Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi và đáp án luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.53 KB, 6 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
BỘ MÔN KINH TẾ
ĐỀ THI HỌC KỲ - NĂM 2015
MÔN: PHÁP LUẬT KINH TẾ - ĐỀ SỐ 01
Lớp: CĐKT09 A + B
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
(Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (chọn câu trả lời đúng nhất) (6,0 điểm)
1. Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế:
A. Quan hệ mua bán giữa Cty TNHH A với Phân xưởng M của A
B. Quan hệ mua bán giữa Doanh nghiệp tư nhân C với Công ty Hợp danh M
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
2. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do chủ thể nào thành lập:
A. Ông Nguyễn (là chủ DNTN N))
B. Ông Brows (quốc tịch Pháp)
C. Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Bình
D. Cả A, B & C đều sai
3. Hội nghị chủ nợ được xem là hợp lệ khi:
A. Có trên ½ số chủ nợ không có bảo đảm dự hội nghị đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ không
có bảo đảm và có sự tham dự của người có nghĩa vụ (doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ)
B. Có ít nhất ½ số chủ nợ không có bảo đảm dự hội nghị đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ
không có bảo đảm và có sự tham dự của người có nghĩa vụ (doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ)
C. Có trên ½ số chủ nợ không có bảo đảm dự hội nghị đại diện cho ít nhất 2/3 tổng số nợ và có
sự tham dự của người có nghĩa vụ (doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ)
D. Có trên ½ số chủ nợ không có bảo đảm dự hội nghị đại diện cho trên 2/3 tổng số nợ không có
bảo đảm và có sự tham dự của người có nghĩa vụ (doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ).
4. Theo Luật phá sản, “thuế nhà nước” là:
A. Nợ không có bảo đảm
C. Nợ có bảo đảm một phần


B. Nợ có bảo đảm
D. Tất cả đều sai

5. Đối tượng phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD là:
A. Người được thuê lập hồ sơ
B. Người thành lập doanh nghiệp
C. Cả A & B đều sai
D. Cả A & B đều đúng
6. Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi:
A. Người ký vượt quá thẩm quyền
C. Người ký không đúng thẩm quyền

B. Điều khoản bảo hành vi phạm pháp luật
D. Cả ba trường hợp trên

7. Một hợp đồng được ký kết giữa M&N, trong đó không có thỏa thuận “các biện pháp bảo đảm
hợp đồng”. Khi M không thanh toán tiền cho N theo hợp đồng, đối với M, N trở thành:
A. Chủ nợ có bảo đảm
B. Chủ nợ không có bảo đảm
C. Chủ nợ có bảo đảm một phần
8. Hoài Nam là Công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu là công ty cổ phần Sơn Bình. Ông
Bình – Giám đốc Sơn Bình ra quyết định bổ nhiệm ông Tài – là phó giám đốc Sơn Bình– làm chủ
tịch Công ty Hoài Nam, thuê ông Phú làm Giám đốc. Người có quyền đại diện cho Hoài Nam ký
kết hợp đồng thương mại là:
A. Ông Tài
B. Ông Bình
C. Ông Phú


9. Vốn điều lệ của Công ty Phương Phương là 20 tỷ đồng, thành viên hoặc nhóm thành viên được

quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên khi số vốn điều lệ mà họ đại diện:
A. Trên 4 tỷ đồng
B. Từ 5 tỷ đồng trở lên
C. Trên 5 tỷ đồng
D. Từ 4 tỷ đồng trở lên
10. Người sở hữu loại chứng khoán nào sau đây thì trở thành cổ đông của công ty cổ phần:
A. Cổ phiếu phổ thông
B. Cổ phiếu ưu đãi
C. Trái phiếu
D. Cả A & B
11. Công ty TNHH X đã bị mở thủ tục phá sản (do các chủ nợ nộp đơn yêu cầu), danh sách chủ
nợ được lập có:
- 2 chủ nợ có bảo đảm với tổng số nợ là 6 tỷ đồng (tài sản bảo đảm trị giá 8 tỷ đồng)
- 16 chủ nợ có bảo đảm một phần với tổng số nợ là 17 tỷ đồng (tài sản bảo đảm trị giá 8 tỷ đồng)
- 16 chủ nợ không có bảo đảm với tổng số nợ là 21 tỷ đồng
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được coi là hợp lệ với điều kiện nào sau đây:
A. Có ít nhất 17 chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 20 tỷ đồng nợ không có bảo đảm trở
lên tham dự và có sự tham dự của đại diện công ty X.
B. Có ít nhất 9 chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 14 tỷ đồng nợ không có bảo đảm trở lên
tham dự và có sự tham dự của đại diện công ty X.
C. Có ít nhất 18 chủ nợ đại diện cho từ 24 tỷ đồng nợ trở lên tham dự và có sự tham dự của đại
diện công ty X.
D. Có ít nhất 16 chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 20 tỷ đồng nợ không có bảo đảm trở
lên tham dự và có sự tham dự của đại diện công ty X.
12. Theo Luật tư năm 2005, thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài tối đa là bao
nhiêu năm?
A. 40 năm
B. 50 năm
C. 60 năm
D. 70 năm

PHẦN II – BÀI TẬP: (4,0 đểm)
Dương, Thành, Trung và Hùng thành lập công ty TNHH Thái Bình với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
Dương là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Dương góp 800 triệu đồng bằng tiền
mặt (chiếm 16% vốn điều lệ của công ty); Thành là chủ doanh nghiệp tư nhân góp vốn bằng giấy nhận
nợ của công ty Thành Mỹ, với tổng số tiền là 1 tỷ 300 triệu đồng, được các bên nhất trí định giá là 1 tỷ
200 triệu đồng (chiếm 24% vốn điều lệ); Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được định giá là 1
tỷ 500 triệu đồng (chiếm 30% vốn điều lệ); Hùng góp 1 tỷ 500 triệu đồng bằng tiền mặt (chiếm 30%
vốn điều lệ), nhưng chỉ mới góp 500 triệu, 1 tỷ còn lại các thành viên thoả thuận khi nào công ty cần
và có yêu cầu bằng văn bản thì Hùng sẽ góp. Phần vốn góp của tất cả các thành viên được ghi rõ trong
điều lệ công ty.
Sau một năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Hội đồng thành viên tiến hành họp và
quyết định phân chia lợi nhuận cho các thành viên. Tuy nhiên các thành viên trong công ty không
thống nhất được với nhau về thể thức chia. Thành cho rằng do Hùng chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi
nhuận chỉ chia trên số thực góp của Hùng là 500 triệu. Hùng cho rằng, phần vốn góp của Thành thực tế
hiện nay công ty mới chỉ đòi được ½ của khoản nợ 1 tỷ 300 triệu, do vậy Thành chỉ được chia lợi
nhuận tương ứng với số vốn đã đòi được. Anh (chị) cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:
1. Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty TNHH Thái Bình được tiến hành họp lệ khi nào?
Quyết định sẽ được thông qua khi nào?
2. Tư cách các thành viên góp vốn của Dương và Thành có hợp pháp không? Vì sao?
3. Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của Thành có hợp pháp không? Vì sao?
4. Việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên công ty được giải quyết như thế nào?
GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Nguyễn Thanh Hải


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
BỘ MÔN KINH TẾ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ - NĂM 2015
MÔN: PHÁP LUẬT KINH TẾ - ĐỀ SỐ 01

Lớp: CĐKT09 A + B
Phần 1: Trắc nghiệm (6,0đ)
1B
4A
7B
10D
2B
5C
8C
11A
3A
6C
9C
12D
Phần 2: Bài tập (4,0đ)
1. Theo quy định tại điều 51 LDN 2005: Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty TNHH Thái
Bình được tiến hành họp lệ khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ
(3.750.000.000 đồng). Như vậy, trong tình huống này phải có Hùng, Trung và Thành tham dự họp
hoặc Hùng, Trung và Dương tham dự họp. (0.5)
Theo quy định tại điều 52 LDN 2005 Quyết định sẽ được thông qua bằng hai thức:
- Biểu quyết tại cuộc họp: Được số phiếu đại diện ít nhất 65% số vốn góp của các thành viên dự
họp chấp thuận. Riêng đối với các vấn đề quan trọng phải Được số phiếu đại diện ít nhất 75% số vốn
góp của các thành viên dự họp chấp thuận.
- Lấy ý kiến bằng văn bản: khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận.
(0.5)
2. Tư cách các thành viên góp vốn của Dương và Thành: hợp pháp (0.5)
Vì thỏa mãn điều 13 LDN 2005 (0.5)
3. Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của Thành: hợp pháp (0.5)
Vì thỏa mãn khoản 4 điều 4 LDN 2005 (0.5)
4. (1.0)Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 41 LDN 2005; Việc phân chia lợi nhuận cho các

thành viên công ty TNHH Thái Bình được giải quyết như sau: Tỷ lệ lợi nhuận mà mỗi thành viên công
ty được nhận là: 800.000.000/5.000.000.000 = 0.16
Dương
= 800.000.000 x 0.16
=
128 triệu
Thành
= 1 tỷ 200 triệu x 0.16
=
192 triệu
Trung
= 1 tỷ 500 triệu x 0.16
=
240 triệu
Hùng
= 1 tỷ 500 triệu x 0.16
=
240 triệu


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
BỘ MÔN KINH TẾ
ĐỀ THI HỌC KỲ - NĂM 2015
MÔN: PHÁP LUẬT KINH TẾ - ĐỀ SỐ 02
Lớp: CĐKT09 A + B
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
(Sinh viên được sử dụng tài liệu khi làm bài)
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (chọn câu trả lời đúng nhất) (6,0 điểm)
1. Quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế:
A. Quan hệ mua bán giữa Cty TNHH A với Phân xưởng M của A

B. Quan hệ mua bán giữa Doanh nghiệp tư nhân C với Công ty Hợp danh M
C. Quan hệ mua bán hàng hóa giữa chi nhánh 1 và chi nhánh 2 thuộc Tổng công ty may
D. Cả A, B, C đều đúng
2. Đối tượng nào sau đây có quyền đầu tư vốn thành lập công ty hợp danh:
A. Ông D (là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh B)
B. Cty TNHH Phương Nam
C. Bà L (nhân viên hợp đồng của UBND tỉnh Y)
D. Không đối tượng nào được phép
3. Ông Trần là bác sĩ - giảng viên hợp đồng của trường ĐH Y dược, ông Trần có thể đầu tư theo
hình thức nào dưới đây:
A. Là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh kinh doanh dược phẩm
B. Là thành viên góp vốn trong công ty hợp danh bất kỳ
C. Là thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
D. Tất cả các hình thức trên
4. Điều khoản “đối tượng” trong hợp đồng là loại điều khoản:
A. Điều khoản đương nhiên
B. Điều khoản tuỳ nghi

C. Điều khoản chủ yếu

5. Đối tượng được quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông là:
A. Cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức.
B. Cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết.
C. Cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi hoàn lại.
D. Tất cả các cổ đông.
6. Theo Luật phá sản, “thuế nhà nước” là:
A. Nợ có bảo đảm
C. Nợ có bảo đảm một phần

B. Nợ không có bảo đảm

D. Tất cả đều sai

7. Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần do cơ quan nào sau đây bầu ra:
A. Hội đồng thành viên
B. Đại hội đồng cổ đông
C. Giám đốc (Tổng giám đốc)
D. Hội đồng quản trị
8. Hợp tác xã Bình Lợi có trụ sở tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Bình Lợi bị chủ nợ là
Công ty TNHH Phương Toàn (trụ sở tại thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang) nộp đơn yêu cầu
giải quyết tuyên bố phá sản. Cơ quan có quyền giải quyết là:
A. Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên
B. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh An Giang
C. Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho
D. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang


9. Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài chính của doanh
nghiệp:
A. Chủ DNTN
B. Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh
C. Cổ đông sáng lập của công ty cổ phần
D. Cả A & B
10. Người sở hữu loại chứng khoán nào sau đây thì không trở thành cổ đông của công ty cổ
phần:
A. Cổ phiếu phổ thông
B. Cổ phiếu ưu đãi C. Trái phiếu
D. Cả A & B
11. Công ty Cổ phần Y đã bị mở thủ tục phá sản (do các chủ nợ nộp đơn yêu cầu), danh sách chủ
nợ được lập có:
- 6 chủ nợ có bảo đảm với tổng số nợ là 10 tỷ đồng (tài sản bảo đảm trị giá 12 tỷ đồng)

- 19 chủ nợ có bảo đảm một phần với tổng số nợ là 35 tỷ đồng (tài sản bảo đảm trị giá 17 tỷ
đồng)
- 35 chủ nợ không có bảo đảm với tổng số nợ là 27 tỷ đồng
Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất được coi là hợp lệ với điều kiện nào sau đây:
A. Có ít nhất 27 chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 30 tỷ đồng nợ không có bảo đảm trở
lên tham dự và có sự tham dự của đại diện công ty Y.
B. Có ít nhất 27 chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 52 tỷ đồng nợ không có bảo đảm trở
lên tham dự và có sự tham dự của đại diện công ty Y.
C. Có ít nhất 28 chủ nợ đại diện cho từ 52 tỷ đồng nợ trở lên tham dự và có sự tham dự của đại
diện công ty Y.
D. Có ít nhất 28 chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 30 tỷ đồng nợ không có bảo đảm trở
lên tham dự và có sự tham dự của đại diện công ty Y.
12. Hãy điền vào chỗ chấm: ………………..là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
A. Khu công nghiệp
B. Khu công nghệ cao
C. Khu chế xuất
D. Khu kinh tế
PHẦN II – BÀI TẬP: (4,0 đểm)
Quyết, Tâm, Sang và Giàu thành lập “công ty TNHH Quyết Tâm Sang Giàu” với vốn điều lệ là 3
tỷ đồng. Quyết là nhân viên hợp đồng của Sở Tư pháp tỉnh Bình Định góp 800.000.000 đồng, dưới
hình thức giá trị quyền sử dụng đất (mảnh đất này Quyết được hưởng thừa kế và đã có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mang tên Quyết); Tâm là chủ doanh nghiệp tư nhân C góp 600.000.000 đồng,
dưới hình thức xe ô tô đăng ký tên Tâm và Tâm đang sử dụng; Sang là thành viên của công ty hợp
danh D góp 1 tỷ 200 triệu đồng bằng tiền mặt, nhưng mới chỉ góp 500 triệu đồng, 700 triệu đồng còn
lại các thành viên thoả thuận khi nào công ty cần và có yêu cầu bằng văn bản thì Sang sẽ góp và Giàu
góp 400.000.000 đồng bằng tiền mặt. Phần vốn góp của tất cả các thành viên được ghi rõ trong điều lệ
công ty.
Sau một năm hoạt động, công ty có lãi ròng 600 triệu. Hội đồng thành viên tiến hành họp và

quyết định phân chia lợi nhuận cho các thành viên. Tuy nhiên các thành viên trong công ty không
thống nhất được với nhau về thể thức chia. Tâm và Giàu cho rằng do Sang chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ
lợi nhuận chỉ chia trên số thực góp của Sang là 500 triệu. Yêu cầu: Anh/ chị cho biết ý kiến của mình
về những vấn đề sau:
1. Thủ tục chuyển quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các thành viên Quyết,
Tâm, Sang, Giàu sang công ty TNHH Quyết tâm sang giàu theo quy định trong Luật doanh nghiệp
2005?
2. Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty TNHH quyết tâm sang giàu được tiến hành họp lệ
khi nào? Quyết định sẽ được thông qua khi nào?
3. Tư cách các thành viên góp vốn của Tâm, Sang và Giàu.
4. Việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên công ty được giải quyết như thế nào?.
GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Nguyễn Thanh Hải


TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
BỘ MÔN KINH TẾ
ĐỀ THI HỌC KỲ - NĂM 2015
MÔN: PHÁP LUẬT KINH TẾ - ĐỀ SỐ 02
Lớp: CĐKT09 A + B
Phần 1: Trắc nghiệm (6,0đ)
1B
4C
7D
10C
2C
5B
8A
11D

3D
6B
9D
12C
Phần 2: Bài tập (4,0đ)
1. Theo quy định tại khoản 1 điều 29 LDN 2005, Thủ tục chuyển quyền sử dụng hoặc quyền sở
hữu tài sản góp vốn từ các thành viên Quyết, Tâm, Sang, Giàu sang công ty TNHH Quyết tâm sang
giàu được quy định như sau:
- Đối với giá trị quyền sử dụng đất mà Quyết góp vào công ty thì Quyết phải làm thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất cho công ty TNHH Quyết tâm sang giàu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(0.5)
- Đối với tài sản là chiếc xe ô tô mà Tâm góp vào công ty thì Tâm phải làm thủ tục chuyển quyền
sở hữu chiếc xe ô tô đó cho công ty TNHH Quyết tâm sang giàu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(0.5)
2. Theo quy định tại điều 51 LDN 2005: Cuộc họp Hội đồng thành viên của công ty TNHH
Quyết Tâm Sang Giàu được tiến hành họp lệ khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều
lệ (2.250.000.000 đồng). Như vậy, trong tình huống này phải có Sang, Tâm và Quyết tham dự họp
hoặc Sang, Giàu và Quyết tham dự họp. (0.5)
Theo quy định tại điều 52 LDN 2005 Quyết định sẽ được thông qua bằng hai thức:
- Biểu quyết tại cuộc họp: Được số phiếu đại diện ít nhất 65% số vốn góp của các thành viên dự
họp chấp thuận. Riêng đối với các vấn đề quan trọng phải Được số phiếu đại diện ít nhất 75% số vốn
góp của các thành viên dự họp chấp thuận.
- Lấy ý kiến bằng văn bản: khi được số thành viên đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ chấp thuận.
(0.5)
3. Tư cách các thành viên góp vốn của Tâm, Sang và Giàu: hợp pháp (0.5)
Vì thỏa mãn điều 13 LDN 2005 (0.5)
4. (1.0)Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 41 LDN 2005; Việc phân chia lợi nhuận cho các
thành viên công ty TNHH Quyết Tâm Sang Giàu được giải quyết như sau: Tỷ lệ lợi nhuận mà mỗi
thành viên công ty được nhận là: 600.000.000/3.000.000.000 = 0.2
Quyết
= 800.000.000 x 0.2

=
160 triệu
Tâm
= 600.000.000 x 0.2
=
120 triệu
Sang
= 1 tỷ 200 triệu x 0.2
=
240 triệu
Giàu
= 400.000.000 x 0.2
=
80 triệu



×