Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE PHỦ VÀ GIỐNG ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA HOM TIÊU VĨNH LINH 1, TIÊU VĨNH LINH 2, TIÊU LỘC NINH, TIÊU TRÂU TẠI XÃ NHƠN HÒA, HUYỆN CHƯPƯH, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE PHỦ VÀ GIỐNG
ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA HOM TIÊU VĨNH LINH 1, TIÊU
VĨNH LINH 2, TIÊU LỘC NINH, TIÊU TRÂU TẠI XÃ
NHƠN HÒA, HUYỆN CHƯPƯH, TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: VÕ VĂN NGHĨA
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2008 – 2012


Tháng 7/2012


i

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE PHỦ VÀ GIỐNG ĐẾN SỰ RA RỄ
CỦA HOM TIÊU VĨNH LINH 1, TIÊU VĨNH LINH 2, TIÊU LỘC NINH,
TIÊU TRÂU TẠI XÃ NHƠN HÒA, HUYỆN CHƯPƯH, TỈNH GIA LAI

Tác giả

VÕ VĂN NGHĨA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG

Tháng 7/2012


ii

LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP.HCM.
Ban chủ nhiệm Khoa Nông học.
Quý Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Lòng biết ơn chân thành đến Thầy Lê Quang Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thành kính tri ân công ơn Cha Mẹ đã nuôi dưỡng và dạy dỗ để con có được ngày
hôm nay
Thân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong gia đình cùng tất cả bạn bè
trong lớp DH08NHGL và ngoài lớp đã động viên, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.

Tháng 07 năm 2012

VÕ VĂN NGHĨA


iii

TÓM TẮT

VÕ VĂN NGHĨA, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM 7/2012 Đề tài ‘‘ẢNH
HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE PHỦ VÀ GIỐNG ĐẾN SỰ RA RỄ CỦA HOM TIÊU
VĨNH LINH 1, TIÊU VĨNH LINH 2, TIÊU LỘC NINH, TIÊU TRÂU TẠI XÃ
NHƠN HÒA, HUYỆN CHƯPƯH, TỈNH GIA LAI’’
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG.
Đề tài được tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011 tại xã Nhơn Hòa huyện Chưpưh - tỉnh Gia lai. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot) )
khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, lô chính là chế độ che (D) : D1: che 50%, D2:
che 70 %, D3: che 90 %, lô phụ: giống (V): V1: Tiêu Vĩnh Linh 1, V2: Tiêu Vĩnh Linh
2, V3: Tiêu Lộc Ninh, V4: Tiêu Trâu.
Kết quả thí nghiệm đạt được như sau : giống tiêu Vĩnh Linh 2 và chế độ che 90
% đạt lợi nhuận cao nhất (3.563.636 đồng/1000 hom), nghiệm thức giống tiêu Lộc
Ninh và sử dụng chế độ che 50% đạt lợi nhuận thấp nhất (3.450.980 đồng/1000 hom).
Tỷ lệ sống của hom tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ che phủ trong thời
gian đầu ( 50 NSG và 60 NSG ), với chế độ che 90% cho tỷ lệ sống cao nhất 93,33%.
Yếu tố giống ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của hom tiêu trong quá trình giâm hom
với giống tiêu Vĩnh Linh 2 cho tỷ lệ sống cao nhất (90,83%) và giống tiêu Lộc Ninh có
tỷ lệ sống thấp nhất (85,83%).
Tỷ lệ ra rễ của hom tiêu chịu ảnh hưởng nhiều của giống và khá ở chế độ che
phủ. Nghiệm thức sử dụng chế độ che 90% cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ( 56,66%), ở chế độ
che 50% có tỷ lệ ra rễ thấp nhất (43,33%). Nghiệm thức sử dụng giống tiêu Trâu có tỷ
lệ ra rễ cao nhất (53,05%), tiêu Lộc Ninh thấp nhất (40,27%).
Chiều dài rễ chịu ảnh hưởng nhiều của giống. Nghiệm thức sử dụng giống tiêu
Vĩnh Linh 1 có chiều dài rễ dài nhất (5,11cm), giống tiêu Lộc Ninh có chiều dài rễ
thấp nhất (4,01cm).
Yếu tố giống ảnh hưởng rõ rêt đến số rễ trên hom tiêu với nghiệm thức giống
tiêu Vĩnh Linh 2 có số rễ cao nhất (2,17 rễ), giống tiêu Lộc Ninh thấp nhất (1,86 rễ).


iv


Chiều cao chồi của hom tiêu chiệu ảnh hưởng của giống vớ giông tiêu Vĩnh
Linh 2 có chiều cao chồi cao nhất (13,33cm), giống tiêu Lộc Ninh thấp nhất
(12,46cm). Chiều cao chồi không chịu ảnh hưởng của chế độ che phủ.
Tỷ lệ nảy chồi của hom tiêu có sự tương tác giữa giống và chế độ che phủ ở 50
NSG với chế độ che 90% của giống tiêu Trâu có tỷ lệ nảy chồi cao nhất (80,83%), ở
chế độ che 50% với giống tiêu Lộc Ninh có tỷ lệ nảy chồi thấp nhất (30,83 %). Thời
điểm 70 NSG tỉ lệ nảy chồi chịu ảnh hưởng của chế độ che phủ và đặc tính giống.
Nghiệm thức sử dụng che 90% cho tỷ lệ nảy chồi cao nhất (87,91%), che 50% ít nhất
(82,29%). Giống tiêu Vĩnh Linh 2 có tỷ lệ nảy chồi cao nhất (88,61%), Lộc Ninh thấp
nhất (78,61%). Thời diểm 80 đến 90 NSG tỷ lệ nảy chồi chịu ảnh hưởng nhiều của
giống với giống tiêu Vĩnh Linh 2 cao nhất (92,77%) và thấp nhất la Lộc Ninh
(85,55%).
Số lá trên chồi của hom tiêu ở mọi thời điểm không chịu ảnh hưởng của đặc
tính giống và chế độ che phủ.


v

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.................................................................................................................... i
Lời cảm tạ.................................................................................................................. ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Mục lục ...................................................................................................................... v
Dang sách các chữ viết tắt .................................................................................... viii
Danh sách các bảng ................................................................................................. ix
Danh sách các hình ................................................................................................... x
Chương 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 1

1.3 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.4 . Giới hạn đề tài ...................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
2.1 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................ 3
2.2 Phân loại ................................................................................................................. 3
2.3 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................ 3
2.3.1 Hệ thống rễ .......................................................................................................... 3
2.3.2 Thân ..................................................................................................................... 4
2.3.3 Lá877 ................................................................................................................... 4
2.3.4 Cành ..................................................................................................................... 4
2.3.5 Hoa....................................................................................................................... 4
2.3.6 Trái....................................................................................................................... 4
2.4 Đặc điểm sinh thái ................................................................................................. 4
2.5 Tình hình sản xuất Hồ Tiêu trong nước và trên thế giới ........................................ 5


vi

2.5.1 Trong nước .......................................................................................................... 5
2.5.2 Thế giới................................................................................................................ 8
2.6 Giống Hồ Tiêu ........................................................................................................ 9
2.7 Nhân giống ............................................................................................................. 9
2.7.1 Nhân giống hữu tính ( trồng bằng hạt): ............................................................... 9
2.7.2 Nhân giống vô tính ............................................................................................ 10
2.8 Ứng dụng các phương pháp che phủ giữ ẩm trong sản xuất nông nghiệp ........... 11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM............................. 13
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài ................................................................ 13
3.2. Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 13
3.3. Phương pháp thí nghiệm...................................................................................... 13
3.3.1. Kiểu bố trí thí nghiệm....................................................................................... 13

3.3.2. Quy trình nhân giống hồ tiêu ............................................................................ 14
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................. 15
3.4.1 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến thời gian ra rễ của hom tiêu ..................... 15
3.4.2 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến số rễ trên hom tiêu ................................... 15
3.4.3 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến chiều dài rễ hom....................................... 15
3.4.4 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến thời gian ra chồi của hom tiêu ................. 16
3.4.5 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến chiều dài chồi ........................................... 16
3.4.6 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến số lá trên chồi tiêu .................................... 16
3.4.7 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ sống của hom tiêu ............................ 16
3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 16
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 17
4.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng ................................................................................... 17
4.1.1 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ sống của hom tiêu ............................ 17
4.1.2 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ ra rễ của hom tiêu ............................ 19
4.1.3 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến chiều dài rễ hom....................................... 20
4.1.4 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến số rễ trên hom tiêu ................................... 21
4.1.5 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến chiều cao chồi hom tiêu ........................... 22
4.1.6 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ nảy chồi của hom tiêu ...................... 24
4.1.7 Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến số lá trên chồi hom tiêu ............................ 26


vii

4.2 Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức thí nghiệm ............................................... 28

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 30
5.1 Kết luận................................................................................................................. 30
5.2 Đề nghị ................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 32
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 33



viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV:

Bảo vệ thực vật

CV:

Coeficient of variation (Hệ số biến động)

Ctv:

Cộng tác viên

FAO:

Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lương Nông thế giới)

IPC:

International Pepper Community (Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế)

Kg:

Kilogam

NSG:


Ngày sau giâm

(V):

Giống

(D):

Chế độ che phủ

ns:

Non significant (không có nghĩa)



Tổng


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam .................................................... 8
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ sống (%) ................................ 18
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ ra rễ của hom tiêu (%) ........... 20
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến chiều dài rễ (cm) ............................ 20
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến số rễ trên hom tiêu (rễ) .................. 21
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến chiều cao chồi (cm) ....................... 23

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến tỷ lệ nảy chồi ................................. 25
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của chế độ che phủ đến số lá trên chồi (lá) .......................... 27
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư .......................................................................................... 28
Bảng 4.9: Lợi nhuận của vườn ươm tiêu thí nghiệm ............................................... 29


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Một số vùng trồng tiêu chính ở Việt Nam ................................................. 6
Hình 1: Kĩ thuật cắt hom tiêu .................................................................................. 33
Hình 2: Giâm tiêu trong giá thể ............................................................................... 33
Hình 3: Các chế độ che phủ..................................................................................... 34
Hình 4: Chồi tiêu 30 NSG ....................................................................................... 34
Hình 5: Chồi tiêu 90 NSG ....................................................................................... 34
Hình 6: Rễ hom tiêu Trâu ........................................................................................ 35
Hình 7: Rễ hom tiêu Lộc Ninh ................................................................................ 35
Hình 8: Rễ hom tiêu Vĩnh Linh 1 ............................................................................ 36
Hình 9: Rễ hom tiêu Vĩnh Linh 2 ........................................................................... 36
Hình 10: Số lá tiêu Vĩnh Linh 2 thời điểm 70 và 90 NSG ...................................... 36
Hình 11: Tiêu vào điểm 50 NSG ............................................................................. 36
Hình 12: Tiêu vào điểm 70 NSG ............................................................................ 36
Hình 13: Tiêu vào bầu thời điểm 90 NSG ............................................................... 37


1

Chương 1
GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề
Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L là loại cây gia vị cũng là cây dược
liệu mang lại giá trị kinh tế cao được thế giới ưa chuộng. Đây cũng là loại cây trồng
truyền thống và là cây công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Vụ tiêu năm 2009 được
đánh giá là năm thành công lớn của ngành tiêu Việt Nam với khối lượng tiêu xuất
khẩu đạt 134.264 tấn, kim ngạch trên 348 triệu USD. Đặc biệt từ đầu năm 2010 giá
tiêu liên tục tăng cao từ 43000đ/kg đến 53000đ/kg tạo dấu hiệu đáng mừng cho nông
dân trồng tiêu. Ngoài ra nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới thích hợp cho
cây tiêu sinh trưởng phát triển nên đã khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng
tiêu. Tuy nhiên khí hậu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh hại tiêu phát
triển như tuyền trùng, chết nhanh dây tiêu làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất
lượng sản phẩm. Những vấn đề trên cho thấy việc sử dụng giống chất lượng tốt, sạch
bệnh và áp dụng các biện pháp kĩ thuật nhân giống giúp hom tiêu ra rễ nhanh, phát
triển mạnh đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng là một trong những điều kiện
tiên quyết cho một vườn Hồ Tiêu bền lâu và hiệu quả.
Từ việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để nhân giống đáp ứng nhu cầu về số
lượng hom tiêu cho sản xuất và được sự phân công của khoa Nông Học, tôi xin được
thực hiện đề tài ‘‘Ảnh hưởng của chế độ che phủ và giống đến sự ra rễ của hom tiêu
Vĩnh Linh 1, tiêu Vĩnh Linh 2, tiêu Lộc Ninh, tiêu Trâu’’
1.2. Mục tiêu đề tài
- Tìm ra chế độ che phủ thích hợp để tăng sự ra rễ và tỉ lệ sống của hom tiêu
mang lại hiệu quả cao trong nhân giống tiêu.
- So sánh khả năng hình thành rễ của các giống tiêu: Lộc Ninh, Vĩnh Linh 1,
Vĩnh Linh 2, Tiêu Trâu.


2

1.3 Yêu cầu
Sử dụng nilon che phủ để kích thích ra rễ ở các giống tiêu với các chế độ che

phủ: che phủ 50%, che phủ 70%, che phủ 90%.
1.4 . Giới hạn đề tài
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 đến tháng 6 nên chỉ khảo sát sự hình thành
rễ của hom tiêu trong giai đoạn đầu ươm hom, hình thành lá non đủ tiêu chuẩn xuất
vườn.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân bố
Cây tiêu có nguồn gốc ở Ấn Độ, từ thế kỷ XIII được canh tác và sử dụng rộng
rãi trong các bữa ăn hàng ngày.
Tiêu được trồng nhiều nhất ở vùng xích đạo và nhiệt đới trong khoảng vĩ độ 150
Bắc và 150 Nam.
Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI nhưng đến
thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1995; Phan Hữu Trinh & ctv., 1987;
trích dẫn bởi Nguyễn Tăng Tôn & ctv.,2005). Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng
với diện tích khá rộng ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang), chủ yếu là
do người Hoa gốc ở đảo Hải Nam theo Mạc Cửu di cư vào Hà Tiên mang theo. Đầu
thế kỷ XX, cây tiêu theo chân các chủ đồn điền người Pháp phát triển lên Bình Long,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam.
2.2 Phân loại
Giới:

Plantae

Bộ:


Piperales

Họ:

Piperaceae

Chi:

Piper

Loài:

P.nigrum

2.3 Đặc điểm thực vật học
2.3.1 Hệ thống rễ
Gồm 4 loại rễ :
Rễ cọc: có ở cây tiêu trồng bằng hạt, có thể ăn sâu đến 2.5m.
Rễ cái: thường có từ 3 – 6 rễ cái, mọc ra từ hom tiêu khi giâm cành.
Rễ phụ: mọc ra từ rễ cái hay rẽ cọc, mọc thành chùm tập trung hơn 90% ở tầng
đất mặt. Có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng cho cây.


4

Rễ bám (rễ khí sinh hay rễ thằn lằn): mọc ra từ các đốt thân trên không, chủ yếu
bám vào nọc. Khả năng hút nước, dinh dưỡng kém.
2.3.2 Thân
Thân thảo, mềm dẻo, được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ - liber.
2.3.3 Lá

Lá đơn, hình tim, mọc cách có cuống. Đầu lá nhọn, gân lá hình lông chim.
2.3.4 Cành
Có 3 loại cành :
Cành tược (cành vượt): phát triển từ mầm nách, hợp với thân chính một góc <
450 . Có thể dùng để nhân giống, không cho trái.
Cành lươn: phát sinh từ các mầm ở các đốt gần gốc, cành này bò sát đất lóng
dài và không cho trái. Ngoài ra khi cành tược phát triển nhưng không được buộc kịp
thời sẽ tách ra khỏi trụ thòng xuống thành cành lươn. Cành này có thể dùng để nhân
giống.
Cành mang trái (cành ác): là cành mọc ra từ thân chính hợp với thân một góc
450 - 600
2.3.5 Hoa
Dạng hoa tự hình gié.
2.3.6 Trái
Trái hạch, hầu như không cuống, mang một hạt, hình cầu.Trái màu xanh lúc
đầu, chín màu đỏ.
2.4 Đặc điểm sinh thái
Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu phát triển 22 – 280C, thích hợp với vùng xích
đạo và nhiệt đới.
Lượng mưa từ 2000 – 3000 mm/ năm, phân bổ đều trong 7 – 8 tháng, cần 3-5
tháng không mưa vào cuối giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt, tập trung.
Tuy nhiên mưa không thích hợp với mưa lớn và đọng nước vùng rễ.
Đất thích hợp:
+ Tơi xốp, khả năng giữ nước thoát nước tốt, kết cấu từ nhẹ đến trung bình.


5

+ Đất trồng lý tưởng là đất đỏ Bazan và đất Phù sa mới bồi có điều kiện thoát
nước tốt.

+ Hàm lượng mùn > 2 %, pH = 5.5 - 7. Đất giàu K, Mg.
+ Có tầng canh tác sâu 80 - 100cm, mực nước ngầm sâu trên 2m.
+ Tỷ lệ C/N ở tầng đất canh tác cao.
+ Trồng ở độ cao 800 - 900m so với mặt nước biển, độ dốc có thể trồng là 15o 20o nhưng thích hợp nhất là 3o - 10o.
Ẩm độ không khí từ 75 - 90% thích hợp cho thụ phấn bao tiêu, ẩm độ đất từ 70
- 80% nếu trên 85% tiêu sinh trưởng phát triển kém dễ bị sâu bệnh gây hại.
Ánh sáng : lúc cây còn nhỏ ưa bóng râm, khi cây bắt đầu phát triển mạnh thì
không cần bóng râm nhiều, cần tỉa bớt cành để ánh sáng lọt vào.
2.5 Tình hình sản xuất Hồ Tiêu trong nước và trên thế giới
2.5.1 Trong nước
Vào thập niên 80 Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Brazil là những nước sản xuất
nhiều Hồ tiêu hàng đầu thế giới, đến năm 1990 Việt Nam bắt đầu tham gia vào thị
trường xuất khẩu Hồ tiêu thế giới với thị phần 6 % và liên tục có bước gia tăng mạnh.
Đến nay Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Việt Nam đã và đang tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số
một thế giới.
Các vùng có tiềm năng phát triển tiêu ở Việt Nam:
+ Đông Nam Bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Long (Bình
Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh). Do đất đỏ có cơ cấu cụm, thông thoáng,
dinh dưỡng cao, năng suất ở đất đỏ 2 - 3 hoặc đến 8 - 10 - 12 kg/nọc.
Đất xám miền Đông thường phải tưới nhiều nước hoặc chọn nơi có mực thủy
cấp cao.
+ Tây nguyên: Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đa Hoai), Đăk lăk, Pleiku, Buôn
Ma Thuột. Khả năng phát triển tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưng hiện đang tranh
chấp với cà phê, cao su.


6

+ Miền Trung: Khe Sanh (Quảng Trị), Tiên Phước (đang tranh chấp với dâu

tằm).
+ Kiên Giang: Hà Tiên (vùng khởi đầu: Tô Châu, Thạch Động), Phú Quốc …
nếu bón nhiều phân hữu cơ có thể đạt 10 - 15 kg/nọc/năm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển từ năm 1984 - 1985 trở lại đây, chủ yếu
vườn nhà (nọc sống) mang tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắc diện ở nơi trồng
tiêu.

Hình 2.1: Một số vùng trồng tiêu chính ở Việt Nam
Diện tích trồng tiêu cả nước năm 2008 đạt 49.959 ha, năm 2009 là 50.500 ha và
năm 2010 ước 50.000 ha. Theo đó sản lượng là 98.326 tấn, 107.986 tấn và 110.000
tấn. Sản lượng tiêu Việt Nam năm 2008 chiếm 31% sản lượng toàn cầu, năm 2009
chiếm 35% và năm 2010 chiếm 35% (Tổng cục thống kê, 2011).


7

Việt Nam đã cơ bản thu hoạch xong vụ hồ tiêu năm nay, theo đánh giá của Hiệp
hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) sản lượng ước đạt 100.000-110.000 tấn, tương đương
năm 2011.
Giá hồ tiêu có xu hướng giảm trong tháng 5. Khi đầu vụ thu hoạch giá hồ tiêu
chỉ dao động ở mức 85.000-90.000 đồng/kg thì sang đến tháng 4, đặc biệt là những
ngày cuối tháng, giá tiêu đen nhân xô nhiều nơi đã tăng lên xấp xỉ 120.000 đồng/kg và
170.000 đồng/kg đối với tiêu trắng. Hiện nay, giá thu mua tiêu đen nội địa tại các tỉnh
trọng điểm đứng ở mức 103.000-104.000 đồng/kg, giảm 4.000-6.000 đồng/kg so với
thời điểm đầu tháng 5. Giá thu mua tiêu trắng nội địa đạt 155.000-160.000 ngàn
đồng/kg, giảm 5.000-10.000 ngàn đồng/kg so với mức giá kỷ lục tại thời điểm cuối
tháng 4 đầu tháng 5 năm nay.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ tháng 1 đến
hết ngày 15/5/2011, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 47.100 tấn hồ tiêu các
loại, tổng giá trị đạt 244,6 triệu USD. So với cùng kì năm 2010, lượng xuất khẩu giảm

4.258 tấn tương đương 8,3%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng 55,2%, tương
đương tăng 87 triệu USD. Hoa Kỳ và Đức là hai thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất
của nước ta. Trong 4 tháng đầu năm, 2 quốc gia này đã nhập khẩu tổng cộng 10.426
tấn hồ tiêu, chiếm 27,3% tổng lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, các thị
trường Hà Lan, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ai Cập cũng chiếm tỷ trọng
lớn và đang có xu hướng tăng. So với cùng kỳ năm ngoái lượng hồ tiêu xuất khẩu của
nước ta sang 3 quốc gia này tăng lần lượt 45,9%; 16,5% và 52,6%. Ước tính giá trị
kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu trong năm nay có thể đạt mức hơn 766 triêu USD tăng
gần 1,48 lần so với con số dự báo của tháng trước do yếu tố tăng khối lượng xuất khẩu
cũng như tăng giá xuất khẩu trong thời gian gần đây.
Trong những năm gần đây Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất
khẩu Hồ Tiêu. Tuy nhiên giá xuất khẩu lại thường thấp hơn một số nước như Ấn Độ,
Braxin, Indonesia. Hiệp hội hồ tiêu nhận định do Hồ Tiêu Việt Nam xuất khẩu qua
nhiều kênh trung gian, chủ yếu là sản phẩm thô.


8

Bảng 2.1 Thị trường xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam
2009

3 tháng đầu 2011

2010

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng


Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

Tổng số

134.264

100%

116.861

100%

25.128


100%

Châu Âu

53.177

40%

47.848

41%

11.429

46%

Châu Á

52.907

39%

44.843

38%

7.359

29%


Châu Mỹ

16.242

12%

17.41

15%

3.870

15%

Châu Phi

11.938

9%

6.76

6%

2.470

10%

Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam – VPA; tổng cục hải quan Việt Nam

Tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường châu Âu tăng 5 % và Mỹ tăng 2 % so với năm
2009, 2010, đây là điều đáng mừng vì hai thị trường này đòi hỏi chất lượng tiêu cao và
có giá tốt, trong khi đó thị trường Châu Á giảm 10 % (tiêu chất lượng trung bình và
thấp).
2.5.2 Thế giới
Sản xuất hồ tiêu thế giới năm 2011 chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết bất lợi
và tình hình sâu bệnh. Hiệp hội Hồ tiêu thế giới dự báo sản lượng tiêu toàn cầu năm
2011 ước đạt khoảng 310 ngàn tấn, giảm 6,5 ngàn tấn so với năm 2010.
Sản lượng tiêu thế giới năm 2008 đạt 307.000 tấn, năm 2009 là 318.000 tấn và
2010 là 316.000 tấn. Tồn kho cuối năm 2008 sang năm 2009 là 135.000 tấn, năm 2009
sang 2010 là 100.000 tấn, năm 2010 sang năm 2011 là 95.000 tấn. Như vậy nguồn
cung xu hướng giảm, trong khi đó nhu cầu sử dụng hàng năm vẫn có xu hướng gia
tăng, đặc biệt là nhu cầu thị trường Mỹ và Tây Âu. Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho
các nước sản xuất và xuất khẩu, nhất là Việt Nam, quốc gia có nhiều tiềm năng, lợi thế
canh tranh và là nước sản xuất, xuất khẩu tiêu số một thế giới (Hiệp hội Hồ tiêu Quốc
tế,2011).
Trong 4 tháng đầu năm 2011, Indonesia đã xuất khẩu được 10.821 tấn hồ tiêu,
tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoa Kỳ là thị trường chính nhập khẩu tiêu đen
của Indonesia - chiếm 43%, tiếp đến là Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.


9

Quý I/2011, Đức đã nhập khẩu 6.368 tấn tiêu (trong đó 5.983 tấn tiêu hạt và
385 tấn tiêu xay), giảm 15% so với lượng nhập khẩu cùng kỳ năm 2010. Thị trường
nhập khẩu hồ tiêu chính của Đức trong quý I năm nay là Việt Nam – chiếm khoảng
45%, tiếp đến là Braxin chiếm 28% và Indonesia chiếm 13%.
Tại Ấn Độ, giá tiêu đen chưa phân loại ở vùng Karnataka được chào bán ở
mức 27.700 Rupi/tạ, tương đương 6.240 USD/tấn. Loại tiêu chất lượng cao giao
dịch ở mức 28.400 – 28.900 Rupi/tạ, tương đương 6.400 – 6.520 USD/tấn. Trên thị

trường quốc tế, giá tiêu đen Ấn Độ xuất khẩu đạt 6.536 USD/tấn.
Tại Braxin, giá tiêu đen trong nước đạt mức 6.183 USD/tấn, tăng khoảng 200
USD so với mức giá bình quân trong tháng 4. Giá tiêu đen xuất khẩu giữ mức ổn định
so với tháng trước và đạt mức 6.400 USD/tấn.
2.6 Giống Hồ Tiêu
Các giống được trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay chủ yếu do nông dân
chọn lọc từ các nguồn giống địa phương hoặc du nhập từ địa phương khác. Có thể chia
thành 3 nhóm dưa vào đặc tính hình thái, chủ yếu là kích cỡ lá:
- Tiêu lá nhỏ hay tiêu sẻ, gồm các giống được trồng phổ biến tại địa phương
như: Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Sơn (Gia Lai), Phú Quốc (Kiên Giang), Sẻ Đất Đỏ
(Bà Rịa – Vũng Tàu)
- Tiêu lá trung bình chủ yếu là các giống tiêu nhập nội từ Madagascar, Ấn Độ
và Indoneia như: Lada Belangtoeng, Karimunda, Panniyur, Kuching...
- Tiêu lá lớn còn gọi là tiêu trâu như: Sẻ Mỡ, Trâu Đất Đỏ (Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu).
2.7 Nhân giống
Có hai phương pháp chính: nhân giống hữu tính và vô tính
2.7.1 Nhân giống hữu tính ( trồng bằng hạt):
Phương pháp này ít sử dụng vì tiêu là cây giao phấn không đảm bảo được phẩm
chất hạt cũng như đặc tính cây con. Nên phương pháp này thường được các nhà khoa
học sử dụng để thí nghiệm hay lai tạo giống mới.
Theo Trần Văn Hòa (2001) phương pháp này ít phổ biến vì có nhiều bất lợi:
+ Khả năng sống của cây con kém, tốn nhiều công chăm sóc.


10

+ Các cây con gieo từ hạt có thể không có những đặc tính tốt của giống cây mẹ
đã chọn vì có một phần tạp giao.
+ Tỷ lệ cây bất bình thường cao, một số cây có thể có hoa mang tính đơn phái.
+ Cây con trồng bằng hạt lâu cho trái, phải mất 7 năm.

Tuy trồng bằng hạt cũng có ưu điểm là cây có rễ cọc ăn sâu chịu hạn tốt hơn.
Nhưng có nhiều bất lợi nên thường trồng bằng hạt để thử nghiệm hoặc lai tạo giống.
2.7.2 Nhân giống vô tính
Chiết, ghép
- Hai phương pháp này hiện nay ít sử dụng. Một số hướng nghiên cứu đang mở
ra cho việc ghép tiêu nhằm chống lại một số bệnh tàn phá nặng nề trên tiêu như tuyến
trùng, chết nhanh dây tiêu.
Giâm cành: là phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay trên thế giới.
- Ở Ấn Độ cành giâm được lấy vào tháng 1 và tháng 2 từ dây tiêu cho năng suất
cao và sạch bệnh, cắt hom từ 3 - 4 mắt, giâm trong bầu đất (đất rừng, đất cát, phân hữu
cơ hoai mục với tỉ lệ 1:1:1) và sử dụng thanh tre (được làm đầy với hỗn hợp xơ dừa và
phân hữu cơ hoai mục với tỷ lệ 1:1) giúp nhân giống nhanh với tỷ lệ 1:40.
- Ở Sri Lanka lấy cành giâm từ 2 - 3 đốt trồng trong túi nilon hoặc trực tiếp trên
đồng ruộng, hoặc lấy cành giâm 1 đốt với chiều dài 8 - 10cm để giâm, thì tỷ lệ thành
công là 80 - 85 %.
- Ở Malaysia, cành giâm 5 đốt và trước khi lấy cành từ cây mẹ nên tỉa 4 - 6 đốt
để đỉnh sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Mặc dù cành giâm có thể trồng trực tiếp
ngoài đồng trong suốt mùa mưa nhưng thường được trồng trong vườn ươm 4 - 8 tuần
để cho kết quả tốt hơn (FAO và IPC, 2005).
- Tuỳ theo yêu cầu mà cắt mỗi hom từ 2 - 5 đốt. Nếu trồng thẳng không ươm
vào bầu thì nên dùng hom có 5 đốt (3 đốt vùi trong đất, 2 đốt ở trên mặt đất). Nếu
giâm vào bầu nilon thì chỉ cần 2 đốt nằm trong bầu đất, 1 đốt trên mặt đất. Khi hiếm
giống có thể dùng hom 2 đốt. Các hom bánh tẻ mọc mầm và ra rễ khỏe hơn các hom
già, các hom non ở phía ngọn có thể giâm được trong điều kiện mùa mưa và che đậy
kín sau khi giâm khoảng một tháng. Để thuận lợi cho việc chăm sóc ở giai đoạn đầu
thì nên ươm chung vào trong một luống đất hoặc giâm trong bể giâm cành. Vật liệu để


11


giâm trong bể là mùn cưa,xơ dừa hay tro trấu. Cần che đậy kín và tưới nước hàng ngày
cho đủ ẩm (Phan Quốc sũng, 2000).
- Chúng ta có thể sử dụng các loại cành sau để nhân giống:
+ Cành tược: dùng cành này cây mau cho quả, tuổi thọ khoảng 20 năm, năng
suất cao, tỷ lệ sống cao nhưng có hệ số nhân thấp.
+ Cành lươn: dùng cành này năng suất cao, tuổi thọ khoảng 40 năm, hệ số nhân
khá cao. Nhưng thời gian cho quả lâu (4 năm sau trồng), phải tiến hành đốn dây.
+ Cành ác: dùng cành này mau cho quả nhất so với hai loại cành kia nhưng
năng suất thấp và mau cỗi.
Nuôi cấy mô
- Phương pháp này vẫn còn đang được nghiên cứu nhiều. Hiện nay các nhà
khoa học đã nhân giống thành công nuôi cấy mô cây tiêu với tỷ lệ sống đạt khoảng
85%.
2.8 Ứng dụng các phương pháp che phủ giữ ẩm trong sản xuất nông nghiệp
- Hiện nay các phương pháp che phủ giữ ẩm cho đất như phủ nilon, tủ rơm rạ
đang được sử dụng rất phổ biến nhằm chống hạn cho cây trồng trong mùa khô, giúp
cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Sau đây là một số ứng dụng trong nông nghiệp:
+ Làm mái che trong giâm hồ tiêu: sử dụng lưới đen hoặc bạt để tránh ánh nắng
trực tiếp trong mùa khô cũng như lượng nước nhiều trong mùa mưa làm ảnh hưởng
đến hom tiêu (Mai Văn Trị - trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam Bộ).
+ Các biện pháp chống hạn cho vụ ngô đông xuân 2004 đã làm tăng độ ẩm đất
giúp quá trình phân hoá mầm hoa, thụ phấn và vận chuyển dinh dưỡng về hạt khá tốt.
Trong đó biện pháp phủ nilon cho năng suất cao nhất, phủ rơm rạ cho năng suất khá,
sử dụng chất giữ ẩm có tác dụng tốt với cây trồng nhưng giá thành cao (Đoàn Văn
Điếm, Trần Danh Th.n, 2004).
+ Che phủ nilon cho mạ để bảo vệ diện tích mạ xuân khi có rét đậm, rét hại.
Tạo khung vòm trên luống rồi phủ nilon lên, sau đó chèn chặt hai mép để tránh gió
thổi và chim chuột hại (theo khuyến nông, 06/01/2009).
+ Che phủ nilon cho hom keo lai khi nhân giống. Tạo vòm vòng cung, phủ kín
bằng nilon trắng, làm lều phủ lưới đen che phía trên để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp



12

để giữ ẩm cho hom giúp hom sinh trưởng phát triển tốt (Viện khoa học lâm nghiệp
Việt Nam).
+ Duy trì ẩm độ ở mức 85% - 90%, nhiệt độ 300C + 2 trong giàn ươm khi giâm
cành bưởi da xanh bằng cách giâm trong nhà có giàn che bằng lá, không để ánh sáng
trực tiếp chiếu vào.
+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp siêu mỏng cho trồng dư hấu, ớt trên đất dốc
làm hạn chế côn trùng, bệnh hại, giữ ẩm đất, cải thiện dinh dưỡng đất, cải thiện năng
suất đất, tiết kiệm chi phí 40 % (Nguyễn Hoàn, 2009)
+ Trồng mía xen lạc che phủ nilon tự huỷ trên đất đồi thiếu nước nhằm giữ ẩm
cho đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt đem lại năng suất cao (PGS. Đoàn Thị
Thanh Nhàn- Đại học Nông Nghiệp 1, 2007).


13

Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 3 đến cuối tháng 6 năm 2012 tại xã Nhơn
Hòa - huyện Chưpưh - tỉnh Gia Lai.
3.2. Vật liệu thí nghiệm
- Giống tiêu : gồm 4 giống Tiêu Vĩnh Linh 1, Lộc Ninh, Vĩnh Linh 2, Tiêu
Trâu.
- Hom giống (3 mắt) được lấy từ dây lươn của 4 giống: tiêu Vĩnh Linh 1, tiêu
Vĩnh Linh 2, tiêu Lộc Ninh, tiêu Trâu. Dùng dao lam sắc cắt hom, vết cắt xéo cách mắt
dưới 1 - 1,5 cm, mắt trên 2 cm. Hom tiêu được cắm nghiêng 450 trên nền tro trấu, mỗi

ô cơ sở gồm 50 hom. Dùng nilon che lên các ô cơ sở theo chế độ che phủ che 50 %,
che 70%, che 90 %, tưới phun hàng ngày đảm bảo độ ẩm từ 80 % - 90 %.
- Vật liệu che phủ: Nilon đen.
- Dụng cụ : thước đo,dao lam, dao, kéo, cuốc, bình tưới phun và một số dụng cụ
khác. Thí nghiệm được bố trí vây lưới phía trên và xung quanh để giảm cường độ ánh
sáng.
- Giá thể: giai đoạn từ bắt đầu giâm đến 50 ngày sau giâm thì hom tiêu được
giâm trên nền giá thể là tro trấu và cát. Từ 50 ngày sau giâm đến 90 ngày sau giâm
hom tiêu được chuyển sang giâm trong bầu đất, thành phần gồm đất mặt (đất mặt được
sàng kĩ để lấy phần đất mịn), phân vi sinh Sông Gianh (tỷ lệ 10 %).
3.3. Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Kiểu bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu lô phụ (Split plot), khối hoàn toàn
ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại:


×