Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề thi và đáp án trách nghiệm dân sự ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.04 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

KHOA LUẬT DÂN SỰ

Năm: 2010

---------------------

Môn: Trách nhiệm dân sự ngoài Hợp đồng
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Đề số 01:

Câu I (4 điểm).
Nhận định đúng sai và giải thích (có nêu cơ sở pháp lý):
1/ Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại cho con chưa thành niên gây ra trừ
trường hợp chứng minh được mình không có lỗi.
2/ Thiệt hại do nhiều người gây ra thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường.
3/ Thiệt hại do súc vật gây ra thì chủ sở hữu súc vật đó phải chịu trách
nhiệm bồi thường.
Câu II (2 điểm).
Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và
của cán bộ công chức gây ra.
Câu III (4 điểm).
Ông A là chủ một gara ô tô. Ông B mang ô tô của mình đến cơ sở ông A để
bảo dưỡng. Sau khi thao tác nghiệp vụ bảo dưỡng, ông A giao xe cho C (một trong
số những người thợ làm việc trong gara ô tô của ông A) mang xe đi thử trước khi
trả xe cho ông B. Trên đường thử xe C đã gây tai nạn làm D bị chết và làm hỏng xe


của ông B.
Xác định các loại thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hị trong trường hợp
trên và cơ sở pháp lý được áp dụng để giải quyết tranh chấp. (4 điểm)

---------------------HẾT----------------------


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

KHOA LUẬT DÂN SỰ

Năm: 2010

---------------------

Môn: Trách nhiệm dân sự ngoài Hợp đồng
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Đề số 02:

Câu I (4 điểm).
Nhận định đúng sai và giải thích (có nêu cơ sở pháp lý):
1/ Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2/ Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng khi tính mạng của thân
nhân bị xâm phạm bao gồm cha, mẹ, vợ (chồng), con.
3/ Trách nhiệm DS hỗn hợp là trách nhiệm khi thiệt hại do nhiều người gây
ra.
4/ Người gây ra thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng

minh được rằng họ hoàn toàn không có lỗi.
Câu II (2 điểm).
Yếu tố lỗi ảnh hưởng như thế nào đối với Trách nhiệm BTTH ngoài HĐ?
Câu III (4 điểm).
Ông A vừa mua được một con ngựa đua trông rất đẹp và khỏe. Nhưng tính
khí nó rất hung hăng và chưa thuần phục. Anh B (từng là nài ngựa giỏi và hiện là
người huấn luyện ngựa đua chuyên nghiệp) đến xin HĐ làm công cho ông A để
huấn luyện con ngựa nói trên. Ông A đã thông báo cho anh B biết về tính khí con
ngựa và cũng tỏ ý không tin anh B có thể huấn luyện được chú ngựa. Nhưng anh B
quả quyết mình thừa sức để làm việc đó. Được ông A đồng ý, anh B nhảy lên lưng
ngựa, bắt ngựa chạy thật nhanh rồi ghìm cương bắt nó dừng lại. Được 1 vòng thì
con ngựa hất anh B té. Nhưng anh B đã ngã đúng thế nên không sao. Lần thứ 2 anh
B lại nhảy lên lưng ngựa, một tay ghìm cương thật mạnh, một tay dùng roi quất
mạnh vào mông ngựa, hai chân thúc vào hông ngựa và la quát, dụng ý làm ngựa bị


đau và sợ để thuần phục. Nhưng do bị đánh đau khiến con ngựa lồng lên hất anh B
xuống sân cỏ và vùng chạy ra ngoài. Kết quả là anh B bị té gãy xương cẳng tay.
Con ngựa chạy bừa ra ngoài đạp anh C bị thương. Hãy xác định trách nhiệm của
ông A và anh B trong việc gây thiệt hại kể trên trong 2 trường hợp sau:
1) Anh B đã ký HĐ làm việc cho ông A.
2) Giữa các bên chưa thiết lập HĐ làm việc.

---------------------HẾT----------------------


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC


KHOA LUẬT DÂN SỰ

Năm: 2010

---------------------

Môn: Trách nhiệm dân sự ngoài Hợp đồng
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Đề số 03:

Câu I (4 điểm).
Nhận định đúng sai và giải thích:
1/ Trách nhiệm dân sự hỗn hợp là TN mà trong đó lỗi hoàn toàn thuộc về
người bị thiệt hại.
2/ Khi thiệt hại do nhiều người gây ra thì những người đó phải chịu trách
nhiệm liên đới bồi thường cho nừoơi bị thiệt hại.
3/ Pháp nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại do người
của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
4/ Một người gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại mà
mình gây ra.
Câu II (2 điểm).
Giải thích và nêu ý nghĩa của quy định tại khoản 2 điều 604 BLDS 2006.
Câu III (4 điểm). Bài tập tình huống:
Bài 1: Ông A bị bắt quả tang đang vận chuyển hàng trái phép qua biên giới
nên bị bộ đội biên phòng Đồn 1 huyện X đã ra lệnh bắt tạm giam giữ ông A. Qua
điều tra xác minh xác định được giá trị hàng hoá chưa đến mức phải truy cứu
TNHS. vì vậy lệnh tạm giam giữ hủy bỏ và xử lý hành chính về hành vi của ông A.
hỏi:
1. Ông A có quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại hay không?

2. Nếu có quyền yêu cầu đòi bồi thường thì ông sẽ được bồi thường những
khoản thiệt hại nào? Ai sẽ bồi thường cho ông A?


Bài 2: Công ty A giao nhiệm vụ cho anh B vận chuyển hai chuyến hàng với
tổng khối lượng là 16 tấn gạo. B tự ý chở toàn bộ số gạo trên thành 1 chuyến nên
đã làm sập cầu (tải trọng cầu là 10 tấn đã được cắm biển báo). Anh chị hãy chọn
một trong những phương án sau đây để xác định ai là người phải chịu TN Bồi
thường cho người bị thiệt hai do cầu bị sập và giải thích tại sao lại chọn phương án
đó:
1. Anh B.
2. Công ty A.
3. Anh B và Cty A cùng liên đới.
4. Anh B và Cty A chiu trách nhiệm riêng rẽ.
5. Một phương án khác.

---------------------HẾT----------------------


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

KHOA LUẬT DÂN SỰ

Năm: 2010

---------------------

Môn: Trách nhiệm dân sự ngoài Hợp đồng

Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Đề số 04:

Câu I (4 điểm).
Anh chị hãy trả lời Đúng/Sai và giải thích ngắn gọn (không quá 6 dòng) các
nhận định sau:
1/ Người có hành vi trái PL gây thiệt hại cho người khác thì trong mọi
trường hợp đều phải chịu trách nhiệm BT cho người bị thiệt hại
2/ Trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm
ngoại trừ yếu tố lỗi
3/ Trách nhiệm BTTH của cha mẹ đối với thiệt hại do con chưa thành niên
gây ra là trách nhiệm của ngừoi giám hộ đương nhiên
4/ Khi một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác thì hành vi
đó là trái PL
Câu II (2 điểm).
A cho B mượn xe Wave 100 phân khối để sử dụng dù biết rõ là B không có
bằng lái. Trong khi sử dụng thì B gây tai nạn làm thiệt hại cho C. Hỏi : A có phải
chịu trách nhiệm gì đối với khoản thiệt hại mà B gây cho C không? Vì sao?
Câu III (4 điểm).
Ông A thuê kỹ sư B khảo sát địa chất rồi thuê kiến trúc sư C vẽ thiết kế ngôi
nhà 4 tầng. Sau đó thuê nhà thầu D xây dựng theo đúng thiết kế. Ngôi nhà xây
xong, mới vừa bàn giao chưa dọn vào ở đã bị đổ sụp. Ngoài việc làm hỏng toàn bộ
các hạng mục của ngôi nhà, nhà sập còn làm hỏng nặng 1 ngôi nhà kế bên của anh
E. Anh E đòi ông A và nhà thầu liên đới bồi thường nhưng cả 2 đều không đồng ý.


Ông A nói: nhà sập do lỗi của ông D xây kém chất lượng. Ông D cho rằng: mình
đã bàn giao nhà cho ông A rồi nên ông A phải tự chịu trách nhiệm.
Cơ quan giám định chuyên môn xác định, đi đến kết luận rằng: tuy bản vẽ đúng

yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với kết luận của bên khảo sát nhưng kết luận của bên
khảo sát không chính xác về kết cấu địa chất nên bản vẽ chân móng yếu và việc thi
công có nhiều sai phạm. Nhà sập là do móng không đủ để chịu lực và chất lượng
thi công kém.
Căn cứ vào BLDS, anh chị hãy cho biết:
1. Lập luận của các bên ai đúng ai sai? Tại sao?
2. Ai phải bồi thường thiệt hại cho anh E? Giải thích vì sao và nêu cơ sở
pháp lý?

---------------------HẾT----------------------


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

KHOA LUẬT DÂN SỰ

Năm: 2010

---------------------

Môn: Trách nhiệm dân sự ngoài Hợp đồng
Thời gian làm bài: 75 phút
Được sử dụng tài liệu
Đề số 05:

Câu I (4 điểm).
Nhận định đúng sai và giải thích:
1/ Khi súc vật gây thiệt hại cho chủ thể khác thì chủ sở hữu súc vật phải bồi

thường.
2/ Chủ sở hữu đối với cây cối phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
3/ Người đủ 18 tuổi gây thiệt hại phải tự bồi thường bằng tài sản của mình.
4/ Mọi hành vi xâm phạm tới sức khỏe của cá nhân đều phải bồi thường tổn
thất về tinh thần.
Câu II (2 điểm).
Trình bày ý nghĩa pháp lý của việc quy định: Bồi thường thiệt hại do người
có thẩm quyền của cơ quan tố tụng gây ra.
Câu III (4 điểm).
A và B cùng đi ăn tiệc cưới anh C, trong tiệc cưới hai người phát sinh mâu
thuẫn dẫn đến xô sát, không kiềm chế được A đã tát vào mặt B. Được mọi người
can ngăn và kéo ra, sau đó anh A bỏ về nhà trọ, do tắm nước lạnh nên anh A bị
cảm chết lúc 20 giờ. Tiệc cưới xong lúc 22 giờ anh B ra về, nghĩ lại việc bị A tát
vào mặt mình trước đám đông, lại có sẵn men rượu nên B quyết định trả thù, về
nhà lấy dao phay đến phòng trọ của A, đạp cửa và lao tới chỗ A chém nhiều nhát,
làm A đứt lìa cổ, chân tay và nhiều vết chém khác. Mặc dù A đã chết trước đó
nhưng hành vi của B lại cấu thành tội giết người. Tại phiên tòa sơ thẩm tòa án áp
dụng D93 BLHS, tuyên B phạm tội giết người và phạt 10 năm tù giam. Về phần
dân sự chị M là vợ A đại diện gia đình yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại do tính


mạng bị xâm phạm theo qui định tại D610 BLDS bao gồm : 30tr đồng tiền mai
táng phí, 10tr đồng khâu thẩm mỹ xác anh A trước khi chôn, 30tr đồng tiền tổn thất
về tinh thần cà cấp dưỡng cho con của A mới 8 tuổi đến khi thành niên. B không
đồng ý tranh chấp xảy ra, theo anh chị giải quyết như thế nào?

---------------------HẾT----------------------




×