Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY NGÔ TRỒNG TẠI HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIALAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.81 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY NGÔ TRỒNG
TẠI HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIALAI

Họ tên sinh viên: TRẦN VĂN HẢI
Ngành : Nông học
Niên Khoá : 2008 - 2012

Tháng 2 Năm 2012


i

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY NGÔ TRỒNG
TẠI HUYỆN IAGRAI, TỈNH GIALAI

Tác giả

TRẦN VĂN HẢI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s. LÊ VĂN DŨ



Tháng 2 Năm 2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Tôi chân thành cảm ơn!
Ban gián hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, ban chủ nhiệm khoa Nông
Học, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã
tận tình hướng dẫn và giảng dạy trong suốt khóa học
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc thầy Th.S Lê Văn Dũ, giảng viên
bộ môn Nông Hóa Thổ Nhưỡng, khoa Nông Học đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt
quá trình làm đề tài.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Thành kính ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của ba mẹ, sự động viên khích lệ
của mọi người trong gia đình trong suốt thời gian qua.
Tp. HCM, tháng 07 năm 2012


iii

TÓM TẮT
Trần Văn Hải, khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM, Tháng
6/2012.
Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN CHUỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CÂY NGÔ TRỒNG Ở HUYỆN IAGRAI TỈNH GIA LAI”
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Văn Dũ
Thí nghiệm được thực hện trên giống ngô lai CP888 trong vụ xuân hè tại huyện

Iagrai tỉnh Gia Lai với mục đích tìm hiểu lượng phân hữu cơ bón xuống ảnh hưởng
như thế nào đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây ngô. Từ đó xác định được
lượng phân hữu cơ thích hợp cho cây ngô lai sinh trưởng tốt, năng suất cao, đạt hiệu
quả kinh tế.
Thí nghiệm đợn yếu tố, được bố trí kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên đơn yếu tố
gồm 5 nghiện thức, 3 lần lặp lại với các mức phân là:
Nghiệm thức 1 (NT1): Đối chứng, chỉ bón phân vô cơ (nền)
Nghiệm thức 2 (NT2): Nền + phân bò (5 tấn/ha)
Nghiệm thức 3 (NT3): Nền + phân bò (10 tấn/ ha)
Nghiệm thức 4 (NT4): Nền + phân bò (15 tấn/ha)
Nghiệm thức 5 (NT5): Nền + phân bò (20 tấn/ha)
Lượng phân vô cơ bón cho 1ha: N: 150kg, P2O5: 90kg, K2O: 120kg.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Thời gian sinh trưởng: lượng phân chuồng tăng lên thì có thể làm cho thời gian
sinh trưởng của cây ngô kéo dài hơn, cây ngô chín muộn hơn
Chỉ tiêu nông học: khi lượng phân chuồng tăng sẽ làm tăng chiều cao cây, số lá,
diện tích lá, không làm thay đổi trọng lượng 1000 hạt.
Về năng suất, có sự khác biệt giữa các nghiệm thức sự dụng phân chuồng và
nghiệm thức đối chứng. Năng suất đồng biến với lượng phân bón.
Về hiệu quả kinh tế, khi mức phân tăng đều làm cho năng suất tăng kéo theo đó
là lợi nhuận thu được trên mỗi ha ngô trồng đều tăng và cao hơn nghiệm thức đối
chứng. Trong đó nghiệm thức bón 15 tấn/ ha manh lại lợi nhuận cao nhất là
29.274.000 đ/ha.


iv

MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii

TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích ..................................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
1.4. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây ngô ...................................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học. ..........................................................................................3
2.1.2.1.Rễ .........................................................................................................................3
2.1.2.2.Thân .....................................................................................................................4
2.1.2.3. Hoa: ....................................................................................................................4
2.1.2.4. Hạt ......................................................................................................................5
2.2. Sơ lược về phân hữu cơ và vai trò của chúng trong canh tác nông nghiệp ..............5
2.2.1. Vai trò của phân hữu cơ trong việc duy trì độ phì của đất ....................................6
2.2.2. Vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng ........................6
2.2.3 Vai trò của phân hữu cơ đối với chất lượng nông sản ............................................7
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới .........................................................................7
2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam .......................................................................9
2.5 Những nghiên cứu về phân bón cho cây ngô lai trên thế giới và trong nước .........10
2.5.1. Những nghiên cứu về phân bón cho cây ngô lai trên thế giới .............................10
2.5.2. Những nghiên cứu về phân bón cho cây ngô lai ở trong nước............................10


v


Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM..................................12
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm..........................................................................12
3.1.1. Thời gian thực hiện đề tài ....................................................................................12
3.1.2. Địa điểm thực hiện đề tài.....................................................................................12
3.2 Điều kiện nơi tiến hành thí nghiệm .........................................................................12
3.2.1 Điều kiện đất đai ...................................................................................................12
3.2.2 Điều kiện thời tiết .................................................................................................13
3.3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm ......................................................................13
3.3.1. Vật liệu thí nghiệm ..............................................................................................13
3.3.2. Phương pháp thí nghiệm......................................................................................13
3.4. Quy trình canh tác ..................................................................................................14
3.4.1 Làm đất phân lô ....................................................................................................14
3.4.2 Bón phân ...............................................................................................................14
3.4.3 Gieo hạt.................................................................................................................15
3.4.4 Chăm sóc ..............................................................................................................15
3.4.5 Phòng trừ sâu bệnh ...............................................................................................15
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................15
3.5.1 Thời gian sinh trưởng ...........................................................................................15
3.5.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây .............................................16
3.5.3 Số lá/cây và tốc độ ra lá ........................................................................................16
3.5.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá .........................................................................16
3.5.5 Các yếu tố liên quan tới khả năng chống đổ ngã .................................................17
3.5.6 Tình hình sâu bệnh hại .........................................................................................17
3.5.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ......................................................17
3.5.8. Hiệu quả kinh tế...................................................................................................18
3.6 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................18
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................19
4.1 Ảnh hưởng của phân chuồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống ngô
lai CP888................................................................................................................19
4.1.1 Thời gian nảy mầm ...............................................................................................19

4.1.2.Thời gian ra 3- 4 lá thật ........................................................................................20


vi

4.1.3.Thời gian trổ cờ ....................................................................................................20
4.1.4. Thời gian phun râu ..............................................................................................20
4.1.5. Thời gian chín sinh lý ..........................................................................................20
4.2. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ......................................................21
4.2.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ...................................................................21
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) ...............................................22
4.3. Động thái và tốc độ ra lá.........................................................................................23
4.3.1. Động thái ra lá .....................................................................................................23
4.3.2. Tốc độ ra lá ..........................................................................................................25
4.4. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá ...........................................................................26
4.4.1. Diện tích lá...........................................................................................................26
4.4.2. Chỉ số diện tích lá ................................................................................................27
4.5. Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã ..................................................28
4.6. Ảnh hưởng của phân chuồng đến tình hình sâu bệnh hại.......................................29
4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất ..............................................................................29
4.7.1. Số hàng hạt trên trái .............................................................................................30
4.7.2. Số hạt trên hàng ...................................................................................................30
4.7.3. Trọng lượng 1000 hạt ..........................................................................................30
4.7.4. Số trái hữu hiệu....................................................................................................31
4.7.5. Năng suất lý thuyết ..............................................................................................31
4.7.6. Năng suất thực thu ...............................................................................................31
4.8. Hiệu quả kinh tế......................................................................................................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................33
5.1 Kết luận....................................................................................................................33
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................34
PHỤ LỤC .....................................................................................................................35


vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt/ký hiệu

Viết đầy đủ/ý nghĩa

NSG

Ngày sau gieo

TĐTTCC

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

TĐRL

Tốc độ ra lá

LAI

Chỉ số diện tích lá

TLĐN

Tỉ lệ đổ ngã


TLH

Tỉ lệ hại

CSB

Chỉ số bệnh

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

LLL

Lần lặp lại

FAO

Tổ chức lương nông thế giới (Food and
Argriculture Organization)

CV

Hệ số biến động
(Coefficent of Variation)


CIMMYT

Trung Tâm cải tạo bắp và lúa mì quốc tế

NT

Nghiệm thức


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ngô ở các nước trên thế giới năm 2010 ...........................8
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 ........................10
Bảng 3.1 Một số tính chất lý hóa của đất thí nghiệm ...................................................12
Bảng 3.2: Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm .................13
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của phân chuồng đến thời gian sinh trưởng và phát triển (NSG)
của giống ngô lai CP888. ...............................................................................19
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của 5 mức phân chuồng đến động thái tăng trưởng CCC giống
ngô lai CP888 (cm/cây)..................................................................................21
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của 5 mức phân chuồng đến tốc độ tăng trưởng CCC giống ngô
lai CP888 (cm/cây/ngày ) ...............................................................................22
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của 5 mức phân chuồng đến động thái ra lá (lá/cây).................24
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân chuồng đến tốc độ ra lá (lá /cây/ngày) .......................25
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của phân chuồng đến diện tích lá (dm2lá/cây ) .........................26
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của 5 mức phân chuồng đến chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) .27
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của 5 mức phân chuồng đến các chỉ tiêu liên quan đến khả năng
chống đổ ngã. ( CCC: chiều cao cây, CCĐT: chiều cao đóng trái ). .............28
Bảng4.9: Ảnh hưởng của phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất của giống bắp lai CP888. ........................................................................30
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của giống ngô lai CP888 ở 5 mức phân. .........................32
Bảng 6.1 Chi phí sản suất 1ha ngô lai CP888 ( chưa tính chi phí phân hữu cơ) ..........35
Bảng 6.2 Mức đầu tư phân hữu cơ để trồng 1ha bắp lai CP888 vụ hè thu ...................35


1

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta và trên
thế giới, hiện nay ngô đứng thứ nhất về sản lượng và năng suất, thứ ba về diện tích so
với các cây cốc khác. Ở nước ta, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Ngô
giàu chất dinh dưỡng hơn lúa mì với khá nhiều công dụng như: làm lương thực cho
con người, làm thức ăn cho gia súc, làm thực phẩm, làm nguyên liệu cho công nghiệp,
hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 670 mặt hàng của ngành công nghiệp lương thực thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ chế biến từ ngô.
Ở nước ta, ngô là cây màu được trồng phổ biến từ vùng núi cao đến đồng bằng,
diện tích, năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên. Hiện nay năng suất ngô ở
nước ta vẫn còn thấp. Theo Nguyễn Văn Bộ, “Diện tích trồng ngô lai của cả nước hiện
nay hơn 1 triệu ha, nhưng sản lượng bình quân chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, không
đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn còn phải nhập thêm ngô từ
nước ngoài. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng ngô làm thức ăn
chăn nuôi ngày càng cao. Do đó, rất cần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của
cây ngô lai”.
Để nâng cao năng suất cây ngô, một trong những biện pháp kỹ thuật là kỹ thuật
bón phân hữu cơ. Liều lượng phân hữu cơ ảnh hưởng đến năng suất của các giống ngô
lai một cách đáng kể. Các mức phân hữu khác nhau ảnh hưởng lên cây ngô khác nhau.
Muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì phải bón phân hữu cơ cho cây ngô một cách hợp lý
nhất.

Được sự đồng ý của khoa Nông học và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Lê
Văn Dũ, đề tài: "Ảnh hưởng của phân chuồng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất cây ngô tại huyện Iagrai tỉnh Gia Lai " được tiến hành.


2

1.2. Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng phân hữu cơ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng
suất của giống ngô. Từ đó đưa ra công thức bón phân hữu cơ thích hợp để mang lại
năng suất cao, phẩm chất tốt, tiết kiệm được chi phí sản xuất trên cây ngô và duy trì độ
phì nhiêu của đất.
1.3. Yêu cầu
- Theo dõi ảnh hưởng của một số liều lượng phân hữu cơ đến các chỉ tiêu về
sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của giống ngô.
- Đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế.
1.4. Giới hạn đề tài
- Đề tài được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012 tại huyện Iagrai,
tỉnh Gia Lai.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây ngô
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Tên khoa học: Zea mays L.
Tên tiếng anh: Maize.
Họ: Hòa thảo ( Poaceae )

2.1.2. Đặc điểm thực vật học.
2.1.2.1.Rễ
Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hòa thảo. Độ sâu và sự mở
rộng của rễ phụ thuộc vào giống, độ phì nhiêu và độ ẩm đất.
Ngô có 3 loại rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
* Rễ mầm: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.
Rễ mầm sơ sinh (rễ phôi)
Rễ mầm sơ sinh là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt ngô nảy mầm. Ngô có
một rễ mầm sơ sinh duy nhất. Sau một thời gian ngắn xuất hiện, rễ mầm sơ sinh có thể
ra nhiều lông hút và nhánh. Thường thì rễ mầm sơ sinh ngừng phát triển, khô đi và
biến mất sau một thời gian ngắn (sau khi ngô được 3l NSG)
• Rễ mầm thứ sinh
Rễ mầm thứ sinh còn được gọi là rễ phụ, rễ này xuất hiện từ sau sự xuất hiện
của rễ chính và có số lượng từ 3 đến 7. Tuy nhiên, đôi khi ở một số cây không xuất
hiện rễ này. Rễ mầm thứ sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung
cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2 -3 tuần đầu. Sau đó
vai trò này nhường cho hệ rễ đốt.
*Rễ đốt.
Rễ đốt phát triển từ các đốt thấp của thân, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt
đật bắt dầu lúc ngô được 3 -4 lá. Số lượng rễ ở mỗi đốt của ngô có từ 8 -16. Rễ đốt ăn


4

sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5m, thậm chí tới 5m, nhưng khối lượng chính của rễ
đốt vẫn là ở lớp đất phía trên. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất dinh
dưỡng suốt thời kì sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
2.1.2.2.Thân
* Lá: căn cứ vào vị trí trên thân và hình thái có thể chia lá ngô làm 4 loại:



Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với

vỏ bọc lá


Lá thân: lá mọc trên đốt thân,có mầm nách ở kẽ chân lá.



Lá ngọn: lá mọc ở ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.



Lá bi: là những lá bao bắp.

Lá ngô điển hình được cấu tạo bởi bẹ lá, phiến lá và lưỡi lá. Tuy nhiên có một
số loại lại không có lưỡi làm cho lá bó, gần như thẳng đứng theo thân cây.


Bẹ lá (cuống lá): bao chặt thân, trên mặt có nhiều lông. Khi cây còn non các

bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả.


Phiến lá: thường rộng, dài, mép gợn sóng, ở một số giống trên phiến lá có

nhiều lông tơ. Lá ở gần gốc ngắn hơn, lá mang bắp trên cùng dài nhất và sau dó chiều
dài lá lại giảm dần.



Lưỡi lá:Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây. Tuy nhiên

không phải giống ngô nào cũng có lưỡi lá. Ở những giống không có lưỡi lá thì lá ngô
gần như thẳng đứng.
Số lượng lá, chiều dài, độ dày, lông tơ, màu lá, góc và vân lá thay đổi tùy theo
từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ chặt với số đốt
và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 – 16 lá, giống ngô
trung bình: 18 – 20 lá, giống dài ngày thường là trên 20 lá.
2.1.2.3. Hoa:
Ngô là loại cây có hoa khác tính cùng gốc, hai cơ quan sinh sản đực và cái ở
những vị trí khác nhau trên cùng một cây.
* Hoa cái ( bắp ngô ).
Hoa cái phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 -3 chồi khoảng giưa thân mới
tạo thành bắp.Hoa có cống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có một lá bi bọc.
Trên trục đính hoa cái, hoa mọc từng đôi bông nhỏ. Mỗi bông có 2 hoa nhưng chỉ một


5

hoa tạo thành hạt còn một hoa thoái hóa. Phía ngoài hoa có hai mày, ngay sau mày
ngoài là dấu vết cùa nhị đực và hoa cái thứ hai bị thoái hóa. Chính giữa là bầu hoa,
trên bầu hoa có núm và vòi nhụy vươn dài thành râu. Râu ngô ban đầu có màu xanh
lục và sau đó chuyển sang hung đỏ hay hung vàng. Trên râu có nhiều lông tơ và chất
tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nảy mầm.
*Hoa đực ( bông cờ ).
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh.
Hoa đực mộc thành bông gọi là bông chét, bông con hoặc gié. Các gié mọc đối diện
nhau trên trục chính hay trên các nhánh. Mỗi bông nhỏ có cuống ngắn và hai vỏ nâu
hình bầu dục trên vỏ trấu có gân và lông tơ. Trong mỗi bông nhỏ có hai hoa: một hoa

cuống dài và một hoa cuống ngắn. Một bông nhỏ có thể có một hoặc ba hoa. Ở mỗi
hoa có thể thấy dấu vết thoái hóa và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực
mang ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là vảy tương ứng với tràng hoa. Bao quanh
các bộ phận của hoa có hai này nhỏ tương ứng với lá bắc hoa và lá đài hoa.
2.1.2.4. Hạt
Hat ngô thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ
và chân hạt. Vỏ hạt là một màng nhẵn bao xung quanh hạt. Lớp alơron nằm dưới vỏ
hạt và bao lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ
chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Tỷ lệ giữa nội nhũ
bột và nội nhũ sừng tùy vào chủng ngô, giống ngô. Phôi ngô chiếm 1/3 thể tích của hạt
và gồm có các phần: ngù (phần ngăn cách giữa nội nhũ và phôi), lá mầm, trụ dưới lá
mầm, rễ mầm và chồi mầm. Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt
thành các hàng tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra bắp ngô. Mỗi bắp
ngô dài khoảng 10 – 25 cm, chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen,
xám xanh, đỏ, trắng và vàng.
2.2. Sơ lược về phân hữu cơ và vai trò của chúng trong canh tác nông nghiệp
Phân hữu cơ được gọi là những chất tươi hoặc đã ủ, có nguồn gốc động vật
hoặc thực vật, bón vào đất có tác dụng tăng độ phì nhiêu đất, do đó năng suất và phẩm
chất cây trồng được nâng cao.


6

2.2.1. Vai trò của phân hữu cơ trong việc duy trì độ phì của đất
Trong thời gian từ năm 1950 đến 1970 phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng
thấp, việc chế biến đòi hỏi tốn công lao động, nên các nước phương Tây ít chú ý phân
hữu cơ. Hiện nay do suy thoái kết cấu đất, sự an toàn thực phẩm nên các nước đã chú
trọng phát triển chế biến và sử dụng các loại phân hữu cơ khác nhau.
Thành phần, tính chất của các loại phân hữu cơ rất khác nhau nhưng đặc điểm
chung nhất của phân hữư cơ là có khả năng cải tạo đất. Cho nên nhiều tài liệu nước

ngoài gọi chung một tên là chất cải tạo đất hữu cơ (Organic amendment).
Michel Vialin đề nghị phân loại các loại phân hữu cơ theo khả năng khoáng
hóa hay khả năng tạo mùn của chúng. Chất hữu cơ thông qua chế biến hay không
thông qua chế biến có tỷ lệ C/N thấp được gọi là phân hữu cơ.
Cải tạo hóa tính đất
Phức hợp hữu cơ - vô cơ ngăn chặn sự rửa trôi, sau khi mùn hóa làm tăng
khả năng năng trao đổi chất của đất.
Lượng Ca trong phân hữu cơ cao sẽ làm tăng các hợp chất hữu cơ với Fe, Al
...trong đất. Trong quá trình đó sẽ chuyển hóa các dạng lân khó tiêu liên kết với các
nguyên tố trên thành dạng lân dễ tiêu cây có thể sử dụng được, đồng thời cũng tăng
các hợp chất hữu cơ với lân.
‫٭‬Cải tạo lý tính đất
Ổn định kết cấu đất, khả năng giữ nước của đất cao hơn, chất mùn có màu thẩm
làm tăng khả năng hút nhiệt của đất khiến cho đất mùn ấm hơn.
‫ ٭‬Tác động đến sinh tính của đất
Phân hữu cơ còn gọi là sản phẩm năng lượng, là nguồn thức ăn đối với vi
khuẩn đất. Ngoài ra một số loại phân hữu cơ có chứa nhiều vi sinh vật, nên khi bón
vào đất làm tăng cường hoạt động sống vi sinh vật cố định đạm, vi khuẩn amon hóa và
nitrat hóa.
2.2.2. Vai trò của phân hữu cơ trong việc nâng cao năng suất cây trồng
Theo nghiên cứu của đề tài KN 01 - 10 - 01 của Viện Thỗ Nhưỡng - Nông hóa
(1992-1995) cho thấy: bón phân hữu cơ vào đất sẽ tiết kiệm được lượng phân hóa học
mà vẫn cho năng suất cao và trên đất xám bạc màu nếu không bón phân hữu cơ thì


7

năng suất lúa sẽ không tăng cao dù bón lượng phân khoáng cao. Tăng cường phân
chuồng bón cho lúa có thể tiết kiệm đáng kể phân khoáng bón cho lúa.
2.2.3 Vai trò của phân hữu cơ đối với chất lượng nông sản

Theo Nguyễn Đăng Nghĩa (2001), hiện nay để đảm bảo an toàn lương thực các
nước đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm làm tăng năng suất cây trồng. Trong
đó các nước châu Á đã sử dụng cao các biện pháp phân hóa học, việc lạm dụng phân
đạm trong sản xuất nông nghiệp đã gây nên hiện trạng ô nhiễm môi trường nông
nghiệp, phẩm chất nông sản ngày càng giảm, mất cân đối dinh dưỡng trong đất, gây ô
nhiễm môi trường.
Khi sử dụng gia tăng lượng NPK lâu dài, sẽ xảy ra hiện tượng hiệu lực của
chúng suy giảm, chất dinh dưỡng hòa tan bị rửa trôi nhiều, do hàm lượng phân hữu
cơ trong đất nông nghiệp còn thấp. Do đó, việc tăng cường sử dụng phân hữu cơ và sử
dụng đúng phương pháp sẽ khắc phục được sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất, gia
tăng hiệu quả của phân hóa học, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và đặc biệt là gia
tăng chất lượng nông sản, đảm bảo tính bền vững nông nghiệp.
2.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Cây ngô lai đã được bắt đầu nghiên cứu năm 1905 bởi Shul G.H (người Mỹ) và
cho đến nay vẫn được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Thành
tựu này mang ý nghĩa rất lớn lao, nhờ có giống ngô ưu thế lai mà năng suất và sản
lượng ngô không ngừng gia tăng trong vòng hơn 90 năm qua. Ngô được trồng ở các độ
cao khác nhau. Năng suất thực tế trên đồng ruộng tối đa có thể đạt đến 18,4 tấn/ha
(Nguồn: một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam,
Phan Xuân Hào, FAOSTAT, USDA 2008).
Hiện nay trên thế giới, ngô đứng thứ nhất về năng suất, thứ ba về diện tích so
với các cây cốc khác (Nguồn: Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
Ngành sản xuất ngô trên thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là
trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của
thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha…Năm 2007, theo USDA,
diện tích ngô đã vượt qua lúa nước với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng
đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn. So với lúa nước, năm 2007, diện tích 153,7 triệu ha,



8

năng suất 41 tạ/ha, sản lượng 626,7 triệu tấn. Còn lúa mì, diện tích 217,2 triệu ha, năng
suất 28 tạ/ha, sản lượng 603,6 triệu tấn (Nguồn: một số giải pháp nâng cao năng suất
và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam,Phan Xuân Hào, FAOSTAT, USDA 2008).
Ở vùng châu Á – Thái Bình Dương ngô là cây trồng chiếm 18% diện tích gieo
trồng cây lương thực và sản lượng chiếm 25% tổng sản lượng các cây ngũ cốc toàn thế
giới. Trong khoảng thời gian 10 năm (1987 – 1997) sản lượng trong vùng tăng
3,8%/năm so với bình quân thế giới chỉ là 2,9%. Tương tự, năng suất tăng 2,8% so với
mức tăng của thế giới là 2%. Dự kiến nhu cầu đến năm 2020 là 252 triệu tấn. Năng
suất trong vùng còn thấp, năm 1997 chỉ đạt 3,42 tấn/ha so với toàn thế giới là 4,49
tấn/ha (Nguồn: một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt
Nam, Phan Xuân Hào, FAOSTAT, USDA 2008).
Tại 10 nước vùng Đông Nam Á, tổng diện tích gieo trồng ngô là 8,6 triệu ha,
trong đó Indonesia rộng nhất trên 41%, kế đến là Philipin 29%, Thái Lan 13%, Việt
Nam 12%. Sản lượng vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng trong vùng. Mặc dù
năng suất và sản lượng đều tăng trong vòng 15 năm qua. Năng suất trung bình của
Indonesia, Thái Lan, Việt Nam chỉ khoảng 3 – 4 tấn/ha, trong khi đó Philipin chỉ có 2
tấn/ha (Nguồn: một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt
Nam, Phan Xuân Hào, FAOSTAT, USDA 2008).
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất ngô ở các nước trên thế giới năm 2010
Quốc gia

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Hoa Kỳ


32.960.400

9,59

316.165.000

Trung Quốc

32.519.900

5,45

177.548.600

Brazil

12.814.800

4,37

56.060.400

Ấn Độ

7.180.000

1,95

14.060.000


Mêxico

71.48.050

3,25

23.301.900

Thế Giới

161.821.251

5,21

844.358.253
(Nguồn:FAOSTAT, 2012 )


9

2.4. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ngô đã được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm trước. Ngô là cây lương thực
được xếp thứ hai sau lúa. Nó cũng là một cây trồng rất có ý nghĩa cho sự phát triển
chăn nuôi. Do cây ngô có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái rộng nên cây ngô
được trồng khắp các vùng miền trên cả nước.
Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích
hơn 200 ha, đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng
hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu.
Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mì Quốc tế

(CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng
năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô
ở nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay
(Nguồn: một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất ngô ở Việt Nam,
Phan Xuân Hào, FAOSTAT, USDA 2008). Từ thập niên 90 đến nay, cuộc cách mạng
ngô lai đã làm thay đổi căn bản nghề trồng ngô ở nước ta. Năm 2007, diện tích ngô cả
nước đạt 1.070.000 ha, năng suất 3,9 tấn/ha, sản lượng trên 4 triệu tấn. Tuy vậy, cho
đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 500
– 700 tấn ngô hạt (Nguồn: một số giải pháp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
ngô ở Việt Nam, Phan Xuân Hào, FAOSTAT, USDA 2008).
Ngô là cây lương thực quan trọng được xếp thứ 2 sau lúa. Trong chăn nuôi cây
ngô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ở
nước ta, ngô được trồng phổ biến trên khắp cả nước.


10

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ngàn ha)

(tấn/ha)

(ngàn tấn/ha)


2005

1052,6

3,60

3787,1

2006

1033,1

3,37

3854,6

2007

1096,1

3,93

4303,2

2008

1125,9

4,02


4531,2

2009

1089,2

4,01

4371,7

2010

1126,3

4,08

4606,8

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2012 )
2.5 Những nghiên cứu về phân bón cho cây ngô lai trên thế giới và trong nước
2.5.1. Những nghiên cứu về phân bón cho cây ngô lai trên thế giới
Những nghiên cứu về dinh dưỡng đạm cho rằng: năng suất ngô tăng theo
phương trình bậc hai khi ra tăng hàm lượng phân đạm ( Cerrato và Blackmer, 1990).
Ngoài ra đạm còn ảnh hưởng tới chất lượng của hạt ngô. Hàm lượng protein trong hạt
là một trong nhưng chỉ tiêu bị ảnh hưởng của hàm lượng đạm (Oikeh và ctv., 1989).
Lượng đạm còn tác động đến cả mật độ, trọng lượng hạt, độ cứng hạt, độ đục, độ
trong, độ vỡ của hạt ngô (Zhang và ctv,. 1993; Yuxin 2006). Một số kết quả nghiên

cứu cho thấy việc bón đơn độc phân đạm cho ruộng sản xuất hạt giống mặc dù có thể
làm tăng năng suất hạt nhưng phẩm chất hạt lại giảm sút. Lượng phân đạm bón cho
ngô còn ảnh hưởng tới quá trình tồn trữ hạt vì nó ảnh hưởng tới trọng lương, hàm
lượng dầu trong hạt. Ngoài ra bón phân đạm đơn độc thường làm cho thời gian chín
của hạt kéo dài, không đồng đều và dễ nhiễm sâu bệnh.
2.5.2. Những nghiên cứu về phân bón cho cây ngô lai ở trong nước
Năng suất, sản lượng bắp trên thế giới và trong nước đang gia tăng theo thời
gian. Trong đó lượng phân là yếu tố góp phần đáng kể để nâng cao năng suất bắp. Vì
thế, các nhà nghiên cứu khoa học trong nước cũng như trên thế giới đều muốn tìm ra
mức phân đạm thích hợp để phát huy hết tiềm năng của mỗi giống đặc biệt là những
giống bắp lai, cho phù hợp với từng vùng canh tác khác nhau.


11

Ở Việt Nam lượng phân bón cho bắp lai cũng giao động từ 100 – 250 kg N, 40
– 70 kg P2O5 và 30 – 60 kg K2O/ ha. Đối với các giống bắp địa phương lượng phân
đạm chỉ 50 - 100 kg N/ha.
Để đạt năng suất bắp trên 6 tấn/ ha cần bón khoảng 150 kgN/ha + 60 kgP2O5/ha
+ 100 kgK2O/ha (Nguồn: Lê Xuân Đính, 2010).


12

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
3.1.1. Thời gian thực hiện đề tài
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 02/2012 đến tháng 06/2012
3.1.2. Địa điểm thực hiện đề tài

Đề tài đã được tiến hành trên khu đất thịt có địa hình tương đối bằng phẳng
thuộc làng Opếch xã Iapếch huyện Iagrai tỉnh Gia Lai.
3.2 Điều kiện nơi tiến hành thí nghiệm
3.2.1 Điều kiện đất đai
Bảng 3.1 Một số tính chất lý hóa của đất thí nghiệm
Thành phần cơ giới
sét

thịt

cát

%

6,67

30

63,33

pH (1:2,5)

C

N

Cation trao đổi

Dễ tiêu
P2O5


H 2O

KCl

%

mg/100g

5,75

5,09

2,35 0,24

10,09

Ca 2+ Mg2+

K+

meq/100g

1,02

0,9

0,6

(Nguồn: phòng phân tích bộ môn Nông hóa thổ nhưỡng Khoa Nông Học trường Đại

học Nông Lâm TP.HCM tháng 7 năm 2012)
Đất có sa cấu thịt pha cát, chua ít; hàm lượng dinh dưỡng như chất hữu cơ, đạm
tổng số kali trao đổi; lân dễ tiêu và magie trung bình; Canxi nghèo.


13

3.2.2 Điều kiện thời tiết
Bảng 3.2: Tình hình khí hậu thời tiết trong thời gian tiến hành thí nghiệm

Tháng

Nhiệt độ trung

Lượng mưa

bình (0C)

trung bình
(mm)

Độ ẩm trung
bình (%)

02

23,99

24,8


76,62

03

24,82

14,0

77,68

04

26,23

175,6

83,87

05

26,20

210,5

85,45

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn, TP Pleiku, 2012)
3.3. Vật liệu và phương pháp thí nghiệm
3.3.1. Vật liệu thí nghiệm
Giống thí nghiệm: Giống ngô lai CP888

Phân bón và hoá chất sử dụng: Phân hữu cơ (phân bò), Super lân, Urê, Kali
Clorua, vôi
* Dụng cụ thí nghiệm: Cuốc, máy cày, xẻng, máy bơm nước, cân đồng hồ loại
60 kg và 2 kg.
3.3.2. Phương pháp thí nghiệm
* Kiểu thí nghiệm: Thí nghiệm một yếu tố, bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại trên giống ngô lai CP888 . Gồm các
nghiệm thức thí nghiệm sau:
Nghiệm thức 1 (NT1): Đối chứng, chỉ bón phân vô cơ (nền)
Nghiệm thức 2 (NT2): Nền + phân bò (5 tấn/ha)
Nghiệm thức 3 (NT3): Nền + phân bò (10 tấn/ ha)
Nghiệm thức 4 (NT4): Nền + phân bò (15 tấn/ha)
Nghiệm thức 5 (NT5): Nền + phân bò (20 tấn/ha)
Lượng phân vô cơ bón cho 1ha: N: 150kg, P2O5: 90kg, K2O: 120kg. Tương
đương với lượng phân bón cần dùng là: 326kg Urea, 500kg Super Lân, 200kg phân
kali (đỏ).


14

* Diện tích thí nghiệm
- Số nghiệm thức : 05
- Số ô thí nghiệm: 15 ô
- Diện tích mỗi ô: 4.5m × 5 m = 22.5 m2
- Tổng diện tích thí nghiệm : 15 × 22.5 = 337.5 m2
- Khoảng cách giữa 2 khối: 1 m
- Khoảng cách cây x cây: 0,25m
- Khoảng cách hàng x hàng: 0,7 m
* Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM


5

3

1(đ/c)

1(đ/c)

2

3

3

4

2

2

5

4

4

1(đ/c)

5


LLL1

LLL2

LLL3

Hàng rào bảo vệ

Hàng rào bảo vệ

Hàng rào bảo vệ

Chiều biến thiên theo độ dốc

3.4. Quy trình canh tác
3.4.1 Làm đất phân lô
Thu dọn tàn dư thực vật vụ trước, làm sạch cỏ dại.
Cày xới một lần, phơi ải đất.
Phân lô và rạch hàng.
3.4.2 Bón phân
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, vôi (lượng vôi dùng : 800 –
1000kg/ha).
Bón thúc được chia làm ba đợt như sau:
- Thúc đợt 1: từ 10 - 15 NSG, bón 1/3 lượng phân Urea và ½ lượng phân Kali.


15

- Thúc đợt 2: từ 25 – 35 NSG, bón 1/3 lượng phân Urea và ½ lượng phân Kali.

- Thúc đợt 3: từ 40 – 45 NSG, bón 1/3 lượng phân Urea còn lại.
Bón phân cách gốc 10 – 15 cm, kết hợp bón phân với làm cỏ, xới xáo, vun gốc.
3.4.3 Gieo hạt
Gieo mỗi hốc 2 hạt.
Gieo mỗi ô 07 hàng.
Hàng cách hàng 70cm.
3.4.4 Chăm sóc
Dặm vào thời điểm 5 – 7 ngày sau gieo, dặm vào chỗ hạt không mọc bằng cây
trong bầu.
Tỉa cây vào lúc cây có 3 – 4 lá thật.
Làm cỏ, vun xới cùng thời điểm với bón phân.
Phụ thuộc vào tình hình thời tiết, độ ẩm đất và tuổi cây để tiến hành tươi nước.
Tưới 1 ngày 1 lần khi cây nhỏ, 2 ngày 1 lần khi cây lớn.Nguồn nước tưới dùng là nước
giếng.
3.4.5 Phòng trừ sâu bệnh
Trước khi gieo xử lý đất bằng cách rãi Furadan 3G để trừ kiến mối, sâu đất, các
chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
Tất cả các chỉ tiêu được theo dõi trên 10 cây đại diện ở hai hàng giữa mỗi
nghiệm thức và thực hiện cho 4 lần lặp lại, theo phương pháp của Viện Nghiên Cứu
Ngô Quốc Gia.
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.5.1 Thời gian sinh trưởng
Ngày mọc mầm: xác định khi có 50% các hạt trong các ô thí nghiệm mọc.
Ngày trổ cờ: xác định khi có 50% số cây trong các ô thí nghiệm trổ cờ.
Ngày phun râu: xác định khi có 50% số cây trong các ô thí nghiệm có râu nhú
ra 1 – 2 cm.
Ngày chín sinh lý: xác định khi có 70% số cây trong các ô thí nghiệm có lá bi
màu vàng, hay có vết sẹo đen ở chân bắp.



16

3.5.2 Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây (cm): Theo dõi 10 cây trên một nghiệm thức, với 3 lần lặp lại,
theo dõi cố định.
Đo theo phương pháp vuốt lá, từ gốc ( cổ rễ ) đến chóp lá, bắt đầu theo dõi 17
ngày sau gieo, sau đó định kỳ 10 ngày đo 1 lần.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày):
TĐTTCC = (h2 – h1)/t
Trong đó:
h1: chiều cao cây đo lần trước (cm).
h2: chiều cao cây đo lần sau (cm).
t: thời gian giữa 2 lần đo.
3.5.3 Số lá/cây và tốc độ ra lá
Lá trên cây được tính khi thấy rõ cổ lá, theo dõi 10 cây trên nghiệm thức với 3
lần lặp lại, theo dõi cố định. Bắt đầu theo dõi 12 ngày sau gieo, sau đó định kỳ 10 ngày
theo dõi 1 lần, bằng phương pháp dùng sơn đánh dấu.
Tốc độ ra lá (số lá/cây/ngày):
TĐRL = (L2 – L1)/t
Trong đó:
L1: số lá đếm lần trước.
L2: số lá đếm lần sau.
t: thời gian giữa 2 lần đếm.
3.5.4 Diện tích lá và chỉ số diện tích lá
Diện tích lá (dm2): đo vào 20NSG định kỳ 20 ngày đo 1 lần đến lúc thu hoạch.
Diện tích lá được tính theo công thức: S = a x b x k
Trong đó:
S: diện tích (dm2).
a:chiều dài lá (dm).
b: chiều rộng lá (dm).

k: hệ số (k = 0,7).
Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/cây): LAI = (Diện tích lá/cây x Mật độ)/10.000


×