Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TẠI THỊ XÃ THUẬN AN BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TẠI THỊ
XÃ THUẬN AN- BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: VŨ MINH ANH
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI
NIÊN KHÓA: 2008-2012

Tháng 06 năm 2012
i


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC NGẦM TẠI THỊ XÃ
THUẬN AN- BÌNH DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

Tác giả

VŨ MINH ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn
Tiến sĩ LÊ QUỐC TUẤN

Tháng 06 năm 2012


ii


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình học tập dưới ngôi trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến thức tôi có được ngày hôm nay là
thành quả của sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô kính mến, đây sẽ là hành trang giúp
tôi tự tin bước tiếp trong đường đời. Vì vậy mở đầu bài khóa luận này tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn của tôi đến với tất cả thầy cô trong khoa Môi Trường và Tài
nguyên, đặc biệt là thầy Lê Quốc Tuấn- người đã luôn tận tình hướng dẫn để tôi có thể
hoàn thành tốt đề tài này.
Đồng thời tôi cũng chân thành gửi lời cám ơn đến các cô chú, anh chị ở Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi
những tư liệu quý báu trong thời gian tôi thực tập tại địa phương.
Cám ơn bà con ở thị xã Thuận An đã nhiệt tình đón tiếp và cung cấp cho tôi
những thông tin cần thiết giúp tôi thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và
giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày 01 tháng 06 năm 2012
Sinh viên
Vũ Minh Anh

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm ở tỉnh Bình Dương đang trên đà báo động, trong
đó thị xã Thuận An là một địa bàn trọng điểm phát triển công nghiệp của Bình Dương
nên khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm là một điều khó có thể tránh khỏi. Trước vấn

nạn đó đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước ngầm tại thị xã Thuận An- Bình
Dương và đề xuất giải pháp quản lý” là rất cần thiết và mang ý nghĩa thực tế với
mục tiêu đề ra là: đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước ngầm tại TX.Thuận An hiện
nay và đề ra biện pháp quản lý góp phần cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
trên địa bàn TX.Thuận An. Với phương pháp nghiên cứu chính là phát phiếu điều tra
và phân tích mẫu nước ngầm đem so sánh với QCVN để đánh giá chất lượng nước.
Qua 100 phiếu điều tra cho thấy có có 91% người dân sử dụng nước giếng cho
nấu ăn nhưng có đến 23% không an tâm với nguồn nước họ đang sử dụng, trong đó
14% cảm thấy nước có mùi tanh, 5% cảm thấy có mùi tanh và vị mặn, còn lại là vì họ
biết được thông tin về nước ngầm ở tỉnh Bình Dương đã bị ô nhiễm thông qua báo đài.
Còn qua kết quả phân tích mẫu nước cho thấy pH mọi nơi đều thấp dao động từ
4,1- 4,9; chỉ tiêu sắt và coliform đạt chuẩn cho phép; độ mặn không quá cao trừ khu
vực Lái Thiêu gần sông Sài Gòn độ mặn cao nhất 325mg/l đã vượt chuẩn cho phép;
riêng chỉ tiêu COD vượt chuẩn 5/13 mẫu và amôni có đến 9/13 mẫu vượt chuẩn quy
định của QCVN 09:2008/BTNMT.
Công tác quản lý hiện nay ở địa phương còn nhiều khó khăn như thiếu nguồn
nhân sự, ý thức bảo vệ tài nguyên của người dân, cơ sở vật chất chưa đầy đủ… đều
gây nên không ít hạn chế cho việc giám sát và thực thi chính sách bảo vệ nguồn nước
nơi đây. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra trước mắt để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng
trước sự ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng như hiện nay là mỗi gia đình cần
phải hạn chế sử dụng nguồn nước cho ăn uống hoặc phải có giải pháp xử lý nước trước
khi sử dụng theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bên cạnh đó chính
quyền địa phương cần phải quan tâm bố trí đủ cả về số lượng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, đồng thời tăng đầu tư kinh phí và trang thiết bị kỹ thuật để có thể quản
lý tốt nguồn nước hướng tới sự phát triển lâu dài cho địa phương.
iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. iii

NỘI DUNG TÓM TẮT .................................................................................................. iv
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. ix
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề: ............................................................................................................ 1
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:.............................................................................. 2
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ........................................................................... 5
1.3.1. Muc tiêu: . .......................................................................................................5
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: ..........................................................................5
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.5. Những đóng góp mới: ........................................................................................... 6
1.6. Ý nghĩa của luận văn: ............................................................................................ 6
Chương 2: TỔNG QUAN ............................................................................................. 8
2.1. Khái quát về nước ngầm ....................................................................................... 8
2.1.1. Định nghĩa tài nguyên nước ngầm ..................................................................8
2.1.2. Các hình thức khai thác: .................................................................................9
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước: ...........................................................9
2.1.4. Sự ô nhiễm môi trường nước ngầm: .............................................................11
2.1.5. Quản lý tài nguyên nước ngầm: ....................................................................11
2.2. Tổng quan về thị xã Thuận An............................................................................12
2.2.1. Vị trí địa lý, địa hình – thổ nhưỡng ..............................................................13
2.2.1.1. Vị trí địa lý: ............................................................................................13
2.2.1.2. Khí hậu: ..................................................................................................13
2.2.1.3. Thổ nhưỡng : ..........................................................................................13
2.2.1.4. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch: ..............................................................14
2.2.2. Kinh tế: ........................................................................................................16
v



2.2.3. Xã hội ........................................................................................................... 17
2.3. Tổng quan về tình hình nước ngầm tại thị xã Thuận An: .................................. 17
2.3.1. Đặc trưng các tầng chứa nước: ..................................................................... 17
2.3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm: ..................................... 20
2.3.3. Chất lượng nước ngầm: ................................................................................ 23
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 24
3.1. Tiến trình làm đề tài: ........................................................................................... 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 25
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: ...................................................................... 25
3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa..................................................................... 25
3.2.3. Phương pháp lấy mẫu phân tích: .................................................................. 26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 30
4.1. Tình hình sử dụng nguồn nước ngầm trên địa bàn TX.Thuận An:..................... 30
4.2. Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm và chất lượng nước ngầm thị xã Thuận An: .... 31
4.2.1. Đánh giá của dân về chất lượng nguồn nước ngầm hiện nay: .................... 31
4.2.2. Kết quả thực tế phân tích chất lượng nước ngầm ......................................... 32
4.2.3. Diễn biến chất lượng nước ngầm qua các năm: ........................................... 38
4.3. Các nguồn có khả năng gây ô nhiễm nước ngầm : ............................................. 40
4.3.1. Rác thải: ........................................................................................................ 40
4.3.2. Nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp. .......................................... 41
4.3.3. Giếng hư hỏng .............................................................................................. 42
4.4. Công tác quản lý nguồn nước ngầm tại thị xã Thuận An hiện nay: ................... 43
4.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện ô nhiễm và quản lý nguồn nước ngầm. ....... 45
4.5.1. Giải pháp pháp lý, quản lý............................................................................ 46
4.5.2. Giải pháp kinh tế tài chính............................................................................ 47
4.5.3. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục .............................................................. 48
4.5.4. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................... 48
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 49
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 49

5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 53
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNMT

Tài Nguyên Và Môi Trường

BD

Bình Dương

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi Trường

KCN

Khu công nghiệp

TX

Thị xã


TP

Thành phố

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
 

Bảng 2.1. Giá trị giới hạn của các thông số (QCVN 09:2008/BTNMT) ............................ 10 
Bảng 2.2. Nguồn gốc và đặc tính các chất gây ô nhiễm. .............................................. 11 
Bảng 2.3. Tài nguyên đất TX.Thuận An ....................................................................... 14 
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc nước mặt TX.Thuận An năm 2011.................................. 15 
Bảng 2.5. Mật độ giếng khai thác nước dưới đất thị xã Thuận An ............................... 21 
Bảng 2.6.Lưu lượng khai thác nước dưới đất ............................................................... 22 
Bảng 2.7. Số giếng khoan hư hỏng, không sử dụng: .................................................... 22 
Bảng 2.8. Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm năm 2010 và 2011 ...................... 23 
Bảng 3.1. Lịch trình khảo sát thực địa .......................................................................... 26 
Bảng 3.2. Vị trí lấy mẫu ................................................................................................ 28 
Bảng 4.1. Mục đích sử dụng nước ngầm của người dân ............................................... 31 
Bảng 4.2. Lý do của người dân về sự không an tâm khi sử dụng nước ngầm .............. 32 
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mẫu nước ......................................................................... 33 
Bảng 4.4. Lượng rác thải sinh hoạt năm 2011 .............................................................. 40 
Bảng 4.5. Tỉ lệ trám lấp giếng không sử dụng .............................................................. 42 
  

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sự hình thành nước ngầm ................................................................................ 8  
Hình 2.2. Bản đồ thị xã Thuận An................................................................................. 12 
Hình 3.1. Sơ đồ tiến trình thực hiện đề tài .................................................................... 24
Hình 3.2 . Bản đồ vị trí lấy mẫu .................................................................................... 27 
Hình 4.1. Biểu đồ đánh giá về chất lượng nước ngầm của các hộ dân ......................... 32 
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn giá trị pH của khu vực nghiên cứu ................................... 34 
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn giá trị COD của khu vực nghiên cứu ............................... 35 
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn giá trị NH4+ của khu vực nghiên cứu ............................... 36 
Hình 4.5. Biểu đồ biểu diễn giá trị Cl- của khu vực nghiên cứu ................................... 37 
Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn NH4+ qua các năm quan trắc ............................................ 38 
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn COD qua các năm quan trắc ............................................ 39 
Hình 4.8. Sơ đồ cơ cấu Tổ chức quản lý môi trường nước ở tỉnh Bình Dương ............ 43 

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề:
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Nước

đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Nhất là
nguồn nước ngầm, mặc dù chỉ chiếm 0,9% lượng nước trên toàn cầu nhưng nguồn
nước ngầm luôn được con người ưa thích sử dụng, vì các nguồn nước mặt thường bị ô
nhiễm và lưu lượng khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước

ngầm ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động của con người và chất lượng nước ngầm
thường tốt hơn chất lượng nước mặt nhiều. Tuy nhiên, trước sự phát triển không ngừng
của xã hội, con người đã và đang giết chết dần chính môi trường sống của mình. Hiện
nay, việc khai thác sử dụng quá mức và sự ô nhiễm nguồn nước ngầm là một trong
những vấn đề được xã hội quan tâm. Báo chí những năm gần đây cũng đã tốn không ít
giấy mực lên tiếng như dấy lên hồi chuông cảnh báo cho sự ô nhiễm nguồn nước ngầm
ngày càng trầm trọng ở nhiều địa phương trong cả nước.
Tại tỉnh Bình Dương cũng không ngoại lệ, tuy đây không phải là một thành phố
lớn nhất nước nhưng hiện nay tỉnh này là một địa phương phát triển năng động nhất
trong tứ giác kinh tế trọng điểm của nước ta. Các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
và các khu dân cư đua nhau mọc lên dẫn đến nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng,
song hành với đó là sự xả thải ra môi trường cũng ồ ạt không kém. Sự nhận thức về
bảo vệ môi trường chưa cao đã tạo lượng nước thải lớn không qua xử lý xả thẳng ra
môi trường gây mùi hôi thối, phát sinh bệnh tật. Không những thế nó còn hòa lẫn với
nước mưa ngấm xuống đất làm tích tụ chất độc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Trong
khi đó ở Bình Dương việc khai thác và sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất chủ
yếu dựa vào nguồn nước ngầm là chính. Theo ước tính của Sở TN&MT BD thì nhu
cầu sử dụng nước cả tỉnh Bình Dương vào khoảng 460.000m3 nước/ngày, trong khi hệ
thống nhà máy cấp nước của tỉnh nếu vận hành hết công suất cũng chỉ cung cấp được
1


gần 210.000 m3 nước cho các hộ dân và doanh nghiệp, số còn lại phụ thuộc vào nguồn
nước ngầm lấy từ các giếng đào, giếng khoan. Từ đấy cho thấy, sự ảnh đến sức khỏe
người dân là điều không thể tránh khỏi nếu không có một chính sách quản lý thích hợp
nhằm kiểm soát sự ô nhiễm nguồn nước ngầm đang có chiều hướng gia tăng như hiện
nay.
Trong tỉnh Bình Dương, Thuận An là một trong 3 thị xã trọng điểm phát triển.
Tập trung 3 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp như Việt Hương, VSIP, Đồng
An…và là thị xã có mật độ dân cư đông nhất tỉnh thì nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm và khó

có khả năng phục hồi nguồn nước ngầm đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, vì
sức khỏe của người dân và “sức khỏe” của các ngành công nghiệp đang “nuôi sống”
tỉnh Bình Dương.
Trước vấn nạn đó đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước ngầm tại thị xã
Thuận An- Bình Dương và đề xuất giải pháp quản lý” đã được lựa chọn làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp.
1.2.

Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Khái quát tình hình nước ngầm tại Việt Nam:
Cùng với sự gia tăng các đô thị trên toàn quốc là sự gia tăng dân số đô thị. Theo

đó, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng. Thống kê sơ bộ của Bộ TNMT cho thấy,
lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong
đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước
ngầm. Các nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị.
Thế nên, theo thời gian, nhiều nguồn nước đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm bởi sự
xâm lấn quá nhanh của đô thị. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng
800.000 m3 (khoảng 300 triệu m3/năm); TP.Hồ Chí Minh khai thác khoảng 500.000 m3
(khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng đang khai
thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm).
Các kết quả nghiên cứu quan trắc hàng năm cho thấy, tại một số thành phố như
Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… nguồn
nước ngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các
tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Điển hình như Hà Nội,
mực nước tầng chứa Pleistocen hạ thấp với tốc độ 0,4m/năm; TP.Hồ Chí Minh là
2


0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm… Sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm quan sát được ở

thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TP.Hồ Chí Minh… ; lún sụt nền đất ở Hà
Nội, TP.Hồ Chí Minh, vùng Hoài Đức (HN), Cam Lộ (Quảng Trị)…
Tại khu vực miền núi phía Bắc, các đô thị khai thác nước từ tầng các thành tạo
cacbonat. Nguồn nước này có quan hệ chặt chẽ với nguồn nước mặt và các yếu tố khí
tượng. Nhưng các hoạt động công nghiệp đang ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước
này. Tại các thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng khoan khu vực sông
Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng loạt
giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một
địa tầng. Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn và mực nước tụt
sâu 1-2 m.
Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm Asen và
vật chất hữu cơ, các hợp chất Nitơ. Các kết quả quan trắc đã chỉ ra rằng, sự nâng cao
của nồng độ Asen trong nguồn nước ngầm không chỉ ở Hà Nội mà còn có ở các nơi
khác như Hà Nam, TP.Hồ Chí Minh… Các thành phần hóa học khác như NH4+, NO2cũng có sự biến động rõ rệt.
Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ (khoảng 10
-25m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các nguồn
nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho phép nhiều
lần. Đáng quan ngại là tình trạng xuất hiện hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho
phép có nguyên nhân từ quá trình khai khoáng, sản xuất công nghiệp và phân bón…
Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
Tuy đã có rất nhiều các nghiên cứu về nước ngầm nhưng đề tài nghiên cứu tại
Bình Dương mà cụ thể là về sự ô nhiễm nguồn nước ngầm và chính sách quản lý tại
Thuận An thì vẫn còn đang để ngỏ. Mà đây lại là vấn đề mang tính cấp bách vì chất
lượng cuộc sống của cả cộng đồng Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung. Do
sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nước ngầm là chính nên hiện nay trữ lượng
nước ngày càng giảm sút, mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, cơ quan nhà nước cũng
khó có thể kiểm soát hết được. Chính vì thế tôi tiến hành nghiên cứu về đề tài này để
thấy rõ được thực trạng trên. Một số công trình nghiên cứu mà tôi đã tham khảo có
liên quan đến vấn đề nguồn nước ngầm có thể kể đến là:
3





Báo cáo “Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước ngầm và sụt lún mặt đất

của thủ đô Hà Nội” ( Nguyễn Kim Cương,1995) đã cảnh báo thực trạng quy hoạch
giếng bừa bãi khiến cho nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm đến không thể sử dụng
được và về lâu dài sẽ dẫn đến sự sụp lún đất nền.


Đề tài “ Khảo sát- đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước ngầm do nước thải

chế biến bột mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy
mì Thái Lan-công suất 1600 m3” (Trần Bình Phương Thảo,2005) đã điều tra đánh giá
về ảnh hưởng của nước thải chế biến tinh bột khoai mì làm ô nhiễm nguồn nước ngầm
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đề tài cho thấy được sự thay đổi chất lượng nước rõ rệt
trong những khu vực chịu ảnh hưởng của nước thải, các chỉ tiêu chất lượng nước vượt
chuẩn quy định quá nhiều làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Và cũng đề ra giải pháp thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm.


Báo cáo “Đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất ở thành phố

Huế và vùng phụ cận” (Nguyễn Đình Tiến, 2006) đã ước lượng độ ô nhiễm của nguồn
nước ngầm dựa vào đánh giá chỉ số DC. Từ đó phân vùng mức độ nhiễm bẩn khác
nhau của nước ngầm trong từng khu vực, xây dựng thông tin cho quản lý nguồn nước
của địa phương.



Báo cáo “ Đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm tại thôn Trung Sơn xã

Hòa Liên– huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Hồng-Đại học Đà
Nẵng, 2010) nghiên cứu về chất lượng nguồn nước ngầm và đưa ra biện pháp giảm
thiểu tại địa bàn xã Hòa Liên.


Đề tài “ Trường hợp nước ngầm Dĩ An Bình Dương ” (Võ Thị Ngọc Yến,

2010) đã đưa ra kết quả nghiên cứu về động thái nước dưới đất. Từ đó có được cái nhìn
về hiện trạng chất lượng nước tại Dĩ An bằng phương pháp quan trắc và đồ thị thể hiện.


Đề tài “Phân tích mức độ khai thác nước ngầm của các hộ dân tại Thuận

An Tỉnh Bình Dương” (Lê Thị Thu Thảo, 2010) đã ước lượng số lượng, hình thức khai
thác nước ngầm ở Thuận An và đề ra chính sách quản lý nguồn nước. Đề tài này chủ
yếu thiên về phần mức độ khai thác chứ chưa đi vào đánh giá mức độ ô nhiễm và tìm
hiểu nguyên nhân thực trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Các tư liệu trên là tư liệu quý giá góp phần giúp tôi thực hiện đề tài này. Để bổ
sung vào những hạn chế của các tư liệu trên, đề tài đặt ra vấn đề: tình trạng ô nhiễm
4


nước ngầm tại TX.Thuận An hiện nay như thế nào ? cần có những giải pháp nào để
khắc phục ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước ngầm hiện nay?
Và để có thể trả lời câu hỏi trên ta cần phải tìm hiểu cụ thể:
1) Hiện trạng khai thác nguồn nước ngầm hiện nay tại Thuận An như thế nào?
2) Hiện trạng ô nhiễm nước ngầm và chất lượng nước ngầm TX.Thuận An diễn
biến ra sao?

3) Nguyên nhân nào có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm?
4) Công tác quản lý nước ngầm của Thuận An ra sao?
5) Những giải pháp nào để giảm thiểu ô nhiễm và quản lý nguồn nước ngầm cho
TX.Thuận An?
1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

1.3.1. Muc tiêu: đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước ngầm tại TX.Thuận An hiện
nay và đề ra biện pháp quản lý góp phần cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
trên địa bàn TX.Thuận An.
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:
 Đánh giá hiện trạng sử dụng nước ngầm hiện nay của TX.Thuận An
 Khảo sát và đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm.
 Tìm hiểu các nguồn có khả năng gây ô nhiễm và chính sách quản lý nước ngầm
hiện nay.
 Đề xuất giải pháp giảm thiểu và quản lý ô nhiễm nước ngầm trên địa bàn
TX.Thuận An.
1.4.

Phạm vi nghiên cứu
Không gian: đề tài tiến hành nghiên cứu tại TX.Thuận An. Số liệu sơ cấp được

điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại một số phường tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp và
dân cư đông đúc như Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú….
Thời gian: 1-6/2012
Nội dung: đề tài mô tả hiện trạng chất lượng nước ngầm.
Với mục tiêu và giới hạn nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nội dung
sau:
 Hiện trạng sử dụng và khai thác nước ngầm trên địa TX.Thuận An.

 Đánh giá hiện trạng và chất lượng nước ngầm trên địa bàn TX.Thuận An.
5


 Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố có khả năng ô nhiễm nước ngầm.
 Tìm hiểu chính sách quản lý nước ngầm hiện nay- những khó khăn thách thức
còn tồn tại.
 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý nước ngầm trên địa bàn TX.Thuận
An.
1.5.

Những đóng góp mới:
Với sự phát triển của xã hội không ngừng như hiện nay thì ô nhiễm nguồn nước

ngầm là điều không thể tránh khỏi, do đó cần có một chính sách quản lý bền vững
nhằm bảo vệ nguồn nước ngầm cho hiện tại và tương lai là một xu hướng tất yếu cho
tất cả các quốc gia trên toàn cầu hiện nay.
Việc đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước ngầm đã không còn xa lạ đối với các
thành phố lớn ô nhiễm trầm trọng môi trường từ lâu. Nhưng đối với Bình Dương, một
tỉnh mới phát triển trong những năm gần đây thì hiện tượng nguồn nước ngầm bắt đầu
ô nhiễm là một vấn đề mới cần được quan tâm. Qua những báo cáo về chất lượng
nguồn nước ngầm từ đó tìm hiểu các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm; nghiên cứu
chính sách và công tác quản lý cũng như việc thực thi chính sách của cộng đồng dân
cư về nguồn nước ngầm hiện nay như thế nào, …. để từ đó đưa ra được những giải
pháp quản lý thích hợp hơn. Do đó đề tài này là một đóng góp mới cho công tác quản
lý nguồn nước ngầm hiện nay của Bình Dương nói chung và thị xã Thuận An nói
riêng.
1.6.

Ý nghĩa của luận văn:


 Ý nghĩa khoa học:kết quả điều tra từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu
ích cho các nhà quy hoạch, đánh giá dự án (ĐTM, CĐM) trong công tác thiết kế, quản
lý xây dựng công trình hay các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong quá trình
quản lý và cải thiện môi trường một các khoa học và hiệu quả.
 Ý nghĩa kinh tế:Quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm bền vững sẽ giúp cộng
đồng có nguồn nước sử dụng an toàn và lâu dài, tránh lãng phí tài nguyên nước và tiết
kiệm chi phí điều trị bệnh tật do ảnh hưởng từ nguồn nước bị ô nhiễm. Đồng thời Nhà
nước cũng thu thuế được từ việc quản lý khai thác và giảm bớt chi phí xử lý ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
6


 Ý nghĩa xã hội :nếu nguồn nước ngầm được quản lý theo hướng bền vững thì về
mặt xã hội: cộng đồng dân cư sẽ có tâm lý thoải mái hơn trong việc sử dụng nguồn
nước, không phải bận tâm về sự tác động của các yếu tố ô nhiễm lên sức khỏe, chất
lượng môi trường sống được đảm bảo hơn.

7


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Khái quát về nước ngầm

2.1.1. Định nghĩa tài nguyên nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có

thể khai thác cho các hoạt động sống của con người. ( theo Bộ TNMT)
Thuật ngữ nước dưới đất để chỉ khái niệm gần như tương đương với nước ngầm

Hình 2.1. Sự hình thành nước ngầm
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Đặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt
thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước
biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ
bị ô nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên
trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước. Theo không gian phân bố, một lớp
8


nước ngầm tầng sâu thường có ba vùng chức năng: Vùng thu nhận nước, vùng chuyển
tải nước, vùng khai thác nước có áp.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. Các lỗ khoan nước ở vùng khai thác thường có áp lực. Đây là
loại nước ngầm có chất lượng tốt và lưu lượng ổn định. Trong các khu vực phát triển
đá cacbonat thường tồn tại loại nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ.
Trong các dải cồn cát vùng ven biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực
nước biển.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng môi trường sống của con người.
2.1.2. Các hình thức khai thác:
Ở Việt Nam có 3 loại hình khai thác nước ngầm đó là giếng đào, giếng đóng và
giếng khoan. Giếng đào thường thấy ở miền Nam nơi mặt đất không cao nhiều so với
mực nước biển. Giếng đóng là loại giếng thông dụng trong khoảng 20 năm nay, loại
giếng này có được qua việc đóng một ống nước có đường kính tương đối nhỏ xuống

vùng đất mềm như cát và sạn nhỏ. Nhiều nơi không cần đóng sâu có thể chạm được
mạch nước ở tầng dưới của giếng đào. Giếng khoan là một loại giếng cần phải có máy
khoan và khoan xuyên qua một lớp đá sâu. Thông thường phải khoan trên dưới 200m
và cần phải đặt một bơm ở dưới đấy để bơm nước lên. Giếng khoan ít thông dụng cho
trường hợp cá nhân vì tốn kém mặc dù đây là nguồn nước có chất lượng tốt. Còn 2
nguồn nước giếng đào và giếng đóng do mạch nước gần mặt đất nên khả năng bị ô
nhiễm do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi là rất cao.
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước:
Hiện nay để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước ngầm, làm căn cứ để
định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau người ta chủ yếu dựa vào Quy
chuẩn của Bộ TNMT QCVN 09:2008/BTNMT. Quy chuẩn này quy định giá trị giới
hạn các thông số chất lượng nước ngầm.

9


Bảng 2.1. Giá trị giới hạn của các thông số (QCVN 09:2008/BTNMT)
TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn

-

5,5 - 8,5

1


pH

2

Độ cứng (tính theo CaCO3)

mg/l

500

3

Chất rắn tổng số

mg/l

1500

4

COD (KMnO4)

mg/l

4

5

Amôni (tính theo N)


mg/l

0,1

6

Clorua (Cl-)

mg/l

250

7

Florua (F-)

mg/l

1,0

8

Nitrit (NO-2) (tính theo N)

mg/l

1,0

9


Nitrat (NO-3) (tính theo N)

mg/l

15

10

Sulfat (SO 4 2- )

mg/l

400

11

Xianua (CN - )

mg/l

0,01

12

Phenol

mg/l

0,001


13

Asen (As)

mg/l

0,05

14

Cadimi (Cd)

mg/l

0,005

15

Chì (Pb)

mg/l

0,01

16

Crom VI (Cr 6+ )

mg/l


0,05

17

Đồng (Cu)

mg/l

1,0

18

Kẽm (Zn)

mg/l

3,0

19

Mangan (Mn)

mg/l

0,5

20

Thuỷ ngân (Hg)


mg/l

0,001

21

Sắt (Fe)

mg/l

5

22

Selen (Se)

mg/l

0,01

23

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

24


Tổng hoạt độ phóng xạ β

Bq/l

1,0

25

E - Coli

MPN/100ml

Không phát hiện thấy

26

Coliform

MPN/100ml

3

10


2.1.4. Sự ô nhiễm môi trường nước ngầm:
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và
vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước

ngầm bao gồm:
 Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một
số kim loại khác.
 Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3-, NO2-,
NH4+, PO4... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.
Nguồn nước ngầm bị ô nhiễm chủ yếu là do nguồn nước mặt ô nhiễm (nước
mặt là nguồn bổ cập tự nhiên cho nước ngầm ). Nước sẽ thấm dần xuống đất và tích tụ
các chất độc lại ở tầng nước ngầm.
Bảng 2.2. Nguồn gốc và đặc tính các chất gây ô nhiễm.
Nguồn gây ô nhiễm

Đặc tính các chất gây ô nhiễm

Hố rác tự hoại

Chất rắn lơ lửng 100-300mg/l

Mưa axit

H2SO4, HNO3, HCl

Nước thải công nghiệp

Kim loại nặng: Cu, Fe, Hg, Cd…

Hố xí, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt

BOD, mầm bệnh, Nitrat, Nitrit, Anononia,
coly, trứng giun sán, H2S, CH4


Dầu tràn, ô nhiễm dầu trong đất

Dầu nhớt, Các hydrat cacbon cao phân tử

Nhiễm phèn

Al3+, Fe2+, SO42-, pH thấp

Nhiễm mặn

Cl-, Na+, SO42-…

Nguồn: Giáo trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, Lê Trình,1997.
2.1.5. Quản lý tài nguyên nước ngầm:
Quản lý tài nguyên nước ngầm là phương thức tác động vào đối tượng quản lý
(nước ngầm) bằng các công cụ thích hợp, được thực hiện trên hai phương diện : quản
11


lý cung (chủ yếu đề cập đến các hoạt động cung cấp và xử lý nước như một hoạt động
kinh tế) và quản lý cầu ( liên quan đến nhiều cấp độ sử dụng :cá nhân, công ty, toàn xã
hội). Mục tiêu của việc quản lý nước ngầm là hướng tới việc nguồn nước được sử
dụng mang lại hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội và bền vững về mặt sinh thái
Không giống như nước mặt, tài nguyên nước ngầm có đặc tính là khả năng
phục hồi chậm, khó bị ô nhiễm hơn nước mặt. Tuy nhiên nếu việc khai thác và sử
dụng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễm bẩn thì việc xử lý tầng ô nhiễm là
rất khó khăn, tốn kém. Chính vì vậy công tác quản lý là rất cần thiết, quản lý nước
ngầm phải xét đến cả hai mặt trữ lượng và chất lượng nước.
2.2.


Tổng quan về thị xã Thuận An

 

Hình 2.2. Bản đồ thị xã Thuận An
12


2.2.1. Vị trí địa lý, địa hình – thổ nhưỡng
2.2.1.1.

Vị trí địa lý:

Thuận An là một thị xã nằm ở phía nam của tỉnh Bình Dương. TX.Thuận An có
8.426 ha diện tích tự nhiên, với 10 đơn vị hành chính, gồm: 7 phường: Lái Thiêu, An
Thạnh, Vĩnh Phú, Bình Hòa, Thuận Giao, Bình Chuẩn, An Phú và 3 xã: Bình Nhâm,
Hưng Định, An Sơn.
Địa giới hành chính TX.Thuận An: Đông giáp TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
Tây giáp quận 12, TP.Hồ Chí Minh; Nam giáp quận 12 và quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí
Minh; Bắc giáp TX.Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trung tâm kinh tế - thương mại – văn hóa của thị là phường Lái Thiêu, nằm
trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long
nên địa hình chủ yếu là những đồi núi thấp, thế đất bằng phẳng nên địa chất ổn định,
vững chắc. Phổ biến là những dãy phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 2025m so với mực nước biển.
Từ phía Nam lên phía Bắc theo độ cao có các vùng địa hình: vùng thung lũng
bãi bồi phân bố dọc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé. Đây là vùng đất thấp,
khá phì nhiêu và bằng phẳng. Vùng địa hình bằng phẳng nằm kế tiếp sau các vùng
thung lũng bãi bồi. Vùng có địa hình thấp có lượn sóng yếu.
2.2.1.2.


Khí hậu:

Mang đặc điểm khí hậu gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình
hàng năm từ 1.800 – 2.000mm với số ngày mưa là 120 ngày. Nhiệt độ trung bình hàng
năm là 26,5oC. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô, gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Đông Bắc.
Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình 80-90% và biến đổi theo mùa.
Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa. Nhiệt độ, không
khí, độ ẩm biến động quanh năm.
2.2.1.3.

Thổ nhưỡng :

Thuận An có tổng diện tích đất tự nhiên 8425.82 ha, được phát triển trên 4 loại
đất chính (đất phèn, đất phù sa, đất xám, đất nâu vàng trên phù sa cổ).
13


Bảng 2.3. Tài nguyên đất TX.Thuận An
STT

Phân loại

Diện tích (ha)

Diện tích (%)

1


Đất xám

364,00

4,32

2

Đất nâu vàng trên phù sa cổ

6028,64

71,55

3

Đất líp

1576,00

18,70

4

Đất phèn

67,00

0,80


5

Sông rạch

390,18

4,63

8425,82

100,00

TỔNG CỘNG

Nguồn: Phòng thống kê TX.Thuận An, năm 2008.
 

Đất phèn phân bố ở xã An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định, phường Lái Thiêu,
Vĩnh Phú. Loại đất này có nồng độ độc tố trong đất rất cao, độ chua rất cao (pH = 3,54,0) dễ gây hại cho cây trồng. Đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, tập trung chủ yếu
ở những phường vùng gò như Bình Chuẩn, An Phú, Bình Hòa, Thuận Giao và một
phần phường An Thạnh. Đất có các thành phần chất hữu cơ ở mức thấp, K2O tổng số ở
mức trung bình và thấp, thành phần mùn và đạm ở mức thấp, có tầng đất dày, nghèo
các chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém. Đất xám phát triển trên phù sa cổ tập
trung ở các phường Bình Hòa, Lái Thiêu. Đây là loại đất xám trên phù sa cổ nên tầng
đất dày,cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, nghèo dinh dưỡng, nghèo lân và kali tổng số. Hai
loại đất nâu vàng và đất xám chiếm tỉ lệ tương đối lớn và phân bố ở vùng địa hình cao
của TX.Thuận An. Tính chất chung là đất nghèo dinh dưỡng, độ chua cao (pH= 5,0 –
5,5). Tỷ lệ N, P, K thấp và mất cân đối, không thích hợp cho trồng lúa nước và sản
xuất nông nghiệp, phù hợp cho xây dựng do nền đất cứng, độ dốc thoát nước hợp lý.
Đất Líp có diện tích khoảng 1.576 ha được phân bố ở các phường xã: Vĩnh Phú, An

Sơn, Lái Thiêu. Ngoài các loại đất trên TX.Thuận An còn có các loại đất Sililit fe ralit
mùn glây, phân bố rải rác ở các phường trong thị xã. Diện tích đất sông rạch:
390,18ha.
2.2.1.4.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch:

Trên địa bàn TX.Thuận An có sông Sài Gòn, sông Lái Thiêu, rạch Búng, rạch
Bà Lụa và những kênh rạch nhỏ khác. Sông Sài Gòn chảy theo ranh giới phía Tây
14


Nam của thị trên các địa bàn từ phường An Sơn đến Vĩnh Phú với chiều dài 20km,
rộng trung bình 150-200m, lưu lượng nước thấp nhất là tháng 4 (8m3/s) và cao nhất là
vào tháng 10 (180m3/s). Mực nước sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ bán nhật
triều không đều từ biển Đông nên có thể lợi dụng tưới tiêu tự chảy ở các vùng ven
sông. Trên sông Sài Gòn nước mặn bắt đầu xâm nhập từ tháng 2, độ mặn tăng dần và
đạt cực đại vào cuối tháng 4, đầu tháng 5.
 Chất lượng nước mặt năm 2011:
Nước mặt nhận nước thải sản xuất và sinh hoạt đang được tỉnh giám sát hàng
năm tại các trạm quan trắc định kỳ. Các rạch trên địa bàn huyện Thuận An (RTA):
gồm có các điểm quan trắc: RTA1(Cầu Trắng), RTA2 (Cầu Bà Hai) và RTA3
(Rạchcầu Vĩnh Bình). Kết quả quan trắc nước mặt năm 2011 như sau:
-

pH dao động từ 6,1 – 8,5.

-

DO dao động dao động ở mức rất thấp từ 0,5 – 3,3.


-

TDS dao động ở mức rất cao từ 176,8 - 1731 mg/l.

-

Độ dẫn (EC) dao động từ 54,4 - 2678 mS/cm.

-

Độ muối (NaCl) có mức dao động từ 0,002 – 0,052%.

-

Độ đục dao động ở mức rất cao từ 15 – 292 NTU.
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc nước mặt TX.Thuận An năm 2011
Địa

Chỉ tiêu
SS

COD

NO2-N

NO3-N

NH3-N


Coliform

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(MPN/100ml)

1

180

180

0,01

1

15

25.500

2


78

168

0,028

0,9

28

2.100

3

68

300

0,03

0,7

29

675

50

30


0,04

10

0,5

7.500

điểm

QCVN
09:2008

Nguồn: Sở TNMT Bình Dương,năm 2011.
Vị trí RTA1, nước kênh thường có màu đen, mùi hôi. Các thông số ô nhiễm
tăng rất cao và vượt quy chuẩn áp dụng QCVN 08-2008/BTNMT B1 nhiều lần, cụ thể:
15


×