Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN NGUỒN GEN SIÊU LÚA (GREEN SUPER RICE) NHẬP NỘI TẠI LONG PHÚ, SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN NGUỒN GEN SIÊU LÚA
(GREEN SUPER RICE) NHẬP NỘI TẠI
LONG PHÚ, SÓC TRĂNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ MINH THÙY
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 – 2012

Tháng 07/2012


i

ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN NGUỒN GEN SIÊU LÚA
(GREEN SUPER RICE) NHẬP NỘI TẠI
LONG PHÚ, SÓC TRĂNG

Tác giả

NGUYỄN THỊ MINH THÙY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành NÔNG HỌC

Giảng viên hướng dẫn:
TS. HOÀNG KIM


TS. PHẠM TRUNG NGHĨA

Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Thấm thoát đã bốn năm trôi qua kể từ khi tôi bước chân vào giảng đường Đại học
Nông Lâm Tp.HCM. Thời gian học tập và rèn luyện tại trường tuy ngắn ngủi nhưng chất
chứa rất nhiều kỉ niệm và tích lũy những kiến thức hữu ích làm hành trang bước vào đời.
Hôm nay, đề tài tốt nghiệp của tôi đã được thực hiện và hoàn thành tốt chính là kết quả sự
nỗ lực học tập và làm việc nghiêm túc của bản thân cùng với sự động viên của gia đình,
sự quan tâm chỉ dạy của tất cả các thầy cô và sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi
xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Bố mẹ và toàn thể gia đình, các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, hỗ trợ tinh
thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Hoàng Kim giảng viên chính Bộ môn Cây Lương thực – Rau Hoa Quả, Khoa
Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM và thầy Phạm Trung Nghĩa Viện phó
Viện lúa ĐBSCL đã hướng dẫn, chỉ dạy tận tình giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông học cùng toàn thể quý thầy cô trong Khoa Nông học đã tận tình giảng
dạy, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo cùng với các anh chị ở Trại giống cây trồng Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng và các anh chị bộ môn Công nghệ Sinh học, Viện Lúa ĐBSCL đã giúp đỡ nhiệt
tình trong thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012
Sinh viên


Nguyễn Thị Minh Thùy


iii

TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá tập đoàn nguồn gen siêu lúa (Green Super Rice) nhập nội tại
Long Phú, Sóc Trăng” thuộc nội dung nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL và được thực
hiện tại Trại giống cây trồng Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thời gian thực
hiện thí nghiệm từ 07/02/2012 đến 31/05/2012. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự
hệ thống của tập đoàn 396 dòng/giống lúa không có lần lặp lại. Mục tiêu đề tài: Thí
nghiệm trồng theo dõi dạng hình, tính kháng sâu bệnh ngoài đồng, năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của tập đoàn dòng/giống siêu lúa tại Trại Giống cây trồng Long Phú,
Sóc Trăng nhằm chọn lại 30 dòng/giống lúa triển vọng có năng suất cao, chống chịu sâu
hại khá, thích nghi tốt với điều kiện sản xuất tại ĐBSCL.
Kết quả đạt được:
Tập đoàn 396 dòng/giống lúa khảo sát rất đa dạng về mặt di truyền, thích nghi với
điều kiện tự nhiên và canh tác tại Long Phú, Sóc Trăng. Kết quả của thí nghiệm chọn
được 30 dòng/giống lúa nhập nội triển vọng và một giống đối chứng OM5464. Chiều cao
cây biến động từ 91,14 cm đến 110,48 cm, hầu hết cứng cây, hạt thon dài. Thời gian sinh
trưởng từ 101 ngày đến 115 ngày. Năng suất thực tế biến động từ 7,81 tấn/ha đến 11,04
tấn/ha, cao nhất là dòng HHZ12 – Y9 – Y3 và hai dòng HHZ12 – Y9 – Y1, HHZ12 –
DT10 – DT2 đạt thấp nhất so với giống đối chứng OM5464 là 8,33 tấn/ha. Hầu hết 31
dòng/giống lúa nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục thân và bệnh đạo ôn hại cổ bông.
Trong 31 dòng/giống lúa được chọn, 12 dòng/giống có năng suất thực tế cao hơn
giống đối chứng OM5464 bao gồm: Dòng HHZ12 – Y9 – Y3 (11,04 tấn/ha), dòng
HHZ12 – Y1 – Y3 (9,98 tấn/ha), giống HHZ (S128 – 9,89 tấn/ha), dòng HHZ12 – Y8 –
Y1 (9,24 tấn/ha), dòng HHZ5 – Y7 –Y3 (9,05 tấn/ha), giống HHZ (S191 – 8,99 tấn/ha),
dòng HHZ5 – Sal8 – SAL2 (8,58 tấn/ha), dòng HHZ12 – DT11 – DT2 (8,57 tấn/ha), dòng

HHZ5 – Y3 – Y1 (8,44 tấn/ha), giống HHZ (S65 – 8,44 tấn/ha), dòng HHZ19 – DT5 –
Y2 (8,41 tấn/ha) và dòng HHZ5 – Sal8 – SAL1 (8,34 tấn/ha).


iv

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa............................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Tóm tắt ............................................................................................................................. iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................. vii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................... x
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................................ 2
1.3 Yêu cầu cần đạt........................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về cây lúa ....................................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc.................................................................................................................3
2.1.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo.........................................................................................3
2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam .............................................5
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới ...................................................................5
2.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam .............................................7
2.3 Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Phú, Sóc Trăng .................9
2.4 Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng cây lúa và sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL........ 11
2.4.1 Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng cây lúa ........................................................ 11

2.4.2 Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL ................................................................................. 12
2.5 Tình hình chọn tạo giống lúa và dự án Green super rice ......................................... 14
2.5.1 Tình hình chọn tạo giống lúa ................................................................................. 14


v

2.5.2 Dự án Green super rice .......................................................................................... 16
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................. 17
3.1 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................. 17
3.2 Điều kiện thí nghiệm ............................................................................................... 23
3.2.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................... 23
3.2.2 Đặc điểm khí hậu khu thí nghiệm.......................................................................... 23
3.2.3 Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm ........................................................ 24
3.3 Phương pháp thí nghiệm ........................................................................................... 25
3.3.1 Kiểu bố trí thí nghiệm............................................................................................ 25
3.3.2 Quy trình kỹ thuật áp dụng .................................................................................... 26
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................................... 27
3.4.1 Các đặc trưng hình thái .......................................................................................... 27
3.4.2 Các chỉ tiêu nông học ............................................................................................ 29
3.4.3 Khả năng chống chịu sâu bệnh .............................................................................. 29
3.4.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ....................................................... 31
3.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu .................................................................... 32
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 32
4.1 Đặc điểm hình thái của 31 dòng/giống lúa triển vọng ............................................. 37
4.1.1 Đặc điểm thân và lá của 31 dòng/giống lúa triển vọng ......................................... 37
4.1.2 Đặc điểm bông và hạt của 31 dòng/giống lúa triển vọng ...................................... 40
4.2 Đặc điểm nông học của 31 dòng/giống lúa triển vọng ............................................. 44
4.2.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục ..................................................................... 44
4.2.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 31

dòng/giống lúa triển vọng ............................................................................................... 46
4.2.3 Động thái và tốc độ đẻ nhánh của 31 dòng/giống lúa triển vọng .......................... 49
4.2.4 Tính chống chịu sâu bệnh của 31 dòng/giống lúa triển vọng ................................ 52
4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 31 dòng/giống lúa triển vọng .... 53
4.3.1 Số bông/m2 ............................................................................................................ 53
4.3.2 Số hạt chắc/bông.................................................................................................... 55


vi

4.3.3 Tỷ lệ hạt lép (%) .................................................................................................... 56
4.3.4 Trọng lượng 1.000 hạt (P 1.000 hạt) ..................................................................... 57
4.3.5 Năng suất lý thuyết (NSLT) .................................................................................. 58
4.3.6 Năng suất thực tế (NSTT) ..................................................................................... 60
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 62
5.1 Kết luận..................................................................................................................... 62
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 64
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 66
Phụ lục 1: Năng suất của 396 dòng/giống lúa trong thí nghiệm .................................... 66
Phụ lục 2: Một số hình ảnh thí nghiệm........................................................................... 72
Phụ lục 3: Kết quả phân nhóm của 31 dòng/giống lúa triển vọng ................................. 78
Phụ lục 4: Một số biểu đồ minh họa .............................................................................. 86
Phụ lục 5: Đặc tính một số giống lúa của Việt Nam trong thí nghiệm .......................... 89


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC2F2


Backcrossed second generation lines – Lai hồi giao ở thế hệ thứ hai.

BĐKH

Biến đổi khí hậu.

BVTV

Bảo vệ thực vật.

CAAS

Academy of Agricultural Sciences China – Viện Hàn Lâm Khoa học
Nông nghiệp Trung Quốc.

DUS

Distinctness, unifomity anh stability of rice varieties – Tính khác
biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của các giống lúa.

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng.

FAO


Foods Agriculture Organization of the United Nation – Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc.

FAOSTAT

Foods Agriculture Organization of the United Nation Statistical Data
– dữ liệu thống kê của FAO.

GSR

Green super rice – Lúa siêu xanh.

HHZ

Giống lúa Huang Hua Zhan.

IRRI

International Rice Research Institute – Viện Nghiên cứu Lúa gạo
Quốc tế.

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

NSG, NSC

Ngày sau gieo, ngày sau cấy.


NSTT, NSLT

Năng suất thực tế, năng suất lý thuyết.

P 1.000

Trọng lượng 1.000 hạt.

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh.

VN

Việt Nam.

VCU

Value of cultivation and use of rice varieties – Giá trị canh tác và sử
dụng của các giống lúa.


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm......................5

Bảng 2.2: Sản lượng, diện tích và năng suất lúa của một số nước năm 2010 ...................6
Bảng 2.3: Diện tích lúa (nghìn ha) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam .....................7
Bảng 2.4: Sản lượng lúa (nghìn tấn) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam...................7
Bảng 2.5: Một số thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 ...............................8
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng và năng suất lúa qua các năm của tỉnh Sóc Trăng ........ 10
Bảng 2.7: Độ mặn (‰) cao nhất tại một số trạm của Đồng bằng sông Cửu Long ........ 13
Bảng 3.1: Danh sách 21 dòng/giống lúa của Việt Nam trong thí nghiệm..................... 17
Bảng 3.2: Danh sách 375 dòng/giống lúa nhập nội trong thí nghiệm ............................ 18
Bảng 3.3: Đặc điểm khí hậu khu vực thí nghiệm ........................................................... 24
Bảng 3.4: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất thí nghiệm ................................................ 24
Bảng 3.5: Phân nhóm các tính trạng số lượng theo độ lệch chuẩn mẫu......................... 32
Bảng 4.1: Kết quả phân nhóm các tính trạng của 396 dòng/giống lúa thí nghiệm ........ 33
Bảng 4.2: Đặc điểm thân và lá của 31 dòng/giống lúa triển vọng ................................. 38
Bảng 4.3: Đặc điểm bông lúa của 31 dòng/giống lúa triển vọng ................................... 40
Bảng 4.4: Đặc điểm hạt lúa của 31 dòng/giống lúa triển vọng ...................................... 42
Bảng 4.5: Các thời kỳ sinh trưởng và phát dục của 31 dòng/giống lúa triển vọng ........ 44
Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 31
dòng/giống lúa triển vọng ............................................................................................... 47
Bảng 4.7: Động thái đẻ nhánh của 31 dòng/giống lúa triển vọng .................................. 49
Bảng 4.8: Tốc độ đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 31 dòng/giống lúa triển vọng .... 50
Bảng 4.9: Tính chống chịu sâu bệnh của 31 dòng/giống lúa triển vọng ....................... 52
Bảng 4.10: Các yếu tố cấu thành năng suất của 31 dòng/giống lúa triển vọng ............. 54
Bảng 4.11: Năng suất của 31 dòng/giống lúa triển vọng ............................................... 59
Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả của 12 dòng/giống lúa năng suất thực tế cao nhất .......... 61


ix

Bảng 6.1: Năng suất của 21 dòng/giống lúa của Việt Nam trong thí nghiệm ................ 66
Bảng 6.2: Năng suất của 375 dòng/giống lúa nhập nội trong thí nghiệm ...................... 67



x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 3.1: Toàn cảnh ruộng thí nghiệm ........................................................................... 25
Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................................... 26
Hình 4.1: Kết quả phân nhóm chiều cao cây của 31 dòng/giống lúa triển vọng............ 37
Hình 4.2: Kết quả phân nhóm số hạt/bông của 31 dòng/giống lúa triển vọng ............... 41
Hình 4.3: Kết quả phân nhóm thời gian sinh trưởng của 31 dòng/giống lúa ................ 45
Hình 4.4: Kết quả phân nhóm số bông/m2 của 31 dòng/giống lúa triển vọng ............... 55
Hình 4.5: Kết quả phân nhóm số hạt chắc/bông của 31 dòng/giống lúa ....................... 56
Hình 4.6: Kết quả phân nhóm tỷ lệ hạt lép của 31 dòng/giống lúa triển vọng .............. 56
Hình 4.7: Kết quả phân nhóm trọng lương 1.000 hạt của 31 dòng/giống lúa ................ 57
Hình 4.8: Kết quả phân nhóm năng suất lý thuyết của 31 dòng/giống lúa triển vọng ... 58
Hình 4.9: Kết quả phân nhóm năng suất thực tế của 31 dòng/giống lúa triển vọng ...... 60
Hình 6.1: Lúa thí nghiệm sau gieo 15 ngày.................................................................... 72
Hình 6.2: Chuẩn bị mạ cho ruộng thí nghiệm ................................................................ 72
Hình 6.3: Cấy lúa ở ruộng thí nghiệm ............................................................................ 73
Hình 6.4: Toàn cảnh thí ruộng thí nghiệm sau cấy 7 ngày ............................................. 73
Hình 6.5: Toàn cảnh ruộng thí nghiệm sau cấy 30 ngày ................................................ 74
Hình 6.6: Toàn cảnh ruộng thí nghiệm giai đoạn lúa chín ............................................. 74
Hình 6.7: Dòng lúa HHZ 12 - Y1-Y3............................................................................. 75
Hình 6.8: Giống lúa HHZ ............................................................................................... 74
Hình 6.9: Dòng lúa HHHZ 12 - Y8-Y1 .......................................................................... 76
Hình 6.10: Dòng lúa HHZ 5 - Y3-Y1............................................................................. 76

Hình 6.11: Dòng lúa HHZ5 – Y7 – Y3 .......................................................................... 77
Hình 6.12: Giống lúa OM5464 ....................................................................................... 77
Hình 6.13: Kết quả phân nhóm chiều dài lá đòng của 31 dòng/giống lúa triển vọng .... 78
Hình 6.14: Kết quả phân nhóm chiều rộng lá đòng của 31 dòng/giống lúa triển vọng . 78


xi

Hình 6.15: Kết quả phân nhóm chiều dài bông của 31 dòng/giống lúa triển vọng ........ 79
Hình 6.16: Kết quả phân nhóm mật độ đóng hạt của 31 dòng/giống lúa triển vọng ..... 79
Hình 6.17: Kết quả phân nhóm chiều dài hạt gạo của 31 dòng/giống lúa triển vọng .... 80
Hình 6.18: Kết quả phân nhóm chiều rộng hạt gạo của 31 dòng/giống lúa triển vọng .. 80
Hình 6.19: Kết quả phân nhóm độ dài giai đoạn trỗ của 31 dòng/giống lúa triển vọng 81
Hình 6.20: Kết quả phân nhóm tỷ lệ nhánh hữu hiệu của 31 dòng/giống lúa ............... 81
Hình 6.21: Kết quả phân nhóm chiều cao cây 14 NSG của 31 dòng/giống lúa ............ 82
Hình 6.22: Kết quả phân nhóm chiều cao cây 28 NSG của 31 dòng/giống lúa ............ 82
Hình 6.23: Kết quả phân nhóm chiều cao cây 42 NSG của 31 dòng/giống lúa ............ 83
Hình 6.24: Kết quả phân nhóm chiều cao cây 56 NSG của 31 dòng/giống lúa ............ 83
Hình 6.25: Kết quả phân nhóm số nhánh 14 NSG của 31 dòng/giống lúa triển vọng ... 84
Hình 6.26: Kết quả phân nhóm số nhánh 28 NSG của 31 dòng/giống lúa triển vọng ... 84
Hình 6.27: Kết quả phân nhóm số nhánh 42 NSG của 31 dòng/giống lúa triển vọng ... 85
Hình 6.28: Kết quả phân nhóm số nhánh 56 NSG của 31 dòng/giống lúa triển vọng ... 85
Hình 6.29: Diện tích và sản lượng lúa của thế giới qua các năm ................................... 86
Hình 6.30: Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam qua các năm ............................... 86
Hình 6.31: Diện tích và sản lượng lúa của tỉnh Sóc Trăng qua các năm ....................... 87
Hình 6.32: Độ mặn cao nhất tại một số trạm của Đồng bằng sông Cửu Long .............. 87
Hình 6.33: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 31 dòng/giống lúa triển vọng .......... 88
Hình 6.34: Tốc độ đẻ nhánh của 31 dòng/giống lúa triển vọng ..................................... 88



1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Lúa gạo là cây lương thực chính của hơn một nữa dân số trên thế giới và cung cấp
hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hằng ngày của nhân loại. Trong những thập kỷ qua,
loài người đang đứng trước nguy cơ bùng nổ về dân số và theo FAO để đảm bảo mức tiêu
dùng lương thực ổn định, mức tăng sản lượng hàng năm phải gấp hai lần so với mức tăng
dân số. Đến năm 2030 toàn thế giới phải sản xuất lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60%
so với những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số. Trước tình hình đó cây lúa đã
và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học.
Ở Việt Nam, từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với đời sống dân tộc, với lịch sử
dựng nước và giữ nước. Nông dân ta rất giàu kinh nghiệm và giỏi nghề trồng lúa. Việt
Nam cũng là một trong những trung tâm phát sinh cây lúa và nghề trồng lúa của loài
người. Cây lúa luôn là cây lương thực chiếm tuyệt đối trong sản xuất nông nghiệp, là
nhân tố quan trọng ổn định tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của đất nước.
Những năm gần đây sản xuất lúa gạo Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể,
năng suất, sản lượng và chất lượng lúa gạo ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Việt Nam
là một trong những nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới và đứng thứ hai sau Thái Lan
về xuất khẩu lúa gạo.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam và hiện nay
là một trong những vùng chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Sản lượng
lúa gạo Việt Nam có thể giảm một cách nghiêm trọng do mực nước biển dâng cao. Mực
nước biển xâm thực sẽ làm tăng thêm diện tích lúa bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến cơ cấu
sản xuất và sản lượng nông nghiệp. Việc chọn tạo giống lúa có khả năng chịu mặn, chịu
hạn, năng suất cao là hết sức cần thiết và có ý nghĩa cho an ninh lương thực, tăng thu


2


nhập cho nông dân vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Huang Hua Zhan (HHZ) là
một giống lúa tốt của Trung Quốc, đã được dùng làm vật liệu lai tạo với 46 giống lúa
khác nhau để tạo ra 46 thế hệ con lai F1 và sau đó được lai lại cho hạt lai BC2F2. Đây là
một trong những thành tựu xuất sắc của dự án Green Super Rice trong việc phối hợp
những đặc tính năng suất cao của giống HHZ với các đặc tính chịu hạn, mặn, kháng sâu
bệnh (trích dẫn bởi Hoàng Kim, 2012). Dự án này đang được triển khai tại nhiều nước,
trong đó có điểm khảo sát tại vùng mặn Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Được sự phân công của Khoa Nông học, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy
Hoàng Kim, thầy Phạm Trung Nghĩa và sự giúp đỡ của Trại giống cây trồng Long Phú,
tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tập đoàn nguồn gen siêu lúa (Green Super Rice) nhập nội
tại Long Phú, Sóc Trăng ”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Thí nghiệm trồng theo dõi dạng hình, tính kháng sâu bệnh ngoài đồng, năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất của tập đoàn dòng/giống siêu lúa tại Trại Giống cây trồng
Long Phú, Sóc Trăng nhằm chọn lại 30 dòng/giống lúa triển vọng có năng suất cao, chống
chịu sâu hại khá, thích nghi tốt với điều kiện sản xuất tại ĐBSCL.
1.3 Yêu cầu cần đạt
Thực hiện thí nghiệm theo đúng Quy phạm khảo nghiệm DUS (10 TCN 554:
2002) và VCU (10 TCN 558: 2002).
Căn cứ vào thang đánh giá chuẩn của IRRI xây dựng phương pháp theo dõi cho
các chỉ tiêu hình thái, nông học, khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của các
dòng/giống lúa thí nghiệm để đúc kết số liệu.
1.4 Giới hạn đề tài
Đối tượng nghiên cứu gồm 375 dòng/giống lúa nhập nội và 21 dòng/giống lúa của
Việt Nam. Do thời gian thực hiện đề tài chỉ trong bốn tháng nên phạm vi nghiên cứu giới
hạn trong một vụ thí nghiệm tại Long Phú, Sóc Trăng.


3


Chương 2
TỒNG QUAN
2.1 Giới thiệu về cây lúa
2.1.1 Nguồn gốc
Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa rất lâu dài và khá phức tạp,
các đặc điểm về hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái đã có nhiều thay đổi lớn. Hiểu
biết về nguồn gốc cây lúa giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa, các điều kiện ngoại
cảnh cần cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Điều này cần thiết cho công
cuộc nghiên cứu cải tiến giống và biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất lúa. Về nguồn
gốc cây lúa, nhiều tác giả đã đề cập tới nhưng đến nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc
chắn và thống nhất. Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học
của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều
nhà nghiên cứu đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á và từ đó
lan dần đi các nơi (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
2.1.2 Giá trị kinh tế của lúa gạo
* Giá trị dinh dưỡng: Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành
phần tinh bột và protein thấp hơn nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất
béo hơn. Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào
trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chứa chủ yếu là chất đường bột, cám hay lớp vỏ ngoài
chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin (đặc biệt là các vitamin nhóm B) và
chiếm khoảng 10% trọng lương khô. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
* Giá trị sử dụng: Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm
môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ, dùng để cất rượu, cồn…. Cám hay các
lớp vỏ ngoài của hạt gạo chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin (nhất là
vitamin nhóm B) nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị cho người bị bệnh


4


phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn.
Ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn phân chuồng trấu còn dùng làm ván ép, vật liệu
cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
* Giá trị thương mại: Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị
trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt cốc khác, cao hơn lúa mì từ 2 – 3 lần và
cao hơn bắp từ 2 – 4 lần. Giao dịch lúa gạo quốc tế 2011 đã đạt đến 34,3 triệu tấn tăng 9%
so với năm 2010, phần lớn do nhu cầu nhập khẩu gạo của một số nước châu Á như
Bangladesh, Indonesia, Iran, Trung Quốc và châu Phi như Côte d’Ivoire, Madagascar,
Mali, Nigeria, Senegal. Nguồn gạo xuất khẩu tăng ngay sau khi Ấn Độ bãi bỏ lệnh cấm
xuất khẩu gạo vào tháng 09/2011. Ngoài ra, nhiều nước khác cung cấp số lượng gạo xuất
khẩu khá lớn như Argentina, Australia, Brazil, Myanmar, Uruguay và Việt Nam trong khi
Ai Cập, Hoa Kỳ, Pakistan và Trung Quốc giảm bớt xuất khẩu.
Viễn cảnh giao dịch lúa gạo thế giới 2012 có thể giảm đôi chút , khoảng 500.000
tấn gạo. Theo dự báo của FAO , giao dịch này chỉ đạt đến 33,8 triệu tấn gạo do nhu cầu
tiêu thụ ở châu Á giảm xuống. Về mặt xuất khẩu, Thái Lan giảm xuất khẩu gạo từ 10,3
triệu tấn (năm 2011) xuống khoảng 8,2 triệu tấn (năm 2012) do tình trạng ngập lụt nặng
và thay đổi chính sách lúa gạo . Ấn Độ sẽ bù đắp giảm sút này của Thái Lan

. Theo dự

đoán của FAO, các nước Pakistan, Trung Quốc, Úc Châu và Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu
gạo vào năm 2012 còn Argentina, Brazil, Hoa Kỳ, Myanmar và Uruguay sẽ giới hạn xuất
khẩu gạo.
Giá gạo thế giới đạt 570 Mỹ kim/tấn (gạo Thái 100% B) vào tháng 12/2010 và
tháng 01/2011, bắt đầu giảm dần từ tháng

2 đến tháng 05/2011 (500 Mỹ kim /tấn) do

thu hoạch lúa vụ Đông Xuân ở châu Á . Từ tháng 6 đến tháng 11/2011, giá gạo tăng cao
trở lại (630 Mỹ kim/tấn) do lũ lụt tại một số nước châu Á và chính sách tăng giá lúa gạo

hỗ trợ nông dân của Chính phủ Thái Lan. Vào tháng 09/2011, giá gạo Việt Nam tăng 32%
và Indonesia tăng 12% so với tháng 8/2011. Vào cuối tháng 11/2011, giá gạo Việt Nam
5% tấm là 560 Mỹ kim/tấn và 25% tấm là 510 Mỹ kim/tấn.


5

2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2001

151,94

3,95

599,83

2002

147,63


3,87

599,36

2003

147,26

3,98

585,73

2004

150,31

4,06

610,84

2005

152,90

4,12

629,30

2006


155,25

4,13

641,21

2007

154,98

4,24

657,15

2008

157,65

4,37

689,04

2009

158,38

4,32

684,78
Nguồn: FAOSTAT, 2012.


Diện tích và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm có nhiều biến động mạnh.
Giai đoạn năm 2001 – 2003, diện tích lúa và sản lượng lúa có xu hướng giảm xuống đến
năm 2003 ở mức 147,26 triệu ha và 585,73 triệu tấn. Giai đoạn năm 2004 – 2009, diện
tích và sản lượng lúa có xu hướng tăng lên. Năm 2009 diện tích lúa tăng lên 158,38 triệu
ha và giảm 3,73 triệu ha vào năm 2010 (bảng 2.1). Sản lượng lúa năm 2010 đạt 672,02
triệu tấn giảm 12,76 triệu tấn so với năm 2009. Năng suất lúa bình quân trên thế giới cũng
tăng khoảng 0,42 tấn/ha trong vòng 9 năm từ năm 2001 đến năm 2010 và đạt 4,37 tấn/ha
vào năm 2010 (bảng 2.1). Trong khi các nước có diện tích lúa lớn thì điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt, thiếu điều kiện đầu tư, cải tạo môi trường canh tác nên năng suất lúa vẫn còn
rất thấp và tăng chậm. Điều này làm năng suất lúa bình quân trên thế giới cho đến nay vẫn
còn ở khoảng 4,37 tấn/ha. Mặc dù năng suất lúa ở các nước châu Á còn thấp nhưng do
diện tích sản xuất lúa lớn nên châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sản lượng
lúa gạo hàng năm trên thế giới (chiếm trên 90%).


6

Bảng 2.2: Sản lượng, diện tích và năng suất lúa gạo của một số nước năm 2010
Khu vực

Sản lượng (triệu tấn)

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Trung Quốc

197,21


30,12

6,55

Ấn Độ

120,62

36,95

3,26

Indonesia

66,41

13,24

5,01

Bangladesh

49,36

11,80

4,18

Việt Nam


39,99

7,51

5,32

Myanma

33,20

8,05

4,12

Thái Lan

31,60

10,99

2,88

Philippin

15,77

4,35

3,62


Brazil

11,31

2,71

4,17

Hoa Kỳ

11,03

1,46

7,54

Nhật Bản

10,60

1,63

6,51

Campuchia

8,25

2,78


2,97

Ai Cập

4,33

0,46

9,42

Peru

2,83

0,39

7,29

Colombia

2,41

0,46

5,19
Nguồn: FAOSTAT, 2012.

Các nước có diện tích trồng lúa lớn trên thế giới như Ấn Độ (36,95 triệu ha), Trung
Quốc (30,12 triệu ha), Indonesia (13,24 triệu ha), Banglades (11,80 triệu ha), Thái Lan

(10,99 triệu ha) (Bảng 2.2). Những nước có năng suất cao trên thế giới phải kể đến Úc
(10,84 tấn/ha), Ai Cập (9,42 tấn/ha), Tây Ban Nha (7,56 tấn/ha), Peru (7,29 tấn/ha), Trung
Quốc (6,55 tấn/ha). Các quốc gia dẫn đầu về sản lượng lúa gạo là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Banglades, Việt Nam, Myanma, Thái Lan. Thái Lan có tổng sản lượng lúa gạo
hàng năm đứng thứ 7 trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới,
Việt Nam xếp thứ 5 về sản lượng lúa gạo và xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Theo
IRRI (2005), lúa gạo sản xuất ra chủ yếu là để tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 6 – 7%
tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới được lưu thông trên thị trường quốc tế.


7

2.2.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam
Bảng 2.3: Diện tích lúa (nghìn ha) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam
Khu vực

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1.186


1.171

1.153

1.155

1.155

1.150

661

661

658

669

670

664

1.144

1.206

1.191

1.219


1.221

1.214

Tây Nguyên

192

206

205

211

215

217

Đông Nam Bộ

318

305

300

307

304


297

Đồng bằng sông Cửu Long

3.826

3.773

3.683

3.858

3.870

3.970

Cả nước

7.329

7.324

7.192

7.422

7.437

7.314


Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2012.
Bảng 2.4: Sản lượng lúa (nghìn tấn) cả năm phân theo khu vực ở Việt Nam
Khu vực

2005

2006

2007

2008

2009

2010

6.398

6.725

6.500

6.790


6.796

6.803

2.864

2.904

2.891

2.903

3.035

3.081

5.342

5.951

5.764

6.114

6.243

6.154

717


880

866

935

999

1047

Đông Nam Bộ

1.211

1.159

1.240

1.316

1.334

1.333

Đồng bằng sông Cửu Long

19.298 19.229

18.678


20.669

20.523

25.162

Cả nước

35.832 35.849

35.942

38.729

38.950

39.988

Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung
Tây Nguyên

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2012.


8


Ngành trồng lúa là một trong những ngành sản xuất lương thực quan trọng ở VN
và lúa được trồng hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước. Diện tích trồng lúa và sản lượng
lúa có sự biến động lớn (bảng 2.3 và bảng 2.4). Trong đó, ĐBSCL là vùng có diện tích và
sản lượng lúa đạt cao nhất trong các năm, chiếm 54% diện tích và 63% sản lượng lúa cả
nước ở năm 2010. Khu vực Tây Nguyên có diện tích và sản lượng lúa thấp nhất cả nước.
Năng suất bình quân của cả nước năm 2010 đạt khoảng 5,4 tấn/ha, năng suất ở ĐBSCL
đạt cao nhất với 6,3 tấn/ha và ở ĐBSH là 5,9 tấn/ha.
Bảng 2.5: Một số thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010
Thị trường
Philippines
Indonesia
Singapore
Cu Ba
Malaysia
Đài Loan
Hồng Kông
Trung Quốc
Đông Timo
Nga
Nam Phi
Brunei
Ucraina
Australia
Bỉ
Tiểu vương
Ba Lan
Pháp
Hà Lan
Italia
Tây Ban Nha

Tổng cộng

Lượng (nghìn tấn)
1.475,82
687,21
539,29
472,27
398,01
353,14
131,12
124,46
116,72
83,69
31,79
15,14
13,15
7,46
5,91
5,90
5,02
2,58
1,42
1,39
0,84
6.886,17

Trị giá (nghìn USD)
947.378,77
346.017,26
227.791,80

209.216,94
177.688,70
142.704,50
65.176,23
54.636,94
51.526,93
36.059,49
13.365,04
7.658,56
6.149,16
4.327,17
2.716,95
2.708,17
2.058,80
1.070,36
829,32
757,90
392,84
3.247.860,36

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 (trích dẫn bởi Dương Kim Liên, 2011).


9

Trong những năm qua, nước ta đã nỗ lực khắc phục những khó khăn trong sản xuất
và thị trường tiêu thụ để đạt được những thành tựu to lớn. Từ một nước phải nhập khẩu
gạo hàng năm đến nay đã tự túc được lương thực và dần dần tái hòa nhập vào thị trường
lương thực thế giới, chiếm lĩnh ngay vị trí quan trọng là nước xuất khẩu gạo đứng hàng
thứ 3 rồi thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan. Gạo xuất khẩu của VN ngày càng tăng trưởng

về số lượng và chất lượng cũng như mở rộng thị trường. Đến nay, ngoài các thị trường
truyền thống của VN như là Iraq, Iran (Trung Đông), thị trường châu Á (Indonesia,
Philippines), VN đã mở rộng và phát triển thêm một số thị trường tiềm năng ở các nước
Châu Phi, Mỹ La Tinh (bảng 2.5).
Chiến lược phát triển Nông nghiệp Việt Nam năm 2011 – 2012 đã chỉ rõ: “Phát
triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và
đảm bảo an ninh lương thực”. Trên cơ sở tính toán nhu cầu tiêu thụ của đất nước và nhu
cầu chung của thế giới trong tương lai, đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia
trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất, người kinh doanh lúa
gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa gạo cả nước đạt 41 triệu tấn
năm 2020 (trích dẫn bởi Hoàng Kim, 2011).
2.3 Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Sóc Trăng và huyện Long Phú, Sóc Trăng
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa, đất đai
có độ màu mỡ cao rất thích hợp cho trồng lúa. Hiện nay, đất canh tác lúa chiếm gần 50%
diện tích đất nông nghiệp của tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng là địa phương cuối nguồn sông Hậu
cũng là vùng cửa sông Mekong nên tác động của BĐKH và mực nước biển dâng càng trở
nên nặng nề. Nếu mực nước biển dâng cao thêm 1 m thì 43,7% diện tích đất của tỉnh Sóc
Trăng sẽ bị ngập nước. Việc này sẽ tác động đến hơn 450.000 người, tương đương 35%
tổng dân số của tỉnh Sóc Trăng (Trung tâm kỹ thuật môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2010).
Sóc Trăng là một trong những tỉnh của ĐBSCL bị ảnh hưởng nhiều của khô hạn và xâm
nhập mặn, vụ Xuân Hè năm 2011 có 100 ha lúa bị chết do khô hạn và mặn xâm nhập
trong đó huyện Ngã Năm là có độ mặn cao nhất trong tỉnh (Viện Khoa học Thủy lợi Việt
Nam, 2011). Theo Phòng NN và PTNT huyện Ngã Năm, độ mặn đo được tại khu vực thị


10

trấn Ngã Năm lên đến 9,6‰ thậm chí có lúc cao hơn. Nếu như năm 2011 chỉ có 5 đợt
nước mặn theo các con sông tràn vào địa bàn tỉnh, thì 4 tháng đầu năm 2012 có tới 6 đợt
nước mặn tấn công vào đất liền gây khó khăn cho sản xuất lúa.

Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng và năng suất lúa qua các năm của tỉnh Sóc Trăng
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)

2001

348.800

1.525.700

4,37

2002

354.900

1.642.800

4,63

2003

349.600

1.610.200


4,61

2004

315.200

1.526.100

4,84

2005

321.600

1.634.200

5,08

2006

324.400

1.602.200

4,94

2007

325.400


1.602.500

4,92

2008

322.300

1.739.500

5,40

2009

334.600

1.780.400

5,32

2010

350.000

1.939.000

5,54

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2012.

Diện tích và năng suất lúa (bảng 2.6) của tỉnh Sóc Trăng có xu hướng tăng lên,
năm 2010 đạt 350.000 ha và 1.939.000 tấn lúa chiếm 8,82% diện tích và 8,99% sản lượng
lúa ĐBSCL. Năng suất lúa đạt cao nhất năm 2010 với 5,54 tấn/ha.
Nằm dọc bờ sông Hậu và một phần diện tích tiếp giáp biển Đông, Long Phú được
thiên nhiên ưu đãi cho ba vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ với hệ thống kênh rạch chằng chịt,
thuận lợi cho phát triển sản xuất Nông – Lâm – Ngư nghiệp. Năm 2007, sản lượng lúa đạt
264.745 tấn, năng suất lúa bình quân đạt 5,26 tấn/ha. Diện tích gieo trồng lúa năm 2011 là
43.211 ha chiếm 12,38% diện tích lúa toàn tỉnh, sản lượng lúa đạt 276.100 tấn chiếm
15,96% sản lượng lúa của tỉnh. Đây là vùng có năng suất lúa cao nhất tỉnh với năng suất
bình quân năm 2011 là 6,38 tấn/ha (Cổng thông tin xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng, 2012).


11

Khác với những năm trước, năm nay ở Long Phú đã xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa
làm giảm độ mặn tại các cửa sông, cửa biển, hạn chế đáng kể tình trạng xâm nhập mặn ở
địa phương. Độ mặn đầu tháng 4 đo tại xã Tân Hưng, Long Phú là 0,12 %. Tuy nhiên vào
những ngày cuối tháng 4 và đầu tháng 5 nắng nóng trở lại, nước mặn đã bắt đầu lấn sâu
vào đồng ruộng gây khó khăn cho việc sản xuất lúa của nông dân.
2.4 Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng cây lúa và sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL
2.4.1 Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng cây lúa
Lúa có khả năng chịu mặn cao lúc nảy mầm nhưng lại rất mẫn cảm ở thời kỳ cây
con, lúc cấy và lúc trổ. Trong những trường hợp mặn ít, thì một lượng Na+ thấp có thể
thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lúa. Mỗi giống lúa có sức chống chịu mặn khác nhau, khả
năng chịu mặn là một yếu tố quan trọng giúp cây lúa có thể thích nghi được với nhiều
điều kiện môi trường khác nhau (Bùi Huy Đáp, 1977).
Khả năng chịu mặn của lúa tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: pH đất, chế độ
nước, phương pháp canh tác, tuổi mạ, giai đoạn phát triển của cây, thời gian bị nhiễm
mặn và nhiệt độ bên ngoài (IRRI, 1978). Akbar và Ponnamperuma (1980), cho rằng khả
năng chịu mặn của lúa tùy theo giai đoạn sinh trưởng của lúa như sau:

- Giai đoạn nảy mầm và mạ non: Các giống lúa đều có khả năng chịu mặn trong
suốt giai đoạn nảy mầm. Theo Ajkbar (1972), mặn không làm thiệt hại khả năng nảy mầm
mà chỉ kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy cây lúa mẫn cảm
với mặn ở giai đoạn mạ non (2 – 3 lá) nhiều hơn trong giai đoạn nảy mầm, và ảnh hưởng
của mặn trong giai đoạn mạ thay đổi tùy theo giống lúa. Mặn ảnh hưởng đến sự gia tăng
chiều dài của lá và việc hình thành lá mới, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển
của rễ. Theo Diệp Văn Thật (1987), với nồng độ muối 6‰ ở giai đoạn nảy mầm và ở giai
đoạn mạ cây lúa chết lúc 28 ngày sau khi gieo và 30 ngày sau khi xử lý mặn. Tuy nhiên
giống lúa MTL78 hạt vẫn nảy mầm được hơn 80%, cây lúa có khả năng chịu mặn được
suốt 28 ngày. Cũng với nồng độ 6‰, ở giai đoạn đâm chồi tích cực và giai đoạn trổ,
giống MTL78 sống được và cho năng suất, tuy nhiên năng suất giảm rất nhiều so với đối
chứng. Như vậy thời gian nhiễm mặn càng sớm thì năng suất giống này càng thấp.


12

- Giai đoạn tăng trưởng: Lúa có khả năng chịu mặn trong suốt giai đoạn sinh trưởng
tăng trưởng, và sức chống chịu này tăng dần theo tuổi cây, khi cây già thì tính chống chịu
càng gia tăng. Trong suốt giai đoạn tăng trưởng từ khi cấy đến trổ thì chiều cao cây, số
nhánh/bụi và thời gian sinh trưởng bị ảnh hưởng mạnh nhất. Sự thiệt hại do mặn nghiêm
trọng hơn khi thời tiết có nhiệt độ cao (30,70C) và ẩm độ thấp (63,5%) vì nó làm gia tăng
sự thoát hơi nước và sự hấp thu mặn của cây lúa.
- Giai đoạn sinh dục: Mặn ảnh hưởng ở giai đoạn này sẽ làm giảm năng suất hạt
nhiều hơn ở giai đoạn sinh trưởng tăng trưởng. Trong thời kỳ sinh sản, mặn làm cho tỷ lệ
hạt lép gia tăng (Akbar, 1972; Awaki, 1956; Kaddak và Fakhry, 1961; Ota và ctv, 1965).
Mặn ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố cấu thành năng suất như giảm chiều dài bông, số
hạt/bông và trọng lượng 1.000 hạt làm cho năng suất giảm.
2.4.2 Sự xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng
điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm khoảng 52% tổng sản lượng lúa của cả

nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Sản xuất lúa ở ĐBSCL có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần
tích cực trong xuất khẩu. Biến đổi khí hậu đã và đang có những biểu hiện ngày càng rõ rệt
tại các khu vực trên phạm vi toàn cầu. Vùng ĐBSCL là một trong năm vùng bị ảnh hưởng
nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng. Nước ta có khoảng 1 triệu ha đất nhiễm
mặn trong đó vùng nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL. Ảnh hưởng của
nước biển ở vùng cửa sông vào đất liền ở ĐBSH chỉ khoảng 15 km nhưng ở vùng
ĐBSCL lại có thể lên tới 40 – 50 km (trích dẫn Hoàng Kim, 2011).
Đất đai ở vùng ĐBSCL chủ yếu là đất phèn mặn chiếm diện tích khoảng 1.600.000
ha ước tính 40,7% diện tích toàn vùng, đất mặn có diện tích là 744.000 ha chiếm 18,9%
gây hạn chế cho việc tăng vụ và tăng năng suất của vùng. ĐBSCL có hệ thống sông ngòi
chằng chịt tạo thành hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, tháo
chua, rửa mặn và cũng là hệ thống vận chuyển bằng đường thủy, rất thuận lợi cho vận
chuyển hàng hoá, nông sản. Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng với lượng nước chiếm 3/4


13

tổng lượng nước cả năm và 7 tháng mùa khô cạn, lượng nước còn lại rất ít. Do đó, thủy
triều có ảnh hưởng rất lớn đến vùng hạ lưu sông Mekong, toàn bộ vùng ĐBSCL của VN.
Do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn từ biển thường xâm nhập sâu vào đất liền trong
mùa khô. Các vùng lúa ven biển bị nhiễm mặn nhiều hay ít tùy thuộc vào ảnh hưởng của
thủy triều, hệ thống kênh ngòi và đê ngăn mặn của từng vùng.
Độ mặn lớn nhất trên sông theo quy luật thường xuất hiện trùng với kỳ triều cường
trong tháng, nước biển càng mặn càng vào sâu trong đất liền ở các vùng triều mạnh và ít
có nước thượng nguồn đổ về. Mức độ xâm nhập mặn tùy thuộc vào sự xâm nhập của
nước biển và tùy vào mùa trong năm, cao điểm vào các tháng có lượng mưa thấp khoảng
tháng 3 – 4 dương lịch. ĐBSCL có khoảng 1,8 – 2,1 triệu ha đất tự nhiên chịu ảnh hưởng
của mặn tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng và Kiên Giang.

Bảng 2.7: Độ mặn (‰) cao nhất tại một số trạm của Đồng bằng sông Cửu Long
Trạm

2006

2007

2008

2009

2010

Trạm Bến Lức

4,20

6,60

7,40

5,70

12,60

Trạm Tân An

2,90

5,30


6,60

3,00

11,20

Trạm Trà Vinh

7,40

8,50

9,90

9,90

10,70

Trạm Cầu Quan

8,00

7,30

10,00

5,00

11,80


Trạm Xẻo Rô

15,30

14,90

15,60

19,30

23,30

Trạm Gò Quao

7,70

8,00

8,40

13,10

15,40

Trạm Thạnh Phú

9,80

12,20


11,60

11,80

15,20

Trạm Đại Ngãi

5,50

11,20

6,90

11,50

11,50

Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2011.


×