Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Vị trí và chức năng của lý luận văn học trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.37 KB, 3 trang )

Vị trí và chức năng của lý luận văn học trong hệ thống khoa nghiên cứu
văn học
QĐND - Thứ năm, 27/03/2014 | 17:18 GMT+7

QĐND - Trong giới nghiên cứu lý luận văn học trên thế giới đang có ba quan niệm khác nhau về vị
trí và chức năng của lý luận văn học:
1. Có mỹ học văn học bên cạnh lý luận văn học nhưng khác với lý luận văn học, nó không nghiên
cứu bằng phương pháp quy nạp chuyên ngành mà nghiên cứu trong mối liên hệ với lý luận nghệ
thuật nói chung.
2. Không có mỹ học văn học, chỉ có lý luận văn học như là siêu khoa học, nó nghiên cứu bằng khái
niệm được đặt ra từ hoạt động nghiên cứu thực nghiệm (như nghiên cứu lịch sử văn học, phong
cách học, thi pháp...) và những khái niệm đó được lý luận văn học nghiên cứu trong hệ thống của
những khái niệm chung nhất.
3. Lý luận văn học là lý luận khoa học, đối tượng nghiên cứu của nó không phải là bản thân văn học
mà chính là khoa học văn học. Như là siêu khoa học của khoa học văn học, lý luận văn học nghiên
cứu những vấn đề thuộc về phương pháp luận của khoa học văn học.
Trong mỗi quan niệm trên đây, bên cạnh mặt đúng còn có mặt không đúng do quá đề cao hoặc quá
hạn chế chức năng của lý luận văn học. Nhưng việc làm sáng tỏ vị trí và chức năng của lý luận văn
học trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học là cần thiết, và sự phát triển của tư duy khoa học đòi
hỏi phải phân biệt ranh giới giữa các ngành nghiên cứu, cho dù chúng đều nằm trong một hệ thống
khoa học thống nhất, có chung một đối tượng nghiên cứu như khoa học văn học. Lý luận văn học
cùng với lịch sử văn học và phê bình văn học tạo nên một hệ thống khoa học, trong đó mỗi ngành
nghiên cứu đều có mối liên hệ gắn bó với nhau, đồng thời vẫn độc lập về đối tượng và phương
pháp nghiên cứu. Quá trình "tự ý thức về mình" của mỗi ngành khoa học này xảy ra không phải do
thiên vị, hẹp hòi mà là do nhu cầu phát triển nội tại của khoa học, quá trình đó gắn liền với sự phát
triển chung của khoa học văn học.
Do bao gồm nhiều ngành khoa học, khoa nghiên cứu văn học còn được gọi là các khoa học văn
học. Các khoa học văn học này không phải ngay từ khởi đầu đã tạo được một hệ thống nghiên cứu
thống nhất với những cố gắng nhằm kết hợp các kết quả của những ngành khoa học giáp ranh. Ở
giai đoạn mới hình thành, khoa học văn học chưa phân định rạch ròi ranh giới giữa các ngành
nghiên cứu, thậm chí quá coi trọng lĩnh vực này mà xem nhẹ lĩnh vực kia, hoặc là đồng nhất một số


lĩnh vực như trong trường hợp lý luận văn học và phê bình văn học thế kỷ XIX.
Bước vào thế kỷ XX, trong hệ thống khoa học văn học, sự phân công công việc đã được thể hiện
một cách có ý thức. Nhà nghiên cứu văn học Thụy Sĩ, ông Max Wehrli trong cuốn “Khoa học văn
học đại cương” đã cho rằng, ngành thứ ba của khoa học văn học là nghiên cứu ngữ văn, với nhiệm
vụ cụ thể là gìn giữ và cứu vớt văn bản. Trong bộ ba ngữ văn-lý luận văn học-lịch sử văn học, Max
Wehrli đã khu biệt hoạt động của khoa học thực nghiệm ra khỏi hoạt động của lý luận phổ thông.
Còn Henryk Markiewicz-nhà lý luận có tên tuổi người Ba Lan đã chia khoa học văn học làm ba lĩnh
vực chính:
1. Lịch sử văn học (gồm nghiên cứu lịch sử văn học, phê bình văn bản, văn học dân gian, văn học
so sánh).
2. Lý luận văn học (gồm nghiên cứu thi pháp, trong khuôn khổ đó nghiên cứu phong cách học, thi
học và lý luận thể loại).


3. Siêu khoa học của văn học (gồm nghiên cứu phương pháp luận của khoa học văn học và văn
bản học).
Điều đáng lưu ý ở đây là Markiewicz đã tách lý luận văn học ra khỏi siêu khoa học văn học, theo
ông, lý luận văn học không nghiên cứu những vấn đề phương pháp luận. Đây là quan điểm mới,
khác với quan điểm của nhiều nhà lý luận hiện nay trên thế giới, và ý kiến của chúng tôi cũng không
đồng nhất.
Trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học, các ngành nghiên cứu thực nghiệm (lịch sử văn học, phê
bình văn học, văn bản học) có thể chờ đợi gì ở lý luận văn học, và ngược lại lý luận văn học có cần
phải dựa trên những kết quả của nghiên cứu thực nghiệm không? Vấn đề này tưởng không có gì
phải bàn đến, nhưng trong thực tế, do không nhận thức đúng vị trí và chức năng khoa học của mỗi
ngành mà người ta đã có những đòi hỏi sai lệch. Những yêu cầu không đúng sẽ làm cho khoa học
văn học không phát huy được hết chức năng đích thực của mỗi ngành nghiên cứu, dẫn đến chủ
nghĩa sơ lược, hoặc làm phát triển thiên lệch một số lĩnh vực nào đó nhưng hiệu quả khoa học vẫn
không cao. Tính chất độc lập của lý luận văn học xuất phát từ mục đích và phương pháp tiếp cận
đối tượng, từ hệ thống logic riêng của nó. Chẳng hạn đứng về phương diện xã hội học thì phê bình
văn học là một trong những công cụ có hiệu lực trong khâu tác động qua lại giữa văn chương và

độc giả. Một mặt phê bình văn học chuyển tiếp, truyền bá văn chương, giúp người đọc hiểu tác
phẩm trong mối liên hệ với xã hội, mặt khác, phê bình văn học còn làm công việc chọn lọc các tác
phẩm mới xuất bản, giúp các tầng lớp hoặc các nhóm độc giả hình thành thị hiếu thẩm mỹ lành
mạnh trong việc tiếp nhận văn chương. Có thể nói rằng, hiệu quả lớn nhất của phê bình văn học là
sự hình thành công chúng văn học. Phê bình văn học và lý luận văn học khác nhau ở chỗ, lý luận
văn học cố gắng đạt được sự nhận biết mang tính hệ thống các hiện tượng văn học, lý luận văn học
hoạt động trên bình diện cái trừu tượng, còn phê bình văn học luôn bám vào các tác phẩm văn
chương cụ thể. Phê bình văn học nêu lên những vấn đề của văn học đương đại, nhưng việc nắm
bắt và nêu lên một cách khái quát những quy luật phát triển của văn học nằm trong các hiện tượng
mới xuất hiện thì không phải là nhiệm vụ của phê bình văn học.
Cho dù đối tượng của mọi ngành khoa học văn học là văn học thì đối tượng tiếp cận của lý luận văn học
(LLVH) cũng khác so với đối tượng nghiên cứu của lịch sử văn học và phê bình văn học. Và một khi đã
có sự khác biệt về đối tượng nghiên cứu thì cũng sẽ có sự khác biệt về phương pháp tiếp cận và về mục
đích của LLVH. Đây là những điều kiện tạo nên tính chất độc lập của LLVH, và tính độc lập của LLVH là
hậu quả tất yếu của sự phát triển khoa học văn học. Mục đích và nhiệm vụ của LLVH là phát hiện, phân
tích, giải thích và đánh giá những vấn đề thuộc quy luật chung của văn học. Bên cạnh đó, với đối tượng
là khoa học văn học, LLVH phải vượt lên trên chính hệ thống khoa nghiên cứu văn học để nghiên cứu
những vấn đề phương pháp luận bên trong của khoa học văn học, vì vậy, LLVH có thêm chức năng siêu
khoa học. LLVH luôn luôn hoạt động trong một phạm vi rộng hơn, trừu tượng hơn các ngành nghiên cứu
thực nghiệm và nhờ phương pháp tổng hợp của nó mà lý luận có thể thường xuyên xem xét văn học
trong một tổng thể, mỗi vấn đề LLVH nêu lên đều liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm.
Theo Nyiro Lojos, LLVH bao quát được toàn bộ văn học vì nó tiếp cận với các hiện tượng văn học bằng
phương pháp đồng đại, tức là xem xét văn học không phải trên bình diện thời gian, mà là "trong không
gian trải rộng". Nói đến tính độc lập, điều đó không có nghĩa là LLVH hoàn toàn tách biệt khỏi những vấn
đề của lịch sử văn học và phê bình văn học mà chỉ có ý nghĩa LLVH từ góc độ và phương pháp nghiên
cứu riêng, có khả năng vượt lên trên phạm vi nghiên cứu của lịch sử văn học và phê bình văn học.
Vấn đề cuối cùng chúng tôi muốn nêu lên là cần phải quan niệm như thế nào về các kết quả nghiên cứu
LLVH và việc ứng dụng những kết quả đó. Chúng ta thường nói, lý luận đi đôi với thực hành nhưng đây



là một yêu cầu chứ không phải là một chân lý khoa học. Trong khoa học, từ lý luận đến thực hành là cả
một quá trình, quá trình đó trong khoa học kỹ thuật được diễn ra qua các giai đoạn nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển. Trong khoa học văn học, lợi ích của những kết quả
nghiên cứu lý luận không phụ thuộc vào việc vận dụng những kết quả đó một cách trực tiếp hay không
trong nghiên cứu thực nghiệm hoặc trong lĩnh vực sáng tác. Chúng tôi tán thành ý kiến của tiến sĩ Nyiro
Lojos cho rằng, cần phải đánh giá và hiểu các kết quả nghiên cứu LLVH ngay trong hệ thống phương
pháp và hệ thống lô-gic mà những kết quả đó ra đời. Khi nghiên cứu phạm trù tính dân tộc của văn học,
mục đích của nhà lý luận không phải nhằm đưa ra một công thức hoàn chỉnh về tính dân tộc để các nhà
văn theo đó mà sáng tác. Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề tính dân tộc của văn học, nhà lý luận muốn tìm
hiểu sự phát triển mang yếu tố nội sinh của mỗi nền văn học, soi sáng mức độ liên hệ giữa tính dân tộc
và tính thế giới, giữa truyền thống và hiện đại, nhằm đề ra yêu cầu hợp lý và khoa học cho việc nâng cao
bản sắc dân tộc của văn học trong từng giai đoạn. Tương tự như vậy, những kết quả nghiên cứu lý luận
về tác phẩm văn học dù không trực tiếp tham dự vào quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhưng
chúng làm thay đổi được quan niệm cũ về tác phẩm văn học, mở ra nhiều khả năng để tiếp cận tác phẩm
văn học.
Khi nghiên cứu những vấn đề phương pháp luận của khoa học văn học, LLVH tiếp cận những vấn đề liên
quan đến các phương pháp nghiên cứu trong hệ thống khoa nghiên cứu văn học, soi sáng và lý giải
chúng trong một hệ thống lô-gic và hệ thống phương pháp riêng. Những kết quả nghiên cứu phương
pháp luận của LLVH không nhằm mục đích can thiệp một cách trực tiếp vào các thao tác cụ thể của nhà
nghiên cứu văn học, mà chúng dùng để phân tích và hệ thống hóa các khái niệm khoa học được nảy
sinh trong quá trình ứng dụng những phương pháp cụ thể. Vận dụng thành tựu của những ngành khoa
học khác, LLVH nghiên cứu một trường phái hoặc phương pháp nghiên cứu nào đó để thừa nhận nó và
cũng có khi là để bác bỏ nó. Qua việc chỉ ra các mối liên hệ giữa phương pháp nghiên cứu với đối tượng
nghiên cứu, LLVH trên bình diện khái quát cao đã giúp khoa học văn học khai thác những khả năng đang
ở thế tiềm năng của một trường phái hoặc phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu phương pháp luận
nghiên cứu khoa học là một công việc mang tính hệ thống, lấy các thành tựu triết học làm cơ sở cho
những xuất phát điểm. Tuy vậy, mọi công trình sẽ không có hiệu quả khoa học nếu nó không bắt rễ từ
các lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, nếu nó không xuất phát từ mục đích giải quyết những vấn đề cụ
thể về phương pháp nghiên cứu đang đặt ra cho lịch sử văn học và phê bình văn học. Chức năng siêu
khoa học của LLVH khi nghiên cứu những vấn đề phương pháp luận đòi hỏi LLVH phải vượt khỏi phạm vi

của hệ thống khoa nghiên cứu văn học, đứng trên các ngành khoa học để bàn luận về các phương pháp,
chứ tuyệt nhiên không có nghĩa là LLVH từ bỏ mọi yêu cầu khoa học khi tiếp cận với đối tượng của nó là
khoa học văn học.
PGS, TS TRƯƠNG ĐĂNG DUNG



×