Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU CÔNG TY TNHH SX – TM DV MAI VĨNH CÔNG SUẤT 700M3NGÀY ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-  -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU
CÔNG TY TNHH SX – TM & DV MAI VĨNH
CÔNG SUẤT 700M3/NGÀY ĐÊM

SVTH

: LÊ HOÀNG VŨ

NGÀNH

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

NIÊN KHÓA: 2008 – 2012

TP.HCM, tháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

LÊ HOÀNG VŨ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU
CÔNG TY TNHH SX – TM & DV MAI VĨNH,


CÔNG SUẤT 700M3/NGÀY ĐÊM.

NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. HUỲNH NGỌC ANH TUẤN

TP. Hồ Chí Minh,Tháng 6/2012


 

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU
CÔNG TY TNHH TM & DV MAI VĨNH
CÔNG SUẤT 700M3/NGÀY ĐÊM
 
 

Tác giả

LÊ HOÀNG VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ Sư Ngành
Kỹ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn
ThS.HUỲNH NGỌC ANH TUẤN
 

 

Tháng 06 năm 2012


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và thực hiện khóa luận tôi luôn nhận được sự quan
tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè và các cơ
quan tổ chức.
Đầu tiên, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, tất cả mọi người trong gia
đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ
nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến ThS. Huỳnh Ngọc Anh Tuấn đã dành
nhiều thời gian, tận tình giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế hướng dẫn tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi Trường Và Tài
Nguyên trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn anh Dương, chú Hải và các anh chị, các chú trong
Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Mai Vĩnh đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Nhà Máy.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH08MT đã luôn động viên tôi trong bốn
năm học qua.
Dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng không thể tránh
khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô về khóa
luận tốt nghiệp này.

Xin chân thành cám ơn!

Sinh viên: Lê Hoàng Vũ


 


TÓM TẮT
Đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH SX Tm & DV Mai
Vĩnh, công suất 700 m3/ngày.đêm, đạt QCVN 01:2008/BTNMT, cột A” được thực
hiện tại Xã Tân Long, Huyện Phú Giáo, Tỉnh Bình Dương. Thời gian thực hiện từ
02/2012 – 06/2012.
Trong đề tài này tôi tiến hành khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất, xác định
lưu lượng, thành phần tính chất nước thải. Đồng thời tìm hiểu tổng quan về công nghệ
chế biến mủ cao su và các vấn đề môi trường có lien quan. Tiến hành thí nghiệm Jatest
xác dịnh pH tối ưu và lượng PAC tối ưu cho quá trình keo tụ.
Khoá luận này tập trung tìm phương án tối ưu để xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cho dự án sắp được triển khai xây dựng của công ty. Với công suất công ty đưa ra
là 1200 tấn/ tháng, và nước thải đầu ra cần phải đạt quy chuẩn QCVN
01:2008/BTNMT. Từ việc tham khảo các tài liệu về nước thải ngành chế biến cao su
đã có hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN 01:2008/BTNMT, khóa luận đã dự tính
thông số xả thải của nhà máy và đề xuất 2 phương án xử lý với công suất là 700
m3/ngày.
 Phương án 1: nước thải từ nhà máy được thu gom về sau khi qua thiết bị chắn
rác. Sau đó nước thải chảy sang hố thu, và tiếp tục chảy qua bể gạn mủ, qua bể
điều hòa, bể keo tụ tạo bông, bể lắng hóa lý, bể trung gian, bể sinh học kỵ khí
UASB , bể SBR, hồ sinh học hiếu khí – tùy nghi – lắng và sau cùng được xử lý
ở bể khử trùng trước khi được xả ra môi trường.
 Phương án 2: tương tự phương án 1, nhưng sử dụng bể Aerotank giá thể thể
thay cho bể SBR.
Qua tính toán, phân tích về mặt kinh tế và kỹ thuật, đã lựa chọn phương án 1 là
phương án xử lý nước thải cho nhà máy với các tiêu chí:
 Đảm bảo hiệu quả xử lý, nước thải đầu ra đạt QCVN 01:2008/BTNMT loại A.

 Dễ thi công.
 Giá thành xử lý 1 m3 nước thải: 6 600 VNĐ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... I


TÓM TẮT........................................................................................................................... II
MỤC LỤC .......................................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ V
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... VIII
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ............................................................................. 2
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN......................................................................................... 2
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN. ....................................................................................... 2
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ............................................................................. 3
1.5.1. Phương pháp luận ............................................................................................... 3
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................. 3
1.5.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích..................................................................... 3
1.5.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 3
1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 3
1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU ............................................ 5
2.1.1. Ngành công nghiệp chế biến cao su thế giới ....................................................... 5
2.1.2. Ngành công nghiệp chế biến cao su ở Việt Nam................................................. 5
2.2. ĐẶC TÍNH MỦ CAO SU ........................................................................................... 8
2.3. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CAO SU .............................................................. 10

2.3.1. Nguồn phát sinh nước thải ................................................................................. 10
2.3.2. Tính chất nước thải ............................................................................................ 10
2.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nhà máy chế biến mủ cao su ............... 11
2.4. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAI VĨNH............................................................... 14
2.4.1. Giới thiệu chung về công ty............................................................................... 14
2.4.2. Nguyên vật liệu cho sản xuất ............................................................................ 15
2.4.3. Quy trình công nghệ sản xuất ............................................................................ 15
2.4.4. Nguồn phát sinh nước thải và lưu lượng nước thải ........................................... 20
CHƯƠNG 3 CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU ...................................... 22
3.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU TRÊN
THẾ GIỚI ........................................................................................................................ 22
3.2. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU ĐANG ÁP DỤNG TRÊN THẾ
GIỚI ................................................................................................................................ 27
3.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU Ở
VIỆT NAM...................................................................................................................... 32
3.4. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU ĐANG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM . 35


3.5. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CỤ THỂ Ở MỘT SỐ NHÀ MÁY.............................. 41
3.5.1. Nhà máy cao su Lai Khê – Ấp Lai Khê – Xã Lai Hưng – Huyện Bến Cát –
Tỉnh Bình Dương ......................................................................................................... 41
3.5.2. Nhà máy cao su Bố Lá – xã Phước Hòa – huyện Phú Giáo – tỉnh Bình
Dương .......................................................................................................................... 44
3.5.3. Công ty cổ phần cao su Tây Ninh – xã Hiệp Thanh huyện Gò Dầu – tỉnh
Tây Ninh ...................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ.......................................................................... 50
4.1. CƠ SỞ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ........................................... 50
4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải và lưu lượng nước thải ........................................... 50
4.1.3. Mức độ xử lý cần đạt ......................................................................................... 52
4.1.4. Điều kiện tài chính, quỹ đất ............................................................................... 52

4.2. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............. 54
4.2.1. Phương án 1 ....................................................................................................... 54
4.2.2. Phương án 2 ....................................................................................................... 58
4.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN.................................................................. 61
4.3.1. Tính toán phương án 1 ....................................................................................... 61
4.3.2. Tính toán phương án 2 ....................................................................................... 68
4.4. TÍNH TOÁN KINH TẾ ............................................................................................ 69
4.4.1. Phương án 1 ....................................................................................................... 69
4.4.2. Phương án 2 ....................................................................................................... 70
4.5. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ..................................................................................... 71
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 73
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
5.2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 73
PHỤ LỤC 1 – THÍ NGHIỆM KEO TỤ ............................................................................ 76
PHỤ LỤC 2 – TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ .......................... 82
2.1. PHƯƠNG ÁN 1 ........................................................................................................ 82
2.2. PHƯƠNG ÁN 2 ...................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 3 – DỰ TOÁN KINH TẾ .............................................................................. 146
3.1. PHƯƠNG ÁN 1 ...................................................................................................... 146
3.2. PHƯƠNG ÁN 2 ...................................................................................................... 156
PHỤ LUC 4 – MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY ................................................... 166


DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

BTNMT


: Bộ tài nguyên môi trường

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

HT XLNT

: Hệ thống xử lý nước thải

PAC

: Phèn Poly Aluminium Chloride

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SS

: Rắn lơ lửng (Suspended Solid)

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng


Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

VSV

:Vi sinh vật

UASB

: Upflow Anaerobic Sludge Blanket – Bùn kỵ khí có dòng chảy
ngược

SBR

: Sequencing Batch Reactor – Bể sinh học từng mẻ.

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

TM & DV

: Thương mại và dịch vụ.


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Công suất của các nhà máy cao su ở Việt Nam (1992 – 1998) ......................... 7
Bảng 2.2. Thành phần hóa học và vật lý của cao su Việt Nam .......................................... 8

Bảng 2.3. Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su
ở các dây chuyền sản xuất ................................................................................................ 11
Bảng 2.4. Mức độ ô nhiễm nước thải tại các nhà máy chế biến cao su. ........................... 13
Bảng 3.1. Hiệu quả xử lý bằng công nghệ UASB/bể ổn định/mương oxi hóa. ................ 24
Bảng 3.2. Tóm tắt hiệu suất của một số công nghệ đã nghiên cứu ................................... 26
Bảng 3.3. Hiệu quả xử lý của quá trình kỵ khí .................................................................. 34
Bảng 3.4. Hiệu quả xử lý của giai đoạn quang hợp. ......................................................... 34
Bảng 3.5. Hệ thống xử lý nước thải của các nước Đông Nam Á ...................................... 27
Bảng 3.6. Hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ cốm (Malaysia) qua hệ thống
hồ kị khí - hồ tùy nghi ....................................................................................................... 30
Bảng 3.7. Hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chế biến mủ ly tâm (Malaysia) qua hệ
thống hồ kị khí - hồ tùy nghi. ............................................................................................ 31
Bảng 3.8. Những công trình xử lý nước thải đang áp dụng trong ngành chế biến cao su
Việt Nam............................................................................................................................ 36
Bảng 3.9. Hiệu suất xử lý của các công nghệ xử lý đang được ứng dụng. ....................... 37
Bảng 3.10. Một số công nghệ xử lý đang được áp dụng tại Việt Nam. ............................ 38
Bảng 3.11. Hiệu quả xử lý nước thải năm 2008 tại các nhà máy chế biến mủ cao su
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. ............................................................................................... 40
Bảng 4.1. Nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động sản xuất và sinh hoạt .................... 51
Bảng 4.2. Tính chất nước thải của nhà máy ...................................................................... 52
Bảng 4.3. QCVN 01 : 2008/BTNMT – cột A ................................................................... 52
Bảng 4.4. Hiệu suất xử lý của các công trình .................................................................... 55
Bảng 4.5. Hiệu suất xử lý của các công trình .................................................................... 59
Bảng 4.6. Thông số thiết kế song chắn rác ........................................................................ 61
Bảng 4.7. Thông số thiết kế hố ga ..................................................................................... 61
Bảng 4.8. Thông số thiết kế bể gạn ................................................................................... 62
Bảng 4.9. Thông số thiết kế bể điều hòa ........................................................................... 63
Bảng 4.10. Thông số thiết kế bể trộn – bể phản ứng ......................................................... 63
Bảng 4.11. Thông số thiết kế bể lắng hóa lý ..................................................................... 64



Bảng 4.12. Thông số thiết kế bể trung gian....................................................................... 65
Bảng 4.13. Thông số thiết kế bể UASB ............................................................................ 65
Bảng 4.14. Thông số thiết kế bể SBR ............................................................................... 66
Bảng 4.15. Thông số thiết kế hồ sinh học ......................................................................... 66
Bảng 4.16. Thông số thiết kế bể khử trùng ....................................................................... 67
Bảng 4.17. Thông số thiết kế bể Aerotank giá thể ............................................................ 68
Bảng 4.18. Thông số thiết kế bể lắng sinh học.................................................................. 68


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Dây chuyền chế biến mủ nước SVR 3L ............................................................. 16 
Hình 2.2. Dây chuyền sơ chế mủ tạp tại nhà máy ............................................................. 19 
Hình 3.1. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Lai Khê ................................................ 42 
Hình 3.2. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Bố Lá ................................................... 45 
Hình 3.3. Hệ thống xử lý nước thải của công ty cổ phần cao su Tây Ninh ...................... 48 
Hình 4.1: Sơ đồ khối hệ thống XLNT phương án 1 ........................................................... 54 
Hình 4.2: Sơ đồ khối hệ thống XLNT phương án 2 ........................................................... 58 
Hình PL1.1. Thiết bị Jartest ................................................................................................ 76 
Bảng PL1.1. Danh sách dụng cụ và hóa chất sử dụng trong thí nghiệm Jartest ................ 76 
Hình PL1.2. Biểu đồ xác định pH tối ưu ........................................................................... 79 
Hình PL1.3. Biểu đồ xác định pH tối ưu ........................................................................... 80 


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cao su hiện nay là một trong những
ngành công nghiệp hàng đầu, có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, đóng một vai trò
quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân. Cao su được dùng hầu hết trong các

lĩnh vực phục vụ cho nhu cầu nhiên liệu công nghiệp và xuất khẩu.
Ở nước ta, ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su đã trải qua nhiều giai đoạn phát
triển, từ giai đoạn sơ chế thủ công tại các nông trại nhỏ, phát triển đến ngày nay với dây
truyền ngày càng hoàn thiện, cho ra sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn
quốc tế. Bên cạnh đó, còn có sự quan tâm của Nhà nước, ngành công nghiệp cao su ngày
càng phát triển mạnh, thị truờng tiêu thụ sản phẩm cao su của Việt Nam tiếp tục được mở
rộng. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt trên 30 nước trên Thế giới. Ngoài tiềm năng
công nghiệp, cao su còn có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ đất tránh bị rửa
trôi, xói mòn hạn chế ô nhiễm, cải thiện môi trường. Tuy nhiên ngành công nghiệp chế
biến cao su lại gây ra những tác động xấu đến môi trường.
Ở nước ta, ước tính hàng năm ngành chế biến mủ cao su thải ra khoảng 5 triệu m3
nước thải. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ phân hủy rất cao như acid
acetic, đường, prôtêin, chất béo… Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/l, BOD
từ 1.500 – 12.000 mg/l được xả ra nguồn tiếp nhận mà chưa được xử lý hoàn toàn ảnh
hưởng trầm trọng đến thủy sinh vật trong nước.
Ngoài ra, vấn đề mùi hôi phát sinh do các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí tạo thành
mercaptan và H2S ảnh hưởng môi trường không khí khu vực xung quanh. Do đó vấn đề
đánh giá và đưa ra phương án khả thi cho việc xử lý lượng nước thải chế biến mủ cao su
được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm một cách đầy đủ. Trong phạm vi
hẹp về thời gian và kiến thức về luận văn em chọn đề tài “ Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý
Nước Thải Nhà Máy Chế Biến Cao Su Mai Vĩnh, Ấp 6, xã Tân Long, huyện Phú Giáo,


tỉnh Bình Dương” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp với mong muốn học tập thêm kiến
thức và đóng góp một phần công sức để cải thiện môi trường.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
 Như đã nêu trên, ngành công nghiệp chế biến mủ cao su là một trong những ngành
có mức độ gây ô nhiễm cao: Khí (hơi hóa chất độc hại), lưu lượng nước thải lớn
với hàm lượng chất hữu cơ cao gây ô nhiễm môi trường nước, gây mùi hôi thối.
 Bên cạnh đó, cùng với chủ trương bảo vệ môi trường của Nhà nước – Căn cứ

“Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, nhằm tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trên toàn thể lãnh thổ” thì việc nghiên cứu xây dựng
hệ thống xử lý nước thải cho các công ty là vấn đề cấp thiết, vừa tuân thủ luật lệ
của nhà nước vừa góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của cả cộng
đồng.
 Nước thải gây ra ô nhiễm môi trường, khu dân cư xung quanh nhà máy nếu không
có hệ thống xử lý.
1.3. MỤC TIÊU KHÓA LUẬN.
 Xác định nguồn gốc phát sinh nước thải.
 Đề xuất phương án xử lý nước thải.
 Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải đề xuất.
1.4. NỘI DUNG KHÓA LUẬN.
 Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây
ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lý nước thải trong ngành chế biến mủ cao
su.
 Khảo sát, phân tích, thu thập số liệu về nhà máy chế biến mủ cao su Mai Vĩnh.
 Đề xuất phương án xử lý nước thải đạt loại A, QCVN 01-2008, BTNMT.
 Lựa chọn công nghệ, tính toán chi tiết chi phí nhằm tiết kiệm kinh phí phù hợp
với điều kiện của nhà máy.
 Thực hiện bản vẽ công nghệ.


1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp luận
 Nước thải từ nhà máy cao su Mai Vĩnh gồm nước thải sản xuất và sinh hoạt.
Trong thành phần nước thải sản xuất, chủ yếu là cá thành phần acid, chất rắn lơ lửng, các
hợp chất hữu cơ với nồng độ cao, các dẫn xuất amin chứa lưu huỳnh... khi bị vi sinh vật
phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối. Nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài môi
trường sẽ gây nhiều nguy hại, tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước và đặc biệt là

sức khỏe con người.
 Như vậy, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu thành phần nước thải và cá biện
pháp xử lý. Từ đó đưa ra công nghệ thích hợp để giảm ô nhiễm đến mức chấp nhận
được .
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
 Điều tra khảo sát thực địa tại công ty TNHH SXTM&DV Mai Vĩnh.
 Thu thập, khảo sát, đo đạt số liệu.
 Thu thập và tổng hợp tài liệu từ thư viện, mạng xã hội, một số đề tài nghiên cứu lý
thuyết liên quan.
1.5.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích
 Tiến hành lấy mẫu theo quy định.
 Lập mô hình thí nghiệm.
 Thống kê, xử lý số liệu dựa trên kết quả thí nghiệm.
1.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
 Sử dụng phần mềm word để viết văn bản.
 Sử dụng phần mềm Excel tính toán số liệu, vẽ đồ thị
 Thể hiện bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý bằng phần mềm Autocad.
1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Không gian: Công ty TNHH SXTM&DV Mai Vĩnh.
 Thời gian: 3 tháng từ 01/01/2012 đến 30/03/2012.
 Đối tượng: nước thải chế biến mủ cao su.


 Chỉ tiêu phân tích: pH, SS, COD, BOD, nitơ, photpho.
1.7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
 Môi trường : xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải, tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh và hệ sinh vật thủy sinh.
 Kinh tế : Tiết kiệm tài chính cho công ty trong việc phải nộp phạt về phí môi
trường, đồng thời môi trường đảm bảo cũng là một yếu tố cần thiết đối với khách
hàng khó tính trong và ngoài nước.



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU
2.1.1. Ngành công nghiệp chế biến cao su thế giới
Sản lượng cao su của thế giới năm 1990 khoảng 6,4x106 tấn, nhưng nhu cầu
khoảng 8,0x106 tấn (Webster and Paardekooper, 1990). Tổng giá trị vượt quá 4,5 tỷ USD
hàng năm và hầu hết tất cả đều phục vụ cho thương mại. Thực chất hầu hết tất cả cao su
tự nhiên đến từ cây cao su Hevea brasiliensis.
Ước lượng nhu cầu sử dụng cao su hằng năm sẽ tăng 4,8% trong khoảng thời gian
từ 1980 đến 2000, từ 13 triệu tấn năm 1980 lên 33,5 triệu tấn vào cuối thế kỷ này
(Wessel, 1990). Một vài năm gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
vào công nghiệp tự động, làm cho cao su tự nhiên ở mức thấp cả về sản lượng lẫn giá cả.
Tuy nhiên, từ cuối năm 1993 trở đi nhu cầu cao su tự nhiên đã gia tăng do sự phát triển
trở lại của công nghiệp tự động và các ngành công nghiệp khác. Giá cao su đã tăng từ
700 USD/tấn lên 2000 USD/tấn. Hiện tại, Việt Nam đứng thứ 6 về sản xuất cao su trên
thế giới và Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam nhận cung cấp cao su cho nhiều nước như :
Nhật, Đức, Anh, Hàn Quốc và Singapore.
2.1.2. Ngành công nghiệp chế biến cao su ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển công nghiệp cao su trên thế giới, trong suốt những năm
1920 – 1945, chính quyền thực dân Pháp nhanh chóng gia tăng diện tích cao su ở Việt
Nam với tốc độ 5.000 – 6.000 ha/năm. Cuối năm 1945 tổng diện tích cao su là 138.000
ha với tổng sản lượng 80.000 tấn/năm. Sau khi được độc lập vào năm 1945, chính phủ
Việt Nam tiếp tục phát triển công nghiệp cao su và diện tích cây cao su gia tăng vài trăm
ngàn ha. Đến năm 1997, diện tích trồng cây cao su ở nước ta đạt gần 300.000 ha, với sản
lượng khoảng 185.000 tấn. Năm 1999 có 21 công ty cao su và 29 nhà máy chế biến mủ
với tổng diện tích cây cao su 300.000 ha và sản lượng 169.567 tấn/năm ( tốc độ phát
triển 1996/1998 là 12.000 tấn/năm). Theo qui hoạch tổng thể, với nguồn vốn vay của



ngân hàng thế giới, đến năm 2010 diện tích cây cao su sẽ đạt tới 700.000 ha và sản lượng
cao su khoảng 300.000 tấn.
Ngành chế biến mủ cao su là mặt hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 2 ở nước ta
(sau xuất khẩu gạo). Theo số liệu tổng cục hải quan, được thông báo bởi trung tâm thông
tin thương mại (Bộ thương mại):
 Năm 2001 cao su Việt Nam xuất khẩu 308.073 tấn, trị giá 166 USD.
 Năm 2002 xuất khẩu 448.000 tấn trị giá 267 triệu USD.
 Năm 2003 xuất khẩu đạt 470.000 tấn với trị giá 350 triệu USD.
Nếu tính số liệu trên cùng với số liệu tiêu thụ trong nước 40.000 -50.000 tấn/năm.
Trừ hàng tạm nhập tái xuất hàng năm khoảng 10.000 tấn, thì tổng số lượng cao su Việt
Nam năm 2001 : khoảng 340.000 tấn, năm 2002 : 480.000 tấn, 2003 : 510.000 tấn.
Theo số liệu tổng cục hải quan, được thông báo bởi trung tâm thông tin thương mại (Bộ
thương mại): Năm 2001 cao su Việt Nam xuất khẩu 308.073 tấn. Trị giá 165.972.032
USD. Năm 2002 xuất khẩu 448.000 tấn trị giá 267 triệu USD. Dự kiến 2003 xuất khẩu đạt
470.000 tấn với trị giá 350 triệu USD. Nếu tính số liệu trên cùng với số liệu tiêu thụ trong
nước 40.000 -50.000 tấn/năm. Trừ hàng tạm nhập tái xuất hàng năm khoảng 10.000 tấn,
thì tổng số lượng cao su Việt Nam năm 2001 : khoảng 340.000 tấn, năm 2002 : 480.000
tấn, dự kiến 2003 : 510.000 tấn.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta, cùng với các ngành
kinh tế khác, nhu cầu sử dụng nguyên liệu cao su ngày càng lớn và mở rộng kể cả trong
nước và thị trường quốc tế. Cao su là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giá 1 tấn mủ cao su sơ
chế từ 800 - 900 USD vào năm 1990 (giá FOB) đã tăng lên 1.250 USD năm 1996. Mức
tiêu thụ cao su thiên nhiên ở các nước công nghiệp đang phát triển đạt tổng cộng 5.115
ngàn tấn/năm. Với thị trường trong nước, đến năm 2000 sản lượng mủ nguyên liệu chỉ đạt
khoảng 70.000 tấn/năm, nhưng dự báo khả năng tiêu thụ sẽ tăng lên 100.000 tấn/năm. Để
hạn chế sự mất cân đối giữa cung và cầu cần phải có kế hoạch đầu tư lâu dài phát triển
cây cao su.



Bảng 2.1. Công suất của các nhà máy cao su ở Việt Nam (1992 – 1998)
STT

Công ty cao

Số nhà máy

su

Công suất ( tấn/năm)
1992

1996

1998

1

Đồng Nai

5

31.4

41

35.036

2


Dầu Tiếng

2

8.3

25.5

35.147

3

Bình Long

1

7.5

14.5

14.017

4

Phú Riềng

2

7.4


20

16.5

5

Phước Hoà

2

1.5

22

17.534

6

Lộc Ninh

1

3.7

6.5

5.01

7


Tây Ninh

2

3.4

5.5

7.007

8

Bà Rịa

1

-

5

16.2

9

Đông Phú

1

2.5


4

7.743

10

Tân Biên

1

30

4

3.935

11

Quảng Trị

1

20

400

1.476

12


Mang Yang

1

50

500

750

13

Chu Se

1

25

500

2.614

14

Chu Pah

1

500


1.5

990

15

Chu Prong

1

400

1.5

2.08

16

Ea H’Leo

1

40

500

1.073

17


Krong Buk

1

25

500

1

18

KonTum

1

15

500

1

19

Bình Thuận

1

-


-

440

20

Chu Se II

1

-

-

24

21

VNRRI

1

-

-

352

Tổng


29

66.805

153.9

169.57

Nguồn: Báo cáo hằng năm của Viện nghiên cứu cao su Việt Nam VNRRI


2.2. ĐẶC TÍNH MỦ CAO SU
Mủ cao su là hỗn hợp các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhũ
thanh hoặc serium. Hạt cao su hình cầu có đuờng kính d < 0,5 µm chuyển động hỗn loạn
(chuyển động Brown) trong dung dịch. Thông thường 1gram mủ có khoảng 7,4.1012
hạt cao su, bao quanh các hạt này là các protein giữ cho latex ở trạng thái ổn định.
Thành phần hóa học của latex :
Phân tử cơ bản của cao su là isoprene polymer (cis-1,4-polyisoprene [C5H8]n) có khối
lượng phân tử 105 -107. Nó được tổng hợp từ cây bằng một quá trình phức tạp của
carbohydrate. Cấu trúc hoá học của cao su tự nhiên (cis-1,4-polyisoprene):
CH2C = CHCH2 – CH2C = CHCH2 = CH2C = CHCH2
CH3

CH3

CH3

Bảng 2.2. Thành phần hóa học và vật lý của cao su Việt Nam
Thành phần


Phần trăm (%)

Cao su

28 – 40

Protein

2,0 – 2,7

Đường

1,0 – 2,0

Muối khoáng

0,5

Lipit

0,2 – 0,5

Nước

55 – 65

Mật độ cao su

0,932 – 0,952


Mật độ Serum

1,031 – 1,035

Nguồn: Bộ môn chế biến, viện nghiên cứu cao su Việt Nam
Tất cả các thong số được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng ướt. Trọng lượng
riêng tấn/m3.
Cấu trúc tính chất của thể giao trạng:
Tổng quát, latex được tạo bởi những phân tử phân tán cao su (pha bị phân tán)
nằm lơ lửng trong chất lỏng (pha phân tán) gọi là serum. Tính phân tán ổn định này có


được là do các protein bị những phần tử phân tán cao su trong latex hút lấy, ion cùng điện
tích sẽ phát sinh lực này giữa các hạt tử cao su.
 Pha phân tán - Serum:
Serum có chứa một phần là những chất hợp thành trong thể giao trạng, chủ yếu là
protein, phospholipit, một phần là những hợp chất tạo thành dung dịch thật như: muối
khoáng, heterosid với methyl-1inositol hoặc quebrachitol và các acid amin với tỉ lệ thấp
hơn. Trong serum hàm lượng thể khô chiếm 8- 10%. Nó cho hiệu ứng Tyndall mãnh liệt
nhờ chứa nhiều chất hữu cơ hợp thành trong dung dịch thể giao trạng. Như vậy serum của
latex là một di chất nhưng nó có độ phân tán mạnh hơn nhiều so với độ phân tán của các
hạt tử cao su nên có thể coi nó như một pha phân tán duy nhất.
 Pha bị phân tán - hạt tử cao su:
Tỉ lệ pha phân tán hay hàm lượng cao su khô trong latex do cây cao su tiết ra cao nhất đạt
tới 53% và thấp nhất là 18% ( phân tích của Viện khảo cứu cao su Đông Dương trước
nay). Hầu hết các hạt tử cao su có hình cầu, kích thước không đồng nhất, số hạt 2x108
cho mỗi cm3 latex, 90% trong số này có đường kính dưới 0,5 micron.
Hạt tử cao su trong latex không chỉ chuyển động Brown mà còn chuyển động Crémage
(kem hoá). Đó là chuyển động của các hạt tử cao su nổi lên trên mặt chất lỏng do chúng
nhẹ hơn. Sự chuyển động này rất chậm theo định luật Stocke :


 

Trong đó:
 V: vận tốc kem hóa.
 µ : độ nhớt chất lỏng.
 d: tỉ trọng serum.
 d’: tỉ trọng hạt tử cao su.
 r: bán kính hạt tử cao su.
 g : gia tốc trọng trường.
Với các hạt tử có bán kính 1 micron, độ nhớt là 2cP ta sẽ thấy các phần tử cao su
latex phải mất hơn một tháng để tự nổi lên 1cm. Để tăng vận tốc nổi của các hạt cao su ta


có thể giảm độ nhớt của latex hay tăng độ lớn của các phần tử cao su . Các hạt tử cao su
được bao bọc bởi một lớp protit. Lớp này xác định tính ổn định và sự kết hợp thể giao
trạng của latex. Độ đẳng điện của protit latex là tương đương pH = 4,7 và các hạt tử
không mang điện. Với pH cao hơn 4,7 các hạt tử mang điện tích âm. Với pH thấp hơn 4,7
các hạt tử mang điện tích dương.
Các hạt tử cao su của latex tươi mà pH tương đương 7 điều mang điện âm. Chính
điện tích này tao ra lực đẩy giữa các hạt cao su với nhau, đảm bảo sự phân tán của chúng
trong serum. Mặt khác, protit có tính hút nước mạnh giúp cho các phần tử cao su được
bao bọc xung quanh một vỏ phân tử nước chống lại sự va chạm giữa các hạt tử làm tăng
sự ổn định của latex.
2.3. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CAO SU
2.3.1. Nguồn phát sinh nước thải
Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sản
xuất sau :
 Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: Nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm mủ, rửa
máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.

 Dây chuyền chế biến mủ nước: Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá
trình cán băm, cán tạo tơ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình
rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
 Dây chuyền chế biến mủ tạp: Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nƣớc nhiều
nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm,
rửa mủ tap, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và
vệ sinh nhà xưởng,...
Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.
2.3.2. Tính chất nước thải
 Dây chuyền sản xuất mủ ly tâm: Dây chuyền sản xuất này không thực hiện quy
trình đánh đông cho nên hoàn toàn không sử dụng acid mà chỉ sử dụng amoniac,
lượng amoniac đưa vào khá lớn khoảng 20kgNH3/tấn DRC nguyên liệu. Do đó đặc


điểm chính của loại nước thải này là : Độ pH khá cao (pH 9-11) và nồng độ BOD:
1500 – 12000mg/l, COD: 3500 – 35000mg/l, SS: 400 – 6000mg/l, N: 100 –
500mg/l.
 Dây chuyền chế biến mủ nước: Đặc điểm của quy trình công nghệ này là sử dụng
từ mủ nước vườn cây có bổ sung amoniac làm chất chống đông. Sau đó, đưa về
nhà máy dùng acid để đánh đông, do đó, ngoài tính chất chung là nồng độ BOD,
COD và SS rất cao, nước thải từ dây chuyền này còn có độ pH thấp và nồng độ N
cao.
 Dây chuyền chế biến mủ tạp: Mủ tạp lẫn khá nhiều đất cát và các loại chất lơ lửng
khác. Do đó, trong quá trình ngâm, rửa mủ, nước thải chứa rất nhiều đất, cát, màu
nước thải thường có màu nâu, đỏ. pH từ 5,0 - 6,0; nồng độ chất rắn lơ lửng rất
cao; nồng độ BOD, COD thấp hơn nước thải từ dây chuyền chế biến mủ nước.
Bảng 2.3. Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su
ở các dây chuyền sản xuất
Chỉ tiêu


NT mủ ly tâm

NT mủ nước

NT mủ tạp

NT cống chung

Lưu lượng

15 – 20

25 – 30

35 – 40



pH(mg/l)

9 – 11

5–6

5–6

5–6

BOD(mg/l)


1500 - 12000

1500 – 5500

400 – 500

2500 – 4000

COD(mg/l)

3500 - 35000

2500 – 6000

520 – 650

3500 – 5000

SS(mg/l)

400 – 6000

220 – 6000

4000 – 8000

500 – 5000

( m3/ tấn)


 

2.3.3. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nhà máy chế biến mủ cao su
Hiện nay, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy sơ chế cao su đang là
vấn đề bức bách cần giải quyết kịp thời. Từ việc khảo sát cho ta thấy: Nước thải sơ chế
cao su, sau thời gian tồn trữ vào khoảng 2 – 3 ngày, xảy ra hiện tượng phân huỷ, oxy hoá
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Nước thải ra nguồn gây ô nhiễm trầm trọng đối với nguồn nước: nước đục, đen


ngôm, nổi ván lợn cợn, bốc mùi hôi thối nồng đặc. Hàm lượng chất hữu cơ khá cao, tiêu
huỷ dưỡng khí cho quá trình tự huỷ, thêm vào đó cao su đông tụ nổi ván lên bề mặt cùng
với hàm lượng chất lo lửng cao ngăn cản oxy hoà tan dẫn đến hàm lượng DO rất bé, độ
sâu tầng nước được chiếu sáng giảm, làm chết thuỷ sinh vật, hạn chế sự phát triển thực
vật, nhất là ở những vị trí nước tù độ nhiễm bẩn còn biểu hiện rõ rệt.
Tại nguồn tiếp nhận nước thải, do quá trình lên men yếm khí sinh ra các mùi hôi
lan toả khắp vùng, gây khó thở, mệt mỏi cho dân cư, nước nguồn bị nhiễm bẩn không thể
sử dụng cho sinh hoạt.
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài
tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu
nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước
của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên
dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất
cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sản,
du lịch và cấp nước.
Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ
1,2 – 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu
nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.
Vấn đề tồn tại trong xử lý nước thải chế biến cao su:
 Chất lượng nước thải sau xử lý còn thấp, trong đó mặt hiệu quả xử lý chất hữu cơ

còn thấp có khả năng khắc phục nếu nâng cao công suất và đảm bảo các thông số
vận hành của các hệ thống ứng dụng. Mặt chưa thể khắc phục là hiệu quả xử lý
amonia thấp, bởi vì công nghệ đang được ứng dụng không có hoặc ít có khả năng
xử lý nitơ một cách triệt để.
 Mùi hôi là vấn đề trọng tâm hiện nay. Tất cả các hệ thống xử lý nước thải chế biến
cao su đều đã bị khiếu kiện về mùi hôi toả ra trong khu vực lân cận. Nồng độ khí
H2S đo được trong không khí tại các hệ thống xử lý nước thải qua các đợt kiểm tra
là 2 – 21 ppm.
Như vậy: cần phải tìm kiếm phương hướng trong những thành tựu của nghiên cứu công


nghệ xử lý nước thải trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề mùi hôi và xử lý nitơ trong
nước thải.
Bảng 2.4. Mức độ ô nhiễm nước thải tại các nhà máy chế biến cao su
STT

Nhà máy

Các chỉ tiêu nước thải
pH

COD

BOD

TSS

TỔNG

N–NH3


N
1

Cua Pari

5,78

4675

1700

410

136,27

21,70

2

Bố Lá

5,67

4266

1880

530


145,13

33,60

3

Bến Súc

5,49

5212

2160

950

198,80

78,40

4

Dầu Tiếng

5,15

3356

2630


143

138,13

33,60

5

Long Hòa

5,84

2087

1380

173

76,53

0

6

Phú Bình

6,77

160


130

40

14

0

7

Tân Biên

5,53

2000

1340

247

58,33

5,83

8

Vên Vên

5,87


3000

1540

490

159,83

143,97

9

Bến Củi

5,5

1609

680

145

22,17

0

10

Hàng Gòn


6,76

5955

2539

535

252

56,47

11

Long

5,85

3836

1191

2641

395,27

224,47

Thành
12


Cẩm Mỹ

6,15

7403

5313

1167

135,10

24,27

13

Xà Bang

5,26

6453

4173

355

267

63


14

Hòa Bình

5,62

6193

1468

263

146

30

15

Dầu Dây

6,7

2360

1140

70

25,20


0

16

An Lộc

6,21

5028

1330

670

154

33,60

Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Nhận xét:
Nước thải chế biến cao su có pH trong khoảng 4,2 – 6,2 do việc sử dụng acid để
làm đông tụ mủ cao su. Tính acid chủ yếu là do các acid béo bay hơi, kết quả của sự phân
huỷ sinh học các lipid và phospholipids xảy ra khi tồn trữ nguyên liệu. Hơn 90% chất rắn


trong nước thải cao su là chất rắn bay hơi, chứng tỏ rằng nước thải cao su chứa hàm lượng
chất hữu cơ cao. Phần lớn chất rắn này ở dạng hoà tan, còn ở dạng lơ lửng chủ yếu là
những hạt cao su còn sót lại.
Hàm lượng Nitơ không cao và có nguồn gốc từ các protein trong mủ cao su, trong

khi hàm lượng Nitơ dạng amoni rất cao do việc sử dụng amoni làm chất kháng đông tụ
trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ cao su.
Cao su tự nhiên là các Polimer hữu cơ cao phân tử với các monomer là các chất
dạng mạch thẳng như etylen, propilen, butadiene … Do đó, quá trình phân huỷ mủ cao
su thực tế là quá trình oxy hoá các sản phẩm phân huỷ trung gian hoặc các chất vô cơ
dạng khí như H2S, mercaptal (RSH), amonia(NH3), CO2 hoặc monocarbonxylic (CO)
hoặc các chất hữu cơ như acid carbonxylic (RCOOH), Xeton hữu cơ dễ bay hơi và tạo ra
mùi hôi trong không khí. Mùi hôi trong nước thải thường gây ra bởi các khí sản sinh ra
trong quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Mùi hôi đặc trưng và rõ rệt nhất trong
nước thải bị phân huỷ kị khí thường là H2S (Hydrogen Sulphide). Các acid béo bay hơi
(Volatile Fatty Acids – VFA) là sản phẩm của sự phân huỷ do vi sinh vật, chủ yếu là
trong điều kiện kị khí, các lipit và phospholipids có trong chất ô nhiễm hữu cơ.
2.4. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MAI VĨNH
2.4.1. Giới thiệu chung về công ty
 Tên doanh nghiệp

: Công ty TNHH SX – TM & DV Mai Vĩnh

 Tên viết tắt

: Công ty TNHH Mai Vĩnh

 Tên nhà máy sản xuất : Nhà máy chế biến cao mủ cao su từ mủ nước và mủ tạp
 Địa chỉ

: Ấp 6, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

 Người đại diện

: Bà Đặng Thị Hoa Mai


 Chức vụ

: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty

 Điện thoại

: 0650.3552909

 Fax

: 0650.3552999

 Loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
 Lĩnh vực hoạt động hiện tại: Sản xuất chế biến mủ cao su từ mủ nước và mủ tạp.


×