Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI PHÂN HỮU CƠ BÁNH DẦU VÀ PHÂN CÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA VẠN THỌ PHÁP( Tagetes patula)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ KIM HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI PHÂN HỮU
CƠ BÁNH DẦU VÀ PHÂN CÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA HOA VẠN THỌ PHÁP( Tagetes patula)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

VÕ KIM HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI PHÂN HỮU
CƠ BÁNH DẦU VÀ PHÂN CÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA HOA VẠN THỌ PHÁP (Tagetes patula )

Chuyên ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. TRƯƠNG THỊ CẨM NHUNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
BGH trường Đại học Nông Lâm TP. HCM và Khoa Môi Trường và Tài
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học đại học khóa 2008.
ThS. Trương Thị Cẩm Nhung đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ cho tôi
trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tập thể các thầy giáo, cô giáo khoa Môi trường và tài nguyên, đặc biệt các
thầy cô trong bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên trường đại học Nông Lâm
đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn cho tôi.
Cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh Viên
Võ Kim Hòa

i


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: "Ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân
cá đến sinh trưởng và phát triển của hoa Vạn thọ Pháp (Tagetes Palula)" được tiến
hành tại vườn ươm bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, thời gian thực hiện từ
tháng 2 đến tháng 5.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng hai loại phân

hữu cơ có nguồn gốc từ bánh dầu và phân cá đến sự sinh trưởng và phát triển của
Vạn thọ Pháp.
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối
hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), gồm có 2 yếu tố, trong đó:
Yếu tố A: bón phân cá, có 3 mức về liều lượng bón là 5, 10 và 15 g/chậu
Yếu tố B: bón phân bánh dầu, có 4 mức về liều lượng bón là 0, 5, 10 và 15
g/chậu.
Kết quả thu được:
Bón lót với liều lượng 10g phân cá và 10g bánh dầu giúp Vạn thọ Pháp sinh
trưởng và phát triển tốt nhất. Trung bình chiều cao cây đạt 488,33 mm, số lá trung
bình là 86 lá, nở hoa sau 69 ngày, đạt trên 12 bông, đường kính hoa là 79,33 mm và
hoa nở được 15 ngày.
Với liều lượng bón lót là 15 g phân cá và 5 g bánh dầu, Vạn thọ Pháp cũng
sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình chiều cao cây đạt 490 mm, số lá trung bình
là 88 lá, nở hoa sau 69 ngày, đạt trên 11 bông, đường kính hoa là 78,33 mm và hoa
nở được 15 ngày.
Tương tự, với liều lượng 5 g phân cá và 15 g bánh dầu, Vạn thọ Pháp cũng
sinh trưởng và phát triển tốt. Trung bình chiều cao cây đạt 483 mm, số lá trung bình
trên 86 lá, nở hoa sau 69 ngày, đạt 12 bông, đường kính hoa là 77 mm và hoa nở
được hơn 14 ngày.

ii


MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM TẠ ...............................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................... vii

Chương 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
2.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng và giá trị
kinh tế của giống hoa Vạn thọ Pháp: ....................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí và phân loại: ...................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học: .................................................................................. 4
2.1.3. Giá trị sử dụng: .............................................................................................. 8
2.1.4. Giá trị kinh tế: ................................................................................................ 8
2.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho hoa Vạn thọ Pháp
(Trương Duy Lam - Hoa kiểng út Tài):................................................................... 8
2.2.1. Gieo hạt: ........................................................................................................ 8
2.2.2. Giai đoạn cây non: ......................................................................................... 9
2.2.3. Giai đoạn trồng cây ra giỏ: ..........................................................................10
2.2.4. Phòng trừ sâu bệnh: .....................................................................................12
2.2.4.1. Sâu: ...........................................................................................................12
2.2.4.2. Bệnh:.........................................................................................................12
2.3. Tổng quan về phân hữu cơ: ............................................................................13
2.3.1. Phân cá: .......................................................................................................14
2.3.2. Bánh dầu: .....................................................................................................17
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........19
3.1. Mục tiêu: .........................................................................................................19
3.2. Nội dung nghiên cứu: .....................................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................19

iii


3.3.1. Vật liệu thí nghiệm: .....................................................................................19
3.3.2. Các bước tiến hành: .....................................................................................21
3.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm: ....................................................................21

3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích số liệu: .............................23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................24
4.1. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp qua các lần đo: ...................................................................24
4.1.1. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 2 tuần: .........................................24
4.1.2. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 3 tuần: .........................................25
4.1.3. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 4 tuần: .........................................26
4.1.4. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 5 tuần: .........................................27
4.1.5. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 6 tuần: .........................................28
4.1.6 Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến chiều
cao của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 7 tuần: .........................................28
4.2 Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của hoa Vạn thọ Pháp: ...........................................................................................31
4.2.1 Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 2 tuần: ................................................31
4.2.2. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 3 tuần: ................................................32
4.2.3. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 4 tuần: ................................................33
4.2.4. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 5 tuần: ................................................34

iv



4.2.5 Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 6 tuần: ................................................35
4.2.6. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số lá
của Vạn thọ Pháp sau khi trồng ra bầu đất 7 tuần: ................................................36
4.3. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến thời
gian ra hoa của Vạn Thọ Pháp: .............................................................................38
4.4. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến số hoa
của Vạn thọ Pháp: ..................................................................................................39
4.5. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến đường
kính hoa của Vạn thọ Pháp: ...................................................................................41
4.6. Kết quả ảnh hưởng của hai loại phân hữu cơ bánh dầu và phân cá đến thời
gian hoa nở của Vạn thọ Pháp: ..............................................................................42
4.7 Thảo luận chung: .............................................................................................44
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................46
5.1.Kết luận: ..........................................................................................................46
5.2. Đề nghị: ..........................................................................................................47

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 3.1. Ký hiệu nghiệm thức ................................................................................22 
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................22 
Bảng 4.1. Kết quả chiều cao cây Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 2 tuần ...............24 
Bảng 4.2. Kết quả chiều cao cây Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 3 tuần ...............25 
Bảng 4.3. Kết quả chiều cao cây Vạn Thọ sau khi trồng ra bầu đất 4 tuần ..............26 
Bảng 4.4. Kết quả chiều cao cây Vạn Thọ sau khi trồng ra bầu đất 5 tuần ..............27 
Bảng 4.5. Kết quả chiều cao cây Vạn Thọ sau khi trồng ra bầu đất 6 tuần ..............28 
Bảng 4.6. Kết quả chiều cao cây Vạn Thọ sau khi trồng ra bầu đất 7 tuần ..............29 

Bảng 4.7. Kết quả tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây ..........................................29 
Bảng 4.8. Các nghiệm thức đạt yêu cầu về chiều cao cây ........................................31 
Bảng 4.9. Kết quả số lá Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 2 tuần ..............................31 
Bảng 4.10. Kết quả số lá Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 3 tuần ............................32 
Bảng 4.11. Kết quả số lá Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 4 tuần ............................33 
Bảng 4.12. Kết quả số lá Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 5 tuần ............................34 
Bảng 4.13. Kết quả số lá Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 6 tuần ............................35 
Bảng 4.14. Kết quả số lá Vạn thọ sau khi trồng ra bầu đất 7 tuần ............................36 
Bảng 4.15. Kết quả tốc độ ra lá qua các tuần ............................................................37 
Bảng 4.16. Kết quả thời gian ra hoa của Vạn thọ .....................................................38 
Bảng 4.17. Kết quả số hoa Vạn thọ...........................................................................40 
Bảng 4.18. Kết quả đường kính (mm) của hoa Vạn thọ ...........................................41 
Bảng 4.19. Kết quả thời gian hoa nở của Vạn thọ ....................................................43 
Bảng 4.20. Bảng thống kê chung các kết quả đạt được từ thí nghiệm: ....................44 

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1. Vạn thọ Pháp ............................................................................................... 3 
Hình 2.2. Vạn thọ Pháp giống Bonanza yellow .......................................................... 4 
Hình 2.3. Vạn thọ Pháp giống Striped marvel ............................................................ 5 
Hình 2.4. Vạn thọ Pháp giống Majestic ...................................................................... 5 
Hình 2.5. Vạn thọ Pháp giống Janie............................................................................ 6 
Hình 2.6. Vạn thọ Pháp giống Naughty marietta ........................................................ 6 
Hình 2.7. Vạn thọ Pháp giống Tiger eyes ................................................................... 7 
Hình 2.8. Vạn thọ Pháp giống Queen series ............................................................... 7 
Hình 2.9. Dynamic lifter - dạng viên ........................................................................16 
Hình 2.10. Bánh dầu xay nhuyễn và bánh dầu thuỷ phân đậm đặc ..........................18 

Hình 3.1. Đất sạch TRiBAT ......................................................................................20 
Hình 3.2. Khay gieo hạt 7 x 12 lỗ .............................................................................20 
Hình 3.3. Đo chiều cao cây .......................................................................................23 
Hình 3.4. Hoa Vạn thọ Pháp khi nở hoàn toàn .........................................................23 
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều cao..........................................30 
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện tốc độ ra lá giữa các nghiệm thức ..................................37 
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sự khác biệt về thời gian ra hoa .....................................39 
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện số hoa của các nghiệm thức ...........................................40 
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện sự chênh lệch đường kính hoa .......................................42 
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện thời gian hoa nở của các nghiệm thức ...........................43 

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
Hoa là một sản phẩm đặc biệt khác với các loại sản phẩm khác vì hoa mang
một giá trị tinh thần không thể thiếu được đối với con người. Mỗi loài hoa đều gắn
liền với tình cảm của con người và nó mang sắc thái riêng cho từng vùng, từng dân
tộc. Người Nga rất thích hoa Cẩm chướng thơm, đây là loại hoa tượng trưng cho
tâm hồn cao quý, tình yêu thiêng liêng, sự may mắn và hạnh phúc. Hoa Tulip luôn
là vẻ đẹp huy hoàng và mạnh mẽ của các dân tộc Châu Âu và Bắc Mỹ. Hoa Hồng là
biểu tượng cho sức mạnh của tình yêu. Hoa Cúc không thể thiếu được trong ngày
hội Đại hoàng gia của các dân tộc Trung Hoa và Nhật Bản. Chậu Quất, cành Đào là
sắc xuân riêng của người Hà Nội, còn cành Mai lại tượng trưng cho sắc xuân của
người Miền Nam Việt Nam.
Việt Nam có truyền thống chơi hoa từ lâu đời. Với khí hậu đa dạng, đất đai
màu mỡ, phần lớn dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho
nghề trồng hoa phát triển. Thực tế những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa ở
Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đóng một vai trò quan trọng đối với môi

trường cảnh quan và là một phần không thể thiếu được trong trang trí vườn cảnh,
công viên, các trục đường giao thông, các công trình kiến trúc. Đặc biệt là các điểm
thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài vào các ngày lễ lớn của dân tộc và nhiều sự
kiện quan trọng diễn ra trong khu vực.
Vạn thọ hay còn gọi là Cúc vạn thọ, đây là giống hoa rất lâu đời và gần gũi
với người Việt Nam, dùng để trang trí sân vườn, làm cây cảnh, phục vụ cúng, lễ và
trưng bày trong dịp tết Nguyên Đán. Ngoài ra, Vạn thọ còn có tác dụng xua đuổi
côn trùng có hại, dùng trong y học để chữa bệnh nấc cụt, tiêu viêm, long đờm, trị
ho, mát gan, giải nhiệt… Vạn thọ được sử dụng làm một trong những nguồn tinh

1


dầu trong công nghiệp sản xuất nước hoa cũng như làm chất tạo hương vị cho công
nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. Ở một số quốc gia, đặc biệt là Thái Lan,
Ấn Độ, Vạn thọ còn được dùng trong công nghệ chế biến thức ăn gia súc, làm tăng
hàm lượng caroten trong thức ăn cho gà đẻ trứng để có lòng đỏ nhiều. Vạn thọ còn
dùng để chiết xuất caroten làm thực phẩm.
Cúc vạn thọ có nhiều giống với màu sắc, kích cỡ và kiểu hoa khác nhau,
trong đó Vạn thọ Pháp rất được ưa chuộng và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Với
dáng cây to đẹp, màu sắc rực rỡ, hoa to, Vạn thọ Pháp đã lấn át mọi thứ hoa nằm
cạnh nó trong những ngày tết cổ truyền của người Việt. Sự tồn tại vững chắc trên thị
trường bao năm qua đã phần nào khẳng định tính ưu Việt của Vạn thọ Pháp đối với
người chơi hoa. Màu sắc rực rỡ, nguồn lợi chắc chắn trong thời gian ngắn đủ chinh
phục được những nhà trồng hoa tết.
Vạn thọ Pháp là giống hoa nhập nội và đã tỏ ra thích ứng và đáp ứng được
tiêu chuẩn trên nhưng để hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho các giống hoa này cần có
các nghiên cứu cụ thể. Để có được một vườn Vạn thọ Pháp rực rỡ sắc hương cần
phải có phương pháp trồng và chăm sóc thật khoa học và hợp lý. Trong đó, phân
hữu cơ là rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Hiện có nhiều

loại phân hữu cơ được sử dụng phổ biến, nhưng nhiều nhà vườn đã khuyến cáo sử
dụng bánh dầu và phân cá để bón lót và ngâm với nước tưới cho Vạn thọ là rất tốt.
Do đó, tôi đã thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HAI LOẠI
PHÂN HỮU CƠ BÁNH DẦU VÀ PHÂN CÁ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN CỦA HOA VẠN THỌ PHÁP (Tagetes patula)”, với mong muốn
đánh giá được liều lượng thích hợp của hai loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ bánh
dầu và phân cá để bón cho cây Vạn thọ Pháp và giúp nhà vườn một số kinh nghiệm
trong cách trồng hoa Vạn thọ.

2


 
 
 

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Nguồn gốc, vị trí, phân loại, đặc điểm thực vật học, giá trị sử dụng
và giá trị kinh tế của giống hoa Vạn thọ Pháp:
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí và phân loại:
Vạn thọ Pháp có tên khoa học là Tagetes patula, nguồn gốc ở Nam Mỹ
(Mexico và Nicaragua), sau đó được đem trồng sang châu Âu và Hoa Kỳ. Đây là
một loài cây cảnh thuộc họ Cúc và được phân loại như sau:
Giới (regnum): Plantae
Ngành (division): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (Order): Asterales
Họ (Family): Asteraceae
Chi (Genus): Tagetes, Calendula


Hình 2.1. Vạn thọ Pháp

3


Trong tiếng Anh, nó có tên gọi là French Marigold là do những thợ làm vườn
người Pháp đã nhân giống tạo một số lượng lớn loài cây này từ sau khi được giới
thiệu ở Pháp hồi thế kỷ XVI.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học:
Vạn thọ Pháp có bộ rễ chùm, thân mềm, phân nhánh nhiều. Lá chia thùy xẻ
lông chim, mọc thành vòng xoắn trên thân. Lá có mùi hăng hắc khi vò nát, nay có
giống lá không hôi và đôi khi còn thơm nữa. Hoa Vạn thọ là hoa đơn hoặc hoa kép,
nước ta thường thích hoa Vạn thọ kép. Trình tự nở hoa từ ngoài vào trong. Quả Vạn
thọ là loại quả bế, trong quả có nhiều hạt, trọng lượng 1000 hạt khoảng 1 g. Sinh
sản bằng hạt hoặc giâm ngọn. Vạn thọ thuộc nhóm cây ưa ánh sáng. Tốc độ sinh
trưởng nhanh, là cây mọc hàng năm. Gieo hạt thì cây sẽ ra hoa sau 70 - 75 ngày, cây
giâm ngọn 30 - 25 ngày.
Vạn thọ Pháp có nhiều giống như :
Giống Bonanza yellow: Chiều cao cây khoảng 30 cm, hoa màu vàng chanh
đồng nhất, to 5 đến 6 cm. Bonanza nhanh ra hoa hơn so với các loại Cúc vạn thọ
Pháp khác.

Hình 2.2. Vạn thọ Pháp giống Bonanza yellow

4


Giống Kỳ hoa sọc đỏ (Striped marvel) thân cao đến 75 cm, giống như Oai
vệ, nhưng sọc đỏ. Rất tốt để cắm cành và rất lâu tàn khi cắm bình hoa.


Hình 2.3. Vạn thọ Pháp giống Striped marvel
Giống Oai vệ (Majestic): cây lùn, cao độ 30 cm, hoa vàng đơn, cánh sọc nâu
hay sọc màu gõ đỏ, cồi vàng, khiến mọi người chú ý. Cũng như mọi loài Vạn thọ
Pháp khác, ở nơi luôn luôn nóng như đồng bằng nước ta, cây có thể cao hơn 60 cm.

Hình 2.4. Vạn thọ Pháp giống Majestic

5


Janie là loài ra hoa sớm nhất và hoa nhiều nhất trong nhóm Vạn thọ Pháp.
Cây mọc khít, thân lùn, chỉ cao chừng 20 cm, hoa 4 - 5 cm là cùng, nhưng đầy đặn,
ít cồi và gieo hột sau 6 tuần là đã trổ hoa. Có ba màu được ưa thích là vàng, đỏ lửa
và vàng kim, nhưng cũng còn có màu gõ đỏ, màu cam đậm, màu quýt tiều đỏ son,
hay lẫn lộn nhiều màu.

Hình 2.5. Vạn thọ Pháp giống Janie
Loài lùn Naughty marietta, chỉ cao 25 cm, hoa đơn, cánh bên trong điểm vết
nâu.

Hình 2.6. Vạn thọ Pháp giống Naughty marietta

6


Loài Mắt cọp (Tiger eyes), cao 30 - 35 cm là một loài Vạn thọ lạ vì có cánh
đơn đỏ huyết ở viền bìa ngoài hoa, còn bên trong nở như là Cúc vàng cam.

Hình 2.7. Vạn thọ Pháp giống Tiger eyes

Loài Loạt nữ hoàng (Queen series) hoa nở tựa hoa trà mi, hải đường, cây lùn
25 -30 cm.

Hình 2.8. Vạn thọ Pháp giống Queen series

7


2.1.3. Giá trị sử dụng:
Vạn thọ Pháp trồng để phủ đầy bồn cảnh, làm hoa viền quanh bồn, quanh
liếp, trồng chậu kiểng, trồng giỏ treo hay làm hoa cắt cành cắm chung với các hoa
khác.
Vạn thọ nở nhiều tháng và lâu tàn đáng cho chúng ta trang điểm các bồn hoa
công viên, công thự, dọc các xa lộ, đường phố, dưới các hàng cổ thụ đặc thù cho
công chúng chiêm ngưỡng.
2.1.4. Giá trị kinh tế:
Vạn thọ Pháp giống lai có bông khá to, đường kính có khi lên tới 7 - 8 cm,
màu vàng chanh rất đẹp. Thời gian từ khi gieo hạt đến lúc hoa nở hoàn toàn ngắn
hơn so với những giống vạn thọ khác, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh và hợp thị hiếu
người tiêu dùng nên hiệu quả kinh tế rất cao.
Bình quân chi phí đầu tư cho mỗi 1.000 m2 đất trồng Vạn thọ trên 7 triệu
đồng, nhưng sẽ thu được khoảng 10.000 cây Vạn thọ. Giá bán 7.000 đồng/cây sẽ
thu được 70 triệu đồng.
Nếu trồng chậu thì một chậu nhựa loại trồng một cây hiện nay là 1.200 đồng,
chậu xi măng lớn 15.000 đồng. Một bị hạt giống vài trăm hạt, giá 120.000 đồng. giá
bán 50.000 đồng/chậu lớn, 10.000 đồng/chậu nhỏ. Nếu bán lẻ giá giao động từ
15.000 - 20.000 đồng một chậu nhỏ.
2.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho hoa Vạn thọ
Pháp (Trương Duy Lam - Hoa kiểng út Tài):
2.2.1. Gieo hạt:

Đất gieo hạt phải đủ các điều kiện: Tơi xốp, nhuyễn để thoát nước nhanh và
rễ phát triển tốt, đồng thời đất phải sạch để tránh mầm bệnh cho cây con. Qua thực
tế, tỉ lệ đất được các nhà vườn sử dụng như sau:
Đất cát phần dưới sâu hoặc đất gò mối thì rất tốt: 1 phần
Phân chuồng, nhuyễn, xả qua nhiều lần nước và lược phơi khô (phân cũ từ 6
tháng trở lên): 1 phần
Tro trấu loại hột to, đã xả nước qua nhiều lần: 3 phần

8


Gieo hạt trong những khay gỗ có chiều cao 5 cm, nếu sâu quá thì không tốt
vì sẽ bị ẩm ở dưới đáy và rễ cũng không xuống tới. Bề rộng khay tùy tầm tay với,
bề dài tùy số lượng hột. Mặt đáy của khay phải là lưới ô vuông nhỏ, hoặc là những
thanh ngang có kẽ hở để thoát nước dễ dàng. Khay ươm hạt phải để cách mặt đất
nhằm tránh sâu bọ và cũng nhằm thoát nước dễ.
Đất sau khi đổ vào khay, khoảng bằng phẳng, rải hạt đều trong khay với
khoảng cách hạt khoảng 5 mm (Nói chung hạt không dính chùm là được). Chú ý là
không bao giờ nén đất trong khay cho bằng mà chỉ gõ nhẹ hoặc lắc để mặt đất được
khỏa bằng. Sau khi rải hạt xong, dùng rây mịn phủ lên một lớp tro trấu mỏng, chỉ
vừa mỏng để lấp hạt nhưng không dày quá 4 mm.
Tưới nước cho khay ươm hạt bằng bình xịt ở nấc phun nhuyễn nhất, làm sao
cho mặt đất ướt nhưng không bị nén dung, sẽ làm cho hạt không đội lên được. Ta
cứ xịt qua lại nhiều lần để ướt đến đáy khay, nhớ là không được xịt tập trung một
chỗ. Mỗi ngày ta cứ canh tưới: thấy vừa khô ráo lớp mặt thì xịt sương nước là được.
Trong 4 ngày đầu hạt sẽ nẩy mầm hết, giai đoạn này ta phải che nắng, chỉ lấy
nắng gián tiếp. Chú ý theo dõi để lấp lại những hạt bị lồi lên do tưới hoặc bị lộn đầu
chổng rễ lên trời. Sau 4 ngày bắt đầu nhấp nắng, đậy trễ hơn, mỗi ngày tăng dần cho
đến ngày thứ 7 - 8 là dỡ hoàn toàn tấm che nắng.
Chú ý theo dõi sâu và bệnh thúi do dư nước hoặc do xịt phân, thuốc không

đúng trong giai đoạn này.
2.2.2. Giai đoạn cây non:
10 - 12 ngày sau khi gieo, ta cấy cây con ra bầu nhỏ. Lúc này cây con đã ra
cặp lá đầu tiên (không tính cặp lá mầm).
Đây là giai đoạn khá quan trọng để chuyển tiếp cây con từ vườn ươm ra đồng
mà không bị sốc. Đất bầu được pha với tỉ lệ sau:
3 phần tro trấu
1 phần đất cát sạch
1 phần phân chuồng nhuyễn.

9


Bầu có thể là túi nylon hoặc lá chuối. Kích thước chu vi bầu khoảng 20 cm,
chiều cao bầu 6 cm.
Sau khi cấy cây con vào, tất cả các bầu con được xếp lên khay gỗ như khay
ươm hạt, phía dưới được trải một lớp đất trộn như trên, dày 2 cm. Đặc biệt là phủ
thêm một lớp bánh dầu nhuyễn trên mặt, y như ta rải hạt giống rồi mới đặt các bầu
có cây con lên. Đây là yếu tố quan trọng, nếu rải nhiều bánh dầu thì sẽ quá nóng khi
cây con đâm rễ dung, sẽ chết ngay hoặc bị khựng lại.
Ngày đầu sau khi ra bầu, cây con được che nắng, sau đó tăng dần ánh nắng ở
những ngày sau để đến ngày thứ 3 bầu cây được thả nắng hoàn toàn.
2.2.3. Giai đoạn trồng cây ra giỏ:
10 ngày sau khi vô bầu thì cây con được trồng ra giỏ. Lúc này cây đã được
hơn 2 cặp lá. Đất trong giỏ được trồn với tỷ lệ sau:
12 ki tro trấu
3 ki đất cát thịt, hoặc đất cát sàng
3 ki phân chuồng hoai, nhuyễn
1 ki bánh dầu nhuyễn
Mỗi lần pha trộn như vậy có thể vô được 100 giỏ tre, chỉ vô nửa giỏ là đủ,

còn phần chân trên sau này sẽ lấp đầy khi bỏ phân chân.
Khi trồng chỉ lấp đất tới cặp lá mầm, trồng vào buổi chiều. 3 ngày đầu nên
tưới sương nước lúc trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới nước mỗi ngày
1 lần vào buổi sáng sớm, tưới sương nước và buổi trưa (tùy theo thời tiết mà tưới
sương 1 hay 2 lần).
Gặp trời mưa lớn, sau cơn mưa ta phải xới đất quanh gốc cây để giúp cây
không bị úng nước, tạo điều kiện cho rễ thoáng khí, phát triển tốt hơn.
Tưới phân: 7 ngày sau khi trồng ta có thể tưới phân thật loãng, (1/4 nồng độ
bình thường). Viêc tưới phân thì từ 7 - 10 ngày tưới một lần trong suốt quá trình
trồng. Theo kinh nghiệm dân gian lâu nay, phân cá và phân bánh dầu ngâm là rất tốt
cho cây Vạn thọ, tỷ lệ như sau:
1 khạp 50 lít nước ngâm 10 kg bánh dầu

10


1 khạp 50 lít nước ngâm 10 kg cá (xương cá thát lát là tốt nhất)
Khi tưới, pha với liều lượng như sau: 1 thùng nước 20 lít, pha 1/3 lon phân
cá và 1/2 lon bánh dầu (lon sữa bò) và một muỗng cà phê urê (đạm). Tưới cho 40 50 giỏ. Đối với những lần tưới sau thì tăng dần lượng bánh dầu và phân cá lên, đạm
vẫn giữ nguyên. Chú ý mức tối đa cũng chỉ tới 1 lon bánh dầu và 1 lon phân cá cho
thùng 20 lít mà thôi.
Sau khi tưới phân phải tưới xả nước và tưới sương cây để rửa sạch phân bám
lá, đồng thời giảm độ mặn còn lại trong phân.
Bón phân chân: 10 ngày sau khi trồng ta bón phân chân đợt đầu. pha với tỉ lệ
10 ki tro : 10 ki phân : 5 chén bánh dầu. Sau đó cứ 10 ngày bỏ phân 1 lần cho đến
ngày nở hoa. Ở lần 2 và 3 lượng bánh dầu tăng lên từ 7 - 10 chén. Ở lần 4 giảm
xuống còn 5 chén vì lúc này cây đã ngưng tăng trưởng, đang đóng nút chờ nở hoa.
Việc bón và tưới phân đòi hỏi người trồng hoa phải biết kiên nhẫn. Không
nóng vội, không tham quá vì khi lố phân, cây hư, cứu không được.
Cơi ngọn: Khi được 35 ngày tuổi, Vạn thọ đã được từ 6 - 7 cặp lá chính,

đồng thời các tược nách ở cặp lá số 1, 2 và 3 cũng đã vươn lên theo (khoảng 3 cặp
lá). Lúc này ở ngọn cái đã bắt đầu túm ngọn, kiết tử. Nên bấm ngọn vào giai đoạn
này là tốt (30 - 12 âm lịch) vì như thế cây sẽ không vượt cao quá mức, các chồi
nách ở cặp lá số 1, 2 và 3 vươn lên trước khi các chồi ở cặp 4, 5 và 6 nhảy ra, như
thế tàn bông sau này sẽ đều mặt. Nhớ chỉ cơi chừa 5 hoặc tối đa là 6 cặp lá. Nếu
tham chừa 7 cặp lá sẽ làm cho cây sau này nở 2 tầng bông, dáng rất xấu.
Khi Vạn thọ được 45 ngày tuổi, tất cả các ngọn đã ướm nụ kiết tử. Làm sao
đến ngày thứ 50 (15 - 12 âm lịch) thì nụ phải ló ngòng khỏi mặt lá là cây sẽ nở đúng
Tết.
Đây cũng là thời gian “lảy đeo” của các nhánh bông. Ta lảy bỏ tất cả các
tược nách trong các nhánh mỗi nhánh chỉ chừa 1 bông cái thì sau này hoa mới lớn
được, lảy lúc cây còn non tốt hơn vì như thế sẹo sẽ đẹp, cây không mất sức nhiều
cho các tược nách.

11


Giai đoạn hoa Vạn thọ đóng nút cũng là lúc ta chờ để bỏ phân và tưới phân.
Bỏ sớm quá sẽ làm cây phát triển tiếp mà non bông. Chỉ khi nào nụ đã thực sự vươn
khỏi mặt lá lúc ta bỏ và tưới phân được.
Quá trình đóng nút đến ló ngòng là từ 5 - 8 ngày.
Từ ló ngòng đến xé kiếng chớm vàng là 5 - 6 ngày.
Từ chớm vàng đến nở hết hoàn toàn bông là 7 - 8 ngày.
Từ nở hết đến lúc bông héo cánh là 12 - 15 ngày.
Căn cứ theo quá trình này ta biết cây trồng sẽ nở đúng hay không, hoặc nếu
nở sớm nhưng vẫn chịu đựng được đến giờ chót để bán như thế nào. Có như vậy ta
không bị động trước sự sớm hay trễ, mà biết cách khắc phục.
Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở, chú ý về lượng phân và thuốc phải giảm, nếu
không sẽ bị lạm phân mà hư, cây chết rũ, hoa nở nhỏ, mềm và không vun tròn.
2.2.4. Phòng trừ sâu bệnh:

2.2.4.1. Sâu:
Kiến, dế, sâu đất, sùng trắng: chúng cắn mầm non (hạt nảy mầm) lúc mới
gieo. Cần xử lý đất bằng furadan hạt, regent.
Sâu vẽ bùa: đục lòn dưới biểu bì mặt lá. Sử dụng thuốc thianmectin,
trigard,… để phòng trừ.
Sâu xanh ăn bông, ăn lá: cắn phá bông, lá làm thiệt hại cây. Dùng
Thianmectin, Lannate, Dipel…
Bọ trĩ: dùng Thianmectin, Confidor, Oncol
Nhện đỏ: dùng Ortus, Comite…
2.2.4.2. Bệnh:
Thối cổ rễ cây con (chết rạp cây con): bệnh ở gốc tiếp giáp mặt đất, phòng
trừ bằng thuốc No Mildew, Kasuran...
Bệnh vàng lá đốm lá: Phòng trừ bằng thuốc Bavisan, Thane M, Ridomyl,…
vàng lá hoa vạn thọ còn do 1 yếu tố rất quan trọng khác là do độ pH của môi trường
và nước tưới thấp hơn 6,5 nên dẫn đến tình trạng cây bị ngộ độc. Do đó thường
xuyên duy trì độ pH từ 6,5 - 6,8 là tốt nhất.

12


Trước ngày suất vườn 20 ngày, nếu nụ hoa lớn bằng đầu cây tâm nhang thì
hoa sẽ nở đúng dịp, nếu nụ hoa to hơn thì hoa sẽ nở sớm, ta cần hòa tan urê với
nước để tưới, tưới đậm 2 lần một ngày để kìm hãm cho hoa nở chậm lại. Nếu nụ
hoa chưa thấy xuất hiện thì dùng biện pháp ngưng tưới 1 - 2 ngày, khi lá có hiện
tượng héo rũ thì bắt đầu tưới trở lại, những ngày sau tưới nước có hòa tan bánh dầu.
Tưới thêm nước khi trời nắng gắt từ 11 - 14 giờ trưa, hoặc dùng biện pháp thứ 2 bón
thêm KCl để thúc đẩy hoa xuất hiện sớm và nở nhanh hơn.
2.3. Tổng quan về phân hữu cơ:
Khi loài người còn canh tác theo kiểu “chọc lỗ tra hạt” thì chưa có khái niệm
gì về phân bón nhưng với sự thuần hoá động vật hình thành ngành chăn nuôi thì

người xưa thấy cây trồng sẽ tốt hơn nếu được bón các chất thải động vật, kể cả chất
thải của người. Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản
nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách
xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi, là phế
phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu...được nhà
nông gom ủ lại chờ hoại mục).
Phân hữu cơ sinh học: có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than
bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một
hay nhiều chủng vi sinh vật.
Phân hữu cơ vi sinh: có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như
phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và
sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Phân hữu cơ khoáng: là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Phân hữu cơ chế biến từ các nguồn phế thải hữu cơ và các chế phẩm vi sinh
không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây mà nó còn tác dụng phòng chống
thoái hóa, ô nhiễm đất đai và góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt còn góp phần
giúp cho sản xuất nông nghiệp bớt lệ thuộc một phần vào việc sử dụng nhiều phân
vô cơ mà giá cả thường xuyên biến động. Chất hữu cơ chứa nhiều mùn và acid

13


humic đóng vai trò quan trọng trong đất bổ sung các nguyên tố đa vi lượng, giúp
cho các vi sinh vật có ích phát triển làm đất tơi xốp, tăng độ phì của đất và ngăn
chặn hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây trồng, kích thích hệ rễ phát triển mạnh,
tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với các điều
kiện bất lợi như khô hạn, giá rét, tăng tính đệm của đất, đồng thời giúp cho cây
trồng giảm ngộ độc trong vùng đất phèn.
Phân cá và bánh dầu cũng là hai loại phân hữu cơ được sử dụng rất phổ biến ở nước

ta hiện nay. Với hàm lượng hữu cơ rất cao, dễ sử dụng và giá thành hợp lý, phân cá và
bánh dầu là lựa chọn hàng đầu của các nhà vườn, đặc biệt là những nhà trồng rau màu và
hoa kiểng.

2.3.1. Phân cá:
Đây là sản phẩm chiết suất từ thiên nhiên của các loại cá và tảo biển được ủ
thủy phân, lên men theo phương pháp truyền thống. Phân cá giúp tăng trưởng cây
trồng, phát triển bộ rễ, cải tạo đất, thúc đẩy quá trình quang hợp và trao đổi chất.
Phân cá cung cấp đạm, lân, kali, vi lượng ở dạng dễ tiêu, an toàn cho thực vật.
Ngoài ra phân cá còn giúp giảm được lượng phân bón NPK, thúc đây cây mau ra rễ,
đâm chồi lá xanh mượt, phòng chống bệnh ngẹt rễ phục hồi rễ hư khi cây bị hạn
hán, mưa dầm, ngập úng. Phân cá có tác dụng tăng năng suất nông sản.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam)
thì phân cá đặc biệt tốt cho nhiều loại cây trồng. Đối với cây ăn trái như xoài, cây
có mùi… thì phân cá làm tăng độ ngọt, mùi thơm đặc trưng của giống. Đối với rau
màu, phân cá làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm như hàm lượng vitamin cao
hơn, lá bóng mượt hơn, giảm được sâu bệnh phá hại. Đối với rau quả (dưa leo, khổ
qua…) sử dụng phân cá làm tăng số lứa thu hoạch. Đối với dưa hấu, thanh long sử
dụng phân cá còn tăng thời gian bảo quản sau thu hoạch.
Hiện nay, phân cá được chế biến theo hướng công nghiệp và phân phối trên
thị trường với nhiều nhãn mác khác nhau, tuy nhiên có loại bán giá quá cao (82.000
- 95.000 đồng/lít). Với giá bán như vậy, chắc hẳn suất đầu tư đầu vào sẽ tăng, làm
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho sản phẩm nông nghiệp. Một số nông dân tự sản

14


xuất phân cá tuy nhiên cách làm chưa đúng nên không đem lại hiệu quả cho cây
trồng.
Đa số nông dân tự sản xuất phân cá bằng cách: mua phế phẩm cá tươi từ các

chợ, sau đó tiến hành ngâm (giống như ngâm cá để sản xuất nước mắm). Sau một
thời gian, phế phẩm này thối rữa, bà con đem ra tưới cho cây trồng và được xem
như phân cá tự chế, thay cho phân cá có bán trên thị trường.
Cách chế biến này không đem lại hiệu quả cho cây trồng, bởi lẽ: protein
trong cá tươi là hợp chất cao năng, cây trồng khó hấp thu. Do vậy, cần phân giải
chúng thành hợp chất dễ tiêu thì cây trồng mới hấp thu được. Mặt khác, cách ngâm
như vậy làm mất thời gian (từ 4 - 6 tháng) và tạo mùi hôi thối rất khó chịu, gây ô
nhiễm cho môi trường.
Theo báo Khoa học phổ thông - liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.Hồ
chí Minh, thứ sáu ngày 04/04/2008, để giúp bà con tự sản xuất phân cá phù hợp với
nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, không gây mùi hôi thối, ít tốn thời gian, thì khâu
chế biến phân cá gồm các bước như sau:
Bước 1: Dùng nguyên liệu là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như đầu
cá, vi cá, ruột cá, mang cá… (nếu chọn được cá nước ngọt thì tốt hơn).
Bước 2: Cho khoảng 100 kg cá tươi vào thùng bằng nhựa, hoặc bằng gốm sứ.
Khối lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Bước 3: Dùng sản phẩm EM (effective microorganism, đây là sản phẩm có
chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi) cho vào
thùng có chứa cá với liều lượng: 0,5 lít sản phẩm EM/100 kg cá tươi. Sau khi đổ
EM 3 - 4 ngày, xác cá sẽ bị thủy phân hoàn toàn thành nước và không có mùi hôi
thối.
Bước 4: Dùng men protease (men phân hủy protein) để phân phủy các hợp
chất protein cao năng thành các hợp chất dễ tiêu. Tuy nhiên, ở điều kiện bình
thường men không hoạt động. Vì vậy, cần kích hoạt men bằng nhiệt độ. Kích hoạt
men như sau: lấy 200 g men protease cho vào 15 kg dung dịch cá đã ngâm EM, đun
sôi ở nhiệt độ 520C, trong 10 - 15 phút. Lưu ý phải dùng nhiệt kế kiểm tra để duy trì

15



nhiệt độ 520C, điều chỉnh lửa cho phù hợp để duy trì nhiệt độ và đảo liên tục để men
được trộn đều với dung dịch cá. Sau 10 - 15 phút đun sôi, cho toàn bộ dung dịch
này vào thùng dung dịch cá (đã sử dụng EM).
Bước 5: Đậy kín nắp thùng và tiếp tục ngâm khoảng 30 - 40 ngày thì đem ra
sử dụng (bảo quản thùng chứa phân cá ở nơi khô ráo, không được để nước rơi vào).
Bước 6: Pha loãng phân cá để phun cho cây trồng: dùng 1 lít dung dịch phân
cá hòa tan vào 300 lít nước lã để phun hoặc tưới vào gốc cho cây trồng sẽ giúp cây
phát triển mạnh, năng suất cao (nhất là cây mai ghép, phong lan và kiểng bonsai).
Bằng cách chế biến như trên, giá thành tạo ra 1 lít phân cá khoảng 7.000
đồng (giảm gấp 10 lần so với phân cá đang bán trên thị trường).
Năm 2009, Trương Công Phát cũng đã nghiên cứu và đưa ra quy trình sản
xuất thử nghiệm và khảo sát hiệu lực của phân hữu cơ dạng lỏng bằng cánh sử dụng
enzyme papain có trong nhựa đu đủ để thủy phân xác cá tra chết. Kết quả cho thấy
việc sử dụng phân cá sau khi được phân hủy bằng enzime ở nồng độ 7% để bón cho
cây cải xanh thì năng suất cao hơn 18,6% so với một số sản phẩm phân cá cùng loại
trong nước sản xuất.
Phân hữu cơ đậm đặc dynamic lifter - dạng viên, xuất xứ tại Úc, nhập khẩu
và phân phối tại công ty TNHH Quốc Tế Đức & Việt cũng là một loại phân cá được
chế biến theo hướng công nghiệp, có tổng hàm lượng hữu cơ 39,19%, đạm (N)
3,5%, lân (P) 2,4%, kali (K) 1,6% và các thành phần trung- vi lượng như: lưu huỳnh
(S) 1%, canxi (Ca) 0,4%, sắt (Fe) 0,2%, mangan (Mn) 0,05%, kẽm (Zn) 0,03%,…

Hình 2.9. Dynamic lifter - dạng viên

16


×