Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, CÔNG SUẤT 250M3NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.61 KB, 119 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, CÔNG SUẤT
250M3/NGÀY.ĐÊM

Sinh viên thực hiện :

NGUYỄN THỊ NGA

Ngành

:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Niên khóa

:

2008 - 2012

Tp. HCM, Tháng 05 Năm 2012



 

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BỆNH VIỆN HOÀN MỸ, CÔNG SUẤT
250M3/NGÀY. ĐÊM

Tác giả

NGUYỄN THỊ NGA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Kỹ Thuật Môi Trường

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN VĂN HIỂN

Tp. HCM, Tháng 05 Năm 2012


 

Bộ Giáo Dục & Đào Tạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG


===oOo===

VÀ TÀI NGUYÊN
**************
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

KHOA

: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH:

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌ VÀ TÊN SV

: NGUYỄN THỊ NGA

NIÊN KHOÁ

MSSV: 08127087

: 2008 – 2012

1. Tên đề tài:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Hoàn Mỹ, công suất 250 m3/ngày.đêm
2. Nội dung KLTN:
Thu thập tài liệu tổng quan về hiện trạng, khả năng gây ô nhiễm và xử lý nước thải bệnh
viện.

Khảo sát thực tế, thu thập tài liệu tổng quan bệnh viện Hoàn Mỹ, tính chất nước thải.
Tính toán thiết kế các công trình xử lý đơn vị và tính toán kinh tế.
Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với yêu cầu .
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho bệnh viện Hoàn Mỹ.
3. Thời gian thực hiện: Từ 01/2012đến 05/2012
4. Họ tên Giáo viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN HIỂN
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày …. tháng …. năm 2012

Ngày…. tháng …. năm 2012

Ban chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ QUỐC TUẤN

ThS. NGUYỄN VĂN HIỂN


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ, chỉ bảo của gia đình, thầy cô, bạn bè. Xin gởi tới tất cả lòng biết ơn chân thành!
Cảm ơn ba mẹ đã luôn bên con, luôn cho con niềm tin và động lực, đã luôn là điểm tựa
vững chắc giúp con vượt qua khó khăn.
Cảm ơn các bạn DH08MT, một tập thể đoàn kết trong cả học tập và vui chơi. Cảm ơn

thầy Lê Tấn Thanh Lâm, một người thầy chủ nhiệm đáng kính và đáng ngưỡng mộ. Đặc
biệt cảm ơn 7 người bạn rất thân, đã luôn bên mình, luôn động viên và giúp đỡ mình.
Chân thành cảm ơn anh Đặng Minh Phát , và các anh (chị) nhân viên công ty CP Môi
Trường Công Nghệ Xanh đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và thực hiện
khóa luận .
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên
trường đại học Nông Lâm tp.Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ em trong
suốt 4 năm học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ThS. Nguyễn Văn Hiển đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo những kinh nghiệm thực tế, những bài học bổ ích trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận còn nhiều thiếu sót, mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng….năm 2012
SVTH. Nguyễn Thị Nga

[Type text] 

Page 2 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Để đáp ứng kịp thời với tiến trình hiện đại hóa của đất nước, hàng loạt các bệnh viện
được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Vấn nạn môi
trường tại các bệnh viện đang được quan tâm giải quyết nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng. Các bệnh viện cần xây dựng song song với hệ

thống xử lý nước thải, rác thải đạt chuẩn.
Đề tài “ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Hoàn Mỹ, công suất
250m3/ngày.đêm” nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Đặc tính của nước thải bệnh viện là hàm lượng COD, BOD khá cao. Nước chứa nhiều vi
sinh vật gây bệnh.
Trong khóa luận dựa vào tính chất nước thải và quy chuẩn quốc gia về nước thải công
nghiệp QCVN 24:2010 BTNMT loại B. Từ đó đề xuất 2 phương án xử lý nước thải cho
bệnh viện.
Phương án 1: Nước thải thu gom theo hệ thống ống dẫn qua rổ chắn rác tinh vào hố thu
nước thải . Nước thải tự chảy qua bể tách dầu mỡ, rồi qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa,
bơm chìm sẽ bơm nước thải qua bể anoxic. Nước thải vào bể aerotank rồi qua lắng đứng.
Cuối cùng nước thải sẽ vào bể khử trùng và bơm ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Phương án 2: Tương tự phương án 1, nhưng nước thải sau khi qua aerotank sẽ được dẫn
vào bể MBR.
Qua tính toán, phân tích đã lựa chọn phương án 2 với những lý do sau:
 Phù hợp với điều kiên mặt bằng hiện có của bệnh viện.
 Tính khả thi cao, tính chất nước đầu ra đạt chuẩn và tính chất ổn định hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang I 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



MỤC LỤC
NỘI DUNG


TRANG

TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................................... I
MỤC LỤC ........................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ......................................................V
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. VII
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................................... 3
1.3 PHẠM VI ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 3
1.4 NỘI DUNG THỰC HIỆN .......................................................................................... 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NƯỚC THẢI NGÀNH Y TẾ ............................................... 4
2.1 Nnguồn phát sinh .......................................................................................................... 4
2.2 Đặc tính nước thải ......................................................................................................... 4
2.3 Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới môi trường và sức khỏe cộng đồng ............... 5
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN BỆNH VIỆN HOÀN MỸ...................................................... 6
3.1 Tổng quan về bệnh viện Hoàn Mỹ .............................................................................. 6
3.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 6

3.2.2

Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 7

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang II 



GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



3.1.3

Cấu trúc nhân sự .................................................................................................. 8

3.2.2

Cơ cấu tổ chức các khoa, phòng bệnh ................................................................. 8

3.2 Hiện trạng môi trường tại bệnh viện ........................................................................... 9
3.2.1

Rác thải ................................................................................................................ 9

3.2.2

Nước cấp, nước thải............................................................................................. 9

CHƯƠNG 4 CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ PHỔ BIẾN HIỆN NAY ......................... 10
A.

CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN

4.1 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Quận 8 ............................................... 10
4.2 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Phương Đông .................................................. 16

4.3 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Châu Thành – Tiền Giang ................. 19
B. CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI BỆNH VIỆN.
4.4 Phương pháp cơ học .................................................................................................... 21
4.5 Phương pháp lý - hóa ................................................................................................... 23
4.6 Phương pháp sinh học ................................................................................................. 23
4.7 Màng lọc MBR .......................................................................................................... 24
4.8 Khử trùng ................................................................................................................... 25
C. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CHO BỆNH VIỆN HOÀN MỸ.
4.9 Đánh giá công nghệ .................................................................................................... 28
4.10 Lựa chọn phương án xử lý........................................................................................ 28

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang III 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



CHƯƠNG 5TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC PHƯƠNG ÁN ĐÃ LỰA CHỌN................ 31
5.1 Thông số kỹ thuật các phương án đã lựa chọn ............................................................ 31
5.2 Tính toán các phương án ............................................................................................. 37
5.3 Dự toán kinh tế ........................................................................................................... 84
5.4 Lựa chọn phương án tối ưu........................................................................................ 105
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 107
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 107
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 108
BẢN VẼ CÔNG NGHỆ

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang IV 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BOD

:Nhu cầu oxy sinh học (Biological Oxygen Demand)

COD

:Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

SS

: Chất rắn lơ lửng (Suspend Solid)

MBR : Bể sinh học màng vi lọc ( Membrance Bio Reactor)
QCVN

:Quy chuấn Việt Nam


F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang V 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Quận 8 ....... 12
Hình 2: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phương Đông ............ 17
Hình 3: Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Châu Thành – Tiền
Giang .......................................................................................................................... 18

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang VI 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Đặc tính nước thải ngành y tế ............................................................. 5

Bảng 1.2 Đặc tính nước thải bệnh viện Đa Khoa Quận 8 ..................................... 11
Bảng 1.3 Tính chất nước thải bệnh viện Phương Đông ........................................ 16
Bảng 1.4 Tính chất nước thải bệnh viện Hoàn Mỹ .............................................. 37
Bảng 1.5 Hiệu suất xử lý phương án 1.................................................................. 41
Bảng 1.6: Bảng phân bố lưu lượng nước theo giờ ............................................... 43
Bảng 1.7 Các thông số thiết kế lưới chắn rác tinh ............................................... 45
Bảng 1.8 : Thể tích tích lũy theo giờ của bể điều hòa .......................................... 48
Bảng 1.9: Các thông số thiết kế bể lắng................................................................ 63
Bảng 1.10: Các thông số thiết kế về tiếp xúc Clorine .......................................... 66
Bảng 2.1: Bảng hiệu suất xử lý phương án 2 ........................................................ 72
Bảng 2.2: Thông số tính toán bể MBR ................................................................. 73
Bảng 2.3: Các thông số kỹ thuật màng MBR ....................................................... 77 

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang VII 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



Chương I MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề

Thành phố Hồ Chí Minh với dân số trung bình khoảng 7396,5 nghìn người, diện tích
2095,5 km2, mật độ 3530 người/km2 là đô thị đông dân nhất Việt Nam. Phần đông là
người dân từ các tỉnh khắp cả nước sống tạm trú ( sinh viên, công nhân, ….). tất cả

các nhu cầu vật chất và tinh thần đều cao. Năm 2011, Đảng và Nhà nước ta quan tâm
đến các vấn đề phúc lợi xã hội, chăm lo xây dựng giáo dục, y tế. Lượng bệnh nhân và
thân nhân cư trú lại tại các bệnh viện là rất lớn dẫn đến hiện trạng quá tải cả về chất
lượng khám chữa bệnh, không gian điều dưỡng, sinh hoạt. Đặc biệt, vấn đề môi
trường tại các bệnh viện cũng đang trở nên báo động, cần được giải quyết cấp thiết.
Thực tế hiện nay, tình hình xử lý chất thải bệnh viện chưa có, hoặc nếu có thì quá sơ
sài, chưa đạt chuẩn. Hầu hết, chất thải rắn không được xử lý trực tiếp tại bệnh viện mà
được chuyển đi xử lý tại các lò đốt, bãi chôn lấp,..hoặc các vựa phế liệu. Đối với
nước thải, đa số các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý riêng, nước thải đổ chung vào
mạng lưới thoát nước, gây ô nhiễm và tìm ẩn nguy cơ bệnh dịch.
Một số khác đã xây dựng HTXLNT nhưng chỉ ở mức độ sơ bộ, sơ sài, hệ thống chưa
có kĩ sư vận hành và không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Dẫn đến nước thải
sau xử lý không đạt chuẩn.
Lượng nước thải mỗi ngày tại các bệnh viện chiếm một lượng đáng kể trong tổng
lượng nước thải của thành phố. Đây là 1 trong những mối lo ngại đối với môi trường
và sức khỏe người dân .
Việc làm cấp thiết hiện nay là phải xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống XLNT tại các
bệnh viện. Đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn theo tiêu chuẩn hiện hành và tránh các trận
dịch bệnh.Thiết nghĩ, khi có dự án xây dựng bệnh viện, cần xây dựng hệ thống XLNT
đi đôi; nhằm tránh tình trạng bệnh viện đã đi vào hoạt động, nước thải thải ra hàng giờ
nhưng hệ thống XLNT vẫn còn nằm trên giấy.
SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 1 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ




Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ là cơ sở khám chữa bệnh với quy mô 200 giường bệnh.
Là bệnh viện tư nhân được xây dựng và điều hành bởi tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ.

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 2 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



1.2

Mục tiêu đề tài

Tính toán , thiết kế hệ thống XLNT bệnh viện Hoàn Mỹ với công suất 250m3/ng.đ đạt
chuẩn loại B QCVN28:2010
1.3

Phạm vi đề tài

Khóa luận chỉ thực hiện trong phạm vi:
 Chỉ thiết kế hệ thống XLNT.
 Niên hạn thiết kế: 20 năm
 Thiết kế đạt chuẩn loại B theo QCVN28:2010 BTNMT
 Thiết kế trên diện tích thực của bệnh viện
 Bản vẽ công nghệ
 Thời gian thực hiện khóa luận từ tháng 01-2012 đến tháng 05/2012
1.4


Nội dung thực hiện

1.Tìm hiểu nguồn gốc phát sinh và tính chất nước thải bệnh viện nói chung, bệnh viện
Hoàn Mỹ nói riêng.
2. Tìm hiểu các công trình xử lý nước thải bệnh viện đã và đang được áp dụng, phân
tích ưu khuyết điểm một số công trình tiêu biểu.
3. Thực tế tại bệnh viện Hoàn Mỹ: mặt bằng dành cho khu xây dựng HTXLNT,
nguồn gốc phát sinh nước thải, chế độ thải nước, ….
4. Phân tích các chỉ tiêu COD, BOD, N, P, Coliform ; đánh giá mức độ ô nhiễm , so
sánh mức độ vượt chuẩn, lựa chọn công nghệ.
5. Đề xuất dây chuyền công nghệ, tính toán, thiết kế các công trình đơn vị.
6. Dự toán kinh tế và lựa chọn công nghệ phù hợp.
7. Triển khai bản vẽ công nghệ.
1.5

Phương pháp nghiên cứu

 Lý thuyết:

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 3 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



 Tham khảo các công trình nghiên cứu XLNT bệnh viện: luận văn, internet,

sách báo,…..
 Tìm hiểu các công trình xử lý nước thải một số bệnh viện của nước ta làm cơ
sở cho việc so sánh và lựa chọn công nghệ thích hợp
 Thực nghiệm:
 Thực tế tại bệnh viện Hoàn Mỹ: mặt bằng sẽ xây dựng HTXLNT, lưu lượng và
nguồn gốc phát sinh nước thải
 Tham quan tại bệnh viện Phương Đông, bệnh viện Đa Khoa Châu Thành-Tiền
Giang bổ sung hiểu biết về cấu tạo, cách bố trí các công trình đơn vị hợp lý và
mỹ quan.
 Các đối tượng hỗ trợ:
 Các công nghệ xử lý đã và đang được ứng dụng
 Công cụ tin học văn phòng: Word, excel
 Phần mềm hỗ trợ thiết kế: AutoCad
Chương II TỔNG QUAN NƯỚC THẢI NGÀNH Y TẾ
2.1 Nguồn phát sinh
-

Nước thải phát sinh từ hoạt động khám và điều trị bệnh

-

Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên bệnh viện, bệnh nhân, người
thăm nuôi bệnh.

-

Nước vệ sinh sàn, vệ sinh phòng bệnh, phòng làm việc.

-


Hoạt động giặt tẩy quần áo, ga giường, khăn lau,…..

-

Nước thải phát sinh từ các nguồn khác : xét nghiệm, cấp cứu, khoa sản,…

2.2 Đặc tính nước thải
-

Nước thải sinh hoạt chiếm 80% tổng lưu lượng

-

20% còn lại là nước chứa máu, dịch tiết, …chứa hàm lượng vsv, BOD,N,P và độ
màu cao.
Bảng 1.1 : Đặc tính nước thải ngành y tế

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 4 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



Chất ô nhiễm đặc trưng

Hàm lượng


pH

6-8

SS

100-150

BOD

150-250

COD

300-500

Tổng Coliform

105-107

(Nguồn: Trung tâm khoa học kĩ thuật và công nghệ quân sự, hội nghị khoa học về môi
trường lần thứ nhất, Hà Nội, 2004)
2.3 Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện tới môi trường và sức khỏe cộng đồng
 Đối với môi trường nước
Nguồn nước có thể bị nhiễm bẩn do các chất độc hại có trong chất thải bệnh viện.
Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh. Chúng có thể chứa kim loại nặng, phần
lớn là thủy ngân từ nhiệt kế và bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Một số dược
phẩm nhất định, nếu xả thải mà không xử lý có thể gây nhiễm độc nguồn nước cấp.
Bên cạnh đó, việc xả thải bừa bãi chất thải lâm sàng, ví dụ xả chung chất thải lây
nhiễm vào chất thải thông thường, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do

làm tăng BOD.
 Đối với môi trường đất
Tiêu hủy không an toàn chất thải nguy hại như tro lò đốt hay bùn của hệ thống xử lý
nước thải rất có vấn đề khi các chất gây ô nhiễm từ bãi rác có khả năng rò thoát ra,

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 5 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



gây ô nhiễm đất và nguồn nước, và cuối cùng là tác động tới sức khỏe cộng đồng
trong dài hạn.
 Đối với môi trường không khí
Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng lên khi phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt
trong điều kiện không lý tưởng. Việc thiêu đốt không đủ nhiệt độ trong khi rác thải
đưa vào quá nhiều sẽ gây ra nhiều khói đen. Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi
nilon PVC, cùng với các loại dược phẩm nhất định, có thể tạo ra khí axit, thường là
HCl and SO2. Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl,. Br, I..) ở nhiệt độ thấp,
thường tạo ra axit. như hydrochloride (HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành
dioxins, một loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại
nặng, như thủy ngân, có thể phát thải theo khí lò đốt.
 Đối với sức khỏe cộng đồng:
 Thành phần hữu cơ và các vi trùng có trong nước thải bệnh viện là nguyên
nhân gây phơi nhiễm dịch bệnh.
 Công chúng và cộng đồng xung quanh bệnh viện rất nhạy cảm với những tác
động thị giác của chất thải giải phẫu, trong khi đó, việc vận hành kém lò đốt có

thể dẫn đến xả ra khí thải gây khó chịu cho nhà dân xung quanh.
Chương III TỔNG QUAN BỆNH VIỆN HOÀN MỸ
3.1

Tổng quan về bệnh viện

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
-

Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ là bệnh viện tư nhân đầu tiên được thành lập
tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1997.

-

Bệnh viện đã triển khai công tác khám chữa bệnh tại hai cơ sở:
 Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cơ Sở 2: Số 4 Hoàng Việt - Phường 4 - Quận
Tân Bình.

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 6 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



 Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cơ Sở 1: Số 124 Trần Quốc Thảo - Phường 7 Quận 3.
-


Kể từ ngày 28/11/2011, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn cơ sở 1 (số 124 Trần Quốc
Thảo, phường 7, quận 3, TP. HCM) chính thức dời về cơ sở mới tại địa chỉ
số: 60-60A Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP. HCM.

3.1.2 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý:
 Bệnh viện ngụ tại 60-60A Phan Xích Long, phường 1, quận Phú
Nhuận, TP. HCM.
 Phía Bắc: giáp đường Phan Xích Long
 Phía Nam, phía Đông, phía Tây: dân cư.
 Điều kiện tự nhiên:
 Địa chất thủy văn:
 Nhiệt độ:
 Nhiệt độ trung bình hàng năm 27oC
 Nhiệt độ cao nhất trung bình ngày: 35 -36 oC
 Nhiệt độ thấp nhất trung bình ngày: 24-25 oC
 Chế độ mưa:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm
 Lượng mưa trung bình năm: 1949mm
 Lượng mưa hàng tháng cao nhất: 327mm
 Lượng mưa hàng tháng thấp nhất: 4mm
 Hướng gió: có 2 hướng gió chính
 Hướng gió Tây Nam xuất hiện vào mùa mưa, từ tháng 5
đến tháng 10
 Hướng gió Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô, từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau.
SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 7 



GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



 Vận tốc gió thường xuyên từ 2  4m/s
 Độ ẩm:
 Độ ẩm trung bình hàng năm: 78%
 Độ ẩm không khí tối đa: 85%
 Độ ẩm không khí tối thiểu: 31%
3.1.3 Cấu trúc nhân sự
-

Nhu cầu lao động của bệnh viện là 407 người.

-

Trong đó:

Chức danh

Số lượng (người)

Bác sĩ

118

Điều dưỡng

145


KTV. Xét nghiệm

25

KTV. X – Quang

11

KTV. GMHS

02

Dược sĩ

19

Y vụ

06

Trang thiết bị

03

Tài vụ

20

Hành chính


57

(Nguồn: Công ty CP Môi Trường Công Nghệ Xanh)
3.1.4 Cơ cấu tổ chức các khoa, phòng bệnh

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 8 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



-

BV Hoàn Mỹ Sài Gòn Premier được xây dựng trên khuôn viên có diện tích
2.168 m2 gồm 12 tầng và 3 tầng ngầm. BV có qui mô 200 giường nội
trú, 42 phòng khám, 8 phòng mổ

-

Bệnh viện có 22 chuyên khoa: Nội tổng quát, Ngoại tổng quát, Mắt, Tai
Mũi Họng, Răng Hàm Mặt, Tim mạch, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan Mật Tụy,
Hô hấp, Thận - Tiết niệu, Ung bướu, Huyết học, Chấn thương chỉnh
hình, Sản Phụ khoa, Nhi khoa, Thần kinh, Da liễu, Cấp cứu, Lão khoa,
Nam khoa, Khoa Gây mê - Phẫu thuật- Hồi sức

-


BV có 9 Trung Tâm chức năng gồm: Trung tâm Chẩn đoán y khoa, Trung
tâm can thiệp mạch máu (Cath lab), Trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức
năng, Trung tâm kiểm soát đau, Trung tâm khám sức khỏe cơ quan doanh
nghiệp, Trung tâm thận nhân tạo, Trung tâm phẫu thuật tật khúc xạ
(LASEK), Trung tâm Phẫu thuật thẩm mỹ; Trung tâm cấp cứu 24/24 giờ.

-

Đặc biệt Bệnh viện có 5 Trung tâm Chuyên khoa sâu: Trung Tâm Tim
Mạch, Trung Tâm Phẫu thuật Thần kinh, Trung Tâm Tán Sỏi Thận, Trung
Tâm Thay Khớp, Trung tâm Phẫu Thuật Nội Soi nâng cao.

3.2

Hiện trạng môi trường tại bệnh viện
1. Rác thải
o Phân loại rác thải sinh hoạt và rác thải y tế riêng
o Hợp đồng thuê công ty môi trường đô thị xử lý
 Rác thải sinh hoạt: được chuyển về kho chứa rác thải sinh hoạt,
mỗi ngày được thu gom về đơn vị xử lý 1 lần.
 Rác thải y tế: được thu gom về kho chứa rác thải y tế của bệnh
viện, được thu gom về đơn vị xử lý 2 ngày 1 lần.
2. Nước cấp, nước thải
 Hệ thống cấp nước:

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 9 



GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



Nguồn nước cấp của bệnh viện được lấy từ mạng lưới cấp nước thành
phố. Nước được đưa vào bể chứa nước ngầm, sau đó được bơm lên bể
chứa trên mái.
 Hệ thống thoát nước mưa:
Hệ thống thoát nước mưa của bệnh viện theo các tuyến sau:
 Nước mưa sàn mái được thu vào các ống PVC  100 , thoát xuống
tầng trệt, rồi hòa chung vào hệ thoát nước mưa của bệnh viện.
 Tầng hầm có mương thu nước mưa dẫn trực tiếp ra hệ thống thoát
nước mưa chung của bệnh viện.
 Hệ thống thoát nước mưa tách rời với hệ thống thoát nước sinh hoạt,
tất cả nước mưa đổ về hệ thống thoát nước của thành phố.
 Hệ thống thoát nước thải:
 Nước sinh hoạt từ các chậu rửa, sàn khu vệ sinh được thu gom
vào các ống thoát nước và dẫn về khu xử lý nước thải.
 Nước từ các khu vệ sinh được thu gom về các bể tự hoại, sau đó
theo các ống thu gom về khu xử lý nước thải.
Chương IV CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ PHỔ BIẾN HIỆN NAY.
B. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
4.1 Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa quận 8
Nước thải bệnh viện được phát sinh từ các nguồn sau:
-

Nước thải từ nhà bếp, canteen (chỉ có ở Bệnh viện Đa khoa Quận 8)

-


Nước thải từ bồn rửa mặt, sàn nước, nước thải y tế (rửa dụng cụ y tế, rửa tay...).

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 10 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



Bảng 1.2 Đặc tính nước thải bệnh viện Đa Khoa Quận 8
(Nguồn: Công Ty CP Môi Trường Công Nghệ Xanh)

STT

Thành phần nước thải

1

pH

2

BOD5(200C)

mg/l

150 - 250


3

COD

mg/l

300 - 400

4

TN

mg/l

30 - 40

5

TP

mg/l

7.0 - 8.0

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Đơn vị

Giá trị

6.0 - 8.0

Trang 11 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



Nước thải sinh
hoạt + y tế

Song chắn rác thô tế

Nước thải canteen

Bể tách dầu (Bậc 1)

Bể tiếp nhận
Tách rác tinh

Bể tách dầu (Bậc 2)

Bể điều hoà

Khí

Bể Anoxic
Dòng
tuần

hoàn

Bể phân hủy bùn
hiếu khí

Hút bỏ định kì

Bể sinh học hiếu
khí tiếp xúc

Máy thổi khí

Bể MBR
Bồn chứa nước
rửa màng
Nguồn tiếp nhận
Cột B, QCVN 28-2010

Hình 1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Quận 8
 Thuyết minh công nghệ:
Nước thải từ nhà bếp, canteen theo hệ thống thoát nước dẫn về bể tách dầu (bậc 1). Thời
gian lưu nước trong bể này ngắn, khoảng 20÷60 phút (theo Metcalf & Eddy) để dầu mỡ
SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 12 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ




có thể nổi hoàn toàn lên bề mặt và được vớt bỏ theo định kì trước khi bơm vào bể tiếp
nhận chung. Nếu không được xử lý, lượng dầu mỡ sẽ ảnh hưởng đến đường ống, làm
nghẹt bơm và giảm hiệu quả xử lý của các công trình sinh học phía sau.
Nước thải sinh hoạt và y tế theo hệ thống thoát nước tập trung tại bể tiếp nhận. Bể tiếp
nhận có nhiệm vụ tập trung nước thải từ các nơi khác nhau chảy về. Nước được lưu thời
gian ngắn nhằm tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí sinh mùi hôi. Trước bể tiếp nhận có lắp
đặt song chắn rác thô (kích thước song chắn 10mm) để ngăn rác có kích thước lớn làm
ảnh hưởng đường ống và các thiết bị bơm trong quá trình vận chuyển nước thải.
Từ bể tiếp nhận, nước thải được bơm sang bể tách dầu (bậc 2) nhằm đảm bảo lượng dầu
mỡ không còn trong nước thải, đảm bảo an toàn cho hệ vi sinh phía sau. Trước khi vào bể
tách dầu, nước thải được loại bỏ các tạp chất, rác có kích thước lớn hơn 2mm bằng thiết
bị tách rác tinh.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa về lưu lượng và nồng độ hữu cơ trong nước thải nhằm
tránh gây quá tải cho vi sinh vật trong các bể phía sau. Bể điều hòa làm giảm kích thước
và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng quá tải. Nhờ
vào năng lượng cánh khuấy chìm, nước thải được xáo trộn đều và tránh sự lắng cặn trong
bể, tránh hiện tượng phân hủy kị khí tạo mùi hôi. Bể được xây kín nhằm hạn chế tối đa sự
phát tán mùi vào môi trường trong khuôn viên bệnh viện. Sau đó, nước thải từ bể điều
hòa sẽ được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là bể thiếu khí (Anoxic).
Bể Anoxic là bể chứa hệ vi sinh hoạt động trong môi trường thiếu khí. Trong điều kiện
này thì các vi sinh vật thiếu khí sẽ chuyển hoá hàm lượng Nitrate có trong nước thải
thành khí N2 dễ dàng thoát lên khỏi mặt nước, nhờ đó nước thải sẽ được xử lý hoàn toàn
về chỉ tiêu Nitơ. Quá trình khử nitrate sẽ diễn ra theo phản ứng:
6NO3- + 5CH3OH  5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-

(1)

Bể được thiết kế kín, duy trì môi trường thiếu khí có lắp đặt thiết bị khuấy trộn chìm để
tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí N2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng thoát lên

SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 13 


GVHD: ThS. Nguyễn Văn Hiển  THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ



khỏi mặt nước. Sau đó nước thải từ bể Anoxic tiếp tục chảy tràn qua bể sinh học hiếu khí
tiếp xúc để khử các hợp chất hữu cơ COD, BOD5.
Trong bể sinh học tiếp xúc hiếu khí, các vi sinh vật (VSV) hiếu khí (các vi sinh vật
sống trong môi trường có oxy) sẽ sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải như là thức
ăn để sinh trưởng và phát triển thành VSV mới. Một phần chất hữu cơ cũng bị oxi hóa
thành khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:
Chất hữu cơ + C5H7NO2 (VSV) + 5O2  5CO2 + 2H2O + NH3 + VSVmới

(2)

Nhờ quá trình hoạt động trên của VSV mà nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sẽ giảm
dần đến một mức độ chấp nhận (đạt quy chuẩn xả thải).
Oxy được cung cấp liên tục vào bể bằng 02 máy thổi khí hoạt động luân phiên. Nhờ đó
mà quá trình sinh trưởng của hệ VSV được diễn ra liên tục và ổn định. Nước thải chảy
liên tục vào bể sinh học trong khi đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính,
cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh
trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn. Ngoài ra trong bể hiếu khí còn diễn ra quá
trình Nitrat hoá. Quá trình nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa nitơ, đầu
tiên là ammonia thành nitrite sau đó oxy hóa nitrite thành nitrate. Quá trình nitrate hóa
ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và
Nitrobacter.

Bước 1: Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas
NH4+ + 1,5O2  NO2- + 2H+ + H2O

(3)

Bước 2: Nitrite được chuyển thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter
NO2- + 0,5O2  NO3-

(4)

Các giá thể – vật liệu tiếp xúc (dạng sợi) có diện tích bề mặt tiếp xúc 205 m2/m3, là nơi để
các vi sinh vật bám dính và phát triển. Trong điều kiện đó vi sinh vật sinh trưởng và phát
triển mạnh tạo thành các màng vi sinh vật có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và màu
SVTH: Nguyễn Thị Nga 

Trang 14 


×