Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đề 6 sinh học thầy thịnh nam(bộ đề số 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.47 KB, 19 trang )

Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />ĐỀ SỐ 6
Câu 1: Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây là
A. Nito trong không khí và trong đất.

B. Nito tự do trong không khí.

C. Nito trong nước.

D. Nito trong đất.

Câu 2: Trong cơ thể, hệ nào sau đây có vai trò điều chỉnh hoạt động của các hệ khác?
A. Hệ thần kinh và hệ nội tiết.

B. Hệ bạch huyết và hệ da.

C. Hệ bạch huyết và hệ nội tiết.

D. Hệ tim mạch và hệ cơ.

Câu 3: Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng là
A. Dựa vào điều kiện giữ nước trong đất và thời tiết.
B. Dựa vào nhu cầu nước của cây, điều kiện giữ nước trong đất và thời tiết.
C. Tưới nhiều nước cho cây.
D. Dựa vào nhu cầu nước của cây.
Câu 4: Khi thở ra, không khí qua các phần của đường hô hấp theo trật tự:
A. các phế nang, khí quản, phế quản, hầu, mũi.
B. các phế nang, phế quản, khí quản, hầu, mũi.
C. các phế nang, phế quản, khí quản, mũi, hầu.
D. phế quản, các phế nang, khí quản, hầu, mũi
Câu 5: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ


bản có đường kính
A. 2 nm.

B. 30 nm.

C. 11 nm.

D. 300 nm.

Câu 6: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1
cặp tính trạng tương phản sau đó cho F1 tự thụ hoặc giao phấn thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân
tính:
A. 1 : 1 :1 :1.

B. 1:1.

C. 1:2:1.

D. 3 : 1.

Câu 7: Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen
đồng hợp tồn tại trong quần thể là:
A. 50%

B. 75%

C. 25%

D. 87,5%


Câu 8: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
A. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nucleoxom → cromatit.
B. phân tử ADN → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → cromatit.
C. phân tử ADN → nucleoxom → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → cromatit.
D. phân tử ADN → sợi cơ bản → nucleoxom → sợi nhiễm sắc → cromatit.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 9: Cơ quan thoái hoá là
A. cơ quan chưa phát triển lúc còn non sau đó phát triển mạnh ở cơ thể trưởng thành.
B. cơ quan phát triển lúc còn non sau đó tiêu giảm ở tuổi trưởng thành.
C. cơ quan phát triển đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
D. cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
Câu 10: Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái
Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là
A. prôtêin và sau đó là ARN.

B. prôtêin và sau đó là ADN.

C. ADN và sau đó là ARN.

D. ARN và sau đó là ADN.

Câu 11: Đối với cá rô phi nuôi ở Việt Nam, khoảng nhiệt độ 5,60C đến 420C được gọi là
A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.

B. khoảng chống chịu.

C. khoảng thuận lợi.


D. khoảng ức chế.

Câu 12: Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết:
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
C. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
D. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
Câu 13: Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH
trong quang hợp?
A. Diệp lục a, b.

B. Diệp lục a.

C. Diệp lục b.

D. Diệp lục a, b và carotenoit.

Câu 14: Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?
A. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và (tĩnh mạch) không có mạch nối.
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
C. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
D. Vì tốc độ máu chảy chậm.
Câu 15: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển
những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì một tế bào vi khuẩn E. coli này sau
4 lần phân bào liên tiếp sẽ tạo ra bao mạch ADN mới được tổng hợp ở vùng nhân hoàn toàn
chứa N14?
A. 30.

B. 8.


C. 32.

D. 16.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 16: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp tương
đồng số 3 và số 5. Biết giảm phân diễn ra bình thường không có trao đổi chéo. Theo lí thuyết
tỉ lệ giao tử không mang đột biến trong tổng số giao tử tạo ra là
A. 1/4.

B. 1/2.

Câu 17: Cơ thể mang kiểu gen

C. 3/4.

D. 1/8.

AB
Dd , mỗi gen qui định một tính trạng lai phân tích có
ab

hoán vị gen với tần số 20% thì tỉ lệ kiểu hình ở con lai là:
A. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1.

B. 4 : 4 : 4 : 4 : 1 : 1 : 1 : 1.

C. 9 : 9 : 3 : 3 : 1 : 1.


D. 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 18: Tiến hoá nhỏ là
A. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của giới.
B. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của lớp.
C. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của bộ.
D. quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
Câu 19: Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên
A. Giới hạn phát triển của sinh vật.
B. Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.
C. Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.
D. Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường.
Câu 20: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi
dưới tác động của con người.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh
vật sản xuất.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái
trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
D. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và một số loài vi sinh vật.
Câu 21: Thành phần nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp?
I. Stroma.

II. Grana.

III. Lizoxom.

IV. Tilacoit

V. Lưới nội chất

Số phương án đúng là
A. 1

B. 2

C. 4

D. 3


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 22: Nhịp tim của thú có khối lượng nhỏ nhanh hơn thú có khối lượng cơ thể lớn vì:
A. Động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng,..từ môi
trường.
B. Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn, nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng
nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển
hóa.
C. Động vật càng nhỏ hiệu quả trao đổi chất càng thấp, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu
cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.
D. Động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập
nhanh hơn.
Câu 23: Một cá thể có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb, trong đó A, B là các NST có
nguồn gốc từ bố còn a, b là các NST có nguồn gốc từ mẹ. Giả sử có 304 tế bào sinh dục của
cá thể này thực hiện giảm phân hình thành tinh trùng, trong đó 40 tế bào xảy ra trao đổi chéo
tại 1 điểm chỉ ở 1 cặp NST Aa, 72 tế bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm chỉ ở 1 cặp NST Bb.
Các tế bào sinh tinh còn lại xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở đồng thời 2 cặp NST Aa và Bb.
Biết rằng không có đột biến mới xảy ra, quá trình giảm phân diễn ra bình thường, số lượng
tinh trùng mang cả 2 NST có nguồn gốc từ mẹ không có trao đổi chéo là
A. 104.


B. 38.

C. 152.

D. 26.

Câu 24: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy
định màu thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định
mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của
nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực
thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các ruồi thu được ở F1, ruồi có kiểu hình thân
đen, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết,
tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh cụt, mắt đỏ ở F1 là
A. 11,25%

B. 60,0%

C. 22,0%

D. 7,5%.

Câu 25: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Có
bao nhiêu nguyên nhân mô tả về hiện tượng cách li trước hợp tử?
(1) Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
(2) Nếu có giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
(3) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365

Hoặc vào link sau để đăng ký />(4) Con lai được tạo ra có sức sống kém nên bị đào thải.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 26: Cho các mối quan hệ sau:
(1) Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
(2) Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
(3) Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
(4) Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
(5) Chim sáo đậu trên lưng trâu.
(6) Kiến và cây kiến.
(7) Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh?
A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ chốt.

(2) Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một lí
do nào đó.
(3) Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác,
duy trì sự ổn định của quần xã.
(4) Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự
có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
(5) Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
(6) Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có vai trò
quan trọng so với các loài khác.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 28: Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:
(1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />(4) Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các
nước đang phát triển.
(5) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên.
A. 5


B. 3

C. 2

D. 4

Câu 29: Một loài sinh vật có số nhóm liên kết bằng 10. Cho các phát biểu sau:
(1) Do đột biến NST, bộ NST có 22 NST nên đây là dạng đột biến thể ba kép.
(2) Do đột biến NST, bộ NST có 19 NST nên đây có thể là dạng đột biến thể một.
(3) Do đột biến NST, bộ NST có 18 NST nên đây có thể là dạng đột biến thể một kép hoặc
đột biến thể không.
(4) Do đột biến NST, bộ NST có 30 NST nên đây có thể là dạng đột biến tam bội.
Số kết luận đúng là:
A. 2

B. 1

C. 4

D. 3

Câu 30: Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và chủ yếu là prôtêin histon.
(2) Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử
histon.
(3) Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật.
(4) Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.
(5) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Chọn câu trả lời đúng:
A. 3


B. 5

C. 4

D. 2

Câu 31: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a
quy định hoa trắng. Cho các cây hoa tím (P) lai với cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử, F1 thu
được kiểu hình phân ly theo tỷ lệ 11 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. Có những nhận xét nào
sau:
(1) F1 có 3 kiểu gen quy định cây hoa tím.
(2) F1 có tỷ lệ phân li kiểu gen là 2:2:1
(3) Trong số những cây hoa tím F1cây hoa tím có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 50%
(4) Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn, xác suất thu được hoa trắng ở đời con là 13,6 %.
(5) Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn, xác suất thu được hoa tím dùng làm giống ởđời con
là 54%.
Số nhận xét đúng:


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
A. 4

B. 3

C. 1

D. 2


Câu 32: Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen, các gen
phân li độc lập cùng qui định một tính trạng. Cho hai cây (P) thuần chủng khác nhau về cả
hai cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cơ thể đồng hợp tử lặn về cả hai
cặp gen, thu được Fa. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào
điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ kiểu hình sau đây, có tối
đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của Fa?
(1) Tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

(2) Tỉ lệ 3 : 1.

(3) Tỉ lệ 1 : 1.

(4) Tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1.

(5) Tỉ lệ 1 : 2 : 1.

(6) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 33: Ở một loài thực vật, xét các tế bào sinh hạt phấn có kiểu gen Aa BD//bd. Nếu quá
trình giảm phân tạo các tiểu bào tử xảy ra hoán vị ở cặp B và D; đồng thời ở 1 số tế bào xảy
ra sự không phân ly ở cặp BD//bd trong giảm phân I, mọi diễn biến khác của quá trình giảm
phân đều bình thường. Số loại giao tử đột biến tối đa được tạo ra từ các tế bào sinh hạt phấn

nói trên là?
A. 7

B. 5

C. 10

D. 4

Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 1 cặp gen quy định, tính trạng hình
dạng quả do 1 cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với
cây hoa vàng, quả bầy dục thuần chủng thu được F1 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho các cây
F1 tự thụ phấn, thu được F2 có cây hoa đỏ, quả bầu dục chiếm tỉ lệ 9%. Biết rằng diễn biến
trong giảm phân ở bên đực và cái như nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận
đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen.
(2) Ở F2, số cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng chiếm 16%.
(3) F2 có 4 loại kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Câu 35: Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu
được F1gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được
đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho

cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được
F3. Có bao nhiêu kết luận đúng sau đây?


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />(1) Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả
bầu dục là 1/12
(2) Tỷ lệ kiểu hình ở F3 là 2:6:1
(3) Tỷ lệ đồng hợp ở F3 là: 1/6
(4) Số loại kiểu gen ở F3 là 9
(5) Các cây F3 cho quả dẹt đều có hai cặp gen dị hợp.
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 36: Ở một loài động vật, khi cho lai 2 nòi thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen,
cánh ngắn thì ở F1 nhận được toàn thân xám, cánh dài. Khi cho lai giữa con đực và con cái
F1 thì ở F2 thu được tỉ lệ phân tính: 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn. Biết rằng
các gen nằm trên NST thường. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn.
(2) F1 có kiểu gen dị hợp.
(3) Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1.
(4) Lai phân tích F1 đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
(5) Chỉ có thể giải thích là do các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng 1 NST và liên
kết hoàn toàn với nhau.
A. 3


B. 4

C. 2

D. 5

Câu 37: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A,a và B,b cùng quy định. Hình
dạng quả do một gen có 2 alen quy định, alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen
d quy định quả bầu. Cho biết bố mẹ đều thuần chủng khác nhau ba cặp gen tương phản, đời
F1 đều xuất hiện cây hoa đỏ, quả tròn. Tiếp tục cho F1 giao phấn, thu được F2 kết quả sau:
738 cây hoa đỏ, quả tròn; 614 cây hoa hồng, quả tròn; 369 cây hoa đỏ, quả bầu; 124 cây hoa
hồng, quả bầu; 123 cây hoa trắng, quả tròn. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu
sau:
(1) Tính trạng màu sắc hoa được di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của hai cặp gen
không alen.
(2) Gen quy định hình dạng quả phải liên kết không hoàn toàn với một trong hai gen quy định
màu sắc hoa.
(3) Có hiện tượng hoán vị gen với tần số 20%.
(4) kiểu gen của F1 có thể là Aa

Bd
Ad
hoặc Bb
bD
aD


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 38: a+, b+, c+ và d+ là các gen trên NST thường phân ly độc lập, điều khiển chuỗi tổng
hợp sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ dưới đây:

Các alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a, b, c và d. Người ta tiến
hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể không màu có
kiểu gen aabbccdd và thu được cn lai F1. Vậy, khi cho các cá thể F1 lai với nhau, thì tỷ lệ cá
thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không màu và màu nâu là bao nhiêu?
A. 27/64 và 37/256.

B. 33/64 và 27/64.

C. 37/64 và 27/256.

D. 37/64 và 27/64.

Câu 39: Ở mèo gen quy định màu lông nằm trên NST X .Gen D lông đen ,gen d lông hung,
Dd lông tam thể .Quần thể cân bằng có mèo đực lông hung chiếm 20% tổng số mèo đực.Theo
lý thuyết phát nào sau đây đúng:
(1) cấu trúc di truyền quần thể là: Giới đực: 0,8XDY : 0,2XdY; Giới cái: 0,64XDXD :
0,32XDXd : 0,04Xd Xd
(2) Quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng 320 con.
(3) Số lượng mèo đực lông đen gấp 5 lần mèo cái lông đen.

(4) Số lượng mèo đực lông hung bằng số lượng mèo cái lông hung.
A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của
một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng III.15 và
III.16 sinh con không mang gen gây bệnh là
A. 1/3.

B. 7/18.

C. 7/15.
Đáp án

D. 31/36.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
1-A

2-A


3-B

4-B

5-C

6-C

7-D

8-C

9-D

10-D

11-A

12-B

13-B

14-A

15-A

16-A

17-B


18-D

19-C

20-B

21-B

22-B

23-A

24-A

25-C

26-B

27-C

28-D

29-D

30-A

31-C

32-B


33-D

34-C

35-B

36-B

37-A

38-C

39-C

40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án A
Nguồn chủ yếu cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là nito trong đất, nito trong không khí ở dạng
liên kết ba bền vững cây không hấp thụ được
Câu 2: Đáp án A
Trong cơ thể, hệ thần kinh và hệ nội tiết có vai trò điều chỉnh hoạt động của các hệ khác
Câu 3: Đáp án B
Cơ sở khoa học của tưới tiêu hợp lí cho cây là:
+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
Câu 4: Đáp án B
Câu 5: Đáp án C
Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc, chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều ngang
2 nm. Phân tử ADN quấn quanh khối prôtêin histon tạo nên các nuclêôxôm.

Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một đoạn ADN chứa 146 cặp
nuclêôtit 1(3/4)vòng. Giữa hai nuclêôxôm kế tiếp nhau là một đoạn ADN và 1 phân tử histon.
Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có chiều ngang 11 nm.
Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30 nm.
Sợi nhiễm sắc lại xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có chiều ngang khoảng 300 nm.
Sợi có chiều ngang 300 nm xoắn tiếp thành cromatit có chiều ngang khoảng 700 nm.
Nhiễm sắc thể tại kỳ giữa ở trạng thái kép có 2 cromatit nên chiều ngang có thể đạt tới
1400nm.
Câu 6: Đáp án C
F1: Aa
=> F2: 1 AA : 2 Aa : 1 aa
=> Tỉ lệ phân tính 1 : 2 : 1 vì đây là trường hợp trội không hoàn toàn.
Câu 7: Đáp án D


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Quần thể tự phối ban đầu có 100% Aa
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn → kiểu gen dị hợp ( Aa) giảm còn 1/(2^3)
Kiểu gen dị hợp = 100% × 1/8 = 12,5%
Kiểu gen đồng hợp = 100% - 12,5% = 87,5%
Câu 8: Đáp án C
- Phân tử ADN mạch kép chiều ngang 2nm, quấn 1vòng (chứa 146 cặp nuclêotit) quanh khối
prôtêin (8 phân tử histon) tạo nên nuclêôxôm.
- Các nuclêôxôm nối với nhau bằng 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histôn tạo nên chuỗi
nuclêôxôm chiều ngang 11 nm gọi sợi cơ bản. Tiếp tục xoắn bậc 2 tạo sợi nhiễm sắc 30nm.
Xoắn tiếp lên 300nm và xoắn lần nữa thành cromatit 700nm (1nm = 10-3 micromet).
Câu 9: Đáp án D
Cơ quan thoái hoá là cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành, mất dần chức
năng ban đầu, tiêu giảm dần, chỉ để lại 1 vài vết tích.
VD: dấu tích xương chậu ở trán, ruột thừa ở người, di tích nhụy ở hoa đực cây đu đủ...

Câu 10: Đáp án D
Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân
tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là ARN và sau đó là
ADN.
ARN xuất hiện trước ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim.
Câu 11: Đáp án A
Câu 12: Đáp án B
Câu 13: Đáp án B
Diệp lục a (nằm trong trung tâm phản ứng) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng
ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.
- Diệp lục b: có chức năng truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a.
* Carôtenôit: gồm carôten và xantôphyl (sắc tố đỏ, da cam, vàng) có chức năng hấp thụ năng
lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng theo sơ đồ: carôtenôit →diệp
lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
Câu 14: Đáp án A
Hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở do không có mao
mạch. Máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể, trộn lẫn với các tế
bào, tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 15: Đáp án A
Phân tử ADN ban đầu có 2 mạch mang N15. Khi chuyển sang môi trường có N14thì những
mạch mới được tổng hợp sẽ mang N4.
Mỗi vi khuẩn ở vùng nhân có một phân tử ADN dạng vòng. Khi 1 vi khuẩn phân bào 4 lần
thì có nghĩa là 1 ADN nhân đôi 4 lần.
Do đó, số phân tử ADN tạo ra là: 24 = 16.
=> Số mạch đơn mới được tổng hợp mang N14 = 16x2 – 2 = 30.
Câu 16: Đáp án A
Giả sử 2 cặp NST tương đồng số 2 và số 5 là AaBb trong đó a và b là các NST mang đột biến

cấu trúc còn A, B là các NST bình thường.
Vậy tỉ lệ giao tử không mang đột biến AB là: 1/2 x 1/2 = 1/4.
Câu 17: Đáp án B
Trong phép lai phân tích, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con chính là tỉ lệ giao tử ở cơ thể mang
kiểu hình trội.
AB//ab giảm phân xảy ra hoán vị gen với tần số 20% thì tạo ra tỉ lệ giao tử là 4 : 4 : 1 : 1.
Dd giảm phân tạo ra tỉ lệ giao tử là 1 : 1.
Vậy cơ thể AB//ab Dd giảm phân tạo ra tỉ lệ giao tử là (4 : 4 : 1 : 1) x (1 : 1)
Đây chính là tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con.
Câu 18: Đáp án D
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành
loài mới. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian
lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Kết quả của quá trình tiến hóa
nhỏ là sự xuất hiện loài mới.
Câu 19: Đáp án C
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó
sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Giới hạn sinh thái nói lên giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.
Ví dụ như giới hạn phản ứng của cá rô phi VN với nhiệt độ:
Giới hạn sinh thái từ 5.6 độ - 42 độ.
Câu 20: Đáp án B
A, C, D đúng.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />B sai vì Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có thể là chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh
vật sản xuất hoặc mùn bã hữu cơ.
Câu 21: Đáp án B
Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong
lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng

lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ
thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang
hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.
Vậy trong các thành phần trên, có 2 thành phần III. V không thuộc cấu trúc lục lạp.
Câu 22: Đáp án B
Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút
- Động vật có khối lượng càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại động vật có khối
lượng càng lớn thì tim đập càng chậm
- Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn →

nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh

càng nhiều → bù lại lượng nhiệt đã mất các quá trình chyển hóa vật chất tăng lên →tim đập
nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể
Câu 23: Đáp án A
Những tế bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở 1 cặp thì tỉ lệ tinh trùng mang cả 2 NST có
nguồn gốc từ mẹ không có trao đổi chéo là:

1 1 1
 
2 4 8

Những tế bào xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp thì tỉ lệ tinh trùng mang cả 2 NST có
nguồn gốc từ mẹ không có trao đổi chéo là:

1 1 1
 
4 4 16

Số lượng tinh trùng mang cả 2 NST có nguồn gốc từ mẹ không có trao đổi chéo là:

1
1
1
× 40 × 4 + × 72 × 4 +
× (304 - 40 - 72) × 4 = 104.
8
8
16

Câu 24: Đáp án A
Câu 25: Đáp án C
Có thể hiểu cách li trước hợp tử là sự ngăn cản hình thành nên hợp tử.
Vậy các nguyên nhân mô tả về hiện tượng cách li trước hợp tử là: 1, 3, 5, 6.
Câu 26: Đáp án B


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Quan hệ cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi
cho nhau. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi nhau
cả 2 đều chết.
Xét các mối quan hệ của đề bài:
1. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu: Đây là mối quan hệ cộng sinh, vi khuẩn nốt sần
Rhizobium là loại trực khuẩn hình que, hảo khí, gram âm, không sinh nha bào, có tiên mao
nmọc theo kiểu đơn mao hoặc chu mao, có khả năng di động được. Khuẩn lạc có màu đục,
nhày, lồi, có kích thước 2 – 6 mm. Tế bào Rhizobium có kích thước 0,5 - 0,9 x 1,2 – 3,2 .
Chúng thích ứng ở pH = 6,5 – 7,5, độ ẩm 60 – 70%, nhiệt độ 28 – 30. Vi khuân Rhizobium
chứa enzim nitroengaza cố định nito khí trời cho cây họ đậu. Ngược lại, cây họ đậu cung cấp
chất hữu cơ cho vi khuẩn nốt sần
Về quan hệ giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu đã được nghiên cứu rất nhiều, chúng tạo
thành một thể sinh lý hoàn chỉnh, khi tách rời, khả năng đồng hóa nitơ phân tử không còn.

2. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ: Đây là mối quan hệ hội sinh chứ không phải
cộng sinh. Trong mối quan hệ này cây phong lan chỉ lấy nước, còn không lấy chất dinh
dưỡng từ cây thân gỗ và sử dụng cây gỗ như là một giá thể để bám vào, còn cây gỗ không có
lợi cũng không có hại.
3. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác, sau đó nó vô tình hất trứng của con khác đi,
do vậy đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm chứ không phải mối quan hệ cộng sinh.
4. Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y: Đây là mối quan hệ cộng sinh.
5. Chim sáo đậu trên lưng trâu: Đây là mối quan hệ hợp tác chứ không phải cộng sinh. Trong
mối quan hệ này, cả 2 loài đều có lợi nhưng đây không phải là mối quan hệ bắt buộc. Sáo
thường đậu trên lưng trâu, bắt chấy rận để ăn.
6. Kiến ăn lá và cây: Đây là quan hệ cộng sinh.
7. Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô: Đây alf quan hệ cộng sinh, vi khuẩn lam
sống dưới lớp biểu mô của san hô, hến biển, giun biển... khi quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn
bổ sung cho các động vật này.
Vậy có 4 mối quan hệ là quan hệ cộng sinh: 1, 4, 6, 7
Câu 27: Đáp án C
Xét các phát biểu của đề bài:


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Phát biểu 1: Nếu vì một lí do nào đó mà loài ưu thế bị mất đi thì loài sẽ thay thế là loài chủ
chốt. Phát biểu này sai vì loài thứ yếu mới đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này
suy vong vì nguyên nhân nào đó chứ không phải loài chủ chốt.
Phát biểu 2: Loài ngẫu nhiên có thể thay thế cho một nhóm loài khác trong quần thể khi
nhóm này suy vong vì một lí do nào đó. Phát biểu này đúng vì khi môi trường sống bị thay
đổi làm cho nhóm loài ưu thế bị suy vong, một loài ngẫu nhiên nào đó trong quần xã thích
nghi với điều kiện môi trường mới, do đó nó sinh trưởng và phát triển nhanh, chiếm số lượng
lớn, dần dần thay thế cho loài ưu thế trước đó.
Phát biểu 3: Nhóm loài ưu thế là loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các
loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Phát biểu này sai vì loài ưu thế có tần suất xuất hiện

và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Còn loài
chủ chốt mới có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn
định của quần xã.
Phát biểu 4: Nhóm loài ngẫu nhiên là nhóm loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp,
nhưng sự có mặt của chúng lại làm tăng mức đa dạng cho quần xã. Phát biểu này đúng.
Phát biểu 5: Vai trò của nhóm loài chủ chốt là quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Phát biểu này sai vì loài chủ chốt là một hoặc một vài loài nào đó (thường là vật ăn thịt đầu
bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của
quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quần xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ
rơi vào trạng thái mất cân bằng. Còn loài ưu thế mới có vai trò quyết định chiều hướng phát
triển của quần xã.
Phát biểu 6: Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một vài quần thể, có thể có số lượng nhiều và có
vai trò quan trọng so với các loài khác. Phát biểu này sai vì loài đặc trưng chỉ có ở một quần
xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong
quần xã so với các loài khác.
Vậy có 2 phát biểu đúng là các phát biểu: 2, 4
Câu 28: Đáp án D
Để nâng cao chất lượng cuộc sống thì cần đảm bảo sự đa dạng sinh học, khai thác các tài
nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, đảm bảo phát triển bền vững...
Trong các nguyên nhân của đề bài: Các nguyên nhân 1, 2, 3, 4 làm suy giảm chất lượng cuộc
sống của con người


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />(5) là nguyên nhân nâng cao chất lượng cuộc sống, do xây dựng ngày càng nhiều các khu
bảo tồn thiên nhiên nhằm đảm bảo sự đa dạng sinh học.
Vậy có 4 nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Câu 29: Đáp án D
1 sai. Số nhóm gen liên kết bằng 10 → n = 10; 2n = 20. Bộ NST có 3 NST chưa chắc đã là
thể ba kép 2n + 1 + 1 mà có thể là thể bốn: 2n + 2.

2 đúng. Bộ NST là 19 → 2n – 1 dạng thể một
3 đúng. Bộ NST là 18 có thể là 2n – 1 – 1 hoặc 2n – 2.
4 đúng. Bộ NST có 30 NST (3n) đây là dạng đột biến tam bội.
Câu 30: Đáp án A
Lời giải chi tiết
(1) Đúng, thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và protein histon.
(2) Sai, mỗi nuclêôxôm gồm 1 đoạn ADN gồm 146 cặp nuclêôtit.
(3) Đúng, nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật. Vì làm thay đổi cấu trúc
nhiễm sắc thể dẫn đến mất cân bằng hệ gen, thường biểu hiện ngay ra kiểu hình.
(4) Đúng, lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra. Vì lặp đoạn nhiễm
sắc thể làm tăng số lượng bản sao của gen dẫn đến tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra. (5)
Sai, ADN là vật chất di truyền cấp độ phân tử.
(Xem mục I bài 5 SGK cơ bản 12)
(5) sai vì Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào chứ không phải phân tử.
Vậy có 3 đáp án đúng.
Câu 31: Đáp án C
Câu 32: Đáp án B
Câu 33: Đáp án D
BD//bd ở đây sẽ có 4 trường hợp:
+) không có hoán vị và không đột biến cho BD ; bd
+) không có hoán vị và có đột biến cho BD bd ; O
+) có hoán vị và không có đb cho BD; Bd;bD;bd
+) có hoán vị và có đb cho BD bd ; BD Bd; BD bD; Bd bd; bD bd; Bd bD
tổng cho 11 loại giao tử trong đó giao tử đb có 7 loại.
Xét cặp Aa giảm phân bình thường cho 2 loại là A và a
=> tổng cho 7.2=14 loại giao tử đb


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 34: Đáp án C

Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả bầy dục thuần chủng
thu được F1 100% cây hoa đỏ, quả tròn → Hoa đỏ, quả tròn là các tính trạng trội.
Quy ước: A: hoa đỏ, a: hoa vàng, B: quả tròn, b: quả bầu dục.
Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có cây hoa đỏ, quả bầu dục (A-bb) chiếm tỉ lệ 9%
→ Câu hoa vàng, bầu dục (aabb) chiếm tỉ lệ: 25% - 9% = 16% = 40%ab .40%ab
Giao tử ab = 40% > 25% → Đây là giao tử sinh ra do liên kết → F1: AB/ab, f hoán vị =
100% - 2.40% = 20%.
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) đúng.
(2) đúng. Ở F2, số cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng = tỉ lệ cây hoa vàng, quả bầu dục =
16%.
(3) đúng. F2 có 4 loại KG đồng hợp về cả 2 cặp gen: AB/AB; Ab/Ab; aB/aB, ab/ab
(4) sai vì F1 xảy ra hoán vị với tần số 20%.
→ Có 3 phát biểu đúng là: 1, 2, 3.
Câu 35: Đáp án B
P dẹt x bầu dục
F1 100% dẹt
F1 x đồng hợp lặn -> Fb: 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục
Tổng số tổ hợp G = 4 vậy cơ thể dẹt, bầu dục trên do 2 cặp gen quy định, kết quả hiện tượng
di truyền tương tác gen bổ sung
A-B- = dẹt; A-bb = aaB- = tròn, aabb: dẹt
F1 x F1: 9 A-B -: 3 A-bb: 3aaB-: 1 aabb
Trong số câu F2 quả tròn: 1/6aaBB: 2/6 aaBb : 1/3 AAbb: 2/6 Aabb
Xét tỉ lệ giao tử mỗi bên bố hoặc mẹ: 1/3 Ab: 1/3aB: 1/3 ab
F3 tỉ lệ kg: 1/9 AAbb: 2/9AaBb: 2/9 Aabb:1/9aaBB: 2/9aaBb: 1/9aabb
Kiểu hình 2 A-B-: 6 (aaB-: A-bb): 1 aabb
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) sai vì Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu
hình quả bầu dục (aabb) là 1/9
(2) đúng. Tỷ lệ kiểu hình ở F3 là 2:6:1.

(3) sai vì Tỷ lệ đồng hợp ở F3 là: 3/9 = 1/3.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />(4) sai vì số loại kiểu gen ở F3 là 6
(5) đúng. Các cây F3 cho quả dẹt đều có hai cặp gen dị hợp (luôn có kiểu gen AaBb)
→ Có 2 kết luận đúng là 2, 5.
Câu 36: Đáp án B
Câu 37: Đáp án A
- Xét sự di truyền màu sắc hoa: F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ hoa đỏ : hoa hồng: hoa trắng ≈
9: 6: 1. Tính trạng màu sắc hoa được di truyền theo quy luật tương tác bổ sung của hai cặp
gen không alen.
Ta có F1: AaBb (hoa đỏ) x AaBb (hoa đỏ)
F2: 9A-B- : 9 hoa đỏ
3A-bb : 3 hoa hồng
3aaB-: 3 hoa hồng
1aabb: 1 hoa trắng
- Xét sự di truyền hình dạng quả: F2 phân li tỉ lệ 3 quả tròn : 1 quả bầu. Tính trạng hình dạng
quả được di truyền theo quy luật phân li.
Ta có F1: Dd (quả tròn) x Dd (quả tròn)
- Xét kết hợp sự di truyền cả hai tính trạng: Nếu cả 3 cặp gen phân li độc lập thì F2 phải xuất
hiện tỉ lệ kiểu hình (9:6:1) x (3:1)= 27: 9: 18: 6: 3: 1.
Nhưng tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 theo đề bài cho ≈ 6: 5: 3: 1: 1, F2 xuất hiện 16 kiểu tổ
hợp giao tử đực và cái của F1, F1 tạo 4 kiểu giao tử với tỉ lệ bằng nhau. Chứng tỏ gen quy
định hình dạng quả phải liên kết hoàn toàn với một trong hai gen quy định màu sắc hoa.
Xác định kiểu gen của F1:
F2 xuất hiện tỉ lệ 6: 5: 3: 1: 1 trái với tỉ lệ thông thường nên các gen đã liên kết theo vị trí đối
Vì vai trò của gen A và gen B là như nhau nên kiểu gen của F1 có thể là Aa Bd//bD hoặc Bb
Ad//aD
Vậy các phát biểu 1, 2, 4 đúng.

(3) sai vì ở đây không xảy ra hoán vị gen.
Câu 38: Đáp án C
Người ta tiến hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen a+a+b+b+c+c+d+d+ với một cá thể
không màu có kiểu gen aabbccdd → F1 có kiểu gen: a+ab+bc+cd+d
Xét phép lai F1: a+ab+bc+cd+d x a+ab+bc+cd+d
F2 kiểu hình màu nâu (a+-b+-c+-dd) chiếm tỉ lệ: 3/4 * 3/4 *3/4*1/4 = 27/256


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />F2 kiểu hình màu đen (a+-b+-c+-d+-) chiếm tỉ lệ: 3/4 * 3/4 *3/4*3/4 = 81/256
F2 kiểu hình không màu chiếm tỉ lệ: 1 – 27/256 – 81/256 = 37/64
Câu 39: Đáp án C
Quần thể cân bằng di truyền đực lông hung XdY = 0,2 → Xd = 0,2 → XD = 0,8 → XDY =
0,8
Cấu trúc quần thể ở ♀ XDXD = 0,8 ^2 = 0,64 ; XDXd = 0,8 × 0,2 × 2 = 0,32 ; XdXd = 0,2^2
= 0,04
(1) cấu trúc di truyền quần thể là: Giới đực: 0,8XDY : 0,2XdY; Giới cái: 0,64XDXD :
0,32XD Xd : 0,04Xd Xd → 1 đúng
(2) Quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng 320 con → đúng. Mèo tam thể chỉ có
ở con cái => Tỉ lệ mèo tam thể là: 200 x 1/2 x 0,32 = 320 con.
(3) Số lượng mèo đực lông đen gấp 5 lần mèo cái lông đen → sai, mèo ♂ đen = 0,8, ♀ đen =
0,64 (gấp 1.25 lần)
(4) Số lượng mèo đực lông hung bằng số lượng mèo cái lông hung→ sai, ♂ hung = 0,2 ; ♀
hung = 0,04
Câu 40: Đáp án C
Ta thấy I.5 và I.6 bình thường trong khi II.13 bị bệnh nên ra rút ra kết luận. Bệnh do gen lặn
nằm trên NST thường quy định
Quy ước: A – Bình thường, a – bị bệnh.
Vì III.14 bị bệnh nên III.15 có thể có kiểu gen


1
2
AA : Aa
3
3

Vậy khi người số III.15 tạo ra giao tử thì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là
Người số II.11 có kiểu gen Aa; người số II.12 có thể có kiểu gen
=> Người số III.16 có thể có kiểu gen

2
1
A: a
3
3

1
2
AA : Aa
3
3

2
3
AA : Aa .
5
5

Vậy khi người số III.16 tạo giao tử thì tỷ lệ giao tử có thể tạo ra là
Vậy khả năng sinh ra cơ thể không mang gen gây bệnh (AA) là


7
3
A: a .
10 10

2 7
7
  .
3 10 15



×