Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA MỌT KHUẨN ĐEN Alphitobius diaperinus (TENEBRIONIDAE – COLEOPTERA) TRÊN CÁM GÀ VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.56 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI,
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC CỦA
MỌT KHUẨN ĐEN Alphitobius diaperinus
(TENEBRIONIDAE – COLEOPTERA) TRÊN CÁM GÀ
VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2008 – 2012

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LIÊN

T p. Hồ Chí Minh, tháng 08/ 2012


ii

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ SINH HỌC CỦA MỌT KHUẨN ĐEN Alphitobius diaperinus
(TENEBRIONIDAE – COLEOPTERA) TRÊN CÁM GÀ VIÊN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Tác giả

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG LIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nông nghiệp ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. TRẦN THỊ THIÊN AN
KS. TĂNG THỊ THANH HƯƠNG

Tháng 08 năm 2012


iii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin tỏ lòng biết ơn vô hạn đến Cha Mẹ, những người thân yêu
trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ, động viên và luôn sát cánh bên con để con có
được như ngày hôm nay.
Trong suốt quá trình học tập, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học cùng
toàn thể các thầy cô trong và ngoài Khoa Nông Học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt bốn năm học tập tại trường.
Xin gửi lòng biết ơn – kính trọng sâu sắc đến cô Trần Thị Thiên An người đã
rất quan tâm, tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt đề
tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến chị Tăng Thị Thanh Hương học viên lớp cao học Bảo Vệ
Thực Vật 2010 đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề

tài này.
Chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Liên Hoa và các anh chị ở Chi Cục Bảo Vệ
Thực Vật Thành Phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình điều tra và thu
thập mẫu.
Cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp DH08BV đã cùng tôi chia sẻ những năm
tháng quý báu trong suốt những năm học tập và đã động viên giúp đỡ tôi trong thời
gian qua.
Do có những hạn chế về mặt thời gian và trang thiết bị nên đề tài không thể
tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, Tháng 08 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Phượng Liên


iv

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học chính của
mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus (Tenebrionidae – Coleoptera) tại Thành phố Hồ
Chí Minh” đã được thực hiện tại một số kho sản xuất thức ăn gia súc ở Tp. Hồ Chí
Minh và phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Học, Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 03/2012 đến tháng 07/2012.
Đề tài nhằm nghiên cứu khả năng gây hại trọng lượng cám gà viên và một số
đặc điểm hình thái, sinh học chính của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus.
Kết quả nghiên cứu về sự gây hại của mọt khuẩn đen Alphitobbius diaperinus gây
ra sự hao hụt trọng lượng của cám gà viên cho thấy thời gian bảo quản càng lâu thì sự
hao hụt trọng lượng hạt càng cao.
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học chính của mọt khuẩn đen
Alphitobius diaperinus trong phòng thí nghiệm cho thấy loài này có vòng đời trên cám

gà viên trung bình là 54,4 ± 2,4 ngày. Khi nuôi trên cám gạo có vòng đời trung bình là
47,3 ± 3,08 ngày, trên cám bắp có vòng đời trung bình là 43,9 ± 3,52 ngày, trên bắp
hạt có vòng đời trung bình là 52,1 ± 4,57 ngày và trên gạo thì trung bình vòng đời mọt
khuẩn đen là 57,8 ± 2,81 ngày. Loại thức ăn mà mọt ưa thích là cám gạo, cám bắp và
cám gà viên .


iv

MỤC LỤC
Trang tựa.......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
Chương1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Yêu cầu..................................................................................................................2
1.4. Giới hạn của đề tài ................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................................3
2.1. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố, gây hại, đặc điểm sinh học và sinh thái của
một số loài mọt khuẩn đen phổ biến. ...........................................................................3
2.1.1. Loài Alphitobius piceus (Tenebrionidae: Coleoptera) ....................................3
2.1.2. Loài Alphitobius diaperinus (Tenebrionidae: Coleoptera) .............................5
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Alphitobius diaperinus .........................9
2.3. Biện pháp phòng trừ ............................................................................................12
2.3.1. Biện pháp vật lý ............................................................................................12

2.3.2. Biện pháp hóa học ........................................................................................13
2.3.3 Biện pháp sinh học .......................................................................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................17
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................17
3.2. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................17
3.3. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm ...........................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18
3.4.1. Phương pháp nhân nuôi mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus..................18
3.4.2. Nghiên cứu khả năng làm hao hụt trọng lượng cám gà dạng viên của mọt
khuẩn đen Alphitobius diaperinus ..........................................................................21


v

3.4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh học chính của mọt
khuẩn đen Alphitobius diaperinus ..........................................................................22
3.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................25
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................26
4.1 Khả năng gây hao hụt trọng lượng cám gà dạng viên của mọt Alphitobius
diaperinus ...................................................................................................................26
Qua bảng 4.1 cho thấy sự hao hụt trọng lượng do mọt khuẩn đen gây ra có sự ...........26
4.2. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và cách gây hại của mọt khuẩn đen
Alphitobius diaperinus ...............................................................................................29
4.2.1 Đặc điểm hình thái của mọt Alphitobius diaperinus .....................................29
4.2.2 Tập quán sinh sống và cách gây hại của mọt Alphitobius diaperinus ...........35
4.3 Đặc điểm sinh học của mọt Alphitobius diaperinus ............................................42
4.3.1 Thời gian phát triển các pha và vòng đời của mọt Alphitobius diaperinus trên
cám gà dạng viên ....................................................................................................42
4.3.2 Tuổi thọ và khả năng sinh sản của mọt Alphitobius diaperinus ....................43
4.3.3 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt Alphitobius diaperinus ...............46

4.3.4 Ảnh hưởng của thức ăn đến sự phát triển của mọt Alphitobius diaperinus ..47
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..........................................................................50
5.1. Kết luận ...............................................................................................................50
5.2. Đề nghị ................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................51
PHỤ LỤC ......................................................................................................................54


vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Tỷ lệ hao hụt trọng lượng cám gà viên do mọt A. diaperinus gây ra ...........26
Bảng 4.2 Một số đặc điểm phân biệt mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus đực và cái
.......................................................................................................................................30
Bảng 4.3 Kích thước các pha cơ thể của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus ..........34
Bảng 4.4 Thời gian phát dục các pha cơ thể và vòng đời mọt Alphitobius diaperinus 43
Bảng 4.5 Khả năng đẻ trứng của mọt Alphitobius diaperinus ......................................44
Bảng 4.6 Khả năng phát triển sau đẻ trứng của mọt Alphitobius diaperinus ...............46
Bảng 4.7 Sự lựa chọn thức ăn của mọt Alphitobius diaperinus ....................................47
Bảng 4.8 Thời gian hoàn thành vòng đời của mọt A.diaperinus trên các loại thức ăn .48


vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang
Hình 2.1. Thành trùng mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus cái (trái) và đực (phải).. 8
Hình 2.2. Đốt bụng cuối mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus đực và con cái ........... 9
Hình 2.3. Đốt chày chân giữa mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus đực và con cái ... 9
Hình 3.1. Hộp thu trứng trong nhân nuôi tạo nguồn mọt khuẩn đen .............................. 19
Hình 3.2. Hộp thu nhộng mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus .................................. 19
Hình 3.3 Kệ bố trí thí nghiệm ....................................................................................... 20
Hình 3.3. Hộp thu trứng trong nghiên cứu vòng đời mọt khuẩn đen A. diaperinus ..... 24
Hình 3.4. Hộp thí nghiệm sự lựa chọn thức ăn của mọt khuẩn đen A.diaperinus ........ 24
Hình 4.1 Phương trình tương quan giữa tỷ lệ trọng lượng cám gà viên hao hụt và số
cặp mọt khuẩn đen thí nghiệm....................................................................................... 28
Hình 4.2 Thành trùng mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus mới vũ hóa ................ 30
Hình 4.3 Râu đầu của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus ......................................... 31
Hình 4.4 Đốt bàn chân của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus đực ...................... 31
Hình 4.5 Mọt khuẩn đen cái (trái) và đực (phải) .......................................................... 31
Hình 4.6 Phần phụ cuối đốt chày của chân mọt khuẩn đen đực (trái) và cái (phải) .... 32
Hình 4.7 Trứng mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus qua các giai đoạn ................. 32
Hình 4.9 Sâu non mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus tuổi 4 đang lột xác ................. 33
Hình 4.10 Sâu non mọt khuẩn đen A. diaperinus từ tuổi 1 đến tuổi 11 ............................. 34
Hình 4.11 Nhộng mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus ............................................ 34
Hình 4.12 Mọt khuẩn đen A. diaperinus trước khi giao phối (trái) và đang giao phối (
phải) ............................................................................................................................... 36
Hình 4.13 Mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus chui rúc các kẽ ẩm ướtđể trú ẩn và đẻ trứng
....................................................................................................................................... 37
Hình 4.15 Vòng đời của mọt A. diaperinus trên cám gà dạng viên .............................. 43
Hình 4.16 Nhịp điệu đẻ trứng của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus .................. 46


viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTV.

Cộng tác viên

LLL

Lần lặp lại

MKĐ

Mọt khuẩn đen

NST

Ngày sau thả

NT

Nghiệm thức

SN

Sâu non


1

Chương1

GIỚI THIỆU
1.1.Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước sản xuất hàng
hóa nông nghiệp phát triển mạnh, hàng năm sản xuất tới 30 triệu tấn ngũ cốc và hàng
trăm ngàn tấn các loại nông sản khác như gạo, bắp, sắn, ….Vì vậy việc bảo quản cần
được quan tâm để tránh tình trạng kho bị côn trùng phá hoại.
Mọt khuẩn đen là một trong những loài gây hại thứ cấp phổ biến trong các kho
nông sản. Hàng năm chúng gây tổn thất hàng trăm tấn lương thực và làm cho nông sản
bị mất phẩm chất như protein, lipit, vitamin bị biến tính, làm cho nông sản có mùi,
màu sắc không bình thường, lây lan nguồn nấm mốc làm dơ hàng hóa trong
kho….phát sinh những độc tố gây hại đến sức khỏe cho người và gia súc. Ngoài ra theo
McAllister và ctv. (1995), Goodwin và Waltman (1996), các loài mọt khuẩn đen là vật chủ
của nhiều ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia cầm như vi rút Gumbor và nhiều loài vi
khuẩn Enterobacter spp., Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Salmonella sp. và sinh
vật đơn bào Eimeria sp. (trích dẫn bởi Alves và ctv., 2006).
Trên thế giới, các nước như Brazil, Bồ Đào Nha đã có nhiều công trình nghiên cứu
về các vấn đề liên quan đến mọt khuẩn đen như đặc điểm sinh học, yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát triển, các biện pháp phòng trừ chúng trong các trại chăn nuôi gia cầm. Mọt
khuẩn đen thường tập trung ở những nơi ẩm thấp có nấm mốc xuất hiện. Điều kiện bảo
quản trong các kho nông sản lâu năm rất thích hợp cho sự phát triển của chúng. Trong
lĩnh vực bảo quản nông sản cũng cần phải đặc biệt chú ý đến khả năng gây hại loài
mọt này, chúng là một trong những nguyên nhân lây lan các nguồn nấm mốc trong kho
vì mọt khuẩn đen ưa sống ở những nơi ẩm thấp có nấm mốc xuất hiện.


2

Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam điều kiện khí hậu nóng ẩm thích hợp cho loài
mọt khuẩn đen này phát triển và gây hại mạnh. Tiến trình phòng trừ mọt khuẩn đen
gây hại nông sản lưu trữ trong kho là một nhiệm vụ quan trọng của công tác bảo quản.

Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện tốt khi có những hiểu biết đầy đủ và chính xác về
đặc điểm sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh gây hại của chúng, từ đó đưa ra biện
pháp quản lý một cách hiệu quả.
Để góp phần giảm tổn thất trong quá trình bảo quản nông sản và có sơ sở khoa học
cho công tác phòng trừ mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus, đề tài: “Nghiên cứu khả
năng gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của mọt khuẩn đen Alphitobius
diaperinus” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài cung cấp số liệu về khả năng gây hại, đặc điểm hình th ái và sinh học của
mọt khuẩn đen (Alphitobius diaperinus) làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây
dựng biện pháp quản lý mọt khuẩn đen hiệu quả trong các kho bảo quản.
1.3. Yêu cầu
- Xác định khả năng gây hao hụt trọng lượng cám gà viên của mọt khuẩn đen
Alphitobius diaperinus.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus.
1.4. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng gây hao hụt trọng lượng cám gà viên và một
số đặc điểm hình thái, sinh học chính của mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus trong
phòng thí nghiệm. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/ 2012 đến tháng 08/ 2012.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố, gây hại, đặc điểm sinh học và sinh thái
của một số loài mọt khuẩn đen phổ biến.
2.1.1. Loài Alphitobius piceus (Tenebrionidae: Coleoptera)
2.1.1.1. Phân bố và tác hại
Theo Trần Văn Mì (2004) mọt khuẩn đen có mặt trên khắp thế giới. Ở nước ta khắp

các vùng đều có mọt này, ở các vùng miền núi, mật độ mọt thường thấp hơn vùng đồng
bằng. Ở trong kho, mọt thường tập trung ở sàn, nền kho, lớp trấu lót kho. Trong các trại
chăn nuôi gà thì chúng lại tập trung ở sàn trong các lớp độn chuồng.
Mọt khuẩn đen Alphitobius piceus ăn hại thóc, gạo, bột mì, ngô, quả khô, dược
liệu, tiêu bản động vật, các chất hữu cơ mục nát, có khi ăn cả xác côn trùng. Mọt khuẩn đen
phát sinh và phát triển mạnh trong nông sản có thủy phần cao, bảo quản lâu ngày và để
nơi ẩm ướt tối tăm (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái, sinh học mọt khuẩn đen Alphitobius piceus
Con trưởng thành mọt khuẩn đen Alphitobius piceus có thân hình bầu dục dài
4,5 mm đến 8 mm, rộng 2,5 mm đến 3 mm, hình bầu dục dài. Toàn thân màu đen nâu
đậm, có ánh bóng. Râu đầu ngắn có 11 đốt, các đốt ngắn, đốt thứ 5 gần như hình trụ, 4 đốt
cuối dạng răng cưa. Đầu hình bán cầu. Ngực trước về phía lưng mép trước hơi cong, ngực
trước và gốc cánh khít lại với nhau. Mép sau ngực trước tiếp giáp rất sát với gốc chân
cánh. Trên cánh cứng có những chấm lõm xếp theo đường chạy dọc. Phần bụng có lông
ngắn màu nâu hồng thưa thớt (Trần Văn Mì, 2004).


4

Trưởng thành mọt khuẩn đen A. piceus thường thích sống tập trung, hoạt động
rất nhanh nhẹn, có tính giả chết, thường hay ăn thịt lẫn nhau hoặc ăn xác côn trùng
khác. Nó thường hay sinh sống và ẩn nấp dưới phên vách, trong trấu lót kho, dưới gầm
kho. Sâu non thường thích ăn các loại bột và lương thực ẩm mốc, bò rất nhanh, có tính
giả chết và tính ăn thịt (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Sau khi vũ hóa 5 đến 7 ngày mọt khuẩn đen A. piceus bắt đầu bắt cặp giao phối đẻ
trứng. Thành trùng đẻ 1 đến 3 lứa trong một năm. Chúng đẻ trứng rải rác trên bề mặt hạt
lương thực, ngũ cốc mỗi chỗ 1 đến 2 trứng hoặc đẻ tập trung ở trong các khe bao, vách kho,
trong các lỗ thủng của hạt, mỗi chỗ 8 đến 64 trứng. Mỗi con cái trung bình đẻ được 115
trứng, thời kỳ đẻ trứng trung bình khoảng 85 ngày. Ở nhiệt độ 32 oC và ẩm độ không khí
cao 100 %, vòng đời mọt khuẩn đen kéo dài khoảng 37 ngày đến 43 ngày, mùa đông khi

nhiệt độ giảm vòng đời kéo dài 49 ngày đến 56 ngày (Nguyễn Thị Chắt, 2006).
Đường kính trứng mọt khuẩn đen từ 1 mm đến 2 mm, hình bầu dục dài, hơi lõm
vào một ít về một phía, màu vàng trắng nhạt (Trần Văn Mì, 2004).
Giai đoạn sâu non của mọt khuẩn đen kéo dài từ 6 đến 11 tuổi, số tuổi mọt non
nhiều hay ít phụ thuộc nhiệt độ môi trường và thức ăn của chúng. Cơ thể mọt non có
hình ống tròn phía bụng bằng phẳng nhưng hơi dẹt, dạng ít chân. Khi đẫy sức dài từ 11
mm đến 13 mm, phía lưng hơi cao lên. Đầu lớn thành hình bán cầu màu đen nâu,
nhưng tại vị trí gần nơi tiếp giáp ngực trước màu vàng nâu. Miệng màu đen nâu. Râu
có 3 đốt, đốt thứ 2 dài nhất, đốt thứ 3 nhỏ. Đốt ngực trước dài nhất và trên lưng của
đốt ngực trước ở chính giữa (chiếm khoảng 2/ 3 đốt) có màu đen nâu, còn mép trước
và mép sau màu đen nâu nhạt, ở giữa màu đen và đen nâu nhạt có chen màu vàng nâu,
phần sau màu đen nâu nhạt. Từ đốt bụng thứ 5 đến đốt bụng cuối cùng, ở phía lưng
của mỗi đốt thì nửa đốt về trước màu đen nâu, nửa đốt về phía sau màu cũng chia làm
2 phần, phần trước màu vàng nâu, phần sau màu đen nâu nhạt. Về phía bụng của sâu
non, từ đốt ngực trước đến đốt bụng thứ 6 màu vàng nâu nhạt, từ đốt bụng thứ 7 đến
đốt bụng cuối cùng màu nâu nhạt. Đốt cuối cùng có một đôi chân giả. Các đốt của sâu
non mọt khuẩn đen đều có lác đác những lông nhỏ màu nâu, nhiều nhất là ở hai bên
của đốt cuối cùng (Trần Văn Mì, 2004).


5

Nhộng mọt khuẩn đen A. piceus dạng nhộng trần, phần đầu và ngực lớn hơn
phần bụng, hai bên đều có lông gai màu đen thưa thớt, có màu nâu nhạt, dài 6 mm đến
8 mm. Bụng có 6 hàng lông gai. Ở dưới cùng đoạn đuôi nhộng cái có 1 cái đuôi phụ
vật mềm nhô ra, nhộng đực thì hình lõm vào như hình máng (Trần Văn Mì, 2004).
2.1.2. Loài Alphitobius diaperinus (Tenebrionidae: Coleoptera)
2.1.2.2. Phân bố và tác hại
Theo Geden và Hogsette (1994), Lambkin (2001) loài A. diaperinus có nguồn
gốc ở vùng cận Sahara, Châu Phi. Dần dần chúng lây lan sang Châu Âu rồi lan đến

vùng Bắc Mỹ (trích dẫn bởi Dunford và Kaufman, 2006). Khi mới xuất hiện, mọt
khuẩn đen tồn tại nhờ ăn trứng và ấu trùng của những sinh vật nhỏ sống trong phân
của dơi hay chim trong các hang động (Gomes, 2000). Sau đó người ta bắt đầu thấy sự
hiện diện của mọt khuẩn đen ở các nơi ẩm ướt trong kho ngũ cốc rồi bắt đầu phát tán
đi nhiều nơi nhờ những con tàu buôn ngũ cốc lậu (Ottesen, 2009). Trong khoảng thời
gian từ 1950 đến 1970, đã có vài báo cáo ghi nhận sự có mặt của mọt khuẩn đen trong
các trang trại chăn nuôi gia cầm và bắt đầu từ đó chúng trở thành dịch hại chính cho
ngành công nghiệp chăn nuôi gà trên thế giới (Goodwin và Waltman, 1996). Ngoài ra,
mọt khuẩn đen còn xuất hiện ở các khu vực chăn nuôi lợn, ngựa (Service
antiparasitaire de bretagne, 2011).
Peck và Thomas (1998) cũng đã tìm thấy mọt khuẩn đen ở các tiểu bang
Alachua, Broward, Charlotte, Clay, Dade, Hillsborough, Indian River, Manatee, Marion,
Orange, Pasco, Pinellas, Polk, Putnam và Volusia của Florida (trích dẫn bởi Dunford và
Kaufman, 2006).
Ở miền đông Hoa Kỳ (phía đông của sông Mississippi) loài mọt này hiện diện ở các
vùng như phía Bắc Carolina, phía Tây Virginia (Castrillo và Brooks, 1998). Ngoài ra,
Geden và Steinkraus (2003) còn tìm thấy mọt khuẩn đen ở Virginia. Năm 2005, Kaufman
và cộng sự tìm thấy A. diaperinus ở vùng Maine. Dunford và Young (2004) thấy sự hiện
diện của loài A. diaperinus ở các vùng như Georgia, Indiana, Michigan, New York, Ohio và
Wisconsin ( trích dẫn bởi Dunford và Kaufman, 2006). Ngoài ra A. diaperinus sống nhiều
nhất trong các trại chăn nuôi gà thịt ở tại Brazil. Loài mọt khuẩn đen này xuất hiện


6

xuyên suốt trong các trại chăn nuôi gà là do sự tích lũy phân gà lâu dài ở nền chuồng
đã tạo ra ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển (Stafford và Collison,
1987). Theo Harding và Bissell (1958), Steelman (1996) ấu trùng và cả trưởng thành mọt
khuẩn đen A. diaperinus đều sinh sống trong phân và rác thải ở các khu vực có thức ăn
chăn nuôi rơi vãi trong các trại chăn nuôi gia cầm (trích dẫn bởi Rice và Lambkin, 2009).

Mọt khuẩn đen ăn các loại hạt ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, gạo, bột yến mạch,
đậu nành và đậu phộng (Hosen và ctv., 2004). Ngoài ra còn có hạt lanh, hạt bông, các sản
phẩm của hạt có dầu, thuốc lá (trích dẫn bởi Dunford và Kaufman, 2006).
Mọt khuẩn đen là loài dịch hại thứ cấp trong các kho lương thực (Rezende và ctv.,
2009) và gây tác hại nghiêm trọng trên các sản phẩm đã bị phá hại bởi những tác nhân
khác, đặc biệt là nấm mốc (Dunford và Kaufman, 2006).
Phổ thức ăn của mọt khuẩn đen rất rộng, chúng gây hại trên nhiều nông sản bảo
quản trong kho như gạo, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, đậu phộng, hạt bông, thuốc lá, thức
ăn gia cầm (Hosen và ctv., 2004), thực vật khô, cà phê, cỏ khô, thực phẩm, khoai môn
(Archibald và Chalmers, 1983).
Mọt khuẩn đen A. diaperinus còn là nhân tố gây ra sự lây truyền nấm mốc trong
kho (Magro và ctv., 2006), làm cho sản phẩm lưu trữ có mùi bất thường giảm giá trị
thương phẩm (Canadian Grain Commission, 2009).
Theo McAllister và ctv. (1995), Goodwin và Waltman (1996) thì A. diaperinus là môi
giới truyền bệnh ở gia cầm như bệnh vi rút Gumbor, vi khuẩn Enterobacter spp., Klebsiella
pneumoniae, Escherichia coli, Salmonella sp.và các sinh vật đơn bào Eimeria sp., (trích dẫn bởi
Alves và ctv, 2006).
Alphitobius diaperinus được coi là một loại dịch hại quan trọng trong ngành
chăn nuôi gia cầm, chúng còn gây bệnh đường ruột cho cá tra làm cho cá giảm khả
năng chuyển hóa thức ăn ảnh hưởng đến sự tăng trọng lượng của cá và là môi giới lây
truyền bệnh cho các loài chim (Barbosa, 2011). Mọt khuẩn đen ăn cả xác thối động
vật, lông thú và da ( Stafford và ctv., 1988).


7

Theo Turner (1986) mọt khuẩn đen A. diaperinus còn phá hủy hệ thống cách
nhiệt trong trại nuôi gia cầm khi chúng đục lỗ tìm chỗ hóa nhộng làm cho đàn gà trở
nên biếng ăn dẫn đến sụt giảm trọng lượng và sản lượng trứng (trích dẫn bởi Rezende
và ctv., 2009). Khi con người tiếp xúc trực tiếp với dịch của A. diaperinus tiết ra

chống lại kẻ thù khi bị tấn công sẽ gây bệnh hen suyễn, đau đầu, viêm da, dị ứng phù
mạch, viêm mũi, ban đỏ và hình thành các nốt sần đỏ, viêm kết mạc và loét giác mạc
do trong dịch tiết có chứa benzoquinone. Ngoài ra theo Ladisch (1965), Phillips và
Burkholder (1984) benzoquinone có thể gây ra ung thư (trích dẫn bởi Dunford và
Kaufman, 2006).
2.1.2.3. Đặc điểm hình thái, sinh học mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus
Thành trùng mọt khuẩn đen A. diaperinus có thân hình bầu dục lớn. Toàn thân
màu đen hoặc nâu đen và có ánh bóng, mặt bụng màu nâu đỏ, màu sắc có thể thay đổi
theo tuổi của mọt khuẩn đen. Đầu mọt khuẩn đen không có gờ ở phía trước, có rãnh
riêng biệt để phân biệt phần đầu và phần thân, bề mặt có nhiều lổ chấm nhỏ xếp không
đều nhau. Râu ngắn được che phủ bởi nhiều lông màu vàng nhạt, với phần phía cuối
râu nhạt màu hơn. Đốt ngực phụ có chiều rộng bằng chiều dài, nhỏ dần từ gốc đến
đỉnh, mép ngực trước không cong ôm lấy đầu và không tạo góc vuông với hai mép
(Dunford và Kaufman, 2006). Miệng mọt khuẩn đen A. diaperinus thuộc kiểu miệng
gặm nhai (Bayer, 2011). Bề mặt cánh mọt khuẩn đen không trơn láng mà có những
đường vân song song nhau, trên các vân có các chấm tròn nhỏ liên tục nhau (Service
antiparasitaire de bretagne, 2011).
Theo Dunford và Kaufman (2006) cả hai giai đoạn ấu trùng và trưởng thành
mọt khuẩn đen A. diaperinus chủ yếu hoạt động về đêm và hoàng hôn là thời điểm mà
chúng gây hại mạnh nhất. Trong kho chúng tập trung dưới nền tại các nơi tối tăm ẩm
ướt, trên ngũ cốc hư hỏng, ẩm mốc. Ngoài ra, chúng còn tập trung ở các thùng, bao bì
chứa thức ăn gia súc cũ, các loại ngũ cốc trong kho (Ottesen và ctv., 1997).
Mọt trưởng thành có thể sống vài tháng đến một năm và con cái có khả năng đẻ
4 trứng/ ngày và khoảng 110 trứng/ tháng cho đến khi chết (Preiss và Davidson, 1968).


8

Trứng mọt khuẩn đen thường đẻ thành cụm (Ottesen và ctv., 1997) vào các khe kẽ
trong kho hay trong các vỏ ngũ cốc (Turner, 1986).

Theo Weaver (1996) ta có thể xác định tuổi của sâu non mọt khuẩn đen A.
diaperinus qua chiều dài của chúng. Theo Wilson và Miner (1969), ấu trùng mọt
khuẩn đen trải qua 8 lần lột xác trước khi vũ hóa nhưng chúng lại có 11 lần lột xác
ở nhiệt độ 15,5oC tuy nhiên ở nhiệt độ 26,6oC có 9 lần lột xác. Điều này cho thấy ở
nhiệt độ càng thấp thì mọt khuẩn đen A. diaperinus lột xác nhiều lần và khoảng
cách giữa các đốt trên cơ thể càng ngắn (trích dẫn bởi Francisco và Prado, 2001).
Theo Spilman (1968), Ichinose và ctv (1980), Lê và Letenneur (1983), Vaughan và
ctv (1984), Turner (1986), Despins và ctv (1987), ấu trùng tuổi cuối của mọt khuẩn đen
đục lỗ trong các bức tường của nhà kho để chui vào đó hóa nhộng ( trích dẫn bởi Pfeiffer
và ctv., 1991).
Nhộng mọt khuẩn đen A. diaperinus có dạng trần, có màu vàng kem, dài chừng
6 đến 8 mm với đôi chân giấu bên trong cơ thể (Dunford và Kaufman, 2006).

Hình 2.1. Thành trùng mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus cái (trái) và đực (phải)


9

Hình 2.2. Đốt bụng cuối mọt khuẩn đen Alphitobius diaperinus đực và con cái
(Nguồn: Bousquet và ctv., 1990)

Hình 2.3. Đốt chày chân ngực giữa mọt khuẩn đen A. diaperinus đực và con cái
(Nguồn: Bousquet và ctv., 1990)
2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mọt Alphitobius diaperinus
Trong các yếu tố tác động đến sự phát sinh gây hại của mọt khuẩn đen thì nhiệt
độ là yếu tố chính và có tác động lớn nhất. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như loại
thức ăn, chất lượng thức ăn, ẩm độ và các vi sinh vật khác trong môi trường (Rueda và
Axetell, 1996).
Voris và ctv. (1994) cho rằng quần thể mọt khuẩn đen trong trại nuôi gà mái ấp
trứng ở Califonia biến động theo nhiệt độ và theo mùa. Sự phát sinh quần thể sẽ gia

tăng khi nhiệt độ tăng cao.
Vào mùa thu sự phá hại của loài mọt này thấp hơn so với các mùa khác. Vào
mùa đông và mùa xuân sự phá hoại gần như nhau và gây hại nặng nhất là trong mùa hè
(Voris và ctv., 1994).


10

Vòng đời mọt khuẩn đen phụ thuộc khá nhiều vào nhiệt độ và độ ẩm (Dunford
và Kaufman, 2006). Ở 32oC và độ ẩm 100% thời gian vòng đời của mọt là 37 ngày (Vũ
Quốc Trung, 1978). Ở khoảng nhiệt độ 25 - 35oC , độ ẩm 80 đến 90%, vòng đời khoảng
35 ngày (Canadian Grain Commission, 2009). Ở độ ẩm 60% và nhiệt độ 20oC thì vòng
đời mọt khuẩn đen là 165 ngày; ở nhiệt độ 21oC vòng đời 60 - 85 ngày. Ở 32 oC vòng đời
46 ngày (Cevasa, 2011), 133 ngày ở 20oC, 27 ngày ở 30oC (Service antiparasitaire de
bretagne, 2011), 89 ngày ở 22oC, 29 ngày ở 33oC và 26 ngày ở 31°C (Chernaki và
Almeida, 2001). Ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm 70% mọt A. diaperinus sống được 100 ngày
(Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 2, 1999), ở nhiệt độ 21 - 40oC thành trùng có thể sống đến
400 ngày (Canadian Grain Commission, 2009). Rueda và Axtell (1996) cho rằng giai
đoạn từ trứng đến trưởng thành mất 29 ngày ở 35oC và 134 ngày ở 20oC và mọt khuẩn
đen phát triển tốt nhất ở 31°C, thành trùng sẽ đẻ trứng sớm hơn nếu nhiệt độ tăng lên
35ºC và 38ºC (trích dẫn bởi Watson, 2003).
Điều kiện lý tưởng cho mọt khuẩn đen phát triển là nhiệt độ 32oC và ẩm độ 55% thì
thời gian vòng đời của mọt là 35 ngày (Rice và Lambkin, 2009). Năm 1969, Wilson và
Miner đã xác định rằng ở nhiệt độ 32oC thích hợp cho sự phát triển của mọt khuẩn đen
và Preiss và Davidson (1968) thì cho là ẩm độ 70% là điều kiện tối ưu nhất cho loài mọt
này phát triển (trích dẫn bởi Rice và Lambkin, 2009).
Trong các trại nuôi gà thường thì nhiệt độ ở khoảng 25oC đến 30°C kéo dài
trong suốt thời gian nuôi gần 50 ngày nên đủ thời gian cho loài mọt khuẩn đen
hoàn thành chu kỳ sống của chúng và gây hại mạnh (Erichsen và Jespersen, 1997,
Salin và ctv., 2000).

Trưởng thành mọt khuẩn đen thường hay trú ẩn ở những nơi đất thấp ẩm độ đất cao.
Trong khi đó giai đoạn ấu trùng và nhộng của loài mọt này thì không yêu cầu nơi có ẩm độ
(Salin và ctv., 2000).
Mọt cái chỉ đẻ trứng nơi có độ ẩm ≥ 70% (Service antiparasitaire de bretagne,
2011). Ở 32oC, mỗi ngày mọt cái đẻ được 6 trứng, nhưng ở 38oC chúng chỉ đẻ được 4
trứng và ở 16oC mọt khuẩn đen chỉ có thể đẻ được 1 trứng mỗi ngày (Robinson, 2005).


11

Ở nhiệt độ 25oC, độ ẩm 70% chúng đẻ khoảng 1000 trứng (Chi cục Bảo vệ thực vật
vùng 2, 1999).
Thời gian pha trứng từ 3 đến 10 ngày, tỉ lệ trứng nở lớn nhất là 89% ở 32oC,
80% ở 16oC và 77% ở 38oC (Robinson, 2005). Giai đoạn trứng kéo dài 127 ngày ở
20oC, 26 ngày ở 30oC, 24 ngày ở 38oC (Rueda và Axetell, 1996), 18 ngày ở 18oC và 3
ngày ở 32 – 34oC (Robinson, 2005).
Từ giai đoạn trứng cho đến khi xuất hiện thành trùng là 165 ngày ở 20oC, 38
ngày ở 30oC (Service antiparasitaire de bretagne, 2011), 42 ngày ở 38oC, 97 ngày ở
15,6oC (Robinson, 2005). Ở 32oC thời kỳ sâu non 30 ngày, ở 21oC và 39oC là 45 ngày. Tỷ
lệ sâu non sống sót cao nhất là 60% ở 32oC, 52% ở 38oC và 27% ở 16oC (Robinson,
2005). Ở nhiệt độ 32 – 36oC giai đoạn nhộng mất 4 ngày, ở 18 – 24oC mất 8 ngày
(Canadian Grain Commission, 2009).
Độ ẩm thích hợp cho thành trùng phát triển là 70% (Service antiparasitaire de
bretagne, 2011). Tuy nhiên, sâu non cần độ ẩm cao hơn 80% (Silva, 2005). Ngoài tự
nhiên, chúng chỉ tập trung ở các đám phân có độ ẩm từ 30 đến 40%, ở độ ẩm ít hơn 20%
hoặc lớn hơn 50% chúng sẽ không xuất hiện (Ottesen và ctv., 1997). Trong điều kiện
khô hạn mọt khuẩn đen hạn chế hoạt động đến mức tối đa để làm giảm sự thoát hơi
nước đến mức thấp nhất (Renault và Coray, 2004). Mọt khuẩn đen nhanh chóng chết
trong điều kiện khô hạn khi mất hơn 50% lượng nước trong cơ thể. Mọt cái có khả năng
chịu khô hạn cao hơn do có lượng nước ban đầu và kích thước cơ thể lớn hơn. Trung

bình mọt đực chết khi mất đi 54,8% lượng nước còn mọt cái là mất 58,9% lượng nước
trong cơ thể.
Ngoài ra, yếu tố thức ăn cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng và phát triển của mọt khuẩn đen, nguyên nhân chủ yếu là do giá trị
dinh dưỡng của chúng. Theo nghiên cứu của Hosen và ctv. (2004) đối với thức ăn là các
loại bột ngũ cốc thì sự phát triển của sâu non từ tuổi 3 trở đi bị chậm lại và làm giảm đáng
kể sự sinh trưởng phát triển của mọt khuẩn đen, cụ thể là làm giảm tỉ lệ làm nhộng, tỉ lệ
vũ hóa; kéo dài thời gian của các pha cơ thể; giảm kích thước và số lượng trứng.


12

Vòng đời mọt khuẩn đen dài ngắn cũng phụ thuộc vào loại thức ăn, khi thức ăn là
bắp hạt vòng đời là 75 ngày và 76,5 ngày nếu nuôi với thức ăn là bã đậu nành (Nguyễn Thị
Chắt, 2006). Vòng đời mọt khuẩn đen dài ngắn còn tùy theo mùa trong năm và theo thức
ăn. Vào mùa hè, đối với thức ăn là gạo thì thời gian vòng đời của mọt là 37 ngày, ngô hạt
là 40 ngày, bột mì là 35 ngày, thóc là 43 ngày và vòng đời chúng sẽ kéo dài hơn khi sang
mùa đông cụ thể là mất 49 ngày khi thức ăn là gạo, 54 ngày đối với ngô hạt, 50 ngày ở bột
mì và 56 ngày cho thóc (Vũ Quốc Trung, 1978).
2.3. Biện pháp phòng trừ
2.3.1. Biện pháp vật lý
Theo Watson (2003) thì nếu sử dụng 90,7 kg nước vôi ngâm/ 93 m2 sẽ làm chết
59,1% ấu trùng và 24,6% trưởng thành. Ngoài ra, biện pháp xử lý vôi trong các trang
trại gia cầm cũng đã được thử nghiệm bởi Watson và ctv vào năm 2003, bước đầu cũng
cho hiệu quả khả quan, tuy nhiên vẫn chưa có ứng dụng trong thực tế. Các liều lượng
xử lý lần lượt là 22,6 kg, 54,4 kg, 56,7 kg, 90,7 kg vôi bột trên 93 m2 diện tích trong
chuồng gà. Kết quả thu được như sau,trong tất cả các nghiệm thức, tỉ lệ sâu non chết
nhiều hơn so với thành trùng và nghiệm thức sử dụng tỷ lệ 90,7 kg vôi bột/ 93 m2 cho
hiệu quả cao nhất vì gây chết 59,1% sâu non và 24,6% thành trùng.
Theo Calderon và ctv. (1985) và Faruki (1993) thì tia UV có tiềm năng cho việc

kiểm soát mọt khuẩn đen (trích dẫn bởi Mahmuda Begum và ctv., 2007). Nếu cho trứng
mọt khuẩn đen tiếp xúc với tia UV trong 8 phút sẽ kiểm soát được toàn bộ sự sinh sản của
quần thể A. diaperinus (Calderon và ctv., 1985; Faruki và Khan, 1993).
Năm 2007, Begum và ctv. công bố kết quả nghiên cứu về việc kết hợp chiếu xạ
tia UV với biện pháp sử dụng chất điều hòa sinh trưởng côn trùng. Liều lượng chiếu xạ
tối ưu là bước sóng 254 nm trong thời gian 2 đến 4 phút, sau đó cho sâu non ăn thức ăn
có chứa triflumuron ở liều thấp (1 x 10 - 3 mg/kg). Sự kết hợp này có tác dụng giảm tỷ
lệ trứng nở, tỷ lệ làm nhộng của sâu non trong thời gian 9 tháng.
Căn cứ vào giới hạn nhiệt độ của mọt khuẩn đen nên đã có nhiều thử nghiệm về
sử dụng nhiệt độ thấp trong kiểm soát chúng. Kết quả cho thấy biện pháp cho khí lạnh tràn


13

vào kho trong thời gian một tuần hoặc nhiều hơn có thể giúp tiêu diệt mọt khuẩn đen
(Dunford và Kaufman, 2006).
Năm 2004, Hosen và ctv. đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại bột
ngũ cốc đến vòng đời của mọt khuẩn đen. Kết quả cho thấy các loại bột ngũ cốc làm
chậm sự phát triển của sâu non từ tuổi 3 trở đi, làm giảm tỉ lệ làm nhộng, tỉ lệ vũ hóa;
kéo dài thời gian của từng giai đoạn; làm giảm khả năng sinh sản, giảm kích thước và
số lượng trứng (Hosen và ctv., 2004). Chính vì vậy, Hosen và ctv. đề xuất phương
pháp thay đổi luân phiên bột ngũ cốc với các sản phẫm lưu trữ khác nhằm làm giảm
mức độ gây hại của mọt khuẩn đen.
Năm 2006, Alves và ctv. đã tiến hành thí nghiệm cho trộn đá trầm tích vào thức
ăn gia cầm và trong lớp chất độn ở chuồng gà với liều lượng 1,2 – 3 g/ 1 kg thức ăn và
86 – 172 g/1 m2 chất độn. Nghiệm thức được thực hiện trong thời gian 10 ngày với điều
kiện nhiệt độ từ 26 đến 32oC. Sau thời gian thí nghiệm, tỉ lệ gây chết thành trùng mọt
khuẩn đen thu được là 49,1% ở liều lượng phối trộn 86 g/ 1 m2 và gây chết 78,1% với
liều lượng 172 g/1 m2. Kết quả này được đánh giá là khá khả quan và đã mở ra một
phương hướng mới an toàn cho con người trong việc kiểm soát mọt khuẩn đen A.

diaperinus trong các trang trại gia cầm (Alves và ctv., 2006).
Ngoài các biện pháp kể trên, thì theo Steelman (1996) có thể kiểm soát mọt khuẩn
đen trong trại chăn nuôi gia cầm bằng cách thường xuyên làm sạch trại nuôi, loại bỏ rác
sau khi xuất bán gà thịt (trích dẫn bởi Rezende và ctv., 2009).
2.3.2. Biện pháp hóa học
Theo Thomas và Bhatnagar Thomas (1968) và Fox (1990), nhóm chất điều hòa
tăng trưởng côn trùng IGRS có thể sử dụng để kiểm soát quần thể A. diaperinus.
Hai chế phẩm Tempo Ultra SC (Pyrethroid) và Talstar WP kiểm soát được
khoảng 20% trưởng thành, miticide làm tê liệt mọt trưởng thành sau 4 giờ, Tempo Ultra
SC và Talstar WP có tác dụng diệt trừ mọt ở cả 2 pha mọt non và mọt trưởng thành
(Tomberlin, 2008).


14

Vào cuối những năm 1990, có các loại thuốc cyfluthrin và fenitrothion được
dùng để kiểm soát mọt khuẩn đen trong trại nuôi gà (Lambkin, 2005; Lambkin và Rice,
2006). Để phòng trừ mọt khuẩn đen A. diaperinus Iodofenphos SC, Iodofenphos WP,
fenitrothion và permethrin đã được sử dụng ở Vương quốc Anh (Wakefield, 1991;
Cogan và ctv,1996), cũng như cyfluthrin được dùng ở phía nam Australia (Lambkin,
2005; Rice, 2006).
Vaughan và Turner đã kiểm tra một số loại thuốc trừ sâu tại vùng Virginia ( Mỹ) và
các tác giả này nhận thấy tetrachlorvinphos có hiệu quả cao phòng trừ mọt khuẩn đen hơn
fieldcollected (Hamm và ctv, 2006).
Theo Ahmad (1998), việc sử dụng thuốc trừ sâu để kiểm soát mọt khuẩn đen có hiệu
quả thấp vì ấu trùng loài mọt này trú ẩn sâu trong phân, rác thải trong trại nuôi gia cầm mà
thuốc trừ sâu chỉ có thể xử lý trên bề mặt (được trích dẫn bởi Rezende và ctv., 2009).
Tại Pakistan, năm 1998 Tabassum và ctv. đã thử nghiệm sử dụng hai hoạt chất
Fenpropathrin và Neem Formulation (RB–a+PBO+Tx–100) trên thành trùng mọt khuẩn
đen. Kết quả cho thấy hoạt chất neem formulation có thể làm chết 70 % mọt đem thí

nghiệm nếu sử dụng liều lượng 117,8 μg/ cm2, hoạt chất Fenpropathrin làm chết 88 %
thành trùng với liều lượng 1,96 μg/ cm2. Ngoài ra, gần đây cũng đã nhiều hoạt chất mới
đã đưa vào sử dụng trong phòng trừ mọt khuẩn đen như spinosad và bifenthrin
(Tomberlin và ctv, 2008).
Năm 2005, Kamruzzaman và ctv. công bố kết quả thử nghiệm tác động của các
chất độc thực vật từ lá, hạt giống và vỏ các loại cây bìm bìm (Ipomoea fistulosa), cây cà
độc dược (Datura fastuosa), bạch đàn (Eucalyptus citridora), Helitropium indicum, cây
lưỡi rắn (Hedyotis corymbosa), cây trao tráo (Sapium indicum). Kết quả cho thấy tất cả
các hoạt chất đều có hiệu quả kiểm soát mọt khuẩn đen A. diaperinus, trong đó dịch
chiết trích từ cây trao tráo có hiệu quả cao nhất và chiết xuất từ hạt giống có hiệu quả hơn
chiết xuất từ lá. Năm 2011, Walldorf và ctv. báo cáo tỉ lệ pha loãng tối ưu của dịch chiết
từ hạt cây neem trong quản lý mọt khuẩn đen là 1 : 33 cho kết quả tốt nhất vì làm chết
cả sâu non lẫn thành trùng.


15

2.3.3 Biện pháp sinh học
Năm 1994, Apuya và ctv. đã nghiên cứu về việc sử dụng động vật nguyên sinh
trong việc quản lý mọt khuẩn đen và cho thấy hiệu quả khá khả quan. Tại Brazin có 2
loài nhện ăn thịt thành trùng mọt khuẩn đen. Chúng được đề xuất sử dụng kết hợp với
các tác nhân sinh học khác để quản lý mọt khuẩn đen (Rossi và Godoy, 2005). Ngoài ra,
còn có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng vi khuẩn Bacillus thuringiensis để kiểm soát
mọt khuẩn đen cũng mang lại nhiều hiệu quả (Monnerat, 2011).
Các chất điều hòa tăng trưởng côn trùng đã được thử nghiệm là chlorfluazuron,
triflumuron, diflubenzuron, lufenuron, methoxyfenozide, hexafluron, UC84572. Năm
1996, Weaver thực hiện nghiên cứu về khả năng kiểm soát mọt khuẩn đen của 2 hoạt
chất pyrethroid, cyfluthrin và ba chất điều hòa tăng trưởng côn trùng hexafluron,
triClumuron và UC84572 để quản lý mọt khuẩn đen. Kết quả khá khả quan vì các hoạt
trên đều có khả năng làm giảm 95 – 100% mọt khuẩn đen sau 42 ngày xử lý. Năm

2006, Chernaki-Leffer và ctv. khảo sát khả năng kiểm soát mọt khuẩn đen của các hoạt
chất chlorfluazuron, triflumuron, diflubenzuron, lufenuron và methoxyfenozide và ông
rút ra kết luận 3 chất điều hòa tăng trưởng clorfluazurom, lufenurom và triflumurom
cũng có tiềm năng cao trong quản lý mọt khuẩn đen (Chernaki Leffer và ctv., 2006).
Năm 2009, Bartelt và ctv. tiến hành phân tích, nghiên cứu các pheromone mọt
khuẩn đen tiết ra nhằm tìm ra phương hướng mới trong việc quản lý chúng. Kết quả
phân tích cho thấy thành trùng của mọt đực A. diaperinus tiết ra 5 loại pheromone
nhưng chưa thu được pheromone do thành trùng cái tiết ra. Khi phối trộn cả 5 loại
pheromon mọt đực A. diaperinus lại với nhau sẽ được một hợp chất có khả năng hấp
dẫn cả mọt đực lẫn mọt cái. Do đó, Bartel và ctv. đề xuất ứng dụng khả năng dẫn dụ
trưởng thành mọt A. diaperinus của hợp chất trên để tạo các bẫy thu bắt mọt khuẩn đen.
Mọt khuẩn đen A. diaperinus là trung gian truyền bệnh của nhiều loài vi sinh vật
như virus, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, plathyhelminths (Despins và ctv., 1994)
Theo Alves và ctv. (2005), tuyến trùng Steinernematid được sử dụng để quản
lý mọt khuẩn đen. Năm 2003, Pezowicz công bố kết quả nghiên cứu về sử dụng các loài
tuyến trùng thuộc 2 giống Steinernematidae và Heterorhabditidae trong kiểm soát mọt


16

khuẩn đen, kết quả cho thấy các loài tuyến trùng mang lại hiệu quả tốt nhất là S.
carpocapsae, S. affine, H. riobrave, H. indica.
Ngoài ra, tảo cát và bột hóa thạch silicat có thể kiểm soát được mọt khuẩn đen
do chúng có khả năng bào mòn lớp kitin bên ngoài da côn trùng làm chúng bị mất nước
dẫn đến chết (Alves và ctv., 2005).
Năm 2011, Barbosa và ctv. tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng kiểm soát
Alphitobius diaperinus trong phòng thí nghiệm với 3 chủng nấm Metarhyzium anisopliae
UFGD 21, Metarhyzium anisopliae IBCB 425, Metarhyzium anisopliae IBCB 348. Nồng độ
ông sử dụng với 3 chủng nấm này là 1 x 109 bào tử/ ml. Sau 96 giờ thì số thành trùng bị chết
khi sử dụng các chủng nấm M. anisopliae UFGD 21, M. anisopliae IBCB 425, M. anisopliae

IBCB 348 tương ứng là 48,93%, 40,42%, 36,17% .
Trong thử nghiệm của Rezende và ctv. (2009), Beauveria bassiana sử dụng ở
nồng độ 107 bào tử/ 1ml có khả năng kiểm soát được 95% mọt trưởng thành và 62,5%
mọt non.Theo Batista và ctv.(2003), B. bassiana với nồng độ 109 bào tử/ 1ml có 17%
mọt non và 29 % mọt trưởng thành bị chết. Steinkraus (2003) thấy có 60 % đến 90 % ấu
trùng bị chết khi sử dụng chủng nấm B.basisna (trích dẫn bởi Rezende, 2009).
Đối với nấm Beauveria bassiana, kết quả nghiên cứu cho thấy mọt non dễ
nhiễm bệnh nấm hơn mọt trưởng thành (Boucias và Pendland, 1998). Nguyên nhân có
thể do mọt non không có lớp vỏ kitin cứng chắc bảo vệ (Boucias và Pendland, 1998).
Năm 2003, Geden và Steinkraus thử nghiệm của tác động của 3 loài nấm bệnh
Cladosporium sp., Trichoderma sp. và B. bassiana cho thấy chủng nấm B. bassiana có
khả năng làm chết 60 – 90% mọt non trong điều kiện thí nghiệm. Nấm Cladosporium sp. chỉ
gây chết 2,5% mọt non và không gây hại trên mọt trưởng thành. Loài nấm Trichoderma sp.
chỉ gây chết 7,5% sâu non và cũng không gây hại trên mọt trưởng thành.


×