Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHẾ độ THẾ tập và NGUYÊN LAI các tên gọi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.75 KB, 8 trang )

CHẾ ĐỘ THẾ TẬP VÀ NGUYÊN LAI CÁC TÊN GỌI
THƯỜNG DÙNG CHO HOÀNG ĐẾ VÀ HOÀNG TỘC
1. Vài nét về chế độ thế tập trong lịch sử Trung Hoa
Chế độ quân chủ của ba triều đại Hạ 夏, Thương 夏 và Chu 夏 sau khi vua lên
ngôi đều xưng Vương 夏. Trong Giáp cốt văn 夏夏夏, chữ Vương được viết theo hình
thể của chữ 夏 , với ý nghĩa tượng trưng cho tư thế của một người ngồi ngay thẳng,
chính diện ở đại điện. Đến nhà Thương, vua Tổ Giáp 夏夏 đã tự nhận mình là vua của
một nước. Địa vị đáng tôn sùng ấy cần phải có mũ miện. Vì thế, trong Giáp cốt văn,
chữ Vương có thêm một nét ngang trên đầu và nó trở thành tự dạng như chữ Ngọc 夏.
Điều này chứng minh rằng, biện pháp chính trị nào của thời quân chủ chuyên chế cổ
đại cũng đều hướng đến việc củng cố và tôn sùng Vương vị 夏夏. Ông vua là chủ tể của
quốc gia, là đại biểu cho tất cả quý tộc chủ nô. Đấy là đặc trưng chủ yếu đầu tiên của
chính thể chuyên chế Hạ, Thương, Chu.
Về mặt chính trị, hoàng quyền được thể hiện ở chỗ, vua cũng chính là thủ lĩnh tối cao
của lực lượng vũ trang, có quyền quyết định việc quân cơ, chinh phạt, sinh sát. Thứ
đến, mọi quyết định, kết luận của vua đều là pháp lệnh, là chủ nhân của toàn bộ nô lệ
và tuyệt đại bộ phận đất đai của cả nước. Do vậy, tầng lớp quý tộc thực hành ráo riết
chế độ thế cập chế 夏夏夏. Thiên Lễ vận 夏夏 trong sách Lễ Ký 夏夏 có câu: “Đại nhân
thế cập dĩ vi lễ 夏夏夏夏夏夏夏” (Bậc đại nhân lấy thế cập làm lễ). Khổng Dĩnh Đạt 夏夏夏
chú giải rằng, vua và các chư hầu đem quyền vị giao cho thành viên của gia tộc mình.
Cha truyền cho con gọi là Thế 夏, anh truyền cho em gọi là Cập 夏. Phương pháp kế
thừa huyết thống của loại quyền vị đó, là một đặc trưng trọng yếu của chế độ quân chủ
chuyên chế.
Hai triều Hạ và Thương không còn văn bản khảo chứng cụ thể. Theo một số nhà
nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cổ đại, ở triều Hạ, việc kế thừa ngôi vua cha truyền
con nối là chủ yếu, được 14 đời, cả thảy 17 vua. Triều Thương truyền được 17 đời,
tổng cộng 31 vua. Riêng nhà Chu đã thực hiện một cách khá triệt để chế độ Tông
pháp 夏夏夏, không riêng gì vua, từ các chư hầu đến bậc sĩ khanh đại phu đều chủ yếu
truyền cho đích tử con của vợ cả. Sau khi Chu Vũ Vương 夏夏夏 diệt Thương và dựng
độ ở Cảo Kinh 夏夏 (nay là vùng phụ cận thành phố Tây An 夏夏夏- Tỉnh Thiểm Tây 夏夏
夏), gọi là Tông Chu 夏夏. Để xác lập nên vương triều Chu đối với toàn quốc và củng cố


vùng căn cứ lấy Tông Chu làm trung tâm, vương triều nhà Chu đã thực hiện chế độ
phân phong trong vùng đất rộng lớn đã chinh phục được, thiên tử nhà Chu tiến hành
Phong bang kiến quốc 夏夏夏夏, phong tước kiến địa 夏夏夏夏 trên quy mô cả nước (tức


toàn cõi Trung Hoa lúc bấy giờ), gọi là Chư hầu quốc 夏夏夏, lập nhiều Chư hầu quốc
như vậy là nhằm sử dụng họ làm phên giậu bảo vệ cho Tông Chu.
Trong trước tác của mình, Tuân Khanh 夏夏 đã chỉ rõ rằng: Thời kỳ đầu của nhà Chu,
việc phân phong các chư hầu chủ yếu là anh em trong vương tộc nhà Chu. Ông cũng
nêu ra con số cụ thể, trong 71 nước, chư hầu họ Cơ 夏 chiếm tới 53 nước. Học giả Cố
Đông Cao 夏夏夏 sau khi dẫn nhiều sử liệu trong sách Xuân Thu đại sự biểu 夏夏夏夏夏
nêu lên con số là 51 nước của họ Cơ trên tổng số 71 nước. Trong đó xác định cụ thể
như sau: con của Văn Vương 夏夏 là 15 người, con của Chu Công 夏夏 là 06 người, con
của Vũ Vương 夏夏 là 03 người. Đó là kể cả huyết thống. Nếu xét theo phương diện
khu vực địa lý, đất đai phong quốc thì cụ thể có thể kể ra như sau: tỉnh Sơn Đông 夏夏
có 08 nước, tỉnh Hà Bắc 夏夏 có 02 nước, tỉnh Sơn Tây 夏夏 có 08 nước, tỉnh Thiểm Tây
夏夏 có 09 nước, tỉnh Hà Nam 夏夏 có 20 nước, tỉnh Hồ Bắc 夏夏 có 02 nước, tỉnh Tứ
Xuyên 夏夏 nay có 01 nước, tỉnh Giang Tô 夏夏 nay có 01 nước. Còn các nước khác là
công thần hoặc thông gia của nhà Chu. Trong số các chư hầu đó, họ Khương 夏夏 được
phân phong tới 12 nước là nhiều nhất.
Những chư hầu được phong đất đều được ban tước phẩm và quan phục của nhà Chu.
Về Tước 夏, đại biểu cho ngôi thứ cao thấp, bao gồm ngũ tước như: Công 夏, Hầu 夏,
Bá 夏, Tử 夏, Nam 夏. Về phẩm phục 夏夏 (còn gọi là quan phục 夏夏) thể hiện ý nghĩa về
việc ban cấp đã thực hiện là nặng hay nhẹ về thuế má, cống phẩm. Ở các nước chư
hầu này cũng phải thực hiện chế độ thế tập. Có thể nói rằng, chế độ tông pháp 夏夏 ở
nhà Chu đã hoàn bị, chặt chẽ và phát huy tác dụng khá tốt trong việc quyết định sự tồn
tại của mạng lưới chính trị thời kỳ đó.
2. Nguyên lai các tôn hiệu dành cho Hoàng đế
2.1. Nguồn gốc của tôn hiệu Hoàng đế 皇皇
Sau thời kỳ Chiến Quốc 夏夏夏夏, Trung Quốc bước vào xã hội phong kiến 夏夏 夏夏, Tần

Doanh Chính 夏夏 夏 thống nhất toàn quốc, uy đức và công tích đã vượt qua lịch sử,
truyền thuyết của thời đại Tam hoàng 夏 夏 , Ngũ đế 夏 夏 . Ông ta không thể dùng từ
Vương 夏 để tự xưng nữa mà phải dùng một tên gọi mới là “Hoàng 夏” và “Đế 夏” kết
hợp lại. Vì thế, từ đời Tần Thuỷ Hoàng 夏夏夏 trở về sau, các triều đại phong kiến quân
chủ, các ông vua đều dùng danh xưng hoàng đế.
Thời cổ, chữ Hoàng 夏 có hàm nghĩa là thiên thần 夏夏 hoặc quân chủ 夏夏. Sách Nhĩ
Nhã 夏夏 và Bạch Hổ Thông 夏夏夏 đều định nghĩa “Hoàng” là vua (quân 夏). Ví dụ Tam
hoàng 夏夏 là nhân quân 夏夏. Đế 夏 chỉ thiên thần, cách gọi gộp hoàng đế cùng mấy vị
khác là Ngũ đế 夏夏, biểu thị sự tôn sùng của người xưa đối với các bậc đế vương. Nay,
Doanh Chính kết hợp cả hai chữ tượng trưng cho quyền uy và sự tôn sùng đó, dùng


làm tên gọi cho mình và vì ông ta là người đầu tiên nên mới tự xưng là Tần Thuỷ
Hoàng Đế 夏夏夏夏 và quy định con cháu của ông ta phải xưng là Nhị Thế 夏夏, Tam Thế
夏夏…đến Vạn Thế 夏夏, truyền đến vô cùng. Lịch sử gọi ông ta là Tần Thuỷ Hoàng 夏夏
夏. Bắt đầu từ Tần Thuỷ Hoàng đến cuối đời Thanh 夏夏 là kết thúc tên hiệu hoàng đế
được dùng hơn 2000 năm ở Trung Quốc.
Có thể nói rằng, đối với chế độ chính trị Trung Hoa, với đời sống xã hội, văn hoá tư
tưởng đều sản sinh những ảnh hưởng vô cùng sâu sắc. Trong khoảng trên 2000 năm
ấy, hoàng đế là người có quyền lực tối thượng, là người thể hiện quyền lực chuyên chế
của chế độ phong kiến, là chân mệnh thiên tử 夏夏夏夏, là con trời, là chủ nhân duy nhất
của thiên hạ, vì thế người ta còn gọi ông là Nhân chủ 夏夏. Đó là thứ quyền lực đã hấp
dẫn biết bào người, là nguồn gốc của vô vàn cuộc tranh chấp. Đối với hoàng đế, cái
quyền lực chuyên chế ấy, khoa học chính trị gọi nó là Hoàng quyền 夏夏.
2.2. Tên gọi tự xưng và tôn xưng của Hoàng đế
Trong quan niệm quốc gia thời xưa ở Trung Quốc, người ta nhận thức, người thống trị
tối cao của quốc gia là quân chủ 夏夏, là đại diện của Thiên đế 夏夏 hay còn gọi là Ngọc
Hoàng Thượng Đế 夏夏夏夏 nên nhà vua còn được gọi là Thiên tử 夏夏 (con trời). Vì có
địa vị của con trời ở tận trên cao nên lại dùng một chữ Thượng 夏. Từ Thiên tử bắt gặp
đầu tiên trong bộ tổng tập ca dao đầu tiên của Trung Hoa là Thi kinh 夏夏. Trong Thi

kinh 夏夏 phần Đại Nhã 夏夏, bài Gia Lạc 夏夏 (chương VI) có câu:
Chi cương chi kỷ

夏夏夏夏
夏夏夏夏

Yến cập bằng hữu
Bách bích khanh sĩ

夏夏夏夏

Mỵ vu thiên tử

夏夏夏夏

Bất giải vu vị

夏夏夏夏

Dân chi du hí (kí)

夏夏夏夏

Tạm dịch:
Vua chăm sóc việc nước được ổn định.
Thì các bề tôi nhờ đấy mà được bình yên
Hằng trăm bực chư hầu và quan khanh sĩ


Đều thương mến nhà vua.

Không lười biếng trong chức vị của mình,
Thì dân chúng được yên ổn nghỉ ngơi.
(Theo Khổng Tử 夏夏, Thi Kinh 夏夏, tập 2 (Tạ Quang Phát dịch chú, GS. Bửu
Cầm khảo cứu), Nxb Văn học, 2004, tr. 608 - 609).
Chữ Thượng 夏 bắt gặp đầu tiên trong sách Quân tử - Quân thần 夏夏 - 夏夏 và có
thể đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển văn tự Trung Hoa. Về sau, Tần Thuỷ
Hoàng 夏夏夏 đã định ra tôn hiệu Hoàng Đế 夏夏, không kể các mỹ hiệu như Thiên tử,
Thượng đều là những mỹ từ phiếm xưng ông vua, một loại người có quyền thống trị
tối cao đối với mọi thân dân. Thời Hán 夏, Ban Cố 夏夏 trong bài phú Đông Đô 夏夏夏 đã
sáng tạo ra hai từ mới đó là Thánh hoàng 皇皇 và Thánh thượng 皇皇, cụ thể như sau: “夏
夏皇皇夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏 … 夏夏皇皇夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏
夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏 Vu thị thánh hoàng
nãi ác càn phù, đan khôn trân, bạt hoàng đồ, kê đế văn, hách nhiên phát phẫn, ước
nhược hương vân, đình kích côn dương, khanh nộ lôi chấn…. Vu thị thánh thượng
thân vạn vạn chi hoan ngụ, hựu mộc dục vu cao trạch, cụ kỳ xỉ tâm chi tướng manh,
nhi đãi vu đông tác dã, nãi thân cựu gián, hạ minh chiếu, mệnh hữu ty, ban hiến độ,
chiêu tiết kiệm, thị thái tố…”. Nhà văn Lục Cơ 夏夏 thời Tây Tấn 夏夏 trong một bài thơ
dâng tán tụng Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung 夏夏夏 - 夏夏夏 là Hoàng Thượng 夏夏. Tư Mã
Thiên 夏夏夏 trong bộ Sử ký 夏夏, mục Thái sử công tự tự 夏夏夏夏夏, gọi vị vua đương
thời đang ở ngôi tức Hán Vũ Đế - Lưu Triệt 夏夏夏 - 夏夏 là Chủ Thượng 夏夏, ông viết
“Chủ thượng minh thánh, nhi đức bất bố văn, hữu tư chi quá dã… 夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏夏
夏” (Đức hạnh của nhà vua mà không ban bố cho khắp thiên hạ được biết, quan Hữu
Tư phải tự cho là tại lỗi của mình…).
Từ Vạn tuế 夏夏 vốn là từ dùng chúc nhau thời cổ, khi người ta uống rượu, không
phân biệt trên dưới, sang hèn, ai ai cũng dùng được. Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc
夏夏 - 夏夏, do được lưu hành trong cung thất của các chư hầu, dần mở ra xu thế độc
chiếm của nhà vua. Mùa thu năm đầu tiên của niên hiệu Nguyên Phong 夏夏 (năm 110
TCN), Hán Vũ Đế 夏夏夏 lên núi Trung Sơn 夏夏, quan binh chào đón nhà vua bằng tiếng
tung hô vạn tuế. Qua thời Đông Hán 夏夏, tiếng Vạn tuế là lời chúc tụng nhà vua. Về
sau, từ chúc tụng lại trở thành một đại từ xưng hô, hoàng đế được gọi tắt là vạn tuế.

Vì thế, từ vạn tuế có 02 ý nghĩa, một là “muôn tuổi”, hai là nhà vua. Mấy đại từ Thánh
thượng, Hoàng thượng, Vạn tuế, trong bất kỳ tấu chương nào cũng có quyền sử dụng.
Từ Kim thượng 夏夏 là tôn xưng do các đại thần của Vũ Đế tôn tặng, nó có ý nghĩa chỉ
định vị hoàng đế đang tại vị, cũng là một từ tôn sung, hàm ý của nó là đương kim
hoàng thượng 夏夏夏夏.


Ngoài mấy đại từ xưng hô trên, chúng ta còn thấy trong lịch sử, người ta còn
dùng từ Bệ hạ 夏夏. Chữ Bệ 夏 nghĩa gốc của nó là “bậc thềm lên xuống trong cung
đình”. Nó cũng là một từ phiếm chỉ các cận thần nơi cung khuyết cùng các thị vệ
trong hoàng cung. Sách Độc Đoán 夏夏 của Sái Ung 夏夏 (Đông Hán) giải thích rằng:
“gọi là Bệ hạ, là lời nói với thiên tử của quần thần, không dám trực tiếp nói thẳng với
thiên tử, mà phải gọi những kẻ hầu đứng dưới bậc thềm thay cho tên gọi thiên tử, từ
cái ý kẻ thấp hèn biểu đạt lên bậc chí tôn, trên sách vở cũng viết như thế”. Điều đó
chúng minh rằng, thời xưa, kẻ bầy tôi không được gọi thẳng nhà vua, chỉ có thể lấy
những kẻ hầu hạ dưới thềm để gọi. Từ Bệ hạ về sau lại trở thành một từ tôn xưng của
hoàng đế và đi vào các văn bản cung đình như Tấu chương 夏夏,, Chiếu lệnh 夏夏. Đến
như từ Gia 夏 trong Vạn tuế gia 夏夏夏, Lão Phật gia 夏夏夏 là một kiểu tôn xưng vua và
thái hậu của cung nữ, thái giám trong nội cung.
Bên cạnh đó, hệ thống từ xưng hô của hoàng đế còn có những từ thường dùng
như cô 夏, quả 夏 trong cụm từ xưng cô đạo quả 夏夏夏夏. Thực ra, cụm từ này xuất hiện
sau này. Ngay từ khi vua Thành Thang 夏夏 của nhà Thương đánh vua Kiệt 夏, theo các
tài liệu khảo chứng trong Thang Thệ 夏夏, Thang Cáo 夏夏, vua Thang thường dùng cụm
từ “Dư Nhất Nhân 夏夏夏”. Đó có lẽ là cụm từ thường dùng thời bấy giờ. Trong sách
Lão Tử 夏夏, khi chép về những khiêm từ của bậc vương hầu đều ghi là cô quả 夏夏, bất
cốc 夏夏…, đó là những đại từ khiêm xưng nhằm thể hiện là người ít đức độ, thường
được dùng ở các nước chư hầu nhỏ. Cụm từ quả nhân 夏夏 (rút gọn từ quả đức chi
nhân 夏夏夏夏) chưa bao giờ là từ chuyên dùng cho bất kỳ vị quân chủ nào cả. Nàng
Trang Khương 夏夏, vợ vua Vệ Trang Công 夏夏夏 cũng tự xưng là quả nhân. Có lẽ đây
là một mỹ từ khiêm xưng trong giao tế thời cổ vậy. Căn cứ vào những khảo chứng của

Triệu Dực 夏夏 trong Cai Dư tùng khảo 夏 夏夏夏, từ thời Đường 夏 trở về sau, từ quả
nhân mới được thông dụng cho vương hầu, dần dần trở thành từ chuyên dụng cho vua.
Về chữ Bất Cốc 夏夏, nghĩa cổ của chữ Cốc có nghĩa là thiện 夏, bất cốc có nghĩa là
người bất thiện, tức kẻ ác. Vì ý nghĩa ấy, về sau từ này ít được thông dụng.
Tương tự như từ quả nhân, từ Trẫm 夏 vốn cũng là từ xưng hô, đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất (Tôi, ta). Trước thời Tần Thuỷ Hoàng thứ 26, chữ này là chữ thông dụng
trong giao tiếp. Trong Sở Từ 夏夏, Khuất Nguyên 夏夏 cũng đã viết: Trẫm hoàng khảo
viết Bá Dung 夏夏夏夏夏夏 (hoàng khảo (tức là cha đã mất) của ta gọi là Bá Dung). Từ đời
Tần Thuỷ Hoàng thứ 26 về sau, ngoài việc sử dụng từ hoàng đế, ông còn tuyên bố sử
dụng từ Trẫm như một từ chuyên dùng riêng cho vua. Các triều đại về sau tiếp nói
theo truyền thống ấy. Do đó, sau khi Tần Thuỷ Hoàng đổi lại danh hiệu thì từ bách
quan đến trăm họ không ai dám dùng từ này nữa. Xem xét lại ngữ lục trong Bắc sử,
ngoài các hoàng đế Trung Hoa, các vị Hoàng hậu 夏夏, Hoàng Thái hậu 夏夏夏 khi buông
rèm thính chính cũng xưng trẫm. Điển hình như Lã Thái hậu 夏夏夏 thời Tây Hán 夏夏,
Đậu Thái hậu 夏夏夏 thời Đông Hán 夏夏, Hồ Thái hậu 夏夏夏 thời Bắc Nguỵ 夏夏. Đến Võ


Tắc Thiên 夏夏夏, vị nữ hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc khi xưng hô, hạ chiếu, ban
sắc cũng xưng là Trẫm.
3. Danh xưng của hoàng tộc
Quan hệ xưng hô của những người thân thuộc huyết thống hoặc phi tử của
hoàng đế đều khác với tầng lớp bình dân và quý tộc đương thời, mỗi một quan hệ đều
có cách xưng hô đặc biệt. Cụ thể có thể giới thuyết như sau:
Thái Thượng hoàng 夏夏夏 là từ tôn xưng thân phụ của hoàng đế đang tại vị.
Tần Thuỷ Hoàng truy phong cho cha là Tần Trang Tương Vương 夏 夏 夏 夏 là Thái
Thượng hoàng. Từ đời Hán về sau, danh xưng này cũng được dùng để chỉ cho những
người cha còn sống của nhà vua tại vị, ví dụ như Vũ Thành Đế 夏夏夏 thời Bắc Tề 夏夏,
Đường Cao Tổ 夏夏夏, Tống Huy Tông 夏夏夏, Thanh Cao Tông 夏夏夏. Sau khi truyền
ngôi cho con, vua cha đều được tôn là Thái Thượng hoàng.
Thái hậu 夏夏: là tiếng tôn xưng cho mẹ của thiên tử và chư hầu. Thời Chiến

Quốc, mẹ các vua chư hầu đều tôn xưng là thái hậu. Thời Tần, Hán về sau xưng là
Hoàng Thái hậu 夏夏夏, đời Thanh 夏 gọi là mẫu hậu 夏夏, thánh mẫu 夏夏.
Thái phi 夏夏: là tôn hiệu tôn xưng các phi tần của thân phụ hoàng đế, còn gọi là
Hoàng Thái phi 夏夏夏.
Thái hoàng thái hậu 夏夏夏夏: là từ tôn xưng bà nội của vua. Chẳng hạn, Vương
Chính Quân 夏夏夏 thời Hán được tôn là Thái Hoàng Thái hậu.
Hoàng hậu 夏夏: từ xưng hô vợ chính của vua. Đời Chu, vợ chính của vua là hậu
夏. Sau Tần Thuỷ Hoàng điều chỉnh và gọi là hoàng hậu, là người được tôn sùng là
mẫu nghi thiên hạ 夏夏夏夏.
Phi 夏: tức là thiếp của hoàng đế, từ này còn là cách xưng hô với vợ chính của
thái tử, gọi là Thái tử phi 夏夏夏. Thiếp của vua được gọi là Phi bắt đầu từ đời Chu. Thời
Tần gọi là Hoàng phi 夏夏. Thời Nam Bắc triều 夏夏夏 gọi là Quý phi 夏夏. Đời Minh mới
có danh hiệu Hoàng quý phi 夏夏夏. Từ đó về sau, đẳng cấp phi có 03 bậc: Hoàng quý
phi – Quý phi – Phi.
Thái tử 夏夏: là tiếng xưng hô người sẽ kế vị ngôi chính thống, còn được gọi là
Hoàng thái tử 夏夏夏. Thời Chu, con trưởng chính thất của vua mới được gọi là thái tử.
Từ Tần Hán về sau, người được chọn kế thừa ngai vàng được gọi là thái tử với một
nghi lễ tấn phong khá phức tạp. Cung thất của thái tử được đặt ở phía đông hoàng
cung nên còn được gọi là Đông cung thái tử 夏夏夏夏.


A Ca 夏夏: Tên gọi chung cho các con trai của hoàng đế nhà Thanh. Hoàng tử
được sinh hạ cứ thứ tự mà gọi, Đại A ca, Nhị a ca, Tam A ca… khi đến tuổi lập phủ
đệ, nạp phi thì căn cứ theo tước vị mà xưng hô không còn gọi là A ca nữa.
Công chủ (thường gọi là công chúa) 夏 夏 : tên gọi của con gái hoàng đế. Trước
thời Xuân Thu được gọi là Vương Cơ 夏夏. Thời Chiến Quốc mới gọi là Công chúa,
đời sau cứ theo đó mà gọi. Vì sao gọi là công chủ? Nguyên do là khi công chúa hạ giá,
nhà vua thường giao cho các vị trong vương công trong hoàng tộc làm chủ hôn. Đến
triều Tống 夏, việc chủ trì cưới gả do vua đích thân quyết định và làm chủ hôn nên đổi
thành Đế Cơ 夏夏. Đến thời Nam Tống 夏夏 thì khôi phục lại tên gọi công chúa.

Trưởng công chúa 夏夏夏: Tên gọi xưng hiệu của chị gái hoặc em gái hoàng đế.
Đại trưởng công chúa 夏夏夏夏: Tên gọi xưng hiệu của cô hoặc dì của hoàng đế.
Từ triều đại nhà Hán về sau, từ này được sử dụng phổ biến.
Hoàng Thái tôn 夏夏夏: là tiếng xưng hô người cháu trưởng của hoàng đế. Đây là
trường hợp thái tử bị chết hoặc bị phế truất nên lập con thái tử làm hoàng thái tôn,
người thừa kế ngôi hoàng đế sau này.
Hoàng tôn 夏夏: tên gọi chung cho các cháu của hoàng đế, cách gọi này bắt đầu
từ triều Tấn 夏. Con của hoàng tôn, tức đời thứ tư gọi là Hoàng tằng tôn 夏夏夏, đời thứ
năm gọi là Hoàng huyền tôn 夏夏夏.
Quốc cữu 夏夏: tên gọi xưng hiệu của cậu hoặc anh em vợ của hoàng đế. Triều
Liêu 夏夏 thường dùng danh xưng này đặt trước các tước vị như: quốc cữu thái sư 夏夏夏
夏, quốc cữu thái uý 夏夏夏夏…
Phò mã 夏夏: xưng hiệu của con rể hoàng đế. Thời Nguỵ Tấn 夏夏, đây vốn là tên
một chức quan. Thời Hán Vũ đế 夏夏夏 đặt chức phò mã đô uý 夏夏夏夏 chuyên nắm giữ
phó xa 夏夏 (xe dự bị của vua do ngựa kéo). Vị trí này phần lớn do người trong hoàng
thất phụ trách. Đến đời Tam quốc 夏夏 Tào Nguỵ 夏夏, Hà Yến 夏夏 là con rể vua đảm
nhận chức vụ này, rồi Đỗ Dự 夏夏 lấy con gái Tư Mã Ý 夏夏夏 là An Lục công chúa 夏夏 夏
夏, Vương Tế 夏夏 lấy con gái Tư Mã Chiêu 夏夏夏 là Thường Sơn công chúa 夏夏夏夏 đều
nhậm chức Phò mã đô uý, gọi tắt là Phò mã. Từ đó thành thường lệ, người đời sau gọi
con rể vua là phò mã.
Cách cách 夏 夏 : Từ xưng hô cho con gái hoàng tộc triều Thanh. Trong tiếng
Mãn 夏夏 có nghĩa là tiểu thư. Con gái vua thì gọi là Cố luân cách cách 夏夏夏夏 (Cố Luân
trong tiếng Mãn là quốc gia), con gái thân vương 夏夏 hoặc Phi Tần 夏夏 thì gọi là Hoà
Thạc cách cách 夏夏夏夏 (Hoà Thạc trong tiếng Mãn là một địa khu cụ thể), con gái quận
vương 夏夏 gọi là Đa La cách cách 夏夏夏夏. Con gái của Bối Lặc 夏夏 được phong Quận


quân 夏夏, cũng gọi là Đa La cách cách. Con gái của Bối tử 夏夏 phong Huyện quân 夏夏,
còn gọi là Cố Sơn cách cách 夏夏夏夏. Con gái của Trấn Quốc công 夏夏夏, Phụ Quốc
công 夏夏夏 được phong là Hương quân 夏夏, gọi là cách cách 夏夏.

Ngạch Phò 夏夏: danh hiệu của chồng công chúa. Địa vị và vị trí trên tước Hầu 夏,
Bá 夏.
Thân Vương 夏 夏 : chỉ những người trong huyết thống nhà vua được phong
vương. Trong các tước vị, Thân vương là đứng đầu.
Quận vương 夏夏: tên một tước vị, đất phong ở một quận.
Thế tử 夏夏: tên gọi con trưởng của thân vương.
Phúc Tấn 夏夏: chỉ vợ của các bậc vương công đại thần. Trong tiếng Mãn, Phúc
Tấn có nghĩa là vợ con.
Bối Lặc 夏夏: tên tước phong cho tôn thất của nhà Thanh. Bậc thức 5 trong tổng
số 14 bậc. Tên đầy đủ là Đa La Bối Lặc.
Bối Tử 夏夏: tên tước phong tôn thất nhà Thanh. Tên đầy đủ là Cố Sơn bối lặc.
Vị trí đứng thứ 6 trong tổng số 14 bậc.
Quy Thành, Quý Xuân Nhâm Thìn
ThS. Võ Minh Hải
(0) Góp ý | [ (0) Trackbacks ] | [Đường dẫn cố định] |

Bản in



×