Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đề 19 sinh học thầy thịnh nam(bộ đề số 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.88 KB, 16 trang )

Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 19
Câu 1: Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtít có số nuclêôtít T chiếm 20%. Số nuclêôtít mỗi loài
trong phân tử ADN này là
A. A = T = G = X = 1500.

B. A = T = 600; G = X = 900.

C. A = T = G = X = 750.

D. A = T = 900; G = X = 600.

Câu 2: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở
A. sự thay đổi số lượng lá trên cây.

B. sự thay đổi số lượng quả trên cây.

C. sự thay đổi kích thước của cây.

D. sự thay đổi màu sắc lá cây.

Câu 3: Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen
đánh dấu
A. để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận được dễ dàng.
B. vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C. để có thể biết được các tế bào có ADN tái tổ hợp.
D. để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.
Câu 4: Ở ngô, sự có mặt kiểu gen A-B- quy định cây cao, các kiểu gen còn lại quy định cây
thấp; gen D quy định hạt đỏ, d- hạt trắng và các gen không alen này nằm trên các NST khác
nhau. Khi lai hai giống ngô thuần chủng cây cao, hạt trắng và cây thấp, hạt đỏ với nhau được F1
dị hợp tử về 3 cặp gen. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, tỉ lệ cây thân cao, hạt đỏ F2 là


A. 56,255.

B. 32,81%.

C. 14,1%

D. 42,19%.

Câu 5: Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì
A. chọn lọc tự nhiên sẽ chọn các alen lặn có lợi cho bản thân sinh vật.
B. alen lặn thường nằm trong tổ hợp gen thích nghi.
C. giá trị thích nghi của các alen lặn cao hơn các alen trội.
D. alen lặn có thể tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử.
Câu 6: Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,4AA : 0,2aa : 0,4Aa. Biết rằng các cá thể dị
hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử.
Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì
tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là
A. 12.5%.

B. 6,25%.

C. 50%.

Câu 7: Đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa với tiến hóa, vì
A. tạo ra các thể đột biến có sức sống và khả năng sinh sản cao.
B. tạo ra các alen đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

D. 25%.



Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
C. tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa.
D. tham gia vào cơ chế cách li dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn
có chiều:
A. không có chiều nhất định

B. 5’ → 3’

C. cả 2 mạch của ADN

D. 3’ → 5’

Câu 9: Phát triển của cơ thể động vật bao gồm:
A. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh
hình thái các cơ quan và cơ thể.
B. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phân hoá tế bào.
C. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan
và cơ thể.
D. Các quá trình liên quan mật thiết với nhau là phân hoá tế bào và phát sinh hình thái các cơ
quan và cơ thể.
Câu 10: Các yếu tố chi phối quá trình sinh tinh trùng và trứng?
A. Hệ thần kinh.

B. Các yếu tố môi trường.

C. Hệ nội tiết.

D. Hệ nội tiết, hệ thần kinh, các yếu tố môi trường.


Câu 11: Một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. Kiểu tăng trưởng.

B. Kích thước.

C. Mật độ.

D. Thành phần loài.

Câu 12: Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã làm thí nghiệm gọi là phép lai phân tích.
Có nghĩa là
A. lai một cơ thể mang tính trạng lặn với một cơ thể mang tính trạng lặn.
B. lai một cơ thể mang tính trạng trội với một cơ thể mang tính trạng lặn.
C. lai hai cơ thể mang tính trạng bất kì với nhau.
D. lai một cơ thể mang tính trạng trội với một cơ thể mang tính trạng trội.
Câu 13: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể
sinh vật theo chu kì?
(1) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng.
(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua
làm cá chết hàng loạt


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />
A. 3.

B. 2.


C. 4.

D. 1.

Câu 14: Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng:
(1) Chọn lọc tự nhiên.

(2) Đột biến.

(4) Ngẫu phối.

(5) Giao phối ngẫu nhiên. (6) Các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 3.

B. 5.

(3) Di-nhập gen.

C. 2.

D. 4.

Câu 15: Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, xét các kết luận sau đây:
(1) Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu
sinh.
(2) Mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì được gọi là nhân tố hữu
sinh.
(3) Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi

trường.
(4) Những nhân tố vật lí, hóa học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu
sinh.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
B. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở
D. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở
Câu 17: Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?
(1) Làm đa dạng vốn gen quần thể.
(2) Là nhân tố tiến hóa định hướng.
(3) Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp.
(4) Làm biến đổi tần số alen chậm chạp, nhưng nhanh hơn đột biến.
A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.


Câu 18: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể
trong điều kiện môi trường thay đổi.
B. Khi điều kiện thuận lợi, mật độ trung bình, tốc độ tăng trưởng của quần thể có thể đạt cực
đại.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />C. Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định theo thời
gian.
D. Phân bố đồng đều thường gặp tđiều kiện sống phân bố đều và khi có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 19: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây
cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1?
A. Aabb × AAbb.

B. AaBb × AaBb.

C. aaBb × AaBb.

D. Aabb × aaBb.

Câu 20: Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; Trên mạch một
của gen có X = A + T. Gen bị đột biến điểm hình thành nên alen a, alen a có ít hơn A 3 liên kết
hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là
A. 1582.

B. 904.

C. 1581.


D. 678.

Câu 21: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn;
gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây có kiểu
gen dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn đời con thu được 3600 cây, trong đó có 144 cây có kiểu
hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số
bằng nhau.
Theo lí thuyết, số cây ở đời con có kiểu hình hạt dài, chín muộn là bao nhiêu?
A. 826 cây.

B. 628 cây.

C. 576 cây.

D. 756 cây.

Câu 22: Điều nào không đúng khi nói về sinh sản của động vật?
A. Động vật lưỡng tính sinh ra cả hai loại giao tử đực và cái.
B. Động vật đơn tính chỉ sinh ra một loại giao tử đực hoặc cái.
C. Động vật đơn tính hay lưỡng tính chỉ có hình thức sinh sản hữu tính.
D. Có động vật có cả hai hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
Câu 23: Đặc điểm không phải là khó khăn gặp phải khi nghiên cứu di truyền người là
A. người chín sinh dục muộn, số lượng con ít, đời sống của một thế hệ kéo dài.
B. không thể áp dụng phương pháp phân tích di truyền như ở các sinh vật khác.
C. con người sống di chuyển, thông minh nên biết tránh tất cả các tác động từ môi trường.
D. không thể áp dụng phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí, hóa học, sinh học.
Câu 24: Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật tạo hạt.
B. Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.

C. Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />D. Cơ thể thực vật ra hoa.
Câu 25: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân
thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Các cặp gen này nằm
trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp tử về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả
tròn thu được đời con phân li theo tỉ lệ: 310 cây thân cao, quả tròn : 190 cây thân cao, quả dài :
440 cây thân thấp, quả tròn : 60 cây thân thấp, quả dài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Tần số
hoán vị giữa hai gen nói trên là
A. 24%.

B. 12%.

C. 36%.

D. 6%.

Câu 26: Cho những quan niệm học thuyết Đacuyn:
(1) Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của
sinh vật.
(2) Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa
(3) Biến dị đồng loạt là các cá thể trong cùng một loài có những biến đổi giống nhau trước điều
kiện ngoại cảnh.
(4) Biến dị đồng loạt là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.
Có bao nhiêu quan niệm đúng?
A. 2.

B. 3.


C. 1.

D. 4.

Câu 27: Cho các nhận định sau:
(1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
(2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
(3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước.
(4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.
Số nhận định đúng trong các nhận định trên là:
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 28: Các phát biểu đúng khi nói về đột biến gen
(1) Đột biến xôma được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
(2) Đột biến tiền phôi thường biểu hiện ngay ra kiểu hình khi bị đột biến.
(3) Đột biến giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
(4) Đột biến xô ma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu
hiện ra kiểu hình.
A. 1,2,3.

B. 2,3,4

C. 1,3,4.


D. 3, 4.

Câu 29: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quần thể sinh vật?


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />(1) Mật độ cá thể không ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
(2) Tỉ lệ giới tính đặc trưng cho từng loài và không thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cá
thể.
(3) Mật độ cá thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng không ảnh hưởng đến khả năng tử
vong của cá thể.
(4) Mật độ cá thể đặc trưng cho từng loài sinh vật và không thay đổi theo mùa.
(5) Kích thước quần thể thường tỉ lệ nghịch với kích thước của cơ thể sinh vật.
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 1.

Câu 30: Có 2 quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 750 cá thể, trong đó tần số A là
0,6. Quần thể thứ hai có 250 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2
di cư vào quần thể 1 thì ở quần thể mới, alen A có tần số là:
A. 0,5

B. 0,55

C. 1


D. 0,45

Câu 31: Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp
gen thì được gọi là dòng thuần. Dòng thuần có các đặc điểm:
(1) Có tính di truyền ổn định.
(2) Không phát sinh các biến dị tổ hợp.
(3) Luôn mang các gen trội có lợi.
(4) Thường biến đồng loạt và theo một hướng.
Số phương án đúng là
A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 32: Khi đề cập đến đột biến chuyển đoạn NST, có các nội dung sau:
(1) Có thể liên quan đến nhiều NST khác nhau cùng đứt đoạn, sau đó trao đổi đoạn đứt với nhau.
(2) Các đoạn trao đổi có thể xảy ra trong một cặp NST nhưng phải khác chức năng như NST X
và Y.
(3) Chuyển đoạn thường xảy ra giữa các cặp NST không tương đồng, hậu quả làm giảm sức sống
của sinh vật.
(4) Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp hai NST trao đổi cho nhau các đoạn không tương
đồng.
Có bao nhiêu nội dung đúng khi cập đến đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
A. 4.

B. 1.


C. 3.

D. 2.

Câu 33: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành
rất nhiều?


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />A. Vì sống trong môi trường phức tạp.
B. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
C. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.
D. Vì có nhiều thời gian để học tập.
Câu 34: Sau đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ:
(1) Tóc xoăn trội hơn tóc thẳng.
(2) Mắt 2 mí trội hơn mắt 1 mí.
(3) Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.
(4) Bệnh mù màu do gen trội nằm trên NST Y quy định.
(5) Bệnh bạch tạng di truyền liên kết với giới tính.
(6) Bệnh mù màu do 2 gen nằm trên cùng một NST quy định.
Có bao nhiêu kết quả đúng?
A. 3.

B. 2.

C. 5.

D. 4.


Câu 35: Số đáp án đúng :
(1) Men đen đã tiến hành phép lai kiểm chứng ở F3 để kiểm chứng giả thuyết đưa ra
(2) Men đen cho rằng các cặp alen phân ly độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao
tử
(3) Sự phân ly độc lập của các cặp NST dẫn đến sự phân ly độc lập của các cặp alen
(4) Các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau
(5) Trao đổi chéo là một cơ chế tạo biến dị tổ hợp, tạo nên nguồn biến dị không di truyền cho
tiến hóa
(6) Các gen được tập hợp trên cùng một nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau nên giúp duy trì
sự ổn định của loài
(7) Bệnh động kinh do đột biến điểm gen trong ti thể
A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

Câu 36: Cho các phát biểu sau:
I. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước
của tế bào hạt đậu.
II. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn mở.
III. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
IV. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.
Số phương án đúng là


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />

A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 0.

Câu 37: Cho các thông tin:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
(3) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
(4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN
(5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
(6) Xảy ra ở cả thực vật và động vật.
Trong 6 thông tin nói trên có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST
và đột biến lệch bội dạng thể một?
A. 4.

B. 2.

C. 1.

D. 3.

Câu 38: Một loài động vật có 2n = 8 nhiễm sắc thể (NST) (mỗi cặp NST gồm một chiếc có
nguồn gốc từ bố và một chiếc có nguồn gốc từ mẹ). Nếu trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng
có 40% số tế bào xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở cặp NST số 1; 8% số tế bào xảy ra trao đổi
chéo tại một điểm ở cặp NST số 3; cặp NST số 2 và số 4 không có trao đổi chéo. Theo lí thuyết,
loại tinh trùng mang tất cả các NST đều có nguồn gốc từ bố chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

A. 4.75%.

B. 5,25%.

C. 3,25%.

D. 0,25%.

Câu 39: Thực hiện phép lai ở gà: Gà mái lông đen với gà trống lông xám thu được 100% F1 lông
xám . Cho F1 tạp giao được F2 có tỉ lệ kiểu hình 25% gà mái lông xám: 25% gà mái lông đen : 50
% gà trông lông xám. Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định. Trong các kết luận
nào sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Chỉ có ở gà mái lông xám mới biểu hiện hoàn toàn
(2) Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen
(3) Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính
(4) Gà trống F2 có 2 kiểu gen
(5) Cho các gà trống F2 giao phối với gà mái lông xám theo lý thuyết đời con cho kiểu lông đen
25%
A. 3.

B. 0.

C. 2.

D. 1.

Câu 40: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực
phẩm:
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.



Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án
1-B

2-D

3-C

4-D

5-D

6-A

7-D

8-D


9-A

10-D

11-D

12-B

13-B

14-A

15-A

16-A

17-C

18-C

19-C

20-C

21-D

22-C

23-C


24-B

25-A

26-B

27-A

28-D

29-D

30-B

31-D

32-C

33-C

34-A

35-B

36-A

37-B

38-A


39-A

40-C

Câu 1: Đáp án B
Ta có: T = A = 20%. → A = T = 0,2 × 3000 = 600 nucleotide.
Theo nguyên tắc bổ sung A = T ; G = X → %G = %X = 30%.
Vậy số nucleotide trong phân tử DNA: G = X = 0,3 × 3000 = 900; A = T = 600.
Câu 2: Đáp án D
Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở sự thay đổi màu
sắc lá cây
Câu 3: Đáp án C
Khi chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, ta rất khó nhận biết được tế bào nào đã nhận
được ADN tái tổ hợp, tế bào nào không nhận được. Để làm được điều này, các nhà khoa học
phải chọn thể truyền có gen đánh dấu. Nhờ có các gen đánh dấu, người ta có thể nhận biết
được các tế bào có ADN tái tổ hợp, vì sản phẩm của các gen đánh dấu có thể dễ dàng nhận
biết bằng các kĩ thuật nhất định
Câu 4: Đáp án D
F1 x F1: AaBbDd x AaBbDd.
Tỉ lệ cây thân cao, hạt đỏ A_B_D_ là: 3/4 x 3/4 x 3/4 = 27/64 = 42,19%.
Câu 5: Đáp án D
Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể
tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp tử, không biểu hiện ra kiểu hình nên không bị đào
thải
Câu 6: Đáp án A
Ta có Aa=0,5.0,5.0,4 = 0,1


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365

Hoặc vào link sau để đăng ký />→ sau 1 thế hệ tự thụ ta có : AA = 0,4+0,1 x 0,5 = 0,45; Aa = 0,1; aa = 0,2 + 0,1.0,5 = 0,25.
→ khi đó có Aa = 0,1 : (0,1+0,45+0,25)=0,125
Câu 7: Đáp án D
Nội dung D đúng.
Nội dung A sai. Đột biến cấu trúc NST thường làm giảm sức sống và khả năng sinh sản của
thể đột biến.
Nội dung B sai. Đột biến gen mới tạo ra các alen mới.
Nội dung C sai. Đột biến cấu trúc NST không tạo ra biến dị tổ hợp.
Câu 8: Đáp án D
Câu 9: Đáp án A
Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và
phát sinh hình thái cơ thể
Ví dụ: Nòng nọc lớn, đứt đuôi và trở thành ếch con
Câu 10: Đáp án D
Câu 11: Đáp án D
Câu 12: Đáp án B
Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menden làm thí nghiệm gọi là phép lai phân tích. Lai một
cơ thể mang tính trạng trội với một cơ thể mang tính trạng lặn nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ
thể mang tính trạng trội. Nếu đời sau đồng tính về kiểu gen và kiểu hình thì cơ thể đem lai
phân tích có kiểu gen thuần chủng. Nếu đời sau có sự phân tính thì cơ thể đem lai không
thuần chủng
Câu 13: Đáp án B
Nội dung (2) và (4) đúng
Câu 14: Đáp án A
Câu 15: Đáp án A
Nội dung (2) và (3) đúng
Câu 16: Đáp án A
Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở là các phản ứng liên quan đến sức
trương nước, thuộc ứng động không sinh trưởng → Loại B, C, D.
Câu 17: Đáp án C

Câu 18: Đáp án C


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều
kiện sống của môi trường.
Câu 19: Đáp án C
A. (1 : 2 : 1) x (1 : 2 : 1) = 1 : 2 : 1 : 2 : 4 : 2 : 1 : 2 : 1.
B. (1 : 1) x (1 : 1) = 1 : 1 : 1 : 1.
C. (1 : 1) x (1 : 2 : 1) = 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1.
D. 1 x 1 = 1.
Câu 20: Đáp án C
Số nucleotit mỗi loại của gen A:
- Tổng số liên kết hidro của gen là: 2Agen + 3Ggen = 6102.
mà Agen = A2 +T2, Ggen = G2+X2 → 2Agen + 3Ggen = 2.(A2 +T2) + 3(G2+X2) = 6102.
- Theo bài ra trên mạch 2 có: X2 = 2A2 = 4T2 → X2 = 4T2, A2 = 2T2
Trên mạch 1 có: X1 = A1 + T1 mà A1 = T2 và T1 = A2 nên X1 = T2+ 2T2 = 3T2. Vì X1 = G2
nên G2 = 3T2
- Nên ta có: 2(2T2 + T2) + 3(3T2 + 4T2) = 6102.
→ T2 = 226.
Agen = A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2 = 3.226 = 678.
Ggen = G2 + X2 = 4T2 + 3T2 = 7T2 = 7.226 = 1582.
Số nucleotit mỗi loại của gen a: Vì đột biến làm giảm 3 liên kết hidro và đây là đột biến điểm
nên suy ra đột biến mất 1 cặp G-X.
Vậy số nucleotit loại G của gen a giảm đi 1 so với gen A
G = 1582 - 1 = 1581.
Câu 21: Đáp án D
Quy ước kiểu gen: A – hạt dài, a – hạt tròn, B – chín sớm, b – chín muộn.
Tỉ lệ kiểu hình hạt tròn, chìn muộn (aabb) chiếm tỉ lệ là: 144 : 3600 = 0,04.
Do hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng nhau.

Nên tỉ lệ cây hạt dài, chín muộn (A_bb) chiếm tỉ lệ: 0,25 – 0,04 = 0,21.
Vậy số cây hạt dài, chín muộn là: 3600 x 0,21 = 756.
Câu 22: Đáp án C
Khi tiến hành nghiên cứu di truyền người:
- Khó khăn :


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />+ Con người là sinh vật bậc cao nên những đặc điểm sinh lí của con người phức tạp hơn, khó
theo dõi hơn tất cả các loài động vật, thực vật khác.
+ Ở người, bộ NST 2n = 46 với số lượng gen lớn (khoảng 25000 gen), tổ chức cấu trúc di
truyền phức tạp
+ So với nhiều loài động vật khác thì con người đẻ ít hơn, rụng trứng sinh dục muộn,sinh sản
chậm
+ Thời gian sống và thời gian sinh trưởng của con người đều rất dài so với các động vật thí
nghiệm
+ Không thể áp dụng các thí nghiệm lai ở SV đối với con người, không thể áp dụng phương
pháp gây đột biến bằng các tác nhân lí, hóa học, sinh học.
Câu 23: Đáp án C
Câu 24: Đáp án B
Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ thể thực vật. Trong các quá
trình nêu trên thì sự tăng lên kích thước, khối lượng là sinh trưởng, các quá trình còn lại là
phát triển
Câu 25: Đáp án A
Cây quả tròn lai với cây quả tròn cho ra cây quả dài thì cây quả tròn có kiểu gen dị hợp.
Vậy cây thân thấp, quả tròn đem lai với cây dị hợp tử hai cặp gen có kiểu gen là aB//ab.
Tỉ lệ cây thân thấp, quả dài là: 60 : (310 + 190 + 440 + 60) = 0,06 = 0,5ab x 0,12ab => Tỉ lệ
giao tử ab ở cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen là 0,12 < 0,25 => Đây là giao tử hoán vị => Tần số
hoán vị gen là 24%.
Câu 26: Đáp án B

Nội dung (1); (2); (3) đúng
Câu 27: Đáp án A
I – Sai. Pha tối diễn ra không cần ánh sáng chứ không phải chỉ diễn ra trong bóng tối.
II, III, IV đúng.
→ Có 3 phát biểu đúng → Đáp án A
Câu 28: Đáp án D
(1) Sai. Đột biến xooma chỉ được biểu hiện khi đó là đột biến trội
(2) Sai. Đột biến tiền phôi nếu là đột biến lặn ở trạng thái dị hợp sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
(3), (4) Đúng
Câu 29: Đáp án D


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Nội dung (5) đúng
Câu 30: Đáp án B
2 quần thể cùng một loài. Quần thể 1 có 750 cá thể, A = 0,6 → số cá thể mang alen A trong
quần thể 1 : 750 × 0,6 = 450.
Quần thể 2: có 250 cá thể, A = 0,4 → số cá thể mang alen A trong quần thể 2 = 250 × 0,4 =
100.
Quần thể 2 di cư vào quần thể 1 → số cá thể mang alen A = 450 +100 =550.
Tổng số cá thể = 750 +250 = 1000
Tần số alen A trong quần thể : 550/1000 = 0,55.
Câu 31: Đáp án D
(1). Đúng. Các cá thể đều có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì khi
giao phối, kiểu gen của nó sẽ không thay đổi qua các thể hệ => Tính di truyền ổn định.
(2). Đúng. Tính di truyền ổn định thì sẽ không phát sinh biến dị tổ hợp.
(3). Không phải đều là gen trội có lợi, nó có thể là gen lặn hay gen trội, có lợi hay có hại đều được.
(4). Đúng. Dòng thuần có kiểu gen giống nhau thì mức phản ứng giống nhau, trong môi
trường giống nhau thì sẽ thường biến đồng loạt và theo một hướng.
Câu 32: Đáp án C

(1) Đúng. Đây chính là đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
(2) Đúng. NST trao đổi đoạn phải khác chức năng như NST X,Y mới được gọi là đột biến
chuyển đoạn, nếu cùng chức năng thì sẽ trở thành trao đổi chéo.
(3) Đúng.
(4) Sai. Chuyển đoạn không tương hỗ là trường hợp một đoạn của NST hoặc cả 1 NSY này
sáp nhập vào NST khác.
Câu 33: Đáp án C
- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trức đơn giản, số lượng tế bào thần kinh thấp, nên
khả năng học tập rất thấp, việc học lập và rút kinh nghiệm rất khó khăn, thêm vào đó tuổi thọ
của chúng thường ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập. Do khả nâng tiếp thu
bài học kém và không có; nhiều thời gian để học và rút kinh nghiệm (do tuổi thọ ngắn) nên
các động vật này sống và tồn tại được chủ yếu là nhờ các tập tính bẩm sinh.
- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh
nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học lập được bổ sung ngày càng nhiều và
càng chiếm ưu thế so với phần bẩm sinh. Ngoài ra, động vật có hệ thần kinh phát triển thưởng


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />có tuổi thọ dài, đặc biệt là giai đoạn sinh trưởng và phát triển kéo dài cho phép động vật
thành lập nhiều phản xạ cố điều kiện, hoàn thiện các lập tính phức tạp thích ứng với các điều
kiện sống luôn biến động.
Câu 34: Đáp án A
Phương pháp nghiên cứu phả hệ cho phép ta xác định được:
+ Tính trạng nào là tính trạng trội, tính trạng nào là tính trạng lặn
+ Tính trạng nằm trên NST thường hay di truyền liên kết với giới tính
Trong các kết quả trên, bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ người ta đã xác định:
Kết quả 1, 2, 3 đúng
Kết quả 4 sai vì bệnh mù màu là do gen lặn nằm trên NST X (Y không alen)
Kết quả 5 sai vì bệnh bạch tạng do gen lặn trên NST thường chứ không phải di truyền liên kết
với giới tính.

Kết quả 6 sai vì bệnh mù màu là do gen lặn nằm trên NST X (Y không alen) chứ không phải
do 2 gen nằm trên cùng một NST quy định.
Câu 35: Đáp án B
Các đáp án đúng là 1 - 3 - 4 - 7.
2 - sai Menden cho rằng các tính trạng do nhân tố di truyền quy định ⇒ không phải do alen
quy định.
5 - sai, trao đổi chéo tạo biến dị tổ hợp di truyền cho quần thể.
6 - sai, Các gen được tập hợp trên cùng một nhiễm sắc thể thường di truyền cùng nhau chứ
không phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 36: Đáp án A
I – Đúng. Vì nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình
thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo →
khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí
khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
II – Sai. Vì ban ngày, khi trời nắng gắt khí khổng sẽ đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.
III – Đúng. Vì khi cây thiếu nước, khí khổng sẽ đóng lại để tránh sự mất nước cho cây.
IV – Sai. Vì khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, thành mỏng của tế bào khí khổng
căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Câu 37: Đáp án B
Câu 38: Đáp án A
TH1: 40% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 1
Ta có Tỉ lệ giao tử mang tất cả NST có nguồn gốc từ bố là
40% x 1/4 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1,25%
TH2: 8% tế bào xảy ra trao đổi chéo 1 điểm ở cặp số 3
Ta có Tỉ lệ giao tử mang tất cả NST có nguồn gốc từ bố là

8% x 1/2 x 1/2 x 1/4 x 1/2 = 0,25%
TH3: 52% tế bào không xảy ra trao đổi chéo
Ta có Tỉ lệ giao tử mang tất cả NST có nguồn gốc từ bố là
52% x 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/2 = 3,25%
Theo lí thuyết, loại tinh trùng mang tất cả NST có nguồn gốc từ bố có tỉ lệ:
1,25% + 0,25% + 3,25% = 4,75%.
Câu 39: Đáp án A
Gà mái lông đen × lông xám → 100% lông xám, F2: có tỉ lệ kiểu hình 25% gà mái lông xám:
25% gà mái lông đen : 50 % gà trông lông xám. Tính chung: F2 thu được 3 xám : 1 đen, lông
đen chỉ xuất hiện ở gà mái.
Mà ở gà: XX: gà trống, XY: Gà mái. Tính trạng lông đen chỉ xuất hiện ở gà mái (XY)
→ Có sự phân ly tính trạng theo giới tính → gen quy định màu lông di truyền liên kết với
nhiễm sắc thể X (Y không alen).
F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 3: 1 → Tính trạng lông xám là trội hoàn toàn so với lông đen.
1. lông xám, a-lông đen
P: XaY × XAXA → XAXa, XAY → 100% gà lông xám
F1: XAXa × XAY → F2: XAXA: XAXa: XAY: XaY
Xét các kết luận của đề bài:
(1) sai. Ở cả gà trống và gà mái, lông xám đều trội hoàn toàn so với lông đen.
(2) đúng.
(3) đúng.
(4) đúng. Gà trống F2 có 2 kiểu gen: XAXA, XAXa
(5) sai. Gà trống lông xám F2 có kiểu gen: 1/2XAXA : 1/2XAXa → giảm phân cho 3/4XA : 1/4Xa.
Gà mái lông xám có kiểu gen XAY → giảm phân cho 1/2XA : 1/2Y


Đặt mua file word soạn tin “Tôi muốn mua đề Sinh Học 2018 file word” gửi đến 0982.563.365
Hoặc vào link sau để đăng ký />Cho các gà trống F2 giao phối với gà mái lông xám → (3/4XA : 1/4Xa) x (1/2XA : 1/2Y) →
đời con lông đen: XaY = 1/4.1/2 = 1/8 = 12,5%
Câu 40: Đáp án C

I - Đúng. Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải
phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
Phương trình: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
→ Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II - Đúng. Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng nên hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo
quản tăng.
III - Đúng. Quá trình hô hấp giải phóng H2O, làm giảm O2, tăng CO2 → Hô hấp làm tăng độ
ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV - Sai. Vì hô hấp làm giảm O2, tăng CO2 và khi O2 giảm quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo
quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
→ hô hấp làm giảm khối lượng nông sản, thực phẩm.



×