Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA 3 LOẠI PHÂN BÓN LÁ (ĐẦU TRÂU, YOGEN VÀ GROW MORE) ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN Ý (Spathiphyllum wallisii) TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.55 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH KHÁNH

ẢNH HƯỞNG CỦA 3 LOẠI PHÂN BÓN LÁ (ĐẦU
TRÂU, YOGEN VÀ GROW MORE) ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN Ý
(Spathiphyllum wallisii) TRỒNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN MINH KHÁNH

ẢNH HƯỞNG CỦA 3 LOẠI PHÂN BÓN LÁ (ĐẦU
TRÂU, YOGEN VÀ GROW MORE) ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LAN Ý
(Spathiphyllum wallisii) TRỒNG BẰNG
PHƯƠNG PHÁP THỦY CANH

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cuối khóa, tôi chân thành cảm ơn tới:
Gia đình và người thân đã nuôi dưỡng và tạo mọi điều kiện cho tôi trong
những năm học đại học.
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
cho tôi học tập và rèn luyện trong 4 năm học qua.
Tiến sĩ Đinh Quang Diệp trưởng bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên
và toàn thể các thầy cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Toàn thể quí thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh.
Xin gởi lời cảm ơn đến các bạn bè thân thiết, những người đã hết lòng giúp
đỡ và ủng hộ, để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Trương Thị Cẩm Nhung,
người cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.

Đại Học Nông Lâm – Thành Phố Hồ Chí Minh
Sinh viên
NGUYỄN MINH KHÁNH


ii


TÓM TẮT
Đề tài : “Ảnh hưởng của 3 loại phân bón lá (Đầu Trâu, Yogen và Grow
more) đến sinh trưởng và phát triển của cây lan ý (Spathiphyllum wallisii)
trồng bằng phương pháp thủy canh”. Thí nghiệm đã được tiến hành tại nhà số
93/1/8/14 Khu phố Bến Cát, phường Phước Bình, Quận 9 - Tp. Hồ Chí Minh từ
đầu tháng 3/2012 – cuối tháng 5/2012.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá được loại phân bón lá và tỉ lệ sử dụng tốt cho cây lan ý khi trồng
trong dung dịch phân bón lá.
Kết quả thu được:
 Khi sử dụng phân bón lá Đầu trâu 501 (với tỉ lệ 30 - 15 – 10) cho ra
số lá và số rễ non nhiều nhất so với các loại phân bón lá khác.
 Thủy canh bằng các loại phân bón lá Đầu trâu 701 (15-30-20), Đầu
trâu 901 (15-20-25), Yogen (30-10-10), Yogen (15-30-15+TE), Yogen (21-2121), Grow more (30-10-10+TE), Grow more (15-30-15), Grow more (20-2020+TE) cho tốc độ tăng trưởng chậm về số lá và số rễ non.
 Thủy canh bằng nước (không sử dụng phân bón) cho tốc độ tăng trưởng
chậm so với các loại phân bón lá.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................viiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................. ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................. xii
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................. xii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Giới thiệu cây lan ý ................................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc và phân bố ........................................................................................ 3
2.1.2 Đặc điểm thực vật học ........................................................................................ 4
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 4
2.1.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh thái .............................................................................. 4
2.1.2.3 Giá trị cảnh quan và kinh tế của cây lan ý ....................................................... 5
2.2 Đôi nét về thủy canh .............................................................................................. 5
2.2.1 Định nghĩa .......................................................................................................... 5
2.2.2 Lịch sử hình thành .............................................................................................. 5
2.2.3 Lợi ích của thủy canh.......................................................................................... 6
2.2.4 Sự khác nhau giữa thủy canh so với các phương pháp trồng đất ....................... 7
2.2.5 Các loại hình thủy canh chính ............................................................................ 8
2.3 Phương pháp thủy canh dùng trong thí nghiệm (Phương pháp nhúng ngập rễ).... 8
2.4 Kết quả nghiên cứu liên quan trong nước: ............................................................ 9
2.5 Một số đặc điểm sử dụng các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm ............... 10
2.5.1 Phân bón lá Đầu Trâu ....................................................................................... 12

iv


2.5.1.1 Đầu Trâu 501 (30-15-10) ............................................................................... 12
2.5.1.2 Đầu Trâu 701 (10-30-20) ............................................................................... 12
2.5.1.3 Đầu Trâu 901(15-20-25) ................................................................................ 12
2.5.2 Phân bón lá Yogen ............................................................................................ 13
2.5.2.1 Yogen 30-10-10 ............................................................................................. 13
2.5.2.2 Yogen 15-30-15+TE ...................................................................................... 13

2.5.2.3 Yogen 21-21-21 ............................................................................................. 13
2.5.3 Phân bón lá Grow More .................................................................................... 14
2.5.3.1 Grow More 30-10-10+TE .............................................................................. 14
2.5.3.2 Grow More 15-30-15 ..................................................................................... 14
2.5.3.3Grow More 20-20-20+TE ............................................................................... 14
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 16
3.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 16
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 16
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 16
3.4 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................................. 16
3.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 17
3.5.1 Phương pháp thực hiện ..................................................................................... 19
3.5.2 Phương pháp lấy chỉ tiêu .................................................................................. 19
3.5.3 Xử lí số liệu....................................................................................................... 20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 21
4.1 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số lá của cây
Lan ý .......................................................................................................................... 21
4.1.1 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến số lượng lá của cây Lan
ý (21 NST) ................................................................................................................. 21
4.1.2 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến số lượng lá của cây Lan
ý (35 NST) ................................................................................................................. 22
4.1.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến số lượng lá của cây Lan
ý (49 NST) ................................................................................................................. 23

v


4.1.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến số lượng lá của cây Lan
ý (63 NST) ................................................................................................................. 24
4.1.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến số lượng lá của cây Lan

ý (77 NST) ................................................................................................................. 25
4.2 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số rễ non (rễ
mới) của cây Lan ý .................................................................................................... 26
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số rễ non
của cây Lan ý (7 - 21 NST) ....................................................................................... 27
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số rễ non
của cây Lan ý (35 NST) ............................................................................................. 28
4.2.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số rễ non
của cây Lan ý (49 NST) ............................................................................................. 29
4.2.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số rễ non
của cây Lan ý (63 NST) ............................................................................................. 30
4.2.5 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển số rễ non
của cây Lan ý (77 NST) ............................................................................................. 31
4.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển chiều dài rễ
của cây Lan ý ............................................................................................................. 33
4.3.1 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển chiều dài rễ
của cây Lan ý (7 - 21 NST) ....................................................................................... 33
4.3.2 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển chiều dài rễ
của cây Lan ý (35 NST) ............................................................................................. 34
4.3.3 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển chiều dài rễ
của cây Lan ý (49 NST) ............................................................................................. 35
4.3.4 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển chiều dài rễ
của cây Lan ý (63 NST) ............................................................................................. 36
4.3.5 Ảnh hưởng của các loại dung dịch phân bón lá đến sự phát triển chiều dài rễ
của cây Lan ý (77 NST) ............................................................................................. 37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 40

vi



5.1 Kết Luận .............................................................................................................. 40
5.2 Kiến Nghị............................................................................................................. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 41
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 1

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 RCBD : Kiểu thí nghiệm khối đầy đủ ngẫu nhiên
 Ppm : Nồng độ phần triệu
 LL 1, LL 2, LL 3: Số lần lập lại
 TB : Trung bình
 Df : Độ tự do
 MS: Trung bình bình phương
 SV: Nguồn biến động
 SS: Tổng bình phương
 NST: Ngày sau trồng
 NT: Nghiệm thức
 NT 1: Đầu trâu 501 (30-15-10)
 NT 2: Đầu trâu 701 (15-30-20)
 NT 3: Đầu trâu 901 (15-20-25)
 NT 4: Yogen (30-10-10)
 NT 5: Yogen (15-30-15+TE)
 NT 6: Yogen (21-21-21)
 NT 7: Grow more (30-10-10+TE)
 NT 8: Grow more (15-30-15)
 NT 9: Grow more (20-20-20+TE)
 NT 10: Nước (không sử dụng phân bón)


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Môi trường nuôi trồng một số loại kiểng lá ............................................... 11
Bảng 4.1. Kết quả số lượng lá TB của cây Lan ý (7 - 21 NST) .................................. 21
Bảng 4.2. Phân tích phương sai số lượng lá TB của cây Lan ý ( 21 NST) ................. 21
Bảng 4.3. Kết quả số lượng lá TB của cây Lan ý (35 NST) ....................................... 22
Bảng 4.4. Phân tích phương sai số lượng lá TB của cây Lan ý (35 NST) .................. 22
Bảng 4.5. Kết quả số lượng lá TB của cây Lan ý (49 NST) ....................................... 23
Bảng 4.6. Phân tích phương sai số lượng lá TB của cây Lan ý (49 NST) .................. 23
Bảng 4.7. Kết quả số lượng lá TB của cây Lan ý (63 NST) ....................................... 24
Bảng 4.8. Phân tích phương sai số lượng lá TB của cây Lan ý (63 NST) .................. 24
Bảng 4.9. Kết quả số lượng lá TB của cây Lan ý (77 NST) ....................................... 25
Bảng 4.10. Phân tích phương sai số lượng lá TB của cây Lan ý (77 NST) ................ 25
Bảng 4.11. Kết quả số lượng rễ non TB của cây Lan ý (7 - 21 NST) ........................ 27
Bảng 4.12. Phân tích phương sai số lượng rễ non TB của cây Lan ý (21 NST)......... 28
Bảng 4.13. Kết quả số lượng rễ non TB của cây Lan ý (35 NST) .............................. 28
Bảng 4.14. Phân tích phương sai số lượng rễ non TB của cây Lan ý (35 NST)......... 29
Bảng 4.15. Kết quả số lượng rễ non TB của cây Lan ý (49 NST) .............................. 29
Bảng 4.16. Phân tích phương sai số lượng rễ non TB của cây Lan ý (49 NST)......... 29
Bảng 4.17. Kết quả số lượng rễ non TB của cây Lan ý (63 NST) .............................. 30
Bảng 4.18. Phân tích phương sai số lượng rễ non TB của cây Lan ý (63 NST)......... 30
Bảng 4.19. Kết quả số lượng rễ non TB của cây Lan ý (77 NST) .............................. 31
Bảng 4.20. Phân tích phương sai số lượng rễ non TB của cây Lan ý (77 NST)......... 32
Bảng 4.21. Kết quả chiều dài rễ TB của cây Lan ý (7 - 21 NST) ............................... 33
Bảng 4.22. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của cây Lan ý (21 NST) ............... 34
Bảng 4.23. Kết quả chiều dài rễ TB của cây Lan ý (35 NST) .................................... 34
Bảng 4.24. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của cây Lan ý (35 NST) ............... 35
Bảng 4.25. Kết quả chiều dài rễ TB của cây Lan ý (49 NST) .................................... 35

Bảng 4.26. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của cây Lan ý (49 NST) ............... 36

ix


Bảng 4.27. Kết quả chiều dài rễ TB của cây Lan ý (63 NST) .................................... 36
Bảng 4.28. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của cây Lan ý (63 NST) ............... 37
Bảng 4.29. Kết quả chiều dài rễ TB của cây Lan ý (77 NST) .................................... 37
Bảng 4.30. Phân tích phương sai chiều dài rễ TB của cây Lan ý (77 NST) ............... 38

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Cây Lan ý (Spathiphyllum wallisii). ............................................................. 3
Hình 2.2: Toàn bộ rễ, thân, lá và hoa cây Lan ý ........................................................... 4
Hình 2.3: Phương pháp nhúng ngập rễ ......................................................................... 9
Hình 3.1: vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 17
Hình 3.2: Bố trí thí nghiệm ngoài thực tế. .................................................................. 19

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:Biểu đồ thể hiện tốc độ sinh trưởng số lượng lá của cây Lan ý (7 - 77
NST) ...................................................................................................................... 26
Biểu đồ 4.2:Biểu đồ thể hiện tốc độ sinh trưởng số lượng rễ non của cây Lan ý (7 77 NST). ................................................................................................................ 32
Biểu đồ 4.3:Biểu đồ thể hiện tốc độ sinh trưởng chiều dài rễ của cây Lan ý (7 - 77
NST) ...................................................................................................................... 38

xi



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây xanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tất cả chúng ta.
Nhà ở của người Việt thường gắn liền và hoà hợp với thiên nhiên. Hiện nay, đời
sống vật chất của người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ hơn thì
nhu cầu về giải trí ngày càng tăng, trong đó có thú chơi cây kiểng. Đặc biệt là kiểng
lá.
Màu xanh của cây lá xuất hiện trong nhà không chỉ điều hoà vi khí hậu, mang
lại vẻ tươi mát mà còn giúp phục hồi sinh khí cho nơi ở. Kiểng lá không đòi hỏi
khắt khe về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như một số loại cây trồng khác.Bộ lá
của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, chưng bày được quanh năm,
phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc.
Với công nghệ thủy canh độc đáo sẽ đem đến cho người dân thành phố một
loại cây cảnh cực kỳ độc đáo: “Cây trồng trong mát” (tên chuyên ngành là Cây
Thủy Canh). Loại cây này đáp ứng được nhu cầu của người yêu thích thiên nhiên và
cả những người bận rộn. Cây có những tính năng ưu việt sau: Cây chuyên trồng
trong mát, thích hợp trong môi trường máy lạnh, văn phòng, chung cư, … nơi thiếu
ánh sáng mặt trời. Một trong những loài cây được trồng phổ biến là cây lan ý
(Spathiphyllum wallisii) do bởi chúng dễ trồng, ưa bóng râm, cho hoa đẹp và bền,
hoa cắt cành, có lá và hoa đẹp nên rất phù hợp để trang trí nội thất, có thể trồng
trong các chậu nhỏ, ít bị sâu bệnh, cây có thể lọc không khí và hấp thu các chất độc
trong không khí. Cây được trưng bày trong bình thủy tinh trong suốt, sạch sẽ, có thể
ngắm rễ cây phát triển mỗi ngày và cây có nhiều ưu điểm nổi trội: nuôi cá trong
bình thủy tinh, không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng cây vẫn lớn, làm sang
trọng nơi trưng bày, và đặc biệt là được ngắm cây phát triển mỗi ngày. Tuy nhiên,
khác với trồng ngòai đất, cây có thể hấp thu những dưỡng chất có trong đất, khi

1



trồng trong nước thì đòi hỏi phải cung cấp những dưỡng chất thiết yếu để cây có thể
sinh trưởng và phát triển tốt. Đó là lý do tôi thực hiện đề tài : “Ảnh hưởng của 3
loại phân bón lá (Đầu Trâu, Yogen và Grow more) đến sinh trưởng và phát
triển của cây lan ý (Spathiphyllum wallisii) trồng bằng phương pháp thủy
canh”.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu cây lan ý
- Tên khoa học: Spathiphyllum wallisii.
- Tên Việt Nam: Lan Ý, Buồm trắng.
- Tên Tiếng Anh: Spathe flower, Peace Lily, Cobra plant, White Sails.
- Họ thực vật: Araceae (Ráy).

Hình 2.1: Cây Lan ý (Spathiphyllum wallisii).
(Nguồn: />2.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới của vùng Trung và Nam Mỹ. Loài cây
này rất ưa thích bóng râm hoặc những nơi không có nhiều ánh nắng trực tiếp nên
thường được những người yêu cây cảnh mang vào nhà để trang trí. Cây cho hoa rất
đẹp và có độ bền tính bằng tháng nên được rất nhiều người ưa chuộng.

3


2.1.2 Đặc điểm thực vật học
2.1.2.1 Đặc điểm hình thái
- Thân, tán, lá: Cây mọc thành bụi, cao khoảng 0,5 m. Lá mọc tập trung trên

mặt đất, lớn, dạng thuôn nhọn hai đầu, mép hơi nhăn nheo, cuống dài có bẹ làm
thành thân giả. Lá màu xanh đậm mặt trên, màu nhạt ở mặt dưới, nổi bật gân mảnh.

Hình 2.2: Toàn bộ rễ, thân, lá và hoa cây Lan ý
(Nguồn: />
- Hoa, Quả, Hạt: Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung mập, mo màu trắng.
Cụm hoa mang hoa thưa hình bán cầu, thẳng. Quả mọng.
2.1.2.2 Đặc điểm sinh lý, sinh thái
- Tốc độ sinh trưởng: Nhanh.
- Phù hợp với: Cây chịu bóng bán phần, thích hợp làm cây trồng nội thất.
Nhân giống dễ dàng từ tách bụi. Nhu cầu nước cao(để cây ra hoa nhiều và đẹp thì
cần phải bón thêm phân cứ 2 đến 3 tháng/lần và nên cắt tỉa bớt lá già, lá úa), ưa khí
hậu mát ẩm.

4


2.1.2.3 Giá trị cảnh quan và kinh tế của cây lan ý
Lan ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ đặt trong nhà, văn phòng hay ban công
hoặc hiên nhà. Nó lọc rất nhiều độc tố như aceton, benzen, formldehyd và
trichloroethylen, cụ thể là các loại khí có hại từ chất tẩy rửa móng tay, đồ trang
điểm hay nước rửa kính.
Trong xã hội hiện đại, con người luôn phải tiếp xúc với các bức xạ và điện từ.
Từng tế bào của cơ thể bị phá hủy bởi điều này. Cây lan ý chính là 1 công cụ rất tốt
để hóa giải. Cây giúp cân bằng cơ thể và các trường năng lượng tiếp xúc với năng
lượng bức xạ (phát ra từ máy tính, đài, đồng hồ, lò vi sóng, điện thoại và ti vi…) Do
đó, nên đặt cây gần những thiết bị này để thanh lọc.
Lan ý cũng được trồng khi trong nhà có người bị bệnh ung thư phải trải qua
điều trị bức xạ hay hóa trị liệu. Cây tốt cho những người mắc các chứng bệnh như
mất ngủ, mệt mỏi, các bệnh cấp tính và mãn tính khác.

Lan ý còn có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu các nguồn năng lượng
xung khắc trong nhà, tạo nên 1 không gian yên bình và hòa hợp.
2.2 Đôi nét về thủy canh
2.2.1 Định nghĩa
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung
dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất . Các giá thể này có thể là
cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,...
2.2.2 Lịch sử hình thành
Quyển sách đầu tiên kỹ thuật trồng cây mà không dùng đất được xuất bản năm
1627 có tựa đề “Sylva Sylvarum” của ông Francis Bancon, được in ra sau một năm
ông mất. Sau đó, trồng cây bằng nước đã trở thành một kỹ thuật nghiên cứu khá phổ
biến. Năm 1929, William Frederick Gericke của Đại học California tại Berkeley đã
bắt đầu triển khai thúc đẩy phát triển kỹ thuật trồng cây bằng phương pháp thủy
canh cho sản xuất nông nghiệp. Năm 1937, William Frederick Gericke đã đưa ra
thuật ngữ “hydroponics” theo tiếng Hy Lạp thì hydro "nước", và ponos "lao động".

5


Năm 1699, John Woodward công bố thí nghiệm trồng cây bằng nước của ông
thành công với cây bạc hà. Ông nhận ra rằng cây cối ở nguồn nước bẩn phát triển
tốt hơn cây trồng bằng nước sạch. Đến năm 1842, một danh sách gồm 9 thành tố
được cho là các chất căn bản để cây phát triển được hoàn thiện, và các công trình
nghiên cứu của hai nhà sinh vật học người Đức là Julius von Sachs và Wilhelm
Knop từ năm 1859 đến 1865 đã đưa ra kết quả phát triển công nghệ canh tác không
dùng đất. Sự phát triển của cây trồng đất trong dung dịch chứa chất khoáng dinh
dưỡng còn được xem như một giải pháp cho trồng trọt. Nó nhanh chóng trở thành
đề tài nghiên cứu và dạy học và vẫn được sử dụng phổ biến đến hiện nay trên Thế
giới.
Các nghiên cứu của những niên đại gần đây cho thấy vườn treo Baybilon và

vườn nổi Kashimir, Aztec Indians của Mehico là những vườn thủy canh cổ xưa nhất
với hàng loạt cây được trồng trong nước.
Trong và ngay sau thế chiến thứ II, thủy canh là phương pháp được quân đội
Hoa Kỳ sử dụng rộng rãi để trồng rau quả ở những nơi mà đất bị nhiễm độc nặng do
chiến tranh. Thủy canh cũng là giải pháp mà Nasa dung để cung cấp thực phẩm cho
nhà du hành trong không gian.
Các nông trại trồng thủy canh hoa kiểng lớn trên thế giới như Ý, Đức, Thụy
Điển,…với các loại hoa dc trồng thủy canh như hoa cẩm chướng, layon, cúc…
2.2.3 Lợi ích của thủy canh
Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc
tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng. Do đó ta có thể tiến
hành trồng ở những vị trí, địa hình khác nhau.
Không sử dụng đất nên có thể tránh được các mầm bệnh, nấm,…có sẵn trong
đất.
Không cần phải làm cỏ và sử dụng các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến
sức khỏe con người, đồng thời cũng góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm sức lao
động.
Giảm thời gian cũng như sức lao động cho việc cày xới, bón phân,…cho đất.

6


Đối với nông nghiệp thủy canh giúp tăng đáng kể sản lượng cũng như có thể rút
ngắn được chu kỳ trồng trọt. Đối với cây cảnh, thủy canh giúp tăng chất lượng của
cây, giúp cây phát triển tốt hơn.
Lợi ích của việc trồng cây kiểng thủy canh
Khắc phục nhược điểm của cây nội thất truyền thống chiếm diện tích không
gian do cây quá lớn; chất trồng dễ làm nhà cửa bị bẩn hoen ố; mỗi lần duy chuyển
khó khăn do chất trồng nặng; thu hút ruồi muỗi côn trùng; khi cây đặt trên bàn mỗi
lần tưới nước phải cẩn thận hay di chuyển đi chỗ khác để nước không bắn ướt bàn;

đó là chưa kể đến việc phải tưới tiêu chăm bón thường xuyên trong khi họ không có
thời gian hoặc yêu cầu công việc không ở nhà thường xuyên thì cây trồng dễ chết.
Ngược lại có thể trồng cây trong nhà mà chất trồng sạch, cung cấp đủ chất dinh
dưỡng cho cây, ít tốn công chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn xanh tươi,
khỏe, đẹp. Thông qua lớp thủy tinh trong suốt ta có thể quan sát cả bộ rễ của cây tạo
nên một nét riêng, độc đáo.
2.2.4 Sự khác nhau giữa thủy canh so với các phương pháp trồng đất
Với thủy canh cây được trồng trên một chất trồng trung gian thường là sơ dừa,
sỏi, rockwool…và với một sự cân bằng hoàn hảo, dung dịch dinh dưỡng được vận
chuyển đến rể cây dưới dạng những chất có tính hòa tan cao. Điều này cho phép cây
hấp thu chất dinh dưỡng cây cần chỉ với một ít sức lực không cần phải ganh đua
như trong đất, nơi mà rễ cây phải tự tìm chất dinh dưỡng và chuyển hóa chúng.
Điều này vẫn đúng ngay cả bạn có dùng đất giàu dinh dưỡng hay canh tác hữu cơ
(organic) và với những chất dinh dưỡng tốt nhất. Năng lượng dùng bởi rễ trong quá
trình này tốn nhiều hơn quá trình sinh trưởng, ra hoa và kết trái.
Phương pháp thủy canh chính là cung cấp cho cây chính xác những gì chúng
cần, đúng thời điểm, đúng lượng, cây sẽ khỏe và phát triển tới hết mức có thể theo
di truyền. Với phương pháp thủy canh đây thực sự là một nhiệm vụ đơn giản, còn
với đất lại là một việc hết sức khó khăn.
Nếu bạn thử trồng hai cây giống nhau về di truyền, một cây trồng bằng đất và
thủy canh cho cây kia, bạn hầu như ngay lập tức sẽ cảm nhận thấy sự khác biệt giữa

7


hai kiểu trồng này. Lớn nhanh hơn, mạnh hơn và sản phẩm tuyệt hơn chính là một
trong nhiều lý do giúp thủy canh đang trở nên thích nghi trên toàn thế giới từ sản
phẩm thương mại cũng như trồng tại nhà, các nhà làm vườn theo sở thích.
2.2.5 Các loại hình thủy canh chính



Trồng cây trên dung dịch dinh dưỡng
 Phương pháp hồi lưu (hệ thống đóng)


Phương pháp màng dinh dưỡng (NFT - Nutrient film technique)



Phương pháp dòng chảy sử dụng hệ thống ống (DFT - Deep film

technique)
 Phương pháp không hồi lưu (hệ thống mở)


Phương pháp nhúng ngập rễ



Phương pháp thả nổi (floating)



Phương pháp mao dẫn



Trồng cây trên giá thể rắn trơ (bán thủy canh)

Sử dụng được cả phương pháp hồi lưu và không hồi lưu

 Kỹ thuật trồng túi treo
 Kỹ thuật trồng túi nhựa
 Kỹ thuật trồng rãnh hay luống
 Kỹ thuật trồng trong chậu nhựa


Khí canh (aeroponics)

2.3 Phương pháp thủy canh dùng trong thí nghiệm (Phương pháp nhúng ngập
rễ)
Đây là một trong những phương pháp thủy canh không hồi lưu. Cây được
trồng trong những chậu nhựa nhỏ(ly nhựa, chậu thủy tinh…). Dung dịch dinh
dưỡng được cho vào khoảng 2/3 thùng chứa (hay ly nhựa) để tạo sự thông thoáng
cho rễ.
Trong quá trình trồng, mực nước trong thùng chứa sẽ giảm dần làm gia tăng
nồng độ các ion trong dung dịch dinh dưỡng dẫn đến sự ức chế sinh trưởng của cây.

8


Do đó, cần thay thế dung dịch dinh dưỡng khi quan sát thấy mực nước trong thùng
chứa(ly nhựa) hạ xuống quá thấp.

Hình 2.3: Phương pháp nhúng ngập rễ
(Nguồn: />2.4 Kết quả nghiên cứu liên quan trong nước:
 Ngô Quốc Tuấn,2010. Xác định giá thể và nồng độ các dinh dưỡng đa lượng
trồng thủy canh hoa cẩm chướng(Dianthus caryophyllus L.) cắt cành bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt tại Đơn Chương, Lâm Đồng. Luận án Nông học.
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, Việt Nam.
Sau khi nghiên cứu 6 thí nghiệm (TN):

- TN 1: xác định giá thể trồng thích hợp trồng thủy canh cây cẩm chướng bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt.
- TN 2: xác định nồng độ N thích hợp cho cẩm chướng trồng thủy canh bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt.
- TN 3: xác định tỉ lệ NH4+/NO3- thích hợp cho cẩm chướng trồng thủy canh
bằng phương pháp tưới nhỏ giọt.
-TN 4: xác định nồng độ K thích hợp cho cẩm chướng trồng thủy canh bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt.
-TN 5: xác định nồng độ P thích hợp cho cẩm chướng trồng thủy canh bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt.

9


-TN 6: xác định nồng độ N, P, K thích hợp cho cẩm chướng trồng thủy canh
bằng phương pháp tưới nhỏ giọt.
 Kết quả: Sự kết hợp nồng độ N của TN 2 (168 mg/l, 80 mg/l, 40 mg/l), tỉ lệ
NH4+/NO3- là 25:75, nồng độ P của TN 5 (40 mg/l, 50 mg/l, 15 mg/l) và nồng độ K
của TN 4 (110 mg/l, 264 mg/l, 55 mg/l) giúp cẩm chướng trồng thủy canh bằng
phương pháp tưới nhỏ giọt sinh trưởng và phát triển tốt trên nền giá thể 100% xơ
dừa.
2.5 Một số đặc điểm sử dụng các loại phân bón lá dùng trong thí nghiệm
Các dung dịch hiện nay trên thị trường thì có rất nhiều loại với các nhà sản xuất
khác nhau nên thành phần các chất dinh dưỡng chứa trong dung dịch cũng rất khác
nhau. Nhưng chủ yếu vẫn bao gồm các nguyên tố cần thiết cơ bản cho cây thuộc
các nhóm:
- Đạm (N), Lân (P), Kali (K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được
gọi là Nguyên tố đa lượng.
- Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng hút/lấy đi với số
lượng ít hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là Nguyên tố trung lượng.

- Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Bo (B), Molypden (Mo), Clor
(Cl) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là Nguyên tố vi lượng.
Sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào cũng thể hiện ra bên ngoài với các triệu
chứng kèm theo rất đặc trưng. Từ đó ta có thể nhận dạng và cung cấp kịp thời cho
cây. Dinh dưỡng cho cây thủy canh phải tan được hoàn toàn trong nước thì cây mới
có thể hấp thụ được.
Cần chú ý mỗi loại cây trồng có một yêu cầu về pH và lượng dinh dưỡng khác
nhau nên tùy theo từng loại mà có thể điều chỉnh cho thích hợp. Trong môi trường
dung dịch thì dộ pH ảnh hưởng rất lớn đối vời sinh trưởng và phát triển của cây.
Khi pH >7,5 cây khó hấp thụ các vi lượng như sắt, đồng, kẽm, boron. Tuy nhiên,
nếu pH <6 thì tính tan của canxi và magie giảm dần. Để điều chỉnh sự biến đổi pH
của dung dịch dinh dưỡng người ta sử dụng HNO3 khi pH tăng cao hoặc KOH khi

10


pH hạ thấp. Trong thủy canh đa số các cây trồng thích hợp với môi trường pH từ 6,0
- 6,8.
Bảng 2.1: Môi trường nuôi trồng một số loại kiểng lá
Liều lượng đảm bảo
Hóa chất

cho sự phát triển của
cây kiểng lá (ml/100L)

Ca(NO3)2 1M

100

KNO3 2M


100

KH2PO4 0.5 M

80

MgSO4 1M

110

K2SiO3 0.1 M

80

FeCl3 50 mM

3

EDDHA (Red) 100 mM

10

MnCl2 60 mM

15

ZnCl2 20 mM

20


H3BO3 40 mM

50

CuCl2 20 mM

20

Na2MoO4 1 mM

10

pH

6,0 – 6,8

(Nguồn: />Các giống kiểng lá đã thử nghiệm thành công khi nuôi trồng trong môi trường
thủy canh gồm các giống: Cau núi, Thin Thanh, Tay Phật, Quân Tử, Kim Phát Tài,
Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trần bà Pháp, Thái, Nguyên Thảo…
Vì cây Lan ý là một loại kiểng lá nên tôi lựa chọn 3 loại phân bón lá: Đầu trâu,
Yogen và Growmore. 3 loại phân bón lá này có chứa đầy đủ các nguyên tố đa
lượng, trung lượng và vi lượng cần thiết và cũng là thương hiệu uy tính trên thị

11


trường. Mỗi loại sử dụng với 3 tỉ lệ khác nhau để so sánh và đưa ra loại phân bón lá
phù hợp nhất đối với cây Lan ý.
2.5.1 Phân bón lá Đầu Trâu

2.5.1.1 Đầu Trâu 501 (30-15-10)
Giúp lan con ra nhiều chồi mới, thân lá phát triển nhanh, tăng sức chống chịu
sâu bệnh.
Tăng khả năng nảy chồi, ra lá của các cây hoa, bon sai, cây kiểng, cỏ và các cây
trồng khác. Đặc biệt thích hợp cho giai đoạn cây con đang tăng trưởng mạnh và sau
khi cắt tỉa tạo hình.
 Thành phần dinh dưỡng:
- Nguyên tố đa lượng: N (30%), P2O5 (15%), K2O (10%).
- Nguyên tố trung lượng: Mg (0,05%), Ca (0,05%).
- Nguyên tố vi lượng: B (0,01%), Zn (0,05%), Cu (0,05%), Fe (0,05%), Mn
(0,025%), Mo (0,005%), αNAA (100ppm), βNOA (100ppm), GA3 (100ppm).
2.5.1.2 Đầu Trâu 701 (10-30-20)
Kích thích phân hóa mầm hoa, giúp hoa ra sớm, nhiều hoa, hoa đẹp, lâu tàn,
hương thơm tự nhiên.
Tăng khả năng đậu quả với các loại cây cảnh trái.
Tăng khả năng ra rễ, đặc biệt tốt cho dưỡng cây sau khi cắt tỉa cành.
 Thành phần dinh dưỡng:
- Nguyên tố đa lượng: N (10%), P2O5 (30%), K2O (20%).
- Nguyên tố trung lượng: Mg (0,05%), Ca (0,05%).
- Nguyên tố vi lượng: B (0,03%), Zn (0,05%), Cu (0,05%), Fe (0,05%), Mn
(0,025%), Mo (0,005%), αNAA (100ppm), βNOA (100ppm), GA3 (100ppm).
2.5.1.3 Đầu Trâu 901(15-20-25)
Phát hoa lớn, cánh dày, màu sắc đẹp, hương thơm tự nhiên.
Hoa lâu tàn, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất lợi
Đậu quả nhiều, dưỡng trái tốt với các loại cây kiểng trái.

12


 Thành phần dinh dưỡng:

- Nguyên tố đa lượng: N (15%), P2O5 (20%), K2O (25%).
- Nguyên tố trung lượng: Mg (0,05%), Ca (0,05%).
- Nguyên tố vi lượng: B (0,02%), Zn (0,05%), Cu (0,05%), Fe (0,075%), Mn
(0,025%), Mo (0,005%), αNAA (100ppm), βNOA (100ppm), GA3 (100ppm).
2.5.2 Phân bón lá Yogen
2.5.2.1 Yogen 30-10-10
Giúp cây trồng phát triển nhanh, mạnh.
Tăng sức đề kháng, ngừa sâu bệnh. Giúp tăng hoa, đậu trái, chắc hạt. Tăng
năng suất và chất lượng nông sản.
 Thành phần dinh dưỡng:
- Nguyên tố đa lượng: N (30%), P2O5 (10%), K2O (10%).
- Tổng trung và vi lượng: MnO, MgO, B2O3, Fe, Cu, Zn, Mo = 2760 ppm.
2.5.2.2 Yogen 15-30-15+TE
Kích thích ra hoa sớm và trái vụ.
Hoa lâu tàn, tăng đậu quả.
 Thành phần dinh dưỡng:
- Nguyên tố đa lượng: N (15%), P2O5 (30%), K2O (15%).
- Tổng trung và vi lượng: Cu, Fe, Zn, Mn, B, Mo, Mg…= 2210 ppm.
2.5.2.3 Yogen 21-21-21
Được tổng hợp từ các nguyên liệu tinh khiết có đầy đủ các loại dinh dưỡng và vi
lượng riêng cho Phong Lan làm cho cây mập, khỏe, mau ra hoa, ra hoa đều đặn, hoa
đẹp, bền, màu sắc rực rỡ.
Trong phân bón lá Yogen có chất bám dính đặc biệt chống sự rữa trôi của nước
mưa, đặc biệt là điều kiện tưới nước thường xuyên của Phong Lan, chất dính giữ
được dinh dưỡng cho Phong Lan hấp thu và làm tăng hiệu suất hấp thụ của Phong
Lan.
Phân dễ tan trong nước, khả năng xâm nhập qua khí khổng rất cao, Phong Lan
hấp thụ dinh dưỡng mau chống.

13



×