Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐƯỜNG KÍNH GỐC GHÉP VÀ LOẠI MẮT GHÉP KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CHỒI GHÉP CÂY CAO SU TẠI TP. PLEIKU – GIA LAI Sinh viên thực hiện: LÊ DUY TRUYỀN Ngành: NÔNG HỌC Niên khóa: 2008 2012 Tháng 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐƯỜNG KÍNH
GỐC GHÉP VÀ LOẠI MẮT GHÉP KHÁC NHAU
ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CHỒI GHÉP
CÂY CAO SU TẠI TP. PLEIKU – GIA LAI

Sinh viên thực hiện: LÊ DUY TRUYỀN
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 07/2012


i

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐƯỜNG KÍNH GỐC GHÉP
VÀ LOẠI MẮT GHÉP KHÁC NHAU ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA CHỒI GHÉP CÂY CAO SU TẠI TP. PLEIKU – GIA LAI

Tác giả
LÊ DUY TRUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn:


Th.S TRẦN VĂN LỢT

Tháng 07 năm 2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực tập cuối khóa, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
Tất cả quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Trần Văn Lợt, giảng viên Bộ môn
Cây Công Nghiệp đã tận tình quan tâm, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su
Mang Yang đã đồng ý tiếp nhận tôi về Công ty thực tập.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Nông trường cao su K’dang đã trực tiếp giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn cô Phạm Thị Nga, anh Nguyễn Ngọc Lâm – cán bộ kỹ thuật vườn
ươm – cùng các anh chị công nhân Đội 2, Nông trường cao su K’dang , Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Mang Yang đã nhiệt tình giúp đỡ và đồng hành
cùng tôi trong suốt thời gian thực tập.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn thân mến đến tập thể lớp DH08NHGL, các bạn
đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Xin được bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, chân thành cảm
ơn các anh em trong gia đình đã luôn động viên và là điểm tựa tin cậy cho tôi vững
bước, trưởng thành hôm nay.


Gia Lai, tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Lê Duy Truyền


iii

TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát ảnh hưởng của các đường kính gốc ghép và loại mắt ghép khác
nhau đến sự sinh trưởng của chồi ghép cây cao su tại tp. Pleiku – Gia Lai” được
tiến hành tại vườn ươm của Nông trường cao su K’dang, Công ty Trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Cao su Mang Yang và tại diện tích đất canh tác của gia đình tại
Phường Thống Nhất tp. Pleiku - Gia Lai; thời gian thực hiện từ tháng 03 đến tháng 07
năm 2012.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố với 9 nghiệm
thức, 3 lần lặp lại, 27 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở gồm 15 cây ghép được khảo sát.
Kết quả thu được:
Qua thời gian theo dõi thí nghiệm, với các số liệu ghi nhận được và từ các kết quả
phân tích thống kê, nhận thấy:
Đối với tỷ lệ cây ghép sống thì chịu sự ảnh hưởng của mức đường kính gốc
ghép.
+ Tỷ lệ ghép sống và đường kính gốc ghép có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau:
Gốc ghép có đường kính từ 9-11,9 mm có tỷ lệ ghép sống thấp đạt 77,04%.
Gốc ghép có đường kính từ 12 – 13,9 mm cho tỷ lệ ghép sống khá là 82,96%.
Gốc ghép có đường kính từ 14 – 15,9 mm cho tỷ lệ ghép sống tốt ở 91,11%.
Đối với tỷ lệ nảy chồi của chồi ghép qua các giai đoạn thì ở giai đoạn sau 15
ngày cắt ngọn thì các nghiệm thức đều mang sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhưng
đến giai đoạn 25 ngày sau cắt ngọn thì sự khác biệt ở các nghiệm thức không còn
mang ý nghĩa thống kê.
Đối với sự sinh trưởng của chồi ghép ở giai đoạn 25 ngày sau cắt ngọn, các

nghiệm thức sinh trưởng và phát triển đồng đều và sự khác biệt không mang ý nghĩa
thống kê.
Đối với giai đoạn 35 và 45 ngày sau cắt ngọn thì sự khác biệt chưa thể hiện ở
các giai đoạn đầu trong chu kỳ sinh trưởng của chồi ghép mà chỉ thể hiện rõ ở giai


iv

đoạn ra lá non và sự ổn định tầng lá thứ nhất của chồi ghép. Tỷ lệ ra lá non và ổn định
tầng lá thứ nhất chịu ảnh hưởng lớn của loại mắt ghép và có xu hướng tăng theo hướng
từ mắt ghép xanh vảy cá đến mắt ghép nâu xanh nách lá và tăng theo mức đường kính
gốc ghép.
Chiều cao và đường kính chồi ghép cũng chịu sự ảnh hưởng lớn của đường
kính gốc ghép và loại mắt ghép ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sinh trưởng
của cây ghép. Đường kính gốc ghép càng lớn, khả năng sinh trưởng của chồi ghép (đặc
biệt là sự gia tăng chiều cao và đường kính chồi ghép) càng mạnh.
Từ kết quả đó cho ra sự lựa chọn gốc ghép có đường kính từ 12 mm trở lên và
sử dụng mắt nâu xanh nách lá và mắt xanh nách lá khi ghép để công tác ghép đạt hiệu
quả.


v

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa....................................................................................................

i

Lời cảm ơn .................................................................................................


ii

Tóm tắt .......................................................................................................

iii

Mục lục ......................................................................................................

v

Danh sách chữ viết tắt và ký hiệu ..............................................................

vii

Danh sách các hình ....................................................................................

viii

Danh sách các bảng ...................................................................................

ix

Chương 1. Giới thiệu ...............................................................................

1

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................

1


1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài ...........................................................

2

1.2.1 Mục đích đề tài .................................................................................

2

1.2.2 Yêu cầu đề tài ...................................................................................

3

1.3 Phạm vi đề tài ......................................................................................

3

Chương 2. Tổng quan tài liệu .................................................................

4

2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây cao su .........................................

4

2.1.1 Nguồn gốc.........................................................................................

4

2.1.2 Lịch sử phát triển ..............................................................................


4

2.1.2.1 Lịch sử phát triển cây cao su trên thế giới .....................................

4

2.1.2.2 Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam .....................................

6

2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây cao su....................................

8

2.2.1 Đặc điểm sinh học ............................................................................

8

2.2.2 Đặc điểm sinh thái ............................................................................

10

2.2.2.1 Khí hậu ..........................................................................................

10

2.2.2.2 Đất đai............................................................................................

10


2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ghép cao su ở Việt Nam ......................

11

Chương 3. Vật liệu và phương pháp nguyên cứu .................................

13

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................

13

3.2 Điều kiện nghiên cứu ...........................................................................

13


vi

3.2.1 Điều kiện đất đai ...............................................................................

13

3.2.2 Điều kiện khí hậu – thời tiết .............................................................

13

3.3 Vật liệu nghiên cứu..............................................................................


13

3.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................

14

3.4.1 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................

14

3.5 Tiến trình và chỉ tiêu theo dõi..............................................................

15

3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................

16

Chương 4. Kết quả và thảo luận ............................................................

17

4.1 Tỷ lệ cây ghép sống ............................................................................

17

4.1.1 Tỷ lệ cây ghép sống sau tháo băng ..................................................

17


4.1.2 Tỷ lệ cây ghép sống sau cắt ngọn .....................................................

18

4.2 Sự sinh trưởng của chồi ghép qua các giai đoạn sau cắt ngọn ............

19

4.2.1 Tỷ lệ nảy chồi và chưa nảy chồi của chồi ghép sau cắt ngọn...........

19

4.2.2 Tỷ lệ nảy chồi và chưa nảy chồi của chồi ghép sau tháo băng 25 ngày

20

4.2.3 Sự sinh trưởng của chồi ghép sau cắt ngọn 25 ngày ........................

21

4.2.4 Sự sinh trưởng của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày ........................

23

4.2.5 Sự sinh trưởng của chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày ........................

27

4.3 Sự tăng trưởng về chiều cao và đường kính của chồi ghép.................


30

4.3.1 Chiều cao và đường kính chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày ..............

30

4.3.2 Chiều cao và đường kính chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày ..............

32

Chương 5. Kết luận và đề nghị ..................................................................

35

5.1 Kết luận................................................................................................

35

5.2 Đề nghị ................................................................................................

36

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................

37

PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài ................

39


PHỤ LỤC 2. Kết quả phân tích thống kê các chỉ tiêu theo dõi.................

44


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
ANOVA:

Analysis of Variance

F:

Giá trị tính của hàm phân bố xác suất F

GDP:

Grofs Domestic Product ( giá trị tổng thu nhập quốc dân)

GT:

Gongdang Tapen

LLL:

Lần lặp lại

NL:


Nách lá

ns:

nonsignificant (không có ý nghĩa)

NT:

Nghiệm thức

PB:

Prang Besar

Prob:

Probability (giá trị xác suất)

RRIV:

Rubber Research Institute of Việt Nam
(Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)

Tl:

Tỷ lệ

Tscc:

Tổng số cây chết


Tsccnc:

Tổng số cây chưa nảy chồi

Tscnc:

Tổng số cây nảy chồi

Tscqt:

Tổng số cây quan trắc

Tscs:

Tổng số cây sống

Tsc ≥14 mm:

Tổng số cây đạt đường kính gốc ≥14 mm

VC:

Vảy cá

VRG:

Vietnam Rubber Group
(Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam)


Ø:

Đường kính


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Đánh dấu cây trước khi ghép........................................................

39

Hình 2: Đo đường kính gốc ghép trước khi ghép ......................................

39

Hình 3: Thao tác lấy mắt ghép ..................................................................

39

Hình 4: 3 loại mắt ghép dùng trong thí nghiệm .......................................

40

Hình 5: Thao tác mở cửa sổ gốc ghép .......................................................

40

Hình 6: Thao tác đưa mắt ghép vào cửa sổ trên gốc ghép ........................


40

Hình 7: Thao tác cắt phần vỏ của cửa sổ gốc ghép ...................................

41

Hình 8: Thao tác quấn dây nilon buộc mắt ghép .......................................

41

Hình 9: Cây ghép đã hoàn thành ...............................................................

41

Hình 10: Mắt ghép chết sau cắt ngọn ........................................................

42

Hình 11: Mắt ghép sống sau cắt ngọn ......................................................

42

Hình 12: Mắt ghép nhú hạt gạo .................................................................

43

Hình 13: Mắt ghép nhú chồi ......................................................................

43


Hình 14: Mắt ghép nhú chân chim ............................................................

43


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu thời tiết 6 tháng đầu năm 2012
tại Tp. Pleiku – Gia Lai .............................................................................

13

Bảng 4.1: Tỷ lệ cây ghép sống sau tháo băng (%) ....................................

17

Bảng 4.2: Tỷ lệ cây ghép sống sau cắt ngọn (%) .....................................

18

Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy chồi của chồi ghép sau cắt ngọn 15 ngày (%) ..........

19

Bảng 4.4: Tỷ lệ nảy chồi của chồi ghép sau cắt ngọn 25 ngày (%) ..........

20


Bảng 4.5: Tỷ lệ hạt gạo của chồi ghép sau cắt ngọn 25 ngày (%) ............

21

Bảng 4.6: Tỷ lệ nhú chồi của chồi ghép sau cắt ngọn 25 ngày (%) ..........

22

Bảng 4.7: Tỷ lệ chân chim của chồi ghép sau cắt ngọn 25 ngày (%)........

22

Bảng 4.8: Tỷ lệ chưa nảy chồi của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (%) .

23

Bảng 4.9: Tỷ lệ hạt gạo của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (%) ............

24

Bảng 4.10: Tỷ lệ nhú chồi của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (%) ........

25

Bảng 4.11: Tỷ lệ chân chim của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (%)......

25

Bảng 4.12: Tỷ lệ lá non của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (%) ............


26

Bảng 4.13: Tỷ lệ ổn định của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (%) ..........

26

Bảng 4.14: Tỷ lệ hạt gạo của chồi ghép sau cắt ngọn t 45 ngày (%) ........

27

Bảng 4.15: Tỷ lệ nhú chồi của chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày (%) .......

28

Bảng 4.16: Tỷ lệ chân chim của chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày (%).....

28

Bảng 4.17: Tỷ lệ lá non của chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày (%) ............

29

Bảng 4.18: Tỷ lệ lá ổn định của chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày (%) .....

29

Bảng 4.19: Trung bình chiều cao của chồi ghép sau cắt ngọn 35 ngày (cm)

30


Bảng 4.20: Trung bình đường kính của chồi ghép sau bấm đọt 35 ngày ..

31

Bảng 4.21: Trung bình chiều cao của chồi ghép sau bấm đọt 45 ngày .....

32

Bảng 4.22: Trung bình đường kính của chồi ghép sau cắt ngọn 45 ngày .

33


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây công nghiệp dài ngày, đây cũng là loại
cây có giá trị kinh tế cao trong các lĩnh vực nông – lâm – công nghiệp. Loại cây này có
nguồn gốc từ vùng nhiệt đới, lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), được đưa vào châu Á
năm 1876 và được du nhập thành công vào Việt Nam năm 1897 tại Suối Dầu – Nha
Trang. Đầu thế kỷ 20, cây cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến đầu thập kỷ 50,
nó được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số vùng ở phía Bắc.
Sau hơn 100 năm du nhập, cây cao su đã từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong
nền nông nghiệp nước ta. Cây cao su không những là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao
mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, ổn định tình hình xã hội, an ninh quốc phòng
và bảo vệ môi trường sinh thái (Trích theo Nguyễn Thị Dịu 2010).
Cao su là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Ngành cao su Việt Nam đứng

thứ 7 trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước và đang đứng thứ 4 thế giới
về số lượng xuất khẩu. Xuất khẩu cao su thiên nhiên hàng năm mang lại một nguồn
ngoại tệ lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nước ta.
Khác với nhiều loài cây trồng khác, cây cao su có chu kỳ kinh doanh dài, thông
thường đời sống của một vườn cao su kéo dài 26-30 năm với 20-25 năm khai thác. Vì
vậy, việc mắc sai lầm trong sử dụng giống khi trồng sẽ đưa đến hậu quả kéo dài suốt
thời kỳ kinh doanh; nếu tiến hành thanh lý vườn cây để trồng mới lại thì tốn kém quá
nhiều chi phí. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) là đơn vị có năng lực
và tích cực áp dụng kịp thời các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác cây cao su, với năng
suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha vào năm 2007. Sự tiến bộ rất đáng kể về năng suất của
VRG có sự đóng góp quan trọng và rất cơ bản của việc kịp thời ứng dụng các tiến bộ
về giống cao su. Hàng năm, nước ta xuất khẩu trên 80% sản lượng cao su sản xuất
được, trong đó lượng xuất khẩu của VRG chiếm hơn 70% .


2

Với những chính sách khuyến khích phát triển ngành cao su của Chính phủ,
những năm gần đây Công ty Cao su Mang Yang- một thành viên của VRG - đang nỗ
lực cho công tác quy hoạch trồng mới cao su, thanh lý dần vườn cao su già cỗi cho
năng suất thấp để tái canh vườn cây đạt tiêu chuẩn cao về năng suất và chất lượng. Bên
cạnh đó công ty cũng đang tích cực đầu tư trồng mới các vườn cao su lớn tại
Campuchia và Lào.
Việc ghép cao su được bắt đầu vào năm 1918 với hai vườn cao su ghép tại Java
và Sumatra (Indonesia) đã cho kết quả rất khả quan: vườn cây ghép có năng suất cao
hơn vườn cây thực sinh từ 40 – 70%. Phương pháp ghép mắt cao su được áp dụng ở
Việt Nam từ năm 1925 và phổ biến từ những năm 1960. Từ đó đến nay, kỹ thuật ghép
mắt cao su ở nước ta đã từng bước được quan tâm nghiên cứu và ngày càng tiến bộ
hơn, hoàn thiện hơn (trích theo Nguyễn Thị Dịu 2006).
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy độ lớn gốc ghép và loại mắt ghép có ảnh

hưởng đến tỉ lệ sống, sức sinh trưởng của chồi ghép, thời điểm vòng thân đạt tiêu
chuẩn khai thác. Vì vậy, việc lựa chọn gốc ghép và mắt ghép như thế nào là việc làm
rất cần thiết để vườn cao su trồng mới sinh trưởng, phát triển tốt, sớm cho khai thác
mủ, năng suất mủ cao và ổn định là một yêu cầu cấp thiết của ngành trồng cao su hiện
nay.
Xuất phát từ sự cần thiết trên, được sự đồng ý của khoa Nông học cùng với sự
cộng tác, giúp đỡ của Công ty Cao su Mang Yang nên đề tài “Khảo sát ảnh hưởng
của các đường kính gốc ghép và loại mắt ghép khác nhau đến sự sinh trưởng của
chồi ghép cây cao su tại Tp. Pleiku– Gia Lai” đã được thực hiện.
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích đề tài
Đánh giá được sự ảnh hưởng của các kích thước đường kính gốc ghép và loại
mắt ghép khác nhau đến khả năng sinh trưởng của chồi ghép cây cao su trong giai
đoạn vườn ươm.
Xác định được đường kính gốc ghép và loại mắt ghép thích hợp với điều kiện
cụ thể để mắt ghép đạt tỷ lệ sống cao, chồi ghép sinh trưởng mạnh.


3

1.2.2 Yêu cầu đề tài
Đo đường kính gốc ghép ở độ cao 10 cm cách mặt đất ngoài vườn ươm trước
khi ghép.
Kiểm tra số lượng mắt ghép sống của từng nghiệm thức sau khi tháo băng.
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của chồi ghép giai đoạn từ sau khi tháo
băng.
1.3 Phạm vi đề tài
Thí nghiệm được thực hiện đối với các gốc ghép thuộc vườn ươm bầu 12 tháng
tuổi và mắt ghép là dòng vô tính PB260, tiến hành theo dõi các nghiệm thức với các
chỉ tiêu: tỷ lệ cây ghép sống; đường kính gốc ghép; tỷ lệ nảy chồi; chiều cao và đường

kính của chồi ghép. Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn nên các chỉ tiêu sinh trưởng
của chồi ghép chỉ được theo dõi trong giai đoạn sinh trưởng của tầng lá thứ nhất.


4

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LI ỆU
2.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây cao su
2.1.1 Nguồn gốc
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) thuộc chi Hevea, họ
Euphorbiaceae (Họ Thầu Dầu). Cây cao su hoang dại được tìm thấy tại vùng châu thổ
sông Amazone (Nam Mỹ) trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia,
Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp nằm ở khu vực vĩ độ 50 Bắc
- 50 Nam. Nơi đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt, lượng mưa trên 2000 mm, nhiệt độ cao
và đều quanh năm, có mùa khô hạn kéo dài 3 – 4 tháng, đất sét tương đối giàu dinh
dưỡng, độ pH = 4,5-5,5 với tầng đất canh tác sâu, thoát nước trung bình.
Trong 10 loài cây cho mủ thuộc họ Euphorbiaceae, cây cao su Hevea
brasiliensis Muell. Arg, là cây có giá trị kinh tế lớn nhất và được trồng rộng rãi nhất.
2.1.2 Lịch sử phát triển
2.1.2.1 Lịch sử phát triển cây cao su trên thế giới
Vào giai đoạn 1500 – 1870, cây cao su mọc hoang dại tại lưu vực sông
Amazone ở Nam Mỹ. Đến năm 1873, Collin và Markham thu được 2000 hạt Hévéa
brasiliensis tại Cametta gần cảng Para và đem trồng trong vườn Bách Thảo Kew (Luân
Đôn) nhưng chỉ có 12 cây sống và được đem trồng trong vườn bách thảo ở Calcutta,
sau đó không còn cây nào sống.
Năm 1876, Henry Wickham mang 70.000 hạt cao su từ vùng thượng lưu sông
Amazone về trồng tại vườn thực vật Kew và có 2.700 hạt nảy mầm và phát triển thành
cây được. Tháng 9 năm 1876, các cây cao su từ vườn thực vật Kew được đưa về vườn
thực vật Ceylon (Srilanka). Năm 1883, 22 cây cao su sống tại vườn thực vật Ceylon

được phân phối để nhân trồng trên thế giới. Đến năm 1892, sản lượng cao su từ những


5

cây nhân trồng tại Ceylon có chất lượng tốt và tiếp theo đó là 120 ha cao su đầu tiên
được nhân trồng ở Mã Lai.
Năm 1897, công trình nghiên cứu về phương pháp cạo mủ của Ridley thành
công, nhờ đó bảo vệ được lớp vỏ cây và cho phép khai thác nhiều lần lớp vỏ cạo như
hiện nay.
Từ năm 1900 – 1941, do nhu cầu mủ cao su cao để đáp ứng cho ngành kỹ nghệ
ô tô, các nước trên thế giới trong đó chủ yếu là các nước châu Á và đặc biệt là các
nước Đông Nam Á bắt đầu gia tăng diện tích cũng như sản lượng. Mức sản xuất cao su
thiên nhiên thời kỳ này tăng rất nhanh, từ 125.000 tấn năm 1914 đã đạt tới 1.504.000
tấn năm 1941 (tăng gấp 12 lần sau 27 năm). Những năm sau đó (1942 – 1945) mức sản
xuất cao su thiên nhiên sụt giảm nghiêm trọng do sự tàn phá của chiến tranh thế giới
thứ II. Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm 1942 giảm còn 650.000 tấn và chỉ
còn 254.000 tấn vào năm 1945 (chỉ đạt 16,8% so với năm 1941). Mã Lai từ năm 1920
– 1941 là nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới (đạt 650.000 tấn năm
1941) nhưng sau đó sụt giảm nhanh và đến năm 1945 hầu như không còn sản xuất
được gì cả.
Sau giai đoạn sụt giảm nghiêm trọng, sản lượng cao su thiên nhiên thế giới
được phục hồi trở lại, năm 1946 đạt 867.000 tấn, đến năm 1948 đạt 1.547.000 tấn
(tăng 178% so với năm 1946 và vượt qua sản lượng năm 1941). Sau đó, sản lượng cao
su thiên nhiên tăng dần đều đặn qua các năm, đén năm 1995 đạt 5.870.000 tấn.
Xét về thứ hạng mức sản xuất cao su thiên nhiên: năm 1985 Mã Lai là nước
đứng đầu với sản lượng 1.469.000 tấn, kế đến là Indonesia với 1.130.000 tấn, Thái Lan
xếp thứ ba với 725.000 tấn. Năm 1990, cả ba nước có sản lượng tương đương nhau
(đạt từ 1.256.000 đến 1.291.000 tấn). Đến năm 1991, sản lượng cao su Thái Lan đã
vượt qua Mã Lai, Indonesia và từ năm 1991 Thái Lan là nước dẫn đầu về sản lượng

cao su thiên nhiên thế giới. Năm 1995 Thái Lan đứng đầu với sản lượng 1.784.000 tấn,
Indonesia đứng thứ hai với 1.456.000 tấn, Mã Lai tụt xuống hạng ba với 1.089.000
tấn, đứng thứ tư là Ấn Độ với 499.500 tấn, tiếp đến là Trung Quốc với 360.000 tấn.
Trong năm 1995, các nước châu Phi đạt sản lượng 260.000 tấn, các nước châu
Mỹ mặc dù là vùng nguyên quán của cây cao su nhưng chỉ đạt 77.000 tấn, đó là do


6

bệnh rụng lá Nam Mỹ (SALB) đã tàn phá nghiêm trọng khiến diện tích cây cao su
vùng này không thể phát triển nhanh được.
Một số nghiên cứu và thành tựu của ngành sản xuất cao su thiên nhiên: năm
1918 việc ghép cao su được bắt đầu tại Indonesia, vườn cây ghép đã cho năng suất cao
hơn vườn thực sinh 40 – 70%. Năm 1920, công việc tuyển chọn giống cao su được bắt
đầu tại Mã Lai, Indonesia và Srilanka. Mục tiêu trong giai đoạn đầu là loại bỏ các cây
thực sinh cho sản lượng thấp trong vườn ương, kế đó là tuyển chọn những cây thực
sinh xuất sắc làm cây mẹ đầu dòng để nhân giống vô tính. Năm 1928, Malaysia bắt
đầu chương trình lai hoa có kiểm soát để tạo các giống cây lai ưu tú từ các cây mẹ và
cây cha đã tuyển chọn. Vào năm 1958 – 1960, ghép mắt xanh được triển khai lần đầu
tại Bắc Borne'o, sau đó được hưởng ứng rộng rãi để thay thế phương pháp ghép mắt
nâu. Từ năm 1960 - 1962, nhiều phương pháp trồng mới tiến bộ đã được áp dụng cho
ngành trồng cao su trên thế giới như Malaysia, Thái Lan, Indonesia.
Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), trong những
năm gần đây mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới có xu hướng ngày
càng tăng, sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên toàn thế giới tăng trưởng bình quân
5%/năm và mức tăng trưởng tiêu thụ bình quân là 5,2% trong giai đoạn 2003-2007.
Trong đó nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng đầu là Thái Lan, kế đến là Indonesia,
Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Năm 2007, sản lượng cao su thiên nhiên
toàn thế giới đạt 9.893.000 tấn, dự kiến đến năm 2010, con số này sẽ lên đến
10.712.000 tấn.

2.1.2.2 Lịch sử phát triển cây cao su ở Việt Nam
Năm 1878, Piere đưa hạt giống cao su vào trồng ở vườn Bách Thảo Sài Gòn
nhưng không cây nào sống. Đến năm 1897, Raoul, một dược sĩ hải quân Pháp đã mang
hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitenzorg (Java - Indonesia) vào trồng thành
công tại trạm thí nghiệm Ông Yệm - Sông Bé và trạm thí nghiệm của viện Pasteur tại
Suối Dầu – Nha Trang.
Năm 1930 Việt Nam đã khai thác trên 10.000 ha cao su, sản xuất 11.000 tấn.
Năm 1950, sản xuất 92.000 tấn, trên diện tích khai thác gần 70.000 ha. Nhờ chính sách
khuyến khích của chính quyền thuộc địa (chính sách đất đai và chính sách cho vay lãi


7

suất thấp), tư bản Pháp đã thiết lập các đồn điền lớn ở các tỉnh miền Đông và ở Tây
Nguyên.
Cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, Việt Nam phát động phong trào cao su
tiểu điền như Malaysia, Indonesia và Thailand, nhưng với nét khác biệt là chương
trình cao su dinh điền. Các tiểu điền cao su dinh điền thiết lập liên canh, liên địa thành
diện tích lớn với các dòng năng suất cao lúc đó là GT1, PB86…Trong hơn 5 năm (từ
1958 – 1963), diện tích cao su dinh điền đã lên đến 30.000 ha.
Năm 1962, chương trình cao su được khuyến khích tài trợ và giúp đỡ kỹ thuật
cho các tư nhân Việt Nam. Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc đã làm tan hoang các đồn
điền công ty và nhất là các vườn cao su tiểu điền dinh điền.
Trong thập niên 1970, chích sách phát triển kinh tế tập thể đã không còn hỗ trợ
phát triển tư nhân tiểu điền cao su nữa. Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su
mới chỉ có 76.600 ha (riêng các tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng
40.200 tấn.
Trong thập niên 80, chính sách đổi mới bắt đầu cho phép tiểu nông thuê khai
thác tiểu điền, đã đem lại phần nào sinh khí cho ngành cao su Việt Nam. Tuy nhiên, do
giá cao su vào thập niên thập niên 80 giảm mạnh, các tiểu điền cũng như đồn điền cũ

chưa tạo ra được bước phát triển đáng kể cho ngành cao su Việt Nam.
Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là 103.000
tấn. Diện tích cao su không phát triển được vào những năm đầu thập niên 90, nhờ chủ
trương phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điền lại được khuyến
khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với
1.500 USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình cạnh tranh
đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái như cà phê, hồ
tiêu, cây ăn quả... Chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su với quy mô
400.000 ha. Tuy nhiên, đến năm 2001 diện tích cao su trên toàn quốc đã lên tới trên
405.000 ha, và các địa phương vẫn tiếp tục ủng hộ phát triển cao su, nhất là các tỉnh
duyên hải miền Trung.


8

Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên
thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc). Vị thế của ngành
cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Từ năm 2005, nhờ sản
lượng tăng nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5. Riêng về xuất
khẩu, từ nhiều năm qua Việt Nam đứng hàng thứ 4 thế giới.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 500.000 ha cao su, tập trung ở Đông
Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và Duyên
hải Nam Trung Bộ (6.500 ha) (Trần Đức Viên, 2008).
Mục tiêu Chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su Việt Nam sẽ tăng
lên 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền (dự kiến chiếm
350.000 ha).
2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây cao su
2.2.1 Đặc điểm sinh học
Cao su là cây lưỡng bội với số nhiễm sắc thể là 2n = 36. Trong tình trạng hoang

dại, cao su là một cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30 m có khi đến 50 m, vanh thân
có thể đạt từ 5 – 7 m, tán lá rộng và sống trên 100 năm (Nguyễn Thị Huệ, 1997). Tuy
nhiên, trong các đồn điền cây cao su ít khi cao hơn 25 m do ảnh hưởng của việc khai
thác mủ và thông thường cây được thanh lý để tái canh sau 20 – 25 năm khai thác.
Rễ cao su gồm có rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất,
giúp cây chống đổ ngã và đồng thời hút nước và muối khoáng từ các lớp đất sâu. Hệ
thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng và phần lớn nằm trong lớp đất mặt (80-85% số
lượng rễ bàng tập trung ở lớp đất sâu từ 0 – 30 cm, 10 – 15% tập trung ở lớp đất sâu từ
30-40cm). Cây cao su trưởng thành, trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ chiếm 15% trọng
lượng toàn cây. Trên các giống cây sinh trưởng mạnh, trọng lượng rễ bàng nhiều hơn
trên các giống cây sinh trưởng yếu. Hệ thống rễ bàng phát triển theo mùa, tối đa vào
giai đoạn cây ra lá non sau thời gian rụng lá qua đông và tối thiểu vào vào giai đoạn lá
già trước khi rụng (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách, lá gắn với
cuống lá một góc gần 1800. Các lá chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Màu


9

sắc, hình dáng, kích thước lá thay đổi khác nhau giữa các giống. Lá cao su tập trung lại
thành từng tầng. Trên các cây non 1 – 2 tuổi, khi chồi ngọn phát triển để tạo nên các
tầng lá mới thì các lá già ở tầng dưới tự hoại đi. Đối với các cây từ 3 tuổi trở lên, hàng
năm vào một thời điểm tương đối cố định, toàn bộ tán lá vàng úa và rụng đi (gọi là giai
đoạn rụng lá sinh lý hay rụng lá qua đông). Ngay sau khi cây rụng trụi lá, lá non bắt
đầu xuất hiện và sau 1 - 1,5 tháng, tán lá non sẽ ổn định.
Hoa: Cây cao su từ 5 – 6 tuổi trở lên bắt đầu trổ hoa, hoa cao su là hoa đơn tính
đồng chu.
Quả cao su hình tròn hơi dẹp, có đường kính từ 3 – 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn,
mỗi ngăn chứa một hạt. Quả cao su sau khi hình thành và phát triển được 12 tuần thì
đạt kích thước lớn nhất, 16 tuần sau vỏ quả đã hóa gỗ và 19 – 20 tuần thì quả chín.

Quả cao su vỡ nhiều vào lúc thời tiết khô hạn.
Hạt cao su hơi dài hoặc hình bầu dục, có đường kính thay đổi từ 2 - 3,5 cm,
trọng lượng hạt thay đổi từ 3,5 – 6 g. Hạt có hai mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng,
mặt lưng cong lồi lên. Lớp vỏ ngoài hạt láng, màu nâu đậm hay nhạt hoặc màu vàng
đậm, có các vân. Vỏ hạt cứng, ở đầu hạt có lỗ nảy mầm. Kích thước, hình dáng, màu
sắc hạt thay đổi tùy giống và là một trong những đặc điểm để nhận dạng giống cao su.
Vỏ và hệ thống ống mủ: Khi cắt ngang thân cây, có thể phân biệt được ba phần
rõ rệt: phần trong cùng là gỗ, kế đến là lớp tượng tầng, ngoài cùng là lớp vỏ.
- Vỏ được phân chia thành 3 lớp chính, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm: lớp
mộc thiêm, lớp trung bì, lớp nội bì.
- Tượng tầng (cambium): là tầng phát sinh libe mộc, là cơ quan sản xuất ra các
tế bào non của thân cây.
- Ống mủ: được tạo nên từ một phần của các tế bào libe chuyên hóa mà thành.
Ống mủ là một ống rỗng có kích thước Ø = 20 – 50 µ. Các ống mủ xếp đứng, hơi
nghiêng từ phải trên cao xuống trái dưới thấp tạo thành một góc từ 201 đến 701 so với
đường thẳng đứng. Các ống mủ không liên tục từ gốc cây đến nơi phân cành và càng
xuống thấp (gần gốc), số lượng ống mủ càng tăng. Các ống mủ được sắp xếp theo
vòng tròn đồng tâm, bình quân mỗi năm cây tạo được từ 1,5 - 2,5 vòng ống mủ. Số


10

lượng ống mủ tăng dần từ ngoài vào trong, càng gần tượng tầng số lượng ống mủ càng
nhiều, càng non trẻ nên hoạt động mạnh và cho nhiều mủ.
2.2.2 Đặc điểm sinh thái
2.2.2.1 Khí hậu
Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, thích hợp nhất là từ 25 - 300C,
trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng trong một thời gian ngắn, nếu
kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngưng tăng trưởng, nhiệt
độ thấp 50C kéo dài sẽ dẫn đến chết cây.

Lượng mưa: Cây cao su có thể trồng ở các vùng có lượng mưa từ 1500 – 2000
mm/năm. Đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1500 mm/năm thì lượng mưa cần
được phân bố đều trong năm. Ở những nơi không có điều kiện thuận lợi, cây cao su
cần lượng mưa 1800 – 2000 mm/năm.
Gió: Gió nhẹ 1 – 2 m/giây có lợi cho cây cao su. Khi gió có tốc độ trên 17,2
m/giây, cây cao su bị gãy cành, thân.
Giờ chiếu sáng: ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây. Ánh
sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng
được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1800-2800 giờ/năm và tối hảo là khoảng
1600 – 1700 giờ/năm (Trần Văn Lợt, 2006).
Sương mù: tạo điều kiện ẩm ướt cho nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su
như nấm Oidium heveae gây bệnh phấn trắng với mức độ nặng tại các vùng cao su Tây
Nguyên do ảnh hưởng của sương mù buổi sáng xuất hiện thường xuyên.
2.2.2.2 Đất đai
Cao trình: Cây cao su thích hợp với cao trình tương đối thấp (dưới 200 m). Tuy
nhiên, có nhiều kết quả khảo sát cho thấy ở cao trình cao, cây cao su cho sản lượng tốt
hơn, mức sản xuất của cây cao su ở 500m tốt hơn ở 250 m. Vì vậy, cao trình đất lý
tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:
- Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500-600 m.
- Ở vị trí 5 - 60 mỗi bên vĩ tuyến, có thể trồng đến cao trình 400 m.


11

Độ dốc: Nên trồng cao su ở các đất có độ dốc dưới 30%.
pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 - 5,5, giới hạn pH có thể trồng cao su là
3,5 - 7,0.
Chiều sâu đất: Đất trồng cao su lý tưởng phải có tầng đất canh tác sâu 2m, trong
đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp
latérit hóa dày đặc, lớp đá tảng.

Sa cấu đất: Đất trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp đất mặt (0 – 30 cm)
tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (>30 cm) tối thiểu là 25% (Trần Văn Lợt, 2006).
Chất dinh dưỡng trong đất: Cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần
được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như N, P, K,Ca, Mg và cả vi lượng. Đối
với cây cao su, dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng, tuy
nhiên trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng sẽ làm hiệu quả kinh tế kém đi.
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ghép cao su ở Việt Nam
Giai đoạn đầu của cây cao su ở Việt Nam là những cây thực sinh, vườn cây
không đồng đều, vỏ dày khó cạo và năng suất thấp.
Năm 1930 – 1950, áp dụng phương pháp trồng stump trần 18 tháng tuổi.
Năm 1950 – 1970, áp dụng phương pháp trồng hạt và ghép ngoài đồng, biện
pháp thông thường là ghép mắt nâu, gốc ghép 16 – 20 tháng tuổi.
Năm 1970 – 1975, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) thử nghiệm
phương pháp trồng bầu, phương pháp ghép mắt xanh và phổ biến ra sản xuất. Tuy
nhiên, phương pháp trồng hạt và ghép ngoài đồng vẫn được áp dụng.
Năm 1975, chương trình nghiên cứu của RRIV đề cập đến biện pháp ghép non,
ghép xanh cây con còn 4 – 10 tháng tuổi.
Trong Hội nghị trồng mới năm 1977, RRIV được giao ghép cây non 4 – 6 tháng
tuổi để hoàn chỉnh phương pháp trồng bầu vụ muộn.
Tháng 07/1979, Hội nghị khoa học kỹ thuật về cao su nhận định là có thể trồng
stump trần 10 tháng tuổi trên diện rộng kết hợp với phương pháp trồng bầu.


12

Tháng 04/1980, Hội nghị trồng mới toàn ngành cao su đánh giá cao phương
pháp trồng stump trần và đề ra biện pháp kỹ thuật quản lý vườn cây.
Năm 1997, Phạm Thị Dung và cộng sự đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật sản
xuất cây con và phương pháp trồng mới đối với cây cao su và đưa ra kết luận:
- Trong điều kiện vườn ương có chủ động nước tưới nên áp dụng kỹ thuật ghép

non, ghép xanh khi đường kính gốc ghép đạt 4,9 – 10 mm, khi đưa ra trồng mới đường
kính đạt 14 mm.
- Kích thước bầu có thể giảm từ loại bầu 25 x 50 cm xuống còn 20 x 40 cm đối
với cây non dưới 15 tháng tuổi có 1 hay 2 tầng lá.


13

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 03/2012 đến tháng 07/2012.
Địa điểm: giai đoạn từ khi ươm cây đến ghép được thực hiện tại vườn ươm của
đội 2 nông trường cao su K’dang thuộc công ty cao su Mang Yang; giai đoạn từ sau
khi tháo băng và bấm đọt được thực hiện tại Phường Thống Nhất Tp. Pleiku- Gia Lai.
3.2 Điều kiện nghiên cứu
3.2.1 Điều kiện đất đai
- Cao trình: 450 m
- Đất đỏ Bazan.
3.2.2 Điều kiện khí hậu - thời tiết
Các yếu tố khí hậu - thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài được thu nhận từ
Trạm khí tượng thủy văn tại Thành phố Pleiku – tỉnh Gia Lai.
Bảng 3.1: Điều kiện khí hậu thời tiết 6 tháng đầu năm 2012 tại Tp. Pleiku – Gia Lai
Tháng
Độ ẩm (%)
Lượng mưa
(mm)
Nhiệt độ

1


2

3

4

5

6

78,06

76,55

75,84

80,10

83,03

89,87

6,20

15,50

5,70

91,10


173,00

526,10

20,23

21,45

22,81

23,92

24,17

25,13

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn Pleiku – Gia Lai)
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ cần thiết cho nghiên cứu: thước đo đường kính gốc ghép, thước đo độ
dài, bút, sổ ghi chép, máy vi tính.
Sử dụng các gốc ghép là giống GT1 của vườn ươm tum bầu 12 tháng tuổi với
các kích thước đường kính từ 9 - 16 mm.
Sử dụng dòng vô tính PB260 làm mắt ghép với ba loại mắt ghép là: mắt xanh
vảy cá, mắt xanh nách lá và mắt nâu xanh nách lá được lấy từ vườn nhân chồi của
nông trường.


14


3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố.
Yếu tố A là đường kính gốc ghép:
-

A1: Đường kính từ 9 – 11,9 mm

-

A2: Đường kính từ 12 –13,9 mm

-

A3: Đường kính từ 14 – 15,9 mm

Yếu tố B là loại mắt ghép:


B1: mắt nâu xanh nách lá



B2: mắt xanh nách lá



B3: mắt xanh vảy cá

Các ký hiệu nghiệm thức:

• NT1: A1B1
• NT2: A1B2
• NT3: A1B3
• NT4: A2B1
• NT5: A2B2
• NT6: A2B3
• NT7: A3B1
• NT8: A3B2
• NT9: A3B3
Thí nghiệm được thực hiện với 3 lần lặp lại 27 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở gồm 15 cây ghép
được đánh dấu để theo dõi.


15

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
A 1B 2

A1B1

A3B1

A 1B 3

A2B2

A2B1

A 1B 1


A1B3

A1B2

A 3B 1

A1B2

A2B2

A 2B 1

A3B2

A1B1

A 3B 3

A3B3

A3B2

A 2B 3

A2B1

A1B3

A 2B 2


A2B3

A3B3

A 3B 2

A3B1

A2B3

3.5 Tiến trình và chỉ tiêu theo dõi
Thời gian gieo hạt giống làm gốc ghép: Tháng 05/2011
Khoảng cách giữa hai hàng kép: 90 cm
Khoảng cách giữa hai hàng đơn: 30 cm
Cây cách cây: 10 – 15 cm
Thí nghiệm được ghép vào tháng 04/2012, chỉ tiêu được theo dõi đến tháng
06/2012.
Tiến hành đo gốc ghép ở độ cao 10 cm cách mặt đất trước khi ghép.
Tỷ lệ cây ghép sống được quan trắc vào thời điểm sau khi mở băng
Tỷ lệ nảy chồi và tỷ lệ chồi ghép ở các giai đoạn sinh trưởng được quan trắc 10
ngày một lần sau tháo băng.
- Quan trắc tỷ lệ cây ghép nảy chồi và chưa nảy chồi.


×