Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Khuất nguyên và tác phẩm tiêu biểu 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.63 KB, 7 trang )

Khuất Nguyên và tác phẩm tiêu biểu “Ly Tao” trong hai tác
phẩm Trung Quốc văn học sử do Dư Quan Anh chủ biên
(Nhóm Lê Huy Tiêu dịch) và Trung Quốc văn học sử do Viên
Hành Bái chủ biên (Phạm Ánh Sao dịch)
Nói đến Khuất Nguyên, người ta nhớ đến ngay thể Từ (hay còn gọi là Sở Từ), và nhắc đến thể
Từ, người ta không thể không nghĩ ngay đến tác phẩm Ly Tao nổi tiếng của ông. Có thể nói,
trong lịch sử văn học Trung Quốc, tên tuổi và địa vị của Khuất Nguyên là không thể thay thế,
làm rạng rỡ cả một nền văn học. Thể Từ cũng được coi là cơ sở của Hán Phú sau này, là bước đột
phá trong lịch sử văn học Trung Quốc khi phá vỡ quy luật thông thường của tác phẩm trong
tuyển tập Kinh Thi. Thể Từ, hay còn gọi là Sở Từ, cùng với những giá trị mỹ học, giá trị lịch sử
gắn liền với văn hóa, chính trị của nước Sở thời Chiến Quốc và nhất là tấm gương bất khuất kiên
cường của Khuất Nguyên đã để lại dấu ấn vô cùng riêng biệt. Dưới đây, ta có thể tìm hiểu giá trị
và thành công của Khuất Nguyên với thể Từ thông qua tác phẩm Ly Tao rất nổi tiếng của ông
bằng việc so sánh hai bản dịch của các dịch giả Lê Huy Tiêu (Trung Quốc Văn học sử, Dư Quan
Anh chủ biên – Nhân dân văn học xuất bản xã Bắc Kinh – tạm gọi là Bản dịch thứ nhất) và Phạm
Ánh Sao (Trung Quốc văn học sử - Viên Hành Bái chủ biên – Tạm gọi là bản dịch thứ hai).
Có thể so sánh hai bản dịch qua các đề mục sau:
Phần một: Bối cảnh lịch sử thời đại Khuất Nguyên sống: Nước Sở thời kỳ Chiến Quốc và
những tác động của nó đến cuộc đời Khuất Nguyên.
Trong Bản dịch thứ nhất chia làm hai phần: Thời đại và cuộc đời của Khuất Nguyên là phần một
và phần ba tách ra là Các tác phẩm của Khuất Nguyên, trong khi bản dịch thứ hai thì tách ra làm
hai phần: phần một là Bối cảnh chính trị và văn hóa sản sinh ra Sở Từ, phần hai là Cuộc đời và
tác phẩm của Khuất Nguyên.
Trong bản dịch thứ nhất có thể tóm tắt các ý chính sau:
Nước Sở và nước Tần là hai nước mạnh nhất lúc bấy giờ, nhưng đến cuối thời Chiến Quốc nước
Sở rơi vào đà suy yếu do Sở Hoài Vương hèn kém. Khuất Nguyên là người nước Sở, ông từng
làm quan chức Tả đồ, từng được Sở Hoài Vương trọng vọng nhưng sau bị bọn gian thần hãm hại
mà bị thất sủng, xa lánh.
Trong Bản dịch thứ hai có thể tóm tắt các ý chính sau:
1.


Bối cảnh chính trị văn hóa sản sinh ra Sở từ:

Sự giao hoa dung hợp của nhiều loại văn hóa:
- Nguồn gốc nước Sở: do giao lưu văn hóa rộng rãi nên có sự tương đồng giữa văn hóa nước Sở
với văn hóa Trung Nguyên; Về tư tưởng chính trị có tính nhất trí cao, nước Sở tuy nằm hẻo lánh


ở phương Nam nhưng lại có “điển tịch của nhà Chu”, kẻ sĩ nước Sở tự giác học tập văn hóa
Trung Nguyên nên văn hóa Trung Nguyên có địa vị khá cao. Trong trận chiến ở đất Bí giữa Tấn
và Sở, Sở Trang Vương đã cho rằng mục đích dụng binh là “tiêu diệt bạo tàn”, “an dân”, cho
thấy tư tưởng này rất gần với tư tưởng Nho gia.
- Về tập tục và hứng thú thẩm mỹ, người nước Sở lại có điểm khác với văn hóa Trung Nguyên.
Có nhận xét rằng văn hóa nước Sở “tín vu quỷ, trọng dâm tự” (tin vu thuật quỷ thần, coi trọng tế
tự một cách thái quá” (Thiên Địa lý chí hạ, sách Hán Thư). Nghệ thuật có liên quan đến tế thần
cũng rất hưng thịnh, mang màu sắc phiêu dật, diễm lệ, thâm thúy…
Tình hình chính trị của nước Sở thời kỳ cuối Chiến Quốc: Nước Sở thời Chiến Quốc đã trở thành
một quốc gia rộng lớn, nhưng đến thời Sở Hoài Vương, Sở Tương Vương thì suy yếu dần, bên
ngoài bị Tần âm mưu chiếm đoạt, bên trong mâu thuẫn giữa các quý tộc tranh giành lẫn nhau
ngày càng gat gắt. Chính điều này đã tác động rất lớn đến cuộc đời cũng như suy nghĩ, hành
động của Khuất Nguyên.
2.

Cuộc đời và các tác phẩm của Khuất Nguyên:

Cuộc đời và tư tưởng của Khuất Nguyên: Khuất Nguyên tên Bình, căn cứ vào câu thơ trong Ly
Tao có thể suy ông sinh ngày 14 tháng Giêng năm Sở Uy Vương nguyên niên (tức năm 339
TCN). Theo Khuất Nguyên Giả sinh liệt truyện sách Sử Ký, ông từng nhậm chức Tả đồ thời Sở
Hoài Vương, từng được sở Hoài Vương coi trọng, nhưng do bị bọn gian thần hãm hại mấy lần,
sau ông đã nhảy xuống sông Mịch La tự tử.
Đại bộ phận các tác phẩm của ông là miêu tả lại cuộc sống phiêu bạt: một lần ở Hán Bắc và một

lần ở Giang Nam. Từ những ghi chép của Tư Mã Thiên có thể thấy Khuất Nguyên xuất phát từ
tình cảm tông tộc, đứng trên lập trường bảo vệ nước Sở, chủ trương liên kết với nước Tề chống
lại nước Tần, phù hợp với lợi ích nước Sở và tinh thần văn hóa truyền thống của Trung Nguyên.
Vì thế trong ông luôn tràn đầy lòng tin và hy vọng với lý tưởng và hành động của mình, đồng
thời cũng đầy ai oán phẫn khích với sự đãi ngộ không công bằng mà mình gặp phải, bất đắc dĩ
phải tìm đến với thi ca.
Nguồn gốc tên gọi Sở Từ: ban đầu xuất hiện thời Hán Vũ Đế thời Tây Hán, khi đó Sở Từ đã phát
triển sánh ngang với “Lục Kinh”. Sách Dực Tao Tự của Hoàng Bá Tư đời Tống cho rằng: “các
tác phẩm của Khuất Nguyên, Tống Ngọc đều làm bằng tiếng nước Sở, ghi lại âm thanh của nước
Sở, chép phong tục của nước Sở, gọi tên sản vật của nước Sở, vì thế mà gọi là Sở từ” (dẫn theo
Trần Chấn Tôn – Trực Trai thư lục giản đề, quyển 15, Sở từ loại). Điều đó có nghĩa Sở Từ là chỉ
thơ phú sáng tác bằng nhạc điệu, ngữ ngôn, danh vật mang tính đặc trưng của nước Sở, về hình
thức khá khác với thi ca phương Bắc. Cụ thể hơn, có thể noi Sở từ có nguồn gốc từ dân ca nước
Sở mà đại diện là Cửu Ca (vốn là những bài hát của thầy cúng khi tế tự). Ly tao và các tác phẩm
khác cũng dựa trên nền tảng này.
Phần hai: Tác phẩm tiêu biểu của Khuất Nguyên cũng như thành tựu lớn lao nhất của Sở
Từ: Ly Tao.


Trong bản dịch thứ hai đã có sự nghiên cứu, phân tích rõ ràng tên gọi, nguồn gốc, các tư tưởng
chủ đạo trong Ly Tao cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Có thể tóm tắt như sau:
1.

Lý giải tên tác phẩm Ly Tao:

Tác phẩm trữ tình trường thiên mang tính chất tự truyện này gồm hơn 370 câu, gần 2500 chữ
(trong bản dịch thứ nhất có số liệu cụ thể là gồm 373 câu và 2490 chữ).
Về giải thích tên tác phẩm, bản dịch thứ hai đã đưa ra những lý giải khác nhau của các học giả
đời sau, trong khi bản dịch thứ nhất đã thống nhất ý kiến cho rằng “Ly Tao” tức là “Ly ưu” (âu
lo) theo quan điểm của Tư Mã Thiên và Ban Cố. Ngoài ra, bản dịch thứ hai cũng đưa ra một cách

hiểu khác, “Ly Tao” tức là “Ly Biệt” (theo Vương Dật), nhưng cách hiểu thứ nhất rõ ràng được
đồng ý nhiều hơn.
Về thời gian sáng tác tác phẩm, bản dịch thứ hai cho rằng “Ly Tao” được sáng tác khi Khuất
Nguyên bị Sở Hoài Vương xa lánh trong khi bản dịch thứ nhất chưa nêu ra được điều này.
2.

Phân đoạn:

Bản dịch thứ nhất đã chia “Ly Tao” làm 8 phần, tương ứng với từng chặng trong cuộc đời của
Khuất Nguyên rất tỉ mỉ:
Phần một: Giới thiệu gia thế và sự ra đời của nhà thơ, ước mơ hoài bão thời thơ ấu của ông (từ
câu đầu tiên đến câu 24).
Phần hai: những bước thăng trầm không may của tác giả trên con đường chính trị (từ câu 25 đến
câu 78).
Phần ba: Miêu tả nỗi lòng của ông khi bị bức hại, đồng thời cũng phản ánh tinh thần kiên trì lý
tưởng không chịu khuất phục cho tới lúc chết của ông (từ câu 79 đến câu 130).
Phần bốn: Cuộc gặp với Nữ tu và vua Trùng Hoa, qua đó nói lên lý tưởng chính trị của ông (từ
câu 131 đến câu 184).
Phần năm: miêu tả nỗi đau khổ u uất của nhà thơ, muốn tìm bạn để chia sẻ (từ câu 185 đến câu
257).
Phần sáu: sự mâu thuẫn giữa việc đi và ở (từ câu 258 đến câu 333).
Phần bảy: Niềm ao ước đi chu du thiên hạ của tác giả nhưng vẫn quyến luyến không rời xa nước
Sở (từ câu 334 đến câu 369).
Phần cuối: Lời vãn, nhà thơ nguyện chết cho lý tưởng của mình (Còn lại).


Trong khi đó bản dịch thứ hai chỉ chia tác phẩm làm hai phần: Phần một từ đầu đến câu “Khởi
dư tâm chi khả trừng”, trước tự thuật gia thế, cuộc đời; phần hai vô cùng kỳ ảo lãng mạn nhưng
tràn đầy tinh thần yêu nước.
Cách phân chia của bản dịch thứ nhất tỉ mỉ hơn, giúp người đọc dễ nắm bắt tiết tấu hơn so với

bản dịch thứ hai.
3.

Nội dung:

Bản dịch thứ nhất đã tiếp cận tác phẩm theo hai hướng rõ rệt, đó là về nội dung và nghệ thuật. Về
nội dung, Ly Tao thể hiện ước cải tổ chính trị cứu nước Sở đang suy vong, thể hiện tinh thần
hăng hái đi trước mở đường của Khuất Nguyên. Đó là ước mơ biến nước Sở thành một quốc gia
hùng mạnh và đỉnh cao là đi đến thống nhất Trung Quốc. Đây cũng chính là ước mơ của cả nhân
dân Trung Quốc lúc bấy giờ. Ly Tao đã biểu hiện cao nhất tư tưởng yêu nước cao nhất đương
thời, đồng thời thể hiện tinh thần kiên trì với lý tưởng, không chịu khuất phục với những thế lực
đen tối xấu xa bỉ ối, qua đó chỉ trích tập đoàn thống trị. Đây chính là tính phê phán hiện thực sâu
sắc của tác phẩm.
Trong bản dịch thứ hai cùng đồng nhất quan điểm về nội dung, đó là Ly Tao phản ánh sự phẫn nộ
của Khuất Nguyên đối với nền chính trị thối nát đen tối của nước Sở cũng như lòng nhiệt ái cố
quốc, nguyện hết lòng cống hiến vì nó mà không thành của tác giả, đồng thời thể hiện nỗi ai oán
của nhà thơ khi gặp phải cảnh bị đãi ngộ bất công. Cả bài thơ khổ đau tê tái, tình cảm vô cùng
mãnh liệt, tạo nên sự trở đi trở lại trong thơ.
4.

Chủ đề tác phẩm:

Bản dịch thứ hai cho rằng chủ đề của tác phẩm là lòng ái quốc trung quân, đem tình cảm nam nữ
không suôn sẻ để tỉ dụ với sự xa lánh giữa vua với tôi, cụ thể là lòng trung của Khuất Nguyên
với Sở Hoài Vương không được trọng dụng. Ông đã nhiều lần khuyên Sở Hoài Vương nên học
tập thánh hiền đời trước, trừ bỏ kẻ gian thần, dùng kẻ hiền năng.
5.

Lý tưởng mỹ chính và cảm nhận về thân thế.


Theo Khuất Nguyên, cần coi trọng pháp lệnh của chế độ, sửa sang pháp độ phù hợp với xu
hướng phát trển của lịch sử, thậm chí ông sẵn sàng tuẫn thân vì lý tưởng “mỹ chính” của mình.
Ly Tao còn có giá trị phê phán hiện thực sâu sắc, bi thán thê thiết về thân thế bất hạnh nhưng
hình tượng nhân vật trữ tình thì kiên trinh cao khiết.
6.

Ý tượng hương thảo và mỹ nhân:

Mỹ nhân là tỉ dụ quân vương hoặc tự ví, hương thảo là vật tượng trưng độc lập thể hiện sự cao
khiết về phẩm đức và nhân cách của tác giả và mặt khác cũng là đối lập với loài cỏ hôi, tượng
trưng cho cuộc đấu tranh chính trị cả hai bên, qua đó tạo nên hệ thống tỉ dụ tượng trưng phức tạp
nhưng tinh diệu, khiến cho thơ ca kín đáo uyển chuyển mà sinh động.


Ngoài ra cũng phải nhắc đến chi tiết “cầu nữ” trong chuyến “lên trời xuống đất” của nhà thơ, nó
tượng trưng cho sự mong ngóng có được minh quân hiền thần, đồng thời thể hiện Khuất Nguyên
tuy trong cơn tuyệt vọng nhưng vẫn không từ bỏ lý tưởng chính trị của mình.
Bản dịch thứ hai đã đi sâu vào các chi tiết trong tác phẩm để lý giải sự tồn tại của nó, qua đó thể
hiện được toàn bộ cuộc đời và tâm lý của nhà thơ khi trải qua thăng trầm. Đó là mối liên hệ giữa
‘hương thảo mỹ nhân” với “Cầu nữ”, “cửu Ca”… – những ý tượng văn học nguyên thủy trong
văn hóa dân gian nước Sở được Khuất Nguyên miêu tả hiện thực, giúp ông thâm nhập vào môi
trường thần thoại cổ đại hoặc tôn giáo nguyên thủy, thông qua đó thể nghiệm tính tự do và tình
cảm nồng cháy siêu việt siêu hiện thực.
7.

Hình thức và ngôn ngữ trong Ly Tao.

So với Thi Kinh với đặc điểm chỉnh tề, ngay ngắn mà điển nhã, thì các tác phẩm của Khuất
Nguyên với “Tao thể”, hình thức lại rất mới mẻ, sinh động, tự do, so le dài ngắn. Hình thức này
xây dựng dựa trên cở sở học tập văn học dân gian, dùng chữ “hề” ở giữa hoặc cuối câu. Ly tao

cũng tiếp thu khá nhiều phương ngôn nước Sở, góp phần tăng cường tính hình tượng và tính sinh
động của thơ ca, tạo nên sự biến hóa của kiểu câu, kết hợp kiểu câu này với Sở thanh làm nên sự
uyển chuyển nhẹ nhàng linh hoạt, rất thích hợp với việc biểu đạt các loại tình cảm và ngữ khí
khác nhau. Sở ngữ còn làm cho Ly Tao có sắc thái địa phương nồng đượm, tăng thêm hơi thở
cuộc sống.
Về điểu này, bản dịch thứ hai và bản dịch thứ nhất cũng có những quan điểm đồng nhất. tuy
nhiên bản dịch thứ hai còn hơi sơ sài và các vấn đề chưa được nêu lên rõ nét.
Phần ba: Diễn biến của Sở Từ và địa vị của Khuất Nguyên.
1.

Các tác giả Sở từ:

Có thể kể đến như Tống Ngọc, Đường Lặc, Cảnh Sai “đều thích Sở từ và nổi tiếng về phú; song
họ đều chỉ học theo lời lẽ nhẹ nhàng của Khuất Nguyên, chứ rốt cuộc không ai dám can gián
thẳng” (Khuất Nguyên Giả sinh liệt truyện sách Sử Ký). Trong đó có thể kể đến Tống Ngọc với
các tác phẩm như: Cửu biện, Cao Đường phú, Thần Nữ phú…
2.

Tấm gương đời sau về sức mạnh nhân cách của Khuất Nguyên.

Khuất Nguyên có những ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với hậu thế. Thiên Khuất Nguyên Giả
sinh liệt truyện sách Sử ký của Tư Mã Thiên đánh giá rất cao phẩm chất con người và từ phú của
Khuất Nguyên: “Văn của ông ngắn gọn, lời lẽ kín đáo, chí khí của ông cao khiết, đức hạnh thanh
liêm, văn ông tuy nói những điều nhỏ bé, nhưng ý nghĩa lại rất lớn, việc tuy gần nhưng nghĩa lại
sâu xa, chí ông cao khiết, nên hay nói đến cái thơm tho của sự vật. Đức hạnh ông thanh liêm, nên
chết mà vẫn không dung vụng về của mình. Ông như con ve thoát xác ra khỏi nước đục trong
đám bùn lầy, để trôi nổi bên ngoài chốn trần ai, không bị dây bụi bẩn của đời, quả là người trong
bùn mà không bị dây bẩn. Suy cái chí ấy thì dù ông tranh sáng cùng mặt trời mặt trăng cũng có
thể được”.



Ảnh hưởng của Khuất Nguyên, đó là từ tiết tháo rèn giũa không ngừng, riêng biệt độc đáo của
ông, đồng thời là tinh thần dũng cảm giữ vững chân lý trong nghịch cảnh, dám chống lại thế lực
thống trị đen tối. Cảnh ngộ mà ông gặp phải là cảnh ngộ mà văn nhân kẻ sĩ chính trực thời phong
kiến của Trug Quốc phổ biến trải qua, vì thế tinh thần của ông nhận được sự đồng tình rộng rãi,
có thể cảm hóa hậu sĩ.
Khuất Nguyên do tình cảm ái quốc ưu phẫn sâu sắc của mình, đặc biệt là tinh thần ngoan cường
bất khuất phê phán hiện thực, vì lý tưởng đã sớm đột phá những nguyên tắc xử thế minh triết bản
thân, ôn nhu đôn hậu của Nho gia, tăng thêm chí khí thâm trầm mà cứng cỏi mãnh liệt cho văn
hóa Trung Quốc, bồi dưỡng dũng khí cho kẻ sĩ Trung Quốc chủ động gánh vác trách nhiệm lịch
sử. Đó là đóng góp to lớn của Khuất Nguyên và từ phú của ông đối với tinh thần dân tộc.
3.

Ảnh hưởng của hình thức nghệ thuật Sở Từ.

Sở Từ đã sáng tạo ra dạng thức thi ca mới, cả câu và kết cấu đều tự do và biến hóa hơn so với
Thi Kinh, vì thế bộc lỗ tình cảm và xây dựng hình tượng nghê thuật đạt hiệu quả cao hơn. Về
kiểu câu, Sở Từ chủ yếu là tạp ngôn, đột phá kiểu câu tứ ngôn truyền thống. Về ngôn ngữ và
miêu tả, sở từ giỏi tô vẽ, hình dung, từ ngữ phong phú, rất coi trọng mỹ thức bên ngoài, đây
chính là điều kiện cho sự ra đời của thể phú đời Hán.
Sở từ thể hiện rất rõ nét tinh thần khí chất lãng mạn. Đó là sự sôi nổi phóng khoáng của tình cảm,
sự truy cầu đối với lý tưởng, sự đột hiện hình tượng nhân vật trữ ình, sự kỳ ảo của tưởng
tượng… thông qua đó tạo nên những bức tranh hùng vĩ tráng lệ. Những tác gia chịu ảnh hưởng
đời sau có Lý Bạch, Lý Hạ…
Thứ ba là thủ pháp tượng trưng với ý tượng hương thảo mỹ nhân. Nó là sự kế thừa và phát triển
đối với thủ pháp tỉ hứng của Thi kinh, nội hàm càng thêm phong phú và càng có ma lực nghệ
thuật.Năng lực sáng tác trác việt của Khuất Nguyên đã kết hợp ý tượng hương thảo mỹ nhân
cùng với cảnh ngộ cuộc đời, tinh thần nhân cách và kinh lịch tình cảm làm tăng thêm tinh thần
hiện thực, đầy đủ và được người đời sau càng thêm ủng hộ.
KẾT LUẬN:

Thông qua việc đọc và so sánh hai bản dịch: một bản do Dư Quan Anh chủ biên và một tập do
Viên Hành Bái chủ biên, có thể thấy rằng có sự khác nhau về phương pháp tiếp cận các phương
diện của một vấn đề văn học. Có thể tóm tắt bằng một số điểm sau:
Thứ nhất, nếu như cuốn thứ nhất do thời gian viết cách đây đã lâu, cách tiếp cân vấn đề thường
bắt đầu từ trình bày bối cảnh lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội của từng giai đoạn, từng thời kỳ,
bởi theo quan điểm hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc thì chắc chắn kinh tế, chính
trị của một thời đại bao giờ cũng chi phối trực tiếp đến thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả,
và cả thời đại và tác giả sẽ chi phối nội dung và hình thức văn chương. Tuy nhiên, theo quan
điểm mới hiện nay, các bộ văn học sử Trung Quốc hiện đại đã không tuân thủ logic máy móc
như thế, mà trái lại họ soi sáng văn học bằng các sự kiện văn hóa. Ðây cũng là một điểm mới. Có
thể nói họ không còn đặt dấu nối mật thiết giữa văn học sử với xã hội sử; bởi thế, ở những
chương tổng luận, mục tiêu họ chú ý là các loại hình nhà văn và các hệ hình văn hóa đã góp phần


sinh tạo quan niệm nghệ thuật của từng loại hình. Do đó, có thể thấy nhóm Viên Hành Bái đã
tiếp cận vấn đề theo quan điểm hiện đại: Phần đầu trình bày bối cảnh chính trị văn hóa sản sinh
ra Sở Từ thông qua việc trình bày sự giao thoa dung hợp nhiều loại văn hóa và tình hình chính trị
nước Sở thời kỳ cuối Chiến Quốc, chính điều này, đặc biệt là nguồn gốc của các bài dân ca, ngôn
ngữ nước Sở mới chính là yếu tố tạo nên tinh thần của thể Từ. Yếu tố văn hóa không mang tính
chất chung chung mà mang một đặc trưng nhất định, được trình bày tường tận theo quan điểm
lịch sử.
Rõ ràng đặt văn học trên cái nền của văn hóa là phát hiện đúng môi trường hữu cơ của nó, qua đó
dễ dàng nhận ra không phải bản chất xã hội, bản chất giai cấp mà bản chất thẩm mỹ, chiều sâu tư
tưởng nghệ thuật của văn chương. Trước đây người ta thường nhầm khi cho rằng khi gắn liền
văn học với lịch sử mà không bóc tách nội dung , nội dung xã hội của thơ văn chỉ có giá trị đối
với nhà văn học sử khi chúng là một hình tượng thông báo thẩm mỹ. Điểu này quy định các bước
đi cụ thể trong phân tích trào lưu, tác gia, tác phẩm.
Thứ hai, các nhà phân tích văn học hiện đại đã không phân tích tác giả theo lối chia đôi: nội dung
tách rời nghệ thuật, mà phân tích quyện lẫn vào nhau, trong đó, nội dung xã hội của tác phẩm
nằm ẩn sau những thành tựu về thể loại, những đóng góp về nghệ thuật ngôn từ của tác giả. Ta có

thể thấy sự khác biệt này qua cách trình bày vấn đề của nhóm Viên Hành Bái khi nói đến đặc
điểm phê phán xã hội trong tác phẩm Ly Tao, nội dung tác phẩm đi liền với nghệ thuật, đó là tư
tưởng trung quân ái quốc, lý tưởng mỹ chính và cảm nhận về thân thế, hình tượng nhân cách cao
khiết kiên trinh, hương thảo mỹ nhân mang tính tượng trưng và ý cảnh, hình thức và ngôn ngữ
mang tính đổi mới, kết hợp hài hòa điêu luyện mà uyển chuyển, sinh động.
Thứ ba, Bộ Trung Quốc văn học sử do Viên Hành Bái Chủ biên, in lần thứ nhất 1999, lần thứ sáu
2001, có cách viết khác hẳn khi chỉ nói đến văn học Trung Quốc như những gì trước nay đã thừa
nhận (không có văn học các dân tộc thiểu số chen lẫn), đặt văn học dân gian ra ngoài văn học sử
(trừ Kinh thi vốn định hình văn bản từ rất sớm, thần thoại, được hiểu như là ngọn nguồn của văn
học viết, và dân ca Nam Bắc triều vốn được văn bản hóa trong sách vở sưu tập nhạc phủ của
Triều đình và sự khu biệt sắc thái trữ tình giữa chúng có ảnh hưởng khác biệt đến văn học viết
đời sau rõ rệt). Về chỗ này Viên Hành Bái hoàn toàn thống nhất với Dư Quán Anh, Lưu Ðại Kiệt
và nhiều nhà nghiên cứu khác như Trịnh Chấn Ðạc, Tiền Chung Thư, coi thời kỳ văn học truyền
thống và thời kỳ văn học bắt đầu chịu ảnh hưởng của phương Tây là hai đối tượng loại biệt trong
văn học sử, đòi hỏi sự vận dụng quy luật để soi sáng cho hai tiến trình cũng không thể giống
nhau.



×