Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

SO SÁNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA 12 GIỐNG ĐẬU XANH VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI XÃ LƠKU HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

SO SÁNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA 12 GIỐNG
ĐẬU XANH VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI XÃ LƠKU HUYỆN KBANG - TỈNH GIA LAI

Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HỒNG
Ngành: Nông học
Niên khóa: 2008 - 2012

Tháng 7/2012


SO SÁNH SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA 12 GIỐNG
ĐẬU XANH VỤ XUÂN HÈ 2012 TẠI XÃ LƠKU HUYỆN KBANG - TỈNH GIA LAI

Tác giả
Lê Thị Hồng

Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sƣ ngành Nông học

Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. Hồ Tấn Quốc
ThS. Nguyễn Văn Chƣơng

Tháng 7/2012


i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc đề tài này, trƣớc hết con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cha mẹ đã sinh thành, nuôi dƣỡng, giúp con trƣởng thành và có đƣợc kết quả nhƣ
ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Hồ Tấn Quốc Bộ môn Di truyền – Giống,
khoa Nông học trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình hƣớng dẫn chỉ
dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập hoàn thành khóa luận.
Trân trọng cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Chƣơng, Phó giám đốc trung tâm Nghiên
cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hƣng Lộc đã giúp đỡ, chỉ dẫn em trong thời gian thực
tập hoàn thành khóa luận .
Thân cảm ơn các bạn bè trong và ngoài lớp DH08NHGL đã giúp đỡ, động viên
tôi suốt thời gian qua.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 7 năm 2012
Sinh viên

Lê Thị Hồng

ii


TÓM TẮT
Đề tài “So sánh sự sinh trƣởng và năng suất của 12 giống đậu xanh vụ xuân
hè 2012 tại xã LơKu, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai” đƣợc tiến hành từ ngày 31/3 đến
ngày 4/6/2012. Tham gia thí nghiệm gồm 12 giống đậu xanh đƣợc bố trí theo kiểu
khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Thí nghiệm nhằm khảo sát
một số đặc tính nông học, đánh giá sinh trƣởng và năng suất, xác định giống tốt giới

thiệu vào cơ cấu giống của vùng. Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
12 giống đậu xanh thí nghiệm đều có thời gian sinh trƣởng trung bình từ 60 –
64 ngày. Giống HL103 và giống VVC-4 có thời gian sinh trƣởng dài nhất (64 ngày),
giống Cao sản (đ/c) có thời gian sinh trƣởng (62 ngày).
Giống V94–208 đạt chiều cao cây cao nhất (44,62 cm). Giống Cao sản (đ/c) có
chiều cao cây (40,65 cm).
Giống Cao sản (đ/c) và giống HL251 có khả năng phân cành số cấp 1 (4,6 cành)
trên cây nhiều nhất.
Hầu hết các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm đều có đặc điểm hình thái
giống nhau chỉ có giống V201 và giống V253 có đặc điểm màu vỏ hạt xanh nhăn khác
các giống còn lại là xanh bóng.
Giống HL251 có số quả/cây cao nhất (26,4 quả), giống HL103 và Cao sản (đ/c)
có số hạt chắc/quả đạt cao nhất (11,3 hạt).
Giống V253 có trọng lƣợng 1000 hạt nặng nhất (76,1 g) khác biệt rất có ý nghĩa
so với đối chứng Cao sản (71,3 g).
Năng suất lí thuyết của các giống biến động từ 1,85 – 3,43 tấn/ha. Giống có
năng suất lí thuyết cao nhất HL 251 (3,43 tấn/ha). Giống V253 có năng suất lí thuyết
thấp nhất (1,85 tấn/ha).
Các giống tham gia thí nghiệm có năng suất thực thu từ 0,82 – 1,28 tấn/ha.
Trong đó giống HL251 có năng suất thực thu cao nhất (1,28 tấn/ha) vƣợt đối chứng
Cao sản (1,03 tấn/ha) 20,4%.
iii


Các giống tham gia thí nghiệm có tỉ lệ sâu đục quả biến động từ 5,6 % – 12,5%,
nhiễm bệnh đốm nâu ở mức độ nhẹ 0 – 1, nhiễm bệnh vàng lá ở mức độ từ 0 – 2. Tất
cả 12 giống đều chống đổ ngã tốt (cấp 1).

iv



MỤC LỤC
trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ........................................................................................................ ix
Danh sách các hình và biểu đồ ........................................................................................ x
Chƣơng 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................. 2
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân bố cây đậu xanh ......................................................................... 3
2.2 Vị trí phân loại ........................................................................................................... 3
2.3 Giá trị của cây đậu xanh ............................................................................................ 4
2.4 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................... 5
2.4.1 Rễ ............................................................................................................................ 5
2.4.2 Thân và cành ........................................................................................................... 6
2.4.3 Lá ............................................................................................................................ 6
2.4.4 Hoa.......................................................................................................................... 6
2.4.5 Quả.......................................................................................................................... 7
2.4.6 Hạt .......................................................................................................................... 7
2.5 Nhu cầu sinh thái của cây đậu xanh .......................................................................... 7
2.5.1 Nhiệt độ .................................................................................................................. 7
2.5.2 Lƣợng mƣa ............................................................................................................. 8
v



2.5.3 Ánh sáng ................................................................................................................. 8
2.5.4 Đất đai..................................................................................................................... 8
2.5.5 Yêu cầu về dinh dƣỡng khoáng .............................................................................. 8
2.6 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và Việt Nam ....................................... 9
2.6.1 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới ......................................................... 9
2.6.2 Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam ....................................................... 11
2.7 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh trên thế giới và Việt Nam ....................... 12
2.7.1 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh trên thế giới ......................................... 12
2.7.2 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh ở Việt Nam ......................................... 13
2.8 Một số giống đậu xanh triển vọng ........................................................................... 14
Chƣơng 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ............................................................................ 16
3.2 Điều kiện thời tiết đất đai khu thí nghiệm ............................................................... 16
3.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm ........................ 16
3.2.2 Đặc điểm về đất đai .............................................................................................. 17
3.3 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 17
3.3.1 Giống .................................................................................................................... 17
3.3.2 Phân bón ............................................................................................................... 18
3.3.3 Thuốc BVTV ........................................................................................................ 18
3.4 Phƣơng pháp thí nghiệm.......................................................................................... 18
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 18
3.4.2 Quy mô thí nghiệm ............................................................................................... 19
3.5 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ..................................................................... 20
3.5.1 Các chỉ tiêu sinh trƣởng và phát triển................................................................... 20
3.5.2 Các tính trạng hình thái đặc trƣng ....................................................................... 21
3.5.3 Khả năng chống chịu đỗ ngã và sâu bệnh ............................................................ 21
3.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................... 22
3.6 Xử lí số liệu ............................................................................................................. 22


vi


Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trƣởng ...................................................................................... 23
4.1.1 Thời gian sinh trƣởng ........................................................................................... 23
4.1.2 Động thái và tốc độ tăng trƣởng chiều cao ........................................................... 24
4.1.2.1 Động thái tăng trƣởng chiều cao ...................................................................... 24
4.1.2.2 Tốc độ tăng trƣởng chiều cao ........................................................................... 26
4.1.3 Động thái và tốc độ ra lá....................................................................................... 28
4.1.3.1 Động thái ra lá của cây đậu xanh....................................................................... 28
4.1.3.2 Tốc độ ra lá của cây đậu xanh ........................................................................... 29
4.1.4 Động thái và tốc độ phân cành cấp 1 của cây đậu xanh ....................................... 30
4.1.4.1 Động thái phân cành cấp 1 của cây đậu xanh.................................................... 30
4.1.4.2 Tốc độ phân cành của cây đậu xanh .................................................................. 32
4.1.5 Khả năng hình thành quả và hạt của cây đậu xanh .............................................. 33
4.1.5.1 Khả năng hình thành quả của cây đậu xanh ...................................................... 33
4.1.5.2 Khả năng hình thành hạt của cây đậu xanh ....................................................... 34
4.2 Đặc điểm hình thái của cây đậu xanh ...................................................................... 35
4.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh và đỗ ngã ............................................................... 37
4.3.1 Sâu đục quả ........................................................................................................... 38
4.3.2 Bệnh đốm nâu ....................................................................................................... 38
4.3.3 Bệnh vàng lá ......................................................................................................... 39
4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây đậu xanh.............................. 39
4.4.1 Các yếu tố cấu thành năng suất ............................................................................ 39
4.4.2 Năng suất của 12 giống đậu xanh ......................................................................... 40
4.5 Hiệu quả kinh tế của 12 giống đậu xanh ................................................................. 42
Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 44

5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 46
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
AVRDC

Viết đầy đủ (nghĩa)
Asia Vegetable Research and Development Center (Trung
tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CTV

Cộng tác viên

CV

Coefficient of variation (Hệ số biến động)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


Đ/c

Đối chứng

MVMB

MungbeanYellow Mosaic Virus (Virus khảm vàng đậu xanh)

MHNT

Mã hóa nghiệm thức

NT

Nghiệm thức

NSG

Ngày sau gieo

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lí thuyết

TL


Trọng lƣợng

TLNM

Tỉ lệ nảy mầm

TLSH

Tỉ lệ sâu hại

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
trang
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu xanh của các nƣớc trên thế giới ........ 12
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu xanh ở Việt Nam từ 2000 - 2010 ...... 13
Bảng 3.2 Thành phần dinh dƣỡng của khu đất thí nghiệm ........................................... 17
Bảng 4.1 Thời gian sinh trƣởng của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ............................. 24
Bảng 4.2 Động thái tăng trƣởng chiều cao của 12 giống đậu xanhthí nghiệm ............. 25
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ................. 27
Bảng 4.4 Động thái ra lá của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ........................................ 28
Bảng 4.5 Tốc độ ra lá của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ............................................. 30
Bảng 4.6 Động thái phân cành cấp 1 của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ..................... 31
Bảng 4.7 Tốc độ phân cành cấp 1 của 12 giống đậu xanh thí nghiệm .......................... 32
Bảng 4.8 Khả năng hình thành quả của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ........................ 33
Bảng 4.9 Khả năng hình thành quả của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ........................ 35
Bảng 4.10 Đặc điểm hình thái của 12 giống đậu xanh thí nghiệm................................ 36
Bảng 4.11 Khả năng chống chịu sâu bệnh của 12 giống đậu xanh thí nghiệm ............ 37

Bảng 4.12 Các yếu tố cấu thành năng suất của12 giống đậu xanh thí nghiệm ............. 40
Bảng 4.13 Năng suất của 12 giống đậu xanh thí nghiệm .............................................. 41
Bảng 4.14 Chi phí đầu tƣ cho 360 m2 trồng đậu xanh thí nghiệm ............................... 42
Bảng 4.15 Lợi nhuận 1 ha đậu xanh thí nghiệm............................................................ 43

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
trang
Biểu đồ 3.1 Diễn biến thời tiết trong thời gian thí nghiệm ........................................... 16
Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm .............................................................................. 20
Hình 4.1 Sâu đục quả ..................................................................................................... 38
Hình 4.2 Bệnh đốm nâu ................................................................................................. 38
Hình 4.3 Bệnh vàng lá ................................................................................................... 39

x


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) là cây nông nghiệp quan trọng của
nền nông nghiệp Châu Á và nƣớc ta. Cây đậu xanh đƣợc xem là dƣợc liệu có tác dụng
giải độc, thanh nhiệt, bớt sƣng phù, điều hòa ngũ tạng, chữa bệnh cho con ngƣời.
Trồng đậu xanh không những mang lại hiệu quả về mặt kinh tế và dinh dƣỡng mà còn
có tác dụng cải tạo đất vì hệ rễ của đậu xanh có nốt sần chứa vi khuẩn cố định đạm tạo
phì nhiêu cho đất và chống xói mòn.
Phần lớn diện tích đất ở xã LơKu, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đƣợc sử dụng cho
nông nghiệp, chủ yếu trồng các loại cây nhƣ mì, bắp, đậu xanh, mía. Đất đai màu mỡ

thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày nhƣng do qua nhiều năm sản xuất đất đai dần
dần bị thoái hóa, bạc màu, lƣợng phân chuồng và phân hữu cơ không đủ đáp ứng trên
một diện tích quá lớn. Vì vậy việc khuyến khích trồng cây đậu xanh tại xã là một điều
cần thiết. Nhƣng tình hình sản xuất đậu xanh còn bị hạn chế về giống, vốn đầu tƣ, giá
bán không ổn định. Trong đó nhân tố giống chƣa đƣợc quan tâm.
Nhằm mục đích tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, giảm chi phí đầu tƣ,
đem lại lợi nhuận tối ƣu cho ngƣời sản xuất góp phần tăng thu nhập quốc dân, phục vụ
cho chế biến trong nƣớc và xuất khẩu thì các việc làm không thể thiếu là chọn lọc
giống mới, ứng dụng quy trình kỹ thuật tiến bộ phù hợp với từng vùng sản xuất, so
sánh và đánh giá các giống để tìm ra những giống có triển vọng phù hợp với điều kiện
đất đai, khí hậu – thời tiết của từng địa phƣơng khác nhau.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, đề tài: “So sánh sinh trưởng và năng suất
của 12 giống đậu xanh vụ xuân hè 2012 tại xã LơKu, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”
đƣợc thực hiện.

1


1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục đích
- Khảo sát một số đặc tính nông học của 12 giống đậu xanh thí nghiệm.
- So sánh khả năng sinh trƣởng và năng suất của 12 giống đậu xanh thí nghiệm.
- Xác định giống có năng suất cao, sinh trƣởng tốt, ít đổ ngã, kháng sâu bệnh
nhằm giới thiệu vào cơ cấu giống của vùng.
1.2.2 Yêu cầu
- Bố trí thí nghiệm chính quy.
- Theo dõi các chỉ tiêu nông học cụ thể, các chỉ tiêu sinh trƣởng, các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất.
- Theo dõi tỷ lệ đổ ngã, khả năng chống chịu sâu bệnh của 12 giống đậu xanh


2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân bố cây đậu xanh
Theo Phạm Văn Thiều (2003), cây đậu xanh có nguồn gốc và phân bố nhƣ sau:
Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học Vigna radiata (L)
Wilczek. Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á, phân bổ chủ yếu ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới, cây đậu xanh đƣợc trồng rộng rãi ở Ấn Độ và thung lũng sông
Nin.
Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với
các vùng có điều kiện khắc nghiệt. Khu vực Đông và Nam Châu Á, cây đậu xanh đƣợc
trồng nhiều ở các quốc gia nhƣ: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal,
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Miến Điện, Inđônexia, hiện nay đã đƣợc phát triển
tại một số quốc gia ở vùng ôn đới, ở Châu Úc, lục địa Châu Mỹ.
Ở nƣớc ta, cây đậu xanh đƣợc trồng lâu đời ở các vùng đồng bằng, trung du và
miền núi từ Bắc đến Nam. Nhƣng chủ yếu là trồng xen với các loại cây trồng chính
nhƣ bắp, đậu phộng.
2.2 Vị trí phân loại
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae
Chi: Vigna
Loài: V. radiate
Tên khoa học: Vigna radiata(L) R. Wilczek
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2006) đậu xanh đƣợc chia
làm 2 nhóm:
Nhóm giống địa phƣơng: Là những giống đã đƣợc trồng từ lâu đời ở nƣớc ta.
Tên giống thƣờng căn cứ vào màu sắc và dạng hạt. Ví dụ: đậu mốc (vỏ hạt mốc), đậu
da tre (hạt màu da tre), đậu tiêu (hạt nhỏ nhƣ hạt tiêu), đậu mỡ (hạt bóng mỡ). Những

3


giống hạt mốc thƣờng nhỏ nhƣng phẩm chất ngon. Hạt đậu mỡ to hơn, năng suất cao
hơn đậu mốc nhƣng phẩm chất kém, giá trị thƣơng phẩm thấp. Điểm nổi bật là các
giống địa phƣơng đều thuộc nhóm năng suất thấp, không chịu phân, dễ lốp đổ.
Nhóm giống cải tiến: Là những giống nhập nội trong thời gian gần đây hoặc
những giống lai tạo trong nƣớc từ các giống bố mẹ có đặc điểm nông học tốt. Đặc
điểm chung của nhóm giống cải tiến là sinh trƣởng khoẻ, chịu phân bón và có tiềm
năng năng suất cao (15 - 20 tạ/ha), phẩm chất tốt (các giống có hạt bóng mỡ cũng có
chất lƣợng hạt cao - chất lƣợng hạt không phụ thuộc vào màu sắc vỏ hạt), hạt to (khối
lƣợng 1.000 hạt đạt trên 50 g). Đặc điểm sinh trƣởng quan trọng là tầng quả thƣờng
vƣợt trên tầng lá vì vậy dễ chăm sóc quả và dễ thu hái. Trong sản xuất hiện nay, nhóm
giống cải tiến đang đƣợc phổ biến nhanh với các giống nhƣ: ĐX.044, No.9, VN.93.1,
T135 ĐX - 044, ĐX - 06, ĐX - 92-1, V87 - 13, HL 89 – E3 , V91 – 15. Thực tế sản
xuất đậu xanh cho thấy rằng: Muốn đậu xanh trở thành cây kinh tế nhất thiết phải sử
dụng các giống cải tiến trên.
2.3 Giá trị của cây đậu xanh
Theo Lê Kim Phụng và Phó Thuần Hƣơng (2010), cây đậu xanh có những giá
trị sau:
Theo y học hiện đại, đậu xanh có thành phần dinh dƣỡng rất cao. Bên cạnh
thành phần chính là protid, tinh bột, chất béo và chất xơ, đậu xanh chứa rất nhiều
vitamin nhƣ vitamin E, B1, B2, B3, B6, C, tiền vitamin A, vitamin K, acid folic; và các
khoáng tố gồm Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu.
Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đƣờng tiêu
hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trƣớc khi hấp thụ, nhất là
cholesterol. Do đó, ăn cháo đậu xanh thƣờng xuyên giúp ngƣời béo kiềm chế sự thèm
ăn và giảm lƣợng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời đậu xanh giúp ổn định
lƣợng đƣờng trong máu sau bữa ăn nên rất tốt cho ngƣời bệnh tiểu đƣờng.
Các chuyên gia dinh dƣỡng tại Đại học Kentucky ở Lexington (Mỹ) và là tác

giả của chƣơng trình “Magic Bean” – hạt đậu xanh kỳ diệu đã thực hiện rất nhiều
nghiên cứu về lợi ích của đậu xanh. Kết quả ghi nhận là nếu ăn một chén cháo đậu
xanh nấu chín mỗi ngày có thể hạ thấp 20% lƣợng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ
4


mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%. Chất xơ trong đậu xanh còn có khả năng
loại bỏ các độc tố trong cơ thể, do đó giúp ngăn ngừa chứng ung thƣ ruột kết.
Ngoài ra, vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác
dụng ức chế sự tăng trƣởng của các tế bào ung thƣ đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung
thƣ vú và tuyến tiền liệt. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ gốc Tây Ban Nha tỷ lệ ung thƣ
vú chỉ bằng ½ so với phụ nữ da trắng do thƣờng sử dụng đậu xanh trong chế độ ăn
hàng ngày.
Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí,
thanh nhiệt mát gan, giải đƣợc trăm thứ độc, có thể làm sạch mát nƣớc tiểu, chữa lở
loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích
hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, ngƣời nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm
tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ.
Đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Ngƣời thƣờng xuyên ăn đậu xanh
và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ
huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và
bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc.
2.4 Đặc điểm thực vật học
Theo Phạm Văn Thiều và ctv (2003), hình thái cây đậu xanh mang những đặc
điểm sau:
2.4.1 Rễ
Rễ đậu xanh thuộc loại rễ cọc, xung quanh có các rễ con mọc ra. Rễ cái ăn sâu
xuống đất khoảng 20 – 30 cm và có thể mọc ra 30 – 40 rễ con. Rễ phát triển theo chiều
ngang và tập trung nhiều ở lớp đất mặt từ 0 – 20 cm
Từ rễ con lại mọc ra nhiều rễ nhánh khác làm nhiệm vụ hút nƣớc và chất dinh

dƣỡng để cây hấp thu.
Trên rễ cây đậu xanh có nhiều nốt sần. Nốt sần hình thành là do sự cộng sinh
giữa rễ cây đậu xanh với vi khuẩn Rhizobium. Nốt sần bắt đầu hình thành khi cây có 2
– 3 lá thật. Đầu tiên các nốt sần phát triển mạnh trên rễ cái, sau đó giảm dần và khô đi.
Nốt sần thƣờng tăng nhanh về kích thƣớc và số lƣợng vào thời kì cây bắt đầu ra hoa và
đạt tối đa vào thời kì ra hoa rộ.
5


Nốt sần có thể có hình tròn, dị hình và kích thƣớc khác nhau. Trên mỗi cây có
khoảng 10 – 40 nốt sần, tập trung chủ yếu ở cổ rễ và có kích thƣớc khoảng 1 mm.
2.4.2 Thân và cành
Đậu xanh là thân thảo, thân cây yếu, mọc thẳng đứng có khi hơi nghiêng, hình
tròn, có một lớp lông màu nâu sáng bao bọc.
Thời kì trƣớc khi cây có 3 lá kép thì tốc độ tăng trƣởng của thân cây chậm, sau
đó mới tăng nhanh dần đến khi ra hoa rộ và đạt chiều cao tối đa lúc đã có quả chắc.
Chiều cao cây từ 20 – 60 cm và phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm sóc.
Đƣờng kính thân trung bình từ 8 – 12 mm và tăng trƣởng tỉ lệ thuận với tăng
trƣởng chiều cao cây.
Cây đậu xanh ít phân cành và thƣờng phân cành muộn, trung bình có 1 – 5 cành.
Các cành mọc ra từ các nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh gọi là cành cấp I.
Cũng có trƣờng hợp không phân cành, trƣờng hợp này thƣờng thấy trong vụ
xuân và khi mật độ cây quá dày.
2.4.3 Lá
Lá đậu xanh là loại lá kép, có 3 lá chét, mọc cách.
Một lá đậu xanh đƣợc gọi là hoàn chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá.
Sau khi cây mọc đƣợc 1 – 2 ngày thì lá sò xòe ra và sau đó khoảng 7 – 8 ngày
cây mới hình thành các lá thật. Cả 2 mặt lá đều có lông, gân lá nỗi rõ lên ở phía dƣới
mặt lá.
Trên mỗi cây thƣờng có khoảng 4 – 5 lá to nhất, lúc các lá này phát triển mạnh

là lúc chuẩn bị ra hoa.
2.4.4 Hoa
Đậu xanh bắt đầu ra hoa vào khoảng 35 – 40 ngày sau gieo tùy theo vụ trồng.
Hoa đậu xanh là hoa lƣỡng tính, tỷ lệ tự thụ phấn lớn, chỉ có khoảng 4 – 5% giao phấn.
Hoa đậu xanh thƣờng nở nhiều nhất vào lúc 8 – 10 giờ sáng. Sau khi nở 24 giờ
thì hoa đậu xanh tàn.
Tỷ lệ hoa đậu thành quả của đậu xanh rất thấp, mỗi chùm chỉ đậu 1 – 3 quả ở
các vị trí 2, 3 và 4 còn các hoa ra trƣớc và sau đó đều dễ rụng do thời tiết hoặc do côn
trùng.
6


2.4.5 Quả
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dài từ 8 – 10 cm, có dạng quả hơi
dẹp, có 2 gân nổi rõ dọc theo hai bên cạnh quả.
Khi quả đậu xanh còn non có màu xanh, đến khi chín có màu nâu vàng hoặc
xám đen, đen. Vỏ quả khi chín nếu gặp nhiệt độ cao có thể tách làm hạt rơi ra.
Các quả đậu xanh sinh ra từ các chùm hoa trên thân nhiều quả và quả to, dài
hơn quả của các chùm hoa ở các cành.
Quả đậu xanh chín rải rác, có khi kéo dài đến 20 ngày tùy thuộc vào thời vụ
gieo trồng.
2.4.6 Hạt
Hạt đậu xanh có hình trụ, thuôn, tròn đều, có màu xanh bóng, xanh xám, vàng,
mốc hoặc đen xám… nằm ngăn cách nhau bằng những vách xốp của quả.
Mỗi quả có từ 8 - 15 hạt. Trọng lƣợng hạt của mỗi cây cũng biến động lớn từ
20- 90 g tùy giống, thời vụ và chế độ canh tác.
Trọng lƣợng hạt biểu thị bằng g/1000 hạt cũng thay đổi nhiều từ 35 – 80 g/1000
hạt. Trọng lƣợng hạt, thay đổi tùy theo giống và điều kiện canh tác. Trọng lƣợng hạt là
chỉ tiêu chọn giống.
2.5 Nhu cầu sinh thái của cây đậu xanh

Theo Phạm Văn Thiều (2003), Trần Thị Trƣờng và ctv (2006) nhu cầu sinh
thái của cây đậu xanh có những đặc điểm sau:
2.5.1 Nhiệt độ
Cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu có nhiệt độ
cao để mọc mầm, sinh trƣởng và phát triển. Nhiệt độ bình quân 23 – 250c.
Ở các thời kỳ nảy mầm, mầm phát triển và hình thành cây con nên rất nhạy cảm
với nhiệt độ. Hạt nảy mầm tốt nhất trong phạm vi nhiệt độ 25 – 27 0C. Dƣới 15 0C thì
tỉ lệ nảy mầm thấp và tốc độ phát triển của cây con giảm đi đáng kể.
Tốc độ sinh trƣởng, sinh dƣỡng và khả năng tích lũy chất khô đạt mức cao nhất
ở nhiệt độ 24 – 25 0C. Những giống ở vùng nhiệt đới rất mẫm cảm với nhiệt độ thấp.

7


2.5.2 Lƣợng mƣa và độ ẩm
Diện tích trồng đậu xanh trên thế giới tập trung chủ yếu ở những vùng có lƣợng
mƣa trung bình 600 - 1000 mm/năm. Tƣơng ứng với vùng khô cạn và cận ẩm.
Đậu xanh đƣợc đánh giá là cây chịu hạn khá. Tuy vậy, trong điều kiện khô hạn
trồng đậu xanh sẽ cho hiệu quả thấp. Đậu xanh nếu không đƣợc tƣới đầy đủ ở các thời
kỳ phát triển của cây con và hình thành quả thì khả năng tích lũy chất khô giảm 40 %.
Đặc biệt năng suất hạt sẽ giảm 50 – 60 % nếu thời kỳ ra hoa và hình thành quả đậu
xanh không đƣợc tƣới.
Ở hầu hết các thời kì sinh trƣởng của cây đậu xanh cần độ ẩm 80%.
2.5.3 Ánh sáng
Đậu xanh là cây ƣa sáng. Khi có đầy đủ ánh sáng thì lá sẽ dày, có màu xanh
đậm, hoa, quả nhiều, dễ đạt năng suất cao.
Các thời kỳ sinh trƣởng và phát triển của đậu xanh đều tƣơng đối mẫn cảm với
chế độ ánh sáng.
Hầu hết các giống đậu xanh đều mẫn cảm với ngày ngắn. Dấu hiệu đầu tiên của
phản ứng này là kéo dài các thời kỳ sinh trƣởng và ra hoa chậm lại.

Độ dài ngày lớn có ảnh hƣởng đến thời kỳ sinh thực. Thời gian nở hoa kéo dài
làm chậm quá trình chín của quả. Điều kiện ngày dài cũng kích thích quá trình nở hoa,
cho nên trên cùng 1 cây, ở cùng thời điểm có mặt cả nụ, hoa, quả xanh, quả chín.
2.5.4 Đất đai
Do đặc điểm khả năng chống hạn và úng kém của bộ rễ cây đậu xanh nên khi
trồng đậu xanh cần chọn loại đất nhẹ, tơi xốp, chủ động đƣợc việc tƣới tiêu, có tầng đế
cày sâu, đủ ẩm có đầy đủ dinh dƣỡng, độ pH từ 5,5 – 6,5.
Các loại đất thịt nhẹ, cát pha, đất phù sa ven song, đất trên các nƣơng rẫy Trung
du và miền núi phía Bắc, đất đỏ bazan, đất xám, đất cao ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long….là những loại đất thích hợp để trồng đậu xanh.
2.5.5 Yêu cầu về dinh dƣỡng khoáng
Đối với cây đậu xanh có 16 nguyên tố quan trọng. Các nguyên tố khoáng đƣợc
phân bố ở các bộ phận của cây đậu xanh nhƣ sau: ở trong thân lá N > K > Ca > P >
Mg > S, còn trong hạt là: N > K > Mg > S > Ca > Mn.
8


Tuy là cây họ đậu nhƣng vẫn cần đƣợc bổ sung một lƣợng đạm, nhất là những
nơi đất xấu, vì đạm do vi khuẩn nốt sần cung cấp không đủ cho cây, chú ý nhiều ở giai
đoạn đầu khi chƣa có nốt sần.
2.6 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.6.1 Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới
Theo Phạm Văn Thiều (2003) và Trần Thị Trƣờng (2006), một số kết quả
nghiên cứu đậu xanh trên thế giới nhƣ sau:
Cây đậu xanh hiện nay ƣớc tính có trên 20.000 mẫu giống. Viện Nghiên cứu và
Phát triển rau màu châu Á (AVRDC) có bộ giống khá phong phú và đầy đủ gồm 5108
mẫu, Bộ Nông nghiệp Mỹ có 3494 mẫu, Trƣờng Đại học Punzab có 3000 mẫu.
Australia, Đài Loan, Ấn Độ, Mỹ ngƣời ta không ngừng thu thập nguồn gen cây đậu
xanh ngày càng phong phú. Mục tiêu hàng đầu của các chƣơng trình thu thập và đánh
giá nguồn gen là nhằm phục vụ việc tuyển chọn giống cải tiến theo hƣớng năng suất và

chất lƣợng cao có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trƣờng, giảm
tính nhạy cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ.
Đậu xanh là một trong những cây trồng chính đƣợc nghiên cứu của AVRDC.
Hằng năm ở đây đã đƣa ra hàng ngàn dòng lai vào mạng lƣới khảo nghiệm quốc tế và
từ đây các tổ chức nghiên cứu các nƣớc đã chọn hàng trăm giống đƣa vào mạng lƣới
giống quốc gia phổ biến trong sản xuất và dùng làm vật liệu trong công tác chọn giống.
Thái Lan là nƣớc đã tiếp cận tốt nhất nguồn gen của AVRDC. Các giống KPS1,
KPS2… là những giống đƣợc tuyển chọn từ tập đoàn của AVRDC.
Nhiều chƣơng trình nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Nhật Bản, Thái Lan và
AVRDC, trong đó 497 mẫu đã đƣợc sử dụng cho việc xác định kiểu sinh trƣởng, 651
mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh giá sự đa dạng protein.
Ngày nay, các nhà chọn giống đang nghiên cứu tạo ra giống đậu xanh có thể cải
thiện năng suất và tính kháng bệnh. Ấn Độ có 22 trung tâm khắp cả nƣớc nghiên cứu
về cây đậu xanh. Thái Lan cũng có nhiều trung tâm và các viện chuyên tham gia
nghiên cứu về cây đậu xanh.
Tuy nhiên, năng suất của cây đậu xanh rất thấp, khoảng 0,6 – 0,8 tạ/ha vì chƣa
đƣợc đầu tƣ đúng mức nên gần đây nhiều nƣớc đã chọn đƣợc giống cho năng suất bình
9


quân 1 – 1,2 tấn/ha với các ƣu điểm là hạt to, màu đẹp, thời gian sinh trƣởng ngắn,
chín tập trung, chống chịu một số sâu bệnh hại chính.
Kết quả nghiên cứu về phƣơng pháp bảo quản đậu xanh của AVRDC cho thấy:
Sử dụng Phostosin để xông hơi trong kho, cứ 1 viên cho 1m3 kho trong một tuần lễ, có
khả năng bảo quản đƣợc vài năm mà không hề hỏng. Hiện nay thì AVRDC đã tạo ra
đƣợc giống đậu xanh chống mọt mà chúng ta cũng đã nhập đƣợc. Có nơi lại có cách
bảo quản khác nhƣ dùng Malthion. Có một công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Mỹ
cho là đặc điểm của các con mọt này khi muốn đục lỗ để chui vào hạt đậu thì chúng
buộc phải dùng các hạt đậu xung quanh làm điểm tựa và thời gian cần thiết để cho một
con mọt đục đƣợc một lỗ hết 15 – 16 giờ. Do đó họ đã đề xuất ra một phƣơng pháp

bảo quản mới theo nguyên tắc là làm mất điểm tựa của con mọt bằng cách quay hoặc
lăn các thùng đựng hạt giống vài lần trong một ngày. Nếu lại bỏ xen vào giữa các hạt
đậu xanh một số đồ vật khác nhƣ các mẫu gỗ chẳng hạn, để tăng cƣờng độ xáo trộn
của các hạt đậu xanh khi các thùng này chuyển động thì kết quả sẽ cao hơn.
Mặt khác, giá trị sinh học của đậu xanh rất quan trọng, phân đạm mà cơ thể cây
đậu xanh hấp thụ và giữ lại đƣợc là 40,66% nên có tác dụng rất tốt trong cải tạo, bồi
dƣỡng đất vì sau khi trồng đậu xanh đất đƣợc tơi xốp và tăng đƣợc một lƣợng đạm
khoảng 30 - 70 kg/ha.
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất đậu xanh, với các tổ hợp phân bón càng đầy đủ thì các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất càng tăng. Cụ thể là số quả/cây, số hạt/quả và năng suất của đậu
xanh đạt đƣợc rất thấp ở công thức không đƣợc bón phân hoặc chỉ đƣợc bón N, trong
khi đó công thức đƣợc bón đầy đủ NPKBMo cho các chỉ tiêu cấu thành năng suất và
năng suất cao nhất. Và đƣa ra kết luận cây đậu xanh phản ứng mạnh với việc bón phân,
nhất là các nguyên tố vi lƣợng nhƣ B và Mo.
Bón đầy đủ NPK làm tăng năng suất đậu xanh tƣơng ứng là 13% và 38% so với
đối chứng. Nếu bón thêm cả B và Mo đã làm tăng tƣơng ứng 38 so với đối chứng.
Về hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho thấy, đối với cây đậu xanh, bón đầy
đủ NPK cùng với B và Mo đã cho hiệu quả cao nhất.

10


2.6.2 Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam
Theo Trần Thị Trƣờng và ctv (2006), tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt
Nam có những kết quả sau:
Với Việt Nam, đậu xanh đã trồng lâu đời, khắp nơi trong cả nƣớc, nhƣng bị
xem là cây trồng phụ tận dụng đất đai, lao động nên năng suất rất khiêm tốn. Đậu xanh
chiếm diện tích khoảng 40.000 ha, năng suất trung bình 6 – 7 tạ/ha.
Công tác nghiên cứu trong nƣớc đối với cây trồng này vẫn còn hạn chế vì chƣa

có những định hƣớng lâu dài và không phải là cây trồng trọng tâm mang tính chiến
lƣợc, nên công tác nghiên cứu về giống chủ yếu vẫn bằng con đƣờng nhập nội, khảo
sát, tuyển chọn, ứng dụng và phục tráng giống mới. Đến nay, có khoảng 14 giống đã
đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận chính thức và tạm thời.
Trong đó đƣợc ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh phía Nam là các giống HL 89-E3, V94208, V91-15, V87-13. Đậu xanh đƣợc trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (vụ
mùa mƣa) và ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc trên những chân đất 2 vụ lúa (vụ
Đông Xuân và Xuân Hè chủ động nƣớc), trong đó tập trung nhiều ở An Giang.
Theo Phạm Văn Thiều (2003), tình hình nghiên cứu đậu xanh ở Việt Nam có
những kết quả sau:
Từ năm 1983, diện tích, năng suất và sản lƣợng tăng nhƣng chậm và không liên
tục. Năng suất đậu xanh thời kỳ 1981 - 1985 là 5,5 tạ/ha, 1986 - 1991 là 5,9 tạ/ha.
Năm 1999 là năm có năng suất cao nhất: 8,2 tạ/ha nhờ sự chuyển đổi giống mới. Năng
suất đậu xanh ở các tỉnh phía Nam thƣờng cao hơn các tỉnh phía Bắc, một số vùng ở
An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang đã đạt gần 20 tạ/ha trong vụ Đông Xuân vì có nhiều
điều kiện thích hợp cho canh tác đậu xanh.
Từ đó rút ra những yếu tố làm hạn chế năng suất đậu xanh là:
- Giống sử dụng là các giống cũ của địa phƣơng không đƣợc chọn lọc.
- Quan niệm là cây trồng phụ nên đƣợc mùa là tốt nếu không cũng ít quan tâm
bằng cây trồng chính vì thế tất cả các khâu chọn giống, chăm sóc xới xáo, tƣới nƣớc,
bảo vệ thực vật không đúng phƣơng pháp khoa học.
- Nông dân nghèo vùng sâu vùng xa còn thiếu thông tin, chƣa có điều kiện tiếp
cận những thành tựu về cây đậu xanh.
11


- Tuy có những thành tựu lớn về giống, về giá trị kinh tế. Nhƣng diện tích
trồng đậu xanh vẫn còn hạn chế so với các cây họ đậu khác (đậu nành, đậu phộng).
Hầu hết diện tích trồng đậu xanh trong nƣớc đều nhỏ lẽ, manh mún, thƣờng
đƣợc trồng xen, gối vụ với các cây trồng khác. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự
phát triển diện tích canh tác đậu xanh:

+ Năng suất đậu xanh còn hạn chế so với năng suất các cây trồng khác (điển
hình là đậu nành) trên cùng 1 diện tích.
+ Đậu xanh khá mẫn cảm với một số loại sâu bệnh nên chi phí cho thuốc bảo vệ
thực vật còn cao.
+ Công đoạn thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn, thƣờng thì thu hoạch từ 2 - 4
lần, nên gặp khó khăn về công lao động (lao động nông thôn hiện nay rất khan hiếm).
+ Chƣa có cơ giới hóa trong công đoạn thu hoạch đậu xanh, hiện nay công đoạn
thu hoạch và tách hạt thƣờng chỉ thực hiện thủ công, rất khó khăn cho việc trồng với
diện tích lớn.
2.7 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.7.1 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh trên thế giới
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu xanh của một số nƣớc trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

Bangladesh

56,8

9,4


53,4

Ấn Độ

10.800

4,5

4.870

Srilanka

10,3

12,1

11,7

Philippin

40,3

6,8

273,3

Thái Lan

139,4


8,4

117,2

Indonexia

258,5

11,3

292,1

Triều Tiên

242,8

9,2

224,3

Trung Quốc

948,4

16,2

1538,7

Cuba


112,7

7,1

80,4

Myanmar

2745,7

11,0

3029,8

Quốc gia

( Nguồn: faostat, 2010)
12


Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với
các vùng có điều kiện khắc nghiệt và đƣợc trồng nhiều ở khu vực Đông và Nam Châu
Á. Trong đó Ấn Độ là nƣớc có diện tích trồng đậu xanh lớn nhất 10.800 ngàn hecta
nhƣng năng suất lại thấp nhất 4,5 tạ/ha. Trung Quốc là nƣớc có năng suất đậu xanh đạt
cao nhất 16,2 tạ/ha.Các nƣớc khác có diện tích trồng đậu xanh dao dộng từ 10,3 –
2745,7 ngàn hecta và năng suất từ 6,8 – 12,1 tạ/ha.
2.7.2 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh ở Việt Nam
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu xanh ở Việt Nam từ năm 2000 - 2010
Năm


Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2000

209,4

6,9

144,6

2001

210,0

7,6

160,5

2002


201,9

7,1

144,1

2003

206,9

7,6

158,1

2004

203,1

7,7

156,8

2005

205,0

7,7

158,0


2006

220,1

8,0

177,1

2007

230,6

8,6

197,4

2008

245,5

9,1

223,9

2009

235,8

8,9


209.7

2010

238,3

9,7

231,2
( Nguồn: faostat, 2010)

Diện tích trồng cây đậu xanh ở nƣớc ta hằng năm có tăng nhƣng không đáng kể,
năm 2000 diện tích gieo trồng là: 209,4 ngàn hecta, đến năm 2010 tăng lên với diện
tích là 238,3 ngàn hecta. Năng suất năm 2000 là 6,9 tạ/ha đến năm 2010 tăng lên 9,7
tạ/ha. Phân bố khắp cả nƣớc từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào đến ĐBSCL nhƣng
diện tích chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

13


2.8 Một số giống đậu xanh có triển vọng
Theo Trần Thị Trƣờng (2006) và Bùi Việt Ngữ (2010) các giống đậu xanh có
triển vọng đƣợc các cơ quan nghiên cứu khoa học đã chọn lọc thuần hóa từ một số
giống trong các tập đoàn nhập nội từ AVRDC, từ Philiphine… đã đƣợc so sánh khảo
nghiệm, khu vực hóa ở các vùng sinh thái khác nhau, đã đƣợc bộ Nông nghiệp và
Nông thôn công nhận và cho phép đƣa vào sản xuất. Đặc điểm chung là chúng có thời
gian sinh trƣơng ngắn có năng suất cao hơn các giống địa phƣơng.
Giống đậu xanh 004: cây cao 45 – 50 cm, sinh trƣởng khỏe, nhiều quả, chín tập
trung, thu hoạch làm 2 - 3 đợt. Thời gian sinh trƣởng vụ xuân 80 - 86 ngày, vụ hè 75 80 ngày, vụ thu 90 ngày. Hạt dạng bầu dục, màu hạt xanh vàng, bóng (mỡ), trọng
lƣợng 1.000 hạt đạt 66 -79 g. Năng suất thâm canh 17 - 19 tạ/ha. Khả năng chống chịu

bệnh khá, ít bị bệnh đốm lá, phấn trắng, khả năng chịu nóng tốt. Thích ứng rộng, trồng
đƣợc cả 3 vụ của vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc.
Giống đậu xanh số 9: sinh trƣởng khỏe, cây cao 48 – 55 cm, lá to, số cành cấp 1
cao. Thời gian sinh trƣởng từ 80 - 90 ngày, chín tập trung (thu 1 lần 60 – 65 % sản
lƣợng), hạt màu xanh mốc, trọng lƣợng 1.000 hạt đạt 55 – 60 g. Năng suất thâm canh
đạt 16 - 18 tạ/ha. Khả năng chống bệnh trung bình. Thích ứng rộng, trồng đƣợc cả 3 vụ
của vùng đồng bằng trung du, miền núi phía Bắc.
Giống T135: Giống này có nguồn gốc từ tổ hợp lai VC768A x Vàng Hà Bắc, do
Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Đậu đỗ lai tạo và chọn lọc, đƣợc Bộ Nông
nghiệp va PTNT công nhận giống Quốc gia năm 1999 tại Hà Nội. Đặc điểm của giống
là sinh trƣởng khỏe, thời gian sinh trƣởng ngắn (75 ngày), chịu hạn,cỡ hạt lớn (65 – 70
g/1000 hạt) màu xanh mốc, chịu thâm canh, năng suất trung bình 15 tạ/ha, thích ứng
vụ xuân và vụ thu đông.
Giống V123: Giống này do do Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm Đậu đỗ
lai tạo. Đặc điểm của giống thời gian sinh trƣởng ngắn, chín tập trung, chịu nóng, chịu
thâm canh, năng suất trung bình 17 tạ/ha, ruộng thâm canh có thể đạt 25 tạ/ha.
Giống ĐX044: Có thời gian sinh trƣởng trong vụ xuân 60 – 65 ngày có ƣu thế
nỗi bật về năng suất ở vụ hè tiềm năng 20 tạ/ha, thấp cây với chiều cao trung bình 40 –

14


×