Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogea L.) TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG CHI LĂNG, TP. PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T.P HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogea L.)
TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG
CHI LĂNG, TP. PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Họ tên sinh viên : PUIH MINH
Ngành

: NÔNG HỌC

Niên khóa

: 2008 – 2012

TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012


ẢNH HƯỞNG CỦA NĂM MỨC PHÂN LÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG (Arachis hypogea L.) TRỒNG VỤ
XUÂN HÈ NĂM 2012 TẠI PHƯỜNG
CHI LĂNG, TP. PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Tác giả
PUIH MINH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học



Giáo viên hướng dẫn
ThS. LÊ TRỌNG HIẾU

Tháng 07/2012


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Trọng
Hiếu, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện làm khóa luận tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Phân Hiệu Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tại
Gia Lai đã tạo điều kiên môi trường để em có cơ hội học hành và thực hành tốt trong
suốt quá trình học tập.
Em chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và tập thể lớp DH08NHGL giúp đỡ,
động viên và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Pleiku, tháng 07 năm 2012

Puih Minh


TÓM TẮT
Đề tài “ Ảnh hưởng của năm mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất đậu phộng (Arachis hypogea L.) trồng vụ xuân hè năm 2012 tại phường Chi
Lăng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai” được tiến hành từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2012.

Thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD:
Randomized Complete Block Design) gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức phân
lân khác nhau. Với 3 lần lặp lại.
Nghiệm thức 1: Nền + 0kg

P2O5 (0 kg lân / ha) (đối chứng)

Nghiệm thức 2: Nền + 25 kg

P2O5 ( 156 kg lân / ha)

Nghiệm thức 3: Nền + 50kg P2O5 (312,5 kg lân / ha)
Nghiệm thức 4:Nền + 75kg P2O5 (500 kg lân / ha)
Nghiệm thức 5: Nền + 100kg P2O5 (625 kg lân/ ha)
Phân nền (ha) gồm: 30 kg N + 30 kg K2O + 2000 kg phân chuồng hoai, 500
kg/ha vôi.
Kết quả thu được như sau:
Về sâu, bệnh: Các nghiệm thức trong thí nghiệm đều có sự xuất hiện sâu
khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá và sâu đục thân với nhiều mức độ khác nhau, nhưng
không đáng kể.
Ở địa điểm thí nghiệm, lượng phân có thể bón cho đậu phộng thích hợp như sau:
2000 kg phân chuồng + 30 kg N/ha + 50 kg P2O5 + 30 kg K2O.


MỤC LỤC
Trang tựu ...................................................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................................... iii
Tóm tắt………………………………………………………………………………..iii
Mục lục ........................................................................................................................ iv
Danh sách chữ viết tắt ................................................................................................ vii

Danh sách các bảng ................................................................................................... viii
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu đề tài...................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 3
2.1 Phân loại, nguồn gốc, và sự phân bố .................................................................. 3
2.1.1 Phân loại ....................................................................................................... 3
2.1.2 Nguồn gốc .................................................................................................... 3
2.1.3 Sự phân bố.................................................................................................... 4
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ đậu phụng trên thế giới và trong nước ................... 4
2.2.1 Thế giới ........................................................................................................ 4
2.2.2 Trong nước ................................................................................................... 5
2.3 Đặc điểm thực vật học ........................................................................................ 5
2.4 Giá trị sử dụng của cây đậu phộng ..................................................................... 6
2.4.1 Gía trị thực phẩm ......................................................................................... 6
2.4.2 Nguyên liệu chế biến công nghiệp ............................................................... 7
2.4.3 Dùng làm thức ăn gia súc ............................................................................. 8
2.4.4 Dùng làm phân bón ...................................................................................... 8
2.5 Tình hình sử dụng phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng .......... 9
2.5.1 Tình hình sử dụng phân vô cơ trong và ngoài nước .................................... 9
2.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng .................................................... 10


2.5.2.1 Nhu cầu về đạm (N) ............................................................................ 10
2.5.2.2 Nhu cầu về lân (P2O5).......................................................................... 10
2.5.2.3 Nhu cầu về kali (K2O) ......................................................................... 11
2.5.2.4 Nhu cầu đối với nguyên tố trung và vi lượng ..................................... 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................... 12

3.1 Vật liệu .............................................................................................................. 12
3.1.1 Giống .......................................................................................................... 12
3.1.2 Khí hậu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3 Phân bón sử dụng trong thí nghiệm ........................................................... 13
3.1.4 Thuốc bảo vệ thực vật ................................................................................ 13
3.1.5 Dụng cụ trong thí nghiệm .......................................................................... 13
3.2 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................... 13
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 13
3.2.2 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ............................................. 14
3.2.2.1 Làm đất ................................................................................................ 14
3.2.2.2 Gieo hạt ............................................................................................... 14
3.2.2.3 Mật độ và khoảng cách gieo hạt .......................................................... 14
3.2.2.4 Bón phân áp dụng trong thí nghiệm .................................................... 15
3.2.2.5 Chăm sóc ............................................................................................. 15
3.2.3. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi ................................................ 16
3.2.3.1 Cách lấy mẫu ....................................................................................... 16
3.2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................ 16
3.2.4. Phương pháp xử l‎í số liệu ......................................................................... 17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 18
4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển ............................................................... 18
4.1.1 Thời gian mọc mầm và tỉ lệ mọc mầm ...................................................... 18
4.1.2 Ngày ra lá thật ............................................................................................ 18
4.1.3 Ngày phân cành và ngày đâm tia ............................................................... 18
4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ................................................................ 19
4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ..................................................................... 22
4.4 Động thái ra lá................................................................................................... 23


4.5 Số nốt sần hữu hiệu và vô hiệu ......................................................................... 28
4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.................................................... 29

4.7 Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại.............................................................................. 34
4.7.1 Chỉ tiêu về sâu bệnh hại ............................................................................. 34
4.7.2 chỉ tiêu về bệnh hại ................................................................................... 35
4.7.3 Mức độ đổ ngã ........................................................................................... 35
4.8 Sơ bộ lượng toán hiệu quả kinh tế .................................................................... 36
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 38
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 38
5.2 Đề nghị .............................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 39
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 40


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
CV

Coeficient of Variation

LLL

Lần lập lại

LSD

Least Significant Diference Test

NT

Nghiệm thức

NSG


Ngày sau gieo

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSM

Ngày sau mọc

NSTT

Năng suất thực thu

RCBD

Randomized Complete Block Design

TGST

Thời gian sinh trưởng


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của 10 quốc gia cao nhất trên
thế giới năm 2010. ........................................................................................................ 4
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm 2000 – 2008 ...... 5
Bảng 2.3 Thành phần các chất dinh dưỡng trong hạt đậu phộng tính trên 100g hạt ... 7
Bảng 3.1 Thời tiết tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai .......................................................... 12

Bảng 4.1: Thời kỳ sinh trưởng và phát triển .............................................................. 18
Bảng 4.2 Sự tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm) ........................... 19
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nghiệm thức (cm/cây/ngày) ... 22
Bảng 4.4 Sự tăng trưởng số lá của các nghiệm thức (số lá/ thân chính).................... 23
Bảng 4.5 Số nốt sần (nốt) ........................................................................................... 28
Bảng 4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ............................................. 30
Bảng 4.7 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất (tiếp theo) ............................ 32
Bảng 4.8 Một số sâu hại chính ................................................................................... 34
Bảng 4.9: Bảng tổng chi phí thí nghiệm .................................................................... 36
Bảng 4.10: Năng suất của từng nghiệm thức tính trên 45m2 và 1ha và giá bán 1 kg đậu
phụng .......................................................................................................................... 37


1

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đậu phộng (Arachis hypogea L.) là một trong những cây công nghiệp ngắn
ngày quan trọng, có giá trị kinh tế cao, là loại cây có dầu và làm thực phẩm quan trọng.
Ngoài ra trồng đậu phộng giúp cải tạo đất nhờ cung cấp nhiều đạm tổng hợp từ
vi khuẩn nốt sần Rhizobium. Vì vậy, trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt đới
nóng ẩm, cây đậu phụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp cho
nguồn đất nguồn đạm cộng sinh và lượng mùn giúp cải thiện lý và hóa đất. (Lê Quang
Hưng, 2010 )
Để góp phần làm tăng năng suất cũng như chất lượng đậu phộng thì phân bón là
yếu tố rất quan trọng. Đặc biệt đối với đậu phộng là cây lấy dầu thì lân và vôi là hai
yếu tố không thể thiếu. Lân rất cần cho sự phát triển của bộ rễ và sự hình thành, lớn
lên của nốt sần ở rễ đậu phộng. Khi dinh dưỡng lân không đủ thì rễ cây phát triển kém,
hạn chế sự hình thành nốt sần ở rễ đậu phộng dẫn đến đạm cũng được tích lũy kém, cả

2 yếu tố này thiếu sẽ hạn chế sinh tổng hợp lipit (chất béo) và prôtit trong hạt.
Như vậy, nhu cầu bức thiết là tìm ra lượng phân lân thích hợp trên vùng đất đỏ,
nhằm giúp nâng cao năng suất của đậu phụng phục vụ sản xuất thâm canh tại địa
phương. Quan trọng là giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất và tránh việc lãng phí
khi dùng phân bón.
Xuất phát từ nhu cầu đó và được sự đồng ý của khoa Nông học trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi xin được thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của
năm mức phân lân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu phộng (Arachis
hypogea L.) trồng vụ xuân hè năm 2012 tại phường Chi Lăng, TP. Pleiku, tỉnh
Gia Lai.”


2

1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định liều lượng phân lân thích hợp nhất nhằm nâng cao và ổn định năng
suất, tiết kiệm được chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trồng trên
vùng đất đỏ và khí hậu tại Gia Lai.
1.3 Yêu cầu đề tài
Trong thời gian thực hiện đề tài từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 cần đạt
các yêu cầu sau:
Theo dõi ảnh hưởng của 5 mức phân lân qua các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát
triển của cây đậu phộng trong thời gian thí nghiệm.
So sánh ảnh hưởng của 5 mức phân lân đến năng suất của cây đậu phộng.
So sánh hiệu quả kinh tế giữa 5 mức phân lân sử dụng trong thí nghiệm.
Chọn ra mức phân lân thích hợp để thâm canh cây đậu phộng tại địa phương.
1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài bắt đầu thực hiện từ tháng 02/2012 đến đầu tháng 06/2012.
Thí nghiệm được bố trí tại Phường Chi Lăng TP. Pleiku.



3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Phân loại, nguồn gốc, và sự phân bố
2.1.1 Phân loại
Đậu phộng hay còn gọi là lạc, đậu phụng
Tên khoa học: Arachis hypogea L.
Ngành: Thực vật có hoa
Lớp: hai lá mầm
Bộ: Fabales
Họ: Fabaceae = Leguminosae: họ đậu
Họ phụ: Papilionaceae
Giống: Arachis L.: đậu phộng
Loài: Arachis hypogaea L.
Trên thế giới các loài đậu hoang dại có khoảng 346 loài và 1438 giống được trồng
thương mại.
2.1.2 Nguồn gốc
Cây đậu phộng xuất phát từ vùng Nam Mỹ, có thể bắt nguồn từ phía nam
Argentina, ở vùng Matto Grosso thuộc Brazil, hay ở Pêru và được trồng rất lâu (Matin,
2006). Việc canh tác đậu phộng bắt đầu ở Nam Mỹ (thuộc Bolivia và các nước lân
cận), trong đó nhiều giống hoang dã như A. Monticola (K.&R.).
Đậu phộng được trồng ở Peru cách 2000- 3000 trước Công nguyên, và ngày
nay đã phát triển khắp nơi từ vùng nhiệt đới và ôn đới. Vào thế kỷ 16, đậu phộng trồng
nhiều ở châu Mỹ và ở các nước ở châu Âu, Châu Phi,Châu Á, quần đảo Thái Bình
Dương (Putnam, 1998).



4

2.1.3 Sự phân bố
Cây đậu phộng được trồng rộng rãi khắp thế giới nhưng giới hạn sản xuất của
cây đậu phộng ở khoảng 400 Bắc đến 400 Nam, thuộc vùng nhiệt đới và các vùng ấm
áp trên thế giới.
2.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ trên thế giới và trong nước
2.2.1 Thế giới
Trên thế giới hiện nay có hơn 100 quốc gia trồng đậu phộng với diện tích trên
24 triệu ha, năng suất bình quân 1,47 tấn/ha và sản lượng đạt 37,6 triệu tấn (năm
2010). Ngoài việc dùng làm thực phẩm, đậu phộng còn là nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến lấy dầu.
Châu Á đứng hàng đầu thế giới về diện tích trồng đậu phộng cũng như sản
lượng, tiếp theo là châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu phộng của 10 quốc gia cao nhất trên
thế giới năm 2010.
Mục nước

Diện tích (ha)

Năng suất

Sản lượng (tấn)

(tấn/ha)

Thế giới

24.085.417


37.665.245

1,563

Việt Nam

231.284

485.792

2,100

Ấn Độ

4.930.000

5.640.000

1,114

Trung Quốc

4.547.900

15.709.036

3,454

Nigeria


2.636.230

2.636.230

1,000

Hoa Kỳ

50.789

1.884.950

3,711

Indonesia

620.828

779.607

1,256

Myanmar

8.243

1.135.100

1,377


Argentina

218.828

61.104

2,792

Sudan

1.151.640

7.625

0,662

Chad

5.044

3.944

0,782

(Nguồn: faostat, 2010)


5

2.2.2 Trong nước

Ở Việt Nam, cây đậu phộng được trồng ở hầu hết các vùng sinh thái trong cả
nước từ Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên
Theo thống kê của FAO, Việt Nam là nước có diện tích và sản lượng trồng đậu
phộng đứng hàng thứ 10 trên thế giới. Trong đó, diện tích là 256000 ha và sản lượng là
533800 tấn (Nguồn: Faostat, 2008).
Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng đậu phộng ở Việt Nam qua các năm 2000 – 2008
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

2000

244,9

1,5

355,3

2001

244,6


1,5

363,3

2002

246,7

1,6

400,1

2003

243,8

1,7

406,2

2004

263,7

1,7

469,0

2005


269,6

1,8

489,3

2006

246,7

1,9

462,5

2007

254,5

2,0

510,0

2008

256,0

2,1

533,8


Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2009)
2.3 Đặc điểm thực vật học
Cây đậu phộng có các đặc điểm thực vật học như sau:
Sự nẩy mầm của hạt được xem là quá trình hạt chuyển từ trạng thái tiềm sinh
sang trạng thái sống, quá trình này gồm có sự hút nước của hạt, hoạt động của các men
phân giải và các hoạt động sinh lý của quá trình nẩy mầm.
Rễ cây đậu phộng tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt, sâu khoảng 30 cm. Do rễ
đậu phộng không có lông hút nên đậu phộng hấp thu nước và phân bón rất nhanh.
Nốt sần là kiểu cộng sinh giữa rễ cây đậu phộng và vi khuẩn Rhizobium vigna.
Số nốt sần xuất hiện khi cây được 4 - 5 lá thật và thường tập trung ở lớp đất mặt từ 0 -


6

20cm. Vi khuẩn nốt sần cung cấp 50 - 70% lượng đạm cho cây và khả năng cố định
đạm từ 80 - 120 kg N ha-1 năm-1.
Thân đậu phộng là thân thảo, màu xanh, tím, tròn đặc ruột và có chiều cao trung
bình từ 30 - 40 cm. Thân đậu phộng có 15 - 20 lóng, có nhiều lông tơ trắng hạn chế
phá hại của rệp Aphid sp.
Cây đậu phộng phân cành ngay từ gốc của 2 lá mầm. Đặc điểm phân cành của
thân chính là cơ sở để xác định loại hình cho đậu phộng, gồm có 3 loại hình: thân đứng,
thân bò và thân nửa bò. Ở Việt Nam các giống đậu phộng chủ yếu thuộc nhóm thân
đứng.
Lá: lá mầm và lá thật. Lá mầm xuất hiện ngay khi nẩy mầm cung cấp chất dinh
dưỡng dự trữ giúp cây phát triển trong 10 ngày đầu và sau đó rụng đi. Trên mỗi cây có
từ 50 – 80 lá thật và mỗi lá thật có 4 lá phụ (lá chét).
Hoa tự thụ là chính, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Ngoài ra dưới đất có hoa
ngầm, hoa không nở nhưng vẫn cho trái.

Ngay khi hoa thụ phấn, nhu mô dưới bầu nhụy là thư đài mọc dài ra gọi là đâm
tia và đưa bầu noãn đâm thẳng vào đất để phát triển trái. Sau 5 – 6 ngày thư đài phát
triển hướng ngang để hình thành trái đậu cho đến khi trái chín khoảng 90 ngày sau
trồng.
Hạt đậu phộng thường có hình tròn dài, có từ 1 - 4 hạt trong một trái. Trọng
lượng hạt thường biến động từ 0,17 - 1,24 gam. (Lê Quang Hưng, 2010 )
.
2.4 Giá trị sử dụng của cây đậu phộng
Đậu phộng là loại cây trồng có giá trị trên nhiều mặt: kinh tế, cải tạo đất và tăng
vụ. Đậu phộng trở thành cây trồng cung cấp thực phẩm cho con người từ nhiều thế kỷ
nay.
2.4.1 Giá trị thực phẩm
Phân tích hàm lượng các chất trong hạt đậu phộng có nhiều chất béo, nhiều
dạng đạm dễ tiêu và một số chất dinh dưỡng khác cần thiết cho con người.


7

Bảng 2.3 Thành phần các chất dinh dưỡng trong hạt đậu phộng tính trên 100g hạt
Thành phần
Năng lượng

Tính trên 100g
2385 kj (570 kcal)

Thành phần
Pentothenic acid

Tính trên 100g
1,8mg (36%)


(B5)
Vitamin B6

246 μg (62%)

Carbohydrates

21g

Đường

0g

Chất xơ

9g

Kẽm

3,3 mg (33%)

Chất béo

48 g

Canxi

62 mg (6%)


Protein

25 g

Sắt

2 mg (16%)

Folate (Vit. B6)

0,3 mg (20%)

Thiamin (Vit. B1)

0,6 mg (46%)

Magie

184 mg (50%)

Riboflavin (Vit.B2)

0,3 mg (20%)

Photpho

336 mg (48%)

Niacin (Vit.B2)


12,9 mg (86%)

Kali

332 mg (7%)

Nguồn:< />Do có nhiều thành phần dinh dưỡng, cho nên đậu phộng có thể thay thế một
phần thịt, cá trong bữa ăn hằng ngày. 1/2 kg đậu phộng cung cấp năng lượng tương
đương 1kg thịt bò hay 36 trứng gà (Woodroof, 1983).
Hạt đậu phộng dùng làm thực phẩm cho người dưới nhiều hình thức như: luộc,
rang, làm bánh kẹo, làm nhân bánh. Các thực phẩm chế biến từ hạt đậu phộng có mùi
rất thơm và vị ngon. Ngoài ra, ở các nước phương Tây hạt đậu phộng được bán dưới
dạng “bơ đậu phộng” đóng hộp.
2.4.2 Nguyên liệu chế biến công nghiệp
Dầu đậu phộng là một loại lipid dễ tiêu làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận.
Có thể dùng để chế biến thức ăn thay mỡ, với ưu điểm là khắc phục được một số
nhược điểm của mỡ động vật trong việc gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức
khỏe con người.
Dầu đậu phộng tinh chế được dùng làm dung dịch để chế biến nhiều loại dược
phẩm y tế và thú y, để chế biến một số loại mỹ phẩm trang sức.
Dầu đậu phộng được dùng trong công nghiệp chế biến xà phòng, làm dầu bôi
trơn máy móc, trục xe, động cơ.


8

2.4.3 Dùng làm thức ăn gia súc
Hạt đậu phộng sau khi ép lấy dầu, còn lại khô dầu. Khô dầu là loại thức ăn tinh
cung cấp chất đạm rất tốt cho gia súc. Khô dầu có chứa 11-12 % nước, 47 % chất đạm,
24 – 26 % chất đường bột, 6 -7 % chất béo.

Vỏ quả đậu phộng nghiền nhỏ thành bột có thể trộn với các loại rau, cỏ làm
thức ăn thô cho gia súc.
Thân và lá đậu phộng là loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng cho gia súc.
Cây đậu phộng chứa đến 47% chất đường bột, 11,5% chất đạm, 1,8 chất béo tính theo
trọng lượng khô.
2.4.4 Dùng làm phân bón
Thân và lá đậu phộng là một loại phân xanh rất tốt. Một hecta đậu phộng sau
khi thi hoạch lấy trái, còn lại 3 - 4 tấn thân lá. Thành phần các chất dinh dưỡng trong
thân lá đậu phộng rất cao, nhất là các chất chứa đạm. trong đó đạm là 4,45% N, lân là
0,77% P2O5, kali là 2,25% K2O.
Vỏ đậu phộng được đốt thành tro là một loại phân bón rất tốt, vì trong thành
phần có chứa 6% P, 31% K, 27% CaO (vôi).
Nếu sử dụng thân lá đậu phộng để bón cho lúa mùa thì mỗi ha thân lá đậu
phộng đủ bón cho 2 – 3 ha lúa cấy làm cho năng suất lúa tăng lên rõ rệt.
2.4.5 Cây đậu phộng là cây tăng vụ, cải tạo đất, cây phủ đất và chống xói mòn
Cây đậu phộng thuộc nhóm cây ngắn ngày, lại có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau nên nông dân đã sử dụng cây đậu phộng làm cây tăng vụ. Có thể tăng vụ
trên đất lúa, còn ở những nơi chuyên trồng cây đậu phộng có thể trồng 2 vụ: vụ Xuân
và vụ Hè Thu.
Đậu phộng là một loại cây trồng luân canh cải tạo đất rất tốt vì sau khi thu
hoạch cây đậu phộng đã để lại cho đất một lượng đạm khá lớn. Lượng đạm này làm
tăng thêm độ phì nhiêu của đất đặc biệt đối với các chân đất bạc màu. Trên các loại đất
dốc trồng cây đậu phộng có tác dụng vừa sản xuất giống tốt, vừa làm cây phủ đất
chống rửa trôi, xói mòn trong mùa mưa.


9

2.5 Tình hình sử dụng phân bón và nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng
2.5.1 Tình hình sử dụng phân vô cơ trong và ngoài nước

Hầu hết các loại đất trồng đậu phộng ở nước ta có hàm lượng chất dinh dưỡng
thấp, nông dân lại ít chú trọng đến việc bổ sung phân bón nên năng suất đậu phộng đạt
rất thấp. Năng suất còn chênh lệch quá lớn giữa năng suất tiềm năng và năng suất thực
tế của nông dân.
Đậu phộng yêu cầu cần bón với một lượng lớn phân N – P – K và Ca cũng như
nhiều loại phân vi lượng như là Mg, S, Fe, B, Zn, Cu và Mo để đạt năng suất và chất
lượng cao. Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu đậu phộng Sơn Đông – Trung
Quốc cho biết, để sản xuất 100kg đậu trái ở mức năng suất là 5 - 7,5 tấn/ha, thì cần
bón 5,18kg N; 1,08kg P; 2,5kg K; 1,95kg Ca; 1,58kg Mg và 1,28kg S cho 1ha (Lê
Quang Hưng, 2010).
Hiện nay, trên thị trường phân bón trong và ngoài nước có rất nhiều chủng loại
phân khác nhau cung cấp cho cây trồng. Nhưng do thiếu kiến thức và do quan niệm sai
lầm chưa hiểu hết tác dụng to lớn của bón phân hợp lý. Nên trong sử dụng phân bón
nông dân còn dùng rất lãng phí hoặc sử dụng không đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây.
Theo tính toán ở nước ta hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt 30 –
45 %, phân lân đạt 40 – 45 %, phân kali đạt 40 – 50 %. Hiệu suất sử dụng phân bón
khác nhau tùy theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón phân, chất
lượng phân bón. Hàng năm, lượng phân bón vào đất nhưng không được cây sử dụng
chiếm khối lượng rất lớn: 1,77 triệu tấn urê, 2,07 triệu tấn super lân, 344 nghìn tấn kali
bị lãng phí. Trong số phân bón chưa được cây trồng sử dụng, một phần tích tụ lại trong
đất một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo các công trình thủy lợi ra ao hồ,
sông suối gây ô nhiểm nguồn nước.
Các nghiên cứu về y học gần đây cũng xác định, dư thừa phospho trong các sản
phẩm trồng trọt (do bón thừa phân lân) khi ăn vào sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi,
gây nguy cơ loãng xương.
Do đó cần có những thí nghiệm về phân bón trên những vùng đất khác nhau để
chọn loại phân và công thức phân thích hợp để khuyến cáo nông dân áp dụng thâm
canh tăng năng suất, ít tốn chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao.



10

2.5.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu phộng
2.5.2.1 Nhu cầu về đạm (N)
Đạm là yếu tố dinh dưỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng phát triển
và năng suất của cây đậu phộng. Đạm giúp cây sinh trưởng thân lá, cành, ra hoa sớm,
tăng kích thước và trọng lượng hạt. Đạm ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong hạt
và giúp cho vi sinh vật cố định đạm phát triển tạo nhiều nốt sần hữu hiệu.
Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá vàng, chất khô tích lũy bị giảm, số trái và
trọng lượng hạt đều giảm.
2.5.2.2 Nhu cầu về lân (P2O5)
Lân đóng vai trò quan trọng trong việc cố định đạm và tổng hợp lipit ở hạt
trong thời kỳ chín nên làm cho hàm lượng dầu trong hạt tăng lên rõ rệt. Lân còn có tác
dụng kéo dài thời kỳ ra hoa, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu và khả năng chống chịu hạn,
chống chịu sâu bênh hại cho cây đậu phộng.
Khi cây thiếu lân thì bộ rễ phát triển kém, hoạt động cố định đạm giảm, vì chất
ATP (Adenosin triphosphat) cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật cố định đạm giảm.
Thiếu lân cây sẽ tích lũy nhiều antoxian làm cho thân lá có màu đỏ tía.
Đối với giống đậu lỳ miền Đông Nam Bộ thì hiệu suất 1kg P2O5 sẽ đạt 6,3 – 9,2
kg đậu trái.
Do hiệu quả hút lân của cây đậu phộng rất thấp, thường phải bón lân cho đậu
phộng với lượng lớn.
Hiện nay các dạng phân lân được nông dân dùng là: Super lân, thermophosphat
và phân lân chậm tan.


11

2.5.2.3 Nhu cầu về kali (K2O)
Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển trái, làm

tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng tính chịu hạn và chống đổ ngã của cây. Ngoài
ra kali còn có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ đạm và lân.
Thiếu kali làm cho mép lá bị vàng, lá bị cháy xém và bị khô vào lúc lá trưởng
thành.
Dạng phân kali thường dùng là K2SO4 và KCl.
2.5.2.4 Nhu cầu đối với nguyên tố trung và vi lượng
- Ca: Calcium là yếu tố cần thiết khi trồng cây đậu phộng. Thiếu Ca làm cho
trái bị lép, trái bị thối đen ở cuống, thân mầm bị xám đen.
- Mo: Molipden giúp tăng hoạt động của nốt sần, tăng cố định đạm.
-Boron (B ): giúp rể phát triển, giảm hạt lép, tăng khả năng chịu hạn, hạn chế
nứt trái, tăng sức sống của hạt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Thiếu B làm giảm tỉ lệ
đậu quả, hạt lép nhiều, giảm sức sống hạt giống.
- Mn: tăng năng suất hạt đậu phộng


12

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Vật liệu
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 02 năm 2012 đến tháng 06 năm 2012.
Địa điểm: Phường Chi Lăng, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai.
3.1.1 Giống
Giống đậu phộng được sử dụng trong trong thí nghiệm là giống đậu địa phương,
trái to trung bình và trái thường có nhiều hạt 2 – 3 hạt.
3.1.2 Khí hậu
Bảng 3.1 Thời tiết tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai
Tháng/năm

Nhiệt độ không khí (0C)

Trung bình

Max

Min

Ẩm độ

Lượng mưa

không . khí

(mm)

(%)
03/2012

22,81

32,7

16,1

75,84

5,7

04/2012

23,92


31,5

18,3

80,10

91,1

05/2012

24,17

33,0

19,9

83,03

173,0

06/2012

25,13

89,87

526,1

( Nguồn Trung tâm khí tượng thủy văn TP. Pleiku,Gia Lai )

Trong các tháng làm thí nghiệm, nhiệt độ trung bình dao động từ 22,8 - 25,1 oC
nằm trong ngưỡng nhiệt độ tương đối thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây
đậu phộng. Lượng mưa trung bình/tháng của tháng 3 và tháng 5 thấp, vì vậy trong thời
gian làm thí nghiệm cần phải tưới nước để đảm bảo lượng nước cho cây phát triển. Ẩm
độ trung bình /tháng dao động từ 75,8 – 89,9 % thích hợp cho đậu phộng phát triển,
tuy nhiên ẩm độ và lượng mưa cao vào cuối vụ nên khó cho việc thu hoạch và phơi hạt.


13

3.1.3 Phân bón sử dụng trong thí nghiệm
Gồm: Super lân + Đạm (SA) + Kali (KCl) + phân chuồng ủ hoai.
Phân chuồng ủ hoai: 2 tấn/ha.
Phân Sunphat đạm (SA) chứa 21% N và 29% lưu huỳnh (S): 143 kg/ha.
Phân Kali Clorua ( KCl) chứa 60% K2O: 50kg/ha.
Phân Super lân: chứa 16 % P2O5 có 5 mức phân bón (0, 25,50, 75, 100) (kg/ ha
P2O5 ) .
3.1.4 Thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật được lưu hành hiện có trên thị trường.
3.1.5 Dụng cụ trong thí nghiệm
Gồm: Máy xới, cuốc, máy bơm nước, máy chụp hình, thước đo, bút.
3.2 Phương pháp thí nghiệm
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD:
Randomized Complete Block Design) gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 5 mức phân
lân khác nhau.
Nghiệm thức 1: Nền + 0kg

P2O5 (0 kg lân/ha) (đối chứng)


Nghiệm thức 2: Nền + 25 kg

P2O5 (156 kg lân/ha)

Nghiệm thức 3: Nền + 50kg P2O5 (312,5 kg lân/ha)
Nghiệm thức 4:Nền + 75kg P2O5 (500 kg lân/ha)
Nghiệm thức 5: Nền + 100kg P2O5 (625 kg lân/ha)
+ Phân nền (ha) gồm: 30 kg N + 30 kg K2O + 2000 kg phân chuồng hoai, vôi
Với 3 lần lặp lại.
Tổng số ô thí nghiệm: 5 x 3 = 15 ô
Diện tích mỗi ô thí nghiệm cơ sở: 3 m x 5 m = 15 m2
Tổng diện tích bố trí thí nghiệm: 15 m2 x 15 ô = 225 m2
Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm: 0,6 m
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 0,6 m
Khoảng cách gieo: 35 cm x 15 cm x 2 hạt/hốc
Mật độ trồng: 380.952 cây/ha.


14

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

NT 5

NT 1

NT 3

NT 4


NT 2

LLL 2

NT 1

NT 2

NT 4

NT 5

NT 3

LLL 3

NT 3

NT 5

NT 1

NT 2

NT 4

Chiều biến thiên theo
hướng dốc

LLL 1


Chú thích:
LLL I, LLL II, LLL III: các lần lặp lại
Đ/C: đối chứng
NT1: Nghiệm thức 1
NT2: Nghiệm thức 2
NT3: Nghiệm thức 3
NT4: Nghiệm thức 4
NT5: Nghiệm thức 5
3.2.2 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
3.2.2.1 Làm đất
Chuẩn bị đất là khâu quan trọng nên cần làm đất kỹ, cày bằng máy 2-3 lần cần
đạt độ sâu từ 25- 30 cm làm đất tơi xốp.
Phân lô bố trí thí nghiệm, lên liếp và bón lót phân theo yêu cầu thí nghiệm.
3.2.2.2 Gieo hạt
Đậu phộng trái sau khi mua về cần phơi lại dưới nắng nhẹ khoảng 4 giờ.
Tách hạt khỏi vỏ bằng tay cần tránh sây xướt hạt vì dễ nhiễm nấm bệnh.
Lượng hạt giống cần gieo cho khu thí nghiệm là 4 kg /225 m2 tương ứng
250kg/ha.
Xử lý hạt giống trước lúc gieo bằng Rovral 0,2 % (3 kg hạt tương ứng với 10g
thuốc Rovral). Công việc này thực hiện đều cho tất cả các nghiệm thức.
Gieo hạt vào hốc với độ sâu 3- 5 cm và mỗi hốc gieo 2 hạt.
3.2.2.3 Mật độ và khoảng cách gieo hạt
Khoảng cách cây: 15 cm
Khoảng cách hàng: 35 cm


15

Mật độ cây/225 m2: 8571 cây

Mật độ cây/ha: 380.952 cây/ha
3.2.2.4 Bón phân áp dụng trong thí nghiệm
Lượng phân bón gồm có: Super Lân + Đạm (SA) + Kali (KCl) + phân chuồng
Super Lân có 5 mức phân bón (0; 25; 50; 75; 100) (kg P2O5 / ha)
Phân chuồng: 2000 kg / ha
Phân sunphat đạm (SA): 143 kg / ha
Phân Kali Clorua (KCl): 50 kg / ha
Bón lót: toàn bộ phân super lân, phân chuồng, 3/5 SA, ½ KCl, 500 kg/ha vôi.
Bón thúc: 1 lần sau khi gieo 20 ngày 2/5 SA, ½ KCl
3.2.2.5 Chăm sóc
3.2.2.5.1 Dặm, tỉa
Sau khi gieo 5-7 ngày, cần tiến hành dặm tỉa những hạt hư không nẩy mầm.
Tiến hành dặm tỉa sớm để đảm bảo mật độ.
Sau gieo 10 ngày tỉa bỏ những cây mọc yếu hay mọc quá dày. Tỷ lệ nẩy mầm
đạt yêu cầu là hơn 85%.
3.2.2.5.2 Làm cỏ, vun gốc
Sau gieo 2 ngày phun thuốc diệt mầm cỏ.
Sau gieo 20 ngày tiến hành xới xáo đất phá váng kết hợp làm cỏ, vun gốc và
bón thúc lượng phân còn lại.
3.2.2.5.3 Tưới nước
Tùy thuộc vào điều kiện đất đai và việc bố trí mùa vụ mà chế độ tưới khác nhau
Chú ý: Giai đoạn nẩy mầm và giai đoạn ra hoa kết trái cần cung cấp đầy đủ nước để
đảm bảo năng suất đậu phộng. Trước khi thu hoạch 10 ngày ngưng tưới nước để hạt
đậu mau chín.
3.2.2.5.4 Sâu, bệnh
Thường xuyên theo dõi đồng ruộng phát hiện sâu, bệnh sớm để kịp thời tiêu
diệt.
3.2.2.5.5 Thu hoạch
Giống đậu phộng thí nghiệm có thời gian sinh trưởng khoảng 85 - 95 ngày. Cần
thăm đồng thường xuyên sau khi đậu trồng được 75 ngày và tiến hành nhổ khi trên cây



16

đậu phộng có khoảng 80% trái chín, lá ngả vàng và bắt đầu rụng, lớp vỏ lụa chuyển từ
màu trắng sang màu hồng nhạt và hạt đậu đầy.
Trước khi thu hoạch 1 ngày, cần tưới nước để dễ thu hoạch và tránh sót trái.
Sau khi thu hoạch đậu phộng cần phơi tiếp 4 – 5 nắng.
3.2.3. Phương pháp lấy mẫu và chỉ tiêu theo dõi
3.2.3.1 Cách lấy mẫu
Mỗi ô chọn 5 điểm ngẫu nhiên theo đường zích zắc để theo dõi các chỉ tiêu thí
nghiệm, mỗi điểm 2 cây.
3.2.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.3.2.1 Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
Ngày gieo: 21/ 02/ 2012
Ngày mọc mầm: Được tính khi có 50 % cây có lá mầm chui khỏi mặt đất
(ngày).
Tỉ lệ nẩy mầm: Được xác định sau 7 ngày sau gieo, bằng cách đếm số cây mọc.
(%)
Ngày ra lá thật: Được tính khi trên cây có 50% số cây ra lá thật. (ngày)
Số lá trên cây: Được xác định bằng cách đếm các lá thật, không đếm 2 lá mầm.
Bắt đầu theo dõi khi đậu phộng ở giai đoạn 15 NSG, với chu kỳ 7 ngày/lần (số
lá).
Ngày phân cành: Được tính khi trên cây có 50% số cây xuất hiện cành đầu tiên
và dài 2 cm ở nách lá. (ngày)
Tổng số cành trên cây (kể cả thân chính): Đếm tổng số cành trên thân. Bắt đầu
theo dõi khi đậu phộng ở giai đoạn 20 NSG, với chu kỳ 10 ngày/lần. (cành)
Chiều cao cây: Được xác định bằng cách đo khoảng cách từ 2 lá mầm đến đỉnh
sinh trưởng của ngọn trên thân chính. Bắt đầu theo dõi khi đậu phộng ở giai đoạn 10
NSG, với chu kỳ 10 ngày/lần. (cm)

Ngày ra hoa đầu tiên: 50% cây có hoa xuất hiện. (ngày)
Ngày đâm tia: Là ngày có 50% số cây có tia đâm vào đất. (ngày)
Số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây: Được theo dõi ở giai đoạn kết thúc ra
hoa và được tính bằng cách đếm số nốt sần ở rễ cây đậu phộng (Chọn ngẫu nhiên 2 cây
khác với số cây trên 5 điểm đã theo dõi chỉ tiêu để đếm số nốt sần).


×