Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN HÒA BÌNH VẠN NINH, KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN HÒA BÌNH
VẠN NINH, KHÁNH HÒA

SVTH: NGUYỄN THU THẢO
NGÀNH: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 5/2012


CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN HÒA BÌNH
HUYỆN VẠN NINH, KHÁNH HÒA

Tác giả

NGUYỄN THU THẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Kĩ thuật môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
KS. VŨ VĂN QUANG

Tháng 5 năm 2012


SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 i 


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập, em luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô, người thân và bạn bè.
Vì sự giảng dạy nhiệt tình và chỉ bảo tận tâm của quý thầy cô, em xin chân thành
cảm ơn đến tất cả các thầy cô khoa Môi trường và tài nguyên trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn người thầy đã hướng dẫn em hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp, Thầy.Vũ Văn Quang. Cảm ơn thầy đã dành nhiều thời gian hướng
dẫn, tận tình, giúp đỡ và truyền đạt nhiều kinh nghiệm thực tế cho em trong quá trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn anh Hiệp và các anh chị trong công ty Giấy An Bình,
anh Hiếu và các anh chị trong công ty TNHH Tinh bột sắn Hòa Bình đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp DH07MT đã luôn ủng hộ và động viên em trong
4 năm học qua.
Cuối cùng, con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, tất cả mọi người trong gia
đình luôn là nguồn động viên, là điểm tựa vững chắc, đã hỗ trợ và luôn giúp con có đủ
nghị lực để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy em đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý và sửa chữa của thầy cô về khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn!
SVTH
NGUYỄN THU THẢO

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 


 ii 


TÓM TẮT
 Đề tài “ Cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy tinh bột sắn Hòa Bình” , công
suất 2180 m3/ngày được thực hiện tại xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
 Thời gian thực hiện từ tháng 02/2012 – 05/2012
 Khóa luận này tập trung giải quyết các vấn đề nhằm nghiên cứu, cải tạo
HTXLNT Nhà Máy Tinh Bột Sắn Hòa Bình như: tìm hiểu và đánh giá hiện trạng
HTXLNT nhà máy, đề xuất phương án cải tạo phù hợp với điều kiện nhà máy, cải tạo
một số bể cho phù hợp với phương án cải tạo. Kết quả khảo sát hệ thống tôi nhận thấy
như sau:
 Bể lắng sơ bộ vẫn đảm bảo thời gian lưu nước, hiệu suất xử lí vẫn đảm bảo tuy
nhiên ta cần lắp đặt hệ thống thu gom bùn, máy bơm bùn.
 Cải tạo tận dụng các hồ sinh học bằng cách :lót đáy, thu gom bùn, giảm nồng
độ nước thải trước khi vào hồ sinh học bằng cách xử lí hóa lí trước khi thải ra các hồ
sinh học.
 Cải tạo hồ tùy tiện thành hồ hoàn thiện nhằm ổn định lắng cặn trước khi thả ra
môi trường.
Từ những ưu điểm nêu trên đã phân tích, tính toán và đưa ra phương án cải tạo hệ
thống. Sử dụng lại một số bể hiện hữu và cải tạo một số bể cho phù hợp với phương án
đề xuất. So sánh về khía cạnh kinh tế, kỹ thuật tôi lựa chọn án là xây dựng HTXLNT
với công nghệ xử lý cũ nhưng:
 Cải tạo và ngăn xây dựng hồ kị khí 2 thành bể phản ứng, bể UASB, bể lắng I và
để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải.
 Cải tạo lại hồ kị khí, hồ tùy nghi , hồ hiếu khí cũ để hiệu quả xử lý được cao
hơn.

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 


 iii 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Biochemical Oxygen Demand

: Nhu cầu oxy sinh học

COD

: Chemical Oxygen Demand

: Nhu cầu oxy hóa học

DO

: Dissolved Oxygen

: Nồng độ oxy hòa tan

SS

: Suspended Solid

: Chất rắn lơ lửng

TSS


: Total Suspended Solid

: Tổng chất rắn lơ lửng

SBR

: Sequence Batch Reactors

: Bể lọc sinh học tiếp xúc quay

UASB : Upflow Anaerobic Slude Blanket

: Bể phản ứng kỵ khí

XLNT

: Xử lý nước thải

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

SMTTN

: Sở môi trường và tài nguyên

UBND

: Uỷ ban nhân dân


VNĐ

: Việt Nam đồng

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 iv 


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ x
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU KHOÁ LUẬN ....................................................................................... 2
1.3 NỘI DUNG KHÓA LUẬN ....................................................................................... 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................... 2
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ................................................................................ 3
1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 3
1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC – THỰC TIỄN ................................................................... 3
1.7.1 Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 3
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................... 3
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BỘT MÌ ........................... 4
2.1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................................... 4
2.1.2 Hiện trạng ngành chế biến tinh bột mì tại Việt Nam.............................................. 4

2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột mì .............................................................. 6
2.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ...............................................................................12
2.2.1 Giới thiệu về nhà máy ..........................................................................................12
2.2.2 Vị trí và quy mô của nhà máy ..............................................................................12
2.2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất của nhà máy ..................................................................17
2.3 NƯỚC THẢI TRONG CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ .................................17
2.3.1 Nguồn phát sinh ....................................................................................................17
2.3.2 Thành phần và tính chất của nước thải .................................................................18
2.3.3 Vi sinh vật trong nước thải tinh bột khoai mì.......................................................21
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 v 


2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT MÌ .......................................21
2.4.1 Một số quy trình xử lý nước thải tinh bột mì ở Việt Nam....................................21
2.4.2 Các phương pháp xử lí nước thải trên thế giới .....................................................24
Chương 3 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH HÒA
BÌNH .............................................................................................................................34
3.1 NƯỚC THẢI – VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY .............. 34
3.1.1 Hiện trạng nước thải của nhà máy ........................................................................34
3.2 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ HIỆU QUẢ XỬ LÝ HỆ THỐNG ..........................................36
3.2.1 Bể lắng sơ bộ ........................................................................................................36
3.2.2 Cụm hồ sinh học ...................................................................................................37
3.3 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN .............................................................................39
Chương 4 ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
XLNT.............................................................................................................................41
4.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN .......................................................................41
4.1.1 Công suất trạm xử lý, tính chất nước thải đầu vào ...............................................41
4.1.2 Mức độ cần thiết xử lý nước thải, tiêu chuẩn xả thải ...........................................41

4.1.3 Khả năng tận dụng các công trình hiện hữu .........................................................41
4.1.4 Điều kiện tài chính, quỹ đất..................................................................................42
4.2 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ............42
4.2.1 Phương án 1 ..........................................................................................................42
4.2.2 Phương án 2 ..........................................................................................................46
4.3 THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI .. 49
4.3.1 Phương án 1 ..........................................................................................................49
4.3.2 Phương án 2 ..........................................................................................................49
4.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ (PHỤ LỤC A) ..............................................................50
4.4.1 Phương án 1 ..........................................................................................................50
4.4.2 Phương án 2: .........................................................................................................53
Các công trình phương án 2 tương tự phương án 1 ta chỉ thay bể UASB bằng bể lọc
sinh học kị khí UAF ......................................................................................................54
4.4 TÍNH TOÁN KINH TẾ : (PHỤ LỤC B) ................................................................55
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 vi 


4.5 PHÂN TÍCH KINH TẾ – KỸ THUẬT – MÔI TRƯỜNG. LỰA CHỌN CÔNG
NGHỆ KHẢ THI ...........................................................................................................55
4.5.1. Kinh tế .................................................................................................................55
4.5.2 Kỹ thuật ................................................................................................................55
4.5.3 Môi trường ............................................................................................................56
4.5.4 Nhận xét chung .....................................................................................................56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................57
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................57
5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC A .................................................................................................................... 1

TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH
BỘT MÌ HÒA BÌNH – VẠN NINH – KHÁNH HÒA .................................................. 1
A.1. PHƯƠNG ÁN I ....................................................................................................... 1
A.1.1. SONG CHẮN RÁC .............................................................................................. 1
A.1.2 Bể lắng sơ bộ - cải tạo ........................................................................................... 4
A.1.3. Bể điều hòa ........................................................................................................... 4
A.1.4. Bể trộn .................................................................................................................. 8
A.1.5 Bể phản ứng .........................................................................................................10
A.1.6 Bể lắng I...............................................................................................................13
A.1.7 Bể UASB .............................................................................................................15
A.1.13. HỒ HOÀN THIỆN(cải tạo từ hồ tùy nghi) ......................................................22
A.2. PHƯƠNG ÁN II ....................................................................................................22
A.2.1 Bể lọc sinh học kị khí ..........................................................................................22
PHỤ LỤC B...................................................................................................................39
TÍNH TOÁN KINH TẾ.................................................................................................28
B.1 PHƯƠNG ÁN 1 ......................................................................................................28
1 Chi phí đầu tư-I...........................................................................................................28
1.1 Xây dựng cơ bản-A .................................................................................................28
1.2 Lắp đặt thiết bị - đường ống công nghệ-B...............................................................29
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 vii 


2 Chi phí quản lý và vận hành-II ...................................................................................31
2.1 Chi phí hóa chất xử lý hàng tháng-C .......................................................................31
2.2 Chi phí điện năng/ ngày-D ......................................................................................31
2.4 Nhân công vận hành-E ............................................................................................32
2.5 Chi phí bảo trì, bảo dưỡng/ năm-F ..........................................................................32
3 Giá thành 1 đơn vị xử lý nước ....................................................................................32

B.1 PHƯƠNG ÁN 2 ......................................................................................................32
1 Chi phí đầu tư-I...........................................................................................................32
1.1 Xây dựng cơ bản-A .................................................................................................32
PHỤ LỤC C...................................................................................................................34

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 viii 


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Thống kê số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất khoai mì tính trên cả
nước trong giai đoạn 2001 – 2006. .................................................................................. 5
Bảng 2.2: Một số công ty, nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì tại các tỉnh miền Nam. 6
Bảng 2.3: Kết quả phân tích một số mẫu nước thải tại 2 nhà máy KMC và VEDAN ..19
Bảng 2.4: Thành phần nước thải tinh bột khoai mì tại nhà máy tinh bột Tapioca Tân
Châu – Tây Ninh. ..........................................................................................................19
Bảng 2.5: thành phần nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột Tân Châu – Singapore 20
Bảng 2.6: Tổng vi sinh vật trong nước thải từ nhà máy chế biến tinh bột khoai mì.
(được tính trên 1ml mẫu) ...............................................................................................21
Bảng 2.7: Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải tại một số nhà máy chế biến
tinh bột khoai mì ............................................................................................................23
Bảng 2.8: Các quá trình tách theo động lực, chức năng và phạm vi ứng dụng .............27
Bảng 3.2: Kích thước thiết kế các hạng mục của hệ thống xử lý nước thải ..................36
Bảng 3.3: Kết quả phân tích đặc tính nước thải sau bể lắng sơ bộ................................36
Bảng 3.4: Kết quả phân tích đặc tính nước thải sau hồ kỵ khí 1 ...................................37
Bảng 3.5: Kết quả phân tích đặc tính nước thải sau hồ kỵ khí 2 ...................................38
Bảng 3.6: Kết quả phân tích đặc tính nước thải sau hồ tùy nghi 1 ................................38
Bảng 3.7: Kết quả phân tích đặc tính nước thải sau hồ tùy nghi 2 ................................38
Bảng 3.8: Kết quả phân tích đặc tính nước thải sau hồ hiếu khí ...................................39

Bảng 4.1: Chất lượng nước thải tinh bột mì của nhà máy .............................................42

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 ix 


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến tinh bột từ củ mì tươi .............................................. 8
Hình 2.2: Quy trình sản xuất tinh bột mì tại Indonesia ................................................... 9
Hình 2.3: Sơ đồ sản xuất tinh bột khoai mì ở nhà máy Phước Long ............................10
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột mì của nhà máy Hoàng Minh.................11
Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ chế biến tinh bột khoai mì kiểu Thái Lan..........................12
Hình 2.6: Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột mì của nhà máy ......................................17
Hình 2.7: Quá trình phân hủy kỵ khí .............................................................................30
Hình 2.8: Mối quan hệ cộng sinh giữa tảo và vi sinh vật trong hồ hiếu khí .................32
Hình 2.9: Sơ đồ hồ hiếu khí tùy tiện..............................................................................33
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất của nhà máy................35

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

 x 


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường là công việc của toàn cầu chứ không phải của riêng một quốc gia
nào. Việc bảo vệ môi trường là góp phần làm trong sạch môi trường sống xung quanh
chúng ta, chống lại những tác hại xấu, xâm nhập vào môi trường sống của tất cả các động
thực vật trên hành tinh.
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp nói chung, công nghiệp thực phẩm ở
nước ta đang trên đà phát triển và trong tương lai có nhu cầu lớn về tinh bột dùng làm nguyên
liệu trong sản xuất, chế biến các sản phẩm bánh kẹo, mạch nha, đường, bột ngọt hay các thực
phẩm dưới dạng tinh bột qua chế biến như bún, miến … Vì lý do đó, công nghệ sản xuất tinh
bột từ khoai mì thay vì chủ yếu là sản xuất thủ công hay bán thủ công như trước đây dần dần
tiến đến sản xuất với quy mô công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội
Việc sản xuất với quy mô công nghiệp rất có ý nghĩa đối với sự phát triển nền công
nghiệp trong nước, nâng cao trình độ kỹ thuật trong công nghệ sản xuất, đồng thời tạo ra
các sản phẩm có chất lượng và năng suất cao, đáp úng yêu cầu của xã hội phát triển. Tuy
nhiên, cũng như các ngành công nghiệp khác, các chất thải từ công nghệ chế biến tinh
bột khoai mì đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường, thậm chí có những tác hại
nghiêm trọng nếu không có những biện pháp quản lý và xủ lý thích hợp.
Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất tinh bột mì là rất lớn cho nên sau sử dụng cũng
sẽ thải ra môi trường một lượng nước thải tương đương. Nếu như không có biện pháp xử
lý trước khi thải bỏ, nước thải mang theo một lượng lớn chất hữu cơ gây ô nhiễm nguồn
nước mặt và diện tích đất đai xung quanh nguồn xả do quá trình phân hủy chất hữu cơ
trong tự nhiên. Hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng và rất khó cải tạo nếu chất thải chứa chất
hữu cơ ngấm xuống tầng nước ngầm sẽ phá hủy chất lượng nguồn nước ảnh hưởng đến
môi trường sống của cộng đồng dân cư trong khu vực. Nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội
trong xu hướng phát triển bền vững (phát triển sản xuất đồng thời không gây ô nhiễm
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

1



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

môi trường), việc nghiên cứu các biện pháp quản lý và xử lý thích hợp đối với chất thải
từ công nghệ sản xuất tinh bột mì là điều cần thiết.
Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã lựa chọn đề tài luân văn tốt nghiệp là: Nghiên cứu
mô hình phục vụ thiết kế tính toán hệ thống xử lý nước thải nhà máy sản xuất tinh bột mì
Hòa Bình – Vạn Ninh – Khánh Hòa. Chất lượng nước thải sau khi xả đạt yêu cầu xả ra
nguồn loại B QCVN24/2009.

1.2

MỤC TIÊU KHOÁ LUẬN

 Xác định công nghệ phù hợp xử lý nước thải nhà máy chế biến tinh bột mì.
 Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho ngành sàn xuất tinh bột mì tại Khánh
Hòa thông qua hệ thống xử lý nước thải đã xác định.
1.3 NỘI DUNG KHÓA LUẬN
 Tổng quan công nghệ xử lý tinh bột mì đã ứng dụng ở Việt Nam.
 Đánh giá hiện trạng sản xuất, chất lượng môi trường của nhà máy.
 Xác định lưu lượng, thành phần nước thải.
 Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì.
 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tinh bột mì.
 Thiết kế tính toán hệ thống xử lý nước thải phù hợp.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thời gian làm luận văn có hạn chế, do đó trong quá trình làm đồ án không thể không
tránh khỏi những thiếu sót và không thể bao quát toàn bộ các biện pháp giải quyết vấn đề
về môi trường liên quan đến nhà máy sản xuất tinh bột mì Hòa Bình – Vạn Ninh – Khánh
Hòa. Vì vậy, đồ án chỉ tiến hành trong một số phạm vi sau:

- Đồ án chỉ tập trung chủ yếu vào việc xử lý nước thải sản xuất tinh bột mì nên những
vần đề môi trường liên quan chỉ được nêu một cách tổng quát không đi sâu vào những
vấn đề liên quan đó.
- Đồ án chỉ nghiên cứu thành phần nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột mì Hòa
Bình, sau đó đưa ra công nghệ hợp lý để xử lý nước thải đó.

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

- Dựa trên dây truyền công nghệ đó, đồ án tiếp tục tính toán các công trình đơn vị
trong hệ thống xử lý nước thải để nước thải sau cùng được thải ra ngoài môi trường với
tiêu chuẩn xả thải loại B.
1.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


Phương pháp thu thập thông tin



Phương pháp thu thập thông tin từ tài liệu tham khảo



Phương pháp thu thập thông tin từ thực nghiệm




Phương pháp thu thập thông tin phi thực nghiệm



Phương pháp xử lý thông tin



Xử lý các thông tin định lượng



Xử lý các thông tin định tính

1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Vì giới hạn thời gian thực hiện, một số thông tin chỉ thu thập được trong thời gian thực
hiện đề tài, không có tính đại diện cho lịch sử sản xuất.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về nước thải chế biến tinh bột sắn, đề xuất phương án
cải tạo đạt tiêu chuẩn QCVN 24-2009 loại B.
1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC – THỰC TIỄN
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
 Ứng dụng các nghiên cứu và công nghệ XLNT đề xuất phương án cải tạo hệ thống XLNT.
 Cung cấp tài liệu làm cơ sở cho các nghiên cứu về XLNT.
 Cung cấp tài liệu về hiện trạng nhà máy và nguyên nhân các vấn đề môi trường tại
nhà máy.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải nhà máy đạt tiêu chuẩn QCVN 24-2009 loại B.

 Việc cải tạo vận hành tốt hệ thống XLNT sẽ giảm bớt việc đóng phạt, đóng phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Hòa Bình.
 Giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

3


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT BỘT MÌ
2.1.1 Giới thiệu chung
Tinh bột khoai mì là thực phẩm cho hơn 500 triệu người trên thế giới (theo Cock,
1985; Jackson & Jackson, 1990). Tinh bột khoai mì cung cấp 37% calories trong thực
phẩm của Châu Phi, 11% ở Mỹ La Tinh và 60% ở các nước Châu Á (Lancaster et al,
1982).
Tinh bột mì được các nước trên thế giới sản xuất nhiều để tiêu thụ và xuất khẩu. Brazil
sản xuất khoảng 25 triệu tấn/năm. Nigeria, Indonesia và Thái Lan cũng sản xuất một
lượng lớn chủ yếu để xuất khẩu (CAIJ, 1993). Châu Phi sản xuất khoảng 85, 2 triệu
tấn/năm năm 1997. Châu Á 48, 6 triệu tấn và 32, 4 triệu tấn do Mỹ La Tinh và Caribbean
(FAO, 1998).
Ở Việt Nam, do không có đủ điều kiện để xây dựng các nhà máy chế biến nên ngành
công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì trong nước bị hạn chế. Các cơ sở sản xuất phân
bố theo quy mô hộ gia đình, sản xuất trung bình và sản xuất lớn.
2.1.2 Hiện trạng ngành chế biến tinh bột mì tại Việt Nam
2.1.2.1 Giới thiệu chung

- Việt Nam đứng thứ 3 thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu tinh bột mì hiện nay (sau
Indonesia và Thái Lan)
- Sản lượng tinh bột khoai mì xuất khẩu đạt 180 – 350 nghìn tấn/năm
- Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật,
Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Đông Âu.
- Sản phẩm được chế biến từ khoai mì: tinh bột khoai mì, bột ngọt, acid glutamate,
acid amin, thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ …

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

2.1.2.2 Tình hình sản xuất tinh bột mì trong nước
Diện tích trồng khoai mì trên cả nước chủ yếu tập trung ở các khu vực:
- Đông Bắc sông Hồng: Vĩnh Phúc, Hà Tây.
- Đông Bắc: Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai.
- Tây Bắc: Sơn La, Hòa Bình.
- Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An.
- Duyên Hải Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.
- Tây Nguyên: Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông.
- Đông Nam Bộ: Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Thuận.
Trong đó, Gia Lai là tỉnh có diện tích trồng khoai mì lớn nhất nước (Gia Lai: 47.695
ha; Tây Ninh: 45.137 ha – số liệu thống kê 2006).
Theo ước tính
- Khoảng 12% khoai mì được tiêu thụ trực tiếp.

- 17% dùng cho trang trại.
- 22% dùng cho thức ăn gia súc.
- 49% củ khoai mì được bán dùng cho quá trình sản xuất tinh bột khoai mì.
Bảng 2.1 : Thống kê số liệu về diện tích, sản lượng và năng suất khoai mì tính trên cả
nước trong giai đoạn 2001 – 2006.
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Diện tích (ha) 292.300

337.860

371.860

388.676

423.800

474.908


Sản lượng
(tấn)

3.509.200 4.438.000 5.308.860 5.820.672 6.646.000 7.714.096

Năng suất
(tấn/ha)

12, 01

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

13, 17

14, 28

14, 98

15, 68

16, 24

5


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang


Bảng 2.2: Một số công ty, nhà máy sản xuất tinh bột khoai mì tại các tỉnh miền Nam.
Tên công ty

Tỉnh

Công suất(tấn tinh bột/ngày)

Phước Long (VEDAN)

Bình Phước

600

KMC(Thị Trấn Chơn Thành)

Bình Phước

100

Toàn Năng

Bình Phước

100

Đức Liên

Bình Phước

100


Wusons

Bình Phước

100

Tân Châu – Singapore

Tây Ninh

100

Tây Ninh – Tapioca

Tây Ninh

120

Toàn Năng

Tây Ninh

100

Trường Thịnh

Tây Ninh

100


Hinh Chang

Tây Ninh

80

Phước Hưng

Tây Ninh

60

Thanh Bình

Tây Ninh

60

Cẩm Vân

Tây Ninh

60

Việt Ma

Tây Ninh

60


Tân Hoàng Minh

Tây Ninh

60

VEDAN

Đồng Nai

200

(Nguồn:Hội thảo chuyên đề: Phát triển cụm công nghiệp sinh thái cho ngành chế biến
tinh bột khoai mì tại Việt Nam, 2007).
2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột mì
Nguồn nguyên liệu chính sản xuất tinh bột khoai mì có hai loại: từ củ mì tươi và từ mì
lát khô.
Quy trình chế biến khoai mì từ khoai mì tươi được tóm tắt như sau:
- Củ từ bãi nguyên liệu được băng tải chuyển lên khâu rửa.
- Tại khâu rửa bao gồm hai phần: rửa sơ bộ và rửa ướt. Quá trình rửa sơ bộ là tách
lượng đất cát bám trên củ, khâu rửa ướt tách hết phần đất cát còn lại và một phần lớn vỏ
củ (lớp vỏ mỏng ngoài).
- Sau khi rửa, củ được đưa vào máy cắt, cắt thành những miếng nhỏ giúp cho quá trình
mài xát sau được thuận lợi.
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

6



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

- Những mảnh nguyên liệu được đưa vào máy nghiền (mài xát + xay). Tại đây chúng
được nghiền nhỏ và giải phóng một lượng lớn tinh bột tự do làm tăng hiệu suất thu hồi
bột của cả quá trình.
- Sau khi nghiền, hỗn hợp sệt được ly tâm để lấy dịch bào.
- Sau khi tách được một lượng lớn dịch bào, hỗn hợp sệt được đưa vào hệ thống ly tâm
tách bã với kích thước lỗ rây giảm dần từ khâu đầu tới khâu cuối. Trong khâu này có
thêm vào SO2 0, 05% khối lượng để kiềm chế các quá trình sinh hóa (phân hủy gây chua
bột), đồng thời giữ màu trắng của tinh bột.
- Sữa bột thu được từ quá trình tách bã trên sẽ được đưa qua hệ ly tâm siêu tốc nằm
tách hết lượng dịch bào còn lại và thu hồi tinh bột.
- Lượng sữa bột tinh thu được, được đưa qua hệ thống ly tâm tách nước, mục đích làm
giảm lượng nước để tăng cường hiệu quả của quá trình sấy phía sau. Lượng bột ẩm thu
được sẽ đưa qua hệ thống sấy khí thổi. Sau đó được làm mát, sàng và đóng bao.

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

7


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

Củ
Băng tải
Nước


Nước thải

Rửa
Cắt khúc

Nước

Nước thải

Nghiền
Bơm

Dung dịch
hấp thụ

Li tâm lắng tách dịch
bào lần 1

CO2
Nước

Bơm

Li tâm tách bã
Nước

Ép bã

Nước thải


Bã khô

Bơm

Li tâm siêu tốc tách
dịch bào lần 2

NƯỚC THẢI
CẦN XỬ LÍ

Tách nước
Sấy

Kho

Bột thành phẩm

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình chế biến tinh bột từ củ mì tươi
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

8


Luận Văn Tốt Nghiệp


GVHD: Vũ Văn Quang

Một số sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột khoai mì ở các nước trên thế giới và


ở Việt Nam.

Khoai


Sấy khô

Lắng ly

Nước

Đóng

Quạt
hút

Nước

Nước thải

Lọc

Rửa

Ép

Băm nghiền

Tinh bột


Hình 2.2: Quy trình sản xuất tinh bột mì tại Indonesia


Nhà máy sản xuất tinh bột mì Phước Long – xã Bù Nho – Huyện Phước Long

– Tỉnh Bình Phước
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

9


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

Nhà máy Phước Long là một thành viên của Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn
VEDAN Việt Nam, được thành lập năm 1996, nhằm đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản
xuất của công ty Vedan. Công nghệ sản xuất tinh bột mì của nhà máy như sau:
Băng tải

Băng tải
Củ khoai

Gọt vỏ

Rửa

Băm nghiền


Làm nguội
Ép bã

Lọ

c

Lắng ly tâm

Tinh bột

Đóng gói

Sấy khô

Quạt
hút

Hơi nóng
Hình 2.3: Sơ đồ sản xuất tinh bột khoai mì ở nhà máy Phước Long

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

10


Luận Văn Tốt Nghiệp


GVHD: Vũ Văn Quang


Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Minh ở Long Phước – Đồng Nai

Hoàng Minh là một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh sản xuất tinh bột từ củ
khoai mì. Sản phẩm của nhà máy là bột thô dùng để cung cấp cho nhà máy sản xuất bột
ngọt VEDAN. Sơ đồ chế biến tinh bột:
Củ tươi

Bóc vỏ

Nước sạch

Vỏ

Rửa

Mài

Nước sạch

Rây nhiều lần

Lắng



Nươc thải bỏ

Lọc


Tháo mủ

Bột tốt

Bột xấu

Phơi

Phơi

Tinh bột

Bột mủ

Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột mì của nhà máy Hoàng Minh


Tỉnh Tây Ninh là tỉnh có nhiều nhà máy tinh bột khoai mì có công suất lớn nhất ở

các tỉnh phía nam. Những nhà máy này đều chế biến tinh bột khoai mì theo công nghệ
của Thái Lan, sử dụng nguyên liệu ở địa phương và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
Quy trình sản suất như sau:
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

Tinh bột ướt

Quậy, pha loãng

Tẩy chua, tẩy trắng

Tách tạp chất

Khuấy

Ly tâm

Sấy khô

Làm nguội

Đóng gói
Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ chế biến tinh bột khoai mì kiểu Thái Lan
2.2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
2.2.1 Giới thiệu về nhà máy
Tên đầy đủ hiện nay: CÔNG TY TNHH HÒA BÌNH
Địa chỉ: Ấp 6, xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 058.3911520

Fax: 058.3740332

Công suất sản xuất: 50 tấn bột/ngày
2.2.2 Vị trí và quy mô của nhà máy
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 


12


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

2.2.2.1 Vị trí của nhà máy
Nhà máy được xây dựng tại xã Vạn Phú, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, với diện
tích mặt bằng: 110.191 m2, trên núi Một, ấp 6.
- Phía Đông giáp: quốc lộ 1A.
- Phía Tây giáp: xã Vạn Bình.
- Phía Nam giáp: suối Hòn Dứa.
- Phía Bắc giáp đường vào UBND xã Vạn Phú.
* Các lợi thế của vị trí:
- Trung tâm vùng nguyên liệu (cự ly bình quân 30 km): Vùng nguyên liệu mì tập trung
ở các xã, thị trấn thuộc huyện Vạn Ninh (3000 ha) và một số xã lân cận thuộc các huyện
Ninh Hòa, Đông Hòa, Diên Khánh (1000 ha).
- Nằm trên trục lộ giao thông Vạn Ninh – Ninh Hòa (quốc lộ 1A), thuận lợi cho việc
vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy và vận chuyển thành phẩm tiêu thụ từ nhà máy đến
quốc lộ 24, quốc lộ 14 (cách nhà máy 150 km) đi các nơi như Daklak, Thành Phố Hồ Chí
Minh ….
- Gần nguồn điện, nước, thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước cho sản xuất và xử lý
nước thải.
- Xa khu dân cư, ít bị ảnh hưởng môi trường xung quanh (chỉ có 30 hộ dân ở cách xa
500m).
- Mặt bằng không bị ngập lụt, úng hoặc lũ quét.
- Không có tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất.
- Đủ diện tích xây dựng các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất. Đảm bảo điều
kiện thuận lợi cho công tác xây dựng.

2.2.2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Đường nội bộ trong nhà máy là đường bê tông, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên
vật liệu và sản phẩm.

SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vũ Văn Quang

- Hệ thống cung cấp điện:
Hiện nay đường dây điện 35KV (được cung cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia) từ
thị trấn Vạn Giã đi Vạn Phú đã được xây dựng xong, cách cổng nhà máy 100 m. Vì vậy
chỉ cần xây dựng 100 m đường dây 35KV và hạ trạm 35/0, 4 KV, 1000 KVA tại nhà
máy. Phần này được tỉnh đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước.
- Hệ thống cung cấp nước:
Nguồn cấp nước là Đập Hòn Dứa. Chất lượng nguồn nước đạt yêu cầu phục vụ cho
việc sản xuất tinh bột mì đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trạm bơm cấp I được xây dựng cách
nhà máy 150 m, cấp nước vào tháp lọc liên tục cách trạm bơm 550 m, sau khi qua tháp
lọc nước được chuyển vào hệ thống bể lắng ngang trong thời gian 20h, nước tiếp tục
được bơm qua 2 thiết bị lọc lần cuối rồi sau đó nhờ hệ thống 3 máy bơm L100 – 27 bơm
vào bồn chứa ở độ cao 12 m. Từ đây nước theo hệ thống đường ống phân phối đến các vị
trí cần dùng trong nhà máy.
2.2.2.3 Thiết bị kỹ thuật và công nghệ
- Thiết bị:
Sau nhiều lần khảo sát các nhà máy sử dụng thiết bị nhập ngoại, các nhà máy ở Trung

Quốc và các nhà máy sản xuất tinh bột mì sử dụng thiết bị sản xuất trong nước, kết hợp
với khảo sát kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm thì hiện nay thị trường yêu cầu nhiều chủng
loại bột khác nhau, đặc biệt tinh bột dùng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm cần độ dẻo
cao như Trung Quốc. Nhà máy lựa chọn thiết bị sản xuất trong nước phù hợp công nghệ
của Thái Lan (trừ thiết bị Saparator và hệ thống lò hơi nhập khẩu, với các ưu điểm sau:
+ Thiết bị chế tách gạn lọc và hệ thống lò hơi do trung Quốc chế tạo: Chi phí đầu tư
thấp, chất lượng sản phẩm tương đương với thiết bị của Thái Lan.
+ Các hệ thống thiết bị còn lại làm bằng thép không rỉ có độ bền cao.
+ Tiêu tốn năng lượng thấp: điện < 200 KW/tấn thành phẩm, than < 130kg/tấn thành
phẩm.
+ Vốn đầu tư cho hệ thống máy móc thiết bị đồng bộ kể cả lắp đặt thấp, đảm bảo điều
kiện hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường.
+ Hiệu suất thu hồi 98%, chất lượng thành phẩm đáp ứng theo yêu cầu thị trường.
SVTH : Nguyễn Thu Thảo 

14


×