Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
************

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
THIẾT KẾ - CẢI TẠO CẢNH QUAN
LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC
(18 VÕ VĂN NGÂN – Q. THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

THIẾT KẾ - CẢI TẠO CẢNH QUAN
LÀNG THIẾU NIÊN THỦ ĐỨC
(18 VÕ VĂN NGÂN – Q. THỦ ĐỨC – TP. HỒ CHÍ MINH)
Chuyên ngành: THIẾT KẾ CẢNH QUAN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

i


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

LỜI CẢM ƠN
 
Để hoàn thành tốt luận văn này tôi đã cố gắng nỗ lực hết mình cho đề tài
và sự giúp đỡ của bạn bè, quý thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn:
Tất cả thầy cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã dạy dỗ, truyền
đạt những kiến thức trong khoảng thời gian học tập tại trường Đại Học Nông Lâm.
Những anh chị khóa trên đã chỉ dẫn tôi rất nhiều. Cảm ơn những người bạn
thân sẵn sàng giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn trong quá trình làm bài.
Đặc biệt là thầy Đỗ Ngọc Nhuận, tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của thầy trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cảm ơn thầy đã trao dồi những
kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành giúp tôi hiểu sâu hơn .
Cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên tinh thần tôi trong
khoảng thời gian căng thẳng này.
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Hằng Nga


ii


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Nga. Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan.
Trường: Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tên đề tài: Thiết kế - cải tạo cảnh quan Làng Thiếu Niên Thủ Đức, 18 Võ Văn
Ngân, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo viên hướng dẫn: KTS. Đỗ Ngọc Nhuận.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2012.
Địa điểm: 18 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kết quả đạt được:
 Phân khu chức năng cho phần mảng xanh của Làng Thiếu Niên Thủ Đức.
 Mặt bằng tổng thể Làng Thiếu Niên Thủ Đức.
 Phối cảnh các tiểu cảnh chính trong Làng Thiếu Niên Thủ Đức.
 Thiết kế cảnh quan một số tiểu cảnh, khu vui chơi cho từng lứa tuổi.
 Đưa ra đặc điểm và quy cách trồng cây xanh trong khu vực thiết kế.
 Thuyết minh thiết kế.
 Bảng khối lượng cây xanh, vật liệu được sử dụng trong công viên và vỉa
hè.

iii


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA


GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

SUMMARY
Student: Nguyen Thi Hang Nga.
Major: Landscape design at Nong Lam university.
Thread: “Designed – landscape renovation Lang Thieu Nien Thu Duc”, 18 Vo Van
Ngan Street, Thu Duc District, Ho Chi Minh City.
Supervisor: Architect. Do Ngoc Nhuan.
Location : 18 Vo Van Ngan Street, Thu Duc District, Ho Chi Minh City.
Time: January to June, 2012.
Achievements:
 Divided functional areas for Lang Thieu Nien Thu Duc.
 Layout of Lang Thieu Nien Thu Duc.
 Mixed scenes of the main miniatures in Lang Thieu Nien Thu Duc.
 Designed landscapes scenery, recreation centers for each age.
 Described the features and Specifications of tree planting and ornamental
designs in the design area.
 Reported design.
 Estimated tree form and material weight.

iv


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ............................................................................................................... ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Summary ...................................................................................................................iv
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các bảng .............................................................................................. viii
Danh sách các hình...................................................................................................ix
1. Chương 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 3
1.1. Mục tiêu chọn đề tài ............................................................................................. 3
1.1. Nội dung đề tài ..................................................................................................... 4
1.1. Giơí hạn đề tài ...................................................................................................... 4
2. Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 5
2.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm mảng xanh ....................................................................................... 5
.......................................................................................................................................
2.1.2. Khái niệm không gian chung ............................................................................ 5
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế - cải tạo Làng Thiếu Niên Thủ Đức ............. 5
2.2.1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực thiết kế .......................................................... 5
2.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 6
2.2.2.1. Khí hậu ........................................................................................................... 6
2.2.2.2. Địa hình, địa chất ........................................................................................... 7
2.2.2.3. Thủy văn......................................................................................................... 8

v


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA


GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

2.2.2.4. Môi trường ..................................................................................................... 9
2.3. Hiện trạng .......................................................................................................... 10
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức ................................... 10
2.3.2. Hiện trạng sử dụng mảng xanh tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức....................... 11
2.4. Đánh giá hiện trạng ............................................................................................ 13
3. Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1.Mục tiêu .............................................................................................................. 14
3.2. Nội dung ............................................................................................................. 14
3.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 15
4. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 17
4.1. Nhận xét hiện trạng, đưa ra phương án thiết kế chung ...................................... 17
4.2. Phân khu chức năng ........................................................................................... 19
4.3. Thiết kế - cải tạo cảnh quan Làng Thiếu Niên Thủ Đức.................................... 19
4.3.1. Mặt bằng giao thông và công trình kiến trúc .................................................. 19
4.3.2. Mặt bằng tổng thể............................................................................................ 20
4.3.3. Phối cảnh tổng thể ........................................................................................... 21
4.3.4. Mặt cắt – Mặt đứng các hướng ....................................................................... 22
4.3.4.1. Mặt cắt .......................................................................................................... 22
4.3.4.2. Mặt đứng các hướng..................................................................................... 22
4.3.5. Thuyết minh thiết kế. ...................................................................................... 23
4.3.6. Mô tả hạng mục công trình. ............................................................................ 27
4.3.7. Đề xuất mạng lưới giao thông. ........................................................................ 39
4.3.8. Đề xuất chủng loại cây trồng. ......................................................................... 40
4.3.8.1. Tiêu chí môi trường...................................................................................... 40
4.3.8.2. Tiêu chí sinh học .......................................................................................... 40
4.3.8.3. Tiêu chí thẩm mỹ. ........................................................................................ 41
4.4. Đặc điểm và quy cách trồng cây xanh trong khu vực thiết kế ........................... 42


vi


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

5. Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 48
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 48
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 50
PHỤ LỤC ......................................................................................................................

vii


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Phân tích hiện trạng bằng phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats). ........................................................................................... 13
Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất Làng Thiếu Niên Thủ Đức. .................................... 20
Bảng 4.2: Đề xuất các hạng mục công trình. .......................................................... 27
Bảng 4.3: Danh mục đề xuất cây che bóng – cây bụi. ............................................ 43
Bảng 4.4: Danh mục đề xuất cây phủ nền – cây giàn leo. ...................................... 44
Bảng 4.5: Danh mục đề xuất cây trang trí............................................................... 45
Bảng 4.6: Minh họa cây che bóng – cây bui. .......................................................... 46

Bảng 4.7: Minh họa cây phủ nền – cây giàn leo. .................................................... 46
Bảng 4.8: Minh họa cây trang trí. ........................................................................... 47

viii


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Vị trí Làng Thiếu Niên Thủ Đức trong tổng thể Quận Thủ Đức ................ 2
Hình 2.1: Mặt bằng hiện trạng quy hoạch Làng Thiếu Niên Thủ Đức ....................... 5
Hình 2.2: Hiện trạng về chênh lệch đội cao ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức ................. 8
Hình 2.3: Hiện trạng về chênh lệch đội cao ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức ................. 8
Hình 2.4: Môi trường xanh sạch, đẹp ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức ........................... 9
Hình 2.5: Mẫu nhà ở kiểu hộ gia đình tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức ...................... 10
Hình 2.6: Trung tâm hành chính Làng Thiếu Niên Thủ Đức ................................... 10
Hình 2.7: Không gian vui chơi cho trẻ ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức 1 .................... 11
Hình 2.8: Không gian vui chơi cho trẻ ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức 2 .................... 11
Hình 2.9: Mảng xanh chưa được sử dụng ................................................................. 11
Hình 2.10: Mảng xanh sử dụng chưa hợp lý ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức .............. 12
Hình 4.1: Mặt bằng dự kiến khu vực cải tạo – thiết kế ............................................. 18
Hình 4.2: Mặt bằng giao thông và công trình kiến trúc ............................................ 19
Hình 4.3: Mặt bằng tổng thể ..................................................................................... 20
Hình 4.4: Phối cảnh tổng thể ..................................................................................... 21
Hình 4.5: Mặt cắt A-A .............................................................................................. 22
Hình 4.6: Mặt cắt B-B ............................................................................................... 22
Hình 4.7: Mặt đứng nhìn từ hướng Nam................................................................... 22

Hình 4.8: Mặt đứng nhìn từ hướng Đông ................................................................. 22
Hình 4.9: Mặt đứng nhìn từ hướng Bắc .................................................................... 23
Hình 4.10: Mặt đứng nhìn từ hướng Tây .................................................................. 23
Hình 4.11: Phối cảnh khu hành chính Làng Thiếu Niên Thủ Đức. .......................... 24
Hình 4.12: Trung tâm dạy nghề của Làng nhìn từ Quảng Trường ........................... 24
Hình 4.13: Hành lang cây chắn bụi và tiếng ồn đô thị .............................................. 25
Hình 4.14: Một góc thư giãn, nghỉ ngơi.................................................................... 25
Hình 4.15: Một sân chơi chung của các hộ gia đình trong Làng. ............................. 26

ix


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Hình 4.16: Một vườn rau gia đình cụ thể trong Làng. .............................................. 27
Hình 4.17: Phối cảnh Quảng Trường ........................................................................ 28
Hình 4.18: Phối cảnh sân chơi trẻ em. ...................................................................... 29
Hình 4.19: Mô hình chòi nghỉ. .................................................................................. 29
Hình 4.20: Phối cảnh chòi nghỉ. ................................................................................ 30
Hình 4.21: Trung tâm dạy nghề của Làng Thiếu Niên Thủ Đức. ............................. 30
Hình 4.22: Mô hình nhà ở hộ gia đình. ..................................................................... 31
Hình 4.23: Mô hình nhà bảo vệ................................................................................. 32
Hình 4.24: Phối cảnh thư viện – nhà truyền thống. .................................................. 32
Hình 4.25: Phối cảnh Bãi xe nhân viên. .................................................................... 33
Hình 4.26: Phối cảnh Trạm Y Tế Làng. .................................................................... 34
Hình 4.27: Phối cảnh hội trường. .............................................................................. 34
Hình 4.28: Phối cảnh khu lưu xá Nam. ..................................................................... 35
Hình 4.29: Phối cảnh hồ nước ................................................................................... 35

Hình 4.30: Phối cảnh sân cầu lông. ........................................................................... 36
Hình 4.31: Phối cảnh lối vào sân cầu lông. ............................................................... 37
Hình 4.32: Phối cảnh dành cho trẻ sơ sinh................................................................ 37
Hình 4.33: Phối cảnh Trung Tâm Hành Chính Làng Thiếu Niên Thủ Đức. ............ 38
Hình 4.34: Phối cảnh lôí vào từ cổng số 2. ............................................................... 38

x


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

i


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề
Với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội chúng ta hiện nay, nền kinh tế ngày

càng phát triển, mật độ dân số ngày càng tăng, mật độ xây dựng ngày càng nhiều.
Bên cạnh những nhu cầu về vật chất thì con người cũng đang vươn tới những nhu
cầu về tinh thần, và tất nhiên không thể không kể đến nhu cầu về mảng xanh, nhu

cầu về một cuộc sống thân thiện.
Nhu cầu đó còn cao hơn đối với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không
được may mắn như những đứa trẻ khác. Những trẻ em mồ côi cha mẹ, tàn tật, dị tật
bẩm sinh hay mang những căn bệnh hiểm nghèo không ai chăm sóc.
Vì vậy cần phải có một nơi để chúng vui chơi, giải trí, tập thể dục, thư giãn,
đi dạo, tham quan, học tập, dã ngoại, và tham gia các hoạt động văn hoá, giải trí
như mọi người bình thường trong xã hội. Do đó xã hội đã xây dựng những ngôi nhà
chung, những không gian chung dành riêng cho những trẻ em này. Đây là môi
trường giúp hình thành các mối quan hệ xã hội như các hoạt động họp nhóm, người
cùng sở thích, nơi mọi người có thể tự do sử dụng không phân biệt, ngăn cách. Là
không gian thể hiện rõ nhất tính chất công cộng của, sự hóa đồng của mọi người.
Ngoài ra, chúng còn góp phần quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, cách ly tiếng
ồn, tạo ra các không gian mở. Ở thành phố Hồ Chí Minh một số không gian mang
tính chất như trên: Làng trẻ em SOS (Save Our Soul), Làng Thiếu Niên Thủ Đức, ...
Làng Thiếu Niên Thủ Đức là một ngôi nhà chung có chức năng quản lý nuôi dường – giáo dục trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ sơ sinh đến
18 tuổi. Làng Thiếu Niên Thủ Đức tọa lạc tại số 18 Võ Văn Ngân, phường Trường
Thọ, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, trung tâm Quận Thủ Đức.

1


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Hình 1.1. Vị trí Làng Thiếu Niên Thủ Đức trong tổng thể quận Thủ Đức
(Bản đồ Quy Hoạch Chung Quận Thủ Đức 07/03/2007 Thành Phố Hồ Chí Minh)

2



SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

1.2 . Lý do chọn đề tài
Với thực trạng mảng xanh của Làng Thiếu Niên Thủ Đức còn ít, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu của con người nơi đây. Việc phát triển các không gian xanh của là một
việc làm tất yếu. Tuy nhiên để giải quyết hiệu quả các nhu cầu trên và phát triển
một cách bền vững các mảng xanh trong Làng thì cần giải quyết tốt các vấn đề về
cơ sở hạ tầng mặt khác cũng phải quan tâm đến các tiện ích công cộng, cảnh quan
không gian và phát triển chúng một cách đồng bộ để đáp ứng nhu cầu con người về
cả số lượng và chất lượng. Lúc này, vấn đề cấp bách đặt ra là phải có những bước
đi đúng đắn trong công tác định hướng và thiết kế không gian cảnh quan Làng, phát
triển hệ thống giao thông nội bộ, quy hoạch lại các công trình đang hiện hữu, gỡ bỏ
những công trình đang bỏ trống không sử dụng, hoặc bổ sung thêm nếu cần thiết.
Làng Thiếu Niên Thủ Đức với diện tích khoảng 2,5 ha. Trong đó diện tích mảng
xanh khoảng 1,5 ha nhưng vẫn chưa được chú trọng phát triển. Nhiều không gian
không được sử dụng hợp lý, cỏ dại mọc khắp nơi. Không gian chung dành cho trẻ
em còn ít và không được đầu tư. Làng Thiếu Niên Thủ Đức vẫn chưa thực sự là một
xã hội thu nhỏ dành cho trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sinh sống.
Để có thể tạo ra được một không gian sống lành mạnh, ấp áp, tràn ngập tình thương
dành cho trẻ thì chúng ta cần thiết kế - cải tạo không gian xanh của Làng nhiều hơn
nữa..
1.3 . Mục tiêu chọn đề tài
-

Thiết kế và cải tạo cảnh quan Làng Thiếu Niên Thủ Đức để nơi đây trở thành
một không gian sống trong lành, một xã hội thu nhỏ dành cho những trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt.


-

Tạo nên sự thống nhất giữa không gian xanh công cộng và các khu vực xung
quanh.

-

Phát triển không gian xanh của Làng Thiếu Niên Thủ Đức.

-

Cải thiện, nâng cao chất lượng sống cho trẻ em nơi đây.

3


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

1.3 . Nội dung đề tài
Thiết kế cải tạo cảnh quan Làng Thiếu Niên Thủ Đức, 18 Võ Văn Ngân, quận
Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
-

Điều tra khảo sát hiện trạng về điều kiện địa lý.

-


Điều tra khảo sát hiện trạng về điều kiện khí hậu

-

Điều tra khảo sát hiện trạng mảng xanh.

-

Đề xuất phương án thiết kế và cải tạo.

1.4 . Giới hạn đề tài
-

Địa điểm : Khu vực nghiên cứu của đồ án là Làng Thiếu Niên Thủ Đức có diện
tích khoảng 2,5 ha, được giới hạn bởi đường Võ Văn Ngân và Đặng Văn Bi
thuộc Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Thành Phố. Hồ Chí Minh.

-

Thời gian : đề tài được thực hiện từ ngày 10/2/2011 – 30/5/2012.

4


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Các khái niệm.
2.1.1. Khái niệm mảng xanh.
Gồm toàn bộ diện tích xanh được tạo nên bởi cây thân gỗ, hoa kiểng, thảm
cỏ nhằm phục vụ các lợi ích, nhu cầu của con người như: du lịch, nghỉ ngơi, giải trí,
thể thao, ...
2.1.2. Khái niệm không gian chung.
Là không gian dành cho tất cả mọi người vui chơi, giải trí, hoạt động thể
thao, nghỉ ngơi, thư giãn, ...Tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải bảo vệ, gìn
giữ không gian chung sạch, đẹp, an ninh trật tự.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế - cải tạo Làng Thiếu Niên Thủ Đức
2.2.1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực thiết kế.

Hình 2.1. Mặt bằng hiện trạng quy hoạch Làng Thiếu Niên Thủ Đức

5


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Quận Thủ Đức là một quận cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1997, Huyện Thủ Đức cũ được chia thành 3 huyện mới là Quận 9, Quận 2 và
Quận Thủ Đức. Diện tích Quận Thủ Đức là 47,46 km2, dân số đến 1/4/2009 là
442.110 người. Trên địa bàn của Quận Thủ Ðức có Ga Bình Triệu, Làng đại học
Thủ Đức, làng thiếu niên Thủ Ðức, Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2, Ðại học Quốc
Gia, và rất nhiều cảng sông và cảng đường bộ.... Một phần phía Tây Nam của Thủ
Ðức được bao bọc bởi dòng sông Sài Gòn.
Làng Thiếu Niên Thủ Đức ở địa chỉ 18 Võ Văn Ngân, Phường Trường Thọ,
Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đơn vị chủ quản: Sở Lao Động Và Thương Binh Xã Hội.
-

Đối tường chăm lo: Trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ sơ sinh
đến 18 tuổi trên địa bàn thành phố.

-

Giới thiệu tóm tắt về đơn vị (thời gian ra đời): Thành lập từ năm 1975 đến
năm 1990 là nhà nuôi dạy trẻ Mầm non I Thủ Đức. Từ năm 1991 đến 2002
mang tên Làng trẻ mồ côi Picasso. Từ 2002 đến nay mang tên Làng Thiếu
Niên Thủ Đức thuộc Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội thành phố Hồ
Chí Minh.
Làng Thiếu Niên Thủ Đức nằm ở trung tâm Quận Thủ Đức, gần giao lộ

đường Võ Văn Ngân – Đặng Văn Bi. Có không gian để phát triển mảng xanh vừa
thỏa mãn nhu cầu cảnh quan con người vừa giải quyết vấn đề môi trường.
Tổng diện tích khu đất: S ≈ 25.000,0 m2
Diện tích mảng xanh: S ≈ 15.000,0 m2
Diện tích công trình xây dựng: S ≈ 10.000,0 m2
2.2.2. Điều kiện tự nhiên.
2.2.2.1. Khí hậu.
Làng Thiếu Niên Thủ Đức có chung đặc điểm khí hậu của thành phố Hồ Chí
Minh là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, trong năm có 2 mùa tương phản
nhau rõ rệt.

6


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA


GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Theo tài liệu của đài khí tượng thủy văn Thành phố Hồ Chí Minh, các đặc
trưng khí hậu của khu vực như sau:
-

Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 11.

-

Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào
các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90 % , đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên
phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh
hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các
huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.

-

Mùa nắng: Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

-

Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng. Nhiệt độ trung
bình 270C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C, chênh lệch tháng
nóng nhất và tháng lạnh nhất 4 – 6 oC. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2008
nhiệt độ trung bình là 28,3oC. Biên độ dao động ngày và đêm là 5-100.

-


Độ ẩm biến thiên theo mùa, tỷ lệ nghịch với chế độ nhiệt, độ ẩm không khí ở
thành phố lên cao vào mùa mưa 80%, và xuống thấp vào mùa khô 74,5%.
Trung bình, độ ẩm không khí đạt bình quân/năm 79,5%.

-

Hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam và gió Tây Nam.

-

Gió thịnh hành trong mùa khô là gió Đông Nam với tần suất 66%.

-

Lượng bốc hơi trung bình 37mm/ngày.

-

Bức xạ mặt trời trung bình 1,7 Kcal/cm2/tháng.

-

Tốc độ gió trung bình 3m/s, gió mạnh nhất 22,6m/s.

-

Nhìn chung khí hậu có tính ổn định cao, ít thay đổi theo từng năm.

2.2.2.2. Địa hình, địa chất.
Quận Thủ Đức thuộc vùng đất đồi gò cao phía Bắc sông Sài Gòn, với cao độ

mặt đất từ +2,0 đến +30,0 m. Những năm gần đây vùng này đang đô thị hóa nhanh
chóng , do thuận lợi về giao thông và điều kiện địa lý.
Làng Thiếu Niên Thủ Đức có địa hình hơi thoải về hướng Đông – Tây nên
cần phải san lấp mặt bằng khi thi công, nếu có thể lợi dụng đặc điểm địa hình này
để tạo nên những không gian riêng biệt thì độ chênh cao vào khoảng 2 m.

7


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.2, Hình 2.3. Hiện trạng về chênh lệch độ cao ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức.
Địa chất ở Quận Thủ Đức được hình thành từ đất và đá ở thời kỳ Paleozoic và
Cenozoic. Nên khu vực cũng có cấu tạo nền đất tương tự.
-

Nền đất tương đối cứng.

-

Sức chịu tải của nền đất cao.

-


Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất khoảng 0,5m
Địa chất công trình khu vực tương đối ổn định, đất tốt không bị nhiễm phèn,

nhiễm mặn nên rất phù hợp cho sự phát triển trồng cây xanh bóng mát.
2.2.2.3. Thủy văn.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, vào các tháng mỗi mùa mưa trên
20 ngày. Tháng mưa nhiều nhất tập trung vào tháng 8, 9, 10 (chiếm tỷ lệ 43,6% so
với cả năm.
-

Lượng mựa trung bình năm: 1.949 mm.

-

Lương mưa tối đa:

2.711 mm.

-

Lượng mưa tối thiểu:

1.533 mm.

-

Số ngày mưa trung bình hàng năm: 162 ngày.

-


Lượng mưa tối đa trong ngày: 177 mm.

-

Lượng mưa tối đa trong tháng: 603 mm

8


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Khu vực trên không bị ảnh hưởng ngập lụt, triều cường. Nguồn nước ngầm
khu vực xung quanh tương đối ổn định, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nên có
thể khoan giếng sử dụng nước để tưới cây, cỏ trong Làng.
2.2.2.4. Môi trường
Ngày nay, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của quận Thủ Đức đã nảy
sinh nhiều vấn đề về môi trường. Nổi lên các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm không khí, rác thải,...
Ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức thì không gặp phải những vấn đề trên. Môi
trường sống trong lành, không rác thải, không ô nhiễm nguồn nước là mục tiêu của
Làng, nhằm nâng cao cuộc sống tinh thần của các em, tạo không gian sống xanh,
sạch, đẹp. Nhưng để tiếp tục duy trì môi trường xanh, sạch đẹp của Làng thì chúng
ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa.

Hình 2.4. Môi trường xanh, sạch, đẹp ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức. 

9



SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

2.3. Hiện trạng
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức
Làng Thiếu Niên Thủ Đức sử dụng gần 10.000 m2 để xây dựng các công
trình xây dựng như: nhà ở kiểu hộ gia đình, trạm y tế, nhà ăn, khu lưu xá, hội
trường, thư viện, nhà truyền thống, nhà dạy học, trung tâm hành chính,....

Hình 2.5. Mẫu nhà ở kiểu hộ gia đình tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức.

Còn lại gần 15.000 m2 sử dụng cho mảng xanh.
Hình 2.2: Mẫu nhà ở kiểu hộ gia đình tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức.

Hình 2.6. Trung tâm hành chính Làng Thiếu Niên Thủ Đức.

10


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

2.3.2. Hiện trạng sử dụng mảng xanh tại Làng Thiếu Niên Thủ Đức
Làng Thiếu Niên Thủ Đức sử dụng gần 15.000 m2 để tạo mảng xanh và trồng
cây che bóng, tạo không gian mát mẻ, cải thiện bầu không khí, tạo không gian vui
chơi giải trí cho trẻ,...


Hình 2.7. Không gian vui chơi cho trẻ ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức 1

Hình 2.8. Không gian vui chơi cho trẻ ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức 2

11


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

Bên cạnh những không gian vui chơi lành mạnh trên thì Làng Thiếu Niên
Thủ Đức vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết ổn thỏa về việc sử dụng mảng xanh
sao cho hợp lý. Nhiều mảng xanh bị lãng quên, hoặc không được chăm sóc, làm mất
đi tính thẩm mỹ cảnh quan của Làng. Vì vậy chúng ta cần xem xét và cải tạo lại
cảnh quan của Làng để ngày cành đẹp, xanh, sạch hơn.

Hình 2.9. Mảng xanh chưa được sử dụng ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức.

Hình 2.10. Mảng xanh sử dụng chưa đúng mục đích ở Làng Thiếu Niên Thủ Đức.

12


SVTH : NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

GVHD: KTS. ĐỖ NGỌC NHUẬN

2.4 Đánh giá hiện trạng


ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

CƠ HỘI

ĐIỀU
KIỆN
TỰ
NHIÊN

Khi hậu khá mát
mẻ. Diện tích đất
phục vụ cho cảnh
quan tương đối.

Nền đất không
được bằng
phẳng.

Phát triển không
gian xanh để
phục vụ nhu cầu
vui chơi giải trí.

GIAO
THÔNG

Nằm dọc theo các
trục đường chính

của Quận Thủ
Đức: Võ Văn
Ngân và Đặng
Văn Bi

Nằm ở trung
tâm Quận Thủ
Đức nên bị ảnh
hưởng tiếng ồn
đô thị.

Thuận lợi cho
viêc đi lại, giao
lưu văn hóa của
nhều tổ chức, cơ
quan và những
người hảo tâm.

THÁCH
THỨC

Thiết kế
các hành
lang cây
chống bụi
và tiếng ồn.

Nhận được
nhiều sự quan
tâm, hỗ trợ về

tài chính của
các cơ quan tổ
chức

Làng có đội ngũ
VĂN
HÓA XÃ nuôi dạy và chăm
sóc trẻ tận tình,
HỘI
chu đáo, trẻ,
ngoan hiền, lễ
phép.

Bảng 2.1 Phân tích hiện trạng bằng phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats)

13


×