi năm.
Một số nước có lượng rau xuất khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc
(609.000 tấn/năm ); Italia, Hà Lan mỗi nước xuất khẩu khoảng 140.000 tấn/năm. Theo
dự báo của FAO, ước tính đến năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn
và giá nhập khẩu khoảng 703 USD/tấn, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng
nông nghiệp xuất khẩu có giá trị hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng, bởi
vậy rau có vị trí lớn trên thị trường thế giới.

Đậu bắp trồng phổ biến ở Phillippin, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và một
phần nhỏ ở Indonesia, Papua New Guinea. Hiện nay đang được nhân giống rộng rãi ở
các vùng Nhiệt đới và Cận nhiệt đới, nhưng đặc biệt phổ biến ở Ấn Độ, Tây Phi,
Brasil. Đậu bắp sinh trưởng ở nhiều loại đất, tuy nhiên, đất cát ở Mỹ là vùng sinh
trưởng chính.


5

2.2 Giới thiệu về rau an toàn
2.2.1 Khái niệm rau an toàn
Quy định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Rau an toàn là sản phẩm rau tươi được sản xuất,
sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong
VietGAP hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điểm hình đạt
chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định.
2.2.2 Điều kiện sản xuất và sơ chế rau an toàn
Theo cục trồng trọt – Ban chỉ đạo chương trình rau hoa quả, 2008. VietGAP và
các quy định sản xuất rau an toàn. Nhà sản xuất phải đáp ứng các điều kiện cơ bản:
Điều kiện sản xuất rau an toàn:
Nguồn lao động: Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc
bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả
an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp
đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên). Người lao động phải qua tập
huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc
tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản
xuất, kinh doanh rau an toàn.
Đất canh tác: Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được UBND tỉnh, thành
phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh
hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường

giao thông lớn. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất
và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá
ngưỡng cho phép theo quy định.
Nước tưới: Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện,
khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau.
Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và
trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá
ngưỡng cho phép theo quy định. Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu
chuẩn nước sinh hoạt cho người.


6

Quy trình sản xuất rau, quả an toàn: Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất
phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các
quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.
Điều kiện sơ chế rau an toàn:
Sơ chế rau quả là quá trình làm sạch, phân loại và đóng gói rau quả trước khi
đưa vào kinh doanh (tiêu thụ). Để việc sơ chế rau đạt hiệu quả và đảm bảo vệ sinh phải
có các điều kiện sau:
Địa điểm: Phải có khu vực riêng biệt được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, không
để vật nuôi đi vào khu vực này, không gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn nước để rửa phải đảm bảo theo tiêu chuẩn tại Quyết định số
09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ
sinh nước.
Chỉ sử dụng các chất bảo quản được phép sử dụng và tuân thủ hướng dẫn ghi
trên nhãn hoặc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành.
Thùng chứa sản phẩm thu hoạch, vật liệu đóng gói phải riêng biệt với kho chứa
hóa chất phân bón và chất phụ gia.
Phải áp dụng các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm từ các loại động vật

hại.
Người lao động không bị bệnh truyền nhiễm và được tập huấn về sơ chế rau, quả
an

toàn.

( />
toan.html)
2.3 Vai trò của phân bón đối với cây đậu bắp
Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát
triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh truởng và
phát triển mà cây cần những số lượng và chất lượng khác nhau. Theo khối lượng, chất
dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: N, P, K,… và vi lượng: Mn, Mo, Bo, Zn,…. Theo
nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ động thực
vật và phân vô cơ được tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng chất phân rã.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng
năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây
trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng sản lượng cây trồng.


7

Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng quốc
gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn.
Đậu bắp cần nhu cầu về lượng phân bón khá cao, thiếu phân làm cây bị còi cọc,
dễ bị sâu bệnh. Bón phân không đủ và không hợp lý sẽ ảnh hướng tới sinh trưởng và
năng suất của cây.
Năng suất và chất lượng trái đậu bắp phụ thuộc vào mức dinh dưỡng thích hợp.
Các nguyên tố dinh dưỡng ảnh hướng tới sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng của
cây là:

+ Đạm (N): Đạm có tác dụng đến sinh trưởng của cây. Đặc biệt đạm thúc đẩy
quá trình sinh trưởng của cây (đối với cây non hoặc ra mầm sau khi bấm ngọn). Đạm
phải cân bằng với kali, nếu cây hút nhiều đạm mà thiếu kali, cây sinh trưởng rậm rạp,
thân mềm nhẹ, lá dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại nhưng nếu thiếu đạm lá hẹp, màu sắc
nhợt nhạt, cành yếu.
+ Lân (P): Lân giúp phát triển bộ rễ, tham gia tạo thành và vận chuyển chất hữu
cơ trong cây. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, ra hoa muộn.
+ Kali (K): Kali tham gia vào quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ
trong cây, ngoài ra còn làm tăng tính chống chịu của cây. Cân bằng giữa đạm và kali
làm cho cây vững chắc. Mức kali được xác định thích hợp tùy theo mùa vụ.
Ngoài ra còn có các nguyên tố trung vi lượng khác nhau như:
+ Canxi (Ca): Tham gia vào quá trình trao đổi chất bên trong cây, làm cho
thành tế bào cây khỏe, tăng sức chống chịu của cây.
+ Magie (Mg): Cung cấp đủ Magie làm tăng năng suất, tăng tính chống chịu ở
cây trồng.
+ Cu: cây sinh trưởng chậm.
+ Mn: Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng. Cây yếu, sinh trưởng
chậm, năng suất giảm.
2.4 Giới thiệu vài nét về phân đạm Urea
2.4.1 Định nghĩa phân đạm Urea
Con người sẽ không cần đến phân bón nếu dân số chỉ trong giới hạn 1 tỷ người.
Phân vô cơ đã trở thành cứu cánh và lượng sử dụng cứ tăng tỷ lệ thuận với việc dân số
hành tinh cứ tăng dần đến 7 tỷ như hiện nay. Phân bón là thức ăn của cây trồng bao


8

gồm 16 nguyên tố cơ bản, chia ra 3 nhóm đa lượng, trung lượng và vi lượng. Nhóm đa
lượng bao gồm đạm, lân và kali, trong đó đạm là một trong các yếu tố cơ bản nhất.
Phân đạm có nhiều loại, phổ biến nhất là Urea (CO(NH2)2) có 46% đạm nguyên

chất, đạm a môn nitrat (NH4NO2-còn gọi là đạm 2 lá) có 30-40% đạm nguyên chất,
đạm sunfat ((NH4)2SO4-còn gọi là SA) có 19-21% đạm nguyên chất, đạm clorua a môn
(NH4CL) có 22-24% đạm nguyên chất. Ngoài ra còn có một số đạm không phổ biến
rộng như dung dịch amoniac (NH3), canxi xianmit (CaCN2), a môn bicacbonat
(NH4HCO3), a môn cacbonat ((NH4)2CO3), đạm trong phân phốt phát DAP.
( />Trong tổng sản lượng các loại phân đạm thì Urea chiếm đến 70%, trong đó có
đến 55% dùng cho cây lương thực. Bởi có lượng dùng lớn như vậy nên sự thất thoát
của phân Urea được thế giới nghiên cứu nhiều nhất. Quan sát cho thấy phân Urea thất
thoát nhiều bởi chúng tan quá nhanh trong môi trường nước, ở nhiệt độ 10oC thì sau 7
ngày 100% Urea đã tan hoàn toàn, ở nhiệt 26oC thì sau 4 ngày đã tan hết.
( />Urea là một hợp chất hữu cơ của cacbon, nitơ, ôxy và hiđrô, với công thức
CON2H4 hay (NH2)2CO. ( />Urea được Hilaire Rouelle phát hiện năm 1773. Nó là hợp chất hữu cơ được
tổng hợp nhân tạo đầu tiên từ các chất vô cơ được Friedrich Woehler thực hiện vào
năm 1828 bằng cách cho cyanat kali phản ứng với sulfat amôniac.
2.4.2 Đặc điểm của phân Urea
Phân Urea (CO(NH2)2) có 44 – 48% nitơ nguyên chất. Loại phân này chiếm
59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Urea là loại
phân có tỷ lệ nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân Urea có chất lượng
giống nhau:
- Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm
mạnh.
- Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ
bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân Urea có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên
nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích


9

hợp trên đất chua phèn. Phân Urea được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng

độ 0,5 – 1,5% để phun lên lá. (vi.wikipedia.org/wiki/Phân_đạm )
2.4.3 Phân đạm và hiệu quả sử dụng
Ở dạng nào thì phân đạm vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cây trồng, nếu
thiếu đạm thì cây còi cọc, vàng úa, không có năng suất, nhưng nếu dư thừa đạm cũng
gây nên nhiều bất lợi cho quá trình phát triển của cây trồng, như cành lá phát triển quá
mức trong lúc rễ lại kém phát triển, thân non mềm dễ đổ ngã, cây chậm ra hoa, ít hoa,
khó đậu quả, quả không chắc hạt, lá non mềm lại có màu xanh đậm nên càng hấp dẫn
côn trùng cắn phá, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập. Dư đạm khả năng
chống chịu của cây với điều kiện ngoại cảnh như hạn, mặn, phèn, nấm bệnh cũng kém
đi. ( />Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là
nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các
enzym và nhiều loại vitamin trong cây. Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của
cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu
xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.
Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây
sinh trưởng mạnh. Trong số các nhóm cây trồng đạm rất cần cho các loại cây ăn lá như
rau cải, cải bắp, v.v. ()
Không bón đạm tập trung vào một lúc, một chỗ, mà cần chia thành nhiều lần để
bón và bón vãi đều trên mặt đất ở những nơi cần bón. Không bón đạm quá thừa. Vì khi
thừa đạm, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, ít hạt, hạt lép nhiều, quả dễ
rụng, nhiều sâu bệnh, phẩm chất quả giảm. Tốn tiền mua phân đạm mà không thu
được kết quả gì, gây lãng phí. Bón phân đạm cần lưu ý đến diễn biến của thời tiết.
Không bón lúc mưa to, lúc ruộng vườn đầy nước. Bón phân đạm cần kết hợp với làm
cỏ, xới đất.
Cũng như vậy, phân đạm rất quan trọng đối với cây đậu bắp nếu bón đạm đúng
lúc, đúng cách, đúng liều lượng và cân đối với lân và kali thì sẽ cho năng suất cao đem
lại hiệu quả kinh tế cho người trồng.


10


2.5 Giới thiệu sơ lược về cây đậu bắp
2.5.1 Phân loại thực vật cây đậu bắp
Giới: Plantae
Bộ: Malvales
Họ: Malvaceae
Phân họ: Malvoideae
Tông: Hibisceae
Chi: Abelmoschus
Loài: A. esculentus
Tên khoa học: Abelmoschus esculentus L. (Moench)
Tên tiếng Anh: Okra, Lady’s finger.
Thuộc họ bông vải: Malvaceae
2.5.2 Nguồn gốc
Tên gọi của đậu bắp trong một số ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh là
"okra" có nguồn gốc Tây Phi. Đậu bắp đôi khi được gọi theo tên khoa học cũ là
Hibiscus esculentus L. Loài này dường như có nguồn gốc từ vùng cao nguyên
Ethiopia, mặc dù sự bắt nguồn và phát nguyên từ đây là không có tài liệu nào ghi chép
cả. Người Ai Cập và người Moor trong thế kỷ 12 và 13 sử dụng tên gọi trong tiếng Ả
Rập để chỉ loài cây này, gợi ý rằng nó đến từ phía đông. Loài thực vật này vì thế có thể
đã được đem xuyên qua Hồng Hải bằng con đường qua eo biển Bab-el-Mandeb để tới
bán đảo Ả Rập, hơn là bằng con đường phía bắc qua Sahara. Một trong những ghi
chép sớm nhất là của Ibn Jubayr (1145-1217), một người Moor Tây Ban Nha, người
đã tới Ai Cập vào năm 1216 và miêu tả loài cây này được dân cư địa phương gieo
trồng và sử dụng các quả non trong các bữa ăn.
Từ bán đảo Ả Rập, loài cây này đã được phổ biến tới các vùng ven Địa Trung
Hải và về phía đông. Việc thiếu từ để chỉ đậu bắp trong các ngôn ngữ cổ ở Ấn Độ cho
thấy rằng cây đậu bắp chỉ xuất hiện ở đây kể từ khi bắt đầu Công Nguyên. Nó được
đưa tới châu Mỹ bằng các tàu chuyên chở trong buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương
vào khoảng những năm thập niên 1650, do vào năm 1658 sự hiện diện của loại cây này

tại Brasil đã được ghi nhận và được ghi chép là có tại Surinam năm 1686. Đậu bắp có
lẽ được đưa vào đông nam Bắc Mỹ đầu thế kỷ 18 và dần dần được phổ biến tại đây.


11

Cây được trồng xa về phía bắc tới Philadelphia vào năm 1748, trong khi Thomas
Jefferson ghi chép rằng nó có mặt một cách vững chắc tại Virginia vào năm 1781. Cây
đậu bắp được trồng phổ biến tại miền nam Hoa Kỳ vào khoảng năm 1800 và lần đầu
tiên được nhắc tới với các giống cây trồng khác nhau vào năm 1806.
2.5.3 Đặc điểm thực vật học
Thân thảo, mọc thẳng đứng, nhiều lông, rỗng, cao từ 1 - 2 m, phân thành nhiều
nhánh, thân màu xanh đôi khi có vệt đỏ.
Lá màu xanh, hình tim hoặc xẻ chân vịt, mép có răng cưa lớn, có lông nhám.
Có 1 rễ chính và nhiều rễ phụ, ăn sâu từ 40 – 50 cm.
Hoa đường kính 4 – 8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay vàng, thường có các
đốm đỏ hay tía tại phần gốc mỗi cánh hoa.
Quả màu xanh sáng, đôi khi có màu đỏ. Quả nang, dài 20 – 25 cm, mọc dựng
đứng, gồm 3 - 5 vách ngăn kết với nhau tạo thành các đường gờ dọc. Trong trái có 10 20 hạt, đường kính 2 – 3 mm.
Một nụ hoa xuất hiện ở nách lá thứ 6 hoặc thứ 8 (phụ thuộc vào giống), nụ hoa
kéo dài 22 - 26 ngày từ khi xuất hiện đến khi nở, thời gian thụ phấn thường từ 8 - 10
giờ sáng. Hoa chỉ nở một thời gian rất ngắn và khép lại vào buổi chiều, sự thụ phấn
không thành công ở giai đoạn nụ, hạt phấn có khả năng duy trì tính hữu thụ trong 55
ngày.
2.5.4 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Đậu bắp chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Là cây trồng hằng niên. Sự nở hoa
liên tục nhưng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và giống. Khi gieo trồng 40 - 90
ngày thì cây bắt đầu nở hoa, hoa tự thụ, nở vào buổi sáng, có thể thụ phấn chéo nhờ
côn trùng. Trái phát triển nhanh sau khi hoa được thụ phấn, trái đạt kích thước tối đa
trong khoảng từ 4 - 6 ngày sau khi thụ phấn. Nếu để giống, cây sẽ sớm ngừng tăng

trưởng sau thời kỳ ra hoa còn khi dùng như rau thu quả xanh, cây vẫn tiếp tục tăng
trưởng kéo dài thời gian thu hoạch.


12

2.6 Giá trị của dinh dưỡng và dược liệu cây đậu bắp
2.6.1 Giá trị dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g đậu bắp
Năng lượng

35 kcal

Các bon hyđrát

7,6 g

Chất xơ thực phẩm

3,2 g

Chất béo

0,1 g

Protein

2,1 g

Axít folic


22 %

Vitamin C

35 %

Can xi

8%

Ma giê

15 %

Vitamin A

0,198 mg (660 IU)

( />2.6.2 Giá trị dược liệu
Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C,
các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Đậu bắp cũng là nguồn thực phẩm
cung cấp chất xơ rất tốt và là “bạn người có bầu” bởi rất giàu acid folic, loại vitamin
rất cần cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi. Chất nhầy chất xơ trong đậu
bắp giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước, là thức
ăn lý tưởng cho những người muốn giảm cân; giúp tổng hợp các vitamin nhóm B, có
tác dụng ngang bằng với sữa chua; có tính nhuận trường; có nhiều amino acid thiết yếu
cho cơ thể như chất tryptophan tạo sự thoải mái tinh thần, ngủ ngon.
Đậu bắp rất dồi dào cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ mang
đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc thúc đẩy giảm cân; kiểm soát lượng

đường trong máu; ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ, cải thiện tiêu hóa; giảm mức
cholesterol nên giúp phòng bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim; giảm nguy cơ ung thư
ruột kết. Chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm
vết loét trong chứng viêm sưng. Nó còn được xem là loại thực phẩm “lý tưởng” nhất
cho những người có dạ dày nhạy cảm. Bên cạnh đó, đậu bắp cũng thích hợp cho những
người muốn giảm cân do cung cấp ít calo. Ngoài ra, đậu bắp còn chứa nhiều vitamin


13

A, vitamin C, canxi, kali, magiê giúp duy trì sự khỏe mạnh cho da, tóc và đôi mắt.
Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
2.7 Đặc điểm nông học của cây đậu bắp
2.7.1 Nhiệt độ
Cây đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp từ 25 – 300C. Nhiệt độ càng cao, cây
sinh trưởng và phát triển càng nhanh. Nhiệt độ cao sẽ kéo dài thời gian ra hoa và tăng
số đốt cây. Đậu bắp là cây phản ứng với độ dài ngày, mức độ mẫn cảm tùy thuộc vào
giống.
2.7.2 Nước
Khả năng chịu hạn của đậu bắp tương đối khá, nhưng vẫn cần tưới nước vào
mùa khô. Sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng khoan). Tuyệt đối
không sử dụng nguồn nước thải bị ô nhiễm, nước thải từ bệnh viện.
Cần thường xuyên giữ độ ẩm đất 80 – 85% trong suốt quá trình thu hái quả.
( />2.7.3 Đất
Chọn loại đất cát pha, thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình, pH từ 5,5 – 6,8. Đất
phải bằng phẳng, dễ tưới và tiêu nước. ( />2.7.4 Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp bao gồm các nguyên tố đa lượng: N, P, K,
Ca, Mg, S, C, H, O và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn, Mo, Bo, Cl. Tùy theo
từng thời kì sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.
2.8 Kỹ thuật trồng

2.8.1 Cách trồng và chăm sóc
Sau khi chọn đất, làm đất, lên luống, luống cao và dốc để dễ thoát nước vào
mùa mưa. Mùa nắng cần làm đất kỹ rạch hàng và gieo hạt theo hốc. Trồng hai hàng
cách nhau 70 – 80 cm, cây trên hàng cách nhau 40 – 50 cm. Trước khi xuống hạt, phải
ủ trước cho hạt nứt mầm có thể trộn với thuốc sát trùng để tránh côn trùng cắn phá.
Mỗi hốc gieo 2 hạt, sau đó chọn để lại 1 cây khoẻ mạnh, gieo hạt xong lấy tay xoa đất
lấp kín hạt. Trên 1 hec ta cần 20 - 30 kg hạt giống. Đậu bắp có thể trồng xen với các


14

loại rau ăn lá khác, chồng xen vào hai bên mép luống. Khi trồng đậu bắp ta tuyệt đối
không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi để bón hoặc tưới.
Khi cây có 2 - 3 lá thật tiến hành làm cỏ, xới nông, vun nhẹ vào gốc. Khi cây
cao 20 cm thì xới sâu trên mặt luống, nhặt sạch cỏ dại và vun gốc cho đậu giúp cây
đứng thẳng tránh đổ ngã. Sau mỗi trận mưa, mặt luống bị đóng váng phải xới xáo lại,
nhưng phải đợi khô đất mới làm. Nếu xới khi đất còn ướt, cây đậu dễ bị bệnh nghẹt rễ,
sinh trưởng kém. Cần phun định kỳ các loại phân bón qua lá như Multi-K khoảng 7
ngày/lần, cây sẽ rất xanh, bền, sai quả, năng suất tăng thêm 20 – 30%.
2.8.2 Phòng trừ sâu bệnh hại
- Sâu hại:
+ Sâu đục trái (Maruca testulalis): Phải phòng trừ sớm khi sâu chưa đục vào
quả hoặc mới chớm đục vào quả, sử dụng các thuốc Sherpa 20 EC, Cyperan 25 EC,
Sumicidin 10 EC.
+ Rầy mềm (Toxoptera sp.): Sử dụng thuốc Bassa, Trebon, Bassa 50 EC ( hoặc
Bascide 50EC); Trebon 10 EC; Supracide 40 EC (hoặc Suprathion 40EC); Dầu khóang
DC-Tron Plus 98,8 EC,…
- Bệnh hại:
+ Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.): Phòng trừ bằng các loại thuốc Benlat 10
WP, Score 250 EC, Ridomil MZ 72 WWP, Derosal 50SC.

+ Bệnh gỉ sắt (Ugomyces sp): Phòng trừ bằng thuốc Anvil 5 SC, Rovral 50
WWP, Score 250 EC.
Khi sử dụng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn ghi trên nhãn, đảm bảo thời
gian cách ly tránh dư lượng thuốc trên sản phẩm.
2.9 Kỹ thuật bón phân
- Bón lót: Lượng phân bón cho 1 hecta: phân chuồng hoai mục 10 - 12 tấn
(cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng
với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng), super lân 300 kg, Urea 150 kg, kali clorua
100 kg. Nếu đất chua cần bón 500 – 1000 kg vôi bột trước khi bừa ngả. Bón lót toàn
bộ phân chuồng, lân, đạm, kali. Nên bón theo rãnh, dùng cuốc rạch rãnh sâu 10 – 12
cm, cho phân vào rãnh, lấp đất phủ lên rồi gieo hạt vào.


×