Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quan ly đo lương doanh nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.42 KB, 13 trang )

QUẢN LÝ
ĐO LƯỜNG TRONG DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu khái quát, lịch sử ra đời
1.1. Khái niệm chung về đo lường
Đo lường nhằm định hướng đến được sự thống nhất và chính xác, nhằm góp phần
đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân;
nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật
tư, năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; đẩy mạnh phát triển
khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi
trong giao lưu quốc tế.
Do vậy đo lường là một hoạt động đặc biệt, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Đo lường xuất hiện rất sớm cùng với sự xuất hiện xã hội, khi
phát sinh nhu cầu trao đổi vật chất của con người. Khái niệm cân, đong, đo, đếm luôn
tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người qua các thời kỳ. Khó có thể hình dung
xã hội hiện đại như ngày nay lại thiếu các hoạt động đo lường. Trong nhiều lĩnh vực,
đo lường không phải là kết quả của một hoạt động cụ thể nào đó nhưng lại là cơ sở để
xác định kết quả của hoạt động đó.
Trong phạm vị nội dung cẩm nang này, chỉ đề cập đến hoạt động quản lý đo
lường tại doanh nghiệp. Cụ thể là các hoạt động sản xuất, nhập khẩu và sử dụng
phương tiện đo, sản xuất và kinh doanh hàng đóng gói sẵn.
1.2. Ngành đo lường ở Việt Nam
Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ở nước ta đã được bắt đầu từ năm
1962. Ngày 4/4/1962, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn, cơ quan quản lý Nhà nước đầu
tiên về đo lường và tiêu chuẩn hóa của nước ta, đã được thành lập trực thuộc Ủy ban
Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học & Công nghệ).
Ngày 31/12/1970, Viện Đo lường và Tiêu chuẩn được tách thành hai Viện: Viện
Đo lường và Viện Tiêu chuẩn đều trực thuộc Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Để đáp ứng những yêu cầu về quản lý chất lượng của nền kinh tế đất nước, ngày
6/4/1971, Cục Kiểm tra chất lượng sản phẩm và hàng hóa đã được thành lập trực thuộc
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Do yêu cầu phải phối hợp đồng bộ ba mặt công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường và


quản lý chất lượng, ngày 13/9/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 325/CP
về hợp nhất Cục Tiêu chuẩn, Cục Đo lường Trung ương, Cục Kiểm tra chất lượng sản
phẩm và hàng hoá và Viện Định chuẩn thành Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
Nhà nước.

1


Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường (nay là Bộ Khoa học & Công nghệ) được thành lập ngày 8/2/1984 theo
Nghị định 22/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có chức năng, nhiệm vụ giúp Chính
phủ quản lý và phát triển các hoạt động tiêu chuẩn hóa, đo lường, quản lý chất lượng
sản phẩm và nâng cao năng suất trong cả nước và đại diện cho nước ta trong các hoạt
động của các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan.
Một trong những hoạt động chính của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
là "Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn Việt nam; tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc tế và
kiến nghị việc áp dụng các tiêu chuẩn đó" (Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa (Sửa đổi
năm 1999).
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hiện nay, là thành viên (chính thức
và thông tấn) của trên 17 tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó có Tổ chức Tiêu chuẩn
hóa Quốc tế - ISO (tham gia từ năm 1977).
Ngày 11 tháng 10 năm 2001, Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký
Quyết định số 155/2001/QĐ-TTg lấy ngày 20 tháng 01 hàng năm là ngày Đo lường
Việt Nam.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, Chi cục Tiêu chuẩn Đo Lường chất lượng được thành lập
năm 1982 là cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn.
2. Mục đích của công cụ
Giúp các doanh nghiệp nắm rõ các quy định quản lý của Nhà nước về lĩnh vực đo

lường.
3. Ý nghĩa và lợi ích của công cụ
 Doanh nghiệp biết được các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đo lường.
 Doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát các phương tiện đo trong quá trình sản
xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng, kiểm soát hàng hóa đóng gói sẵn.
 Doanh nghiệp biết được nơi liên hệ để thực hiện các yêu cầu quản lý về đo lường.
4. Quan điểm triết lý và nguyên tắc của công cụ
4.1. Quan điểm triết lý
 Đo lường thống nhất và chính xác nhằm tạo sự công bằng trong xã hội, an toàn,
bảo vệ sức khỏe và thanh toán, trao đổi, mua bán hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
 Cân, đong, đo đếm trong sản xuất - kinh doanh hàng hóa sẽ đem lại cho doanh
nghiệp sự tín nhiệm và sự bền vững.
2


4.2. Nguyên tắc của công cụ
 Hiểu rõ những gì pháp luật yêu cầu.
 Làm những gì pháp luật cho phép.
 Đảm bảo kiểm soát được những gì đang hoạt động.
Ba nguyên tắc trên là ba nguyên tắc tất yếu trong hoạt động đo lường nhằm tạo uy
tính, thương hiệu cho doanh nghiệp và là sự công bằng trong xã hội.
5. Nội dung và yêu cầu của công cụ
Doanh nghiệp phải tìm hiểu, đọc các văn bản bản pháp luật liên quan đến lĩnh
vực doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm các lĩnh như sau:
5.1. Quản lý việc sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo
5.1.1 Đối tượng và phạm vi đăng ký phê duyệt mẫu
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo thuộc Danh mục phương
tiện đo phải kiểm định (sau đây viết tắt là Cơ sở) phải đăng ký phê duyệt mẫu với cơ
quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

5.1.2 Văn bản pháp luật
a) Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999 của Quốc Hội;
b) Quyết định 65/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 19 tháng 08 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ KHCN & MT về việc ban hành “Danh mục phương tiện đo phải kiểm định
và việc đăng ký kiểm định”.
c) Quyết định 17/2005/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng
Bộ KH&CN ban hành Quy định về dấu kiểm định, tem kiểm định và giấy chứng nhận
kiểm định.
d) Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
Nhãn hàng hoá.
e) Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ KH&CN ban hành “Quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo”.
f) Quyết định 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 07 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ KH&CN ban hành Danh mục phương tiện đo phải kiểm định; các văn bản pháp
luật khác có liên quan.
5.2. Quản lý hàng đóng gói sẵn
5.2.1. Đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông,
buôn bán hàng đóng gói sẵn.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn (sau
đây viết tắc là Cơ sở) chịu trách nhiệm đảm bảo hàng đóng gói sẵn theo đúng yêu cầu.
3


5.2.2. Văn bản pháp luật: các văn bản a, b, d, f của Mục 5.1.2 và các văn bản sau:
Quyết định số 02/2008/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ KH&CN ban hành “Quy định về việc kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn
theo quy định”.
Quyết định số 07/2008/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 07 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ KH&CN ban hành “Danh mục hàng đóng gói sẵn phải quản lý nhà nước về đo
lường”; các văn bản pháp luật khác có liên quan.

5.3 Quản lý về việc sử dụng phương tiện đo
5.3.1. Phương tiện đo phải thực hiện kiểm định
a) Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân có sử dụng phương tiện đo thuộc Danh
mục phương tiện đo phải kiểm định.
b) Văn bản pháp luật: các văn bản a, b, c, f của Mục 6.1.2 và văn bản sau:
Quyết định số 25/2007/QĐ-BKHCN ngày 05 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ KH&CN về việc áp dụng Quy trình và chu kỳ kiểm định đối với các phương tiện
đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định; và các văn bản pháp luật khác có
liên quan.
5.3.2. Phương tiện đo thực hiện hiệu chuẩn
a) Đối tượng áp dụng: tổ chức, cá nhân có sử dụng phương tiện đo dùng làm
chuẩn và các phương tiện đo ngoài danh mục phải kiểm định; riêng các chuẩn dùng
trong kiểm định thì áp dụng chế độ kiểm định.
b) Văn bản pháp luật:
Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999 của Quốc Hội.
6. Cách thức áp dụng: bao gồm các bước và trình tự mà Doanh nghiệp phải thực hiện
6.1. Quản lý việc sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo
Doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện việc Phê duyệt mẫu phương tiện đo tại
Quyết định số 22/2006/QĐ-BKHCN, các bước thực hiện như sau:
6.1.1 Hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu
6.1.1.1. Lập hai (02) bộ hồ sơ đăng ký gửi về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng (gọi tắc là Tổng cục), mỗi bộ gồm:
a) Bản “Đăng ký phê duyệt mẫu phương tiện đo” theo mẫu quy định tại Phụ lục I
của Quy định về việc phê duyệt mẫu phương tiện đo tại Quyết định số 22/2006/QĐBKHCN (gọi tắc là Quy định).
b) Thuyết minh kỹ thuật của mẫu (nêu rõ sơ đồ nguyên lý, hướng dẫn sử dụng,
các kết cấu quan trọng ảnh hưởng tới đặc trưng kỹ thuật đo lường của mẫu; các cơ cấu
4


đặt và điều chỉnh thông số kỹ thuật đo lường của mẫu; các vị trí để dán tem, đóng dấu

kiểm định, niêm phong và các đặc điểm khác nếu có trên mẫu).
c) Bộ ảnh (các ảnh cùng kích cỡ, cỡ nhỏ nhất 90 mm x120 mm nhưng không lớn
hơn 210 mm x 297 mm, gắn trên giấy khổ A4 đóng thành tập) và đĩa CD chứa bộ ảnh
này. Các ảnh chụp phải rõ ràng và đảm bảo yêu cầu so sánh, đối chiếu, kiểm tra sự phù
hợp của phương tiện đo được sản xuất, nhập khẩu theo mẫu và mẫu đã được phê
duyệt. Mỗi bộ ảnh gồm:
- Một (01) ảnh phối cảnh tổng thể của mẫu;
- Các ảnh mặt trước (mặt thể hiện kết quả đo), mặt sau, mặt trên, mặt dưới (nếu
có), bên phải, bên trái của mẫu;
- Các ảnh chụp riêng: các phím vận hành; vị trí dán tem, đóng dấu kiểm định; các
vị trí niêm phong trên mẫu; các bộ phận khác có ảnh hưởng trực tiếp tới các đặc trưng
kỹ thuật đo lường của mẫu.
d) Cam kết của cơ sở đảm bảo việc sử dụng, vận hành các chức năng theo phần
mềm (nếu có) của phương tiện đo được sản xuất, nhập khẩu phù hợp với mẫu không
làm thay đổi các đặc trưng kỹ thuật, đo lường chính của chúng.
e) Các biên bản và kết quả thử nghiệm mẫu theo quy định tại Mục 7.1.3.
6.1.1.2. Trường hợp có đề nghị miễn thử nghiệm mẫu trong đăng ký phê duyệt mẫu
phương tiện đo theo quy định tại Phụ lục I của Quy định, ngoài hồ sơ quy định tại Mục
7.1.1.1 nêu trên, phải có thêm hồ sơ liên quan theo quy định tại Mục 7.1.4.
6.1.2. Xử lý hồ sơ đăng ký
a) Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký, nếu hồ sơ
chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho cơ sở những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Tổng cục ra Quyết định phê duyệt mẫu theo theo quy định tại Mục 7.1.5.
c) Trường hợp hồ sơ đăng ký có đề nghị miễn thử nghiệm mẫu nhưng không đủ
căn cứ để ra Quyết định phê duyệt mẫu, Tổng cục hướng dẫn cơ sở thực hiện việc thử
nghiệm mẫu.
6.1.3. Thử nghiệm mẫu
6.1.3.1. Việc thử nghiệm mẫu phải do các tổ chức thử nghiệm được công nhận
hoặc tổ chức được Tổng cục chỉ định thực hiện theo quy trình thử nghiệm hiện hành.

6.1.3.2. Trường hợp mẫu phương tiện đo chưa có quy trình thử nghiệm,Tổng cục
chỉ định tổ chức thử nghiệm xây dựng, trình Tổng cục phê duyệt quy trình thử nghiệm
tạm thời và tiến hành thử nghiệm mẫu.

5


Căn cứ để xây dựng quy trình thử nghiệm tạm thời là các khuyến nghị của Tổ
chức Đo lường hợp quyền quốc tế (OIML), các tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn
hoá quốc tế (ISO), các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS), tiêu
chuẩn của nước ngoài, các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến mẫu phương tiện đo.
6.1.3.3. Kết thúc việc thử nghiệm mẫu, tổ chức thử nghiệm lập hồ sơ trình Tổng
cục. Hồ sơ gồm:
a) Báo cáo của tổ chức thử nghiệm, nêu rõ:
 Các đặc trưng kỹ thuật đo lường chính của mẫu;
 Kết luận, kiến nghị đối với mẫu.
b) Biên bản và kết quả thử nghiệm mẫu.
6.1.4. Miễn thử nghiệm mẫu
Những trường hợp sau được miễn thử nghiệm mẫu:
6.1.4.1. Trường hợp sản xuất
Phương tiện đo sản xuất theo mẫu đã được phê duyệt của cơ sở sản xuất khác và
được sự đồng ý bằng văn bản của cơ sở đó.
6.1.4.2. Trường hợp nhập khẩu
a) Phương tiện đo đã có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của Tổ chức đo lường
hợp pháp quốc tế (OIML).
b) Phương tiện đo nhập khẩu có giấy chứng nhận phê duyệt mẫu của cơ quan đo
lường có thẩm quyền của nước có sự thừa nhận của Việt Nam đối với kết quả thử
nghiệm phương tiện đo đó.
c) Phương tiện đo nhập khẩu theo mẫu đã được phê duyệt của cơ sở nhập khẩu
khác và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ sở đó.

d) Phương tiện đo trong dây chuyền đồng bộ nhập khẩu theo dự án đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6.1.5. Quyết định phê duyệt mẫu
6.1.5.1. Căn cứ hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu, Tổng cục xem xét, quyết định phê
duyệt mẫu cho cơ sở. Quyết định phê duyệt mẫu phải có nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của cơ sở.
b) Tên hãng sản xuất, nước sản xuất (đối với mẫu nhập khẩu).
c) Ký hiệu, kiểu, đặc trưng kỹ thuật và đo lường chính của mẫu.
d) Ký hiệu phê duyệt mẫu (đối với mẫu được phê duyệt để sản xuất).
đ) Thời hạn hiệu lực.
6


6.1.5.2. Thời hạn hiệu lực của Quyết định phê duyệt mẫu là mười (10) năm kể từ
ngày ký.
6.1.5.3. Ký hiệu phê duyệt mẫu được quy định tại Phụ lục III của Quy định.
6.1.5.4. Trường hợp cơ sở có những cải tiến làm thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo
lường chính so với mẫu đã được phê duyệt thì phải làm thủ tục phê duyệt mẫu mới.
6.1.6. Lưu trữ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt
Hai (02) bộ hồ sơ của mẫu đã được phê duyệt phải được lưu trữ ít nhất năm (05)
năm sau khi Quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực. Một (01) bộ lưu tại Tổng cục, một
(01) bộ lưu tại cơ sở.
6.1.7. Gia hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt mẫu: thủ tục gia hạn hiệu lực
của Quyết định phê duyệt mẫu:
6.1.7.1. Một (01) tháng trước khi Quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực, cơ
sở có quyền nộp hồ sơ đề nghị gia hạn hiệu lực của Quyết định phê duyệt mẫu về
Tổng cục, hồ sơ gồm:
a) Đề nghị gia hạn hiệu lực của Quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo theo
mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy định.
b) Bản photo Quyết định phê duyệt mẫu đã cấp.

c) Các biên bản thanh tra, kiểm tra về đo lường (nếu có).
6.1.7.2. Căn cứ hồ sơ đề nghị, Tổng cục xem xét, ra Quyết định gia hạn hiệu lực
của Quyết định phê duyệt mẫu theo quy định tại Mục 7.1.7.
6.1.7.3. Thời hạn hiệu lực của Quyết định gia hạn là mười (10) năm kể từ ngày ký.
Ghi chú: Phụ lục I, II, II của Mục 7.1 xin xem Quy định của Quyết định số
22/2006/QĐ-BKHCN.
6.2. Quản lý hàng đóng gói sẵn
- Doanh nghiệp sử dụng thiết bị cân, đong (cân kỹ thuật, cân bàn, cân băng tải,
bình chuẩn,....) đã được kiểm định.
- Xác định khối lượng tịnh và khối lượng bì cho một sản phẩm.
- Biết được giá trị sai số khối lượng cho phép (lượng thiếu) trong quá trình đóng
bao gói, giá trị sai số cho phép như sau:
6.2.1. Yêu cầu về số lượng đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp: là không
được phép có bất kỳ đơn vị hàng đóng gói sẵn không phù hợp nào có lượng thiếu lớn
hơn 2 lần lượng thiếu cho phép T quy định trong bảng sau đây.
7


TT
1

Lượng định mức (Qn)
theo đơn vị đo khối lượng
(hoặc thể tích)
g (hoặc mL)
Từ 0 đến 5 (b)
Trên 5 đến 50
Trên 50 đến 100
Trên 100 đến 200
Trên 200 đến 300

Trên 300 đến 500
Trên 500 đến 1 000
Trên 1 000 đến 10 000
Trên 10 000 đến 15 000
Trên 15 000 đến 50 000
theo đơn vị đo chiều dài (m)

2

Qn ≤ 5
Qn  5
theo đơn vị đo diện tích (m2)
Tất cả Qn
theo số đếm (cái, chiếc…)

3
4

Qn ≤ 50
Qn  50

Lượng thiếu cho phép T
T (a)
theo g
theo % của Qn
(hoặc mL)
9
4,5
4,5
9

3
15
1,5
150
1,0
theo % của Qn
Không cho phép có đơn vị
hàng đóng gói sẵn không phù hợp
2
theo % của Qn
3
theo % của Qn
Không cho phép có đơn vị
hàng đóng gói sẵn không phù hợp
1(c)

Trong đó:
T - là lượng thiếu cho phép, đơn vị tính g, m, mL, m2.
Qn - là lượng hàng đóng gói sẵn được ghi trên nhãn hàng hóa.
Ghi chú:
(a): T được làm tròn lên đến phần mười tiếp theo của g (hoặc mL) đối với Qn ≤ 1 000 g
(hoặc mL) và đến hàng đơn vị tiếp theo của g (hoặc mL) đối với Qn  1 000 g
(hoặc mL);
(b): Chỉ phải thoả mãn yêu cầu về giá trị trung bình Xtb ;
(c): T được làm tròn lên đến số nguyên tiếp theo.
6.2.2. Yêu cầu đối với phương tiện đo để đóng gói sản phẩm
Phương tiện đo dùng để kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn phải được
kiểm định và đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu sau:

8



a) Cân dùng để kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn phải có phạm vi đo
phù hợp với mức cân hàng đóng gói sẵn và phải có giá trị độ chia tương ứng mức cân
này theo quy định tại bảng sau.:
Mức cân (g)
 25
Từ 25 đến  1 000
Từ 1 000 đến  5 000
Từ 5 000 đến  10 000
Từ 10 000 đến  50 000
Từ 50 000 trở lên

Giá trị độ chia d của cân
không lớn hơn (g)
0,01
0,1
1,0
2,0
5,0
10,0

b) Phương tiện đo khác dùng để kiểm tra hàng đóng gói sẵn phải có phạm vi đo
thích hợp với giá trị đo và có sai số cho phép lớn nhất không quá 1/5 lượng thiếu cho
phép T tương ứng quy định tại Bảng 1 của Công cụ quản lý này.
Ghi chú: chỉ sử dụng cân, bình đong, ống đong,... đã được kiểm định để đảm bảo
tính chính xác khối lượng, thể tích, chiều dài,... của sản phẩm.
6.3. Quản lý việc sử dụng phương tiện đo
6.3.1. Quản lý việc sử dụng phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định
Các phương tiện đo sử dụng trong mục đích không trao đổi, thanh toán, mua bán,

an toàn và bảo vệ sức khỏe thì không cần kiểm định.
Các phương tiện đo thuộc Danh mục phương tiện đo phải kiểm định sử dụng trong
mục đích trao đổi, thanh toán, mua bán, an toàn và bảo vệ sức khỏe thì phải kiểm định
phương tiện đo theo quy định. Các bước tiến hành kiểm định phương tiện đo như sau:
1) Liên hệ Tổ chức được công nhận khả năng kiểm định.
2) Đưa phương tiện đo đến Tổ chức kiểm định.
3) Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định phương tiện đo theo quy trình kiểm
định cụ thể cho mỗi phương tiện đo.
4) Nếu phương tiện đo đáp ứng các yêu cầu của quy trình kiểm định thì Tổ chức
kiểm định tiến hành niêm chì, dán tem và cấp giấy chứng nhận kiểm định.
5) Nếu phương tiện đo không đáp ứng (bị hư, hỏng) các yêu cầu của quy trình
kiểm định thì doanh nghiệp đem phương tiện đo đi sửa chữa, bảo trì, bảo hành,… sau
đó đưa phương tiện đo đến Tổ chức kiểm định để tiếp tục thực việc kiểm định.
Lưu ý:
Tùy theo kiểu loại phương tiện đo sau khi kiểm định chỉ có cấp tem và giấy
chứng nhận kiểm định mà không có nêm chì, ví dụ: áp kế, huyết áp kế, máy đo điện
tim, điện não,…
9


Khi tem, dấu, giấy kiểm định của phương tiện đo còn khoảng 01 tháng hết hiệu
lực, doanh nghiệp liên hệ các Tổ chức kiểm định thực hiện việc kiểm định định kỳ
theo yêu cầu.
Phương tiện đo bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu cân, đo không bình thường thì phải
được sửa chữa, bảo trì và đem đi kiểm định lại theo chế độ kiểm định bất thường.
6.3.2. Quản lý việc sử dụng phương tiện đo thực hiện hiệu chuẩn
Các phương tiện đo sử dụng trong mục đích không trao đổi, thanh toán, mua bán,
an toàn và bảo vệ sức khỏe thì không cần kiểm định và nhà nước khuyến khích các tổ
chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo này thực hiện hiệu chuẩn phương tiện đo nhằm
đảm bảo tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của phương tiện đo.

Hoạt động hiệu chuẩn bao gồm:
a) Thực hiện việc hiệu chuẩn các chuẩn chính tại phòng hiệu chuẩn thích hợp.
b) Tự hiệu chuẩn các chuẩn công tác bằng cách so sánh trực tiếp với chuẩn chính
thích hợp hoặc gián tiếp qua các chuẩn khác có độ chính xác cao hơn.
c) Tự hiệu chuẩn phương tiện đo bằng các chuẩn công tác thích hợp.
d) Hiệu chuẩn theo yêu cầu của các đơn vị khác.
7. Ví dụ minh họa
7.1. Sơ đồ khối quản lý nhà nước về sản xuất - nhập khẩu (SX-NK), sử dụng
phương tiện đo và quản lý hàng đóng gói sẵn
7.1.1. Sơ đồ khối quản lý nhà nước về sản xuất - nhập khẩu phương tiện đo:
Đơn vị SX-NK
Phương tiện đo

Lập Hồ sơ phê duyệt
mẫu Phương tiện đo
Sản xuất - nhập
khẩu phương tiện
đo theo Mẫu đã
phê duyệt

Quyết định phê
duyệt mẫu

Chụp ảnh
phương tiện đo
Mẫu thử
nghiệm
Phương tiện đo đã có
GCN của Tổ chức
OIML


Lưu hồ sơ phê
duyệt mẫu

Gia hạn Quyết
định phê duyệt
mẫu
10


7.1.2. Sơ đồ khối quản lý nhà nước về sử dụng phương tiện đo:
Đơn vị sử dụng
Phương tiện đo

Kiểm định phương tiện
đo

Trong quá trình sử dụng,
phương tiện đo bị hư
hỏng, sai lệch giá trị đo

Sử dụng và bảo quản
phương tiện đo
theo quy định

Đưa phương tiện
đo đi sửa chữa mẫu

Kiểm định định kỳ
phương tiện đo


Kiểm định bất thường
phương tiện đo

Tiếp tục sử dụng
phương tiện đo

Đơn vị SX-NK phải
Kiểm định ban đầu
phương tiên đo

Hoặc Đơn vị sử dụng
phương tiện đo phải
kiểm định trước khi lắp
đặt sử dụng

7.1.3. Sơ đồ khối quản lý nhà nước về sử dụng phương tiện đo trong quản lý hàng
đóng gói sẵn trong sản xuất, kinh doanh:
Đơn vị sản xuất - kinh
doanh hàng đóng gói
sẵn

Trong quá trình sử dụng,
phương tiện đo bị hư
hỏng, sai lệch giá trị đo

Kiểm định phương tiện
đo lường

Phương tiện đo đã

được kiểm định trước
khi đưa vào sử dụng

Sử dụng phương tiện đo
đúng công dụng của
phương tiện đo

Trong quá trình SX-KD,
đơn vị phải kiểm soát
chặc chẽ Hàng đóng gói
sẵn theo đúng định lượng

Đưa phương tiện đo
đi sửa chữa mẫu

Kiểm định định kỳ
phương tiện đo

Kiểm định bất thường
phương tiện đo

Tiếp tục sử dụng
phương tiện đo

11


7.2. Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa trên phương tiện đo
7.2.1. Đối với phương tiện đo nhập khẩu: các nội dung bắc buộc ghi trên nhãn như sau:
- Tên và địa nhà nhập khẩu, phân phối:............

- Tên và địa nhà nhà sản xuất:...........................
- Tên phương tiện đo (kiểu loại, model):..........
- Thông số kỹ thuật:..........................................
- Định lượng:.....................................................

7.2.2. Đối với phương tiện đo sản xuất trong nước: các nội dung bắc buộc ghi trên
nhãn như sau:
- Tên và địa nhà nhà sản xuất:...........................
- Tên phương tiện đo (kiểu loại, model):..........
- Ký hiệu phê duyệt mẫu:..................................
- Thông số kỹ thuật:..........................................
- Định lượng:.....................................................

8. Các thông tin tham khảo
8.1 Các tổ chức kiểm định, thử nghiệm phương tiện đo tại thành phố Hồ Chí Minh
 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chẩn Đo lường Chất lượng 3.
 Chi cục Tiêu chẩn Đo lường Chất lượng Tp.HCM.
 Trung tâm thí nghiệm điện/ Công ty điện lực Tp.HCM.
 Trung tâm thí nghiệm điện/ Công ty điện lực 2.
 Trung tâm kiểm định công nghiệp II.
 Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực 2.
 Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn ngành NN và PTNT.
12


 Công ty CP cơ khí công trình cấp nước/ Tổng Cty cấp nước Sài Gòn.
 Các tổ chức kiểm định, thử nghiệm khác.
8.2. Tổ chức phê duyệt mẫu
 Tổng cục Tiêu chẩn Đo lường Chất lượng.
9. Tài liệu tham khảo

 Website Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - .
 Đo lường học hay Cơ bản về Đo lường - TL tổng cục
 Sổ tay Hướng dẫn nghiệp vụ Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ cấp
quận/huyện, PGS.TS Phan Minh Tân và cộng tác viên, Sở Khoa học và Công
nghệ Tp.HCM, 2009.

13



×