Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU XANH V 91 – 15 TẠI XÃ XUÂN THIỆN HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.23 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG ĐẬU XANH V 91 – 15 TẠI XÃ XUÂN THIỆN
HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH: Đỗ Ngọc Thành
Ngành: Nông Học
Khóa: 2007 – 2011

Tháng 08/2012


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LIỀU LƯỢNG PHÂN LÂN ĐẾN
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA
GIỐNG ĐẬU XANH V 91 – 15 TẠI XÃ XUÂN THIỆN
HUYỆN THỐNG NHẤT TỈNH ĐỒNG NAI

Tác giả:

Đỗ Ngọc Thành

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. Lê Văn Dũ



Thành phố Hồ Chí Minh
08/2012
 

i


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại xã Xuân Thiện – huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai
em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp:
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ, tất cả mọi người trong gia đình
đã quan tâm dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho em trong suốt quá
trình đến trường học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy cô khoa Nông Học đã tận tâm giảng
dạy, truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quý giá trong
suốt thời gian dài học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lê Văn Dũ đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để
em có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thanh Hương đã tạo điều kiện hỗ trợ
em thực tập tại phòng thí nghiệm bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng.
Xin cảm ơn các bạn trong lớp đã luôn giúp đỡ, động viên, ủng hộ mình cùng
học tập và phấn đấu trong 4 năm học tại trường và thực hiện làm đề tài.
Tp. HCM, tháng 07 năm 2012
Sinh viên

Đỗ Ngọc Thành

 


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của một số liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của giống đậu xanh V 91 – 15 tại xã Xuân Thiện, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai”.
Sinh viên thực hiện: Đỗ Ngọc Thành, Giáo viên hướng dẫn ThS. Lê Văn Dũ.
Đề tài được thực hiện từ 26/02 – 03/05/2012, tại xã Xuân Thiện, huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai. Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu
nhiên (RCBD) gồm 5 nghiệm thức với 5 mức phân lân: 0; 30; 60; 90; 120 kg P2O5/ha
với lượng bón tương ứng 0; 187,5; 375; 562,5; 750 kg Super lân/ha, 3 lần lặp lại với
giống đậu xanh V91 – 15, tổng diện toàn thí nghiệm kể cả các hàng bảo vệ là 400 m2.
Trong đó, nghiệm thức bón 0 kg P2O5/ha được chọn làm đối chứng, theo tập quán canh
tác đậu xanh của người dân tại địa phương không sử dụng lân. Ngoài phân lân, các quy
trình kỹ thuật được áp dụng theo phương thức canh tác tại địa phương.
Sau hơn 2 tháng thực hiện đề tài kết quả thu được như sau:
Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số lá, số cành, số lá trên cành hầu như
không khác biệt giữa các nghiệm thức bón phân lân. Nhưng tổng số nốt sần, tổng số
nốt sần hữu hiệu và tỉ lệ nốt sần hữu hiệu trên cây đậu xanh là những chỉ tiêu mà phân
lân có ảnh hưởng rõ nhất và ảnh hưởng đến năng đậu xanh, nghiệm thức bón 120 kg
P2O5/ha có tổng số nốt sần, tổng số nốt sần hữu hiệu và tỉ lệ nốt sần hữu hiệu trên cây
cao nhất lần lượt là 30,87 nốt sần/cây, 29,8 nốt sần hữu hiệu/cây và 96,57% số nốt sần
hữu hiệu trên cây.
Phân lân cũng không ảnh hưởng đến số quả trên cây, số quả chắc trên cây, số
hạt trên quả, tỉ lệ hạt hạt chắc trên quả, trọng lượng 100 hạt, nhưng có ảnh hưởng đến
số hạt chắc trên quả giữa các mức phân lân.
Năng suất thực thu ở nghiệm thức bón 120 kg P2O5/ha là cao nhất đạt 1545
kg/ha, nghiệm thức bón 0 kg P2O5/ha (đối chứng) chỉ đạt 1400,5 kg/ha và thấp nhất là

nghiệm thúc bón 30 kg P2O5/ha đạt 1356,5 kg/ha.
Tình hình cỏ dại, sâu bệnh hại trên vùng đất thí nghiệm ở mức độ thấp nên ảnh
hưởng không đáng kể đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây đậu xanh.

 

iii


Lợi nhuận thu giữa các nghiệm thức được không cao, nhưng xét về hiệu quả
kinh tế thì nghiệm thức bón 60 kg P2O5/ha có hiệu quả kinh tế cao nhất và đạt lợi
nhuận là 3.587.000 đ, nghiệm thức bón 0 kg P2O5/ha (đối chứng) chỉ đạt lợi nhuận là
2.465.700 đ.

 

iv


MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... .i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii 
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii 
MỤC LỤC .......................................................................................................................v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..............................................................................................x 
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1 
1.2 Mục đích, yêu cầu và phạm vi đề tài ......................................................................... 2 

1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2 
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2 
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2 
Chương 2 TỔNG QUAN.................................................................................................3 
2.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển và phân loại cây đậu xanh .......................................... 3 
2.1.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển ................................................................................. 3 
2.1.2 Phân loại ................................................................................................................. 3 
2.2 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và trong nước ..................................... 4 
2.2.1 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới.......................................................... 4 
2.2.2 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trong nước ........................................................... 4 
2.3 Đặc điểm thực vật của cây đậu xanh ......................................................................... 6 
2.3.1 Rễ ............................................................................................................................ 6 
2.3.2 Thân và cành........................................................................................................... 6 
2.3.3 Lá ............................................................................................................................ 7 
2.3.4 Hoa......................................................................................................................... 7 
2.3.5 Quả.......................................................................................................................... 7 
2.3.6 Hạt .......................................................................................................................... 7 
2.4 Giá trị của đậu xanh ................................................................................................... 7 
 

v


2.5 Vai trò của lân trong sự sống của cây trồng .............................................................. 8 
2.6 Một số nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây đậu xanh ...................................10 
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................11 
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................11 
3.2. Các điều kiện chung trong thời gian tiến hành thí nghiệm ....................................11 
3.2.1 Đặc điểm về đất đai ..............................................................................................11 
3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết ...................................................................................12 

3.3 Vật liệu và phương pháp tiến hành ..........................................................................12 
3.3.1 Vật liệu .................................................................................................................12 
3.3.1.1 Giống: V91 – 15 ................................................................................................12 
3.3.1.2 Phân bón ............................................................................................................13 
3.3.1.3 Thuốc bảo vệ thực vật .......................................................................................14 
3.3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ...........................................................................................14 
3.3.2 Phương pháp tiến hành .........................................................................................14 
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................16 
3.5 Quy trình kỹ thuật canh tác .....................................................................................18 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................20 
4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến thời gian sinh trưởng và phát triển của
cây đậu xanh ..................................................................................................................20 
4.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến động thái và tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây đậu xanh............................................................................................................22 
4.2.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến động thái tăng trưởng chiều cao cây
đậu xanh .........................................................................................................................22 
4.2.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đậu
xanh ...............................................................................................................................23 
4.3 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến động thái và tốc độ ra lá xanh cây đậu
xanh trên thân chính ......................................................................................................24 
4.3.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến động thái ra lá xanh cây đậu xanh
trên thân chính ...............................................................................................................24 
4.3.2 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến tốc độ ra lá xanh cây đậu xanh trên
thân chính ......................................................................................................................25 
 

vi


4.4 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến khả năng ra cành cấp 1 và hình thành

lá trên cành cấp 1 của cây đậu xanh ..............................................................................26 
4.5 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu trên
cây đậu xanh ..................................................................................................................27 
4.6 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến khả năng hình thành quả và hạt của
cây đậu xanh ..................................................................................................................29 
4.7 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của cây đậu xanh ....................................................................................................30 
4.8 Tình hình sâu, bệnh hại và cỏ dại ............................................................................32 
4.8.1 Sâu hại ..................................................................................................................32 
4.8.2 Bệnh hại ................................................................................................................33 
4.8.3 Cỏ dại ....................................................................................................................34 
4.9 Hiệu quả kinh tế.......................................................................................................35 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................37 
5.1 Kết luận....................................................................................................................37 
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................37 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................39 
PHỤ LỤC ......................................................................................................................40 

 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

Đ/C


Đối chứng

NT

Nghiệm thức

LLL

Lần lặp lại

NSG

Ngày sau gieo

CV

Hệ số biến động

REP I

Lần lặp lại 1

REP II

Lần lặp lại 2

REP III

Lần lặp lại 3


TGST

Thời gian sinh trưởng

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

P100

Trọng luợng 100 hạt

AVRDC

Trung tâm nghiên cứu và phát triển Rau Quả Châu
Á (Asian Vegetable Research and Development
Center)

 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm ............................................................11 
Bảng 3.2 Một số yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 02 – tháng 05 năm

2012 ...............................................................................................................................12 
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của các liều lượng phân lân đến thời gian sinh trưởng và phát
triển của cây đậu xanh (NSG) .......................................................................................21 
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây đậu xanh (cm/cây) ..............................22 
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây đậu xanh (cm/cây/ngày) ..........................23 
Bảng 4.4 Động thái ra lá xanh cây đậu xanh trên thân chính (lá/thân chính) ...............24 
Bảng 4.5 Tốc độ ra lá xanh cây đậu xanh trên thân chính (lá/thân chính/ngày)...........25 
Bảng 4.6 Số cành cấp 1/cây (cành) và số lá/cành cấp 1 (lá/cành) ................................26 
Bảng 4.7 Tổng số nốt sần và số nốt sần hữu hiệu trên cây đậu xanh (nốt sần/cây)......28 
Bảng 4.8 Số quả và số hạt cây đậu xanh .......................................................................29 
Bảng 4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây đậu xanh ..........................30 
Bảng 4.10 Lợi nhuận của 5 nghiệm thức thí nghiệm tính trên 1 ha (triệu đồng/ha).....35 

 

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................16 
Hình PL 1: Cây đậu xanh giai đoạn 29 NSG ...............................................................40 
Hình PL 2: Cây đậu xanh giai đoạn thu hoạch ...........................................................40
Hình PL 3: Rễ và nốt sần cây đậu xanh .......................................................................40 
Hình PL 4: Rễ và nốt sần cây đậu xanh của các nghiệm thức thí nghiệm ...................41 
Hình PL 5: Sâu cuốn lá đậu giai đoạn cây con.............................................................42 
Hình PL 6: Bệnh đốm lá giai đoạn thu hoạch .............................................................42

 

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đậu xanh là một trong những cây đậu đỗ quan trọng của nước ta. Là cây trồng
có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với nhiều loại đất canh tác, dễ tính, đầu tư ít,
kỹ thuật canh tác đơn giản, có thể trồng thuần, trồng xen với các cây trồng khác, hoặc
trồng gối vụ. Năng suất và hiệu quả kinh tế cao chính là những lí do quan trọng khiến
cho cây đậu xanh đã và đang trở thành đối tượng đáng chú ý nên được trồng ở nhiều
nơi trong cả nước.
Tình hình sản xuất, tiêu thụ và chế biến đậu xanh ở nước ta đang có chiều
hướng gia tăng nhờ khai thác được một số ưu điểm quan trọng của đậu xanh. Đó là khả
năng cung cấp dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, khả năng cải tạo đất nhờ sự cộng sinh của
vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) với hệ rễ và có giá trị xuất khẩu. Trên thế giới cây đậu
xanh được biết đến và đang được tiêu thụ rất mạnh ở các nước Đài Loan, Ấn Độ, Thái
Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Tây Âu…
Vùng Đông Nam Bộ nói chung và cây đậu xanh nói riêng có quy mô rất lớn
chiếm khoảng 26% diện tích gieo trồng toàn quốc. Mặt khác, bản thân cây đậu xanh là
một cây trồng truyền thống nhưng người sản xuất rất ít quan tâm đầu tư nên cây đậu
xanh thường sinh trưởng, phát triển và cho năng suất kém. Trong khi đó, đậu xanh là
một loại cây trồng phụ không phải chỉ ở năng suất và sản lượng mà còn ở tính chất sản
xuất và manh mún. Sản xuất đậu xanh ở Việt Nam hiện nay vẫn bị ảnh hưởng bởi tập
quán canh tác cũ. Trong đó việc trồng chay trên đất nghèo dinh dưỡng và ít đầu tư
thâm canh vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng sản suất đậu xanh.
Phân bón cũng đang là vấn đề tồn tại trong hệ thống canh tác sản xuất đậu xanh
của nước ta. Nhìn chung, người nông dân chưa hiểu nhiều về phân bón và cách sử
dụng sao cho hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, hiện nay nông dân vùng địa phương vẫn
 


1


bón phân theo cách ước chừng và theo tập quán, không theo một liều lượng khuyến
cáo cụ thể nào. Đây chính là nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao cây đậu xanh sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất hạn chế.
Để tìm ra được mức phân bón lân phù hợp mới nhằm nâng cao năng suất và
hiệu quả kinh tế cho vùng địa phương, nên tôi quyết định thực hiện đề tài “ Ảnh
hưởng của một số liều lượng phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất
của giống đậu xanh V 91 – 15 tại xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và phạm vi đề tài
1.2.1 Mục đích
Tìm ra liều lượng phân lân phù hợp nhất, giảm chi phí và liều lượng phân bón
mà không ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của giống đậu xanh V 91 – 15 để có
được năng suất ổn định và hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và so sánh ảnh hưởng của 5 liều lượng phân lân đến các chỉ tiêu nông
học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức
tham gia thí nghiệm.
Chọn ra mức phân lân thích hợp để thâm canh cây đậu xanh tại địa phương.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu được thực hiện tại đất sản xuất của nông dân thuộc khu vực xã
Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Thời gian nghiên cứu từ cuối tháng 2/2012 đến đầu tháng 5/2012.
Do thí nghiệm được thực hiện trong thời gian hơn 2 tháng, chỉ nghiên cứu trong
một vụ Xuân Hè năm 2012, trên một loại đất và ở một địa điểm. Vì vậy, kết quả chỉ
đại diện cho vùng đất sản xuất tại xã Xuân Thiện.

 


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển và phân loại cây đậu xanh
2.1.1 Nguồn gốc, lịch sử phát triển
Đậu xanh là cây đậu thực phẩm ngắn ngày với nhiều ưu điểm quan trọng trong
hệ thống sản xuất cây lương thực và cây thực phẩm hiện nay.
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, do đặc điểm phân bố rộng từ
400 Bắc – 400 Nam nên có thể được trồng rộng rãi ở hầu hết các vùng nhiệt đới và á
nhiệt đới (N.I . Varivilov). Theo De Candole (1886) thì cây đậu xanh được trồng rộng
rãi ở Ấn Độ và thung lũng sông Nin (Ai Cập), (Phạm Văn Thiều, 2007). Ở khu vực
Đông và Nam Á, cây đậu xanh được phát triển mạnh ở các nước như Ấn Độ, Trung
Quốc, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Thái Lan, Philippin, Mianma, Indonesia…, và
gần đây nó được phát triển ở tại một số vùng ôn đới như ở Châu Úc và lục địa Châu
Mỹ.
Ở nước ta lịch sử trồng đậu xanh chưa đủ nguồn gốc xác định, song theo “Vân
Đài loại ngữ” của Lê Qúy Đôn đậu xanh được trồng lâu đời ở các vùng đồng bằng,
trung du và từ miền Bắc đến miền Nam (Trần Đình Long – Lê Khả Tường, năm 1998).
Ngày nay, đậu xanh được phát triển mạnh mẽ ở khắp nơi với mục đích làm thực
phẩm làm thuốc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng làm cây
phân xanh, cải tạo đất chống xói mòn và luân canh với cây trồng góp phần bảo vệ môi
trường.
2.1.2 Phân loại
Cây đậu xanh (Vigna radiate (L.) R. Wilczek) là cây có hoa thuộc họ đậu,
ngành hạt kín.

 


3


Phân loại khoa học
Giới (Regnum): Plantae
Ngành (Divisio): Magnoliophyta
Lớp ( Class): Magnoliopsida
Bộ (Ordo): Fabales
Họ (Familia): Fabaceae
Chi (Genus): Vigna
Loài (Species) : Vigna radiate
2.2 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và trong nước
2.2.1 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học Vigna radiate (L.) R.
Wilczek là cây đậu đỗ quan trọng đứng hàng thứ 3 sau đậu nành và đậu phộng (2 loại
cây công nghiệp ngắn ngày). Trong các nước nhiệt đới và á nhiệt đới, đậu xanh chiếm
gần 10% diện tích và 5% sản lượng các loại đậu đỗ ăn hạt. Cây đậu xanh có khả năng
thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc
nghiệt. Tuy vậy, nhìn chung năng suất còn rất thấp khoảng 7 – 8 tạ/ha do chưa được
đầu tư đúng mức. Gần đây, nhiều nước xung quanh ta như: Ấn Độ, Thái Lan,
Philippin... đã chú ý chọn tạo ra được những giống đậu xanh cho năng suất từ 10 – 12
tạ/ha trở lên với các ưu điểm là hạt to, màu hạt đẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn, chín
tương đối tập trung, có sức kháng khá.
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau quả Châu Á (AVRDC) đóng tại Đài Loan
đã có một tập đoàn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó
có giống cho năng suất 18 – 25 tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 tạ/ha. Ấn Độ có
22 trung tâm khắp cả nước nghiên cứu về đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm
và các viện trường tham gia nghiên cứu về cây đậu xanh.
2.2.2 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trong nước

Với Việt Nam, đậu xanh mặc dù đã được trồng lâu đời khắp nơi trong cả nước
xong vẫn bị xem là cây trồng phụ tận dụng đất đai, lao động nên năng suất cũng rất
thấp chỉ chiếm diện tích khoảng 40 nghìn ha, năng suất trung bình 6 – 7 tạ/ha. Từ năm
1983, diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhưng chậm và không liên tục. Năng suất
đậu xanh thời kỳ 1981 – 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 – 1991 là 5,9 tạ/ha. Năm 1999 là năm
 

4


có năng suất cao nhất 8,2 tạ/ha nhờ sự chuyển đổi giống mới. Năng suất đậu xanh ở
các tỉnh phía Nam thường cao hơn các tỉnh phía Bắc, một số vùng ở An Giang, Đồng
Tháp, Hậu Giang... đã đạt gần 20 tạ/ha trong vụ đông xuân vì có nhiều điều kiện thích
hợp cho canh tác đậu xanh. Các nhà tuyển chọn giống đậu xanh đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận với nhiều giống mới như: ĐX 06, ĐX 044, ĐX 92 – 1, HL 89 – E3,
V 87 – 13, V 91 – 15…là những giống ngắn ngày, chín tập trung cho năng suất khi
thâm canh đạt 15 – 17 tạ/ha.Tiềm năng năng suất đậu xanh của chúng ta khá lạc quan.
Tuy nhiên vì là cây chống đói, lấp vụ, xen canh nên ít được đầu tư đúng mức.
Từ đó rút ra những yếu tố làm hạn chế năng suất đậu xanh là:
 Giống sử dụng là các giống cũ của địa phương không được chọn lọc.
 Đậu xanh thường được trồng trên đất xấu không thể trồng cây lương thực vì
thiếu nước, đất tranh thủ, trồng xen, gối với các loại cây trồng khác nên không
có điều kiện thâm canh.
 Quan niệm là cây trồng phụ nên được mùa là tốt nếu không cũng ít quan tâm
bằng cây trồng chính vì thế tất cả các khâu chọn giống, chăm sóc xới xáo, tưới
nước, bảo vệ thực vật không đúng phương pháp khoa học.
 Nông dân nghèo vùng sâu vùng xa còn thiếu thông tin, chưa có điều kiện tiếp
cận những thành tựu về cây đậu xanh.
Tuy có những thành tựu lớn về giống, về giá trị kinh tế. Nhưng diện tích trồng
đậu xanh vẫn còn hạn chế so với các cây họ đậu khác (đậu nành, đậu phộng). Hầu hết

diện tích trồng đậu xanh trong nước đều nhỏ lẻ, manh mún, thường được trồng xen,
gối vụ với các cây trồng khác. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển diện
tích canh tác đậu xanh:
 Năng suất đậu xanh còn hạn chế so với năng suất các cây trồng khác (điển hình
là đậu nành) trên cùng 1 diện tích.
 Đậu xanh khá mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nên chi phí cho thuốc bảo vệ
thực vật còn cao.
 Công đoạn thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thường thì thu hoạch từ 2 – 4
lần, nên gặp khó khăn về công lao động (lao động nông thôn hiện nay rất khan
hiếm).

 

5


 Chưa có cơ giới hoá trong công đoạn thu hoạch đậu xanh, hiện nay công đoạn
thu hoạch và tách hạt thường chỉ thực hiện thủ công, rất khó khăn cho việc
trồng với diện tích lớn.
2.3 Đặc điểm thực vật của cây đậu xanh
2.3.1 Rễ
Rễ cây đậu xanh thuộc loại rễ cọc, xung quanh có các rễ con mọc ra. Rễ cái
thường ăn sâu xuống đất khoảng 20 – 30 cm, gặp điều kiện lý tưởng có thể ăn sâu
xuống 70 – 100 cm. Bình thường các rễ cái có thể mọc ra 30 – 40 rễ con hoặc nhiều
hơn, các rễ này dài 20 – 25 cm phát triển theo chiều ngang và tập trung nhiều ở lớp đất
mặt từ 0 – 30 cm. Từ các rễ con này mọc ra nhiều nhánh khác làm nhiệm vụ hút nước
và các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Tùy từng giống, thời vụ gieo trồng, điều kiện đất
đai và sự chăm sóc mà bộ rễ hình thành và phát triển khác nhau. Bộ rễ của cây phát
triển liên tục từ khi mọc đến khi ra hoa, kết quả. So với cây đậu nành và đậu phộng thì
bộ rễ của cây đậu xanh yếu hơn, do đó khi gặp úng là dễ bị thối.

Một điều quan trọng khi nói đến bộ rễ là nốt sần. Các vi khuẩn nốt sần
Rhizobium là một loại vi khuẩn sống ở trong đất, nó có khả năng cố định đạm tự do
trong khí trời (N2) thành dạng đạm dễ tiêu (NO3) cung cấp cho cây trồng và làm giàu
cho đất.
2.3.2 Thân và cành
Đậu xanh là loại thân thảo, mọc thẳng đứng, có khi hơi nghiêng, hình tròn, có
một lớp lông màu nâu sáng bao bọc, lớp lông này dày hay mỏng đều do giống. Thời kì
khi cây có 3 lá kép thì tốc độ tăng trưởng của thân chậm, sau đó mới tăng nhanh dần
đến khi ra hoa và hoa rộ, và đạt chiều cao đến khi đã có quả chắc.
Chiều cao của cây tùy thuộc vào giống, thời vụ gieo, đất đai và sự chăm
sóc...chiều cao thường là 40 – 70 cm, tối đa 150 cm, đường kính thân trung bình chỉ từ
8 – 12 cm. Trên thân cây có 7 – 8 đốt, ở giữa hai đốt gọi là lóng. Các lóng dài khoảng
8 – 10 đốt, các lóng ngắn chỉ 3 – 4 đốt.
Cây đậu xanh ít phân cành và thường phân cành muộn, trung bình có 1 – 5
cành, khi mật độ cây quá dày số cành càng giảm.

 

6


2.3.3 Lá
Lá đậu xanh là loại lá kép, có 3 lá chét, mọc cách. Các lá chét có hình dạng
khác nhau từ ô van, thuôn tròn, thuôn dài, lưỡi mác… một lá được gọi là hoàn chỉnh
gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá. Sau khi cây mọc được 1 – 2 ngày thì lá sò xòe
ra và sau đó 7 – 8 ngày cây mới hình thành các lá thật. Cả hai mặt lá đều có lông, gân
lá nổi rõ lên ở phía dưới mặt lá. Chiều dài của lá là nơi dài nhất là 10 – 12 cm chỗ rộng
nhất từ 7 – 10 cm.
2.3.4 Hoa
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, mọc thành chùm to, xếp xen kẽ nhau ở trên

cuống. Hoa mọc từ nách lá thứ 8 – 9 (kể từ ngọn), mầm phát hoa bắt đầu xuất hiện từ
18 – 20 ngày sau gieo và phát triển đến 33 – 40 ngày sau gieo (tùy thuộc vào điều kiện
ngoại cảnh). Mỗi phát hoa có cuống dài từ 2 – 13 cm, mang một chùm hoa 1 – 12 hoa
ở các đầu cuống phụ, nhưng chỉ đậu được 3 – 10 trái/chùm.
Hoa đậu xanh thường nở rải rác, các hoa ở thân nở trước, các hoa ở cành nở
sau, chậm hơn, có khi còn nở chậm hơn các chùm hoa cuối cùng ở ngọn cây. Hoa nở
24 giờ là tàn. Thông thường 10 ngày đầu hoa nở rộ, sau đó là thưa dần. sau khi hoa nở
và thụ phấn khoảng 20 ngày là được thu hoạch quả chín.
2.3.5 Quả
Quả đậu xanh chín rải rác, có khi kéo dài đến 20 ngày. Quả thường có kích
thước (0,4 – 0,6 cm) x (4 – 10 cm). Mặt ngoài quả có lông tơ ngắn, thưa và có màu
vàng rơm hay nâu. Quả non màu xanh, khi chín có màu nâu đen hay vàng rơm. Quả
chín có thể tự tách vỏ làm rụng hạt, mỗi cây đậu thường mang 10 – 20 quả/cây, trồng
thưa có thể cho 40 – 50 quả.
2.3.6 Hạt
Hạt đậu xanh có hình trụ, thuôn tròn đều, có màu xanh bóng, xanh xám, vàng,
mốc hoặc đen xám…nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả. Mỗi quả có
từ 8 – 15 hạt và trọng lượng 1000 hạt là 30 – 75g. Hạt đậu xanh không có miên trạng,
có thể nảy mầm trên trái hoặc do thu hoạch trễ.
2.4 Giá trị của đậu xanh
Các nghiên cứu khoa học ngày càng đưa ra nhiều kết quả cho thấy tác dụng tích
cực của đậu xanh đối với sức khỏe con người.
 

7


Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dưỡng rất cao. Bên cạnh
thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều
vitamin như vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và

các khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu, … Đậu xanh còn là nguồn cung cấp
chất xơ hòa tan, chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ
khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Đậu xanh được đánh giá là một trong
những nhóm cây đậu đỗ thực phẩm giàu hydratcacbon 40 – 47% trong trọng lượng khô
của hạt (Gopalan và CTV).
Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí,
thanh nhiệt mát gan, giải được trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nước tiểu, chữa lở
loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích
hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm
tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ. Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri.
Người thường xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong
đậu xanh còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng
chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ
gan và giải độc.
Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được sử dụng rộng rãi và phổ biến với
nhiều cách chế biến khác nhau như hấp, làm bánh, nấu chè, xôi, sữa, … thích hợp cho
cả ăn chay lẫn ăn mặn. Người Ấn Độ sử dụng đậu xanh như một thành phần chính
trong khẩu phần ăn hàng ngày. Người Trung Quốc và Việt Nam chúng ta thường ăn
điểm tâm bằng các loại cháo, như cháo thịt, cháo cá nhưng trong đó thông dụng nhất là
cháo đậu xanh, bởi tính nhẹ nhàng thanh sạch và tác dụng giải độc cho cơ thể. Để dễ
tiêu hóa và tốt cho dạ dày, mỗi ngày có thể sử dụng khoảng 50 – 100g đậu xanh nấu
nhừ ở dạng cháo. Có thể thay đổi khẩu vị bằng cách ăn với đường, muối hoặc nấu với
thịt và rau củ quả đều tốt cho sức khỏe, (Webtretho, 2010).
2.5 Vai trò của lân trong sự sống của cây trồng
Lân là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu và đóng vai trò quyết định
sự tồn tại của mọi sinh vật sống. Hầu hết trong cây trồng, cơ thể động vật và trong đất
lân đều hiện diện ở một tỉ lệ trung bình. Lân giữ một vai trò quan trọng trong đời sống
của tế bào như: tham gia tích cực vào thành phần các Enzime, Protein, quá trình tổng
 


8


hợp các axit amin. Acid nucleic là nguồn gốc tạo nên các loại protein chủ yếu và nhiều
loại phân hóa tố. Tuy nhiên vai trò chủ yếu của lân vẫn là nguồn cung cấp năng lượng
cho cơ thể qua các hoạt động chuyển hóa.
Trong cây trồng, lân chiếm trung bình khoảng 0,2 – 0,4% của chất khô. Trong
hạt tỉ lệ lân thường cao hơn trong rơm ra rất nhiều. Khi cây bắt đầu trổ hoa thì một
phần lân di chuyển vào hạt. Trong tro của hạt ngũ cốc có đến 50% lân, nhưng trong
rơm rạ chỉ có 1 – 5% lân.
Không giống như đạm và kali, cây trồng không đòi hỏi một lượng lân lớn. Cây
trồng hút lân dưới dạng vô cơ, chủ yếu là dạng H2PO4 và HPO42-, cây trồng cũng có
thể hút được một số hợp chất lân hữu cơ ở mức độ ít hơn nhiều và chậm hơn (Gericke
và Gesuin, 1955). Ngoài ra, nhờ tác động của một số men trong cây, những hợp chất
hữu cơ trong đất có thể bị phân giải thành những nhóm phosphat vô cơ và từ đó cây có
thể hút được. Cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng lân lớn. Vì vậy, nếu không cung cấp
hoặc cung cấp không đầy đủ vào đất thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém.
Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra
chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích
thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm
tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi như: chống rét,
chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại…
Thiếu lân cây trồng ít phân cành, lá cứng, cọng mềm mại, màu sắc xạm hơn,
phiến lá bé đi, cây ít đẻ hoặc không phân nhánh, bộ rễ phát triển kém, thân cây mỏng,
lá có màu xanh lục bẩn. Trong lá thiếu lân thường hình thành những sắc tố anthoxyan
làm cho lá có màu ửng đỏ, tía hoặc huyết tụ. Những màu này xuất phát từ đầu lá của
những lá già, có khi lan đến cả thân. Lá già thường thường rụng sớm. Thiếu lân cũng
ảnh hưởng đến sự hình thành quả và hạt, do đó làm cho năng suất bị giảm sút. Thiếu
lân nhiều hợp chất đạm không phải protid được tích lũy trong lá và ức chế sự hình
thành ra protid, hàm lượng chất béo trong hạt các cây có dầu bị giảm trầm trọng và

nhiều lại vitamin không hình thành được. Đối với cây họ đậu, thiếu lân ảnh hưởng đến
sự hình thành nốt sần và sinh trưởng, phát triển của cây.

 

9


2.6 Một số nghiên cứu về kỹ thuật bón phân cho cây đậu xanh
Kỹ thuật bón phân là một yếu tố quan trọng quyết định trong việc nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế cây đậu xanh. Theo những nghiên cứu về kỹ thuật bón
phân đã được tiến hành ở AVRDC – Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ... thì đa số đều
cho thấy việc sử dụng phân đạm ở dạng (NH4)2SO4, phân lân ở dạng Super phốt phát
và phân kali ở dạng Clorua là có hiệu quả cao nhất. Phân lân và kali bón lót 100% còn
đạm dùng 50% cho bón lót và 50% cho bón thúc khi ra hoa cũng cho hiệu quả rất lớn.
Những nghiên cứu về bón phân cho cây đậu xanh tại Thái Lan lại cho thấy lân
đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây đậu xanh đặc biệt là trên đất xấu
và đất nghèo lân. Những thử nghiệm về N, P, K cũng cho thấy trên đất có hàm lượng
mùn tương đối khá thì ảnh hưởng của N và P đến năng suất đậu xanh lớn hơn K.
Những vùng đất có kết cấu nhẹ thì P và K lại đóng vai trò quan trọng trong việc tăng
năng suất. Như vậy P là yếu tố quan trọng đối với cây đậu xanh khi trồng trên đất có
kết cấu nhẹ và trung bình. Tùy từng loại đất khác nhau ở các vùng khác nhau mà vai
trò của N, P và K biểu hiện ở mức khác nhau. Tuy nhiên, việc bón N, P, K đã góp phần
tăng năng suất từ 50 – 60% so với không bón.
Nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố khoáng khác với năng suất đậu xanh
của Loneraga (1985) tại Chachoengsao (Thái Lan) cho thấy: Ca, S, Mo và Cu là những
nguyên tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao năng suất cây đậu xanh. Qua việc
giảm năng suất (so với việc bón đầy đủ) thì cho kết quả là khi vắng một trong những
nguyên tố Mg, B, Zn thì năng suất có thể giảm tới 15%, vắng mặt Ca thì năng suất
giảm 8%. Đặc biệt khi không bón vi lượng (đối chứng) năng suất có thể giảm tới 22%.

Như vậy, các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố quan trọng tạo nên năng suất hạt
đậu xanh.

 

10


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 26/02/2012 đến 03/05/2012 tại xã Xuân Thiện huyện
Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
3.2. Các điều kiện chung trong thời gian tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Đặc điểm về đất đai
Bảng 3.1 Kết quả phân tích đất nơi thí nghiệm
Thành phần cơ giới
sét

thịt

43,22

C

N

cát
H2O


%
16,2

pH (1:2,5)

3,32
40,58

5,84

5,05

P2O5

%

KCl

Dễ tiêu

0,22

C/N = 15

Cation trao đổi
Ca2+

mg/100g
19,52


Mg2+

K+

meq/100g
2,88

1,06

0,23

Nguồn: phòng phân tích Bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng Trường Đại Học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh
Đất thí nghiệm thuộc sa cấu thịt, có độ chua trung tính; hàm lượng dinh dưỡng
như chất hữu cơ, đạm tổng số rất giàu. Lân dễ tiêu, Ca2+ và Mg2+ trao đổi trung bình,
K+ trao đổi nghèo. Tỉ lệ C/N cao mức phân giải chất hữu cơ thấp. Đất có địa hình
tương đối bằng phẳng dễ cày bừa và vun xới.

 

11


3.2.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết
Bảng 3.2 Một số yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm từ tháng 02 – tháng 05 năm
2012
Nhiệt độ

Nhiệt độ


Nhiệt độ

Độ ẩm

Luợng mưa

Số giờ nắng

TB (0C)

Max (0C)

Min (0C)

TB (%)

(mm)

(giờ)

2

27,6

35,7

21,4

72


66,0

202

3

28,8

37,0

23,8

73

91,0

220

4

28,6

36,2

23,0

77

258,0


237

5

28,5

35,5

23,5

82

329,0

202

Tháng

(Nguồn: Đài thủy tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2012)
Trong bảng 3.2 cho thấy, nhiệt độ trung bình từ tháng 2 đến tháng 5 biến động
từ 27,6 – 28,8 0C, cao nhất là tháng 3 với nhiệt độ là 28,8 0C , thấp nhất là tháng 2 với
nhiệt độ là 27,6 0C. Nhiệt độ này thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây đậu
xanh. Ẩm độ tương đối tăng dần qua các tháng, cao nhất là tháng tháng 5 là 82% và
thấp nhất là tháng 2 là 72%.
Lượng mưa tăng khá cao qua các tháng và tăng cao nhất là ở tháng 5 với lượng
mưa 329,0 mm, thấp nhất là tháng 2 là 66,0 mm, điều này gây ảnh nhiều đến sinh
trưởng, phát triển và cho năng suất của cây đậu xanh.
Số giờ nắng biến động từ 202 – 237 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng
4 là 237 giờ tức là 7,9 giờ, thấp nhất là tháng 2 và tháng 5 với số giờ nắng đều là 202
giờ tức là 6,7 giờ.

Các điều kiện về nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng đều thích hợp cho cây đậu
xanh. Nhưng với lượng mưa lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu quả, chất
lượng hạt và thu hoạch.
3.3 Vật liệu và phương pháp tiến hành
3.3.1 Vật liệu
3.3.1.1 Giống: V91 – 15
Đặc điểm: Sinh trưởng mạnh, ít đổ ngã, thích nghi rộng, thời gian sinh trưởng
ngắn. Lá to, cây cho nhiều hoa, dễ đậu trái và chín tập trung. Dạng hình khoe trái, dễ

 

12


phòng trị sâu. Chống chịu tốt bệnh vàng lá và bệnh đốm lá. Hạt to trung bình, màu
xanh mỡ.
3.3.1.2 Phân bón
Công thức phân cho 1 ha đối với đậu xanh đưa ra là: lượng phân nền cố định (5
tấn phân chuồng hoai + 500 kg vôi + 40 kg N + 60 kg K2O) + lượng P2O5 thay đổi
theo các nghiệm thức.
 Loại phân sử dụng:
 Phân chuồng hoai: phân heo hoai.
 Vôi: dạng vôi sử dụng trong nông nghiệp.
 N (phân Urê): thành phần chính của phân urê có chứa 44 – 48% Nitơ nguyên
chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước
trên thế giới. Urê là loại phân có tỷ lệ Nitơ cao nhất. Trên thị trường có bán 2 loại phân
urê có chất lượng giống nhau:
+ Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm
mạnh.
+ Loại có dạng viên, nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ

bảo quản, dễ vận chuyển nên được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên
nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích
hợp trên đất chua phèn. Phân urê được dùng để bón thúc hoặc có thể pha loãng theo
nồng độ 0,5 – 1,5% để phun lên lá.
 P2O5 (Super lân Long Thành): Thành phần chính của phân super lân Long
Thành có chứa ≥16% P2O5 hữu hiệu, ≥ 20% CaO, ngoài ra còn chứa các chất trung và
vi lượng như Mg, S, Cu, Mn, Zn, Mo, Si…cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng.
Phân Super lân Long Thành có thể sử dụng để bón ở các loại đất trung tính, đất kiềm,
đất chua đều được. Tuy nhiên, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón.
Để phát huy hiệu quả nhanh của phân, người ta thường bón tập trung, bón theo hốc,
hoặc sản xuất thành dạng viên để bón cho cây.
 K2O (Clorua kali): chứa 50 – 60% K2O, phân có dạng bột màu hồng như muối
ớt nên nông dân ở một số nơi gọi là phân muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu
xám đục hoặc xám trắng. Ngoài ra trong phân còn có một ít muối ăn (NaCl). Cloria
 

13


kali có thể dùng để bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau. Có thể dùng
phân này để bón lót hoặc bón thúc.
3.3.1.3 Thuốc bảo vệ thực vật
 Gồm các loại thuốc BVTV được lưu hành hiện có trên thị trường:
 Thuốc cỏ: Lasso 48EC.
 Thuốc sâu: Diazan 10GR, Ascend 20SP, Sherpa 25EC.
 Thuốc trừ bệnh: Anvil 5SC, New kasuran 16.6 BTN.
3.3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm
Gồm: máy xới đất, cuốc, cào, xe rạch hàng, bình phun thuốc, máy bơm nước.
3.3.2 Phương pháp tiến hành

Thí nghiệm ngoài đồng
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 1
yếu tố, gồm 5 nghiệm thức phân bón tương ứng với 3 lần lặp lại.
Lượng phân sử dụng trong thí nghiệm:
NT 1: Nền + 0 kg P2O5 (đối chứng).
NT 2: Nền + 30 kg P2O5 (tương đương bón 187,5 kg/ha Super lân).
NT 3: Nền + 60 kg P2O5 (tương đương bón 375 kg/ha Super lân).
NT 4: Nền + 90 kg P2O5 (tương đương bón 562,5 kg/ha Super lân).
NT 5: Nền + 120 kg P2O5 (tương đương bón 750 kg/ha Super lân).
Quy mô thí nghiệm :
Tổng số ô thí nghiệm: 15 ô
Diện tích ô cơ sở: 5 m x 4 m = 20 m2
Tổng diện tích bố trí thí nghiệm: 20 m2 x 15 ô = 300 m2
Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm: 0,5 m
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,5 m
Tổng diện tích toàn thí nghiệm kể cả các hàng bảo vệ: 400 m2
Khoảng cách: (50 x 20) cm x 2 hạt/hốc
Mật độ trồng: 200.000 cây/ha

 

14


×