Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NGUYỄN dữ và vấn đề GIẢI PHÓNG PHỤ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.44 KB, 6 trang )

NGUYỄN DỮ VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ
Thursday, 19th March 2009
NTQ: Khởi đầu từ một bài luận khi còn học cao học, với đề tài
"Hình ảnh người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ". Nhân dịp 8.3 vừa rồi, đọc lại thấy vui vui, tôi sửa lại
thành một bài báo, in Văn nghệ Thái Nguyên. Giờ xin post lại
để mọi người đọc chơi.

Nguyễn

Dữ

giải phóng phụ nữ

vấn

đề

(Nhân đọc lại Truyền kỳ mạn lục)
Trong lịch sử nhân loại, cả ở phương Tây lẫn phương Đông, dường
như những vấn đề có liên quan tới vị trí, vai trò, số phận của người
phụ nữ luôn luôn được dành cho một sự chú ý đáng kể. Có lẽ bởi các
câu hỏi về nam và nữ, về đàn ông và đàn bà, câu hỏi về sinh ra và
mất đi... đã ám ảnh đầu óc con người, kể cả khi nhận thức còn ở
trình độ sơ khai. Thường thì các câu trả lời - dưới các hình thức khác
nhau và như là kết quả của các phương cách suy tư khác nhau về
thế giới và con người - có thể tìm thấy trong các truyền thuyết, các
huyền thoại, cổ tích... Đặc biệt là trong kinh sách của Nho giáo, Ky tô
giáo, Hồi giáo..., từ lúc sơ kỳ đến lúc hoàn chỉnh, người ta đã đi từ
việc đưa ra các quan niệm nhằm mục đích cố gắng giải thích vai trò,
số phận của người phụ nữ trong xã hội đến việc xác lập các chế định


để vai trò, số phận đó "buộc" phải vận hành theo những gì giáo luật
đã quan niệm. Ngay cả khi văn hoá - văn minh nhân loại đã phát
triển đến như ngày nay, các quan niệm và các chế định hà khắc của
Hồi giáo vẫn được thế tục hoá đến mức ngặt nghèo. Thế giới Hồi
giáo hôm nay vẫn là thế giới của sự hà khắc trong quan niệm về vị
trí, vai trò, số phận của người phụ nữ. Nó được luật pháp hoá tới mức
ở nhiều quốc gia Hồi giáo, phụ nữ không có các quyền xã hội như
đàn ông, họ vẫn phải nhất mực phục tùng các giáo luật được thế tục
hoá từ cách đây hơn 10 thế kỷ.


Qua một phác hoạ có tính khái quát như vậy, tôi muốn nói rằng,
vấn đề quan niệm và sự thực hành các quan niệm về vị trí, vai trò,
số phận của người phụ nữ là một vấn đề thuộc về xã hội - con người
đã có lịch sử hàng nghìn năm.
Về phương diện văn học, theo cách chúng ta thường nói, văn học
là tấm gương phản chiếu xã hội, nếu nhìn vào lịch sử phát triển của
văn học nhân loại nói chung trong tương quan với quá trình nhận
thức, chúng ta thấy cả ở phương Tây lẫn phương Đông, số tác phẩm
đề cập tới vị trí, vai trò, số phận của người phụ nữ chiếm một tỷ lệ
không nhỏ. Trong đó có nhiều tác phẩm đã đạt tới tầm mức cổ điển
như Rômeô và Juyliet, Ôtenlô, Critxtan và Igiơ... Quyền được sống
bình đẳng trong xã hội, quyền được quyết định số phận của chính
bản thân mình, quyền yêu và được yêu... của người phụ nữ đã trở
thành đề tài phong phú, hấp dẫn, có chiều kích nhân văn mà nhiều
thế hệ nhà văn, nhà thơ đã tập trung khai thác để sáng tạo nên
những tác phẩm bất hủ.
Đối với văn học Việt Nam, các tác phẩm đề cập tới đề tài này
cũng xuất hiện khá sớm, mà một trong những căn nguyên là sự tác
động ở những phương diện khác nhau của Nho giáo. Người phụ nữ

trong xã hội phong kiến Việt Nam, ngoài các nguyên tắc ứng xử đạo
đức chung theo quan niệm của Nho giáo, còn phải tuân thủ các
chuẩn mực trong "tam tòng tứ đức", và quả thật sự ngặt nghèo ấy
đã đẩy người phụ nữ tới nhiều số phận éo le và những bi kịch xã hội
- con người không thể biện hộ. Cuộc sống với những quan niệm bất
công về vị trí, vai trò, số phận của người phụ nữ đã đưa tới một số
vấn đề mà văn học không thể đứng ngoài.
Trong các tác phẩm văn học viết ở Việt Nam thời trung đại, Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm có giá trị
đã được khẳng định. Và trong một số vấn đề xã hội - con người, cũng
như một số vấn đề thuộc về nội dung tư tưởng - nghệ thuật có thể
đề cập khi phân tích tác phẩm này, chúng ta không thể không nhắc
tới những gì mà Nguyễn Dữ đã viết khi nhắc tới người phụ nữ. Theo
các nhà nghiên cứu văn học, Nguyễn Dữ là người đầu tiên đưa số
phận người phụ nữ vào văn học trung đại Việt Nam. Tiến sĩ Ngô Đức,
giảng viên trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã có những nghiên
cứu sâu và chia sẻ với chúng tôi, những học trò của ông, về vấn đề
này. Bài viết này xin tập trung phân tích để làm rõ hơn.
Qua khảo cứu Truyền kỳ mạn lục, thấy có tới 10/20 truyện trong
tập lấy nhân vật chính là người phụ nữ. Không những thế, câu
chuyện về cuộc đời của họ còn được gọi thẳng ra, trở thành tiêu đề


của truyện, như: Truyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Truyện
nghiệp oan của Đào Thị, Truyện nàng Tuý Tiêu, Truyện người con gái
Nam Xương, Truyện Lệ nương. Điều đó cho thấy ý thức rất rõ ràng
của Nguyễn Dữ trong việc kể chuyện, nếu không muốn nói rằng số
phận của họ, cho dù là từ nguồn sưu tập trong dân gian hay chính
ông sáng tác, cũng là sự ám ảnh sâu sắc trong tâm hồn tác giả. Cho
dù những số phận ấy hiện ra khá đa dạng dưới ngòi bút Nguyễn Dữ,

nhưng tất cả đều giống nhau ở một điều, mà vì nó họ được tác giả
"sinh ra", đó là: họ là những người đồng hành trên hành trình kiếm
tìm tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Tất cả đều ba chìm bảy nổi, đều
bị dập vùi trong một xã hội phong kiến đã mục nát, suy loạn, nhưng
quyền tự do cá nhân cho con người vẫn là thứ phải trả bằng tính
mạng. Sau những gian truân ấy, có người may mắn tìm được hạnh
phúc, có người bị xô đẩy trong vòng luân lạc, oan trái, thậm chí chết
trong bi thảm.
Những người được xem là may mắn thường là nhân vật chính của
những câu chuyện được xem như kết thúc có hậu. Đó là nàng Tuý
Tiêu (Truyện nàng Tuý Tiêu), Dương thị (Truyện đối tụng ở Long
cung).
Tuý Tiêu là nàng ca kỹ tài hoa thông tuệ, được một ông quan tặng
cho Dư sinh, được Dư sinh đem lòng yêu thương nên kết duyên vợ
chồng và sống hạnh phúc bên nhau. Sắc đẹp của nàng khiến quan
Trụ quốc họ Thân mê mẩn, nên nàng bị y cướp về. Thương nhớ khôn
nguôi, Dư sinh tìm cách liên lạc, hai người gặp lại nhau, bàn mưu rồi
trốn thoát khỏi sự cưỡng bức của Trụ quốc. Sau một thời gian mai
danh ẩn tích, gặp lúc Trụ quốc bị triều đình xử tội xa xỉ, Dư sinh đi thi
và đỗ tiến sĩ, hai người sống hạnh phúc đến già. Đây là câu chuyện
duy nhất có một kết thúc có hậu một cách trọn vẹn: người ở hiền thì
sẽ gặp lành, kẻ ác phải bị trừng trị, hạnh phúc đôi lứa trải qua gian
nan lại được vẹn tròn. Cách sắp xếp câu chuyện mang màu sắc cổ
tích. Nhưng vấn đề không nằm ở câu chuyện, mà nằm ở...lời bình.
Không rõ là tác giả hay của người đời sau, hạ bút viết rằng : "Than
ôi! Người con trai bất trung, ông vua bất chính thường xấu hổ lấy
làm bề tôi, người con gái bất chính, kẻ sĩ trung thường xấu hổ lấy
làm vợ. Tuý Tiêu là một ả ca xướng, chẳng là người chính chuyên,
không hiểu Nhuận Chi ham luyến về cái gì? Vì nàng hiền chăng?
Nhưng hết là vợ họ Trương lại là hầu họ Lý? Vì nàng đẹp chăng? Thì

hết làm mê Hạ Sái lại làm hoặc Dương Thành. Vậy mà lại khinh
thường sự đi sự đến, nhẫn nhục tới ở với người, sờ đầu cọp, vuốt râu
cọp, suýt nữa thì không thoát miệng cọp. Như chàng Nhuận Chi, thật
là một người ngu vậy.". Một lời bình mang thái độ hoàn toàn không


giống với thái độ của người viết. Nếu người viết, dù không trực tiếp
nói ra, nhưng thông qua nội dung câu chuyện mà người viết muốn
ghi lại, đặc biệt là qua 2 bức thư - 2 bài thơ trữ tình Dư Sinh và Tuý
Tiêu gửi cho nhau, thể hiện sự ủng hộ và trân trọng tình yêu, hạnh
phúc của hai nhân vật Dư sinh - Tuý Tiêu bao nhiêu, thì người bình
lại tỏ ra khinh miệt bấy nhiêu. Cái lý của người bình dựa trên luân
thường đạo lý phong kiến, là sự khắt khe đến cay nghiệt đối với
người phụ nữa khi đòi hỏi họ phải có "nhân thân trong sạch", tuyệt
đối chung trinh. Tuý Tiêu không những đã làm cái nghề "vô loài", lại
không biết "giữ mình", nên không xứng đáng được hưởng hạnh phúc,
Dư sinh không theo lẽ ấy nên bị coi là "ngu". Sự mâu thuẫn giữa hai
thái độ trên cho thấy, dù rằng có được hạnh phúc thì nàng Tuý Tiêu
vẫn phải sống trong nỗi khinh ghét của người đời, khi thái độ và tư
duy của người bình (chứ không phải "người viết", cho dù có thể tác
giả đồng thời là cả hai, bởi theo văn học sử, đó chính là mâu thuẫn
trong con người và tư tưởng của ông) đại diện cho nhãn quan - tư
tưởng phong kiến dù suy vi nhưng vẫn có sức mạnh ghê gớm trong
đời sống xã hội đương thời.
Trong Truyện đối tụng ở Long cung, nàng Dương thị còn truân
chuyên hơn. Dương thị là vợ quan Thái thú họ Trịnh, bị thần Thuồng
Luồng ở dưới thuỷ cung bắt về làm vợ, rồi có con trai với Thuồng
Luồng. Nhờ sự giúp đỡ của Long hầu, Trịnh Thái thú kiện đến Long
vương. Long vương xử cho Dương thị được về trần gian đoàn tụ với
chồng, trả con cho Thuồng Luồng. Câu chuyện cũng góp thêm lời lên

án những kẻ mang danh thần linh nhưng làm chuyện đồi bại, ca ngợi
tình cảm vợ chồng sắt son, và khẳng định thắng lợi của công lý.
Nhưng về số phận Dương thị, xem ra chưa hẳn nàng đã được hạnh
phúc trọn vẹn. Vẫn còn một phần máu thịt của mình bỏ lại thuỷ
cung, phải suốt đời xa cách, đó là đứa con trai bé bỏng. Điều đó với
bất cứ người mẹ nào cũng là nỗi đau không cùng. Dương thị khó có
thể đoàn tụ đầm ấm với chồng cũ trong nỗi đau đớn, thương nhớ ấy.
Vậy là cái hạnh phúc tưởng như vẹn tròn ấy hoá ra vẫn là hao
khuyết.
Bên cạnh ít ỏi những nhân vật phụ nữ được xem là may mắn như
Tuý Tiêu, Dương thị, còn lại phần lớn là những người bị xã hội, số
phận đày đoạ trong đau khổ. Đó là Nhị Khanh (Truyện người nghĩa
phụ ở Khoái Châu), Lệ nương (Truyện Lệ nương), Vũ Thị Thiết (Truyện
người con gái Nam Xương). Họ là những người chung thuỷ, luôn
chăm lo hiếu nghĩa, khao khát cuộc sống yên bình. Nhưng sống
trong xã hội loạn lạc, ly tao, họ bị xô đẩy ra khỏi nếp nhà yên bình,
phải chịu đoạ đày, bất công, và cuối cùng bị đẩy tới cái chết. Cay


đắng nhất là số phận nàng Nhị Khanh, một người "khéo biết cư xử
với họ hàng rất hoà mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều
khen là người nội trợ hiền", lấy phải người chồng chơi bời lêu lổng,
lại gặp cảnh chiến tranh ly loạn, nhưng nàng vẫn một lòng một dạ
thuỷ chung. Được đoàn tụ với chồng sau nhiều năm xa cách, tưởng
sẽ hạnh phúc ấm êm, nào ngờ anh chồng quen thói chơi bời, mang
vợ ra đánh bạc, đẩy Nhị Khanh đến bước đường cùng phải thắt cổ
mà chết. Cuộc đời đen bạc của Nhị Khanh có lẽ điển hình cho cuộc
đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời, những người
đức hạnh, chỉ biết hy sinh nhưng không bao giờ được đền đáp.
Một số nhân vật khác trong Truyền kỳ mạn lục chọn cách khác để

kiếm tìm và tận hưởng tình yêu, hạnh phúc trần gian. Đó là kiếm tìm
hạnh phúc với người trần thế sau khi mình đã thuộc về cõi khác.
Những nàng Liễu, nàng Đào trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Giáng
Hương (Từ Thức gặp tiên), Thị Nghi (Truyện yêu quái ở Xương Giang),
Nhị Khanh (Truyện cây gạo)... Những nhân vật này phảng phất dấu
ấn của các nhân vật ma quái trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.
Họ là ma, là tiên, nhập vào đời sống trần gian để tìm bạn tình, tìm
người tri âm, hưởng hạnh phúc, khoái lạc. Nhưng rồi tình yêu và
hạnh phúc với họ cũng thật ngắn ngủi, niềm khát khao rất "người "
của họ sớm bị dập tắt, và họ cũng nhận những kết cục bi thảm như
những người phụ nữ trần gian. Có người còn bi thảm đến mức phải
chết hai lần, như Hàn Than (Truyện nghiệp oan của Đào Thị), Nhị
Khanh, Thị Nghi.Vậy là làm người đã bất hạnh, làm ma những mong
trì níu lại chút hạnh phúc riêng mình, thì cũng bị dày xéo dập vùi
đến mức thê thảm hơn.
Điều đáng chú ý là các nhân vật nữ "ma, tiên" trong Truyền kỳ
mạn lục được xây dựng như là kết quả của một thủ pháp độc đáo và
đặc biệt. Thủ pháp này cho phép tác giả, một mặt, làm cho tác
phẩm phù hợp, không đi ngược lại với quan niệm đương thời rằng
phụ nữ là "ma quái", là chứa chất sự mê hoặc, là nguồn gốc của tội
lỗi. Mặt khác, phải chăng qua các nhân vật nữ "ma quái", Nguyễn Dữ
tạo ra cơ hội để qua tác phẩm ông nói lên những điều có liên quan
tới khát vọng sống và yêu, theo đúng nghĩa con người sinh học mà
trong sự nói - viết hàng ngày của những người cùng thế hệ với ông
không được phép nói ra? Đó là quan niệm "Nghĩ đời người ta, thật
chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên
tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối
vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân cũng không thể được
nữa", như lời của Nhị Khanh nói với Trình Trung Ngộ (Truyện cây



gạo), một quan niệm hoàn toàn đi ngược lại đạo đức, lễ giáo phong
kiến.
Như trên đã nói, trong Nguyễn Dữ bao chứa sự mâu thuẫn lớn,
giữa tinh thần bảo thủ của một nhà nho khi ông phê phán tất cả
những mối tình không phù hợp với lễ giáo, đạo đức phong kiến- và
sự thông cảm, với hạnh phúc chính đáng của con người, khi ông
miêu tả một cách say sưa về tình yêu đôi lứa hay mượn nhân vật để
bày tỏ quan niệm nhân sinh của mình. Nhưng cho dù mâu thuẫn, thì
thái độ của ông đối với người phụ nữ vẫn tràn ngập một niềm
thương cảm. Niềm thương cảm ấy xuất phát từ một trái tim nhân
hậu của người biết "thương người như thể thương thân", đau nỗi đau
thời cuộc nên xót xa cho thân phận con người - đó là phẩm chất của
một nhân cách lớn: nhân cách kẻ sĩ. Đó là lý do mà một nửa số
truyện trong Truyền kỳ mạn lục lấy phụ nữ và hạnh phúc của họ làm
đề tài. Và nhờ thế, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ
nữ đã có mặt đông đủ trong một tác phẩm văn học. Họ đến, với
những thành phần xuất thân khác nhau, thậm chí rất tầm thường
như ca kỹ, tỳ thiếp, nhưng đều là những người đẹp cả tâm hồn lẫn
tính cách, và đều bất hạnh. Họ bước vào văn chương với tư cách là
đối tượng thẩm mỹ, chứ không chỉ là đối tượng phản ánh. Bởi vậy,
họ đã nói thay lời tác giả một vấn đề lớn, đó là vấn đề phụ nữ, góp
vào đời sống văn học một giá trị lớn với tinh thần nhân văn cao cả.
Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, quyền sống, quyền
mưu cầu hạnh phúc riêng tư của con người, đặc biệt là của người
phụ nữ được bày tỏ, luận bàn. Phát triển tinh thần ấy, truyện Nôm một thành tựu của văn học thế kỷ XVIII đã cất lên tiếng nói mạnh mẽ
phản kháng cường quyền bạo lực, ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi
hạnh phúc ở cõi đời. ở đó, những nàng Cúc Hoa, Bạch Viên, Ngọc
Hoa, trải bao thăng trầm oan trái nhưng vẫn đến được bến bờ hạnh
phúc. Thuý Kiều sau mười lăm năm lưu lạc trong kiếp trần ai cũng

được đoàn tụ điền viên với gia đình. Tựu trung, có thể khẳng định,
những thành tựu to lớn của chủ nghĩa nhân văn trong văn học thế kỷ
XVII- XVIII nói chung, cuộc "cách mạng" thân phận phụ nữ nói riêng,
khởi nguồn từ văn chương thế kỷ XVI, mà Nguyễn Dữ là người tiên
phong./



×