Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích hồi trống cổ thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.17 KB, 2 trang )

Phân tích Hồi Trống Cổ Thành
Hồi trống cổ thành là một đoạn khá hay trong "tam quốc diễn nghĩa" đấy. Thuyết minh bài
nay hơi bị khó đấy. Mình giúp bạn chút nha, đây là một số ý chính trong bài bạn có thế triển khai
này:
- Vị trí của đoạn trích trong cả tác phẩm
- Tóm tắt lại một cách khái quát nhất nội dung đoạn trích
- Tầm quan trọng của đoạn trích trong việc làm rõ tính cách của hai nhân vật Trương Phi và
Quan Công
- Sơ lược về tác giả nữa(nếu bạn muốn).
Chúc bạn thành công!!!!!!!!!

I . Phân tích “Hồi trống Cổ Thành”
1. Tóm tắtđoạn trích
Biết tin anh là Lưu Bị ở Hà Bắc trên đất Viên Thiệu, Quan Vũ đưa hai chị (vợ của Lưu Bị) đi
tìm anh. Tào Tháo tránh không tiếp Quan Vũ đến từ biệt vì muốn lưu giữ Quan Vũ để dùng.
Tháo không cấp giấy qua ải, nhưng cũng không cho tướng đuổi bắt. Các tướng giữ ải vẫn không
cho Quan Vũ qua ải, Quan Vũ phải mở đường máu mà đi.
- Qua ải Đông lĩnh chém Khổng Tú
- Đến ải Lạc Dương chém Hán Phúc và Mạnh Thầu
- Qua Nghi Thuỷ giết Biện Hỷ
- Vượt ải Huỳnh Dương chém Vương Thực
- Đến bờ Hoàng Hà, giết Tần Kỳ
- Đến Cổ Thành, Quan Vũ ngỡ là gặp được em xiết bao vui mừng, ai ngờ Trương Phi “mắt
trợn tròn xoe” râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Bất
ngờ Sái Dương lại kéo quân đến bắt Quan Vũ. Phi càng nghi ngờ… Chỉ đến lúc đầu Sài Dương
bị Quan Vũ chém đứt, Phi mới đánh một hồi trống, Phi mới nguôi giận dần. Và chỉ sau khi nghe
tên lính kể đầu đuôi mọi chuyện,… Phi mới tin, “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”.
2. Hình ảnh Trương Phi
Người anh hùng trong thời loạn đề cao trung nghĩa: “Trung thần thà chịu chết không chịu
nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”. Trong suy nghĩ của Trương Phi thì Quan Công
đã hàng Tào, “được phong hầu tử tước”, đã “bội nghĩa” đến Cổ Thành là để lập mưu bắt Phi!


Nên phải đâm chết: “Phen này tao quyết liều sống chết với mày”. “Xin hai chị thong thả, để tôi
giết thằng phụ nghĩa này đã…”.
- Trung thực, nóng nảy, quyết liệt. Nghe Tôn Cào vào báo tin hai chị và Quan Vũ đến, mời


Trương Phi ra đón, Phi “chẳng nói chẳng rằng lập tức mặc áo giáp vác xà mâu lên ngựa, dẫn một
nghìn quân đi tắt qua Cửa Bắc”. Hành động dữ dội, sôi sục “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh
ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Mạt sát Quan Công: “mày đã
bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa”.
- Ai phân trần khuyên bảo cũng không nghe. Chỉ có một điều kiện “xong 3 hồi trống phải
chém đầu tướng Tào” để làm tin. Đầu Sái Dương rụng, tên lính nói rõ mọi chuyện thì Phi mới
tin: “rỏ nước mắt, thụp lạy Vân Trường”. Phục thiện và biết điều.
Tóm lại, tác giả miêu tả Trương Phi rất sống động: cương trực, thẳng thắn, quyết liệt, trong
sáng và trung nghĩa.
3. Quan Vũ – đó là một võ tướng: tuyệt nghĩa. Vượt qua nguy hiểm để đi tìm anh, quá ngũ
quan trảm lục tướng.
4. Nghệ thuật: “Hồi trống Cổ Thành” hấp dẫn bởi tình huống và kịch tính.
Tình huống1: Trương Phi ngỡ là Quan Công đến lừa bắt mình nộp Tào Tháo. Phi phải giết
Quan Công.
Tình huống 2: Sái Dương mang quân đến hỏi tội Quan Công… Phi ngỡ là âm mưu của Quan
Công.
Tình huống 3: Trương Phi đánh ba hồi trồng thì Quan Công phải chém chết Tào. Đầu Sái
Dương bị Quan Công chém lăn dưới đất, Trương Phi vừa đánh xong một hồi trống. Mâu thuẫn
được giải quyết, Phi khóc, thụp lạy Vân Trường.
Nhân vật được miêu tả bằng hành động các tình tiết diễn biến nhanh, đẩy xung đột nên căng
thẳng và hấp dẫn.
Tóm lại, “Tiếng trống Cổ Thành” vang lên là đầu giặc bị chém rụng xuống đất để người anh
hùng minh oan bằng tài năng. Đó là tiếng trống hội ngộ của tình nghĩa, của lòng trung thực, của
khí phách anh hùng. Cũng là tiếng trống thúc quân, tiếng trống thắng trận tưng bừng giòn giã.




×