Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HOM VÀ GIỐNG ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA 4 GIỐNG TIÊU TRONG NHÂN GIỐNG BẰNG HOM, VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012, TẠI THÔN THIÊN AN, XÃ IA BLỨ, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HOM VÀ GIỐNG ĐẾN KHẢ
NĂNG RA RỄ CỦA 4 GIỐNG TIÊU TRONG NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM, VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012, TẠI THÔN THIÊN AN,
XÃ IA BLỨ, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VIẾT BÌNH
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2008 – 2012

Tháng 07/2012


i

ẢNH HƯỞNG CỦA QUY CÁCH HOM VÀ GIỐNG ĐẾN KHẢ
NĂNG RA RỄ CỦA 4 GIỐNG TIÊU TRONG NHÂN GIỐNG
BẰNG HOM, VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012, TẠI THÔN THIÊN AN,
XÃ IA BLỨ, HUYỆN CHƯ PƯH, TỈNH GIA LAI

Tác giả
NGUYỄN VIẾT BÌNH

Khóa luận được để trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành NÔNG HỌC

Giáo viên hướng dẫn:


PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG

Tháng 07/2012


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn:
Cha Mẹ và gia đình đã luôn động viên, hỗ trợ về tinh thần, vật chất và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất cho con.
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể quý Thầy Cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học.
Lòng biết ơn chân thành gửi đến Thầy Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong gia đình cùng tất cả bạn bè
trong lớp DH08NHGL và ngoài lớp đã động viên, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài trong thời gian qua.
Gia Lai, tháng 07 năm 2012

NGUYỄN VIẾT BÌNH


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của quy cách hom và giống đến khả năng ra rễ của 4 giống
tiêu trong nhân giống bằng hom, vụ xuân hè năm 2012, tại thôn Thiên An, xã Ia Blứ,
huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai”. Mục tiêu đề tài: Đánh giá khả năng sống và sinh

trưởng của hom tiêu với các quy cách hom và các giống khác nhau, từ đó chọn ra
giống tốt nhất và mắt tiêu thích hợp nhất để nhân giống và trồng.Tuyển chọn giống
tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe có sức sống cao, chon ra quy cách hom thích hợp
để ươm, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Gia Lai.
Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD, lô
phụ ( Split plot ), 3 lần lặp lại.
Trong đó:
Lô chính: 3 chế độ che phủ là B1: 2 mắt, B2: 3 mắt, B3: 4 mắt.
Lô phụ: 4 giống tiêu A1: Vĩnh Linh 1, A2: Lộc Ninh, A3: Phú Quốc, A4: Vĩnh
Linh 2.
Số nghiệm thức: 12
Kích thước ô: 20 bầu/ô với 2 cây/bầu.
Kích thước thí nghiệm: 20 bầu/ô *36 ô = 720 bầu.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Giống tiêu Vĩnh Linh 1 và dạng hom tiêu 2 mắt là thích hợp nhất với điều kiện
sinh thái của xã Ia Blứ huyện Chư Pưh.


iv

MỤC LỤC
Trang tựa........................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii 
TÓM TẮT....................................................................................................................iii 
MỤC LỤC ................................................................................................................... iv 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................viii 
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... ix 
Chương 1 ...................................................................................................................... 1 
GIỚI THIỆU................................................................................................................. 1 

1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1 
1.2. Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 1 
1.2.1. Mục đích...................................................................................................... 1 
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................ 2 
Chương 2 ...................................................................................................................... 3 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................. 3 
2.1 Sơ lược về cây tiêu.............................................................................................. 3 
2.2 Giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng ................................................................... 3 
2.2.1. Giá trị kinh tế .............................................................................................. 3 
2.2.2. Giá trị dinh dưỡng và công dụng ................................................................ 4 
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu .................................................................... 4 
2.3.1. Rễ tiêu ......................................................................................................... 4 
2.3.2. Thân............................................................................................................. 5 
2.3.3. Cành ............................................................................................................ 5 
2.3.4. Lá................................................................................................................. 6 
2.3.5. Hoa .............................................................................................................. 6 
2.3.6. Trái .............................................................................................................. 7 
2.4 Sinh thái của cây tiêu .......................................................................................... 7 
2.5 Giống và phương thức nhân giống .................................................................... 8 


v

2.5.1. Giống........................................................................................................... 8 
2.5.2. Phương thức nhân giống ............................................................................. 8 
2.5.2.1. Nhân giống bằng dây chính (thân chính) ............................................. 9 
2.5.2.2. Nhân giống bằng cành lươn ................................................................. 9 
2.5.2.3. Nhân giống bằng cành tược................................................................ 10 
2.5.2.4. Chiết cành........................................................................................... 10 
2.6 Đất đai............................................................................................................... 10 

2.7 Thời vụ nhân giống........................................................................................... 11 
2.8 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới và trong nước.......................................... 11 
2.8.1. Trên thế giới.............................................................................................. 11 
2.8.2 Trong nước................................................................................................. 13 
Chương 3 .................................................................................................................... 14 
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 14 
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ............................................................. 14 
3.2 Điều kiện tự nhiên và địa bàn làm đề tài .......................................................... 14 
3.2.1. Điều kiện đất đai ....................................................................................... 14 
3.2.2. Điều kiện khí hậu ...................................................................................... 14 
3.3 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 15 
3.4 Nội dung thí nghiệm ......................................................................................... 15 
3.5. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 15 
3.5.1. Phương tiện ............................................................................................... 15 
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 16 
3.5.3. Bố trí thí nghiệm và nghiệm thức ............................................................. 16 
3.5.4. Thu thập số liệu và chỉ tiêu theo dõi ......................................................... 17 
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 18 
Chương 4 .................................................................................................................... 19 
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................................... 19 
4.1 Kết quả .............................................................................................................. 19 
4.1.1 Tỷ lệ ra rễ của các nghiệm thức ................................................................. 19 
4.1.2 Chiều dài rễ của các nghiệm thức thí nghiệm............................................ 20 
4.1.3 Số rễ ở các nghiệm thức............................................................................. 21 


vi

4.1.4 Tỷ lệ sống của các nghiệm thức................................................................. 23 
4.1.5 Tỷ lệ nảy chồi............................................................................................. 25 

4.1.6 Chiều cao chồi............................................................................................ 29 
4.1.7 Số lá............................................................................................................ 34 
4.2 Thảo luận .......................................................................................................... 36 
4.3 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm............................................ 37 
Chương 5 .................................................................................................................... 39 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................................ 39 
5.1 Kết Luận............................................................................................................ 39 
5.2 Đề nghị.............................................................................................................. 40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 41 
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 42 


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A:

Giống

B:

Mắt hom

CV:

Coeficient of variation (Hệ số biến động)

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông thế


Ha:

Hécta

Kg:

Kilogam

LLL:

Lần lặp lại

NSG:

Ngày sau giâm



Tổng

giới)


viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới........................................................... 12 
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam từ 2005 – 2010................ 13 
Bảng 4.1 Tỷ lệ ra rễ của hom tiêu trên các dạng hom (%) ........................................ 19 

Bảng 4.2 Chiều dài rễ của các hom giống tiêu và dạng hom tiêu (cm) ..................... 20 
Bảng 4.3 Số rễ của các hom giống tiêu và dạng hom tiêu (rễ/hom) .......................... 21 
Bảng 4.4 Tỷ lệ sống của các hom giống tiêu và dạng hom tiêu (%) ......................... 23 
Bảng 4.5 Tỷ lệ nảy chồi của các hom giống tiêu và dạng hom tiêu (%) .................. 25 
Bảng 4.6 Chiều cao chồi của các hom giống tiêu và dạng hom tiêu (cm)................ 29
Bảng 4.7 Số lá của các hom giống tiêu và dạng hom tiêu (lá/hom) .......................... 34
Bảng 4.8 Chi phí đầu tư ............................................................................................. 37 
Bảng 4.9 Lợi nhuận của vườn ươm tiêu thí nghiệm .................................................. 38 


ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình phụ lục 1.1: Dạng hom tiêu 2 mắt ................................................................. 422
Hình phụ lục 1.2: Dạng hom tiêu 3 mắt .................................................................. 42
Hình phụ lục 1.3: Dạng hom tiêu 4 mắt ................................................................ 422
Hình phụ lục 1.4: Cách cắt mắ hom tiêu ................................................................. 42
Hình phụ lục 1.5: Rễ tiêu hom 20 NSG.................................................................. 433
Hình phụ lục 1.6: Rễ hom tiêu 30 NSG ................................................................... 43
Hình phụ lục 1.7: Rễ hom tiêu 40 NSG.................................................................. 433
Hình phụ lục 1.8: Rễ hom tiêu 50 NSG ................................................................... 43
Hình phụ lục 1.9: Rễ hom 50NSG Vĩnh Linh 1 ..................................................... 444
Hình phụ lục 1.10: Chồi hom 50NSG Vĩnh Linh 2 ................................................. 44
Hình phụ lục 1.11: Rễ hom 50 NSG Lộc Ninh ..................................................... 444
Hình phụ lục 1.12: Rễ hom 50 NSG Phú Quốc........................................................ 44
Hình phụ lục 1.13: Chồi hom tiêu 30 NSG .......................................................... 455
Hình phụ lục 1.14: Chồi hom tiêu 45 NSG ............................................................. 45
Hình phụ lục 1.15: Chồi hom tiêu 75 NSG .......................................................... 455
Hình phụ lục 1.16: Chồi hom tiêu 90 NSG ............................................................. 45



1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Hồ
tiêu có nguồn gốc tại các vùng Tây Nam Ấn Độ. Thời Trung cổ, hồ tiêu là gia vị quý
hiếm do người Venizơ độc quyền buôn bán. Năm 1498 người Bồ Đào Nha tìm ra
đường thuỷ tới Ấn Độ và giành độc quyền buôn bán hồ tiêu cho đến thế kỷ 17. Sau đó,
hồ tiêu mới được trồng ở nhiều nước viễn đông trong đó có Việt Nam. Hồ tiêu là một
trong nhưng thế mạnh và được trồng nhiêu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Hiện nay
hồ tiêu được trồng ở nhiều tỉnh như Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Bình
Thuận, Đắk Nông,… trong đó hồ tiêu huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai có thương hiệu nổi
tiếng với hồ tiêu Chư Sê.
Do diện tích ngày càng mở rộng và nhu cầu của con người ngày càng cao. Để
đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, cần phải có một lượng hom giống khỏe mạnh, sinh
trưởng khỏe. Một số giống tiêu hiện nay còn hạn chế về khả năng ra rễ, cây con có tỷ
lệ sống không cao. Muốn cho cây con phát triển, tăng cường sức sống, thì bộ rễ tiêu
phải khỏe mạnh.
Trước thực trạng trên và đặc biệt để tận dụng điều kiện khí hậu, địa lí của nước
ta để phát triển, nâng cao năng suất, phẩm chất và sản lượng cho cây tiêu; Việt Nam
đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu, được sự đồng ý và sự phân công của khoa
Nông Học, trường đại học nông lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của quy cách hom và giống đến khả năng ra rễ của 4
giống tiêu trong nhân giống bằng hom, vụ xuân hè năm 2012, tại thôn Thiên An, xã Ia
Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích



2

Đánh giá khả năng sống và sinh trưởng của hom tiêu với các quy cách hom và
các giống khác nhau, từ đó chọn ra giống tốt nhất và hom tiêu thích hợp nhất để nhân
giống và trồng.
1.2.2. Yêu cầu
Chọn cây tiêu có khả năng sinh trưởng khỏe có sức sống cao để thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Nghiên cứu ảnh hưởng của quy cách hom, đánh giá khả năng ra rễ và phát triển
của hom tiêu.
Quan sát sự ra rễ và phát triển của 4 giống tiêu và từ đó chọn ra giống thích hợp
nhất.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae). Tiêu
có nguồn gốc ở vùng Ghats miền Tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giống tiêu hoang dại,
mọc rất lâu đời được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầu tiên và cho rằng việc phát
hiện này là rất quý giá.
Đến đầu thế kỷ thứ XIII cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa
ăn hàng ngày. Lúc này, cây tiêu đã được trồng cả ở Indonesia và Malaysia. Đến thế kỷ
thứ XVIII cây tiêu được trồng ở Srilanka và Campuchia. Vào đầu thế kỷ thứ XX thì
cây tiêu được trồng tiếp ở các nước nhiệt đới như Châu Phi như: Madagasca dọc bờ

biển vịnh Thái Lan như Konpong, Trach, Kep, Kampot và tiêu vào Đồng bằng Sông
Cửu Long qua ngõ Hà Tiên của tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó lan dần đến các tỉnh khác
ở miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Tây Nguyên…
2.2 Giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng
2.2.1. Giá trị kinh tế
Tiêu là một gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu cao. Ngày xưa tiêu
được sử dụng để làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh. Ngày nay là một mặt
hàng quan trọng thương mại trên thị trường quốc tế.
Trong suốt thế kỷ thứ XIII sự tăng trưởng kinh tế của Viên và Genoa cổ xưa
một phần lớn là do việc buôn bán gia vị. Trong một khoảng thời gian dài suốt thế kỷ
thứ XV để dành độc quyền việc buôn bán gia vị người Bồ Đào Nha đã chiếm lĩnh toàn
bộ con đường thuỷ vận chuyển buôn bán Đông-Tây và sau đó là người Hà Lan, tuy
nhiênLisbon - thủ đô Bồ Đào Nha đã trở thành Trung tâm buôn bán gia vị lớn nhất thế
giới. Vào đầu thế kỷ thứ XIX người Anh đã tổ chức trồng tiêu tại Malaysia mà chủ yếu
được thực hiện bởi người Trung Quốc, và sau đó là tại Sarawat. Tại đó, tiêu thường
được trồng kết hợp với Gambier (Uncaria gambir Hunt. Roxb). Tiêu đã được mang


4

đến hầu hết các nước nhiệt đới. Những nhà sản xuất tiêu chủ yếu là Ấn Độ, Indonexia
và Sarawat mà nay thuộc Malaysia, hằng năm sản xuất trên 20.000 tấn trong khoảng
đầu thế kỷ XX. Trong những năm của thập niên 70 Brazil xuất hiện như là một nước
đầy tiềm năng với sản lượng bình quân 10.000 tấn mỗi năm. Những nước khác có sản
lượng ít hơn như Srilanka, Campuchia, Việt Nam và Singapor lại là Trung tâm buôn
bán tiêu quan trọng hiện nay của thế giới. Hiện nay nhờ sự phát triển của nghành công
nghiệp chế biến đồ hộp sản phẩm hạt tiêu trở nên có một giá trị khá ổn định (Phan
Quốc Sũng, 2000).
Giá hồ tiêu bình quân giao động từ 2000-6000 USD/tấn tiêu đen trên thị trường
thế giới. Giá hồ tiêu thường ở mức cao so với nhiều loại nông sản khác có cùng khối

lượng, ngay cả khi giá tiêu xuống thấp nhất. Sự giao động về giá thường có liên quan
đến tình hình dịch bệnh khó kiểm soát và việc mở rộng diện tích trồng tiêu nhanh
chóng trên thế giới. Có thể tham khảo vài thông tin về giá tiêu đen diễn biến trong hơn
20 năm qua như sau: 1979: 2300 USD; 1985: 3555 USD; 1986 (đầu năm): 5.500 USD;
1986 (cuối năm): 6700 USD; 2000: 3500 USD cho một tấn tiêu đen.
2.2.2. Giá trị dinh dưỡng và công dụng
Tiêu được sử dụng nhiều và thường xuyên hơn những sản phẩm gia vị khác. Nó
được dùng một cách rộng rãi nhất như là một loại gia vị, hương thơm và vị cay hoà
quyện tuyệt vời trong một món ăn khai vị cay nóng và thơm ngon. Tiêu có tác dụng
kích thích những hoạt động của cơ quan tiêu hoá tiết ra nhiều nước bọt và dịch vị hơn.
Tiêu được dùng rất nhiều trong công việc bếp núc, nó được trộn trong thịt, hoặc tiêu
cũng được dùng trong xúp, cá, nước chấm, dưa muối, nước sốt cà chua hay nấm...v.v.
Tiêu cũng được dùng trong y học để điều chế các loại thuốc đểđiều trị một số bệnh.
Tuy nhiên, hiện nay ít thấy được sử dụng trong các loại thuốc Tây.
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu
2.3.1. Rễ tiêu
+ Rễ cọc: Chỉ có những cây tiêu trồng bằng hạt mới có rễ cọc. Rễ này đâm sâu
xuống đất đến độ sâu 2,5 m, làm nhiệm vụ chính là hút nước


5

+ Rễ cái: Các rễ này cũng làm nhiệm vụ chính là hút nước. Đối với cây tiêu
trồng bằng giâm cành, sau khi trồng ra ngoài nọc được 1 năm, các rễ cái này có thể ăn
sâu đến 2 m.
+ Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày
đặc, phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 – 40 cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinh
dưỡng trong đất để nuôi cây. Rễ cây tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập
úng, do đó để tạo cho rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được
nhiều chất dinh dưỡng thì phải thường xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất được tơi

xốp, tăng hàm lượng mùn. Chỉ cần úng nước 12- 24 giờ thì bộ rễ cây tiêu đã bị tổn
thương đáng kể và có thể dẫn tới việc hư thối và dây tiêu có thể bị chết dần.
+ Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn): Rễ này mọc từ đốt thân chính hoặc cành của
cây tiêu, bám vào nọc (nọc sống, nọc chết, nọc xây…) nhiệm vụ chính là giữ cây bám
chắc vào nọc, hấp thụ (thẩm thấu) chỉ là thứ yếu.
2.3.2. Thân
Tiêu Piper nigrum là một loại cây dây leo có gỗ, không có lông và sống lâu
năm. Trong điều kiện canh tác tốt khi độ cao bị hạn chế, cây trưởng thành có dạng “cột
bụi” và cao khoảng 4m, đường kính bụi hơn kém khoảng 0,5 m.
Thân tiêu là loại thân thảo mềm dẻo, nhiều đốt, dạng hình cây leo. Thân tiêu
được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ. Kích thước các mạch này khá lớn nên cây tiêu
thường có phản ứng khá nhanh với nước và phân bón. Hệ thống bó mạch được rãi ra
như trong cây một lá mầm. Mạch gỗ dưới dạng bó vòng nguyên thuỷ trong thân leo
non, phát triển thành hai bản dẹt được tách đôi bởi mô mạch rây, như là phần ruột với
những phần nhô ra của tế bào mô cứng.
Thân tiêu có màu đỏ nhạt ( non ) đến nâu xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc
cây sung, lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có
thể mọc dài hơn 10m.
2.3.3. Cành
Theo Blacklock (1954) và de Waard (1964) cành tiêu có hai dạng, bao gồm
cành leo dinh dưỡng mọc thẳng đứng mà sẽ tạo thành bộ khung thân chính của cây


6

tiêu. Cành này có đường kính tối đa ở gốc từ 4-6cm, có thể có những lớp bần mỏng
bao bọc bên ngoài, thường mọc lên ở phần dưới gốc ở những cây đã trưởng thành. Độ
dài củacác lóng từ 5-12cm, tại mỗi đốt phình to ra và mang 1 lá mọc cách, một chồi
nách có thể cho ra một cành quả mọc nghiêng và rễ bất định ngắn có thể bám chặt vào
trụ đỡ. Những cành quả thứ cấp thì không có rễ bám, khả năng phân cành quả cấp 2 và

3 còn tuỳ thuộc vào cách chăm sóc, giống và mật độ. Cành quả thường dài tối đa là
1m.
 Có 3 loại cành
+ Cành vượt (cành tược): Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ
hơn 1 tuổi, mọc thẳng hợp với thân chính một góc nhỏ hơn 450. Cành này phát
triển rất mạnh, nếu dùng làm hom để giâm cành thì cây tiêu ra hoa chậm hơn cành
mang trái nhưng tuổi thọ kéo dài hơn (25-30 năm).
+ Cành ác (cành mang trái): Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm
của nách lá ở gần ngọn của thân chính trên những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ
phân cành lớn hơn 45 độ.
+ Dây lươn: Mọc ở gần mặt đất từ những mầm nách lá, mọc dài ra bò trên
mặt đất, thân nhỏ, lóng dài làm tiêu hao dinh dưỡng của thân chính và nhánh ác.
Trong sản xuất người ta thường cắt bỏ hoặc dùng làm hom giâm cành.
2.3.4. Lá
Lá mọc cách trên cả thân và cành, cuống lá ngắn dài từ 1-2cm có đường rảnh
phía bên trên, 5 đôi gân chính, hình trái tim. Hai lá kèm ở bên thì bao bọc cuốn lá và
mầm non, thường quay ngược, khi mầm non phát triển và lá thật lớn lên thì hai tai lá
này rụng đi. Phiến lá hình o-van, láng như da, không cân đối, đầu mủi phiến nhọn,
phía cuối tù và phần giữa phình tròn. Phiến lá thường có màu xanh sẩm sáng ở phía
trên và nhạt hơn ở phía dưới. Về cỡ lá thay đổi rất lớn tuỳ theo giống và có thể dài từ
8-20 cm hoặc hơn và 4-12 cm hoặc hơn về chiều rộng và thường có 5-7 gân chính.
Trong bóng râm lá thường to hơn ngoài sáng và đời sống của một lá thường trong
khoảng 1 năm.
2.3.5. Hoa


7

Hoa mọc thành từng gié (chùm) treo lủng lẳng trên cành. Một gié dài khoảng 712cm, trung bình có từ 30-60 hoa trên gié sắp xếp theo hình xoắn ốc, mỗi hoa có một
lá bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy. Hoa tiêu có thể lưỡng tính hoặc đơn tính và

co thể đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa. Hoa tiêu không có bao, không có đài, có 3 cánh
hoa, 2-4 nhị đực, bao phấn có 2 ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn
khoảng 2-3 ngày. Bộ nhụy cái gồm: Bầu noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ
có 1 hạt).
2.3.6. Trái
Thuộc loại quả hạch tròn không có cuống, đường kính 4-7mm có một vỏ
quảmềm có nhiều thịt sinh ra từ gié dài 5-15cm. Mỗi một gié có thể cho ra từ 50-60
quả (hạt). Quả mang 1 hạt duy nhất. Quả chưa chín thì có màu xanh sau đó vỏ quả
ngoài sẽ chuyển đỏ khi chín và đen khi khô. Hạt có đường kính 3-4mm, có một phôi
nhỏ, một nội nhũ nhỏ và một ngoại nhũ lớn. Trọng lượng 100 hạt thay đổi từ 3-8g,
trung bình khoảng 4,5g. Từ tiêu tươi sau khi phơi sấy thành sản phẩm thương mại,
trọng lượng bình quân giảm 65%.
Quả tiêu gồm có hai phần vỏ quả và hạt. Phần vỏ quả được chia thành vỏ quả
ngoài nằm ở ngoài cùng được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào màu sẫm còn gọi là biểu bì. Sau
đó là phần trung quả bì, có nhiều tế bào vỏ dày, vỏ mỏng và tế bào chứa tinh dầu cùng
những bó mạch. Vỏ trong (nội quả bì) chứa những tế bào hình móng ngựa. Phần hạt
bao gồm có vỏ hạt, ngoại phôi nhủ, khoang lá mầm, phôi nhủ, phôi và bó mạch.
2.4 Sinh thái của cây tiêu
Nhiệt độ : cây tiêu nguyên chủng mọc dưới tán cây rừng. Nhiệt độ thích hợp 22
– 280C, sinh trưởng bình thường từ 18 – 350C. Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu là từ
25-270c nhiệt độ cao hơn 400c và thấp hơn 100c điều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng
của hom tiêu. Ở 150c cây tiêu ngừng sinh trưởng nếu kéo dài. Nhiệt độ 6-100c lá non bị
nám, héo, sau đó trên cây bắt đầu rụng.
Lượng mưa ẩm độ không khí : cây tiêu cần lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 2000-3000mm và phân bố điều trong năm, tốt nhất được phân bố đều trong
năm do hệ thống rễ ăn cạn, không chịu nổi với điều kiện khô hạn kéo dài. Cần có 1


8


khoảng thời gian khô hạn ngắn để phân hóa mầm hoa (20 – 30 ngày).cây tiêu co thể
chịu được khô nhưng không kéo dài. Lượng mưa tối thiểu khoảng 1800-1900mm. Ẩm
độ thích hợp khoảng 75-90%.
Ánh sáng: cây tiêu là cây thích bóng rợp ở một mức độ nhất định không trồng
xen với cây khác, đặc biệt là ưa ánh sáng tán xạ, do đó trong thời kỳ đầu, nhất là lúc
mới trồng cần che bóng cẩn thận. Giai đoạn ra hoa nuôi quả cây cần nhiều ánh sánh
hơn, có thể che bóng ít hoặc không che do cây trưởng thành có khả năng tự che bóng
cho nhau.
Gió: Nơi trồng tiêu cần ít gió. Cần có hàng cây chắn gió. Những nơi có gió lớn
việc trồng cây chắn gió là bước đầu rất cần thiết.
2.5 Giống và phương thức nhân giống
2.5.1. Giống
Giống tiêu lá cỡ trung bình: Nguồn gốc có thể từ giống Lada Belangtoeng,
giống này có nguồn gốc từ Indonexia và di thực vào Việt Nam năm 1947. Từ đó,
giống này có thể mang nhiều tên địa phương khác nhau: Nam Vang, Phú Quốc, Lộc
Ninh, Vĩnh Linh và nhiều tên gọi khác. Giống có cỡ hạt lớn trung bình, chiều dài chùm
quả trung bình 11cm.
Giống tiêu sẻ: Lá nhỏ, chùm quả ngắn, màu xanh của lá không đậm như giống
tiêu Lada Belangtoeng, chiều dài chùm quả trung bình khoảng 8cm, hạt nhỏ hơn giống
tiêu có cỡ lá trung bình. Giống có tên gọi theo địa phương như tiêu sẻ Lộc Ninh, tiêu
sẻ Đất Đỏ, tiêu sẻ Mỡ.
Giống tiêu Ấn Độ: Hiện nay giống này được ưa chuộng vì chùm quả dài, đóng
hạt dày, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hai giống chủ lực là Panniyur và
Karimunda.
Tiêu trâu: lá lớn, chùm quả dài, hạt lớn nhưng năng suất không cao bằng hai
giống tiêu lá trung bình và lá nhỏ.
2.5.2. Phương thức nhân giống


9


Có 2 phương pháp nhân giống : vô tính và hữu tính. Trong đó nhân giống hữu
tính ít phổ biến vì cây con trồng từ hạt lâu cho trái, phải sau 7 năm mới cho trái. Mà
khả năng sống của cây con kém, tốn nhiều công chăm sóc. Trồng bằng hạt có ưu điểm
là cây có rễ cọc ăn sâu, tìm được nước trong mùa năng. Trong nghiên cứu người ta
trồng bằng hạt để thử nghiệm hay lai tạo giống mới.
Thông thường trong sản xuất hiện nay, biện pháp nhân giống vô tính là phổ
biến nhất và chiếm nhiều ưu thế nhất, vì sử dụng cành lươn, cành tược và dây thân để
nhân giống.
2.5.2.1. Nhân giống bằng dây chính (thân chính)
Tùy theo yêu cầu mà cắt mỗi hom 2-5 mắt. Nếu hom đó đem trồng thẳng không
ươm vào bầu thì cắt hom 4-5 mắt, 2-3 mắt vùi vào đất 1-2 mắt ơ trên mặt đất. Nếu đêm
giâm vào bầu thì 2 mắt trong bầu, 1 mắt ở ngoài. Để thuận lợi cho việc chăm sóc ở giai
đoạn đầu, sau khi cắt hom thi ươm chung vào một luống đất hoặc trong bồn giâm
cành. Vật liệu để giâm cành là đất, tro, trấu, được giăng lưới che nắng, và tưới nước
hàng ngày để giữ ẩm.
2.5.2.2. Nhân giống bằng cành lươn
Cắt cành lươn đem trồng trực tiếp hay giâm lên luống. Nếu trồng trực tiếp thì
phải che kín và tưới nước thường xuyên cho đủ ẩm, sau 1 tháng thì dở mái che. Nếu
giâm lên luống thì lấy các hom bánh tẻ mỗi đoạn 3-4 mắt, lấp vào trong đất 2-3 mắt
che kín và tưới nước cho đủ ẩm, sau 1 tháng thì dở mái che dần dần, khi hom đã phát
sinh rễ mới thì mới cho vào bầu.
Trồng tiêu bằng dây lươn, luôn luôn áp dụng biện pháp đôn dây. Vì Tiêu trồng
bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại 3-4 dây khỏe
trên một gốc dây lươn. Sau 12-15 tháng, các dây tiêu đạt 1,5-2m, bắt đầu cho cành
mang quả, khi phần lớn các dây tiêu trên trụ mang cành mang quả cần tiến hành đôn
tiêu. Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 7-10cm, cách trụ 15-20cm, chọn 3-4 dây
tiêu khỏe, cắt hết lá dưới cành mang quả đầu tiên 30-40cm, khoanh tròn trong rãnh sao
cho cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30-40cm, lấp một lớp đất mỏng 5-7cm, tưới



10

nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm 3-5cm đất trộn phân hữu
cơ.Do đó lấy hom từ cành lươn chỉ để xây dựng các vườn tiêu cao sản.
2.5.2.3. Nhân giống bằng cành tược
Cành tược lấy cành khỏe mạnh, đốt ngắn vào không sâu bệnh. Mỗi hom lấy từ
3-4 mắt, sao nay chỉ để 1-2 mắt trên mặt đất cho 1 thân là tốt nhất. Hom cắt xóe, mặt
dưới cắt dưới mắt 2 cm, cắt bỏ 2/3 mỗi lá rồi đem giâm, cây mọc từ cành tược mau ra
hoa, tỷ lệ sống rất cao(khoảng 90%) và hệ số nhân giống cao. Tiêu trồng từ cành tược
mau cho quả lớn, thường năm thứ ba sau khi trồng, năng suất cao và tuổi thọ kéo dài
15-20 năm.
Hom lấy từ cành tược được dùng phổ biến trong ngành trồng tiêu.
2.5.2.4. Chiết cành
Cách nhân giống rất ít được áp dụng do tốn công và không đưa đi trồng đại trà
ở xa được. Bó cành bằng đất trộn với phân hoai mục cho ra rễ ở mắc rồi cắt đem trồng.
Cũng có thể lấp đất lên các nhánh lươn cho ra rễ ở các mắt, xong cắt đem trồng.
2.6 Đất đai
Đất lý tưởng cho việc trồng tiêu là đất bồi, đất phù sa (alluvium) thoát nước tốt
có hàm lượng mùn cao nhưng những đất như thế là tương đối hiếm. Một cách tương
tự, cây tiêu được trồng tốt trên những đất mới khai hoang, những loại đất lateritic có
hàm lượng mùn cao và có bản chất thoát nước tốt. mức độ thành công cho một loại đất
trồng tiêu nào đó phụ thuộc vào những đặc tính theo sau của đất:
(1) Thoát nước tốt; (2) Khả năng giữ nước thích hợp; (3) Cấu trúc đất tơi xốp; (4) pH
cao;(5) Giàu dinh dưỡng dự trữ trong đất.
Cây tiêu có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau, như đất xám ở (Đông Nam
Bộ), đất đỏ bazan (Tây Nguyên),đất sét pha cát (Phú Quốc), nhưng để sinh trưởng phát
triển tốt và lâu dài, đất trồng tiêu cần phải đảm bảo các yếu tố :
Đất dễ thoát nước, không bị úng, ngập.
Tầng đất phải sâu, tốt nhất là 1 m trở lên.

Mạch nước ngầm phải sâu, ít nhất là 70 cm.


11

Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tơi xốp, giàu mùn, không chua.
Đất trồng tiêu lý tưởng đòi hỏi các đặc tính sau:
Lý tính: Tầng đất sâu 80-100cm, có mạch nước ngầm trên 2m, đất có cơ cấu tơi
xốp, thành phần cơ giới nhẹ dến trung bình, dễ thấm và thoát nước mau.
Hóa tính: Đất có hầm lượng mùn cao (>2%), giàu đạm (>1.5%), hàm lượng
kali và magie khá cao, khả năng trao đổi cation ở mức 20-30meq/100g đất tỷ lệ C/N
cao. Thích hợp nhất là đất có độ dày tầng mặt sâu, giàu chất dinh dưỡng, nhiều chất
hữu cơ, tơi xốp, thoát nước tốt, pH từ 5,5-7 đất không bị nhiễm mặn trong mùa nắng.
2.7 Thời vụ nhân giống
Thời vụ trồng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực, thường trồng
vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2-2,5 tháng.
Người ta trồng tiêu thường là vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới. Thời vụ trồng
tiêu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5-8, Đông Nam Bộ tháng 6-8, Duyên
Hải Miền Trung tháng 8-9-10, Tây Nguyên tháng 5-6-7.
2.8 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới và trong nước
2.8.1. Trên thế giới
Tiêu bắt đầu sản xuất nhiều từ thế kỷ XX. Trong thời kỳ 1935-1939, sản lượng
hạt tiêu bình quân hằng năm trên thế giới là 83.600 tấn, sau đó giảm chút ít cụ thể
64.600 tấn năm 1954. Từ năm 1960 mức sản xuất không ngừng tăng lên, đạt Trung
bình 160.000 tấn/năm trong thờ́ kỳ 1977-1979; 180.500 tấn trong năm 1980 và
181.900 tấn trong năm 1981, sau đó giảm xuống vì thời tiết không thuận lợi và sâu
bệnh.


12


Bảng 2.1 Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới
Diện tích (1.000ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (1.000 tấn)

Quốc gia
2008

2009

2010

2008

2009

2010

2008

2009

2010

Brazil

29549


27415

22912

23554

23855

21860

69600

65398

50086

China

14318

13577

12390

19012

20784

23705


27221

28218

29370

Ghana

5981

4759

5400

5992

7531

5741

3584

3584

3100

India

197330 238710 195920


2382

1986

2604

47010

47400

51020

Indonesia

117509 118000 103900

6785

6780

5419

79726

80000

56300

Madagascar


8294

7840

7800

5141

5037

6282

4264

3949

4900

Malaysia

13487

13608

13500

18166

17056


22000

24500

23210

29700

Sri Lanka

34070

36180

37340

6713

6993

7129

22870

25300

26620

Viet Nam


42400

44200

44430

23190

24436

25028

Philippines

1874

1870

1882

18282

18353

17790

3426

3432


3348

Thái Lan

2060

2142

1991

28408

31419

32099

5852

6730

6391

World

98326 108007 111200

466872 508301 447465 157625 164230 169657 386379 395228 372035

Nguồn: FAO Năm 2012

Các nước năng suất nhiều nhất thế giới năm 2008, đứng đầu thế giới là
Việt Nam, đứng thứ 2 thế giới là Inđônêsia, đứng thứ 3 thế giới là brazil .Tổng sản
lượng hồ tiêu các nước trong Bảng 2.1 đạt 386379 tấn trong năm 2008.
Các nước năng suất nhiều nhất thế giới năm 2009, đứng đầu thế giới là
Việt Nam, đúng thứ 2 thế giới là Inđônêsia, đứng thứ 3 thế giới là brazil. Tổng sản
lượng hồ tiêu các nước trong Bảng 2.1 đạt 395228 tấn trong năm 2009.
Các nước năng suất nhiều nhất thế giới năm 2010, đứng đầu thế giới là
Việt Nam, đúng thứ 2 thế giới là Inđônêsia, đứng thứ 3 thế giới là brazil. Tổng sản


13

lượng hồ tiêu các nước trong Bảng 2.1 đạt 372035 tấn trong năm 2010.
Nhìn chung tinh hình sản lượng tiêu trên thế giới giảm dần, dự đoán trong
tương lai sản lượng tiêu trên thế giới sẽ giảm trong những năm tới.
Việt Nam trở thành nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới, với sản lượng
111200 tấn, năm 2010. Năng suất tiêu rất biến động theo từng vùng trên thế giới và
theo tính độ thâm canh.
2.8.2 Trong nước
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của Việt Nam từ 2005 – 2010
Năm
D.tích
(Ha)

2005

2006

2007


2008

2009

2010

26495

25326

28246

23190

24436

44430

26495

25326

28246

23190

24436

25028


N.suất
Kg/ha
S.Lượng
(Tấn)

104390 102570 116090

98326 108007 111200
Nguồn: FAO Năm 2012

Nhìn chung sản lương tiêu trong nước ngày càng tăng đáng kể.
Trong những năm gần đây cây tiêu là cây công nghiệp dài ngày mang lại năng
suất và sản lượng cao làm tăng kim nghạch xuất khẩu trong nghành nông nghiệp nói
riêng nền nông nghiệp toàn quốc nói chung, có thể nói cây tiêu là cây mũi nhọn trong
nền nông nghiệp của bà con ở Tỉnh Gia Lai và khu vực Tây Nguyên.
Hiện nay, sản lượng tiêu Việt Nam đứng đầu thế giới, giá thành tiêu cũng ổn
định, ở Việt Nam không chỉ có thương hiệu tiêu Chư Sê.


14

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Đề tài được thực tiến hành trong 4 tháng, từ ngày 17/03 đến ngày 17/06 /2012 và được
thực hiện tại thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai.
3.2 Điều kiện tự nhiên và địa bàn làm đề tài
Địa giới hành chính huyện Chư Pưh: Đông giáp huyện Chư Sê và huyện Phú
Thiện, tỉnh Gia Lai; Tây giáp huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai; Nam giáp tỉnh Đắk Lắk;

Bắc giáp huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
3.2.1. Điều kiện đất đai
Đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao
su , tiêu, điều. Với điều kiện đất đai như vậy nên thuận lợi cho cây tiêu sinh trưởng và
phát triển. Huyện Chư Pưh có diện tích tự nhiên 71.695,02 ha. Dân số của huyện có
54.890 người. Huyện có 1 thị trấn (Nhơn Hòa) và 8 xã (Chư Don, Ia Dreng, Ia Hrú, Ia
Rong, Ia Hla, Ia Le, Ia Blứ, Ia Phang).
3.2.2. Điều kiện khí hậu
Huyện Chư Pưh có khí hậu nhiệt đới gói mùa cao nguyên, một năm có hai mùa:
mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500mm,
vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-250C.
Điều kiện khí hậu thuận lợi nên cây tiêu sinh trưởng và phát triển quanh năm. Làm đề
tài cây trong mùa nắng nên phải tưới nước thường xuyên.


15

Tháng

1

2

3

4

5


6

Độ ẩm

78.06

76.55

75.84

80.10

83.03

89.87

6.2

15.5

5.7

91.1

173

526.1

20.23


21.45

22.81

23.92

24.17

25.13

Lượng mưa
(Tổng)
Nhiệt độ

Nguồn: Bảng số liệu khí tượng trạm Pleiku năm 2012
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Khảo sát sự ảnh hưởng của quy cách hom đến sự ra rễ của 4 giống tiêu Vĩnh
Linh 1, tiêu Lộc Ninh, tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh 2.
3.4 Nội dung thí nghiệm
Đánh giá khả năng sinh trưởng của hom tiêu và khả năng tạo rễ của 4 giống tiêu
Vĩnh Linh 1, tiêu Lộc Ninh, tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh 2.
Vật liệu thí nghiệm
Giống tiêu: 4 giống trên.
Hom giống: 2 mắt, 3 mắt, 4 mắt được lấy từ dây lươn ở trong vườn, cắt bằng
dao lam hoặc bằng dao sắc.
Giá thể: Hom tiêu được ươm gồm đất mặt, tro trấu, phân bò hoai.
Dụng cụ: thước đo, dao lam, kéo, dao, cuốc, bình tưới phun và một số dụng cụ
khác.
3.5. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương tiện

Từ nguồn giống sẵn có được trồng trông vườn nhà và vườn của anh chị từ
những năm trước gồm 4 giống: tiêu Vĩnh Linh 1, tiêu Lộc Ninh, tiêu Phú Quốc, tiêu
Vĩnh Linh 2. Giâm vào luống, sau khi ra rễ mới chuyển vào túi bầu. Túi bầu bằng


×