Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ MINH THỦY

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Kinh tế
nông nghiệp Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS BÙI HUY NHƯỢNG

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để
bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã
được cảm ơn. Các thông tn, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn
gốc./.
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Minh Thủy

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn
tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân
và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đai hoc Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Bùi Huy Nhượng.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học,
các thầy, cô giáo trong Trường Đai hoc Kin h tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái
Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Minh Thủy

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN
...................................................................................................

ii

MỤC

LỤC........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC
CHỮ

VIẾT

TẮT...............................................................

vi

DANH

MỤC


CÁC

BẢNG.............................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU
ĐỒ............................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục têu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn...................................... 3
5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN.................................................. 5
1.1. Nông nghiệp với phát triển kinh tế xã hội nông thôn ................................. 5
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp nông thôn...................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm chung của nông nghiệp nông thôn Việt Nam .......................... 6
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ............................... 8
1.2. Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp ......... 10
1.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn
........................................................................................................ 10
1.2.2. Ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam..................... 12
1.3. Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn ............................................ 15
1.3.1. Quản lý môi trường ............................................................................... 15
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn... 24
1.4. Kinh nghiệm quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn ....................... 26
1.4.1. Kinh nghiệp quản lý và xử lý môi trường của một số nước trên thế giới ... 26

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN


n


iv
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Quảng Ninh............................................. 34
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 37
2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 37
2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................... 38
2.2.3. Phương phân tch số liệu ....................................................................... 38
2.3. Hệ thống các chỉ têu nghiên cứu ............................................................. 39
2.3.1. Nhóm chỉ têu đánh giá hiện trạng của địa phương ............................... 39
2.3.2. Nhóm chỉ têu đánh giá về môi trường .................................................. 40
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NINH ......................................... 41
3.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh ................................................................ 41
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 41
3.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.... 43
3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế ................................................................... 46
3.2. Tổng quan về môi trường tỉnh Quảng Ninh ............................................. 50
3.2.1. Hiện trạng môi trường nước .................................................................. 50
3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí .......................................................... 51
3.2.3. Hiện trạng môi trường đất ..................................................................... 52
3.3. Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh .... 53
3.3.1. Các hoạt động quản lý môi trường của tỉnh Quảng Ninh ...................... 53
3.3.2. Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp ......................................... 57
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn........ 64
3.4.1. Chính sách về bảo vệ môi trường .......................................................... 64
3.4.2. Nhân lực tham gia quản lý môi trường.................................................. 66

3.4.3. Vốn đầu tư cho quản lý môi trường....................................................... 67

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


v
3.4.4. Cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường nông nghiệp, nông
thôn ............................................................................................ 69
3.5. Đánh giá chung về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................................... 69
3.5.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 69
3.5.2.Tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 70
3.5.3. Nguyên nhân tồn tại............................................................................... 72
Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH
................................................................................... 73
4.1. Quan điểm, nhiệm vụ quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................................... 73
4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp nông
thôn tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 74
4.2.1. Điều chỉnh bổ sung các công cụ kinh tế quản lý môi trường ................ 74
4.2.2. Tăng cường thực hiên thu thuế, phí và lệ phí môi trường..................... 75
4.2.3. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực............................................................ 76
4.2.4. Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường................ 77
4.2.5. Hỗ trợ tài chính để bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn............ 79
4.2.6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường...... 80
4.2.7. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân

về phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường bền vững ....... 81
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82
4.3.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 82
4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 85

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trường KT - XH

: Kinh tế - Xã hội MT

: Môi

trường
MTNN

: Môi trường nông nghiệp ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường QLMT


: Quản lý

môi trường
QLMTNN

: Quản lý môi trường nông nghiệp

QLNN

: Quản lý nông nghiệp

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Kết quả phân tích chất lượng nước tại tỉnh Quảng Ninh................ 50
Bảng 3.2. Chất lượng không khí tại một số điểm khoan trắc ......................... 52
Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu đất sản xuất nông nghiệp tại một số huyện của tỉnh
Quảng Ninh ............................................................ 52
Bảng 3.4. Tình hình hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ môi trường trong sản xuất nông

nghiệp..................................................................................... 55
Bảng 3.5. Tình hình thu phí nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2012-2014 .............................................................................. 57
Bảng 3.6. Hiện trạng thu gom chất thải rắn trên đại bàn tỉnh Quảng Ninh .... 58
Bảng 3.7. Tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.............................................................................. 58
Bảng 3.8. Danh mục các văn bản pháp luật liên quan tới thuế, phí bảo vệ
môi trường được ban hành .............................................................. 62
Bảng 3.9. Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trường của tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................... 67
Bảng 3.10. Công tác thanh tra môi trường của tỉnh Quảng Ninh .................. 68

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh............................................... 42
Biểu đồ 3.1. Chi ngân sách nhà nước cho BVMT của tỉnh Quảng Ninh........ 54

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp, với khoảng 72% dân số đang sống ở
khu vực nông thôn. Qua hơn 10 năm đổi mới, nông thôn nước ta đã có những
bước chuyển biến mạnh mẽ, sức sản xuất tiềm tàng của các hộ nông dân đã
được khơi dậy và phát huy ngày càng mạnh mẽ. Thu nhập từng bước được cải thiện, đời
sống vật chất và tinh thần của người nông dân tăng lên rõ rệt, làm thay đổi lớn bộ mặt
nông thôn.
Trong thời gian qua, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
đã mang lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, xóa đói
giảm nghèo tại nhiều địa phương. Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê, ngành
Nông nghiệp đóng góp 22,1% GDP, 23,8% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 52,6%
lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn bỏ trống môi trường.
Tuy nhiên, ở nhiều nơi, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông
nghiệp và ở nông thôn chưa được quan tâm đúng mức: phần lớn các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực chưa có báo cáo đánh giá
môi trường chiến lược; việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng kỹ
thuật; tình trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát, thiếu quy hoạch dẫn tới ô
nhiễm môi trường xảy ra nghiêm trọng ở một số nơi; nhiều tỉnh chưa có quy hoạch
vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, thiếu hệ thống thu gom và xử lý chất thải;
nhiều làng nghề tiếp tục phát triển dựa vào sản xuất thủ công, công nghệ lạc hậu; chưa
có phong trào thu gom, xử lý rác thải ở nông thôn. Những tồn tại trên đã gây ra ô
nhiễm môi trường đất,
nước, không khí ảnh hưởng xấu tới phát triển kinh tế và sức khỏe cộng đồng. Việc quản lý
môi trường nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay là hết sức cần thiết. Việc phát triển
nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với công tác quản lý, và bảo vệ môi trường.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN


n


2
Những năm qua, cùng với sự phát triển chung của nền nông nghiệp cả
nước, nông nghiệp Quảng Ninh đã đạt được những kết quả đáng kể. Trong đó, tốc độ
tăng trưởng ổn định bình quân 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 đạt 53,5%, là mức
cao so với các tỉnh thành trong cả nước. Tỷ trọng (GDP) ngành nông nghiệp tỉnh tuy chiếm
không lớn trong cơ cấu kinh tế chung của địa phương nhưng đóng vai trò, vị trí đặc biệt
quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Nông nghiệp là ngành mang lại việc làm và
thu nhập ổn định cho gần 50% dân cư; cung cấp nông sản hàng hóa cho thị trường du
lịch, công nghiệp và hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, cơ cấu nông nghiệp
tỉnh chuyển dịch theo hướng tch cực, đúng hướng, các vùng sản xuất tập trung dần
được hình thành; công tác thu hút kêu gọi đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, kinh
doanh và chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp đang có những chuyển biến khởi sắc. Tuy
nhiên, việc mở rộng quy mô chuồng trại nhưng vẫn áp dụng phương thức chăn nuôi theo
kiểu “chuồng lợn cạnh nhà, chuồng gà cạnh bếp”, phân và nước thải gia súc chưa qua xử
lý vô tư thải ra kênh, thói quen trong canh tác và lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật của bà
con nông dân, trung bình mỗi năm nông dân tỉnh Quảng Ninh sử dụng hết hơn 40 tấn
thuốc bảo vệ thực vật thì tương ứng sẽ có hơn 4 tấn rác thải từ bao bì bảo quản được
thải ra môi trường.... Công tác quản lý bảo vệ môi trường song song với phát triển
nông nghiệp nông thôn là điều cần thiết. Chính vì lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý
môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn
thạc sĩ với mục đích đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh
Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp
nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục têu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Bằng việc đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh

Quảng Ninh, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông
nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường nói chung và
quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn nói riêng.
Đánh giá thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh
Quảng Ninh.
Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn
tại hạn chế trong công tác quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý môi trường
nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý môi trường nông nghiệp
nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận văn là nghiên
cứu về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh thông qua đánh giá
thực trạng về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành nghiên cứu
tại tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vị nghiên cứu về thời gian: Các chỉ têu nghiên cứu, số liệu

nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010 - 2014.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận văn
Đề tài hệ thống hoá, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn về quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn; Phân tích thực trạng về quản lý môi
trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, chỉ ra những nguyên
nhân từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


4
quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý của tỉnh
trong việc xây dựng cơ chế, chính sách tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp
nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được xây
dựng trên 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường nông
nghiệp nông thôn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Quảng
Ninh
Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường nông nghiệp
nông thôn tại tỉnh Quảng Ninh.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –

ĐHTN

n


5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

1.1. Nông nghiệp với phát triển kinh tế xã hội nông thôn
1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp nông thôn
Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và phức tạp. Nó không
chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là một hệ thống sinh học - kỹ thuật. Một
mặt, cơ sở để phát triển nông nghiệp là việc sử dụng tiềm năng sinh học - cây trồng, vật
nuôi. Chúng phát triển theo những quy luật sinh học nhất định, trong đó con người
không thể ngăn cản quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của chúng, mà phải trên
cơ sở nhận thức đúng đắn những quy luật để có những giải pháp thích hợp với chúng.
Mặt khác, quan trọng hơn là phải làm cho người sản xuất có sự quan tâm thỏa đáng,
gắn lợi ích của họ với sử dụng quá trình sinh học đó nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản
phẩm cuối cùng. (Phạm Vân Ðình và cộng sự, 1997).
Khái niệm về nông thôn
Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa nào chuẩn xác và được chấp nhận một
cách rộng rãi về nông thôn. Trong từ điển tếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản
năm 1994, nông thôn được định nghĩa là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề
nông.
Nông thôn là vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp
(nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ
văn hoá, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hoá thấp và thu nhập mức sống của

dân cư thấp.
Khái niệm trên chưa phải đã hoàn chỉnh, nếu không đặt nó trong điều kiện thời
gian và không gian nhất định của nông thôn mỗi nước.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


6
Với khái niệm trên thì nông thôn có những đặc trưng cơ bản như sau:
Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ
yếu là nông dân. Nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp, bao gồm tất cả các ngành như:
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản... Ngoài ra là còn có các hoạt động phi nông
nghiệp khác như công nghiệp, dịch vụ… Các hoạt động sản xuất và dịch vụ này phục vụ
chủ yếu cho nông nghiệp và cho cộng đồng nông thôn.
Nông thôn có mật độ dân cư thấp, dân cư chủ yếu tập trung ở các khu vực thành
thị, còn khu vực nông thôn thì dân cư lại phân tán, mật độ phân bố thấp, không đồng đều.
Mật độ dân cư ở các vùng nông thôn cũng không giống nhau. Ở vùng đồng bằng có điều
kiện tự nhiên thuận lợi, tập trung dân cư đông hơn những vùng miền núi, địa hình đi
lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt…
Nông thôn có cơ sở hạ tầng yếu kém, có trình độ tếp cận thị trường, trình độ
sản xuất hàng hoá thấp. Sự lạc hậu, thấp kém của cơ sở hạ tầng như giao thông, điện,
trường, trạm, hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc… đã khiến cho vùng nông thôn gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường để phát triển kinh tế - xã
hội, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa xã hội cho người dân.
Nông thôn trải trên địa bàn rộng lớn nên nó mang tính chất đa dạng về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, đa dạng về quy mô và trình độ phát triển, về các hình thức tổ chức
sản xuất và quản lý. Đó chính là tiềm lực to lớn về tài nguyên đất đai, khoáng sản, thuỷ

sản…
1.1.2. Đặc điểm chung của nông nghiệp nông thôn Việt Nam
Thứ nhất, Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử phát triển lâu
đời. Do đó có nhiều đặc điểm trì trệ lạc hậu vẫn còn tồn tại trong sản xuất. Mặc dù tến
bộ khoa học kỹ thuật, đã áp dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nhưng nhiều
vùng người dân vẫn áp dụng những kỹ thuật cũ để

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


7
sản xuất, không muốn thay đổi. Cần phải cải tạo những đặc điểm không phù hợp, bảo
thủ, trì trệ này để phát triển ngành nông nghiệp.
Thứ hai, Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người.
Lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra. Theo thuyết nhu cầu của
Maslow thì nhu cầu được sinh tồn là nhu cầu quan trọng nhất. Chính vì vậy, nước nào
cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực.
Thứ ba, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên và đất đai:
Mỗi vùng có những đặc trưng riêng về đất, khí hậu, địa hình… phù hợp với phát
triển sản xuất một số loại nông sản nhất định, tạo nên đặc sản của từng vùng. Mỗi
vùng tìm cho mình những sản phẩm thích hợp để phát triển, khai thác lợi thế. Sản xuất
nông nghiệp là ngành phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh khách quan
không can thiệp được, do đó mang tnh rủi ro cao. Khả năng thất thu, mất mùa có thể do
các nguyên nhân như lũ lụt, mưa bão, hỏa hoạn, bệnh dịch… Do đó cần có những chính
sách bảo hiểm để giảm những rủi ro đó.Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối
tượng lao động vừa là tư liệu lao động.Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ, một lực
lượng lớn lao động trong ngành nông nghiệp thiếu việc làm theo mùa vụ. Cần đa

dạng hóa sản phẩm, thâm canh tăng vụ để vừa khai thác tư liệu lao động, tạo thu
nhập và giải quyết tình trạng thất nghiệp mùa vụ.
Thứ tư, Nông nghiệp là ngành sản xuất đòi hỏi nhiều lao động.
Công việc trong ngành này không đòi hỏi trình độ cao, việc dễ làm nhưng đòi hỏi
nhiều về lao động. Đây cũng là một thuận lợi để giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, thu nhập trong ngành còn thấp nên hiện tượng thiếu việc làm còn nhiều. Hiện
lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm một tỉ trọng lớn, cần chuyển sang các ngành
công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn nữa. Trong nông nghiệp cần nâng cấp sang ngành sử
dụng nhiều vốn, nâng cao năng suất.
Thứ năm, đây là ngành kinh tế có quy mô lớn, chiếm tỷ trọng về giá trị

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


8
sản xuất trong tổng nền kinh tế cao tuy nhiên tỷ trọng lao động và sản phẩm
có xu hướng giảm trong quá trình phát triển. Sự biến động này chịu sự tác động của
quy luật têu dùng sản phẩm và quy luật tăng năng suất lao động.
1.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nền kinh
tế quốc dân. Nó không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn là hệ thống sinh học,
kỹ thuật. Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi
và ngành dịch vụ. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả ngành lâm
nghiệp và ngành thuỷ sản.
Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội: Hầu
hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương
thực, thực phẩm cho tiêu dung, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát

triển.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò to lớn trong phát triển
kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển là những nước còn
nghèo, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên ngay cả những nước có nền
công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng
nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ lương
thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân nước đó. Lương thực, thực phẩm là yếu tố
đầu tên, có tnh chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế
xã hội của đất nước mà hiện nay, mặc dù trình độ khoa học - công nghệ ngày càng phát
triển nhưng vẫn chưa ngành nào có thể thay thế được.
Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho phát
triển công nghiệp và khu vực thành thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong giai
đoạn đầu của công nghiệp hoá, phần lớn dân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung ở
khu vực nông thôn. Vì thế khu vực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ
nhân lực dồi dào cho phát triển công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô
thị hoá, một mặt

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


9
tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác nhờ đó mà năng suất lao động nông nghiệp
không ngừng tăng lên, lực lượng lao động từ nông nghiệp được giải phóng ngày càng
nhiều. Số lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp và đô thị. Đó là
xu hướng có tnh quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Nông nghiệp và nông thôn còn là thị trường têu thụ lớn của công nghiệp và

dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp bao gồm tư liệu têu
dùng và tư liệu sản xuất được têu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước
hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp
nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển
mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức
mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng,
thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản: Các nước
đang phát triển đều có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết
bị, nguyên liệu mà chưa tự sản xuất được trong nước. Một phần nhu cầu ngoại tệ đó,
có thể đáp ứng được thông qua xuất khẩu nông sản.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là sơ sở trong sự phát triển bền vững
của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tếp với môi trường tự nhiên: đất
đai, khí hậu, thời tiết, thuỷ văn. Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá
học, thuốc trừ sâu,... làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Dư lượng độc tố trong sản phẩm
tăng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Nếu rừng bị tàn phá, đất đai sẽ bị xói mòn,
thời tiết, khí hậu thuỷ văn thay đổi xấu sẽ đe doạ đời sống của con người. Vì thế trong quá
trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm ra các giải pháp thích hợp để duy trì và
tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


10
1.2. Những vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn
1.2.1.1. Môi trường và môi trường nông nghiệp nông thôn

Khái niệm
Môi trường (Environment), được hiểu chung là tất cả những gì
xung quanh chúng ta.
Tùy theo cách tếp cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác
nhau. Masn và Langenhim (1957) cho rằng môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại
xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Joe Whiteney (1993) thì cho
rằng môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh
hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,
rừng, biển, tầng ozôn, sự đa dạng
các loài. Lương Tử Dung, Vũ Trung Ging (Trung Quốc) định nghĩa môi trường là
hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể
tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó.
Chương trình môi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) định nghĩa “Môi trường là tập
hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay
cả cộng đồng.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (1994), Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
thiên nhiên.
Như vậy, môi trường nông nghiệp nông thôn là tất cả các nhân tố tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất nông nghiệp của con người như tài
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,...

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


11

Phân loại môi trường
Môi trường sống của con người thường được phân thành:
Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng Mặt Trời, núi, sông, biển cả, không khí, động thực vật, đất,
nước,... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt,
chăn nuôi, cung cấp cho con người
các loại tài nguyên khoáng sản phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ.
Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác
với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện nghi trong
cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên...
1.2.1.2. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi thành phần và tnh chất của môi trường có hại
cho hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân khác nhau, phát sinh từ
các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo.
- Nguồn tự nhiên bao gồm các hiện tượng như núi lửa, dông, bão, tố, lốc, lũ bùn đá,
lũ quét, lũ lụt,... các quá trình thối rữa xác động thực vật,... vừa trực tiếp tạo ra, vừa góp
phần phát tán các vật chất gây ô nhiễm vào môi trường.
- Nguồn nhân tạo các chất gây ô nhiễm, xuất phát từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt, vui chơi giải trí,... có biến
trình thải thay đổi theo thời gian. Nguồn thải công nghiệp

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN


n


12
thường mang tnh điểm, tập trung, cường độ, tổng lượng lớn, nông nghiệp và sinh
hoạt mang tính diện, giao thông vận tải mang tnh tuyến. Đặc điểm chung của các quá
trình thải nhân tạo hiện nay là lượng thải lớn, tập trung, cường độ thải lớn, thay đổi
theo thời gian, chất thải đa thể, đa dạng.
Khái niệm ô nhiễm môi trường theo quan điểm kinh tế học phụ thuộc vào 2 yếu
tố: tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác
động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học
như thay đổi gen di truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng
hoặc sức khoẻ con người. Tác động cũng có thể mang tính hoá học
như ảnh hưởng của mưa axít đối với các công trình, nhà cửa…
Phản ứng của con người đối với các tác động nói trên có thể là sự không
hài lòng, buồn phiền, lo lắng và những thay đổi liên quan đến lợi ích. Khi có ô nhiễm vật
lý không có nghĩa là sẽ có ô nhiễm về mặt kinh tế. Ô nhiễm về mặt kinh tế chỉ xuất
hiện khi con người bắt đầu nhận thấy các tác động vật lý của ô nhiễm làm suy giảm lợi
ích của mình. Nếu một người, bị tác động vật lý của chất thải nhưng lại hoàn toàn
bàng quan với tác động đó, thì cũng xem như không có ô nhiễm về kinh tế (ví dụ một số
người có thể vẫn ngủ ngon và không quan tâm đến những tếng ồn xung quanh).
Như vậy có thể nói ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng mà ở
đó tác động được tạo ra bên trong một hoạt động hoặc quá trình sản xuất hay têu dùng
nào đó nhưng lại gây ra những chi phí không được tính đến cho những hoạt động hoặc
quá trình khác bên ngoài.
Nếu những chi phí ngoại ứng này được thanh toán hoặc đền bù bằng một hình
thức nào đó thì có thể xem như ngoại ứng ô nhiễm đã được giải quyết và ta gọi đó
là "nội hoá các chi phí ngoại ứng".
1.2.2. Ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam

Nước ta là một nước nông nghiệp, khoảng 72% dân số đang sống ở khu vực nông
thôn. Qua nhiều năm đổi mới, nông thôn nước ta đã có những bước

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


13
chuyển biến mạnh mẽ, sức sản xuất tiềm tàng của các hộ nông dân đã được khơi dậy và
phát huy ngày càng mạnh mẽ. Thu nhập từng bước được cải thiện, đời sống vật chất
và tinh thần của người nông dân tăng lên rõ rệt, làm thay đổi lớn bộ mặt nông thôn.
Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê, ngành Nông nghiệp đóng góp 22,1%
GDP, 23,8% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 52,6% lao động cả nước song rõ
ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn bỏ trống môi trường. Cùng với sự phát triển vượt
bậc của nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm thuỷ lợi đến nuôi
trồng thuỷ sản, các làng nghề... đã và đang kéo theo hệ lụy: đụng vào đâu cũng vấp phải
tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Các vấn đề môi trường đáng được quan tâm hiện nay
trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn đó là ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi
gia súc gia cầm, ô nhiễm do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, ô
nhiễm do các hoạt động sản suất tại làng nghề và vấn đề về vệ sinh môi trường nông
thôn…
Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc BVTV và phân bón đang
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và môi trường. Từ năm 2000 tới nay, nước ta sử dụng
33-75 nghìn tấn thuốc BVTV mỗi năm, gấp 2 - 3 lần so với thời gian 1991 - 2000. Trong
năm 2007, ngành nông nghiệp đã "ngốn" tới
75.800 tấn thành phẩm thuốc BVTV, gấp đôi lượng thuốc của năm
2000. (Nhức nhối môi trường ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, Tiền phong
online ngày 02 tháng 11 năm 2008)

Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại, tùy tiện không tuân
thủ các quy trình kỹ thuật, thời gian cách ly của từng loại thuốc đã dẫn đến nhiều trường
hợp ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm và đồng ruộng bị ô nhiễm.
Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân bón hóa học nhằm nâng cao năng
suất cây trồng cùng để lại một lượng tồn dư lớn trong đất. Nhìn chung, lượng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


14
phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1 ha gieo trồng,
bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha), so với Hà Lan 758 kg/ha, Nhật
430kg/ha, Hàn Quốc - 467kg/ha, Trung Quốc - 390 kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này lại
gây sức ép đến MT nông nghiệp và nông thôn với
3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; Bón phân không cân
đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón
N - P - K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị
trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng
khối lượng đang là những áp lực chính cho nông dân và môi trường đất.
Ô nhiễm từ các làng nghề cũng rất ghê gớm. Hiện cả nước có khoảng
1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là khu vực đồng bằng sông
Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề các loại, tập
trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây, Thái Bình và Bắc Ninh,... Trong đó các làng nghề
có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần
lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác
động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề.
Kết quả phân tch chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho

thấy, đa số các chỉ têu phân tch đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD đều
vượt têu chuẩn từ 2 - 5 lần..
Vệ sinh môi trường nông thôn gần như chưa được kiểm soát; chất thải trong sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp bị xả bừa bãi; chưa có hệ thống thu gom phế thải để xử lý;
30% dân số nông thôn chưa được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh. Kết quả khảo sát
cho thấy, mỗi năm lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn khoảng 100 triệu tấn
và đến năm 2010 sẽ lên đến 145 triệu tấn/năm, nhưng lượng rác được thu gom hiện chỉ
đạt khoảng 30- 40% và chưa
được xử lý triệt để.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


15
Bên cạnh các vấn đề đó, môi trường nông nghiệp nông thôn Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu toàn cầu, sự sa
mạc hóa, sự xả thải các chất thải độc hại từ các hoạt động phát triển công nghiệp… điều
này đang là những thách thức to lớn trong việc hoạch định các chiến lược phát triển của
ngành trong tương lai. Những mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế với bảo vệ
môi trường, thiếu hệ thống văn bản, tổ chức quản lý, xử lý các vấn đề môi trường…
đang là những rào cản rất lớn trong việc đưa ra những giải pháp ngăn chặn và giảm thiểu
những tác động bất lợi đó.
1.3. Quản lý môi trường nông nghiệp nông thôn
1.3.1. Quản lý môi trường
1.3.1.1. Khái niệm quản lý môi trường
QLMT là các phương thức hay biện pháp hành động thực hiện công tác
QLMT của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Giải pháp QLMT rất đa dạng, mỗi

giải pháp có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn
nhau. Giải pháp QLMT có thể phân loại theo chức năng, đó là: Giải pháp điều chỉnh
vĩ mô như pháp luật và chính sách; Giải pháp tác động trực tiếp tới hoạt động KT-XH
như các quy định hành chính, quy định xử phạt…và giải pháp kinh tế. Giải pháp
QLMT có
thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản như giải pháp pháp luật và chính
sách, các giải pháp kinh tế, các giải pháp kỹ thuật quản lý và công cụ giáo dục, truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức MT.
Quản lý môi trường nông nghiệp
Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về QLMTNN. Theo một
số tác giả, thuật ngữ QLMTNN bao gồm hai nội dung chính: quản lý nhà nước về
MTN N và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về MTNN. Trong đó, nội
dung thứ hai có mục têu là tăng cường hiệuquả của
hệ thống sản xuất (ví dụ hệ thống QLMT theo ISO 14.001) và bảo vệ sức

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


16
khoẻ của người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của
các hoạt động SXNN. Nội dung QLNN về MTN N có ý nghĩa quan trọng đối với mọi
người dân, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động sống bình thường của
dân cư. Như vậy: QLMTNN là một hoạt động trong lĩnh vực quảnlý xã hội, có tác động
điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ
năng điều phối thông tin đối với
các vấn đề MT có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng,
hướng tới phát triển bền vững vàsử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

QLMTN N được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp như luật pháp, chính
sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện pháp này có thể
đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụthể của quá trình SXNN.
1.3.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường
Quản lý môi trường phải phản ánh các quy luật khách quan vào điều kiện cụ thể
của từng đối tượng quản lý. Ở nước ta, quản lý môi trường cần dựa vào những nguyên
tắc sau:
* Bảo đảm tính hệ thống
Môi trường là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợp thành.
Các phần tử có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau. Trên cơ sở thu thập, tổng hợp và
xử lý thông tin về hoạt động của các đối tượng trong hệ thống môi trường, nhiệm vụ của
quản lý môi trường là đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy các phần tử
cấu thành hoạt động đều đặn, cân đối, hài hòa hướng tới mục tiêu đã định.
* Bảo đảm tính tổng hợp
Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, dù
dưới hình thức nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt động đều gây ra tác
động tổng hợp lên hệ thống môi trường. Vì thế, trong khi

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


×