Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

THI CA TRUNG HOA cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.74 KB, 3 trang )

THI CA TRUNG HOA CỔ ĐẠI.
Nếu nói về nền văn học lâu dài và liên tục nhất thì quả Trung Hoa xứng đáng đứng ở
ngôi vị sáng giá nhất trong nền văn học sử thế giới. Mặc dù, là một quốc gia luôn luôn
sôi động bởi những biến cố chính trị, song không vì vậy mà làm suy sụp đi nền văn học
ở đất nước rộng lớn có lắm biến cố này.
Kể từ khi nhà Chu lập quốc ven theo lưu vực sông Hoàng Hà, đến nay ngót trên ba
nghìn năm lịch sử, nền văn học đất nước này đều đặn nẩy nở và vươn lên dù đã phải
trải qua bao nỗi thăng trầm của lịch sử...
Ngày nay Trung Hoa thường tự hào có cả một kho tàng văn học vô giá, và một khối trữ
lượng thi ca gần như bất tận, đó chính là loại thi ca dân gian có trước Kinh Thi - về sau
được thu thập lại bởi các quan lo về lễ nhạc của vương triều "phổ nhạc cho thơ", mục
đích làm phong phú thêm âm điệu và làm tăng thêm giá trị về nội dung của nó. Tuy có
lâu đời, song le các triều đại kế tiếp sau đó sáp nhập các câu ca dao trước và trong thời
nhà Chu vào chung một tổng tập Kinh Thi, tức tổng tập thi ca đầu tiên của Trung Hoa.
Như đã nói ở đoạn trên Thi ca dân gian xuất hiện ngay thời kỳ kinh Thi ra đời, có nghĩa
trước cả thời Đông Chu, thời kỳ văn tự còn chưa có, việc phổ biến chỉ bằng cách truyền
khẩu. Ca dao đa phần đều có tính trữ tình nên có phần phong phú về âm điệu.
Nhờ vào lời lẽ trong ca từ truyền lại mà chúng ta mới lần ra đầu mối biết được phần
nào về đời sống của người xưa. Như chúng ta được biết từ hình thức đến nội dung của
những bài thi ca dân gian vừa đơn giản, vừa chất phác, chân thành, lại vừa nói lên tình
tiết của một dân tộc... Như bài "Kích Nhưỡng Ca" xuất hiện từ ngay thời thượng cổ
được ghi lại trong Đế Vương Thế Kỷ:
Nhật xuất nhi tác
Nhật nhập nhi tức.
Tạc tỉnh nhi ẩm,
Canh điền nhi thực,
Đế lực ư ngã
Hà hựu tai.
Đó là một bức tranh thật đơn giản nhưng mô tả một cách chân thành:
"Khi mặt trời mọc lên thì làm việc, (đến) khi mặt trời lặn thì nghỉ. Đào lấy giếng mà
uống, cày ruộng lấy mà ăn... (Trông đợi) đức vua giúp ta? (chuyện ấy) không hề có."


Có nhiều tranh cãi về bài ca dao bất hủ này, có người cho rằng nó xuất hiện từ thời đế
Nghiêu - thuở người dân sống trong cảnh trong êm ngoài ấm, đất nước không có mối
hiềm thù, oán hận, cũng chẳng có chiến tranh, ngút ngàn khói lửa... Sách Thi tử đã mô
tả cảnh đất nước thanh bình đó trong bài "Nam Phong Ca" - mô tả cảnh vua Thuấn đàn
Ngũ Huyền Cầm ca bài Nam Phong - mà các nhà biên khảo tìm thấy hình ảnh này


trong Khổng Tử Gia ngữ:
Nam phong chi huân hề,
Khả dĩ giải ngô dân chi uẩn hề,
Nam phong chi thời hề,
Khả dĩ phụ ngô dân chi tài hề.
Đây là một bài ca dao khó lòng tìm thấy được ở các lời ca dao khác nói lên cảnh thanh
bình:
"Mùi thơm của gió Nam (đó) hề, có thể làm nguôi ngoai được lòng buồn giận của dân
ta; (Có) gió Nam (đưa lại) thích thời (đó) hề, có thể làm cho tài sản của dân ta phong
phú thêm..."
Trong thi ca bình dân của Trung Hoa cho chúng ta thấy lắm bức tranh tuyệt tác như bài
"Ngũ Tử Chi Ca" mà ta đọc được trong Ngụ Cổ Văn Thượng Thư, hoặc như bài Cát
Thiên Thị Chi trong Lã Thị Xuân Thu hoặc bài Lạp Từ của Y kỳ thị:
Thổ phản kỳ trạch
Thủy quy kỳ hát.
Côn trùng vô tác,
Thảo mộc quy kỳ trạch.
Đất (kia) lại trở về mồ, nước (đó) thì trở lại vũng sâu, côn trùng không hề phá, còn thảo
mộc trở về với ao hồ.
Bài ca dao này, chúng ta thấy được nếp sống của người thời cổ đại... Hình ảnh ấy nói
lên đời sống ấm êm trong cảnh thanh bình, no ấm... Tuy nhiên, đất nước Trung Hoa
không phải lúc nào cũng tợ mảnh gương trong của mặt nước hồ thu khôn gợn sóng, lúc
nào cũng thanh bình, thịnh trị! Không phải vậy. Đất nước rộng mênh mông này không

còn liên tục có cuộc sống như các đời vua Nghiêu,Thuấn... để cùng nhau đàn ca nhảy
múa như trong bài "Cất Thiên Thị Chi Ca" ghi lên hình ảnh ba người xúm lại sờ cái đuôi
trâu, đan tay cùng nhảy múa nói lên tinh thần vui hưởng cảnh thái bình của người thời
cổ đại nữa... mà bắt đầu đi vào cảnh chiến tranh, chết chóc...
Trước tiên các dân ca cổ truyền tụng trong dân chúng như "Dân Ca Cổ Hung Nô" mà
sách Hán Thư đã ghi lại hình ảnh của những cô gái vừa lo sợ nhan sắc của mình bị
mất mát đi, vừa lo cho đàn gia súc mình mất đi phần đông đảo nữa:
Vong ngã Yên chi sơn
Sử ngã phụ nữ vô nhan sắc,
Vong ngã ki liên sơn
Sử ngã lục súc bất phiền túc.
Đánh mất đi núi Yên Chi của chúng tôi, khiến cho nhan sắc của người phụ nữ chúng tôi
đâu còn nữa. Đánh mất núi Ki Liên sơn của chúng tôi, đã làm cho đàn gia súc của


chúng tôi bớt đi phần đông đảo.
Từ dòng thi ca bình dị phát xuất từ trong lòng dân gian và chính quần chúng đã quảng
bá, gìn giữ để biến thành một kho tàng văn học vô giá. Ca dao chính là loại thi ca trữ
tình chứng tỏ rằng mọi thứ văn học có tính ngôn ngữ làm rung động lòng người đều bắt
nguồn ở thi ca. Vậy thi ca là âm hưởng tiêu biểu cho rung động của trái tim. Ta có thể
tìm thấy trong bài Đại tự cho rằng "Thi ca là lối thoát của chí; đó là nói khi nó còn ở tâm,
nhưng khi mà phát ra rồi thì được gọi là "thi"; tỉnh động bên trong mà xuất hiện bởi lời
nói, khi mà lời nói không đủ diễn tả cho nên phát ra ta thán, ta thán mà không đủ trở
nên ca vịnh, ca vịnh không đủ ắt sẽ đưa đến chân tay phải múa may quay cuồng... (Thi
giả, chi chi sở chi dã. Tại tâm vi chí, phát ngôn thi vị. Tỉnh động ư trung nhi hình ư ngôn,
ngôn chi bất túc cổ ta thán chi, ta thán chi bất túc cố vịnh ca chi, vịnh ca chi bất túc bất
tri thủ chi vũ chi, túc chi đạo chi dã.)
Và Chu Hy cũng đã nói: "Con người khi mới sinh ra đã vốn tĩnh, ấy đó là tính trời. Cảm
xúc vật mà động bởi chưng vì cái dục của tính. Than ôi! đã có cái dục (trong tâm) ắt
không thể không suy tư, mà khi đã suy tư thì ắt không thể không thể không nói ra (cái ý

tưởng của mình), đã nói ra thì ắt nói chẳng cùng, đến phải phát xuất ở tự ta vịnh thán,
thì không tránh phải còn vận dụng âm hưởng tiết tấu tự nhiên... không sao dứt được...
Ấy là nguồn thơ đó vậy.
(Nhân sinh chi tĩnh, thiên chi tính dã, cảm ư vật nhi động, tính chi dục dã. Phù kỳ hữu
dục hỷ, tắc bất năng vô tư, ký hữu tư hỷ, tắc bất năng vô ngôn, ký hữu ngôn hỷ, tắc
ngôn chi sở bất năng tận nhi phát ư tư ta vịnh thán chi dư giả, tất hựu tự nhiên chi âm
hưởng tiết tấu nhi bất năng dĩ yên, thử thi chi sở tác dã.)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×