Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO CÓ SỬ DỤNG THUỐC KÍCH THÍCH HPC_97HXN LATEX STIMULATOR TRÊN GIỐNG GT1 VỚI CÁC NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU TẠI XÃ IATÔ HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO CÓ SỬ DỤNG THUỐC KÍCH
THÍCH HPC_97HXN LATEX STIMULATOR TRÊN
GIỐNG GT1 VỚI CÁC NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU
TẠI XÃ IATÔ HUYỆN IAGRAI
TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HOÀI THƯ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 07/2012


i

SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO CÓ SỬ DỤNG THUỐC KÍCH THÍCH
HPC_97HXN LATEX STIMULATOR TRÊN GIỐNG GT1
VỚI CÁC NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU TẠI XÃ IATÔ
HUYỆN IAGRAI – TỈNH GIA LAI

Tác giả
LÊ THỊ HOÀI THƯ

Khóa luận được đệ trình đáp ứng yêu cầu
để thực hiện khóa luận tốt nghiệp
ngành Nông học



Giáo viên hướng dẫn:
Th.S TRẦN VĂN LỢT

Tháng 7 / 2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm thực tập cuối khóa, tôi xin chân thành cảm
ơn:
Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Nông Học trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Trần Văn Lợt, giảng viên Bộ môn
Cây Công Nghiệp đã tận tình quan tâm, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Xin được bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, chân thành cảm
ơn các bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt khoảng thời
gian vừa qua.

Gia Lai, tháng 07 năm 2012
Sinh viên
Lê Thị Hoài Thư


iii

TÓM TẮT

Đề tài “So sánh các chế độ cạo có sử dụng thuốc kích thích HPC_97HXN
laxtex stimulator trên giống GT1 với các liều lượng khác nhau tại xã Iatô, huyện
Iagrai, tỉnh Gia Lai”
Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Trần Văn Lợt
Thí nghiệm nghiên cứu chế độ cạo với nhịp cạo d/3 có sử dụng thuốc kích thích
HPC_97HXN LAXTEX STIMULATOR với các liều lượng khác nhau trên cây cao su
giống GT1 ở năm cạo thứ 8 được thực hiện tại xã Iatô, huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai. Thời
gian thí nghiệm từ 4/2012 đến 7/2012.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố (RCBD),
với 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, 12 ô cơ sở, mỗi ô cơ sở là 20 cây. Tổng số cây thí
nghiệm là 240 cây được bố trí gồm 4 nghiệm thức là:
Nghiệm thức 1 đối chứng (NT1:Đ/C): 1/2S d/3 không xử lý thuốc kích thích.
Nghiệm thức 2 (NT2): 1/2S d/3, xử lý kích thích HPC_97HXN với lượng 0,5
gam (bôi 1 lần,) phương pháp bôi thuốc lên ngay miệng cạo.
Nghiệm thức 3 (NT3): 1/2S d/3, xử lý thuốc thích HPC_97HXN với lượng 1
gam(bôi 1 lần), phương pháp bôi thuốc lên ngay miệng cạo.
Nghiệm thức 4 (NT4): 1/2S d/3, xử lý kích thích HPC_97HXN với lượng 2
gam(bôi 1 lần), phương pháp bôi thuốc lên ngay miệng cạo.
Kết quả sau 4 tháng thí nghiệm:
Với chế độ cạo d/3 có sử dụng kích thích trên giống GT1 đã làm tăng sản lượng
mủ khô từ khoảng 21% - 41%, giúp tăng thu nhập của người công nhân 29,23%40,7% so với chế độ cạo d/3 không có bôi kích thích.
Qua bảng so sánh hiệu quả kinh tế cho thấy khi sử dụng thuốc kích thích
HPC_97HXN trên giống GT1 kết hợp với chế độ cạo d/3 thì ta bôi với lượng là 2
gram/cây thì sẽ cho hiệu quả kinh tế nhất, và nông dân nên bôi với phương pháp (Ga)
bôi ngay trên miệng cạo, và phải bôi trước lần cạo kế 48 giờ.


iv


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa....................................................................................................

i

Lời cảm ơn .................................................................................................

ii

Tóm tắt .......................................................................................................

iii

Mục lục ......................................................................................................

iv

Danh sách các chữ viết tắt và kí hiệu ........................................................

vii

Danh sách các hình ....................................................................................

viii

Danh sách các bảng ...................................................................................

ix


Chương 1. Giới thiệu ...............................................................................

1

1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................

1

1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài ...................................................

2

1.2.1 Mục đích ...........................................................................................

2

1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................

2

1.2.3 Giới hạn đề tài ..................................................................................

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................

3

2.1 Tổng quan về cây cao su......................................................................


3

2.1.1 Đặc điểm thực vật học ......................................................................

3

2.1.1.1 Rễ ..................................................................................................

3

2.1.1.2 Thân ...............................................................................................

3

2.1.1.3 Lá ...................................................................................................

4

2.1.1.4 Hoa ................................................................................................

5

2.1.1.5 Quả và hạt ......................................................................................

6

2.1.1.6 Vỏ và hệ thống mủ ........................................................................

6


2.1.1.7 Mủ cao su.......................................................................................

8

2.1.2 Đặc điểm sinh thái học .....................................................................

9

2.1.2.1 Khí hậu ..........................................................................................

9

2.1.2.2 Đất đai............................................................................................

10

2. 1.2.3 Độ cao và độ dốc .........................................................................

11

2.1.3 Tình hình phát triển cây cao su hiện nay ở Việt Nam và Thế Giới ..

12

2.1.3.1 Tình hình phát triển cây cao su trên thế giới .................................

12



v

2.1.3.2 Tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam ..................................

13

2.1.4 Đặc điểm giống GT1 ........................................................................

14

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng mủ ..............................................

15

2.2.1 Chế độ cạo và cường độ cạo .............................................................

15

2.2.2 Chiều dài miệng cạo ........................................................................

16

2.2.3 Nhịp độ cạo .......................................................................................

16

2.2.4 Kỹ thuật cạo mủ ................................................................................

16


2.2.5 Kích thích ra mủ cao su ....................................................................

16

2.3 Các yêú tố ảnh hưởng tới việc sử dụng thuốc kích thích ...................

17

2.3.1 Yếu tố tuổi cây ..................................................................................

17

2.3.2 Yếu tố giống .....................................................................................

17

2.3.3 Yếu tố sử dụng chất kích thích .........................................................

17

2.3.4 Yếu tố môi trường ............................................................................

17

2.3.5 Yếu tố cường độ khai thác ...............................................................

18

2.3.6 Vị trí đặt miệng cạo ..........................................................................


18

2.4 Đặc điểm về hàm lượng chất khô tổng số (TSC) ................................

18

2.5 Sơ lược về thuốc kích thích mủ cao su HPC_97HXN latex stimulator
(hpc_97hxn) ...............................................................................................

19

Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............

20

3.1Thời gian và địa điểm thí nghiệm .........................................................

20

3.2 Vật liệu ................................................................................................

20

3.2.1 Giống ................................................................................................

20

3.2.2 Nghiệm thức .....................................................................................

20


3.2.3 Bố trí thí nghiệm ...............................................................................

20

3.3 Phương pháp ........................................................................................

21

3.3.1 Thời điểm và phương pháp bôi thuốc kích thích ..............................

21

3.4 Các chỉ tiêu ..........................................................................................

21

3.4.1 Sản lượng mủ ....................................................................................

21

3.4.2 Hàm lượng mủ cao su khô ................................................................

22

3.4.3 Độ hao hăm cạo ................................................................................

22

3.4.4 Độ dày của lớp vỏ tái sinh ................................................................


22


vi

3.4.5 Tăng vanh thân khi cạo.....................................................................

22

3.4.6 Hàm lượng chất khô tổng số (TSC)..................................................

23

3.4.7 Xử lý số liệu .....................................................................................

23

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..............................................

24

4.1 Ảnh hưởng của chế độ khai thác tới sản lượng mủ cao su ..................

24

4.1.1 Sản lượng mủ khô gram/cây/lần cạo (g/c/c) .....................................

24


4.1.2 Sàn lượng mủ khô kg/cây/4 tháng ...................................................

25

4.1.3 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến hàm lượng cao su khô (DRC%

27

4.2 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến khả năng sinh trưởng của cây ..

29

4.2.1 Ảnh hưởng tới mức độ sự gia tăng vanh thân .................................

29

4.2.2 Ảnh hưởng tới khả năng tái sinh vỏ(độ dày vỏ tái sinh mm) ...........

30

4.3 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến mức độ hao dăm .......................

31

4.4 Ảnh hưởng của chế độ khai thác tới tỷ lệ khô mặt cạo .......................

32

4.5 Hiệu quả kinh tế của chế độ khai thác .................................................


33

4.5.1 Cơ sở lý luận .....................................................................................

33

4.5.2 So sánh hiệu quả kinh tế của các chế độ khai thác ...........................

34

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN -ĐỀ NGHỊ ...................................................

36

5.1 Kết luận................................................................................................

36

5.2 Đề nghị ................................................................................................

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................

38

Phụ lục 1: Các hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài ..........................

39


Phụ lục 2: Kết quả phân tích thống kê các chỉ tiêu theo dõi .....................

42


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA

Analysis of Variance

DRC (Dry Rubber Content) Hàm lượng cao su khô
d/3

Là nhịp độ cạo cách hai ngày cạo một lần

Đ

Đồng

Đ/c

Đối chứng

G/c/c (Gram/cây/lần cạo) Lượng cao su khô tính bằng gram thu được từ một cây cạo
Ga

Là phương pháp bôi thuốc kích thích ngay lên trên bề mặt cạo


HPC_97HXN

Thuốc kích thích HPC_97HXN latex stimulator

KMC

Bệnh khô miệng cạo ở cao su

KT

Kích thích

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LSD

Least Signgficant Difference: So sánh sự khác biệt có ý nghĩa

LLL

Lần lặp lại

NT

Nghiệm thức

Ns


Nosnignificant (không có ý nghĩa)

Pi

Lân vô cơ

RCBD

Randomized Complete Block Design

Suc

Hàm lượng đường sucrose

TSC (Total Solid Content): Tổng hàm lượng chất rắn ở trong mủ nước
1/2S

Cạo ½ đường xoắn ốc


viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Đồ thị 4.1 Diễn biến sản lượng (g/c/c) của nghiệm thức qua các tháng thí
nghiệm……………………………………………………………………………..25
Đồ thị 4.2 Diễn biến hàm lượng mủ khô DRC (%) qua các tháng thí nghiệm ..…27
Hình 1 Đo vanh thân vào tháng 4 .......................................................................... 37
Hình 2 Đo vanh thân vào tháng 7 ........................................................................... 37
Hình 3 Đo chiều dài miệng cạo tháng 4 ................................................................. 37

Hình 4 Đo chiều dài miệng cạo tháng 7 ................................................................. 37
Hình 5 Lọ thuốc HPC_97HXN .............................................................................. 38
Hình 6 Hình bôi thuốc kích thích trên cây ............................................................. 38
Hình 7 Trút mủ vào xô đựng .................................................................................. 38
Hình 8 Đặt xô mủ lên cân ....................................................................................... 39
Hình 9 Đo độ dày của lớp vỏ tái sinh tháng 4 ........................................................ 39
Hình 10 Đo độ dày của lớp vỏ tái sinh tháng 7 ...................................................... 39


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Trung bình sản lượng mủ khô gam/cây/lần cạo (g/c/c) của các chế
độ khai thác qua các tháng thí nghiệm ..................................................... ……

23

Bảng 4.2 Kết quả sản lượng mủ cao su khô của chế độ khai thác qua 4
tháng thí nghiệm ........................................................................................... ….

24

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến hàm lượng mủ khô DRC (%)
qua các tháng thí nghiệm ....................................................................................

26

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến sự gia tăng vanh thân (cm)
qua 4 tháng thí nghiệm ........................................................................................


27

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến độ dày vỏ tái sinh qua 4 tháng thí
nghiệm .................................................................................................................

28

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến sự hao dăm cạo qua các tháng
thí nghiệm ...........................................................................................................

29

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của chế độ khai thác đến tỷ lệ khô miệng cạo (%) qua 4
tháng thí nghiệm .................................................................................................

30

Bảng 4.8 Hàm lượng tổng chất khô (TSC) ..........................................................

32

Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế của các chế độ khai thác ...........................................

33


1

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Mặc dù mới du nhập vào nước ta khoảng một trăm năm nay, nhưng cây cao su
(Hevea brasiliensis) đã có một vị trí rất quan trọng trong nền công nghiệp, và được
đánh giá là mặt hàng xuất khẩu đứng thứ ba sau lúa và cà phê.
Ngành cao su là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta, và hiện nay không
chỉ đầu tư phát triển trong nước mà còn phát triển sang các nước láng giềng như Lào
và Campuchia với quy mô ngày càng rộng.
Tuy nhiên, việc mở rộng sản xuất phải đi đôi với khoa học mới đạt được hiệu
quả kinh tế. Do đó nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao năng xuất của vườn
cây như: cải tiến giống kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân.
Ngoài những vấn đề trên, hiện nay vấn đề đang được quan tâm nhất là sử dụng
chất kích thích mủ nhằm thu được lượng mủ tối đa trong suốt chu trình khai thác loại
cây này. Theo xu hướng hiện nay thì nông dân chủ yếu là áp dụng biện pháp chế độ
cạo gắn liền với chất kích thích mủ để đạt được năng xuất đồng thời, giảm chi phí đầu
tư tăng thu nhập cho người lao động.
Một số thí nghiệm đã được thực hiện để nghiên cứu sự đáp ứng của các chất
kích thích mủ lên cây như: tiêm CuSO4 vào thân cây - Companon Tixier (1950),
Axetylen- Banchi (1968), Ạicd 2-Chlroethyl Phosphonis do Abraham và các cộng sự
(1968)….
Tuy nhiên, tác dụng của chất kích thích còn tùy thuộc vào giống, tình trạng sinh
lý của cây. Để đánh giá được sự ảnh hưởng đó ta phải tiến hành phân tích các chỉ tiêu
sinh lý nhằm tác động kịp thời không để cây kiệt sức, và để cây có thể sinh trưởng
phát triển ổn định.
Cây cao su có ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng từ thời
thuộc Pháp, nhưng diện tích chưa nhiều và chủ yếu nằm trong tay các chủ đồn điền.


2


Hiện nay, việc phát triển và mở rộng diện tích cây cao su không chỉ được xem là một
trong những giải pháp nhằm phát huy tối đa, sử dụng hợp lý nguồn lực lao động khai
thác các thế mạnh, tiềm năng hiện có mà còn tạo ra cơ hội để đồng bào tại đây xóa đói,
giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có gần 70 nghìn ha cao
su, trong số này có khoảng 30 nghìn ha đã khai thác, sản lượng mủ hơn 40 nghìn
tấn/năm. Diện tích cao su chủ yếu tập trung ở các công ty quốc doanh, và một số
doanh nghiệp tư nhân.
Xã Iatô, huyện Iagrai là một trong những vùng có diện tích trồng cao su lớn của
tỉnh Gia Lai. Đa số các hộ nông dân ở đây trồng giống GT1 và việc sử dụng thuốc kích
thích của địa bàn chưa đúng kỹ thuật, vấn đề lạm dụng thuốc còn xảy ra nhiều, và còn
sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc.
Từ những lí do trên tôi tiến hành thí nghiệm “SO SÁNH CÁC CHẾ ĐỘ CẠO
CÓ SỬ DỤNG THUỐC KÍCH THÍCH HPC_97HXN TRÊN GIỐNG GT1 VỚI
CÁC LIỀU LƯỢNG KHÁC NHAU TẠI XÃ IATÔ HUYỆN IAGRAI – TỈNH
GIA LAI” nhằm tìm ra liều lượng thích hợp của chất kích thích mủ, giúp nông dân ở
địa bàn sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, và phù hợp với thực trạng sản xuất ở địa phương.
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
So sánh các chế độ cạo không sử dụng và có sử dụng thuốc kích thích
HPC_97HXN với các liều lượng thuốc kích thích khác nhau trên giống GT1.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về mặt sản lượng , sinh trưởng , tỷ lệ bệ nh khô mặt cạo
(KMC), các thông số sinh lý mủ: Hàm lượng cao su khô (DRC), tổng hàm lượng chất
khô (TSC).
1.2.3 Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện từ tháng 4/2012 đến ngày 15 tháng 7/2012.


3


Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ thầu dầu
Euphorbiaceae, có nguồn gốc tại vùng châu thổ sông Amzone (Nam Mỹ) trong một
vùng rộng lớn gồm: Brazil, Bolivia, Ecuador, Peru, Colombia, Venezuela, Guiyane
thuộc pháp. Ở những nơi đây người ta đã tìm thấy rất nhiều giống hoang dại (học
thuyết Vavilov).
2.1.1 Đặc điểm thực vật học
2.1.1.1 Rễ
Rễ cao su như các cây gỗ khác, có hai loại rễ là rễ cọc và rễ bàng.
Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): Rễ cọc đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống
đỗ ngã và đồng thời hút nước và muối khoán từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát
triển rất sâu, nhất là khi gặp đất có cấu trúc tốt : sâu trên 10m.
Rễ bàng (rễ hấp thụ): Hệ thống rễ bàng cao su phát triển rất rộng, phần lớn rễ
bàng cây cao su nằm trong lớp đất mặt 0 – 40 cm.
2.1.1.2 Thân
Thân cao su mọc thẳng, tròn lên đến độ cao từ 2 – 3 mét thì phân cành. Chỗ
phân cành gọi là cổ áo sau khi khai thác mủ trên thân cũng từ đoạn cổ áo này trở
xuống tới tận gốc. Phần sát gốc gọi là chân voi vì quả thật đoạn này phình rộng ra như
hình thù bàn chân của voi.
2.1.1.3 Lá
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng
thành, lá có màu xanh đậm ở mặt trên lá và màu nhạt hơn ở mặt dưới lá. Lá gắn với
cuống lá thành một góc gần 1800. Cuống lá dài khoảng 15 cm, mảnh khảnh. Các lá
chét có hình bầu dục, hơi dài hoặc hơi tròn. Phần cuối phiến lá chét nơi gắn vào cuống


4

lá bằng một cọng lá ngắn có tuyến mật, tuyến mật chỉ chứa mật trong giai đoạn lá non

vừa ổn định.
Màu sắc, hình dạng, kích thước lá thay đổi khác nhau giữa các giống cây.
Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá cũng thay đổi từ 22.000 – 38.000 cái/cm2 tùy
theo giống cây. Khối lượng lá trên cây cao su KTCB tăng dần theo tuổi cây đến khi
cây đưa vào khai thác, khối lượng lá ngưng lại và có khi bị sụt giảm.
Các mạch mủ trong lá nằm trong lớp libe và khi lá ở mức độ trưởng thành tối
đa, các mạch mủ tập trung lại ở phần cuối của lá chét làm ngăn chặn việc vận chuyển
mủ nước và các chất quang hợp từ lá xuống thân cây.
Lá cao su tập trung lại thành từng tầng. Để hình thành một tầng lá, trong điều
kiện khí hậu Việt Nam vào mùa mưa cần 25 – 35 ngày, như vậy bình quân một tháng
được một tầng lá, vào mùa nắng cần 40 – 50 ngày hay hơn nữa để có một tầng lá.
Trên các cây non 1 – 2 tuổi, khi chồi ngọn phát triển để tạo nên các tầng lá mới
thì các lá già ở tầng dưới tự hoại đi.
Cây cao su từ 3 tuổi trở lên có một đặc điểm là hằng năm vào một thời điểm
tương đối cố định , toàn bộ tán lá vàng úa và rụng trụi, sau đó cây tạo lại tán lá non.
Việc rụng lá qua đông không tập trung thường gây trở ngại cho việc tạo mủ.
Ngay sau khi cây rụng trụi lá, lá non bắt đầu xuất hiện và sau 1 – 1,5 tháng tán
lá non sẽ ổn định. Trong giai đoạn cây ra lá non là giai đoạn cây cần huy động các chất
dinh dưỡng để tạo ra một khối lượng lớn chất xanh nên cần ngưng tạo mủ để không
ảnh hưởng đến tình trạng sinh lý của cây hơn nữa sản lượng cây cũng rất thấp nên ở
Việt Nam nghỉ cạo trong thời gian này.
2.1.1.4 Hoa
Cây cao su từ 5 – 6 tuổi trở lên bắt đầu trổ hoa thường mỗi năm trổ một lần vào
lúc cây ra lá non tương đối ổn định như vậy là vào tháng 2 – 3 dương lịch trong điều
kiện khí hậu Việt Nam.
Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu: hoa đực và hoa cái riêng nhưng mọc trên
cùng một cây. Phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành. Trên mỗi chùm hoa đều có hoa


5


đực và hoa cái với tỉ lệ thường là một hoa cái cho 60 hoa đực, một chùm hoa lớn có
thể cho đến 2.500 – 3.000 hoa đực. Hoa cao su hình chuông nhỏ, dài từ 3,5 – 8,0 mm,
màu vàng nhạt, hương thoang thoảng.
Trên một chùm hoa, hoa đực thường tụ họp lại thành nhóm từ 3 – 7 hoa mọc ở
đoạn dưới các nhành thứ cấp, mỗi hoa đực đính vào cành một cuống ngắn. Hoa đực
nhỏ hơn hoa cái, dài bình quân 5 mm, hình chuông, nhọn hơn hoa cái. Hoa đực chỉ có
5 cánh đài, không có cánh tràng, có 10 nhị đực nhỏ không cuống, xếp thành hai hàng
mỗi hàng có 5 nhị đực.
Hoa cái mọc riêng rẽ từng cái ở đầu cành, hoa cái to hơn hoa đực, có kích
thước bình quân l8 mm dài. Hoa cái cũng không có cánh tràng chỉ có 5 cánh đài. Hoa
cái cấu tạo gồm có một bầu noã n có 3 tâm bì, mỗi tâm bì là một buồng nhỏ đóng kín
chứa 1 noãn. Trong bầu noãn có dấu vết của 10 nhị đực lép. Vào thời điểm hoa chín,
nuốm hoa có màu vàng trắng, ẩm ướt, sau đó khoảng 4 ngày nuốm đổi màu đỏ và khô
đi.
Trên mỗi phát hoa, các hoa đực và hoa cái không chín cùng một lúc mà thường
hoa đực chín trước 1 ngày sau thì tàn. Hoa cái chín muộn hơn và tàn sau 3 – 5 ngày.
2.1.1.5 Quả và hạt
Quả cao su hình tròn hơi dẹp có đường kính từ 3 – 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn,
mỗi ngăn chứa một hạt và trong thực tế hiếm thấy có quả cao su nào chứa ít hơn 3 hạt.
Vỏ ngoài quả lúc còn non màu xanh chứa nhiều mủ, khi quả già vỏ quả khô có màu
nâu nhạt. Quả cao su sau khi hình thành và phát triển được 12 tuần thì đạt được kích
thước lớn nhất, 16 tuần sau vỏ quả đã hóa gỗ và 19 – 20 tuần thì quả chín.
Hạt cao su hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có kích thước thay đổi từ 2,0 – 3,5
cm dài, trọng lượng hạt 3,5 – 6 g. Hạt có 2 mặt rõ rệt: mặt bụng thường phẳng, mặt
lưng hạt cong lồi lên. Lớp vỏ ngoà i hạt láng, màu nâu đậm hay nhạt hoặc màu vàng
đậm trên có các vân màu đậm hơn . Kích thước, hình dạng, màu sắc hạt thay đổi nhiều
giữa giống cây và là một trong những đặc điểm để nhận dạng giống cao su. Vỏ hạt
cứng, ở đầu hạt có lỗ nẩy mầm.



6

Khi mới rụng, hạt có ẩm độ từ 36 – 38%, khi tồn trữ ẩm độ hạt sụt dần đến khi
còn dưới 15% thì hạt không còn nẩy mầm đựơc nữa.
Bên trong vỏ hạt có nhân hạt gồm phôi nhủ và cây mầm. Phôi nhủ chiếm hầu
hết diện tích nhân và chiếm 50 – 60% trọng lượng hạt có cấu tạo chủ yếu là chất dự trữ
trong đó có dầu cao su chiếm 10 – 15% trọng lượng hạt.
2.1.1.6 Vỏ và hệ thống mủ
Cắt ngang qua thân cây, có thể phân biệt được 3 phần rõ rệt: phần trong cùng là
gỗ kế đến là tượng tầng và lớp ngoài cùng là vỏ.
Vỏ: Về cấu tạo và chức năng hoạt động có thể phân chia vỏ thân thành 3 lớp như sau:
+ Lớp vỏ bần: còn gọi là lớp da me* là các lớp ngòai cùng của vỏ gồm các tế
bào chết nên thường cứng, xù xì. Đây là lớp bảo vệ cho các lớp bên trong.
+ Lớp trung bì: còn gọi là da cát*, có thể phân biệt thành hai lớp:
- Lớp ngoài là da cát thô*: có nhiều tế bào đá.
- Lớp trong là da cát nhuyễn*: số tế bào đá ít và nhỏ hơn lớp ngoài, có chứa một
ít ống mủ tuy nhiên các ống mủ này ít hoạt động nên lớp vỏ này chứa rất ít mủ.
+ Lớp nội bì: còn gọi là da lụa*, cấu tạo bởi tế bào libe (ống sàng và sợi libe),
các hệ thống ống mủ và rất ít tế bào đá. Đặc điểm của lớp nội bì là chứa nhiều ống mủ
và các ống mủ sắp xếp khít nhau thành từng hàng, càng sát tượng tầng số lượng ống
mủ càng nhiều, càng non trẻ càng chứa nhiều ống mủ.
* : Là từ chuyên môn trong ngành cao su.
Tượng tầng (Cambium): là tầng phát sinh libe mộc, là cơ quan sản xuất ra các tế bào
non của thân cây. Tượng tầng có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng của cây. Khi
cạo mủ tránh chạm và lấy đi tượng tầng gọi là cạo phạm vì lúc đó các tế bào của tượng
tầng bên cạnh vùng bị tổn thương sẽ phân sinh mạnh để bù đắp vào nơi không có
tượng tầng, gây nên sự sinh trưởng mất trật tự và cuối cùng tạo nên các u bướu khiến
lớp vỏ tái sinh không còn khai thác được nữa.
Cấu tạo ống mủ: Ở hạt cao su ống mủ chỉ có ở cây mầm nhưng khi cây non phát triển

được 4 ngày tuổi thì hệ thống ống mủ sẽ xuất hiện trong tất cả các phần thực vật của


7

cây cao su như: lá, cuống, rễ, cành, thân,… tuy nhiên chỉ có các ống mủ ở lớp vỏ trên
thân cây từ gốc đến nơi phân cành là quan trọng nhất vì chính các ống mủ này sẽ cho
một sản phẩm có giá trị là mủ cao su thông qua động tác cạo mủ.
Ống mủ được tạo nên từ một phần của các tế bào libe chuyên hóa mà thành.
Các ống mủ xuất hiện ở vị trí bên cạnh các ống sàng, tế bào libe và sợi libe. Ống mủ
có cấu tạo là một ống rỗng có kích thướ c ∅ = 20 - 50µm do nhiều tế bào không có
vách ngăn xếp nối tiếp nhau ở vị trí trong nội bì. Các ống mủ xếp đứng, hơi nghiêng từ
phải trên cao xuống trái dưới thấp tạo thành một góc từ 201 đến 701 so với đường
thẳng đứng. Độ nghiêng của ống mủ là một đặc tính của giống cây. Do đặc tính độ
nghiêng của các ống mủ nên khi cạo mủ cao su phải tạo một vết cắt theo chiều ngược
lại để cắt nhiều ống mủ.
Các ống mủ tăng không liên tục từ gốc cây đến nơi phân cành và càng xuống
thấp (gần gốc), số lượng ống mủ càng tăng nhất là trường hợp các cây thực sinh.
Các ống mủ thường được sắp xếp cạnh nhau, tập hợp lại thành từng bó gọi là hệ
thống ống mủ hay bó ống mủ, trong cùng một bó, các ống mủ thông thương nhau bằng
các nhánh ngang. Các bó ống mủ nằm cạnh nhau thường cách nhau một khoảng trung
bình l 200 µm.
Độ dầy vỏ và số lượng ống mủ tăng theo tuổi cây tuy nhiên nó còn tùy thuộc
vào đặc tính giống, tốc độ tăng trưởng, mật độ trồng và chế độ dinh dưỡng.
Các ống mủ được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, bình quân mỗi năm cây
tạo được từ 1,5 – 2,5 vòng ống mủ. Số lượng ống mủ tăng dần từ ngoài vào trong,
càng gần tượng tầng số lượng ống mủ càng nhiều, càng non trẻ nên hoạt động
mạnh và cho nhiều mủ đó là do cơ chế hoạt động của tượng tầng nên các ống mủ
được hình thành trước trở nên già cỗi, chứa ít mủ và dần dần bị đẩy ra ngoài . Mật
độ của ống mủ trong một vòng tùy thuộc vào giống cây và có trị số cao ở những

vòng gần tượng tầng hơn ở những vòng xa tượng tầng. Ở cây tơ, số vòng mủ tập
trung gần tượng tầng hơn ở cây già: theo Gomez (1972) trên cây tơ khi cạo cách
tượng tầng 1 mm sẽ chừa lại 40% số vòng ống mủ không cạo, trong khi đó ở cây
già (32 tuổi) chỉ chừa lại 8 – 13% số vòng ống mủ. Ở điều kiện tăng trưởng bình


8

thường, số vòng ống mủ ở vỏ tái sinh cao hơn ở vỏ nguyên sinh mặc dù ở vỏ tái
sinh thường mỏng hơn vỏ nguyên sinh.
2.1.1.7 Mủ cao su
Mủ nước là sản phẩm chính thu được từ mủ cao su. Mủ nước là một dung dịch
thể keo, màu trắng đục như sữa hoặc có màu hơi vàng hoặc hơi hồng tùy theo giống
cây. Mủ nước có tỷ trọng từ 0,974 (khi mủ có độ DRC = 40%) đến 0,991 (khi DRC =
25%).
Thành phần mủ nước trung bình gồm:
- Cao su

=30 – 40%

- Nhựa (resine)

= 1,5 – 2%

- Nước

=55 – 60%

- Đường, inositol


=1%

- Protein

= 2%

- Chất khoáng

= 0,5 – 1%

Hàm lượng bình quân các chất dinh dưỡng chứa trong mủ nước:
-N

= 0,26%

- Ca

=0,003%

-P

=0,05%

- Mg =0,005%

-K

=0,17%

- Cu


=0,1 – 1,5ppm.

Mg và P có ảnh hưởng đến sự ổn định của mủ nước.
Trong mủ nước có nhiều loại hạt như: phân tử cao su, hạt Lutoid, hạt FreyWyssling… chứa trong một dung dịch gọi là mủ thanh (serum). Mủ thanh có cấu tạo
gồm nước có hòa tan nhiều chất muối khoáng, acid, đường, muối hữu cơ, kích thích tố,
sắc tố, enzym, có pH = 6,9 và có điểm đẳng điện thấp.
2.1.2 Đặc điểm sinh thái học
2. 1.2.1 Khí hậu
Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ
25 – 300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu đựng trong một thời gian
ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như là cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngưng tăng
trưởng, thân cây cao su KTCB bị nứt nẻ, xì mủ… Nhiệt độ thấp 50C kéo dài sẽ dẫn
đến chết cây . Ở nhiệt độ 250C và biên độ nhiệt trong ngày là: 7 – 80C, năng suất cây
đạt mức tối hảo, nhiệt độ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 – 5 giờ sáng) giúp cây sản xuất
mủ cao nhất.


9

Lượng mưa : Cây cao su có thể trồng ở các vùng đất có lượng mưa từ 1.500 –
2.000 mm/năm. Tuy vậy, đối với các vùng có lượng mưa thấp dưới 1.500 mm/năm thì
lượng mưa cần phải được phân bổ đều trong năm, đất phải có khả năng giữ nước tốt. Ở
những nơi không có điều kiện đất thuận lợi, cây cao su cần lượng mưa 1.800 – 2.000
mm/năm.
Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20 – 30 mm nước và mỗi tháng có
khoảng 150 mm nước mưa; dưới 100 mm/tháng không tốt cho cây cao su. Số ngày
mưa tốt nhất là 100 – 150 ngày mưa mỗi năm. Các trận mưa lớn, kéo dài nhất là các
trận mưa buổi sáng gây trở ngại cho việc cạo mủ và đồng thời làm tăng khả năng lây
lan và phát triển của các loại nấm bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su. Mưa sáng có

ảnh hưởng lớn đến việc cạo mủ.
Gió: Gió nhẹ 1 – 2 m/giây có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa.
Trồng cao su ở các nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư
hại cho cây cao su, làm bị gãy cành, gảy thân do gỗ cao su dòn dễ gãy và làm trốc gốc,
đổ cây nhất là ở vùng đất có tầng đất cạn, rễ cao su không phát triển sâu và rộng được.
Giờ chiếu sáng, sương mù
Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây và như thế
là ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất của mủ cây . Ánh sáng đầy đủ giúp cây
ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Giờ chiếu sáng được ghi nhận là tốt nhất
cho cây cao su bình quân là 1800 – 2800 giờ/năm và tối hảo vào khoảng 1600 – 1700
giờ/năm.
Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát
triển và tấn công cây cao su như trường hợp bệnh phấn trắng do nấm bệnh Oidium gây
nên ở mức độ nặng tại các vùng trồng cây cao su Tây Nguyên do ảnh hưởng của sương
mù buổi sáng xuất hiện thường xuyên.
2.1.2.2 Đất đai
Có quan niệm cho rằng cây cao su có thể sống được trên hầu hết các loại đất và
cây cao su có thể phát triển trên các loại đất mà các cây khác không thể sống đượ c.


10

Thực ra, cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm ướt nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần lưu ý
hàng đầu khi nhân trồng cao su trên quy mô lớn.
PH: pH đất thích hợp cho cây cao su: 4,5-5,5. Giới hạn pH đất có thể trồng cao
su là 3,5-7,0.
Chiều sâu đất : đây là một yếu tố quan trọng. Đất trồng cao su lý tưởng phải có
tầng đất canh tác sâu 2 m trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ

cao su như lớp thủy cấp treo, lớp latrit hĩa dày đặc, lớp đá tảng. Tuy nhiên, trên thực
tế, các loại đất có chiều sâu tầng canh tác từ 1m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để
trồng cao su.
Rễ cao su rất mẫn cảm với mực thủy cấp trong đất. Khi đất có mực thủy thấp
thường xuyên ở độ sâu khoảng 60cm cách đất thì sự phát triển của rễ cao su sẽ gặp trở
ngại: rễ cọc ngưng phát triển, bên trong rễ hình thành các lớp tế bào xốp khiến rễ
phình to ra (RRIM 1959), rễ không phát triển sâu được khiến cây dễ gãy đổ. Trường
hợp mưa lớn, mặt đất bị ngập nước kéo dài cây KTCB sẽ bị hư hại nặng.
Đất có thể trồng cao su phải có thành phần sét ở lớp đất mặt (0-30cm) tối thiểu
20% và lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Ở nơi có mùa khô kéo dài, đất phải
có thành phần sét 30-40% mới thích hợp cho cây cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây
trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước
của đất.
Chất dinh dưỡng của đất: cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần
được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như: N, P, K, Ca, Mg và cả vi
lượng. Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố giới hạn
nghiêm trọng tuy nhiên nếu trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng, cần đầu
tư nhiều phân bón sẽ làm tăng chi phí đầu tư khiến hiệu quả kinh tế kém đi.
2.1.2.3 Độ cao và độ dốc
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có độ cao tương đối thấp: dưới 200 m.
càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất có tương quan với nhiệt độ thấp và gió
mạnh. Độ cao đất lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là:


11

+ Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500-600 m.
+ Ở vị trí 5-60 mỗi bên vĩ tuyến, có thể trồng đến cao trình 400 m.
Độ dốc đất có liên quan đến độ phì đất. Đất càng dốc, xói mòn càng mạnh
khiến các dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt bị mất đi nhanh chóng. Khi

trồng cao su trên các vùng đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất chống xói
mòn rất tốn kém như hệ thống đá, mương, đường đồng mực… Hơn nữa các diện tích
cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp khó khăn lớn trong công tác cạo mủ, thu mủ và vận
chuyển mủ về nhà máy chế biến. Do vậy, trong điều kiện có thể lựa chọn đựơc, nên
trồng cao su ở các đất ít dốc.
2.1.3 Tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam và Thế Giới
2.1.3.1 Tình hình phát triển cây cao su trên thế giới
So với các cây trồng khác, cây cao su là một cây trồng tương đối trẻ nhưng có
tốc độ phát triển rất mạnh, lịch sử phát triển trải qua các giai đoạn chủ yếu như sau:
Năm 1736, Condamine, nhà thiên văn học, người Pháp trong một chuyến công
tác sang Nam Mỹ, ông đã phát hiện ra cây cao su và ông đã lấy các mẫu vật như: mẫu
thân, lá, hoa quả, hạt, mủ gởi về Viện Hàn Lâm khoa học Paris để định danh và cho
tìm hiểu công dụng của mủ cây này. Nhưng gần một thế kỷ sau người ta vẫn chưa tìm
ra công dụng của chất mủ này vì nó có các nhược điểm như sau: Mủ không chịu được
nhiệt độ quá cao cũng như quá thấp, không chịu được lực nén và lực ma sát mạnh.
Năm 1838- 1844: ông Charles Goodyear và Thomas Hancock đã phát minh ra
phương pháp lưu hóa cao bằng cách cho thêm bột lưu hùynh (S) vào các nối đôi của
phân tử mủ cao su thiên nhiên ở nhiệt độ cao từ 125- 150oC, do đó làm tăng tính ưu
việt của cao su thiên nhiên và được ứng dụng nhiều trong chế biến như: Khả năng chịu
đựơc nhiệt độ khá rộng từ – 35 đến 150 oC, có khả năng chịu được lực ma sát và lực
nén mạnh đồng thời có tính đàn hồi rất cao. Chính vì những đặc điểm trên mà mủ cao
su thiên nhiên càng được chú ý và đáp ứng được nhu cầu chế biến thành các vỏ xe và
các dụng cụ khác phục vụ cho kỹ nghệ ô tô.
Năm 1876, Henry Wickham người đầu tin đặt ra vấn đề nên trồng trọt cây cao
su và chính ông đã lấy 70.000 hạt cao su từ Amazone về vườn thực vật Kew (Anh) và


12

có 2.700 hạt nẩy mầm và phát triển thành cây được. Sau đó vào tháng 9 năm 1876, các

cây cao su này được đưa về vườn thực vật Ceylon (Sri-lanka).
Năm 1833, 22 cây cao su còn sống tại vườn thực vật Ceylon được phân phối để
nhân trồng trên thế giới. Và nước được nhân trồng đầu tiên là Malaysia và vào năm
1892 nhân trồng được 120 ha.
1900- 1940: Do nhu cầu mủ cao su cao để đáp ứng cho ngành kỹ nghệ ô tô, nên
các nước trên thế giới trong đó chủ yếu là các nước châu Á đặc biệt là các nước Đông
Nam Á bắt đầu gia tăng diện tích cũng như sản lượng và có thể đây là thời kỳ hoàng
kim của cây cao su.
1941-1945: đây được coi là thời kỳ đen tối của cây cao su thiên nhiên do chiến
tranh thế giới lần II tàn phá khiến hầu hết các diện tích cao su tại các nước Châu Á bị
bỏ phế không khai thác được.
Đứng trước nhu cầu mủ cao su để đáp ứng cho ngành kỹ nghệ ô tô thì ngành
công nghiệp cao su nhân tạo ra đời và phát triển mạnh nhất vào năm 1950. Công
nghiệp cao su nhân tạo phát triển tuy mang lại một số thuận lợi nhưng cũng kèm theo
nhiều nhược điểm nên phát triển chậm lại sau một thời gian.
Năm 1972, do chiến tranh ở Trung Đông nên giá cả xăng dầu gia tăng kéo theo
giá phụ phẩm tăng theo và giá thành của mủ cao su nhân tạo tăng lên.
Từ đó, cây cao su tự nhiên lại được chú trọng trong việc khôi phục và phát triển
ngày càng mạnh hơn. Và ngày nay các nhà khoa học khẳng định phải tồn tại hai loạ i
mủ cao su tự nhiên và nhân tạo vì trong một số sản phẩm cao su cao cấp phải có tỉ lệ
phối trộn giữa hai loại cao su này ở một tỷ lệ nhất định.
Hiện nay diện tích cũng như sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới tập trung
các nước Châu Á (93%, năm 2002) trong đó có 3 nước Đông Nam Á là Malaysia,
Indonesia và Thailand và dự kiến đến năm 2010 đạt 7 triệu tấn. Năm 2004, cả thế giới
có 9, 2 triệu ha, có 24 nước sản xuất với sản lượng 8,6 triệu tấn.
2.1.3.2 Tình hình phát triển cây cao su ở Việt Nam
Năm 1877, Pierre, người đầu tiên đưa cây cao su vào Việt Nam trồng tại vườn
bách thảo Sài Gòn nhưng các cây này đều chết.



13

Năm 1897, Raoul, một dược sỹ hải quân người Pháp, người đã đưa những hạt
giống cao su đã nẩy mầm ở Indonesia vào Việt Nam trồng tại Bến Cát, tỉnh Bình
Dương và ở Suối Dầu, Nha Trang và việc trồng này thành công.
Cây cao su ở Việt Nam cũng trải qua rất nhiều giai đoạn. Có những giai đoạn
cây cao su phát triển rất mạnh có những giai đoạn khủng hoảng rất trầm trọng. Trước
năm 1975 thì do chiến tranh tàn phá, sau này do tình hình giá cả chi phối.
Hiện nay cây cao su không chỉ phát triển ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên mà còn ở các
tỉnh dọc duyên hải Miền Trung như: Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, và
đang hướng đến phát triển quy mô ra vùng Tây Bắc.
Năm 1990, diện tích cao su Việt Nam là 250.000 ha và sản lượng là 103.000
tấn. Diện tích cao su không phát triển được vào những năm đầu thập niên 90, nhờ chủ
trương phát triển kinh tế thị trường những năm 90, cao su tiểu điền lại được khuyến
khích phát triển, và cũng trong thời kỳ này giá cao su xuất khẩu đã lên đến đỉnh với
1.500 USD/tấn, và ngành cao su khởi sắc trở lại.
Đến năm 2000 sản lượng cao su đạt 290,8 ngàn tấn. Trước tình hình cạnh tranh
đất trồng giữa các loại cây công nghiệp khác có cùng yêu cầu sinh thái như cà phê, hồ
tiêu, cây ăn quả... Chính phủ đã chủ trương chỉ phát triển ngành cao su với quy mô
400.000 ha.
Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiên đứng thứ 6 trên
thế giới (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và Trung Quốc) Diện tích cao su
Việt Nam năm 2005 là 464.000 ha với sản lượng 510.000 tấn. Vị thế của ngành cao su
Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Từ năm 2005, nhờ sản lượng tăng
nhanh hơn Trung Quốc, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5.
Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 500.000 ha cao su, tập trung ở Đông
Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và Duyên
hải Nam Trung Bộ (6.500 ha). Năm 2007, Việt Nam là nước xuất khẩu cao su lớn thứ
tư trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.



14

Mục tiêu Chính phủ đưa ra đến năm 2010 là diện tích cao su Việt Nam sẽ tăng
lên 700.000 ha, trong đó diện tích trồng mới chủ yếu là cao su tiểu điền (dự kiến chiếm
350.000 ha).
2.1.4 Sơ lược về giống cao su GT1
Giống cao su GT1 là dòng vô tính được tuyển chọn tại Indonesia và được trồng
nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1960 - 1980. GT1 được trồng quy mô rộng ở Việt
Nam từ 1981.
Đặc tính giống: Thân thẳng, vỏ nguyên sinh hơi mỏng, trơn láng, cứng, tán hẹp,
góc phân cành hẹp, hạt làm gốc ghép tốt, kháng gió khá, nhiễm nhẹ đến trung bình các
loại bệnh lá.
Có thể áp dụng chế độ cạo trung bình, đáp ứng kích thích bền. Đặc tính mủ thích hợp
cho việc sơ chế hầu hết các chủng loại cao su.
Ở Đông Nam Bộ, sinh trưởng và sản lượng của GT1 từ kém đến trung bình.
Trong điều kiện của cao trình trên 600 m hoặc miền Trung, GT1 sinh trưởng và sản
lượng khá. Năng suất của GT1 khởi đầu thấp, sau đó ổn định từ 1 - 1,4 tấn/ha/năm ở
Đông Nam Bộ và 1,1 - 1,2 tấn/ha/năm ở Tây Nguyên cao dưới 600 m trong 12 năm
khai thác đầu. GT1 tăng trưởng khi cạo trung bình, ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo,
nhiễm trung bình bệnh nấm hồng và rụng lá mùa mưa, tương đối dễ nhiễm bệnh lá
phấn trắng, đáp ứng tốt với chất kích thích mủ và chịu được cường độ cạo cao, ít khô
mủ, kháng gió khá.
GT1 không còn được khuyến cáo ở Malaysia do hiệu quả kinh tế kém hơn
nhiều giống khác nhưng vẫn còn được khuyến cáo ở một số nước khác: Ấn Độ,
Indonesia, Côte D'Ivoire, Cambodia.
GT1 được khuyến cáo qui mô vừa ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên dưới 600 m
và quy mô lớn cho vùng Tây Nguyên 600 - 700 m, miền Trung.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản lượng mủ
2.2.1. Chế độ cạo và cường độ cạo

Có ba yếu tố chính là :


15



Kiểu, độ dài, số lượng hướng miệng cạo.



Nhịp độ và chu kỳ cạo mủ.



Sử dụng chất kích thích.
Nếu muốn khai thác được tối đa năng suất thì ta phải có chế độ cạo hợp lý phối

hợp dung hòa 3 yếu tố trên trong từng giai đoạn , thời kỳ sinh trưởng, điều kiện sinh
thái khí hậu.
Do đó để có được năng suất cao trong thời gian dài cần tuân thủ nguyên tắc khi
miệng cạo dài thì nhịp độ cạo phải ít đi. Tóm lại là phải tùy theo từng điều kiện cụ thể
mà ta có nhũng chế độ khai thác với cường độ thích hợp.
2.2.2. Chiều dài miệng cạo
Là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cây.
Miệng cạo được thiết kế theo đường xoắn ốc từ cao phía trái thấp dần sang phía phải
nhằm cắt đươc nhiều ống mủ nhất. Tuy nhiên nếu cây đang phát triển thì miệng cạo sẽ
gây trở ngại cho sự phát triển thân.
Chiều dài miệng cạo khác nhau sẽ cho những năng suất khác nhau.
2.2.3 Nhịp độ cạo

Là khoảng thời gian giữa hai lần cạo. Nơi có ảnh hưởng rất lớn tới sự đáp ứng
năng suất sinh lý của cây. Khi nhịp độ cạo thay đổi sẽ làm cho sự cân bằng giữa lượng
mủ lấy ra và lượng mủ tái sinh bị mất cân bằng.
Nhịp độ cạo phổ biến ở Iagrai d/2. Song vẫn có một số nông hộ có nhịp độ d/3,
d/4, d/5,.. do không có công lao động.
2.2.4 Kỹ thuật cạo mủ
Cạo mủ (khai thác mủ) tạo nên một vết cắt lấy đi một khoảng vỏ trên vỏ kinh tế
của cây. Động tác này chủ yếu là cắt ngang các ống mủ nằm trong lớp vỏ cạo khiến
cho chất dịch đang chứa trong ống mủ chảy tràn ra ngoà i để thu được một sản phẩm
đặc biệt gọi là mủ cao su.
Có hai kỹ thuật cạo là:


×