Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cách mạng tháng tám đã đổi đời và thơ của các nhà thơ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.92 KB, 4 trang )

Cách mạng Tháng Tám đã đổi đời và thơ của
các nhà thơ mới
GD&TĐ 2012/08/20 09:56




0 Gốc

TỪ KHOÁ
Nhà ThơBài ThơCách MạngChế Lan ViênThay ĐổiXuân DiệuHuy CậnĐảngCuộc SốngHồn ThơBáo Bão

(GD&TĐ) - Đầu những năm 60, Chế Lan Viên có một bài thơ rất hay có nhan đề
Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi ca ngợi Bác Hồ là người đã đem
đến cho nhà thơ một nhân sinh quan mới, một quan niệm nghệ thuật và một nội
dung thơ ca mới. Nhưng nói tới Bác Hồ cũng là nói tới Đảng, nói tới cuộc cách
mạng của dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng, của Bác mà mốc son quan trọng nhất
là cách mạng tháng Tám 1945.
(GD&TĐ) - Đầu những năm 60, Chế Lan Viên có một bài thơ rất hay có nhan đề
Người thay đổi đời tôi, người thay đổi thơ tôi ca ngợi Bác Hồ là người đã đem
đến cho nhà thơ một nhân sinh quan mới, một quan niệm nghệ thuật và một nội
dung thơ ca mới. Nhưng nói tới Bác Hồ cũng là nói tới Đảng, nói tới cuộc cách
mạng của dân tộc dưới ngọn cờ của Đảng, của Bác mà mốc son quan trọng nhất
là cách mạng tháng Tám 1945.


Xuân Diệu là một trường hợp tiêu biểu. Từ một ông hoàng thơ tình lãng mạn, ông trở
thành nhà thơ lãng mạn cách mạng hào sảng với những tráng ca Ngọn quốc kỳ, Hội
nghị non sông... với những câu thơ ngợi ca cờ đỏ sao vàng và Tổ quốc: “4000 năm
trông mặt Mẹ không già/ Chúng con vẫn một lòng trẻ ấy/ Ngắm từng biếc chúng con
mừng biết mấy/ Thấy còn dư máu đỏ để trang hoàng”.


Mười năm sau, ông tiếp tục đi trên con đường mới với quan niệm thơ phải đi vào cuộc
sống, phải để cuộc sống ùa vào thơ. Không phải thơ ông bài nào cũng thành công
nhưng ông đã không còn "để tâm hồn treo ngược ở cành cây" như Sóng Hồng đã nhại
chế trong Là thi sĩ (1942) mà đã "Tôi cũng xương thịt với nhân dân tôi/ Cùng đổ mồ hôi,
cùng sôi giọt máu/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao"
(Những đêm hành quân 1966 - Hai đợt sóng). "Như gỗ thuyền ăn chịu cùng muối biển/
Cách mạng dần dần thay đổi đời tôi". Đó là “Xưa lệ rơi ta khóc cả đất trời/ Nay lệ hòa ta
lại thấy đời vui” (Lệ 1957. Riêng chung), ông đã có những bài thơ xuất sắc: Lệ, Gánh
(1959- Riêng chung), Gửi sông Hiền Lương (1957 - Riêng chung), Cha ở đàng ngoài,
mẹ ở đàng trong (1960 - Riêng chung). Đặc biệt là Mũi Cà Mau, Biển, Aragông và Enxa
(trong Mũi Cà Mau với Cầm tay, 1960 - 1962) được nhiều người thuộc.
Phương châm thơ "Chân, chân, chân; thật, thật, thật" cộng với cá tính thơ sôi nổi, bộc
trực của ông có lẽ đã giúp ông có những vần thơ cuốn hút trong các bài "Tôi muốn đi
thăm khắp cả miền Nam(Thanh Ca - 1967 - 1980), Sự sống chẳng bao giờ chán nản"
(Tôi giàu đôi mắt - 1964 - 1969), Thăm cảnh chùa Hương (Hồn tôi đôi cánh - 1961 1975). Đó là khi cuộc sống đã hóa thành cảm xúc, như ông từng bộc bạch "Trái tim tôi
một cái túi tràn trề/ Hột lúa, hột mè, hột bông, hột cải/ Lòng tôi chứa mà hồn tôi thì
vãi..." (Tôi muốn đi thăm khắp cả nước Nam (Thanh Ca - 1967 - 1980). Xuân Diệu vẫn
là ông hoàng thơ tình nhưng phong phú hơn, đa dạng hơn, vị tha hơn và đời hơn. Sau
CMT8 chúng ta chưa có được một Xuân Diệu kiệt xuất như trong Thơ mới nhưng ta đã
có một nhà thơ cách mạng xuất sắc đã nêu cao một quan niệm thơ tích cực, đã sáng
tạo được nhiều thành tựu cống hiến cho đời sống tinh thần cách mạng của nhân dân ta


suốt gần 1/2 thế kỷ, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của thơ văn Việt Nam từ
sau CM tháng 8.
Huy Cận là một trường hợp hơi khác với Xuân Diệu, ông giác ngộ sớm (từ 1942)
nhưng trong mấy năm tiền khởi nghĩa, ông lại viết thơ lãng mạn Vũ trụ ca mà khi đọc ta
phải "bóc" đi các vỏ thi pháp lãng mạn cũ mới nhận thấy được hồn thơ mới mạnh mẽ
và đến tổng khởi nghĩa thì ông lại không viết được gì. Trong kháng chiến chống Pháp,
ông cũng chỉ viết được đôi bài nhưng cũng không mấy thành công. Nhưng sau 1954,

sau chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh, hồn thơ ông bỗng vọt trào, rộng mở và nhanh
chóng tới đỉnh cao, thậm chí đến độ chín. Phải chăng thơ ông sau 13 năm tích lũy sự
sống và nung nấu cảm nghĩ đến giờ mới thăng hoa. Như cái cây sau 12 tháng hút chứa
nhựa mới nẩy rộ nụ chồi vào mùa xuân. Năm 1959 Trời mỗi ngày lại sáng ra đời, cho ta
kiệt tác Đoàn thuyền đánh cá và nhiều bài thơ xuất sắc: Mưa xuân trên biển, Anh viết
bài thơ... Tiếp theo, 1963, Bài thơ cuộc đời với Các vị La Hán chùa Tây phương, Trò
chuyện với Kim Tự Tháp, Thi nghé ... và Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973)
với Ngã ba Đồng Lộc và Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1973 - 1974) với Những
thành phố bên bờ biển cả...
Huy Cận rất có ý thức về sự hồi sinh, đổi mới của thơ mình sau cách mạng tháng 8.
Ông đã viết bài thơ triết luận Mưa 10 năm sau :" Mưa xưa rời rạc tần ngần/ Mưa nay ríu
rít nhân quần tiếng vang/ Giọt mưa cũ ố vàng thơ phú/ Triều mưa nay đoàn tụ lúa
xanh.." Ta dễ dàng hiểu điều này khi đọc những bài thơ về "mưa" của ông trước và sau
CM. Trước CM: Buồn đêm mưa. Sau CM: Mưa xuân trên biển.
Thơ Huy Cận cho đến sau này vào thiên về cảm hứng không gian nhưng không gian
thơ trước CM của Huy Cận mênh mông quá mà con người bé nhỏ, cô đơn quá khiến
tác giả phải thốt lên "không gian ơi xin hẹp bớt mông mênh " thì sau CM không gian
càng mở ra bát ngát mà con người không hề ngợp mà trái lại, mở lòng ra, vươn thân
lên để ôm trùm lấy . Đó là bởi con người đã ở vị thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc
đời "Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng/ Ra đâu dặm
xa dò bụng biển/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng..."
Tiêu biểu cho ý thức về quan hệ giữa sáng tác và CM lại được phát ngôn trực tiếp trong
thơ, bằng thơ, là Chế Lan Viên, nhà thơ mới xưa đã xuất hiện như một niềm kinh dị
(Hoài Thanh) và với những niềm thơ buồn khổ vừa như hiện thực vừa như tiên nghiệm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu/ Đem chi xuân lại gọi thêm sầu/ Với tôi, tất cả như vô
nghĩa, tất cả không ngoài nghĩa khổ đau/.. Ai biết hồn tôi say mộng ảo/ Ý thu góp lại cản
tình xuân/ Có một người nghèo không biết tết/ Mang lì chiếc áo độ thu tàn..." Người thơ
ấy, trong kháng chiến chống Pháp chỉ viết được mấy bài thơ không xuất sắc trong tập
Gửi các anh nhưng sau 1954đã cho ra đời liên tiếp nhiều kiệt tác trong Ánh sáng và
phù sa (1955 - 1960), Hoa ngày thường, chim báo bão (1961 - 1967), Những bài thơ

đánh giặc (1970 - 1972), Đối thoại mới (1967 - 1973), Hái theo mùa (1973 - 1977), Hoa
trên đá (1977 - 1984).....Với những bài Tiếng hát con tàu, Kết nạp Đảng trên quên mẹ,
Người đi tìm hình của nước, Cành phong lan bể, Nghĩ về thơ, Nhật ký một người chữa
bệnh, Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi, Sao chiến thắng, Con mắt Bạch
Đằng, Con mắt Đống Đa , Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng, Con cò …
Trong những bài thơ trữ tình triết luận về thơ của Chế Lan Viên ta cảm nhận sâu sắc
mấy điều sau:


- Nhà thơ ân hận đến day dứt về những tháng năm mình và thơ chưa gắn với cách
mạng, có lúc rơi vào lạc lõng hoặc bi quan, chán nản.
"Ta làm con nai lạc giữa rừng thu/ Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo/ Làm bóng ma
thời sờ soạng đêm mơ/ Làm tất cả chỉ trừ không đổ máu" (Người thay đổi đời tôi,
Người thay đổi thơ tôi, Hoa ngày thường, Chim báo bão 1961 - 1967).
Nhà thơ cảm ơn CM đã thay đổi đời mình, thơ mình, đưa lại cho mình sự vui sống, sự
lạc quan, biết hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, biết làm cho đời mình và thơ
mình có ích và có cánh "Người đánh thức hồn dân tộc đã về kia! Ta nghe bừng tỉnh
dậy/ câu quan họ xẩm xoan xưa vứt ngã ba đường/... Khi uống ngụm nước trong, lưỡi
ta không còn đẳng chất thị thành/ Đời tươi mát như ao sen mùa hạ/ Anh em bốn bên
mà ta ở giữa/ Có được trái thơm, ta biết quý cả mùa lành... " (Người thay đổi đời tôi,
Người thay đổi thơ tôi).
Những thay đổi đó chủ yếu là do cuộc sống CM mà Đảng đã đưa nhà thơ vào với tư
cách người trong cuộc, người chiến sĩ "Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy/ Bên
những dũng sĩ đuổi xe tăng giặc ngoài đồng và hạ trực thăng rơi" (Tổ quốc bao giờ đẹp
thế này chăng). Tác giả hiểu"thơ bình phương, đời lập phương" nghĩa là cuộc sống cao
hơn thơ và thơ phải lấy nguồn sức mạnh từ cuộc sống và góp phần nhân cuộc sống
lên. Nhưng Chế Lan Viên hiểu hiệu quả của thơ là trực tiếp nhưng cách nói của thơ
nhiều khi phải gián tiếp (có nghĩa là phải khúc xạ, phải cách điệu qua nghệ thuật...) “ Có
những câu thơ phải bắn cầu vồng/ Mà người nhắm vẫn là nhắm thẳng”.
Và hơn ai hết, CLV hiểu nhà thơ là thơ phải viết về đời nhưng phải biến tất cả những gì

cuộc đời mà mình muốn viết thành của mình, là mình “Dù con ong lấy khách thể hoa
làm bản ngã mật của mình/ Hay con tằm đem bản thể mình kéo tơ cho đời mặc.../
Trong sáng tạo, chúng ở hai đầu cực/ Nào có con nào đã được nhởn nhơ”.
Sự thay đổi đó của các nhà thơ mới (qua ba nhà thơ tiêu biểu), đồng thời là sự phát
triển, sự vươn cao của những nhân cách thơ, những sự nghiệp thơ trên suốt những
chặng đường cách mạng của dân tộc sau cách mạng tháng 8, qua hai cuộc kháng
chiến đến công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước sau 75 đến đầu những năm đổi
mới... Sự thay đổi và phát triển đó cũng bắt nguồn từ chất tâm hồn của những nhà thơ
mới, những tâm hồn yêu nước, ở đó ta cảm nhận đuợc nỗi đau khổ của người dân mất
nước, sự quằn quại của tâm hồn bị bóp nghẹt, lòng khao khát một cuộc sống chân thật
và tự do (Trường Chinh). Bởi thế ,không lấy làm lạ, khi cách mạng tháng 8 nổ ra, hầu
hết các nhà thơ mới đã đi theo cách mạng, theo kháng chiến cho đến ngày toàn thắng
và họ luôn tu dưỡng bản thân và nghệ thuật để phục vụ cách mạng và phát triển không
ngừng, trở thành những trụ cột của nền thơ 45- 75 và cùng với lớp nhà thơ kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, xây nên nền móng vững chắc cho thơ Việt Nam hôm nay và
ngày mai.
Đặng Hiển



×